9BoXa

 

9 Bờ xa

 

Trong cơn sóng vật vă quăng thân xác ḿnh lên cao rồi lại quật xuống thấp, Trọng Thức gần mê man đi giữa biển nước mặïn chát lều bều nổi bọt. Đưa tay lên ngực, Thức nắm lấy phiến đá. Chàng nhắm mắt lại, tay lạnh buốt, thầm gọi tên Băng Vân. Phải chăng từ đây chàng sẽ dật dờ một ḿnh trên nẻo dương gian, không c̣n một hy vọng ǵ t́m lại được t́nh yêu kia, cái t́nh yêu với người đàn bà sẽ muôn đời bị giam hăm giữa những phân tử lạnh tanh mang kiếp đá. Tai lại nghe tiếng cười man rợ đâu đây, rồi tiếng nổ, tiếng rú, Thức cố giằng tay nhưng sợi dây trói chàng vào cái cột gỗ trên chiếc tầu biển Bồ đào Nha giật lại, xiết vào đau nghiến. Nước tứ phía tràn vào. Lại tiếng nổ. Sàn tàu vỡ tung ra. Chàng bị bốc bổng như mọc cánh bay lên. Rồi rơi xuống. Rơi vào một khoảng đen ở đâu ùa đến, xoáy tṛn chôn ốc, cắm vào cái trũng sâu không đáy.

Sau bao nhiêu lâu, chàng không rơ, khoảng đen đó bắt đầu lờ mờ sáng. Nuốt ngụm nước dịu ngọt không biết ai đổ vào miệng, Thức cảm thấy sự hồi sinh đang cứ từng giọt thấm vào những tế bào rời ră. Chàng nghe như đến từ một nơi nào xa lắm dăm tiếng người. Chàng thu hết sức cất tiếng gọi. Người đỡ đầu Thức lên cho uống reo nho nhỏ “ ... tỉnh rồi. Không chết đâu ”. Thức rên một tiếng, mở mắt ra. Nh́n chung quanh, chàng mỉm cười, ra dấu rồi lại nhắm mắt lại. Đến lúc tỉnh hẳn, chàng thấy ḿnh nằm trong khoang một chiếc thuyền khá lớn. Một người đeo gươm đến hỏi. Chàng thều thào kể lại từ lúc bị Tây Sơn bắt cho đến khi được chiếc tầu Bồ đào Nha cứu thoát khỏi cơn băo biển.

Hôm sau, chàng biết ḿnh đang xuôi về phương Nam, trong một đoàn sáu chiến thuyền đang chạy theo chúa Nguyễn. Hỏi ra, thủy binh Tây Sơn tập kích lực lượng chúa Nguyễn đă bất ngờ vây tầu chiến Bồ, rồi dùng hỏa công đánh đắm. Khi đoàn sáu chiến thuyền này đến giải cứu th́ hai chiến thuyền Tây Sơn lại tản ra, đi ṿng về phía sau. Đoàn chiến thuyền vớt được Thức và hai người Bồ, rồi tiếp tục chạy ra khơi.

Tháng ba năm Quí Măo 1783, Huệ và Lữ tiến đánh Gia Định trong khi Thức bị Nhạc bắt giữ. Bộ binh Tây Sơn tiến đến B́nh Thuận chỉ là nghi binh, khiến cho Nguyễn Ánh tính sai thời gian Gia Định bị tấn công. Quân bộ Tây Sơn bất ngờ lên một số chiến thuyền đă sắp sẵn ở Phú Yên, chở được voi, theo đường thủy vào cửa biển Cần Giờ. Ánh xếp đặt một khu vực hỏa công, dùng “ bè hỏa ” và “ rồng cỏ ” định phục kích để tiêu diệt chiến thuyền Tây Sơn, sai Lưu thủ Thăng và Tiên phong Túy đem kỳ binh ra nghênh chiến rồi chạy để nhử. Nguyễn Huệ chọn lúc thủy triều lên mới xuất quân, dùng sức gió và sức nước xua thuyền ào ạt tiến lên đánh thẳng vào khu vực hỏa công. Giám quân Tô, người điều khiển hỏa công của quân chúa Nguyễn, luống cuống hạ lệnh phóng hỏa. Nhưng v́ ngược chiều gió và chiều nước, chính những bè hỏa công lại trôi ngược lại đốt cháy chiến thuyền Nguyễn. Quân Nguyễn cuối cùng tan vỡ rồi rút chạy dưới hỏa lực dữ dội của Tây Sơn. Gia Định không thể giữ nổi. Cánh quân chủ lực do Chu Văn Tiếp bị đánh tan hoang, bỏ chạy theo đường sang Cao Man. Nguyễn Ánh hoảng sợ, đem gia đ́nh, năm sáu tướng lĩnh tùy tùng và không đầy một trăm lính c̣n xót lại chạy về Ba Gịng rồi tiến lên đóng ở Đồng Tuyên bố trí pḥng ngự.

Lúc ấy, Nguyễn Lữ giao ấn Tiết Chế cho anh ḿnh là Nguyễn Huệ, tập trung sức vào tổ chức b́nh định miền Nam. Huệ hoàn toàn trách nhiệm việc quân sự, đưa tượng binh lên tấn công Đồng Tuyên. Trước sức mạnh của Tây Sơn, toàn bộ quân chúa Nguyễn tan ră, phần lớn các tướng lănh hoặc bị bắt, hoặc chết trận. Ánh mang tàn quân cùng năm mươi chiến thuyền chạy xuống Lật Giang, qua Mỹ Tho, rồi ra cửa biển Ba Thắc. Tại đây, Thầy Liot cùng Giám Mục Bá đa Lộc và một số Thừa sai đă mang trường đạo Mặc Bắc ở Trà Vinh đến ẩn. Sau đó, Ánh lại chạy ra tận Phú Quốc, nhưng tướng Tây Sơn là Phan Tiến Thận vẫn truy kích và tiêu diệt một phần lớn chiến thuyền quân Nguyễn ở đảo Diệp Thạch.

Chạy đến đảo Cổ Long, Ánh chỉ c̣n một tầu Tây, mười lăm chiến thuyền và hơn sáu trăm quân, lại gặp bọn Bá đa Lộc. Nhờ hai giáo sĩ Ypha Nho dẫn đường, Ánh xuất tiền mua lương thực và viết thư cầu viện Ypha Nho lúc ấy đương thống trị Phi luật Tân. Chưa kịp đi, Tây Sơn cử pḥ mă Trương Văn Đa mang thủy quân đến vây Cổ Long. Hai giáo sĩ Castuera và Ginestar vội vàng xuống chiếc ghe bầu vào đất liền nhưng bị quân Tây Sơn bắt lại. Đa dàn chiến thuyền thành ba ṿng vây chặt Cổ Long, nhưng ngày sau bị băo lớn, thuyền phải dồn lại gh́ chặt với nhau để chống đỡ gió to sóng lớn. Nhân cơ hội đó, Ánh đem tàn quân chạy trốn sang đảo Cổ Cốt. Chính trong cơn băo ấy, Trọng Thức được một tầu chiến Bồ đào Nha cứu, và mươi hôm sau, tầu đó bị thủy quân Tây Sơn đánh ch́m. Lên Cổ Cốt được đúng một ngày, biển lại thấp thoáng bóng cờ đỏ giăng trên chiến thuyền Tây Sơn đuổi tới. Ánh ra lệnh cho tầu tàn quân giong buồm chạy về Thổ Châu.

*

Hai ngày sau khi đặt chân lên Thổ Châu, một ḥn đảo cách đất liền đến gần năm trăm dặm, Thức được lệnh gọi lên gặp Ánh. Đó là một thanh niên tuổi trên hai mươi, người tầm thước, mặt vuông, cằm bạnh nhưng dáng mảnh khảnh, khi nói mắt vu vơ nh́n vào khoảng không, lúc nào cũng nắm tay lại như sắp đánh sắp đỡ. Ánh ngồi trên nắp một thùng thuốc súng, mặt mũi đen xạm, hốc hác, nhưng tóc vẫn búi gọn ghẽ, đầu đội mũ, đai lưng đeo một thanh kiếm ngắn. Ánh hỏi trống không :

- Mi từ đâu đến ?

Thức chậm răi kể chuyện đi vào Đàng Trong, bị Tây Sơn bắt, gặp băo dạt trên biển, được tầu Bồ cứu xong lại gặp thủy quân Tây Sơn đánh phá. Ánh lẳng lặng nghe, ngắt lời :

- Mi người Đàng Ngoài vào Đàng Trong làm chi ?

Thức thuật chuyện bị giam trong vụ án năm Canh Tư, rồi phiêu dạt đến Phố Hiến quen giáo sĩ Sieyès, và sau đó Sieyès đă dâng ḿnh tử v́ đạo ở Đa Phạn. Ánh đột nhiên xen vào :

- Mi có là thầy ḍng không ?

Thức lắc đầu. Ánh liếc mắt, miệng trề xuống :

- Mi làm ǵ với Sieyès ?

Thuận miệng, Thức kể là ḿnh đang tu chỉnh cuốn từ điển Việt - Pha Lang Sa - Latinh, việc c̣n dang dở nên muốn gặp thầy Liot để tiếp tục. Ánh lạnh lùng :

- Ta có thư cho Thầy Liot. Ta đọc, mi dịch ra tiếng Pha Lang Sa ...

Ánh im lặng mở một phong thư, chậm răi từng tiếng :

Gởi Thầy Cai trường, tôi hiện ở Thổ Châu, thế giặc mạnh, phải tạm lánh ḿnh, quân lương không đủ, chỉ c̣n dùng cho mười hai ngày. Nay sai Sùng Đức Hầu cầm thơ và mười nén vàng, kính xin Thầy mua hộ và giúp thêm cho lương thực, nước uống ...

Thức hí hoáy viết rồi dịch. Mắt Ánh nh́n trừng trừng bất động. Tḥ tay cầm lấy bản dịch, Ánh vẫy tay gọi một người tùy tùng :

- Kêu thầy Tân tới gấp.

Một lát sau, một người quăng trung niên lù khù chạy tới. Ánh ngước lên, tay đưa bản viết của Thức :

- Thầy đọc ra tiếng ta cho nghe coi.

André Tân cầm, rồi dịch lại. Ánh gật gù :

- Được ! Hiện Thầy Cai trường Liot và trường đạo đang ở Chantabun thuộc Xiêm La. Quay sang người tùy tùng, Ánh trầm ngâm - Sai cho ta Sùng đức Hầu đi ngay. C̣n mười hai ngày lương nên ta cũng không thể châàn chừ, cho quân nghỉ thêm một vài ngày rồi giong thuyền ra khơi ...

Nh́n ra biển, Ánh thở dài im lặng. Lát sau, Ánh quay sang Thức, dịu giọng :

- C̣n thầy, thầy theo ta th́ sẽ gặp Cai trường Liot. Muốn thế, thầy phải trả lời ta cho thật ... Nói ngoa, ta sẽ bỏ thầy cho chết đói trên đảo này !

Thức nh́n Ánh, chờ đợi, ung dung :

- Bẩm Vương công, xin cứ hỏi ...

- Thầy làm từ điển có mục đích ǵ ?

Khẽ ngửng lên nh́n, Thức từ tốn :

- Vương công xét cho, tầu Tây tầu Bồ đến xứ ta. C̣n thuyền ta, có đến Tây đến Bồ được không ?

Ánh lắc đầu.

- Ta phải mua súng thần công châu Âu, c̣n người Âu có mua súng ta làm không ?

Ánh lại lắc đầu. Thức liền nói :

-Muốn học họ,ï phải biết tiếng họ. Làm từ điển là v́ thế, để cho người ḿnh có phương tiện học hỏi kỹ thuật Tây phương !

Ánh trầm giọng :

- Nhưng họ có thể dùng từ điển đó để đi giảng đạo Gia Tôâ của họ !

Thức nhướng mắt :

- Dám hỏi Vương công, đạo Gia Tôâ có dạy cho dân ta ăn gian nói dối, giết người cướp của không ?

Ánh lắc đầu, nhưng hỏi lại :

- Đạo của họ chỉ độc tôn Thiên Chúa, cấm cả thờ cúng tổ tiên, rồi nay mai sẽ thay đổi trật tự vua tôi, phụ, tử ? Thế chẳng phải là rối ư ?

Thức ngẫm nghĩ rồi lựa lời :

- Thưa Vương công, nay cứ mười người ta th́ đă có một giáo hữu Gia Tôâ. Đàng Trong, họ khoảng tám vạn. Đàng Ngoài, trên hai mươi vạn. Có hay không có từ điển, cũng là thế. Họ là giáo hữu nhưng nào ḷng họ có bỏ ông bà tổ tiên đâu ! V́ thế, đâu chỉ có việc thờ cúng mà quên đi cái dụng của kỹ thuật Tây phương. Lại xin hỏi, nếu như ta có kỹ thuật đó, Vương công nào đâu c̣n phải cậy đến họ mua cho tầu bè, súng ống ? Kẻ hèn này nghĩ đă kỹ, lợi nhiều hơn hại, ta phải đi học Tây phương. Sau này, không nước nào, kể cả nước ta, lại có thể bế quan tỏa cảng được ! C̣n như mở ra, nhưng lại tụt hậu về kiến thức, th́ là đặt nước ḿnh vào thế yếu, thế hèn, thế bị trị, dẫu rằng ta vẫn có Vua, có Quan ... Ấy là Vua, Quan với nhau như bù nh́n mà thôi, c̣n trên thực tế, chính là lệ thuộc vào cái mạnh bên ngoài nó chi phối, kiềm chế, thậm chí điều hành ḿnh ...

Ánh đưa tay ngắt lời Thức, rồi chán chường nói :

- Thầy nói thế, Chủng này không phải không hiểu. Nhưng Chủng làm thế nào được! Cơ nghiệp ông cha tiêu vong, bọn giặc Tây Sơn th́ quỉ quyệt hung hăn, chúng lại bị đám quyền thần chúa Trịnh đẩy vào cái thế phải đi đầu cướp đất nhà Nguyễn, nên Chủng mới nên nông nỗi này ...

Im lặng một hồi lâu, Ánh nghiến răng, mắt lóe lên ánh căm hờn có thể làm chết sữơng những kẻ yếu bóng vía, gằn giọng :

- Được! Thầy nói nghe cũng được. Ta cho thầy theo để thể hiện ư nguyện thầy. Ngược lại, ta cũng xin thầy giúp cho một việc…

Quay sang tên tùy tùng, Ánh nói nhỏ vào tai, rồi lại im lặng nh́n những đợt sóng trắng xóa vỗ vào bờ cứ ́ ầm như tức giận. Một lát sau, tên tùy tùng bế một đứa con trai độ lên năm ra. Ánh ôm lấy đứa bé, rồi đột nhiên ngửa mặt lên trời, hú lên một tiếng dài như tiếng một con thú ở bước đường cùng. Nước mắt lă chă rơi ướt nḥa mặt mũi, Ánh ngào nghẹn quát nhỏ:

- Thầy sẽ cùng con ta sang Pháp lan tây, đi không biết bao lâu, nhưng chắc sẽ về ... Ta sẽ ủy thác nó cho thầy ... Phụ ta, th́ dẫu thầy có xuống hỏa ngục ta cũng sẽ xuống theo tự tay bỏ thầy vào vạc dầu.

