Nam Dao giới thiệu:

·        Trung Tâm Minh Triết (nguồn BVN/ 01/2018)

·        Tôn vinh dịch giả Minh Triết phương Tây của Bertrand Russell (nguồn  NamdaoNMHung FB/01/2018)

·        Vài lời của dịch giả (nguồn  NamdaoNMHung FB/01/2018)

 

 

Trung tâm Minh triết lên mười (2007-2017)

Nguyễn Khắc Mai

 

Trung tâm Minh triết từ khi thành lập đến nay là tṛn 10 năm. Lên mười là một chặng đường quan trọng nó khẳng định sự tồn tại đă trải thời gian tính đủ một  “thập can”. Lên mười, nó đă trải 10 lần cái quy tŕnh xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm(*), đông tàng, một quy tŕnh làm lụng thu thập, tàng chứa, như văn minh nông nghiệp chỉ rơ. Lên mười, Trung tâm đă liên tục cố gắng với nhiều hoạt động đa dạng của ḿnh. Báo cáo này sẽ không theo lối biên niên, liệt kê thành tích, hoạt động trong mười năm qua mà sẽ tŕnh bày bốn vấn đề được coi như hiệu ứng xă hội mà Trung tâm đă đóng góp. Trước khi đi vào chi tiết, chúng tôi xin trích lại đây phần đầu của Báo cáo đă tŕnh bày tại Hội nghị ở Liên hiệp Hội bàn về Phương hướng thành lập và Hoạt động của Trung tâm Minh triết vào năm 2007.

 

I. Ư tưởng t́m học Minh triết

 

Cách đây đă hơn 20 năm, trong mấy bài viết: “Ngàn năm Viên Chiếu một ánh Thiền” (Văn nghệ, Tạp chí Nghiên cứu Phật học), “Tư tưởng ḥa b́nh của Nguyễn Trăi” (Giác ngộ), tôi ngày càng càng chú ư tới những tư tưởng rất cô đọng của tiền nhân và nghiệm thấy đó là những chân lư có tính phổ quát. Như trong Tham đồ hiển quyết có một mệnh đề: “Người dột (lậu nhân) th́ (ḿnh) biết trú đâu”, đó là triết lư nền tảng về nhân quyền. Hay như câu của Nguyễn Trăi bàn về nhạc: “…Làm sao cho trong thôn cùng, xóm vắng không c̣n lời hờn giận, oán sầu”, Nguyễn Trăi nói ư tưởng về nhạc, mà cũng là lư tưởng về một cuộc sống hài ḥa với ḿnh, với xă hội và với thiên nhiên. Khi nghiên cứu những bài học của Đông Kinh Nghĩa Thục, cái ư nghĩ rằng xă hội chưa áp đặt lên năo trạng của nhà cầm quyền đương đại cái hồn mạch của Chân-Thiện-Mỹ, để những minh triết của ông cha, được tiếp nhận nghiêm túc, chân thành, khiến một triết lư của Đông Kinh Nghĩa Thục:

 

Á Âu chung lại một ḷ,

Đúc nên nhân cách mới cho là người.

 

chỉ như là một tiếng trống thoảng ngoài tai!

 

Nhiều lần tôi từng nghĩ cái trọng lực Việt Nam không rơi đúng chân đế, thành ra “chân xiêu, chân vẹo”, như thể người mắc chứng tâm thần đi, đứng vậy. Khi thiên hạ nhấn vào bản sắc văn hóa Việt như ẩm thực, tà áo dài và vô vàn thứ khác nữa, mà không cùng nhau đi t́m cái “bản lai diện mục” của ḿnh trong cái cốt tủy chiều sâu hơn như là chuỗi gen Việt, chúng ta chỉ phác họa đươc cái diện mạo, cái profil bên ngoài.

Hay như khi nh́n vào cái thiết chế chính trị xă hội của ta hôm nay, tôi thường có ba điều băn khoăn, trăn trở.

 

Một là cái tư tưởng “Vô vi cư điện các”. Đây là tư tưởng lớn, một thách đố lớn của [không chỉ](**) hôm nay, mà c̣n của cả ngàn năm tới. Tư tưởng ấy xuất hiện khi quốc gia Đại Cồ Việt ra đời với một ư chí Đại Hành. Con cháu trong cả ngàn năm đă thi hành cái đạo vô vi ấy thế nào và vi phạm như thế nào. Cái vô vi hiện đại phải là ǵ? Phải chăng chúng ta đang bất chấp cái “vô vi” để đối xử với con người, với dân và với xă hội.

