đi t́m
3
V ề đến nhà buổi trưa một ngày trời oi, tôi thấy trên bàn ăn một mẩu giấy vỏn vẹn ba chữ `` em phải đi``. Cười nhạt, tôi thầm nhủ, đi th́ rồi về. Tiếng radio nhà bên phải ầm ĩ kịch cải lương. Tiếng nhà bên trái, truyền h́nh trực tiếp một trận bóng đá. Xoa mặt, nhớp nháp mồ hôi. Tôi quăng cái cặp, buông người xuống ghế như một cục đá tảng, hai tay bưng tai, mắt nhắm lại. Tôi thiếp đi khá lâu, mở mắt khi bóng tối đă phủ lên căn pḥng, kịch cải lương nay thành tân nhạc, và bóng đá hoá ra chương tŕnh giới thiệu hoa hậu áo dài, tất cả được đệm bằng tiếng xe honda rồ máy, tiếng nhận c̣i, tiếng trẻ con đập lộn chí choé văng tục. Bước ra sau, tôi múc nước dội từ đầu chí chân, tẩy chất nhờn nhụa trên cơ thể, và ôi chao là nhẹ ḿnh. Th́nh ĺnh, tôi nghe ḿnh nói, `` tôi cũng phải đi``. Không chờ vợ đáp như đă quen thế từ ngày chúng tôi c̣n rất ít điều chia sẻ, tôi tiếp, `` để t́m cái Đẹp``. Nguệch ngoạc, tôi viết, để cạnh mẩu giấy vợ nhắn, ưỡn ngực reo như anh lính ngây ngô ra trận, ``một đi không trở lại đấy nhé!``
Không mường tượng ra cuộc phiêu lưu này thế nào, tôi điện thoại đến toà báo nhắn ḿnh bệnh, xếp gọn áo quần vào một chiếc balô, nhét bản thảo tập thơ, và gom hết tiền rồi ra khu Tây-balô bắt xe càphê Sinh đi QN. Tôi đi. Như một giải thoát, nhưng khỏi ǵ th́ tôi không biết, chỉ thấy thân ḿnh như chim bay bổng, không ràng buộc, không trọng lượng, không một mảy may hối tiếc. Mở kính xe, gió ào ào qua, tôi nhẹ hẫng đi như một hạt bụi đường vô sở cứ. Tây đầm ồn ào chuyện tṛ, nh́n tôi xa lạ trên chuyến xe cho khách ngoại đi du lịch, hỏi. Tôi gật đầu và lắc đầu, khiến họ đoán tôi không hiểu họ nói ǵ, họ chán quay lại nh́n nhau cười ngu ngơ. Tôi cũng thế, cũng cười ngu ngơ, lại gật, lại lắc cho đến khi họ để tôi yên.
Xe tới thị xă khoảng ba giờ trưa. Xuống xe, tôi vào quán cà phê, gọi nước uống. Để tiền boa hậu hĩ, tôi hỏi cô bé bưng bê:
`` Ghềnh V có xa đây không em?``
Cô bé lùi một bước, quay lưng không đáp. Đi ra sau quầy hàng, cô th́ thào với bà chủ. Bà ngước mắt nh́n về phía tay cô chỉ, đầu lắc, ghé vào tai cô bé nói ǵ đó. Tôi đứng lên xốc balô, đến bên bà chủ.