Ngưng nói, Ánh nh́n thằng bé co người lại v́ sợ, lẩm nhẩm :

- Ta phải cầu viện người, con ạ. Nhưng nhất định là ta không bao giờ v́ thế mà mất ta đâu ! Cha con ta sẽ xa cách, nhưng để một ngày chính ta sẽ bêu đầu thằng Huệ thằng Nhạc, lấy sọ chúng nó làm bô nước tiểu, đái vào mười năm để trả cái thù ly biệt này !

Quay sang Thức, Ánh lấy lại b́nh tĩnh :

- Ta sẽ mang thầy giới thiệu cho cố Bá đa Lộc. Nhưng thầy coi chừng, ông ta sẽ thử thách thầy. Nếu thầy chỉ nói là thầy t́m cách học hỏi Tây dương th́ chắc không xong đâu ! Tốt nhất là thầy ít nói, và tỏ ra ngoan đạo. Từ nay, thầy học Kinh E-van cho thuộc. Thầy Tân sẽ giám thị việc học Kinh này. Học không xong th́ thầy biết đấy, thầy chỉ c̣n đường đi chầu hà bá mà thôi !

*

Trong ba anh em nhà Tây Sơn, Nguyễn Lữ nhỏ tuổi nhất nhưng lại thâm trầm hơn hai anh. Lữ gần gũi mẹ, chịu khó học nên năm lên mười đă đọc được Tứ Thư, chữ nghĩa khá hơn cả nhà. Năm mười lăm, Lữ quan sát gà chọi, nghĩ ra mười bảy thế vơ kim kê. Trong quân, Lữ lại sáng tạo các thế trận đánh giáp lá cà, dùng sức phối hợp của các loại khí giới trường đoản khác nhau. Năm Lữ mười tám tuổi, Nhạc trao cho Lữ trách nhiệm dẫn quân vào tập kích Gia Định. Dùng yếu tố bất ngờ, Lữ đuổi chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy ra Long Hồ, rồi truy kích cho đến Bà Rịa. Tại đây, Thuần có lần phải trốn vào nhà thờ do một giáo sĩ Ypha Nho là Diego de Jumillia quản trị. Lữ bao vây, nhưng cấm quân lính không được xâm phạm đến nơi thờ phụng tôn giáo. Vây hai ngày, nghĩ thế nào Lữ cho người vào bảo Jumillia: “ Xin đừng xen vào việc của người chúng tôi ” rồi rút quân tha cho Thuần. Thuần thoát chết, gọi Đỗ Thanh Nhân hiệu triệu cần vương, dấy được ba ngh́n quân gọi là quân Đông Sơn từ Mỹ Tho tiến về Gia Định. Phía bắc, Tống Phúc Hiệp và Lư Tài, một tướng Tây Sơn đă hàng quân chúa Nguyễn, cũng từ Phú Yên kéo về đến Trấn Biên. Lữ hạ lệnh rút quân theo đường thủy về Qui Nhơn, mang theo toàn bộ kho tàng chiếm được sau khi tiêu hủy khí giới, quân lương và đồn lũy thành Gia Định. Về đến nơi, Nguyễn Nhạc gọi Lữ vào quở :

- Sao mi tha cho thằng chó đó ?

Lữ mỉm cười rồi đáp :

- Xin đại huynh là nay tha cả hoàng tôn Dương cho đủ cặp.

Từ ngày khởi nghĩa, anh em Tây Sơn mang danh nghĩa pḥ hoàng tôn Dương chống lại quyền thần Trương Phúc Loan, đă lưu Dương lại Qui Nhơn đăi như thượng khách. Nhạc nghe Lữ nói, lắc đầu không ưng ư. Lữ lại nhắc : “ ... Lư Tài bỏ ta, gặp Nguyễn Phúc Dương chắc thế nào rồi cũng có sự quấy quá ”. Huệ nói vào nhưng Nhạc gầm gừ, nhất định không nghe.

Đêm hôm đó, Huệ bảo Lữ “ ... có chi th́ ta chịu ” rồi thả cho Dương vào Phú Yên. Tháng mười năm Bính Thân, Dương liên lạc với Lư Tài vốn đă quen biết nhau khi cùng ở Qui Nhơn. Quả nhiên, Lư Tài tiến quân về Gia Định uy hiếp khiến Đỗ Thành Nhơn phải chạy về Ba Gịng. Tài lại ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi chúa cho Dương. Thuần và bọn cháu là anh em Nguyễn Ánh trốn về Ba Gịng. Không may, Thuần bị bắt lại. Như vậy, đúng theo dự tính của Lữ, quân chúa Nguyễn chia thành hai phe. Phe Lư Tài và quân Ḥa Nghĩa ủng hộ Dương được dịp tự xưng là Tân Chính Vương, chống với phe Đỗ Thành Nhân và quân Đông Sơn vẫn trung thành với Thuần, nay được Dương phong làm Thái Thượng Vương nhưng không có quyền hành chi cả.

Nhạc nghe tin quân chúa Nguyễn đánh lẫn nhau, hể hả lắm, ôm Lữ bảo: “ ... mi vậy mà thâm ”. Năm sau, Nhạc kêu ầm lên là thấy rồng bay từ cửa Thị Nại vào Qui Nhơn, tự ḿnh lên ngôi, xưng là Thái Đức Hoàng Đế, rồi phong cho Lữ làm Tiết Chế coi tất cả việc quân. Vẫn c̣n bực Huệ về việc không nghe lời ḿnh, Nhạc chỉ cho phong Huệ chức Long Nhượng tướng quân. Vỗ vai Lữ, Huệ phá lên cười, tay chỉ lên mây, nói lái “ ... ta nay lại thấy rồng lộn từ Qui Nhơn ra Thị Nại ! ”.

Giải hai giáo sĩ Ypha Nho mang thư cầu viện của Nguyễn Ánh bắt được về Gia Định, Lữ thừa biết rằng dẫu thoát, Ánh chẳng c̣n lực lượng ǵ đáng kể. Huệ vắng mặt, Lữ một ḿnh chống cằm ngồi tư lự hàng giờ, cuối cùng cho gọi hai vị giáo sĩ lên. Từ tốn hỏi về t́nh h́nh bọn Ánh và Bá đa Lộc, rồi ch́a bức thư ra, Lữ nói :

- Hai vị biết, Tây Sơn chúng tôi trọng những người giáo sĩ Gia Tôâ đi giảng đạo. Xưa, chính tôi đă tha cho Nguyễn Phúc Thuần, lại xin với giáo sĩ Jumillia là đừng can thiệp vào nội bộ chúng tôi. Ngày nay - Lữ nhướng mắt lên, chậm răi - Hai vị cầm thư này th́ không thể nói như Giáo sĩ Jumillia là v́ tấm ḷng người Gia Tô nhân đạo ... Tôi phải xử hai vị thế nào đây ? Chúng tôi có thể cho voi dầy hai vị, ngựa xé hai vị, hay là giảo h́nh tùng xẻo hai vị. Tiếc thay, hai vị không thể cho rằng ḿnh tử v́ đạo để chết yên ổn ... Hai vị chết v́ a ṭng với bọn giặc phản loạn chống Hoàng đế nước tôi !

Giáo sĩ Castuera và Ginestar run bắn lên, mặt tái nhợt. Ginestar sợ quá, nhũn chân ngă khuỵu xuống, không đứng lên được, ú ớ nói như mê sảng. Lữ phẩy tay cho lôi bọn họ ra, dặn chỉ giam lại.

Ba ngày sau, Huệ từ Vĩnh Trấn về Gia Định. Nghe Lữ kể xong, Huệ biết ư, bảo ngay : “ ... chú định tha họ ? ”. Lữ gật đầu, nói :

- Phía Bắc, quân chúa Trịnh đóng đấy đợi thời cơ là kéo vào ép đánh Qui Nhơn và Quảng Ngăi. Từ Phú Yên đến B́nh Thuận, quân ta mới chiếm, vẫn phải dàn mỏng ra để giữ. Vào miền Nam này, dẫu nay ta có chiếm được toàn bộ th́ vẫn không đủ sức giữ hết, giỏi là pḥng bị được Gia Định trở ra. Ánh nay lại xin cầu viện với Xiêm La và với Pháp. Xiêm ở gần, kéo sang tới nước ta chỉ hai ngày. Nếu hắn lại có thêm Ypha Nho từ Phi luật Tân đến giúp, thuận buồm xuôi gió th́ chắc ba ngày hai đêm là có thể đổ bộ vào. Lại nghe quân Mă vừa sục đến đánh Cao Man, sự thể không biết sẽ ra sao ! V́ vậy, ở thế ta, bớt được kẻ thù, thêm được đồng minh là thượng sách.

Huệ cười : “ ... ừ th́ tha, nhưng cứ giam cho đến khi nào ta về Qui Nhơn đă ”. Ngay hôm đó, Huệ dặn Trương văn Đa sửa soạn chuyển quân sang cứu Cao Man. Một tuần sau, Huệ cho gọi hai giáo sĩ lên. Ngồi bên Lữ, Huệ quắc mắt hỏi :

- Hai vị muốn sống hay muốn chết ?

Castuera cúi đầu, gập người xuống, miệng khẩn cầu :

- Chúng tôi mắc tội, chót lỡ lầm. Nay làm ǵ chuộc được, chúng tôi sẽ xin hết ḷng.

Huệ đưa một phong thư đă viết sẵn, rành mạch :

- Một trong hai vị mang phong thư này sang Phi luật Tân đệ tŕnh cho quí Vương rơ : Tây Sơn chúng tôi để mọi giáo sĩ tự do đi lại truyền đạo từ Qui Nhơn vào Hà Tiên, sẵn sàng mở cửa khẩu Thị Nại và Cần Giờ để thông thương buôn bán với quí quốc Ypha Nho. Phép độc quyền đặt thương quán tại hai nơi đó có thể dành cho quí quốc sau khi hai bên thỏa thuận.

Ngừng nói, Huệ quay sang Ginestar ra lệnh :

- C̣n một vị ở lại nước này, cứ đi rao giảng nhưng nói lại với giáo hữu rằng họ sẽ được miễn sưu miễn thuế trong ba năm tới đây nếu như họ vào sổ đinh và chịu binh dịch, cứ năm đinh bắt một lính.

*

Chỉ hai tháng sau khi Huệ và Lữ rút quân về Qui Nhơn, để Gia Định cho Trương Văn Đa giữ, th́ tướng tá quân chúa Nguyễn lại xuất đầu lộ diện. Hồ văn Lân tiến chiếm Cần Thơ, bắt được mười ba chiến thuyền đi biển của Tây Sơn. Lê Văn Quân mộ quân giữ sông Tân Ḥa. Tôn Thất Hội thu thập tàn binh cướp đồn Tinh Phụ. Trong khi đó, đoàn thuyền Nguyễn Ánh lại từ Thổ Châu giong về đất liền. Men vịnh Xiêm La, thuyền phải ghé vào những cù lao rải rác để hái rau đào củ ăn cho qua ngày. Tháng giêng năm Giáp Th́n, Ánh ghé vào một ḥn đảo cách Chantabun hơn một dặm. Cùng lúc đó, đám tướng Nguyễn bị Tây Sơn vây đánh. Lê văn Quân và Tôn thất Hội lại thua, cùng đường cũng chạy sang Xiêm.

Ngồi bất động nh́n vào đất liền, Ánh như một bức tượng đổ bằng thạch cao, phần hồn chỉ lóe lên qua tia mắt u uẩn thỉnh thoảng lại rực lên ánh căm hờn. Giơ tay vẫy, Ánh gọi tên con. Mấy tháng nay, Ánh sai Thức dạy vỡ ḷng cho Hoàng tử Cảnh, cứ hai ngày lại chính ḿnh xem Cảnh tiến bộ thế nào. Mỗi lần Cảnh không nhớ mặt chữ, Ánh quát tháo, lắm khi tiện tay là tát, miệng lầu bầu “ ... c̣n nghiệp nhà đó, mày làm sao cho tao th́ làm ! ”. Thức dắt tay Cảnh đến gần.

Ánh nh́n Cảnh, rồi nh́n Thức. Một lúc sau, Ánh thở ra, bất ngờ hỏi :

- Thầy xem nghiệp nhà ta có cứu văn được không ?

Thức thận trọng, trả lời :

- Trong quân họ đồn với nhau lời sấm kư, bảo rằng Song Ngư nước cạn, cơ nghiệp nhà Nguyễn lại về tay nhà Nguyễn ...

Ngửa mặt lên cười u oán, Ánh nh́n ra xa :

- Thày tin sấm kư à ? À, phải đấy. Thầy là học tṛ La Sơn Nguyễn Thiếp th́ tin cũng đúng. Mà thầy có tin thật không ?

- ...

Ánh chợt gằn giọng, nh́n xoáy vào mắt Thức :

- Chính ta đặt điều nói ra thế ! Kẻ theo ta bôn tẩu phần lớn đều tin như vậy mà giữ hy vọng !

- ...

- Thầy có nghe Bắc hà mắc loạn Kiêu binh không? Tay vỗ xuống cát, Ánh nhẩn nha - Chúa Trịnh yếu đi th́ mặt Phú Xuân không c̣n là mối nguy của Tây Sơn, nên có hai khả năng. Hoặc nó tập trung đánh ta, hoặc giả nó ngó ngàng muốn cướp đất Bắc, giảm áp lực trên đất Gia Định. Thầy thấy t́nh huống nào sẽ xảy ra?

Thức chần chừ rồi đáp :

- Tôi không biết. Nhưng trong t́nh huống nào cũng vậy, Vương công muốn giữ nghiệp nhà Nguyễn vẫn chỉ có một lối, đó là xây dựng binh lực. Cứ thếâ yếu th́ rút, thế mạnh lại tiến lên giữ.

Ánh nghe, nh́n khuyến khích cho Thức nói thêm. Thức trầm ngâm :

- Nếu Tây Sơn ḍm ngó Bắc hà, Vương công xin ḥa, cướp thời gian để củng cố. Nếu họ tấn công Gia Định trước, Vương công cố thủ, không chống được th́ rút, mặt khác liên kết với Chúa Trịnh tạo ra áp lực trên Tây Sơn từ phía Bắc ...

- Nhưng Trịnh mạt rồi, quân đội trong tay Hoàng Phùng Cơ và Đinh Tích Nhưỡng không có uy vũ ǵ cả ! Ánh thở dài tiếp - ... ta đă liên lạc với bọn Lê văn Quân và Tôn thất Hội hiện đang lưu vong ở Vọng Các, và đệ thư xin Xiêm vương cứu viện đưa quân vào đánh Tây Sơn !

Cau mày, Thức can :

- Vương công hẳn biết, cái gương Trần Ích Tắc c̣n đấy, việc cơng rắn cắn gà nhà vẫn là hạ sách.