 

Hai là trong cái thể chế hiện nay của chúng ta, có thật thấm đượm tinh thần Thiền học ‘’thân dân của đời Trần”. Bậc nhân chủ (ngày nay là người cầm quyền được bầu cử dân chủ) phải lấy ḷng của thiên hạ làm ḷng của ḿnh, lấy ư của thiên hạ làm ư của ḿnh”. Cách nào để không được đem cái ư riêng của một nhóm áp đặt vào cộng đồng, vào xă hội?

 

Ba là tư duy của Ngô Th́ Sĩ đă được Phan Huy Chú tâm đắc dẫn lại (trong Lịch triều hiến chương loại chí): “Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời, không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa ḷng người”. Nhớ lại khi đọc bài của tôi trên Tuổi trẻ, Ivo Vasiljev (Tiệp Khắc) nhân sang dự 100 năm sinh nhật Hồ Chí Minh, hỏi: “Đạo thánh hiền th́ tôi hiểu, c̣n đạo đời thường nghĩa là ǵ?”. Tôi bảo “Người nông dân cần có ruộng cày phải trả lại ruộng cho nông dân, người thợ thủ công cần xưởng thợ phải trả xưởng cho họ, nhà buôn cần cửa hàng, nhà trí thức cần tự do tư tưởng… Phải xử lư những vấn đề ấy theo đạo Đời thường”. Ivo gật gật bảo “Tôi hiểu, tôi hiểu!”.

 

Câu hỏi khôn nguôi của tôi là: Tại sao trong xă hội ta hiện nay, người ta thích làm trái khoáy? Tôi nghĩ rằng cái “lũ làng” Á Đông, đồng văn với ta theo “Bắc đạo”, như Nhật, Hàn, Hồng Kông, Đài Loan, chúng đi vào hiện đại không trái khoáy như ta. Cả cái bọn đồng chủng “Nam Đạo” như Malaysia cũng khá thuận chiều, không bị găy khúc như ta. Phải chăng có một Đạo (quy luật) của các dân tộc châu Á khi đi lên hiện đại là phải tổng hợp và tích hợp cho đặng cái Văn hóa Á Âu trong cái ḷ hiện đại ấy, mà đúc nên cái nhân cách hiện đại của ḿnh. Có ai dám bảo Ta đă làm xong cái đúc kết ấy, cả nhóm “Quốc” chưa làm xong, mà cả nhóm “Cộng” cũng chưa làm được. Có phải đây là cái gánh mà lũ “thất phu” phải “hữu trách” chăng? Rồi chúng tôi nhớ tới một cái “chức”, một cái phận mà Tao Đàn thời Lê Thánh Tông đặt ra là chức Sái phu. “Sái” là quét dọn, hầu hạ, “phu” là người đàn ông lớn tuổi, là phu phen, (như sĩ phu). Chúng tôi tự nguyện làm những sái phu để hầu hạ điếu đóm, liên lạc giúp các bậc thức giả trong một công cuộc chỉ có thể là công quả của một tập thể mới nên, như công việc nghiên cứu và truyền bá Minh triết Việt này.

 

C̣n có vô vàn lư do khác nữa, đều đúng đắn, chí lư, chí t́nh để t́m tới công chuyện nghiên cứu Minh triết Việt. Chúng tôi nghiệm thấy rằng triết lư hoặc triết học của Việt Nam không dày như của thiên hạ. Nhưng một dân tộc lập quốc cả ngàn năm, đang đi vào hiện đại, chắc chắn nền minh triết là sâu thẳm. Bởi không có tủy làm sao có hệ thần kinh cao cấp, để duy tŕ làm cho con người là con người. Việt Nam là một quốc gia-dân tộc Á Đông, Đông phương. Việt Nam và Đông phương không triển khai tư tưởng theo hướng từ Sophia đến duy lư, mà trước sau, phổ biến đều khẳng định hướng minh triết. Có phải v́ thế mà nhà Đạo học Cao Xuân Huy sáng tạo ra thuât ngữ Chủ toàn và Chủ biệt để nói lên cái đặc biệt ấy?