`` Thưa chị, ghềnh V ở đâu chị?``
`` Anh hỏi làm chi cà?``
`` Tôi có chút việc tới đó...Ghềnh có xa đây không?``
Bà chủ quay ngoắt người, giọng đanh đá:
`` Không biết, anh đi nơi khác mà hỏi! Đây không ai biết ghềnh mô đâu!``
Ra khỏi quán, tôi ngạc nhiên, không hiểu ǵ. Nắng QN rát cháy hắt một màu vàng chói lên cỏ cây xanh sạm và những mái ngói màu đỏ gụ. Trời nóng, gió lặng, mặt đất nứt nẻ đợi mưa. Men quốc lộ, tôi vào trung tâm thị trấn. Đến trước một cḥi canh giao thông, tôi chào anh công an, miệng tươi cười làm duyên:
`` Đồng chí cho hỏi, đi ghềnh V th́ hướng nào?``
Ngước mắt nh́n trời, anh không đáp. Tôi nhắc câu hỏi, tay móc thẻ nhà báo ra, hy vọng nhân viên công quyền giúp đỡ báo chí khi làm nghiệp vụ. Anh công an liếc nh́n, sẵng giọng:
`` Không biết, vào chợ mà hỏi!``
Vào chợ, nhưng bây giờ là chợ chiều, bạn hàng đang lúi húi dọn dẹp. Tôi hỏi vẫn đúng một câu. Không ai đáp, thậm chí nh́n tôi như một quái vật. Có cảm tuởng như đến từ một hành tinh lạ, tôi xem thử mơ hay tỉnh, thét tướng lên:
`` Có ai biết ghềnh V ở đâu th́ nói, tiền thưởng đây!``
Hai tay bảo vệ chợ ở đâu xồ tới, tay giật nắm bạc lẻ tôi đang giơ lên, miệng la:
`` Cút, cút ngay tức th́...``
Tay lực lưỡng tiện đà tống cho tôi một đạp, tay kia chỉ tay tru tréo:
`` Tính phá hả, ở đâu tới zậy cha... Đi đi!``
Tôi rảo bước theo phía tay tên bảo vệ chợ chỉ, chẳng biết đi đâu. Lát sau, tôi gặp một tốp trẻ đi học về, cổ quàng khăn đỏ, miệng nói cười. B́nh tĩnh lại, tôi giang tay ngăn đường, miệng hỏi:
`` Mấy cháu có biết ghềnh V ở hướng nào không? ``
Bọn trẻ ngơ ngác nh́n tôi rồi ù té bỏ chạy. Chúng la làng, chắc thằng cha này điên, bay ơi. Một đứa trai gầy lênh khênh cúi xuống lượm đá rồi thẳng tay ném về phía tôi. Những đứa khác bắt chước. Gạch đá bay rào rào.
Tôi cắm đầu chạy.
4
Một lát sau, tôi định thần, nhưng vẫn chẳng hiểu cớ sự ǵ ở cái thị trấn quạnh hiu này khi hỏi đường đi ghềnh V. Hẳn ghềnh ở ven biển. Vậy tôi cứ nhắm hướng đông, hướng ra biển, đến gần ghềnh rồi sau sẽ tính. Nh́n đồng hồ tay, tôi ước c̣n ít ra là hai, ba giờ trước khi trời tối. Rảo bước, tôi rẽ vào con đường đất men những thửa ruộng cằn nay đầy cuống rạ trỏng trơ, im ắng, ngơ ngác trong mùa gặt đă tàn . Xa xa, núi nhô cao, xanh ŕ. Gió lên, những cơn gió mát rượi bất ngờ vuốt ve. Nhưng nắng vẫn ập xuống, vẫn chói chan, không khoan nhượng.
Cứ thế, tôi đi trên bước đường t́m cái Đẹp cứu rỗi. Như con lạc đà trong sa mạc chong mắt t́m sau những đụn cát bóng nước hư thực khôn lường. Cứ thế, tôi đi về phía trước, nhưng chẳng biết đến đâu. Chờ phép lạ cho gặp một con người bằng da bằng thịt sẽ đáp câu tôi hỏi, tôi thầm khấn vong linh những kẻ đă khuất bóng nhân gian. Đến gần chân núi, phép lạ hiển hiện. Một cụ già dựa lưng thân một cây cổ thụ, tay cầm roi tre, chăn một con trâu đang gặm đám cỏ c̣n chút tươi xanh gần đó.
Tôi cởi ba-lô nay nặng như đá, đến gần. Cụ già giương cặp mắt hấp háy nh́n tôi, ḷng trắng đục ngầu, miệng cười móm mém.
`` Đi mô chừ?``
Tôi c̣n ngần ngại chưa biết có nên hỏi câu hỏi chưa ai trả lời hay không th́ cụ già trỏ tay vào tai nói:
`` Nói lớn lên...Già, điếc rồi!``
Cụ lại cười. Tôi đánh bạo, hỏi.
`` Ghềnh nào th́ già không biết ở chỗ mô...Nhiều ghềnh trên núi này lắm. Chú t́m chi trên nớ?`` Cụ già đáp, mắt nhướng lên.
Không lẽ tôi lại trả lời cụ bằng cái tít `` Nơi để Chết trong cái Đẹp cứu rỗi``? Chắc chắn cụ không hiểu. Thật ra, chính tôi, tôi nào đă hiểu ǵ đâu. Chợt nhớ bài phóng sự có nói ghềnh V cách mộ nhà thơ ba mươi phút chim bay, tôi ghé tai cụ hỏi mộ nhà thơ tên tuổi.