- Ta hiểu - Ánh ngắt lời - v́ thế ta chống việc đi cầu viện nhà Thanh. Đó là con rắn lớn. C̣n Xiêm La, chỉ là con rết nhỏ, may ra th́ giúp ta lúc khốn cùng này chút ít thời gian để góp quân, gom của mà thôi.

- ...

- Ngoài Xiêm, c̣n Ypha Nho và Pháp-lan-tây là có thể cầu viện được. Nợ xa, đ̣i nợ có thúc cũng không bằng nợ gần. Nhưng chủ nợ là bọn da bệch mắt xanh, ta vẫn ngại họ hơn người Xiêm. Mà lạ thật, Tây Sơn cho truyền đạo tự do, đám giáo sĩ Pháp không hiểu sao cứ trốn chui trốn nhủi không chịu ra mặt, ngấm ngầm rời các trường đạo sang Xiêm La, Cao Man ...Thày có hiểu ǵ không ?

- ...

- Sắp tới, Giám Mục Bá đa Lộc và Cai trường Liot sẽ đến đây với ta. Thày xem, liệu t́m hiểu ư họ... - Ánh bật cười chua chát - Sao họ lại đi giúp cho một kẻ bại hết trận này sang trận khác như ta !

Đứng lên, bỗng nhiên Ánh nắm vai Thức, hỏi :

- C̣n thầy, có pḥ nhà Nguyễn ta không ?

Sững người ra, Thức mím miệng, nhưng Ánh đă nói ngay :

- Cứ tiếp tục dạy Hoàng tử, đừng quên là thày c̣n nợ ta một câu trả lời đấy.

*

Trái với dự liệu của Thức, gặp lại Bá đa Lộc và Liot nhưng Ánh lại không nhắc ǵ đến việc Thức muốn theo trường đạo để tiếp tục việc làm từ điển, cũng như ư định để Thức đi kèm Hoàng tử Cảnh sang Pháp. Ở với Ánh độ nửa tháng, Bá đa Lộc lại từ tạ, mang tám mươi giáo hữu chạy ra Thổ Châu rồi cuối cùng đến ở đảo Poulo-way. Tháng hai năm Giáp Th́n, Ánh hẹn Chu văn Tiếp cùng đến Vọng Các. Vua Xiêm cho hai cháu là Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem hai vạn thủy binh và ba trăm chiến thuyền tiến vào Gia Định.

Tháng bảy, liên quân Xiêm - Nguyễn đổ bộ lên Rạch Giá. Ánh không vội công thành Gia Định, từng bước chiếm các vùng từ vịnh Xiêm La đến Tiền Giang, đánh ăn chắc, và đến đâu là củng cố đến đó. Với lệnh miễn sưu, thuế, lại năm đinh mới bắt một lính của Tây Sơn, Nguyễn Ánh quả lúng túng, không biết thế nào để lấy ḷng dân mà đồng thời lại có thể chiêu binh, góp của. Trong ṿng hơn ba tháng, quân Xiêm - Nguyễn mới lên được Cần Thơ, chiếm đồn Ba Thác, Tŕ Ôn rồi tiến về Sa Đéc. Nhưng ở lâu, lính Xiêm sinh ra khinh mạn, giết người cướp của, làm dân oán thán. Ánh hoảng sợ, viết thơ mời Bá đa Lộc về, trong khi đó tướng Tây Sơn Trương văn Đa đem quân án ngữ Long Hồ để pḥng thủ. Liền sau đó, Chu văn Tiếp chết trong trận Mang Thít, quân Nguyễn thắng nhưng không tiến thêm được một bước nào cho đến cuối năm.

Bá đa Lộc vào đến quân dinh khoảng đầu giờ Ngọ. Nguyễn Ánh đích thân chạy ra, ôm hôn tay như người có đạo, rồi mời lên ghế cao, tự ḿnh ngồi xuống thấp, thái độ vô cùng kính cẩn. Bá đa Lộc cười hể hả, nói tiếng Việt làu làu :

- Thấy Vương công khỏe mạnh, tôi mừng lắm.

Lộc trên dưới năm mươi, béo phệ, lông mày như hai con sâu róm châu đầu vào nhau, miệng lúc nào cũng như cười, đôi mắt đen nâu thỉnh thoảng lại có tật cứ nháy nháy giựt lên từng chặp. Ánh đưa Thức ra giới thiệu là Tư giảng của Hoàng tử Cảnh, lại khoe rằng Thức đă từng cùng giáo sĩ Sieyès làm từ điển. Bá đa Lộc nghe xong, quay sang Thức hỏi về những ngày cuối cùng của Sieyès, làm dấu thánh giá, rồi cầm tay Thức, ân cần :

- Hy vọng rằng ông cũng sẽ giúp tôi như giúp Sieyès. Tôi cũng đă từng làm một cuốn từ điển sơ lược cách đây mươi năm. Chẳng hiểu ông có c̣n bản nháp đă làm với Sieyès không ?

Thức lắc đầu, buồn bă kể lại là đă thất lạc tất cả từ ngày bị Tây Sơn bắt giam ở Qui Nhơn. Lộc an ủi, cười nói :

- Rồi ông xem, ta sẽ làm lại. Nhưng với ông, bước khởi đầu như vậy là đă đi được xa rồi, phải không ?

Ba hôm liền, Bá đa Lộc và Ánh bàn bạc suốt ngày, nét mặt nghiêm trọng. Đến ngày thứ tư, Ánh trao cho Lộc một phong thư và chiếc ấn tín bằng ngọc tỉ. Tay dắt hoàng tử Cảnh, Ánh nh́n Lộc, giọng thỉnh cầu :

- Con tôi, tôi xin giao cho cố giữ nó, dạy nó giúp tôi. Nó c̣n là Hoàng tử của cả nước tôi, sau này thế nào là tùy cố ...

Quay sang Thức, Ánh tiếp :

- Ta cũng xin cho thầy đi kèm Hoàng tử, phụ cố một tay trông nom cho Hoàng tử.

Tối hôm ấy, Thức đang sửa soạn cho chuyến đi th́ Ánh bước vào. Nh́n Thức chằm chằm, Ánh buồn rầu :

- Ta mang con đi gán, mong vay được bốn tầu chiến và một ngh́n rưởi quân Pháp, chẳng biết họ có cho nợ không ? Thầy kèm Hoàng tử, đừng để ảnh hưởng Tây dương xâm nhập quá độ vào cái trí óc c̣n ngây thơ. Sự mong muốn xưa thầy nói, nay có cơ thành tựu. Nhưng thầy c̣n nợ ta một câu trả lời ... Thầy nghĩ ra chưa ?

Thức chột dạ. Chàng ngập ngừng, rồi thành thật :

- Tôi là kẻ tiện dân học đ̣i chính giáo, đă mấy đời nay là tôi của vua Lê. Dưới Vua, th́ có Chúa. Ở đất Đàng Trong, Chúa là nhà Nguyễn nên trung với Vua ai lại chẳng pḥ Chúa. Nhưng thế sự này th́ cuộc đổi đời xem ra như không c̣n xa ... Nghiệp nhà của Vương công cũng v́ thế mà sẽ không là nghiệp xưa. Thời gian tới đây, sự nghiệp lớn lao là sự nghiệp canh tân đất nước, b́nh định cho yên giặc giă, hết chiến tranh, để dân nhà nhà được yên ổn làm ăn, được học hành cho mở rộng tầm mắt. Vương công làm như thế, tôi xin pḥ ...

Ánh chặn tay, ngắt ngang :

- Ta vẫn c̣n ở thời phải b́nh định ... Giặc đánh, ta phải chống, thời giờ nào mà nghĩ xa nghĩ xôi.

Ánh im lặng, mắt nh́n vào bóng đêm, búng tay rồi nói :

- Ta không ép thầy. ư chí canh tân cũng là ư chí ta, nhưng trước mắt ta không làm ngay được. Vậy thầy cứ đi, thấy cái hay về bảo cho ta !

Cười nhạt rồi đưa tay bóp trán, Ánh trầm giọng:

- Người Tây dương thấy ta c̣n trẻ, lại có cái thế chính danh, nên vun xới vào để mưu đồ việc họ qua ta, rồi về sau sẽ qua Hoàng tử Cảnh. Thầy thừa biết. Ta biết. Họ cũng biết. Nhưng cứ như đánh cờ, biết thế vẫn phải chịu thế.

Ánh đột nhiên đứng dậy, quay ngoắt đi ra ngoài, không nói thêm một tiếng. Thức nh́n theo, ḷng bâng khuâng chút thương cảm. Từ năm mười lăm tuổi, Ánh đă xuôi ngược bán chết bán sống chạy chí mạng. Bảy năm qua, Ánh cứ đụng trận là thua, đánh đâu bại đó, lắm khi trốn lênh đênh trên biển phải nhịn đói chịu khát sáu bảy ngày liền. Sức mạnh nào khiến Ánh cứ tiếp tục một cuộc chơi lạ lùng cứ ngă xuống lại đứng lên ? Thức nhớ lại, một hôm Ánh ví von, nói đùa với đám tướng sĩ tùy tùng : “ ... thằng Huệ trời sinh nó là con cọp, nó tát nó quào rồi nó bỏ đi. C̣n ta, trời sinh ta làm con sói. Ta không tát, không quào, chỉ biết cắn. Nhưng khác nó, ta đă cắn vào con mồi rồi th́ nhất định ta không nhả răng ra, dù trời có sập cũng vậy ! ”

Thức ngước lên nh́n sao trời. Mai đây, ở bên trời Tây, liệu Thức có thấy cũng những v́ sao lấp lánh kia hay là những v́ sao khác ? Bùi ngùi lấy tay gạt những hạt cát bám trên áo, Thức thầm hứa với ḿnh là dù có đến chân trời góc biển nào đi nữa, mảnh đất mẹ vẫn là chốn cuối cùng buộc chàng vào cơi nhân gian oái oăm đa sự này.

*

Hai tháng sau khi đến Pondichery, Bá đa Lộc được công ty Đông Ấn chuyển thư của giáo sĩ Liot báo cho biết là Nguyễn Huệ lại vừa đánh tan liên quân Xiêm - Nguyễn ở Rạch Gầm và Xoài Mút và truy lùng Ánh đến tận Thổ Châu. Ánh dẫn năm chiến thuyền và hai trăm quân chạy sang Xiêm, xin vua Xiêm cho trú tại Đồng Khoai ở ngoại thành Vọng Các. Ở đấy, Ánh sai quân làm rẫy khẩn hoang, nhưng vẫn phái người lẻn về Gia Định âm thầm chiêu mộ để t́m thế khôi phục. Bá đa Lộc lồng lộn, đập bàn, hét tướng lên rồi uống rượu say hai ngày liền, mắt đỏ ngầu ngầu nh́n như muốn ăn sống mọi người. Sau, Lộc gọi thầy Paul, tên ta là Hồ văn Nghị, bảo :

- Bọn ta đến đây có ba mươi bốn người, tiền mang theo lại sắp hết. Thầy hỏi xem ai muốn về Gia Định, ai muốn ở lại đây ?

- Cố làm thế, có vội vă quá chăng ? Người An Nam chúng tôi bảo c̣n nước là c̣n tát !

Nh́n Nghị, Bá đa Lộc trợn mắt :

- Ánh lại chạy sang Xiêm rồi ! Thở dài, Lộc lẩm nhẩm - ... Cứ đánh là thua, thế th́ ai làm ǵ giúp được ? Ta có cảm tưởng là ta đang tát nước cạn. Bây giờ, thầy bảo phải làm sao ?

Nghị cúi đầu nghĩ ngợi một lát rồi nói :

- Trước hết, tin nhà Chúa thua chạy, ta hăy tạm giữ kín. Sau là Cố viết thư xin Hội Truyền Giáo giúp phương tiện để ở lại Pondichery thêm một thời gian, t́m cách gặp quan Toàn Quyền Souillac ḥng thuyết phục ông ta can thiệp ...

Lộc lắc đầu :

-Ta gặp rồi, không đi đến đâu ! Sáng mai, ta sẽ tŕnh bày với tướng Coutanceau, may ra ta có thể...

Bước ra ngưỡng cửa, cái nóng hừng hực làm Lộc choáng váng. Trời oi bức nhưng ẩm áp, tay sờ vào đâu cũng nhớp nháp. Nắng đổ trắng xóa lên tháp chuông, lóe lên ánh phản chiếu trên kim loại chói ḷa mắt. Lấy tay che, Lộc lẩm nhẩm, rồi nói với lại :

- Hăy thay ta làm lễ sáng mai là ngày thánh St-Joseph.

Về đến pḥng, Lộc lôi giấy trắng ra ngồi hí hoáy viết. Đoạn chót, Lộc cắn tay suy nghĩ, rồi đặt bút :

“ ... điều khác tôi khẩn cầu là lo việc giáo dục cho Hoàng tử mà tôi đang chịu trách nhiệm. Tôi muốn rằng, dẫu chuyện ǵ xảy ra cũng vậy, dạy dỗ nó trong đạo; như vậy là để bù đắp vào cái mất mát ngai vàng vốn chỉ là cái mất nhất thời bằng sự sáng quí báu và hằng vĩnh ... Nó mới sáu tuổi, nhưng đă biết cầu nguyện, tâm linh sẵn hướng về siêu nhiên tôn giáo. Một điều lạ là nó gần gũi tôi đến độ chẳng luyến tiếc ǵ bố mẹ nó, bà nó, vú em và hơn năm trăm nhân mạng đổ nước mắt ra khóc khi nó theo tôi lên tầu. Giáo hữu đều cho rằng đó là ơn thiêng liêng của Chúa, nhưng người ngoài đạo bảo rằng tôi đă đánh bùa bỏ ngải ...”.

Tờ mờ sáng hôm sau, Lộc một ḿnh vào gục đầu lẩm nhẩm đọc Kinh trong nhà nguyện. Sau đó, Lộc gọi Tân và Thức đi cùng, lên xe do hai ngựa kéo, chạy qua những đường phố đă đầy ắp người quấn sa-ri, đi chân trần, rao hàng inh ỏi. Đến phủ Toàn Quyền, cả bọn được mời vào pḥng khách dành cho khu quân sự. Một lát, tướng Coutanceau bước ra. Sau khi giới thiệu là Tân và Thức đều là người phù tá Nguyễn Ánh và dăm câu mào đầu, Lộc đi thẳng vào vấn đề :

- Thưa thiếu tướng, đánh và thắng bọn giặc tiếm ngôi Quốc Vương An Nam không cần đông quân. Thứ nhất - Lộc nh́n về phía Thức, tiếp - dân họ biết là văn minh thua kém ta, nên cứ thấy da trắng là đă hàng phục. Thứ nh́, giặc chuyên dùng đao kiếm. C̣n súng, cứ năm đứa mới có một, súng lại xấu, bắn chậm và không có tầm xa. Giặc không sử dụng súng thần công trên bộ, chỉ đặt ở thuyền, lại chưa biết dàn trận theo kỹ thuật mới là dàn dựng hỏa lực từng đợt, nên không phát huy hết tiềm năng được. Thứ ba, thủy quân giặc chỉ có thuyền chiến, cỡ to nhất th́ cũng chỉ nhỏ như loại tầu chasse - marée của ta. Tôi từng thấy một tầu chiến với mười khẩu súng ca-nông và một chục người của ta đă đương đầu suốt một ngày với cả đọâi hàng trăm chiến thuyền của giặc ...