 

Tôi có điều ngờ rằng, một thời gian dài, những trí thức duy vật khuynh tả của chúng ta đă làm chủ dư luận, ban đầu th́ chịu ảnh hưởng của khuyng hướng choáng ngợp trước văn minh Phương Tây và về sau th́ bị một triết thuyết duy lư hớp hồn, khiến đă quay ra gieo rắc một thái độ coi thường Minh triết Việt, như thể là một cụ già, quê mùa lẩm cẩm…

 

Báo cáo ấy c̣n nêu vấn đề: “Minh triết từ thuật ngữ đến khái niệm. Thử bàn nội hàm Minh triết Việt và đề xuất góp vào nghiên cứu minh triết”, với hai nhận định.

 

1) Tại sao khi bắt đầu Thời kỳ Độc lập, quy tụ các sứ quân thành quốc gia, nước được đặt tên vừa Đại, vừa Cồ; vua được tôn hiệu là Đại Hành. Chủ thuyết trị nước là “Vô vi cư điện các”. Cái nước Việt phải “lớn”, phải “đại hành”. Qua cả ngàn năm, cái minh triết ấy vẫn c̣n giá trị. Ư nguyện và năng lực Cồ, ngày nay lại càng bức bách, để đua tranh để tồn tại, để phát triển trong thế toàn cầu hóa, mà xu thế “chư hầu hóa” vẫn c̣n diễn ra. Lũ con cháu hiện đại đă không hành xử “đại hành”, mà nhỏ nhen, đă không vô vi cho thuận ḷng người, thuận quy luật, thuận thời thế, nên đă dẫn đến ly tán, bất an.

 

2) Có một quy luật đă được nhận ra là, một Dân tộc chậm tiến, muốn phát triển lên trong thời hiện đại phải thực hiện cho bằng được một quá tŕnh mà chúng tôi xin gọi là “Trạng thái văn hóa Phục hưng”. Các dân tộc đi sau không thể lặp lại “Thời Phục hưng”, nhưng phải thưc hiện cho bằng được trạng thái văn hóa phục hưng. Có ba quá tŕnh đồng thời: a/ Tổng kết các giá trị văn hiến cổ truyền của Tổ tiên để tiếp nhận; b/ Thâu thái văn hóa, văn minh nhân loại; c/ Tích hợp vào Dân tộc để có tố chất và năng lực hiện đại. V́ thế cái cảm quan của Đông Kinh Nghĩa Thục “Á Âu chung lại một ḷ / Đúc nên tư cách mới cho rằng người” thật là minh triết. Thiên hạ, nhiều dân tộc đă thực hiện được cả ba quá tŕnh đó trong thế kỷ XX. Chúng ta phải nỗ lực làm trong mấy chục năm đầu của thế kỷ XXI này.

 

Trong Văn minh tân học sách có một khẩu hiệu: “Chỉ phải đi nhanh lên mà thôi!”. Đó là sự sống gấp của các bậc trí giả đương đại. Chúng tôi nhắc lại mấy ư tưởng lúc mới khởi xướng Minh triết để thấy rằng niềm vui lên mười thật đáng giá.

 

II. Bốn hiệu ứng, Trung tâm Minh triết đă góp phần:

 

A. Phạm trù minh triết đă có ngôi vị

 

Ngày nay phạm trù minh triết đă được sử dụng trong phổ ư nghĩa rất phong phú đa dạng. Thuật ngữ minh triết đă được sử dụng nhiều trên sách báo. Từ cái nghĩa chỉ một phẩm trí tuệ cao, cho đến nghĩa của một nhân cách đạo đức của con người, minh triết c̣n được nhận thức như một phạm trù của triết học. Minh triết Đông phương, minh triết Tây phương (Tác phẩm triết học của Bertrand Russel), minh triết ứng dụng, kinh tế minh triết… Khi đề cập đến những phẩm chất triết mỹ trong một lĩnh vực nào đấy đă thấy xuất hiện khái niệm minh triết. Như Thiền minh triết Trần Nhân Tông, hoặc Minh triết ẩm thực Việt. C̣n nhớ cách đây không lâu, nhiều nhà trí thức c̣n chất vấn minh triết là cái quái ǵ, hoặc sao không dịch hai tiếng wisdom và sagesse là thông tuệ v.v. Có một trí thức ở nước ngoài về bảo nói minh triết, tôi không hiểu, nhưng nói sagesse th́ tôi biết ngay!