`` À, mộ nhà thơ th́ già biết... Ổng gốc Huế, nhưng ra QN sống, phải không! Từ đây đi, chắc cũng hơn một giờ mới tới mộ được.``
Cụ già chỉ đường với mọi chi tiết để tôi không lạc trong núi trong buổi chiều tà. Tôi sợ, hỏi:
`` Ở đây c̣n có cọp không cụ?``
Cụ bật cười:
`` Thời chiến, bom bỏ nhiều, cọp chạy sang Lào…Hết bom đạn, cọp về nhưng người ḿnh ăn nó hết, xương nấu làm cao, bán lời lắm. Đừng sợ cọp, nhưng coi chừng rắn độc! Và bọn ăn cướp! ``
Tôi mỉm cười, thầm nhủ chết dưới nanh vuốt cọp hay nọc độc rắn không thể là trong cái Đẹp.
`` Đi lên mộ th́ đi liền, kẻo trời tối``, cụ già vỗ vai tôi như giục.
Cám ơn cụ, tôi lại quàng ba-lô lên lưng. Bây giờ, tôi biết đi đâu, trước khi tiếp tục đặt chân trên con đường dài ba mươi phút chim bay.
5
Trời chập choạng khi tôi leo lên mỏm núi nơi chôn nhà thơ tên tuổi. Ngay bên cạnh mộ, là một ngôi đền. Trong cái sảnh khá rộng, thơ in lại mới đây bầy bán. Một người trung niên đứng dậy chào, giới thiệu ḿnh là cháu gọi nhà thơ bằng ông. Làm công việc thủ đền, ông bán những mặt hàng lưu niệm và chấp bút chép thơ theo thư pháp viết chữ Việt kiểu chữ Hán khi có khách đặt hàng. Mùa này ít kẻ văng lai, và có th́ họ đến quăng trưa, chẳng mấy ai lên mộ lúc tối trời. Nh́n tôi, người thủ đền hơi ngạc nhiên, nhưng vui vẻ đưa cho tôi ba nén nhang, dẫn đường đưa tôi vào nơi đặt bàn thờ ở đằng sau sảnh.
Bài vị nhà thơ đặt trên cao, ngay dưới là tủ kính bày hàng chục tác phẩm in vào những năm 40 của thế kỷ trước. Tôi châm nhang, nh́n thật lâu vào bức ảnh nhà thơ, chắp tay vái ba vái. Người thủ đền nói, và tôi giật ḿnh thót bụng khi nghe nhà thơ ĺa dương lúc tôi c̣n chưa ra đời. Thế th́ cớ sao tôi lại gửi thơ của tôi đến một người đă tạ thế? Có phải rằng tôi không biết ông đă ĺa đời nên tôi gửi? Không, đứa trẻ nào học đến cấp 2 có chút quan tâm đến thơ văn cũng đều biết điều này. Vậy, tôi biết nhưng vẫn gửi, gửi từ tiềm thức nỗi tri âm vô vọng đến một nhà thơ không c̣n sống? Mắt cay sè, tôi đưa tay lau giọt những giọt nước mắt cứ ứa ra không sao kiềm chế được. Người thủ đền có vẻ ái ngại, lui ra đứng sau.
Tôi đứng như thế rất lâu. Lâu có lẽ cả thế kỷ. Tôi lẩm nhẩm đọc bài thơ xưa tôi gửi cho nhà thơ. Thơ tôi kể nỗi đau của những kẻ thân xác đầy đủ nhưng tâm hồn mắc chứng phong, và cũng như những đốt tay cùi hủi, phần tâm linh rụng dần cho đến khi không c̣n chi để xác quyết ḿnh vẫn là người. Maria linh hồn tôi ớn lạnh. Thơ ông thăng hoa từ nỗi hủy hoại thân xác, t́m ra bí nhiệm của lẽ sống qua vật vă với những đau đớn xác thân. Thơ ông, qua cái Đẹp chiêm nghiệm khi đặt đến bước tận cùng của lẽ sống, ca hát cho đời. C̣n thơ tôi, cao nhất th́ tôi cũng chỉ gào lên hỡi Mẹ yêu thương, làm sao cứu vớt được đàn con này khi chúng hạ giá linh hồn bán ra để mua chút đ̣i hỏi xác thân. Thế đấy, thơ tôi là loại thơ tải đạo dễ dăi. Chẳng khác ǵ một hạt muối nhạt nhẽo trong đại dương vốn đă mặn chát vị nước mắt, tôi thương vay khóc mướn, thơ là những tiếng khóc thừa thăi vô duyên.
Th́ thào vào tai người thủ đền cho tôi hoá vàng, tôi lôi từ ba-lô bản thảo tập thơ. Người thủ đền hỏi:
``Chi vậy?``
Tôi thẫn thờ:
`` Một tập thơ không có người đọc!``
Tôi châm lửa, mặc cho người thủ đền sững sờ thất thanh kêu `` Đừng, đừng!``.