Bá đa Lộc ngừng nói, rồi say sưa mở một tấm bản đồ, trải ra tay chỉ vào Hội An, miệng reo :

- Đây, đây ... Đổ bộ vào đây, ta lập tức đánh lùi giặc, lập pḥng tuyến để giữ đường ra biển. Bao giờ cũng vậy, phải không thưa thiếu tướng, luôn luôn nên tính đến cách rút khi cần. Hà hà ... Pḥng tuyến này sẽ là lũy đắp bằng đất thó trộn với lá dừa như quân Pháp đă từng làm ở Ấn Độ, đạn ca-nông bắn vào cũng chỉ xoáy thành lỗ, không phá được. Ở đây, ta để hai trăm lính giữ. C̣n lại, là xung phong vào rồi quay sang phía Nam tiến về Qui Nhơn, sào huyệt bọn cầm đầu đám giặc. Trong khi đó, Quốc Vương Cochinchine mang quân từ Gia Định xông lên, hai mặt đánh vào ...

Coutanceau vẫn im ĺm nghe, bỗng ngước mắt, rồi hỏi :

- Thưa giám mục, ngài nghĩ đội quân đánh Qui Nhơn phải bao nhiêu người ?

- Một ngh́n, một ngh́n là đủ !

- Có cần pháo binh không ?

- Có chứ, bộ binh có trọng pháo là cái mạnh của ta !

- Vâng, thế lấy ḅ ở đâu để kéo pháo đi ?

Bá đa Lộc ngẩn ra, rồi đáp :

- An Nam không có ḅ, chỉ có trâu !

Coutanceau tiếp :

- Cho một ngh́n quân bộ, như thế cần khoảng trên một trăm con trâu để kéo pháo ! Thế t́m đâu ra trâu ?

Lộc ngần ngừ :

- Ta chở từ Côn Đảo tới bằng tầu !

- A, thật là tuyệt diệu. Vậy là cần thêm hai tầu chiến để trở có trâu thôi ! Coutanceau cười, tay chỉ vào Phú Xuân nằm sát ngay Hội An trên bản đồ, hỏi tiếp - Thế đây là chỗ quân đội Tonkin đóng. Thưa giám mục, ngài nghĩ là họ sẽ để yên, không kéo quân xuống ?

Mím miệng, Lộc lắc đầu :

- Chắc là không ! Ranh giới nước họ đến đấy thôi !

Coutanceau nghiêm giọng :

- Thế ranh giới nước Pháp ở đâu mà ta lại đến đánh Hội An đây ?

Lộc ngẩn người ra, chưa biết đối đáp thế nào th́ Coutanceau, để tránh căng thẳng, quay sang Thức và Tân hỏi lấy lệ :

- Quí vị nghĩ thế nào ?

Tân thở dài sườn sượt nh́n xuống đất không nói ǵ. Thức đành trả lời :

- Tôi vốn không biết ǵ về quân sự, mọi việc đều tùy Đức Giám Mục.

Bá đa Lộc hắng giọng chen vào :

- Nhưng thiếu tướng, ngài vẫn chưa hỏi rằng đánh Hội An th́ nước Pháp của chúng ta sẽ được những ǵ ?

Coutanceau giơ tay chặn Lộc, miệng tươi cười, lịch sự nói :

- Bây giờ là giờ dùng trà ở Ấn Độ. Xin mời quí vị sang pḥng bên.

Quay về phía sĩ quan tùy tùng, Coutanceau đưa mắt nh́n. Người này đi ra mở cửa. Contanceau nháy mắt, hóm hỉnh nói nhỏ : “ ... ông kiếu họ cho tôi. Cứ tiếp cho chu đáo. Nhưng chớ có học về chiến thuật quân sự với Đức Giám Mục. Cần th́ chỉ nên hỏi ngài về lối nào lên thiên đường cho nhanh nhất mà thôi ! ”.

Buổi đi thăm sáng hôm ấy nhất định không thể gọi là một thành công trong chuyến vận động của Bá đa Lộc cho một cuộc viễn chinh của Pháp ở Đàng Trong xứ Đại Việt. Về đến nhà ḍng, Lộc bực bội ra mặt, gọi Paul Nghị lên th́ thầm rồi đi ngủ trưa. Hôm ấy, Thức hẹn mang Hoàng tử Cảnh ra phố xem mấy tay fa-kia thổi sáo cho rắn hổ mang ngửng đầu lên múa. Vào pḥng Cảnh, Thức chỉ thấy Bạch, người anh họ của Cảnh năm nay đă mười tám tuổi, đang ngủ gà ngủ gật. Hỏi, Bạch chỉ tay về phía pḥng ngủ của Bá đa Lộc. Cửa pḥng khép hờ. Thức đẩy nhẹ, nh́n vào. Bá đa Lộc lơa lồ, miệng ngáy pho pho, bên cạnh Hoàng tử Cảnh nằm trần truồng như nhộng. Thức lặng người, tay đóng nhanh cửa pḥng lại. Bước ra ngoài nắng, Thức tự nhủ rằng Hoàng tử chẳng cần đi đâu xa để mà coi rắn múa.

*

Đứng trên boong chiếc tầu buôn Malaban, Thức nh́n bờ nước xa dần. Sáng nay, chuyến đi Ấn từ tháng hai năm 1785 coi như kết thúc, sau thời gian gần một năm chạy chọt không kết quả với đám quan chức Pháp. Đến khi tiếng kèn và tiếng sáo trên đất liền nghe chỉ c̣n văng vẳng, Thức ngửng lên trời, ngắm những cánh hải âu lượn qua lượn lại trong ánh nắng chói chan. Thầy Nghị đến cạnh Thức, trầm ngâm không nói năng. Không c̣n thấy Pondichery trong tầm mắt, Thức mới quay lại hỏi :

- Thưa Thầy, tầu chạy bao lâu mới đến nước Pháp ?

Nghị gật gù :

- Nếu đi thẳng th́ chưa đầy hai tháng. Nhưng tầu này là tầu buôn, c̣n ghé chỗ này chỗ kia, chắc phải bốn tháng hay hơn thế nữa.

Tiếp tục tán gẫu, Thức mới biết là Nghị người gốc Nghệ An, trước có học chữ Hán rồi sau vào chủng viện ở giáo phận Tây Đàng Ngoài. Nghị ít nói, thường lánh chỗ đông, tay lúc nào cũng lần tràng hạt. Nh́n ra tít tắp chân trời, Nghị bỗng hỏi :

- Thầy bỏ lỗi, tôi cứ băn khoăn không biết thầy ... thầy định ǵ, chí hướng ra sao ?

Thức ngạc nhiên, nh́n ḍ hỏi. Nghị thủng thẳng :

- Thầy là tư giảng cho Hoàng tử, phàm th́ phải là người tin cậy của Chúa Nguyễn. Muốn thế, ắt là người Đàng Trong ...

Mỉm cười, Thức b́nh tĩnh đợi, mắt nh́n Nghị. Hơi bối rối, Nghị ngần ngừ :

- ... nhưng không, thầy bỏ lỗi, tôi biết thầy chính là “ anh thầy đồ cứng cổ ” xứ Nghệ nhất định dạy chữ Nôm, không chịu dạy chữ Hán. Miệng cười nhẹ, Nghị tiếp - Thế th́ trái ngược thật, Chúa Nguyễn có coi chữ Nôm ra ǵ đâu !

Thức bật cười rồi cao giọng :

- Thầy vậy là rơ thân thế tôi, thế Thầy có biết tôi c̣n bị cả chúa Trịnh lẫn Tây Sơn bỏ vào ngục không ?

Gật đầu, Nghị thủng thỉnh :

- Biết, tôi biết. Nhưng t́m chỗ dung thân ở nơi Chúa Nguyễn th́ khó hợp lư. Đấy, thầy rơ rồi, cứ đánh đâu thua đó ! Vả lại, tôi cũng biết thầy đâu có ham ǵ quan tước, nếu ham th́ thầy đă chịu ra đi thi rồi, đâu có mắc tiếng “ cứng cổ ” ...

Biết không thể nói quanh măi, Thức kể việc làm từ điển và cái chí đi t́m học ở Tây phương chẳng những kỹ thuật mà c̣n cách tổ chức và cái tôn ti trật tự của xă hội của họ. Nghị nghe Thức nói xong, lại hỏi :

- Học được, thầy rồi làm ǵ ?

- Tôi mở trường học, viết sách, đi du thuyết ...

Bật cười, Nghị cắt ngang :

- Thầy cho rằng đám sĩ phu hủ học khoanh tay ngồi nh́n thầy ? Thầy quên là chỉ dạy chữ Nôm của ta thôi mà họ đă xuưt bỏ thầy vào tù qua tay quan Hiệp Trấn Nghệ An à ?

Thức chưa biết nói ǵ th́ Tân đi đến. Nghị chào, rồi lái ngay câu chuyện sang sức khỏe của Hoàng tử và đám tùy tùng. Đợi Tân đi ra xa, Nghị tiếp tục câu chuyện nói dở :

- ... những điều mới mẻ không cứ thế mà mang vào được, phải hội nhập và thích ứng từng bước vào xă hội với những nền nếp xưa cũ, chẳng thể thay đổi toàn bộ ngay được. Cách tân, tất gặp sự ù ĺ đối kháng lại ... Thầy có nghĩ là một thân thầy không thể kham hết, mà thầy phải có những kẻ ủng hộ thầy, tập hợp đứng đằng sau không ? Người đồng chí với thầy, thầy thấy ở đâu ? Thầy làm ǵ để tiếp cận với họ rồi sau đó mới nói đến mở trường, viết sách ...

Thức ngạc nhiên, không ngờ một kẻ tu hành như Nghị lại có cái nh́n sâu sát thực tế. Chàng xoa tay rồi trầm giọng :

- Thưa Thầy, tôi xin trân trọng những lời Thầy dạy. Nhưng hiện tôi phải biết cái kiến thức Tây phương đă. Chưa biết, nói ǵ đến bước sau! Nhưng c̣n phần Thầy, xin cho tôi hỏi một câu ...Tây Sơn cho giáo sĩ Gia Tô tự do đi truyền đạo. Vậy lư do ǵ cố Bá đa Lộc cứ một mực pḥ Nguyễn Ánh ?

Ngần ngừ, Nghị nh́n ra xa :

- Cố là người kín đáo, khi nói chỉ nói một nửa sự thật. Đấy là điều cố lại không nói, tôi làm sao biết được.

Thức không ép, mỉm cười, nghĩ thầm đến vai tṛ của Nghị như cánh tay phải cúa Bá đa Lộc. Nhớ lại buổi gặp thiếu tướng Coutanceau, Thức có cảm tưởng như Lộc đang đánh bạc. Lại đánh lớn, mang cả đời ḿnh ra để đặt cược. Rồi đặt vào cửa khó trúng nhất, chắc để “ được ăn cả, ngă về không ”. Nhưng ăn ǵ ? Nhất là đối với một kẻ tu hành như Lộc? Nghị bỗng lên tiếng :

- Chắc thầy cho rằng tôi biết mà không muốn nói. Thế, cũng đúng nhưng chỉ đúng một nửa. Lạy Chúa, ngày nào tôi biết hết, tôi sẽ không quên câu thầy hỏi hôm nay.

Nói xong, Nghị bước về phía cuối boong, tà áo chùng thâm phần phật tung bay trong gió biển. Thức nh́n theo, ḷng thoáng một niềm lo âu. Đă một năm rưỡi nay, chàng sống cạnh Nghị ở Pondichery, ra vào hàng ngày gặp mặt, thường chỉ chào nhau và nói dăm ba câu thăm hỏi. Chàng không hề biết ǵ về Nghị, nhưng ngược lại, Nghị biết gốc gác chàng. Nghị đă nói ǵ với Bá đa Lộc ? Câu Nghị hỏi, là hỏi cho Lộc hay cho Nghị ? Sao lại đợi đến lúc ở trong boong tầu chạy về Pháp thầy Nghị mới mớm lời ḍ xét ư định và chí hướng chàng ?

Thức ngẫm lại những biến cố một năm vừa qua. Sáu tháng sau khi đến Pondichery, Bá đa Lộc không thuyết phục được Coutanceau, nản ḷng đến độ viết thư về Macao, sẵn sàng giao lại Hoàng tử Cảnh cho Toàn Quyền Ypha Nho ở Goa. Việc này dẫn đến sự kiện là hơn một năm sau, vị này đă sẵn sàng gửi giúp Nguyễn Ánh 56 tầu chiến và lính tráng. Nhưng sau khi gửi thư đi ít lâu, Cossigny và d’Entrecasteau qua thay Souillac và Coutanceau. Lộc lại lấy lại hy vọng, năm lần bảy lượt lên gặp quan Toàn Quyền mới, hết sức vận động sự can thiệp quân sự giúp Nguyễn Ánh. Nhưng dù không hẳn là không đồng ḷng, đại tá Cossigny vẫn do dự, chỉ cử một chiến hạm đến vịnh Xiêm La thăm ḍ và t́m cách bắt liên lạc với Ánh. Cuối cùng, Lộc cho rằng phải về Paris th́ mới ḥng được việc, v́ đám quan chức ở đây dẫu cao cấp cũng chưa đủ thẩm quyền để tự quyết định ǵ theo ư ḿnh. Chắc là Nghị cũng đồng ḷng, nên tháng sau cả bọn đều lên tầu sang Pháp. Thức chép miệng, định bụng có một lúc nào sẽ hỏi lại Nghị câu Nghị hỏi chàng. Ngẫm nghĩ rồi biết là chẳng bao giờ Nghị đáp, chàng cười ḿnh vẩn vơ, chân chưa bao giờ đạp hẳn xuống đất để sống trong thực tế. Niềm lo âu trong ḷng Thức dần dần tan như những sợi mây vào bầu trời trên cao xanh ngắt. Nếu như Nghị có ác ư, Thức thầm nhủ, th́ dễ ǵ mà chàng đang đứng trên boong tầu này và ngắm những sợi mây kia.

*

Mất ba tuần lễ, Trọng Thức mới t́m được Emmanuel Sieyès. Dẫu là gặp lần đầu, Thức có cảm tưởng gần gũi v́ h́nh dạng Emmanuel giống hệt người anh song sinh là Charles-Antoine. Nghe chàng kể lại những phút cuối cùng trong đời Charles-Antoine ở Đa Phạn, Emmanuel lặng người đi, ngơ ngác, mắt như vô hồn thả vào khung cửa sổ nh́n ra Thánh đường Notre Dame. Emmanuel đứng dậy, bước ra đẩy cửa. Một đàn chim bồ câu ở đâu bay lên, cánh trắng chao nghiêng dưới ánh nắng vàng nhạt của buổi chớm xuân.

Hai người đi dọc đường St-Jacques về phía sông Seine. Bờ sông thấp thoáng những bông mimôsa vàng tươi đang độ đâm ra chào chúa Xuân của muôn loài tạo vật. Chỉ tay, Emmanuel buồn rầu nói :

- Anh tôi rất thích mimôsa. Chẳng hiểu có loại hoa này trên thiên đường cho anh không ?