 

Trung tâm Minh triết góp vào hiệu ứng ấy bằng một số hoạt động có ư nghĩa học thuật. Trung tâm đă mời gọi nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở Hà nội, Huế, Tp Hồ Chí Minh. Đă xuất bản hai đầu sách tập hợp những bài nghiên cứu của nhiều tác giả về lĩnh vực này.

 

B. Đưa việc nghiên cứu những giá trị minh triết của tiền nhân vào chiều sâu

 

Trung tâm coi việc nghiên cứu và truyền bá những giá trị minh triết của tiền nhân là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản.

 

1. Nâng cao giá trị Kê minh thập sách, một giá trị văn hóa lớn về 10 chính sách trị nước an dân của Bà Bích Châu, một vị nhân thần, ngày nay đang được thờ ở Kỳ Anh Hà Tĩnh. Trung tâm đă vận động dựng bia Kê Minh ở Đền; đă tổ chức nhiều hội thảo để nghiên cứu, vinh danh Bà tại Hà Nội và Hà tĩnh; đă phối hợp với NXB Phụ nữ phát hành sách Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu và ngôi đền thiêng bên cửa biển. Hoạt động này của Trung tâm góp phần quảng bá một giá trị văn hóa rất giàu tính nhân văn và tinh thần thân dân của tổ tiên. Hơn nữa đă giúp vào việc đề cao một cơ sở tâm linh và văn hóa địa phương. Nhiều nhà nghiên cứu coi Kê minh thập sách như một áng “hùng văn”. Lịch sử văn học đă từng có Chiếu dời đô, thơ Nam quốc, Hịch tướng sĩ, Cáo b́nh Ngô, Sớ thất trảm, nay có thêm Sách Kê minh. Chiếu thơ hịch cáo, sớ, sách, một hệ thống những giá trị minh triết giữ nước và dựng nước!

 

2. Trung tâm có sang kiến khởi xướng và liên tục thực hiện nghiên cứu và truyền bá những giá trị của Đông Kinh Nghĩa Thục. Càng đi sâu càng thấy giá trị to lớn và rất cập nhật của một chiến lược cứu nước của tiền nhân hơn 100 năm. Kỷ niệm [Đông Kinh Nghĩa Thục] 100 năm, rồi 105, rồi 110 năm (1907-2017). Đây là vấn đề lớn ở tầm quốc gia, mà chúng ta phải tiếp tục cổ vũ nghiên cứu học hỏi.

 

3. Tổ chức nghiên cứu và kỷ niệm đối với triết gia Lương Kim Định. Nhà triết học Trần văn Đoàn đánh giá ông có một cái đầu cao hơn hẳn về triết học cũng như tinh thần dân tộc. Ông xứng đáng được tôn vinh như người tiên phong mở đầu nghiên cứu Minh triết Việt, người đặt nền móng cho việc nghiên cứu t́m ṭi khám phá lâu đài Minh triết Việt.

 

4. Tổ chức nghiên cứu nhiều hoạt động văn hóa có ư nghĩa và được dư luận hoan nghênh.

- Đưa tư tưởng “Biển Đông” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

 

Biển Đông vạn dặm giang tay giữ,

Đất Việt muôn năm vững trị b́nh.

 

vào phổ thang giá trị minh triết về một tư tưởng địa chiến lược rất thời sự của Việt Nam hôm nay. Trên cơ sở đó h́nh thành Chương tŕnh Minh triết làm chủ Biển Đông với nhiều hoạt động. Tổ chức Tôn vinh những tác giả có công tŕnh xuất bản về chủ quyền biển đảo của VN. Mở đầu việc nghiên cứu và kỷ niệm cuộc chiến vinh danh chiến sĩ Hải quân VNCH trong trận bảo vệ Hoàng Sa trước cuộc xâm lược của Trung Quốc. Nghiên cứu và vinh danh chiến sĩ Gạc Ma. Trao phù điêu ghi lời của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho Cảnh sát Biển trong chiến dịch chống Giàn khoan HD981 của Trung Hoa gây hấn và cho nhiều ngư dân cũng như các nhà khoa học có hành động tiêu biểu về biển đảo.

 

- Tổ chức nhiều sinh hoạt học thuật nghiên cứu và t́m học về cổ văn hóa, cội nguồn văn hóa Việt, cội nguồn Kinh Dịch, về chữ Việt cổ…

 

- Tổ chức biên tập và xuất bản Nhà Triệu - mấy vấn đề lịch sử, được dư luận xă hội và giới học thuật hoan nghênh. Đă góp phần phê phán và đính chính những ngộ nhận về Kỷ Nhà Triệu cũng như vai tṛ Triệu Vũ đế trong lịch sử Việt Nam.