Nhẹ nhàng, tôi nắm nhẹ tay người thủ đền, nói nhỏ:
`` Không hề chi đâu, toàn chỉ những rong rêu... Của một thời để quên!``.
Tôi cầu sao cho người đời quên những bài thơ du dương hạng ba tôi chót gửi đăng báo.
Và tôi hiểu.
Tôi vừa làm một việc có ư thức. Với Thơ.
Tôi xin người thủ đền cho trọ qua đêm. Trăng non mới chớm lưỡi liềm, nhưng sao tôi nhức nhối lạ thường. Nhức từ bên trong, và cảm thấy cô đơn như chưa từng. Nấm mộ nhà thơ nhô lên, dưới ba thước đất là một nắm xương khô. Nhưng trên mặt đất này, thơ ông vẫn toả sáng những ḍng đối chọi lại bệnh tật tàn khốc của ông bằng những niềm hạnh phúc hầu như không tưởng. Nh́n ra xa, biển tít tắp lấp lánh như dát gương. Dăm cánh buồm trắng những con thuyển câu về muộn nhấp nhô ẩn hiện. Sương xuống. Dưới chân tôi, khói lơ lửng bay lên như nhấc tôi khỏi thế gian này. Thiên nhiên, phép lạ vi diệu khiến tôi nhỏ dần cho đến khi thành một hạt bụi nước li ti. Hạt bụi bỗng nhiên nhớ, dẫu nơi này nào phải thôn Vỹ Dạ, thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay. Tôi thầm nghĩ, nếu không có Lời, cái Đẹp không tái hiện được trong tâm thức để rồi trở thành vĩnh hằng cho con người. Đó là một cách cứu rỗi. Nhưng không có cái Đẹp cảm nhận được, Lời không đạt đến chức năng cao quí nhất, và phải chăng cái Đẹp cứu rỗi là thế? Phương Tây, buộc tri thức vào phép nhị nguyên, tách cái chết ra khỏi sự sống như hai trạng thái biệt lập giữa thân xác và linh hồn. Cứu rỗi, tức linh hồn lên Thiên Đàng khi thân xác trở về với cát bụi. Rất có thể anh bạn phóng viên của tôi là người đạo gốc đă tin thế nên anh mới bảo ghềnh V là nơi Chết trong cái Đẹp cứu rỗi. Nhưng phương Đông th́ sao? Tôi đọc Kim Cương kinh của Phật Giáo. Rồi Nam Hoa kinh của Trang Tử. Sống , chết, rồi lại sống...Cứ thế ṿng sinh diệt luân hồi chứ không phải chết là hoặc lên Thiên Đàng hoặc xuống Địa Ngục muôn đời. Cho nên, nhận ra yếu tính vô thường, ư nghĩa của cứu rỗi ở phương Đông có thể khác hẳn. Nhưng khốn thay, tôi vẫn bước trong ṿng vô minh. Những bước chân người mù, đêm cũng như ngày. Ai chỉ lối cho tôi đây? Đốt tập thơ, đâu phải tôi đă đạt đến được sự minh triết của cơi vô ngôn. Tôi chỉ chập chững đặt chân vào biên giới mong manh giữa hư và thực.
Sáng hôm sau, tôi kể cho người thủ đền nghe những điều kỳ lạ tôi trải nghiệm khi tôi hỏi t́m đường lên ghềnh V. Anh ta cười:
`` Từ ngày đến ghềnh V t́m giải thoát thành một phong trào th́ người ta ra lệnh cấm. Cấm nhưng vô hiệu, phải đặt ra huyền thoại, phao những ai chỉ đường đều bị người chết đến đ̣i mạng. Thế là chẳng c̣n một ai dám nói năng ǵ về cái ghềnh oan nghiệt đó nữa. Cứ vậy, riết thành truyền thống để dân gian sợ và quên cái ghềnh đó đi...``
Tôi ngập ngừng:
`` Thế anh lên ghềnh xem hư thực thế nào chưa?``
`` Chưa! Giữ phần mộ ông tôi, tôi đâu đă hết nợ với những người đi trước...``
Nghe tôi khẩn khoản xin chỉ lối đến ghềnh V, anh hỏi:
`` Đến đó làm chi?``
Thú thực với anh là khi đốt tập thơ tôi đă cố khai tử một ảo tưởng. Hiện tôi vẫn c̣n hoang mang. Chưa có một vọng niệm ǵ ngoài cái ao ước thấy tận mắt cái Đẹp nhưng, tôi thú thật, tôi rất ngờ rằng cái Đẹp có thể cứu rỗi bất cứ chi. Anh gật gù, giọng giễu cợt:
`` Làm sao th́ cũng đừng về đ̣i mạng tôi nhé!``