Ngồi xuống ven bờ, Emmanuel nhặt dăm viên sỏi trắng ném xuống ḍng sông. Một lát sau, Emmanuel hỏi :

- Chắc anh cũng đi tu như anh tôi ?

- Không, tôi không theo đạo.

Emmanuel ngạc nhiên, nh́n Thức, nói :

-Lạ nhỉ. Vậy mà anh ở Đa Phạn với Charles-Antoine và giáo hữu ?

Thức thuật lại chuyện trốn tránh lính Chúa Trịnh, nhưng không nhắc đến Mai và những chi tiết dính dáng. Emmanuel nói trống không :

- Cứ gần đám có quyền hành là thế nào cũng có chuyện, trừ phi anh chịu chúng chi phối. Chắc anh làm chính trị ?

Thức không rơ Emmanuel nói làm chính trị là làm ǵ. Emmanuel giải thích :

- Nghĩa là tổ chức và vận động mọi người cùng một cách nh́n những vấn đề chung có tính xă hội.

Thức nghe, lắc đầu :

- Ở xứ tôi gọi thế là làm giặc. Và thường như vậy là phải sắm binh khi v́ thế nào quan quân nhà Vua nhà Chúa cũng đến đánh giết !

Emmanuel gật gù :

- Âu châu cách đây trăm năm cũng vậy. Nhưng nay th́ có khác đi được đôi chút, nhưng vẫn phải đề pḥng bọn cảnh vệ khủng bố.

Thức hỏi :

- Chẳng hạn viết sách như viết cuốn “ Công Ước Xă Luận ” của Rousseau có phải là làm chính trị không ?

- Có chứ. Nhưng chưa đến mức tổ chức. Chính quyền để Rousseau yên, nhưng đẩy cho ông ta bỏ xứ, tự lưu đầy, cuối đời phải đi chép tay những bản nhạc để kiếm ăn, rồi chết trong bệnh hoạn, đói nghèo ...

- Bên xứ tôi, sách có viết cũng chẳng thể in để phổ biến được. Thức thở dài, nói như than - ... mà dẫu có in, ngay những kẻ biết chữ cũng sẽ kéo bè để kết tội, bịt miệng người nghĩ khác, nói khác ḿnh. Và thậm chí bọn có chữ nghĩa c̣n bóp cổ những người suy nghĩ độc lập cho đến đứt hơi mà chết ngạt chứ chẳng đợi cho chết trong bệnh hoạn và đói nghèo. Bọn đó, chúng có biết chữ là chỉ biết có mặt chữ, chẳng cần chi đến nghĩa của chữ, bởi xưa nay chúng chuyên sáo tụng những cái hữu danh vô thực.

Nh́n Thức, Emmanuel chợt hỏi :

- Ở xứ anh, có được nửa số dân đi làm giặc không ?

- Không !

- Thế họ khoảng bao nhiêu ?

- Hai trăm năm nay, đời nào họ cũng khoảng mười phần trăm. Họ dấy quân, sắm vũ khí, không chịu sưu thuế, chống lại triều đ́nh.

Emmanuel lắc đầu :

- Thế chín mươi phần trăm c̣n lại là một đàn cừu dễ bảo ?

- Dễ bảo ư ? Vừa đúng, vừa sai. Ở trên cao, Vua Chúa th́ huưch tay đạp chân nhau. Nhưng từ Vua xuống đến quan th́ đúng. Rồi giữa các quan, họ đối kỵ ŕnh ṃ lẫn nhau để hất cẳêng nhau? Từ tỉnh, huyện xuống đến thôn làng, cũng dễ bảo! Nhưng trong mọi thôn làng, họ cũng lại so đo nḥm ngó, ai cũng cố chiếm cái miếng to trong đ́nh làng. Người ta bảo “ một miếng giữa làng bằng một sàng ở chợ ”.

Thức chua chát cười, tiếp :

- Anh có biết không, ở nước tôi, những kẻ thứ hạng cao trong làng chia nhau từng miếng cái đầu một con gà ngày đ́nh đám. Chúng tôi nhân phong tục này phát huy một nghệ thuật rất tinh xảo. Một cái đầu gà, chúng tôi có thể chặt thành ba mươi sáu miếng, từ miếng to đến miếng nhỏ. Miếng to nhất, dành cho tiên chỉ, thứ đến, là loại có đỗ đạt, rồi lần lượt lư trưởng, hương tuần ...

Ngẫm nghĩ, Emmanuel nói :

- Như vậy, dân tộc của anh là một đàn cừu có thứ bậc. Một tập đoàn nô lệ nhưng lại tôn ti trật tự ! Lặng lẽ nh́n Thức gật đầu, Emmanuel tiếp - Giá mà ngược lại, đàn cừu chỉ có mười phần trăm, c̣n lại làm giặc, nhưng không sắm khí giới, mà chỉ dùng lư lẽ th́ xứ các anh sẽ khá hơn nhiều ...

Emmanuel bâng quơ :

- Anh có đọc “ Emile ” của Rousseau chưa ? Nếu chưa, tôi đọc một đoạn anh nghe nhé ?

- ...

- “ Thầy bảo : không được làm thế này - Đứa trẻ hỏi : tại sao không được làm thế này ? - Bởi v́ làm thế là xấu - Xấu, làm ǵ là xấu ? - Làm xấu là làm những ǵ người ta cấm không cho làm - Làm những ǵ cấm th́ làm sao ? - Người ta sẽ hành phạt v́ bất tuân - Tôi sẽ làm sao cho người ta không biết - Người ta sẽ ŕnh ṃ - Tôi sẽ giấu - Người ta sẽ hạch hỏi - Tôi sẽ nói dối - Không được nói dối - Tại sao không được nói dối - V́ thế là xấu, v.v... Đó là ṿng luẩn quẩn tránh không được ” .

Thức ngẫm nghĩ, rồi nói :

- Viết như thế, ở xứ tôi chính quyền nào cũng sẽ chu di tam tộc kẻ viết. Toàn là những vấn đề không ai có quyền đặt ra mà hỏi. Chẳng đứa trẻ nào dám nói ngược lại thày cả. Cái khuôn đời trước đặt lên đời sau, không cho cựa quậy, trói con người trong trăm thứ bổn phận, cuối cùng tất cả thành nô lệ.

Nh́n Thức, Emmanuel thủng thẳng :

- Cái ghê gớm nhất là sự nô lệ của ḿnh với chính ḿnh. Một thứ nô lệ nhưng cứ có ảo tưởng là chủ nhân ông. Tôi lại đọc Rousseau để anh nghe nữa :

“ Con người sinh ra vốn tự do, nhưng rồi sống trong ḱm kẹp ở khắp nơi. Kẻ nghĩ ḿnh là chủ tể của người khác cũng nô lệ không kém ǵ những người nô lệ cho họ. Làm sao sự chuyển hóa đó thành h́nh ? Tôi không biết. Nhưng cái ǵ đă khiến sự chuyển hóa có cơ sở lư lẽ của nó ? Tôi nghĩ rằng có thể giải quyết vấn đề này ”

Thức đứng lên, bước về phía nhà thờ, đầu mông lung. Emmanuel đi bên cạnh, miệng vui vẻ :

- Này anh bạn, cả nước Pháp sẽ gặp một cơn địa chấn v́ những lời tôi vừa đọc đấy. Không chừng cơn địa chấn này lây qua cả Âu châu nữa. Nó đặt thành vấn đề cái trật tự của thời kỳ trung cổ trước bước tiến của tư duy hiện nay.

- ...

- Tôi sẽ mua tặng anh cuốn “ Phương pháp luận ” của Descartes. Anh có đọc chưa ?

Thức lắc đầu. Vỗ vai Thức, Emmanuel kéo vào một nhà bán sách ở Place St-Michel rồi chúi đầu lục lọi trên những kệ xếp đầy ắp sách. Thức nghĩ trong bụng, bao giờ mới có một nhà bán sách ở Thăng Long? Sách vở trong nước chép tay truyền nhau, đem ra gom qua góp lại chẳng có được bao nhiêu, lại là loại sách Tống nho đă mang những lớp bụi bặm của năm trăm năm về trước rồi. Chàng mủi ḷng, để mặc Emmanuel loay hoay, buồn bă bước ra cửa. Emmanuel chạy theo, gọi :

- Anh bạn, chờ một tí. Tôi t́m ra sách rồi. Thêm được cả cuốn Tư Duy của Pascal. Giúi sách vào tay Thức, Emmanuel thành khẩn nói - ... đây có lẽ lả những món quà quí nhất nước Pháp chúng tôi dành cho bạn.

*

Sau khi sắp đặt nơi ăn chốn ở cho mọi người ở tu viện St-Victor, Nghị đốc thúc một số người trong đoàn đi học. Qua trung gian của tu viện, Nghị ghi danh cho Thức tham dự những buổi giảng triết học và thần học ở Sorbonne. Về phần Bạch, sau khi thụ lễ rửa tội, Bạch được cho đi học về Vật lư và Thiên văn. T́nh cờ một hôm bắt gặp Thức đang cầm cuốn “ Phương pháp luận ” trong tay, Nghị giở sách, trầm ngâm một lát rồi bảo :

- Thầy đọc sách này nên kín đáo, đừng phô ra mà gặp khó khăn.

Hỏi lư do, Nghị không nói, dặn Thức là muốn dùng thời gian đi nghe giảng ở Sorbonne hay làm ǵ cũng được, chỉ nhớ là tối phải về tu viện, tiếp tục dạy Hoàng tử Cảnh chữ Hán.

Trong thời gian đó, cố Bá đa Lộc đă bắt liên lạc với Đức Cha Vermont xưa kia ở Áo đă kèm dạy Marie-Antoinette, hôn thê của Đức Vua. Lộc tranh thủ được sự ủng hộ của Giám Mục Dillon và quan Kiểm Sát Loménie trong triều đ́nh Pháp. Dẫn Cảnh đi đây đi đó trong những buổi họp mặt của đám quí tộc, cuối cùng Lộc được Đức Vua Louis XVI nhận cho tiếp kiến vào đầu tháng 5 năm 1787, mặc dầu lúc ấy t́nh h́nh chính trị nước Pháp đang sôi nổi v́ những buổi nghị họp của Đại Hội Thân Hào Quí Tộc.

Sau những giờ nghe giảng ở Sorbonne, Thức thường ghé thăm Emmanuel, nhiều khi đi với nhau cả ngày, gặp gỡ chuyện tṛ với rất đông người. Nước Pháp đang sống những giờ phút báo hiệu một cơn giông băo mà ngọn gió đầu thổi lên từ những tư tưởng reo mầm trong thời kỳ Phục Hưng. Hàng tuần, một số người trí thức tiến bộ gặp nhau ở chủng viện Jacobin nằm góc đường St-Honoré. Họ gọi nhau là công dân. Công dân Emmanuel Sieyès, công dân Saint-Just, công dân Dumas ...Họ tập hợp lập “ Hội bằng hữu cho Hiến Pháp ”. Hội sau này nhận cả “ công dân ” Trọng Thức. Thức rất ngạc nhiên, bảo ḿnh đâu phải người Pháp. Họ cười. Công dân trừu tượng hơn Thức tưởng : công dân là người sống trong một xă hội họ đồng thuận, không phải đơn thuần chỉ là một cá nhân có gốc gác chủng tộc. V́ thế, công dân Thức có quyền cũng họp cũng bàn về cái xă hội anh đang sống trong đó. Thời gian đó, họ luận về Quyền con người và Quyền công dânmà theo Sieyès phải là những quyền hạn cơ bản “ ... cho bất cứ quốc gia nào, ở bất cứ thời điểm nào ”.

Đối với những hội viên của câu lạc bộ Jacobin, người ta sinh ra vốn tự do và b́nh đẳng, và từ đó có những quyền tự nhiên không một quyền lực nàotước đoạt được. Đây là điều ai cũng coi như lẽ hiển nhiên không cần phải bàn căi, và là điều căn bản trong Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ quốc vào năm 1776. Nhưng Emmanuel Sieyès không chịu ngừng ở đấy, cho rằng bản Tuyên Ngôn trên vẫn giữ h́nh ảnh những quyền lực của chế độ cũ, không thể phù hợp với “ một nhân dân có chủ quyền tối thượng toàn diện ”. Trong điều kiện này, cần “ phải đổi hoàn toàn bản chất và tinh thần của một bản tuyên ngôn mới. Bản tuyên ngôn này không là một sự nhượng bộ, một trao đổi, một thoả hiệp hay một khế ước giữa một quyền lực với một quyền lực khác ... Chỉ có một quyền lực, là quyền lực của của nhân dân mà thôi ”.

Cách nh́n của Sieyès khiến nhiều người ngỡ ngàng. Ông nhấn mạnh sự phân biệt quyền tự nhiên của cá nhân và quyền công dân, con người tham gia tích cực vào xă hội. V́ vậy, quyền tự nhiên dẫu căn bản, nhưng không thể đồng hóa với quyền xă hội của công dân. Ở đây, xă hội dựa trên Hiến chương, một công ước của tập thể cá nhân tạo ra xă hội. Theo Sieyès, Hiến chương này thể hiện dân ư, nghĩa là cái ư chí phổ quát và toàn diện tạo ra xă hội. Tự thân nó chính là chủ quyền, một quyền tối thượng không tước đoạt, phân chia hay hủy diệt được. Dân ư, thể hiện qua Hiến chương, giữ vai tṛ cơ bản trong phương thức Lập pháp, tách bạch phân quyền với Tư pháp và Hành pháp.

Nghe Sieyès tŕnh bày ư kiến của ḿnh xong, một người mặt mũi xương xẩu, để ria mép, nhẹ nhàng hỏi sau khi tự giới thiệu tên ḿnh là Condorcet :

- Chủ quyền tối thượng đó nếu là chủ quyền toàn dân, th́ làm cách nào biết được là dân ư nếu không dùng thể thức trưng cầu. Như vậy, rất là ôm đồm và phức tạp, làm sao điều hành xă hội được ?

Sieyès ngẫm nghĩ rồi trả lời:

- Nếu chủ quyền là chủ quyền quốc gia, th́ dân bầu ra đại biểu, đại biểu họp nhau lại soạn thảo Hiến chương và quyết định Luật pháp.

Người để ria mép lại lên tiếng :

- Theo Rousseau, chủ quyền và dân ư là một. Dân ư không thể chuyển nhượng ; v́ thế chủ quyền chỉ có thể tự nó đại diện cho nó. Hiến chương và Luật pháp là tuyên chỉ của dân ư cho nên không thể dùng thể thức đại biểu nghị viện để xác định ra... Và chỉ có một chủ quyền là chủ quyền của toàn dân. Có toàn dân, rồi mới có quốc gia. Quốc gia chỉ thành một thực tế như là sự thể hiện của dân ư.