 

- Tổ chức nghiên cứu đề tài văn hóa trong Dự thảo Hiến pháp. Đây là một công tŕnh đáng để giới học thuật tham khảo, sẽ biên tập để cho xuất bản.

 

5. Tổ chức trang mạng Thôn Minh triết (http://thonminhtriet.com) làm nhiệm vụ thông tin và liên lạc học thuật. Thôn Minh triết cần được cũng cố nâng cao đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Chúng tôi dùng chữ cũ kỹ, cổ kính, như trong Thôn có giáp Văn bàn tư tưởng, triết học; có giáp Chính bàn vấn đề Đạo trị nước cổ truyền liên hệ đến hiện đại; có giáp Kinh bàn về những tư tưởng kinh tế của tiền nhân, nhất là những giá trị vẫn c̣n kim nhật kim th́; Có Thôn dân giới thiệu những hành vi minh triết trong xă hội. Tuy nhiên do nhiều yếu kém và hạn chế, nên ư tưởng ấy chưa được thực hiện có kết quả mong ước.

 

C. Đoàn kết, tập hợp cộng tác viên, củng cố và phát triển Trung tâm

 

Trong mười năm qua, Trung tâm đă có những hoạt động có kết quả đáng mừng, điều quan trọng nhất là nhờ Trung tâm đă đoàn kết và tập hợp đông đảo cộng tác viên, những người hợp tác và giúp đỡ một cách thiện nguyện với Trung tâm, vừa cả trí lực, tâm lực và cả tài lực. Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm tạ sự đóng góp nhiều cho Trung tâm của PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh, PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, KS tin học Ngô Sĩ Thuyết, bà Phạm Thị Loan Tập đoàn Việt Á. Chúng tôi cũng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Trung tâm Lư học Đông phương, Viện SENA, Viện VIDS, Trung tâm Khoa học Tư duy. Chúng tôi bày tỏ ḷng tri ân tới Đoàn Chủ tịch UBTW Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

 

Nhân dịp này Trung tâm quyết định tôn vinh 04 tác giả và dịch giả những công tŕnh có ư nghĩa tiêu biểu về Minh triết:

 

- PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng với Công tŕnh Công nghệ nuôi biển.

- Nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy với cụm tác phẩm về Văn hóa Cổ Việt.

- Dịch giả Nguyễn Mạnh Hùng với công tŕnh Minh triết Phương Tây, tác phẩm triết học của Bertrand Russel.

- Nhà nghiên cứu Bùi Hữu Giao với tác phẩm Hành trang đời người (đă phát hành 49.000 bản trong mấy năm vừa qua.

 

Hoan hô và cảm tạ những người bạn đồng hành cùng Minh triết!

 

III. Những nhiệm vụ trước mắt

 

Vào năm 2018, và những năm tiếp theo, Trung tâm sẽ tập trung vào ba chủ đề như đă tŕnh bày:

- Tiếp tục nghiên cứu học hỏi và truyền bá giá trị Minh triết Đạo trị nước Việt Nam;

- Phối hợp với Trung tâm Khoa học Tư duy nghiên cứu có bài bản về Tư duy Minh triết;

- Nghiên cứu và thông tin về Kinh tế Minh triết;

- Tiến hành tổ chức nghiên cứu Văn hóa Cổ Việt;

-Nâng cao chất lượng của trang http://thonminhtriet.com;

- Kiếm t́m những giải pháp tích cực củng cố và nâng cao chât lượng và hieụ quả hoat động của Trung tâm.

 

N.K.M.

__________

(*) BBT BVN xin sử dụng từ “thu liễm” thay v́ “thu thập”.

(**) Trong quá tŕnh biên tập chính tả, BBT BVN bổ sung cụm từ “không chỉ”.

Tác giả gửi BVN.

_________________________________

Aucun texte alternatif disponible.

 

 

 

 

Nam Dao NM Hung

· 1 Janvier, 22:25 ·

 

Minh Triết phương Tây

Trân trọng cảm tạ bạn bè đă chia sẻ món quà đầu năm mà Trung Tâm Nghiên cứu văn hoá Minh Triết đă trao cho tôi. Một số bạn yêu cầu tôi nói thêm về công việc dịch Minh Triết phương Tây, và một số hỏi tôi đă làm những ǵ ngoài nghiệp vụ chuyên môn. Tôi không thể phụ ḷng bạn...