Cuộc tranh luận về dân chủ có thể qua hệ thống đại biểu hay bắt buộc phải là dân chủ trực tiếp diễn ra sôi nổi. Nó kéo dài cả tháng. Thức ngạc nhiên thấy mỗi diễn giả đều có thời gian nói hết điều ḿnh suy nghĩ. Những điều này được đào sâu, phê b́nh, phán xét dưới mọi góc độ. Kẻ chê, người khen, kẻ chống, người theo, đều không v́ thế mà mất đoàn kết, vẫn luôn luôn lịch sự, thẳng thắn chỉ trích, vui ḷng nhận thiếu xót, và cùng nhau đúc kết những tư tưởng, quan điểm làm của chung. Họ không tị hiềm đố kỵ - Thức thầm nhủ trong bụng - và không hẹp ḥi hợm hĩnh như những kẻ sĩ hám danh lợi Thức đă gặp suốt từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài.

Một tối, khi ra về với Sieyès, Thức nghe tiếng gọi sau lưng. Condorcet vui vẻ mời hai người đi ăn tối. Thức lại càng ngạc nhiên khi biết Condorcet là hầu tước, người thuộc đẳng cấp quí tộc tức là đẳng cấp đang thống trị ở nước Pháp. Condorcet tinh nghịch hỏi Sieyès : “ ... ông bạn giấu chiếc áo chùng tu hành đâu rồi ? ”. Emmanuel hóm hỉnh trả lời : “ ... tôi gửi lại thiên đường, đợi sau này mới đến lấy ”. Th́ ra chính Sieyès là một tu sĩ cấp cao ở tu viện Charte mà chàng không biết. Ông thuộc đẳng cấp tăng lữ, tức cũng là đẳng cấp đang thống trị.

Trong gió đêm thốc cái lạnh bên bờ sông Seine, Thức mủi ḷng nhớ đến đất nước ḿnh, nước mắt ứa ra chảy ṛng ṛng. Chàng kín đáo đưa tay quệt, vẫy tay chào bạn, rồi tách ra men theo đường St-Jacques quay về tu viện St-Victor.

*

Sau khi triều kiến Vua Louis XVI, Bá đa Lộc t́m cách làm thân với đám sĩ quan, viên chức và một số quí tộc kề cận Vua. Hoàng tử Cảnh mặc trang phục kiểu Âu, trở thành một nhân vật thu hút những ṭ ṃ, được hoàng hậu Marie-Antoinette vời đến làm vui cho đám khách khứa ở điện Versailles. Khách đến từ mọi nơi, nhiều nhất là từ Áo. Cả đàn ông lẫn đàn bà, họ đội tóc giả, má phấn môi son, xông nước hoa ngào ngạt. Họ thường ăn tối rất muộn, thức khuya uống rượu, rồi nhảy múa theo tiếng nhạc ḥa âm của dàn nhạc gồm ba chục nghệ nhân. Trưa trưa, họ ngồi tán chuyện gẫu, trầm trồ khen lẫn nhau về những món trang sức hiếm hoi, những kiểu mũ, hoặc những kiểu áo quần mới. Thỉnh thoảng lắm họ mới bàn đến chính sự, nhưng chỉ xoay quanh chuyện Hội Đồng Thân Hào Quí Tộc vừa họp đă nhất định không chịu nộp thêm thuế cho Vua đang ở trong một t́nh trạng tài chính thâm thụt. Họ trách đẳng cấp tăng lữ, và phàn nàn rằng chính những thầy tu là những kẻ trách nhiệm làm mất ổn định của Vương Quốc.

Hồ văn Nghị thường tránh mặt mọi người ở điện Versailles, chỉ cặm cụi làm việc với Bá đa Lộc. Phần Trọng Thức, Bạch và André Tân, họ phải tháp tùng Hoàng tử Cảnh. Riêng Thức và Bạch, Bá đa Lộc ép họ ăn mặc kiểu triều phục, đội mũ cánh chuồn, mặc áo thắt đai, đi ủng, để “... gây thích thú cho quan khách ” như Lộc vừa cười vừa nói. Thức phải nghe, nhưng có cảm tưởng ḿnh chẳng khác ǵ một con khỉ làm tṛ mua vui cho thiên hạ.

Buổi đầu thu, lá đă loáng thoáng chớm vàng trên những ngọn cây mọc ven rừng ở quanh điện. Từ dăy pḥng dành riêng cho đám khách đến “ từ Viễn Đông ” nh́n xuống là vườn tược được cắt tỉa gọn ghẽ theo những đồ h́nh đối xứng rất đẹp mắt. Phía sau vườn, một ao nước h́nh tṛn có ṿi phun nước lên cao, chung quanh ao là những bức tượng đàn bà khỏa thân to bằng người thường, nằm ngửa ra trong tư thế mời đón. Mỗi lần dẫn Hoàng tử Cảnh đi qua, Lộc lại trỏ tay vào những bức tượng, tay khẽ béo tai, miệng cười khềnh khệch.

Vào giữa trưa, Bá đa Lộc và Nghị hộc tốc lên chiếc xe bốn ngựa kéo chạy vào điện Tuileries trong Paris, chỉ dặn Thức cứ lưu lại với Hoàng tử Cảnh ở Versailles đợi. Cảnh đứng vẫy tay, mếu máo nh́n theo. Hoàng hậu Marie-Antoinette cho gọi, Thức lại cùng Bạch đưa Hoàng tử lên. Marie-Antoinette xoa đầu Cảnh, vừa cười vừa nói :

- Ta nghe nói cậu bé sắp phải về Vương quốc của cậu rồi. Bây giờ, cậu muốn ǵ, ta chiều ḷng cậu.

Cảnh ngước mắt, bập bẹ :

- Kẹo, cho tôi kẹo !

Thị tỳ bưng ra một hộp vuông đầy những viên kẹo bọc đường, tṛn nhỏ như đầu ngón tay cái, đủ màu sắc, thơm mùi bạc hà. Cảnh nhón một viên, mắt sáng lên, bỏ vào miệng mút. Marie-Antoinette cười :

- Cứ ăn nữa đi, của cậu cả đấy ...

Cảnh cám ơn, tay lại thọc vào hộp kẹo, bỏ lên miệng. Bỗng Cảnh ngă ngửa ra, ú ớ, rồi kḥ khè như tắt thở. Tham ăn quá, Cảnh nghẹn. Bạch cuống lên, chạy lại lấy tay vỗ vào lưng Cảnh. Nghe Marie-Antoinette kêu, bọn thị tỳ đùng đùng xô nhau kéo vào. “ ... Lấy cho chút nước, nước đâu cho nó uống ?”. Không có nước, họ đổ rượu chát. Một người đứng tuổi, cao lớn, nắm lấy chân Cảnh xách lên, đầu quay ngược xuống đất. Cảnh ọe ra, thoát chết ngạt. Marie-Antoinette phe phẩy quạt, miệng nói “ Lạy Chúa tôi, may quá ...”.

Tối hôm ấy, Cảnh sợ không dám ăn ǵ nữa, đ̣i đi ngủ sớm. Thức ra đứng ở hành lang, nh́n ánh trăng trong xanh vừa vặn treo lơ lửng ngang đầu. Thế là đă bảy tháng chàng đặt chân đến Paris. Bỏ những buổi giảng nhàm chán ở Sorbonne, về sau chàng thường cả ngày ở Câu lạc bộ Jacobin, thảo luận với những hội viên kéo đến từ khắp nơi. Gần gũi với Marat, nhà báo in tờ “ Bạn Dân ”, chàng ban đầu ngạc nhiên, rồi sau cảm thấy sức mạnh của phương tiện truyền thông này. Báo ra hàng tuần, vừa thông tin, cũng lại vừa đem những vần đề lớn ra viết một cách dễ hiểu để quảng bá những tư tưởng mới. Marat bảo : “ ... chúng tôi là chất xúc tác, những con người thật sự thay đổi xă hội Pháp là những kẻ không có bánh ḿ ! ” .

Thời đó, nạn đói kém khá phổ biến không những ở nông thôn mà ngay trong thành thị với nạn thất nghiệp tràn lan. Nông dân đóng từ 40% đến 60% địa tô cho chủ đất, từ 10% đến 30% thuế thập phân cho nhà thờ, và thêm một khoản thuế cho nhà nước đôi khi cũng xấp xỉ khoản địa tô. Tóm lại, họ trắng tay, chỉ đủ ăn cho nửa năm ! Đó là đẳng cấp bị trị - Sieyès gọi là “ đẳng cấp thứ ba ” - chiếm tuyệt đại đa số. Tầng lớp thống trị gồm đẳng cấp quí tộc và đẳng cấp tăng lữ. Họ vừa từ chối chính sách thuế mới có phần phụ thu lănh thổ. Marat tiên đoán là Vua Louis XVI phải tranh thủ “đẳng cấp thứ ba” để t́m cách ép buộc đám quí tộc và tăng lữ. Sieyès ngờ vực, bảo : “ Đẳng cấp thứ ba là cả một dân tộc bị xiềng xích và áp bức. Làm sao họ có thể thỏa hiệp với kẻ đi xiềng xích họ được ? ”. Saint-Just trầm ngâm, giọng cương quyết : “ Phải sửa soạn. Đến lúc đó, ta sẵn sàng cướp lấy thời cơ xây dựng một xă hội mới, một thể chế mới, một quyền lực mới ... ”. Những ngày sau đó, vần đề được thảo luận xoay quanh hai sự việc : tu chính bản “ Tuyên ngôn Quyền con người và Quyền công dân ” và h́nh thành một quan điểm chung về Hiến chương.

Không biết từ đâu đến, b́a rừng cạnh Versailles vang lên tiếng từng đàn cú rúc nghe nổi gai ốc. Tiếng cú ngưng lại, một lúc sau lại nổi lên, kéo dài ra, đập vỡ cái yên b́nh sang trọng của nơi quyền quí. Thức bỗng nghe văng vẳng tiếng thút thít. Chàng lần đến, đẩy cửa pḥng bước vào. Hoàng tử Cảnh thức giấc, lao xuống giường rồi chúi vào một góc, khóc một ḿnh. Thấy Thức vào, Cảnh nức nở hỏi :

- Cố ở đâu ?

Cảm thấy xót thương trong ḷng, Thức từ tốn :

- Cố vào Paris ! Thôi đi ngủ đi, khuya rồi ...

Thức đến, hai tay bế Hoàng tử Cảnh lên, tiếp :

- Mai Cố sẽ về, ngủ đi.

Vừa lúc đó, Tân và Bạch nghe lịch kịch cũng bước vào. Bạch ở lại pḥng, dỗ Cảnh, và ngủ lại luôn tại đó.

Thức quay ra hàng hiên, tay cầm ngọn nến đang cháy, trở về pḥng ḿnh. Lật đật theo sau, Tân gọi Thức rồi rảo bước đi cùng.

- Lạy Chúa, chắc sắp về nước rồi, ông Thức ạ ! Cố Bá đa Lộc vui vẻ lắm, thế nào Đức Vua ở Pháp đây cũng sẽ ủng hộ Vương công ta ...

Thức lẳng lặng mỉm cười không đáp. Tân lại nói :

- ... và thế là chẳng có khó ǵ đuổi Tây Sơn lấy lại cơ đồ họ Nguyễn.

Nghĩ đến mảnh đất từ Thuận Hóa vào đến Gia Định - cái cơ đồ ấy nói ra miệng cứ như là của riêng một họ tộc - Thức bực ḿnh, định hỏi Tân là lấy lại cơ đồ để cho ai th́ tiếng cú lại rúc lên, lần này nghe như một bản đồng ca lạc điệu.

*

Bá đa Lộc cho xe lên đón Hoàng tử Cảnh về Paris hai ngày sau, gấp làm một số việc theo lời yêu cầu của quan chức ở điện Tuileries, nhất là việc ước tính chi phí cho cuộc viễn chinh của Pháp ở Cochinchine. Vừa vào sân tu viện St-Victor, Nghị xuống đón, kéo Thức ra một chỗ rồi nói nhỏ :

- Việc xưa thầy có hỏi, nay mười phần tôi biết được quá tám, để thuận tiện sẽ nói lại ...

Đến trưa, Thức rời tu viện đi đến nơi hội họp của Câu lạc bộ Jacobin. Không khí ở đấy hôm nay nghiêm trang hơn b́nh thường, ai nấy đều như chờ đợi một sự việc quan trọng. Nh́n quanh, những nhân vật chủ chốt của hội đều có mặt, kể cả những người vốn ít kề cà như Robespierre, Danton ... Ngoài ra, c̣n có cả một số những nhân sĩ có tiếng nhưng là người ngoài hội được mời tham dự. Trong đám đó, phải kể Lafayette, đi kèm có Thomas Jefferson, hiện làm lănh sự Mỹ ở Paris, là kẻ đă soạn thảo Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ quốc mười năm về trước.

Đang đứng một góc, Condorcet đến sau lưng Thức, tay vỗ vai, miệng tươi cười :

- Chào bạn, bạn đến nghe bản Tuyên Ngôn nhưng chắc thân với Sieyès, bạn đă rơ nội dung rồi ...

Thức bắt tay Condorcet, lắc đầu. Mắt hướng lên bục, Condorcet nhếch mép, nói vào tai Thức :

- Đây là kết tinh của tư tưởng Khai Sáng, và sẽ đánh thức toàn cầu trong ba thế kỷ tới ...

Đúng lúc ấy, Sieyès bước lên bục, cười vẫy tay chào Thức, rồi lẳng lặng đeo kính, mở chiếc cặp bằng da. Người đứng ra giới thiệu là Marat. Ông ta người tầm cỡ, tóc đen nháy, mắt trông như lúc nào cũng mơ mộng, nhưng giọng nói chậm răi chắc nịch :

-Bản dự thảo của “ Tuyên ngôn Quyền con người và Quyền công dân ” là công tŕnh tổng hợp những buổi hội thảo tại câu lạc bộ từ một năm nay. Nó dựa trên nguyên lư sau : con người vốn tự do; con người dấn thân vào xă hội không mất tự do tư riêng, lại c̣n tự do hơn cả sự tự do ở trạng thể tư riêng. Sự tự do đó là kết quả của tiến tŕnh mang quyền tự nhiên của mỗi con người ra để mọi người trong xă hội bảo đảm thành những quyền “ xă hội ”. Từ sự chấp nhận tha nhân có cùng một số quyền đó như bản thân ḿnh, mỗi người công dân đă đồng thời tự giác những nghĩa vụ của ḿnh đối với xă hội.

Đến lượt ḿnh, Sieyès nh́n cử tọa, rồi đọc bằng một giọng trang nghiêm:

“ Con người sinh ra và có quyền sống tự do, cũng như b́nh đẳng. Mọi phân biệt xă hội chỉ có thể dựa trên cơ sở ích lợi chung cho xă hội.

- Mục đích của mọi hội đoàn chính trị là ǵn giữ những quyền tự nhiên không hủy diệt được của con người. Quyền đó là quyền tự do, tư hữu, an ninh và quyền chống trả áp bức.

...

- Tự do có nghĩa là có thể làm tất cả những ǵ không phương hại đến người khác : như vậy, thể hiện quyền tự nhiên của mỗi người chỉ có giới hạn ở chỗ nó bảo đảm cho mọi người trong xă hội cùng thụ hưởng quyền tự nhiên đó. Giới hạn đó được xác định bằng luật pháp.

...

- Luật pháp là biểu hiện của dân ư ... và áp dụng cho mọi người như nhau.

...

- Ai cũng phải được coi là trắng tội khi chưa đem xét xử và bị kết án.

...

- Tự do thông tin tư tưởng là một quyền quí báu nhất của con người.

...

- Mọi xă hội trong đó không có sự bảo đảm về quyền con người, không xác định sự phân quyền, là xă hội không có hiến pháp.

... ”

Sieyès đọc xong, bỏ kính xuống. Trong pḥng, sự im lặng bao trùm lấy gần trăm con người, nét mặt khẩn trọng, nghiêm trang. Từ góc pḥng, một người râu ria xồm xoàm bật dậy, miệng hô lớn “ nước Pháp muôn năm ! ”. Mọi người vỗ tay, kéo ghế, đứng lên. Có kẻ chạy lại ôm hôn Sieyès, nước mắt đầm đ́a. Một người đề nghị kéo chuông nhà thờ, nhưng Robespierre cản lại. Ông lạnh lùng bảo : “ ... không thể báo cho nhân loại một thời đại mới bằng những tiếng chuông cũ đă hoen rỉ !”.

Tối hôm đó, từng đám kéo nhau lên xe đi về tư dinh của hầu tước Condorcet ở vùng Bourg- la Reine, để chào mừng ngày lịch sử vừa mở ra cho xă hội Pháp một kỷ nguyên mới. Lafayette, người anh hùng đă tham dự chiến tranh đ̣i độc lập của Mỹ, rủ Jefferson đi theo. Nâng cốc rượu, Jefferson trịnh trọng :

- ... Xin thêm vào bản Tuyên Ngôn là xă hội có nghĩa khi nó nhằm mục đích mưu cầu hạnh phúc cho mọi con người đă đồng thuận cùng nhau lập ra xă hội.

Sieyès trầm ngâm, nh́n Saint-Just, rồi nói :

- Tôi vẫn băn khoăn, sợ rằng đôi khi quyền tự do tư riêng có thể mâu thuẫn không khoan nhượng với quyền tự do đặt trên b́nh diện một tập thể như quốc gia chẳng hạn. Trong trường hợp đó, ai giải quyết ? Giải quyết làm sao ?

Chen vào, Marat vừa vỗ vai Sieyès, vừa lạc quan :

- Quyền tự do khi đă thành quyền xă hội, th́ tất nó là dân ư. Đă thế, cái mâu thuẫn bạn vừa đề cập không thể có được về mặt thuần lô-gích.

Condorcet nh́n ngờ vực, hỏi :

- Làm thế nào biết là dân ư ? Bản Tuyên Ngôn dựa vào sự hiển nhiên và tính phổ quát, nên nếu mang nó ra trưng cầu ư kiến trực tiếp, có thể nó được nhất trí thông qua. Nhưng điều hành bộ máy xă hội không thể ngưng ở những nguyên tắc tổng quát. Khi lập hiến, ta phải đào sâu chi tiết. Khi lập pháp, cũng vậy. Với lập hiến - lập pháp, vấn đề kỹ thuật c̣n lại là làm sao có được một thể chế để xác định dân ư...

Cuộc thảo luận tiếp tục, càng lúc càng sôi nổi. Thức có cảm tưởng là cái nh́n của hội viên Câu lạc bộ Jacobin tương đối cực đoan, đặt xă hội nặng cân hơn là cái tổng số trọng lượng của mọi cá nhân cùng nhau tạo ra xă hội. Câu nói của Jefferson bỗng lại vang lên trong tâm trí Thức. Chàng hồi tưởng đến Dương Quang. Phải chi Quang có mặt hôm nay ! Vết sẹo đâm xuống chân mày bỗng nhiên giựt lên, Thức thoáng nghe tiếng ŕ rầm : “ Ta có ở đây chứ, chú em không biết à ? Ta có, v́ là chú em ở đây đấy ... Hát đi, này con chim cánh đen, mỏ vàng mày nhọn. Cựa vàng mày sắc. Cái lồng nhốt mày làm bằng nan mục nát. Cứ phá cho tan, rồi bay ra, bay xa”.

Ngửng mặt lên nh́n những ánh sao lóng lánh ở chân trời tím thẫm, Thức bồi hồi. Chim muốn bay ư ? Phải biết cách đập cánh. Và đừng sợ khoảng không. Hăy lao ḿnh lên, bằng t́nh yêu công lư và ḷng can đảm. Đó là điều kiện cần. Nhưng để đủ, phải đắp cánh bằng trí tuệ. Âu Châu đă xây dựng một nền văn hóa nhân văn cách đây hai thế kỷ. Một trăm năm nay, văn hóa đó thăng hoa bằng triết học duy lư. Và sau đó, tư tưởng thời Khai Sáng đă thực sự mở ra một kỷ nguyên mới. Như vậy, chim đă đủ khả năng bay chưa ? Những cái nan tre đan lồng chim đang từng cái một mục ra, xiêu vẹo rồi gẫy đổ trước đôi cánh của loài chim tự do đập lên t́m hạnh phúc trong một xă hội tôn trọng công b́nh và nhân phẩm.

Thức thấy thân ḿnh bốc lên không trung, bay về hướng một v́ sao sáng nhất ở góc trời Đông.

*

Sáng hôm sau, Thức rời Bourg-la Reine quay về Paris. Vừa bước chân vào tu viện, Nghị gọi giật giọng, mặt hầm hầm :

- Thầy vào đây ! Vào ngay !

Trong pḥng làm việc dành cho Bá đa Lộc, Tân và Bạch đă ngồi sẵn đấy, trông vẻ không vui. Lộc vừa nổi một trận lôi đ́nh, mắng mỏ mọi người, rồi lại tất tưởi lên xe ngựa chạy vào điện Bourbons, giao cho Nghị khu sử những việc c̣n lại. Không mời Thức ngồi, Nghị quát :

- Đêm qua thầy ở đâu ? Đă dặn là đi đâu th́ đi, cứ tối th́ phải về tu viện rồi! Thầy ở đâu ?

- ...

- Thầy ở đâu, tôi không biết nhưng tôi biết thầy giao thiệp với ai, đi lại với bọn vô thần, lăng nhăng lít nhít ...

Làm như chợt nh́n thấy Tân và Bạch, Nghị dịu giọng, rồi xua tay mời họ ra. Sau đó, Nghị ghé sát vào tai Thức, th́ thào :

- Tại sao người Pháp cứ một mực phù trợ cho Nguyễn Ánh là nằm trong này ! Đây, thầy xem ...

Thức mở ra. Đó là một tờ tŕnh của Bá đa Lộc, đề tựa là “ Ghi nhớ về ủng hộ việc thường trú ở Cochinchine”. Thức chăm chú đọc :

“...Cán cân chính trị ở Ấn độ có vẻ đă nghiêng hẳn về phía Anh quốc, có thể coi như rất khó mà kéo về thế quân b́nh. Cho nên, có lẽ thường trú đóng ở Cochinchine sẽ là, trong số các đề án, một đề án chắc chắn và hữu hiện.

...

1- Đó là cách phá hại để làm yếu đi thương mại của Anh quốc. Ở thời b́nh, chúng ta làm giảm lợi nhuận người Anh làm được qua thương mại với Trung Hoa, bởi v́ ở Cochinchine, ta có thuận lợi thông thương với Trung Hoa nhưng chi trả tốn phí rẻ hơn.

2- Ở thời chiến, từ Cochinchine ta có khả năng dễ dàng cấm thương vận của các quốc gia Âu châu thù nghịch với ta; bởi v́ đóng giữ cửa Vịnh, hay chắc hơn nữa giữ cửa khẩu tiếp liên với Quảng Đông, chúng ta có thể ngăn cản xuất cũng như nhập của bất cứ ai.

...

6- Chúng ta ngăn chặn dễ dàng dự án của Anh Quốc là phát triển về phía Đông.

... ” .

Trả lại tờ tŕnh, Thức xoa tay, nói nhỏ trong miệng điều ǵ nghe không rơ. Nghị trầm ngâm, đến bên cửa sổ, khẽ hé mành nh́n ra ngoài. Quay trở lại, Nghị nh́n Thức, trầm trọng nói :

- Nhưng đây, đây mới là điều tôi không ngờ tới ...

Nghị ch́a tay đưa cho Thức một văn bản viết tay. Thức ngần ngại đỡ lấy, nh́n Nghị ḍ hỏi.

- Thầy cứ đọc đi. Đây là dự thảo tôi mới chép lại. Rồi thầy cho tôi biết ư thầy ...

Bản văn mang tên “ Đề ước Liên Minh ... ” gồm mười điều, trong đó Vua nước Pháp sẽ gửi qua bốn tầu chiến, một ngh́n hai trăm lính bộ, hai trăm pháo binh và hai trăm năm mươi lính Phi Châu được trang bị đầy đủ. Ngược lại Vua Cochinchine sẽ nhượng hẳn chủ quyền của cảng Hội An và Côn Đảo cho nước Pháp. Khi nước Pháp có chiến tranh với bất cứ nước nào, Cochinchine phải giúp lại nước Pháp lính bộ, lính thủy, tầu chiến ,vv... Ngoài ra, nước Pháp độc quyền thương mại ở mọi nơi trên lănh thổ, không phải trả bất cứ lệ phí nào, và có quyền cấm tất cả tầu ngoại quốc - tầu buôn cũng như tầu chiến - vào lănh thổ Cochinchine trừ phi được nước Pháp cấp thông hành.

Ngửng lên nh́n Nghị, Thức thở dài :

- Nhưng chắc ǵ Nguyễn Ánh lại chấp nhận Đề ước này ?

Nghị nói, tay vân vê tràng hạt, mắt nh́n xuống đất :

- Ánh đă nhận nhượng chủ quyền Hội An và Côn Đảo cho Pháp. Tôi có hỏi André Tân. Chính Tân đă dịch tờ ủy nhiệm này của Nguyễn Ánh cho cố Lộc và khẳng định là trong đó có ghi rơ những điều này.

- Ngoài độc quyền thương mại, nước Pháp lại c̣n có thể cấm mọi tầu buôn và tầu chiến nước ngoài đến nước ta th́ vấn đề mất chủ quyền rộng hơn là nhượng hẳn Hội An và Côn Đảo ...

Nghị th́ thào :

- Ánh chỉ nhận độc quyền thương mại của nước Pháp trên lănh thổ, không nói đến chuyện bắt tầu bè phải có thông hành của Pháp mới được nhập cảnh.

Im lặng một lúc lâu, Nghị lo âu, hỏi :

- Thầy nghĩ sao ? Phải làm ǵ ?

Thức trấn an Nghị, nói rằng nước Pháp đang bước vào một giai đoạn chuyển đổi quyết liệt. Ngoài ra, nền quân chủ đang khủng khoảng tài chính, nên dẫu có kư kết đề ước ǵ đi nữa th́ chắc là cũng vô hiệu v́ không thi hành được. Nghe Thức nói, Nghị cứ lắc đầu thở dài sườn sượt. Một lát, Thức hỏi :

- Ngoài vấn đề chủ quyền, Thầy c̣n lo ǵ ?

Làm dấu thánh giá, Nghị rầu rầu :

- Lạy Chúa, đừng để cho giáo hữu mắc vào cái tiếng là cấu kết với ngoại nhân mang nước ta đi bán rẻ ! Chỉ việc này xảy ra, tất sẽ hại đến danh Chúa cả sáng không biết đến bao nhiêu đời sau.

Vừa lúc đó, có tiếng xe ngựa lọc cọc lăn trên sân gạch. Nghị lại vén mành cửa sổ. Trong sân, Bá đa Lộc vừa xuống xe, nét mặt rạng rỡ, bảo phu đợi để đi ra điện Versailles. Nghị khẽ đẩy Thức ra ngoài, hẹn sẽ cho Thức biết diễn biến, và dặn “... thầy nghĩ hộ, làm sao để chuyện kư kết Đề ước đừng xẩy ra ”.

Thức lánh vào pḥng bên khi Lộc cất tiếng gọi Nghị. Từ tầng trên, Hoàng tử Cảnh chạy xuống thang, miệng reo ầm ĩ. Bá đa Lộc bồng Cảnh lên, âu yếm hôn vào má, rên rỉ “ Quốc Vương bé nhỏ của ta ! Quốc Vương bé nhỏ của ta ! ”. Mắt ánh lên một thứ lửa đang chuyển sang màu đỏ của những ly rượu lễ, Lộc ôm Cảnh chui vào xe, thuận tay dập cửa mạnh đến nỗi con ngựa kéo cất vó nhảy lồng lên.

*

Nghe Thức tŕnh bày xong, mọi người im lặng. Marat nhồi thuốc vào tẩu, châm lửa, nhả một bụm khói vào khoảng không, đưa mắt nh́n.

- Với t́nh trạng hiện tại, nước Pháp chẳng có khả năng can thiệp, đừng nói là đi t́m thuộc địa như Anh hay Ypha Nho. Sieyès quay sang Thức, giọng chắc như đóng đinh - ... Vậy bạn chớ lo, kư kết ǵ th́ kư, không thể thực hiện ǵ đâu.

Người đàn bà trạc ba mươi, phụ tá Marat làm tờ báo “ Bạn Dân ”, chợt lên tiếng :

- Chúng ta tranh đấu cho chủ quyền, và chủ quyền đó chính là dân ư. Dân là công dân, cùng một lănh thổ có biên giới nhất định. Cho nên một nước đến xâm chiếm nước khác, có nghĩa là tước đoạt chủ quyền của nước ấy ! Công dân Pháp ở kỷ nguyên mới này nhất định không phải là những kẻ đi ăn cướp. Chúng ta phải giúp Trọng Thức, t́m cách ngăn chặn sự kư kết này ! Chẳng phải là v́ nó có hiệu lực hay không có, mà là v́ bản kư kết “ Đề ước ” là điều sỉ nhục trí tuệ và lương tâm, làm chứng cho sự mâu thuẫn nhục nhă giữa ḷng tham và lư tưởng.

Saint-Just xen vào, giọng khôi hài để làm dịu sự căng thẳng :

- Như các bạn biết, công dân Madeleine nói ba điều th́ tôi phản đối mất hai, nhưng khi bà ấy chỉ nói một điều th́ tôi đành đồng ư.

Thức quay sang nh́n Madeleine. Chàng đă gặp, nhưng thật sự chưa bao giờ để ư đến người đàn bà tóc óng ánh vàng, mảnh khảnh, mũi cao, môi mỏng, cằm vuông, mắt ánh lên một thứ nghị lực gang thép. Madeleine mỉm cười gật đầu đáp lại cái nh́n hàm ơn của Thức, rồi nói :

- Tôi đề nghị là chúng ta báo động trên báo “ Bạn Dân ”, đồng thời làm áp lực qua những công dân trong đẳng cấp quí tộc, buộc Louis XVI phải ngừng ngay chính sách thuộc địa.

Sieyès vun vào :

- ... và nhờ tăng lữ tiến bộ can thiệp với giáo hội đừng ủng hộ Bá đa Lộc.