 

·       Đôi lời về công việc dịch Minh Triết phương Tây

 

Sách Wisdom of the West, xin chuyển ngữ là Minh Triết phương Tây, là một trước tác của Bertrand Russell. Ông xuất thân là một nhà toán học kiệt xuất, một triết gia cận đại sáng chói, và một nhà văn đă từng đoạt giải Nobel. Viết năm 1959, trước tác này lược lại tổng thể nền văn hóa Tây phương từ thời cổ đại 5,6 trăm năm trước Công Nguyên cho đến thế kỷ 20. Công tŕnh của ông giải dài trên hai ngàn năm trăm năm, đặt trọng tâm trên tư tưởng và triết học. Khởi đi từ thời Cổ Hy Lạp, ông đă soi sáng những phát huy thời Ki-tô, rồi các trường phái Duy Nghiệm, Khai Minh, Lăng Mạn, Duy Lợi... trong Thế kỷ Ánh sáng cho đến nền tảng của Triết học đương đại. Nhũng khai triển nói trên không phải trên trời rơi xuống mà là những sản phẩm của con người đă sống và tư duy trong những thời đại của ḿnh. Công tŕnh giải mă, xếp đặt, phê phán và tổng hợp hệ thống tư duy này đ̣i hỏi một sự hiểu biết rộng và sâu về lịch sử và xă hội Âu châu trên hai bờ Đông và Tây của Địa Trung hải.

Trong việc chuyển ngữ Minh Triết phương Tây, tôi tự ép ḿnh trong một số tiêu chuẩn, nhằm tránh ‘’dịch là phản’’, như chúng ta thường nghe. Về nội dung, tôi cố gắng theo thật sát văn bản để sác xuất phản nội dung nằm ở mức tối thiểu.

Chuyến về nước lần cuối cách đây dăm năm, tôi có duyên may gặp một số bạn bè dịch giả, và nhất là những bạn trẻ hiếu học trong một xă hội cứ ra đầu ngơ là gặp tiến sĩ mà học vị kèm theo chức danh li ti trên những tấm thiệp nhỏ bằng 1/8 bàn tay. Có bạn trẻ bảo, muốn nhưng không biết sách nào hay. Có bạn thở dài, dẫu biết có, nhưng lại bằng tiếng nước ngoài, đọc khổ lắm. Giảng dạy trong ngành Kinh Tế trên dưới 35 năm trong nhiều Đại học ở Canada, Pháp, Mỹ , Úc..., quán tính khiến tôi lăm le dịch ‘Lư thuyết tổng quát...’ của J.M.Keynes, nhưng hỏi th́ đă có người dịch rồi. Vả lại, tôi hỏi các bạn trẻ cần ǵ. Bạn nói, tụi em cần...biết thế giới này đi về đâu? Trong đầu tôi nghĩ đến tiểu thuyết 1984 của G.Orwell, nhưng dự cảm đầy khó khăn để tác phẩm này có cơ duyên ra mắt bạn đọc. Cuối cùng, tác phẩm này cũng đă được dịch nhưng chỉ phát hành giới hạn.

 

Thế giới này đi về đâu? Đây là một câu hỏi chỉ có đáp án khi chúng ta, và gần 8 tỉ người chúng ta trên trái đất đă bắt đầu quá tải này, biết và muốn nó đi về đâu. Cái biết này phải dựa trên một sự đồng thuận của những cá nhân có ư thức. Ư thức cá nhân chỉ vững vàng khi được xây dựng trên nền tảng minh triết. Tất cả có thể lại khởi đi từ, và kết cục ở, sự phục hồi đạo lư xă hội mà mầm mống đă có, hoặc đang thành h́nh, và hẳn sẽ uốn nắn tương lai của trái đất này.

Chuyển ngữ cuốn sách Minh Triết phương Tây này, tôi hy vọng cung ứng một nguồn tri thức cần thiết để h́nh thành ư thức cá nhân nhằm đặt cơ sở cho công cuộc phục hồi đạo lư xă hội. Qua công tŕnh của Bertrand Russell, ư thức này đến từ cảm năng và đặc biệt là trí năng. Chính tinh thần duy lư làm đ̣n bẩy cho khoa học mà những thành tựu thật đă thay đổi bộ mặt thế giới. Nhưng ngoài phương Tây, nhân loại c̣n có một nền Minh Triết phương Đông xuất xứ từ Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ... Và tôi mong mỏi sau này, qua tiếng Việt, những học giả cao minh mang phổ biến hầu soi rọi những khác biệt Đông-Tây một cách cơ bản.