Phà khói thuốc, Marat nhịp tẩu vào ḷng bàn tay, chậm răi :

- Bắt đầu, phải có một yếu tố x́-căng-đan nào gây lên tai tiếng, rồi mới vận động được dư luận. Nhưng làm ǵ th́ làm, ta phải tránh được sự khủng bố của bọn cảnh sát.

Tuần sau, Thức mới gặp lại Nghị. Nghị giục “...gấp lắm rồi ! Bên điện Tuileries, quan chức đă đồng ư. Nay chỉ đợi chữ kư của Louis XVI.” Ngồi thần người ra một chập, Nghị cười khan một tiếng, rồi nhắc đi nhắc lại “... Cái x́-căng-đan ấy, làm ǵ đây? Làm ǵ ? ”. Đến đêm, Nghị gơ cửa pḥng Thức, lẻn vào th́ thầm. Nh́n theo Nghị co ro xuống những bực thang bằng đá trong gió lạnh vào buổi chớm đông, Thức hoang mang rồi chặc lưỡi, khép nhẹ cửa, cả đêm trằn trọc.

Madeleine giúp Thức sắp đặt mọi chuyện. Nàng lo cho Thức một chỗ trú ngụ gần chủng viện Jacobin, nằm ở góc phố St-Roch và Moineaux. Nếu có chuyện ǵ bất trắc, Madeleine dự tính sẽ đưa Thức về Marseille ở miền Nam nước Pháp, nơi chôn nhau cắt rốn của nàng. Sự chu đáo của Madeleine làm Thức vững bụng. Nàng tính toán chi ly từng khả năng có thể xảy đến, và sửa soạn sẵn những biện pháp đối phó với sự khủng bố của những cơ quan cảnh sát. Lúc đó, cảnh sát giăng lưới khắp mọi nơi để đề pḥng tai biến trong không khí sôi sục của Paris.

Vài ngày sau, Nghị báo Thức là bốn trong số bảy vị Thừa sai đi theo Bá đa Lộc quyết định không về Cochinchine để phản đối việc kư kết “ Đề ước ”. Lộc lồng lên như điên dại, yêu cầu Giáo Hội và Hội Truyền Giáo ở Paris phải có thái độ. Ông ta cười nhạt, nói lớn “ ... chó cứ sủa, đoàn xe vẫn qua ”. Sáng ngày thứ hai, mồng tám tháng mười, Nghị chạy hớt hải vào pḥng Bá đa Lộc, báo là không thấy Hoàng tử Cảnh đâu. Lộc nhảy ra khỏi giường, ḥ hét gọi mọi người ra hỏi và đếm mặt. Trọng Thức vắng mặt, không ai biết là đi đâu. Lập tức, Lộc chạy vào văn pḥng Tổng Giám Mục rồi hai người cùng lên xe đến Nha Cảnh Sát ở Place Dauphin cạnh Quai des Orfèvres. Hôm sau, trên một trang của báo “ Bạn Dân ”, một hàng tít lớn loan tin “ Hoàng tử Cảnh mất tích : Tại sao ? ”. Bá đa Lộc xé nát tờ báo, quẳng xuống đất, hầm hè chửi bọn “ vô thần ”, “ ngoại đạo ”, rồi lại lên Nha Cảnh Sát. Một sĩ quan cao cấp bảo :

- Chúng tôi cũng đă đọc báo này. Chắc báo có người biết được tin Hoàng tử Cảnh mất tích, nhưng không có một chứng cớ nào để bảo rằng họ thông đồng toa rập. V́ vậy, chúng tôi không thể can thiệp trực tiếp, xông vào Ṭa Báo mà tra hỏi.

Lộc gầm lên :

- Các ông cứ thế th́ c̣n ǵ là phép tắc của nước Pháp. Tôi sẽ vào điện Versailles tâu Vua !

Vị sĩ quan cười khẩy :

- Nếu chúng tôi không thế, thậm chí th́ c̣n ǵ là nước Pháp nữa. Xin Giám Mục cứ vào Versailles.

Về đến tu viện St-Victor, Lộc gọi Nghị mắng đến độ Nghị xỉu người đi, ngă ngật xuống. Trong thời gian đó, Thức vừa dỗ cho Cảnh ăn, vừa hứa hẹn :

- Chỉ năm bữa nữa là lại về. Hoàng tử có tôi, đừng sợ ǵ ! Ăn đi.

Cảnh khóc, kêu ầm lên :

- ... Cho tôi về, sao lại ở đây, vừa tối tăm vừa chật hẹp. Anh Bạch đâu ? Cho tôi về với cố ! Sao lại giữ tôi ở đây ?

Nhăn nhó, Thức đứng lên, miệng dọa:

- Có bọn ăn cướp nó ŕnh, Hoàng tử khóc nó đến bắt được th́ chẳng về với cố được đâu. Thôi, nín đi.

Phải đợi đến lúc Madeleine về căn nhà ở phố Moineaux, dịu dàng ôm Cảnh vào ḷng, tay lau nước mắt, th́ Cảnh mới chịu ăn. Thức nh́n, tự dưng ḷng bỗng sóng sánh một cơn ngậm ngùi không hiểu từ đâu ứa ra như nước tràn mùa lũ.

*

Đích thân Hầu tước Condorcet đến ṭa báo “ Bạn Dân ” cho biết là qua một người họ hàng làm việc trong Bộ Nội Vụ, bọn khủng bố dự tính sẽ vây bắt những kẻ chủ tŕ tờ báo. Nhắn Madeleine dặn Thức một địa chỉ mật ở Palaiseau phía ngoại ô Paris, Condorcet đi t́m Lafayette rồi cả hai cùng vào điện Tuileries đặt vấn đề với đám quan chức cao cấp của triều đ́nh.

Madeleine lập tức cho người về báo Gilbert Delecourt, một vị tu xuất năm nay đă sấp sỉ sáu mươi. Ông lo việc đảm bảo an ninh cho Trọng Thức và Hoàng tử Cảnh, đă gài một số người xung quanh căn nhà phố Moineaux để báo động khi cần kíp. Việc canh chừng cảnh sát cẩn mật hơn, và Thức cũng sẵn sàng trốn đi bất cứ lúc nào, theo những lộ tŕnh được vạch sẵn tùy theo biến cố có thể dự liệu.

Chần chừ thêm một ngày, Delecourt cuối cùng quyết định rời chỗ ở cho Thức. Họ lên một chiếc xe hai ngựa vào chập tối, lẳng lặng đánh xe chạy ven đường St-Roch rồi rẽ trái trên St-Honoré. Được một quăng, người phu đánh xe đập tay vào thành xe. Delecourt kéo chiếc cửa nhỏ sau xe nh́n lại. Một chiếc xe bốn ngựa từ xa chạy tới với một vận tốc nhanh hơn b́nh thường. Người phu bỗng kêu lên :“ Đằng trước có xe chặn ta rồi !”. Delecourt nghiêng đầu ra ngoài nh́n. Ông ta bảo : “ Rẽ nhanh về phía tay phải ”. Khi xe chạy thêm năm mươi thước trên con đường hẹp, Delecourt quát : “ Ngừng lại ! ” rồi mở cửa xe, giục Thức “... nhanh theo tôi ! ”. Thức ôm Hoàng tử Cảnh, nhảy vội xuống xe chạy theo, tay bịt miệng Cảnh. Không hiểu chuyện ǵ xảy ra, Cảnh sợ, khóc inh ỏi.

Ba người len vào những ngách nhỏ ra đến Route de la Monnaie. Họ nhắm Pont Neuf chạy tới, mặc những kẻ bộ hành nháo nhác dạt sang một bên. Đằng sau có tiếng chân người đuổi theo và tiếng ḥ hét. Delecourt lại kêu : “ Nhanh lên, qua được cầu th́ an toàn ! ”. Thức bế Cảnh, chậm hơn, cắn răng, cắm đầu chạy tới. Đến giữa cầu, Delecourt thét lên : “ ... ngừng lại ! ”. Đầu bên kia, bọn cảnh sát vừa mang hai chiếc xe ngựa tới chặn. Mấy tên lính kín mang súng, đeo gươm, xuống xe quát tháo. Delecourt rút ra một khẩu súng lục, miệng thét :“ ... Không dừng lại, ta bắn chết thằng bé này !”. Một người, dáng dấp chỉ huy, quát bảo bọn cảnh sát đang đuổi đằng sau. Họ ngừng lại. Dăm phút sau, Bá đa Lộc hớt hải chạy tới, miệng thở hồng hộc, giơ tay lên trời kêu : “ ... Đừng, chớ bạo động. Phải bảo vệ Hoàng tử ! ”. Nghị, Tân và Bạch vừa lúc đó cũng ùa đến.

Nghị bảo với Bá đa Lộc : “ Để tôi đến gần thương thuyết với Thức ”, rồi chẳng đợi trả lời, lẳng lặng bước tới. Nh́n thẳng trước mặt, Nghị vừa bước vừa nói thầm, cứ bắn đi, có người chết là có x́-căng-đan, ta chết hay đứa bé kia chết cũng được. Bên này, Delecourt nâng súng về hướng Nghị bóp c̣. Bốn năm tiếng đùng đùng nổ lên. Trong bọn cảnh sát, có kẻ bắn lại. Đạn không trúng Nghị. Ông ta đứng sát mép cầu, mặt tái đi. Cạnh Thức, Delecourt ngă quị xuống, ôm lấy ngực. Thức với tay nhặt khẩu súng, kề vào màng tai Hoàng tử Cảnh, nói lớn : “ Đừng đến gần, đến tôi sẽ bấm c̣ !” .

Lại có tiếng quát tháo vang lên. Bá đa Lộc nói, nhưng Thức nghe không rơ. Cúi xuống áp tai vào miệng Delecourt, Thức nghe ông ta th́ thào. Thức gật đầu. Hoàng tử Cảnh thấy Lộc, vừa réo lên gọi, vừa nức nở. Lộc lại nói với Cảnh : “... cứ yên tâm, con đừng sợ !”. Thức ngửng lên nh́n Nghị, rồi quay ngang nh́n ḍng sông Seine. Mắt Nghị không hoảng hốt, nh́n Thức một cách trầm tĩnh như nhắc nhở Thức một điều ǵ. Lúc ấy, Delecourt thở hắt ra, tay nắm vào áo Thức, đầu ngoặt xuống một bên.

Thức để ngón tay trên c̣ súng, tay kia vẫn ôm gh́ lấy Cảnh đang giăy giụa. Chàng nghĩ là bấm vào c̣ th́ cái bản “ Đề ước ” kia dẫu có kư cũng chẳng c̣n ǵ là giá trị. Cứ tưởng tượng, trong số báo sớm ngày mai ở Paris, trang đầu nào cũng loan cái tin Hoàng tử Cảnh, con tin của nước Pháp, vừa bị sát hại. Cứ tưởng tượng Nguyễn Ánh, ở một góc rừng nào đó, lồng lên giận dữ. Lộc gào lớn : “... Thầy Thức, thương lấy đứa bé, đừng, đừng !” Thức lại nh́n Nghị. Mắt Nghị vẫn trầm tĩnh, nhưng thật là buồn.

Chỉ có một hai phút trôi qua nhưng Thức thấy nó dài hơn cả trăm năm. Tay chàng run lên. Máu của một đứa bé vô tội ! Làm thế nào đây ? Thức nhắm mắt, tưởng tượng những giọt máu từ chiếc đầu nhỏ nhắn đó vỡ toác ra, bắn tung lên, dính vào mặt mũi thân thể chàng. Có ǵ trên thế gian này đáng giá để đổi lấy những giọt máu này? Chàng chợt cảm thấy ḿnh nhầy nhụa đến độ không có ǵ, và chẳng bao giờ, gột rửa được. Thức lại nh́n xuống sông Seine. Theo kế hoạch của Delecourt, chàng phải bấm c̣ súng rồi lao xuống bơi về phía đông, phía sẽ có thuyền đợi vớt chàng.

Nuốt nước bọt, Thức nh́n Cảnh, vết sẹo đâm xuống chân mày giựt mạnh như muốn vỡ toác ra. Miệng mím lại, nhưng tay Thức vẫn run lên bần bật. Cảnh vừa khóc vừa kêu : “... cho tôi về với cố, bỏ tay ra ”. Trong chớp mắt, Thức không nghĩ ǵ nữa, đẩy Cảnh về phía Bá đa Lộc, rồi tung ḿnh nhảy qua thành cầu phóng người xuống ḍng sông Seine. Chàng nghe loáng thoáng có những tiếng súng nổ, lặn xuống thật sâu, mở mắt trong màn nước lúc càng tối om om, trườn người đi.

Nghị chạy tới, theo sau là Bá đa Lộc vừa ́ ạch, vừa reo: “ May quá ! ”.

Ngày 28 tháng 11 năm 1787, “ Đề ước Liên Minh ” giữa nước Pháp và Cochinchine được kư kết, sau gọi là Hiệp ước Versailles trong sử liệu. Theo “ Niên Biểu Lịch Sử cổ trung đại ”, Bá đa Lộc lên tầu Dryade rời nước Pháp ngày 27 tháng 12 năm 1787, và đến Pondichery ngày 18 tháng 5 năm 1788. Lúc đó, Bá tước Conway, Tư Lệnh lực lượng Pháp ở Ấn Độ, không đồng ḷng với việc gửi tầu chiến và lính Pháp vào Cochinchine. Thật ra, ông ta chỉ làm mệnh lệnh mật do chính Louis XVI trao.

Trong những bức thư trao đổi với Bộ Trưởng La Luzerne, Conway cho biết là Lộc không thành thật, cố t́nh thổi phồng sức mạnh của Nguyễn Ánh, và chỉ là một kẻ phiêu lưu, tính t́nh nông nổi, háo chiến. Viết cho Đức Tổng Giám Mục de Castries, ngày 20 tháng 7 năm 1788, Conway khẳng định : “ ... Chúng tôi không biết Vua nước Cochinchine ở đâu. Dựa trên bức thư ông Vua này viết năm 1786, ông ta không có ǵ và cũng chẳng có khả năng làm ǵ. Vả lại, theo lời giáo sĩ Paul Hồ văn Nghị, ông Vua này có thật hay không là một điều đáng ngờ vực ”.

Ngày 16 tháng 4 năm 1789, Luzerne báo Bá đa Lộc là nước Pháp chính thức không cho phép mang tầu và lính vào Cochinchine. Bá đa Lộc dọa sẽ bán Hoàng tử Cảnh cho Anh quốc với giá là một triệu quan. Song không hiểu việc mua bán này có thật hay không, chỉ biết Lộc rời Pondichery vào giữa tháng 6 và đổ bộ vào Vũng Tầu hôm 28 tháng 7. Ngượng nỗi tay trắng không có ǵ cho Nguyễn Ánh, Bá đa Lộc nằn nỉ Thuyền trưởng Rosily-Mesros. Ông này để cho Lộc một ngh́n kilô thuốc súng. Vào những năm sau, Lộc đi chiêu mộ một bọn phiêu lưu đến từ Tây phương làm lính đánh thuê. Đến thời kỳ Nguyễn Ánh về Gia Định ba bốn năm sau, đếm ra bọn đánh thuê nàyï vào khoảng trên dưới tám chục mạng.