Phần tôi, nghĩ lại công việc ḿnh, quả tôi thật đă làm một việc quá sức. Dịch Triết dưới khía cạnh lịch sử tư tưởng nhưng tôi không là triết gia được đào tạo bài bản mà chỉ có kiến thức chuyên ngành trong một bộ môn khoa học nhân văn. Dĩ nhiên, sai sót như thế hẳn có, và rất có thể có nhiều. Nhưng xin bạn đọc thể t́nh, tôi mượn lời cụ Tiên Điền, tâm sự:

 

  Lỡ làng nước đục bụi trong /Trăm năm để một tấm ḷng từ đây

 

Nam Dao NM Hung

________________________________

 

·       CV ( văn học )

Nguyễn Mạnh Hùng

Bút hiệu : Nam Dao

Dă Tượng

PhD, khoa KinhTế (Đại Học Toronto, Canada).

Nghiệp vụ :

Giáo sư Kinh Tế học, đă về hưu.

Đại Học Laval

Département d’ Economique, Pavillon de Seve

Cité Universitaire, Ste Foy G1K 7P4

Qc, Canada

Tóm lược : thỉnh giảng và nghiên cứu tại nhiều Đại Học, như Havard, Paris – Sorbonne, Toulouse, Montpellier, Paris10, CEPREMAP, National Australian University, University of New Southwales... Tác giả nhiều nghiên cứu đă in trong những tờ báo chuyên môn, trong đó có những báo tiếng tăm nhất trong ngành. Từng được giải có bài nghiên cứu kiệt xuất nhất của tờ Asian Pacific Economic Review năm 1999, nguyên thành viên Ban tuyển chọn của Hội Đồng Nghiên cứu Khoa Học Nhân Văn của Canada về Kinh Tế Học, nguyên thành viên của nhiều Trung tâm Nghiên Cứu Kinh Tế tại Canada và Pháp, Úc vv...

Công việc văn học :

Một số lớn tác phẩm được đưa lên mạng ăn mày văn chương - http://amvc.fr/

và E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian phannguyenartist.blogspot.com

Sách đă in

• Ghềnh V, NXB Hội Nhà Văn và Phương Nam Book, 2013.

• Vu Quy, NXB Hội Nhà Văn và Phương Nam Book, 2013.

• Cơi T́nh & Vu Quy, tiểu thuyết, Văn Mới, California 2009.

• Trăng Nguyên Sơ, tiểu thuyết, 240 tr, NXB Lao Động và Trung Tâm Văn Hóa Đông Tây, 2008.

• Bể Dâu (tiểu thuyết lịch sử ), 2 tập, 991 tr, NXB Văn Mới, California, 2007. Tái bản NguoiViet Book, California, 2015

• Những con người, những bóng ma, bút kư, 250 tr,NXB Văn Mới, California , 2006.

• L’écho du gong, edition Aube, France, 2006.

• Trăng thuê ảo ảnh, (tập truyện), 190 tr, Nhà XB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2004.

• Đất Trời (tiểu thuyết lịch sử), 420 tr, Văn Mới, California, 2002. Tái bản, 404 tr, NXB Đà Nẵng, Việt Nam, 2007. Tái bản NguoiViet Book, California, 2015

• Khoảng chơi vơi ( Truyện và Kư ), 242 tr, ThiVan, 2001.

• Trong buốt pha lê (Tập Truyện), 219 tr, ThiVan, 2001.

• Ba vở kịch, 232 tr, ThiVan, 2000.

• Tiếng Cồng ( tiểu thuyết), 182 tr, ThiVan, 2000.

• Gió Lửa (tiểu thuyết lịch sử), 493 tr, ThiVan, 1999. Tái bản NguoiViet Book, California, 2015

Thơ, Truyện Ngắn, Kịch, Kư, Tiểu Luận…

In trong Hợp Lưu, Văn Học, Văn, Da Màu…(USA), Văn Nghệ (Việt Nam), Bauxit, Văn Việt trong nước … Tất cả được tập hợp lại trong www,amvc,fr

và có một số hiển thị trên E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian phannguyenartist.blogspot.com và Văn Việt ( hhtp/vanviet/info….)