QuanHoF

 

Treo đầu dây Quan Họ

 

 Tặng Nguyễn Mộng  Giác,

quà Tết cho một mối duyên muộn…

Hạ màn, lời gửi bạn…

 

Cuối cùng không có ǵ khác hơn là sống và chết.

   Phải đi đến tận cùng hai cơi sống chết để làm

tan biến những giấc mộng đời không thực.

Trịnh Công Sơn

 

Không có một sân khấu nào chứa nổi cuộc đời thường, ở đó diễn viên, cũng là khán giả, thao tác theo một thứ kịch bản gọi dễ ( hay khó ?) hiểu là định mệnh. Sân khấu hữu hạn ở cả hai chiều không và thời gian. V́ thế, sân khấu chỉ dung được những mảnh đời dựng lên từ sự không được b́nh thường : chính vậy mà nó giả tạo, sống sượng và ngây ngô, dễ bị gán cho đủ thứ điều tiếng, bị chụp cho đủ kiểu mũ.  Chính vậy, diễn viên phải hóa trang, mặt mũi tô son vẽ phấn.  Chính vậy, phải dựng nên phông cảnh.  Chính vậy, thêm vào cảnh, là âm thanh và ánh sáng.  Nhưng đó là công việc của đạo diễn.

Tác giả kịch bản, không làm nổi công việc gay go đó, chỉ xin dành cho ḿnh vài lời :  lời nhập và lời kết.  Trước khi đưa lời nhập, có dăm câu xin xóa nợ với một người bạn.

  Chúng tôi gặp lại nhau ngày đầu năm 1999.  Đó là một buổi chiều, nắng nhạt đang lẳng lặng bước từ tàn cây xanh xuống ven bức tường nh́n từ cửa sổ của anh.  Anh bảo, giọng ngậm ngùi, « Dạo này, ḿnh không nói về mưa nữa.  Nói về nắng thôi ... »  Trong tôi, bỗng văng vẳng tiếng Khánh Ly « Trời ươm nắng, cho mây hồng... », ḷng hàm ơn con người kia suốt một đời nhả tơ,  để bao nhiêu  người đă biết bao nhiêu lần hát lên những lời vàng ngọc của anh.

   Nắng ngả xuống, tôi lại sắp lên đường.  Tôi kể cho anh ư tôi dựng kịch bản này.  Tôi kể, màn I, màn II, rồi cứ thế ... Anh nghe, mặt nhăn lại.  H́nh như tôi đang hành anh bằng « có ǵ nghe như niềm tuyệt vọng ».  Anh khoa tay.  Tôi ép anh nghe, anh, kẻ đă viết « Tôi đă mỏi dần với ḷng tin.  Chỉ c̣n lại niềm tin sau cùng. Tin vào niềm tuyệt vọng, có nghĩa là tin vào chính ḿnh.  Tin vào cuộc đời vốn không thể khác ».

   Buổi chiều hôm ấy, tôi đă hành xử như một tên tuyệt vọng, t́m một tên tuyệt vọng khác, xả láng mà quên cả cái nhăn nhó đau thương trên gương mặt bạn ḿnh.  Tôi lên máy bay.  Tôi đang trên mây và về một phương trời khác.  Nét mặt của bạn ám ảnh.  Tôi đă kể cho bạn nghe đến màn cuối cùng. 

   Kết thúc thế à ?

   Không, không thể hạ màn vĩnh viễn như thế được !

   Tôi lờ mờ nhớ, chẳng biết là Bernard Shaw hay ai đó có nói, rằng cho một diễn viên cái khó không phải là lúc vào mà là lúc ra khỏi sân khấu. Tôi chợt hiểu cái khó của một tác giả kịch bản khi sớm muộn cũng đến lúc phải hạ màn.

  

   Tôi viết đi viết lại mọi lời kết trước lúc màn sân khấu hạ xuống như những lời trăn trối. Lời kết của kịch bản, tôi gửi tặng bạn để xin xóa nợ, nợ đă làm bạn nhăn nhó đau thương một thoáng.

   Vạt nắng kia trên mái tường nơi bạn nh́n ra c̣n đó.  V́ thế, ta vẫn cứ hẹn nhau, chẳng hạn như sẽ về uống thêm một ly với nhau,  bạn tôi thương mến…

                                            

Nam Dao


 

  


 


 

Treo đầu dây Quan Họ

Nhân vật :

Ông (Ô) : tuổi sáu mươi, áo len, kính trắng, dáng lúc nào cũng co ro, đă về hưu, giọng thường bối rối.

Bà (B) : tuổi trên sáu mươi, răng đen, vấn khăn, bán thuốc lá và nước chè trên hè đường, hay nh́n xuống, ăn nói nhỏ nhẹ.

Mợ (M) : tuổi quăng bốn mươi lăm, tóc ngắn, đẫy đà, quần đen, áo hoa, giọng chua lét.

Anh chồng (A.C) : Tuổi quăng hai mươi lăm, to cao, lếch thếch, ăn mặc kiểu công nhân, áo bộ đội, giọng ê a.

Chị vợ ( C.V) : tuổi hai mươi, quần áo nhà quê ra Hà Nội, nhút nhát, giọng lúc nào cũng run rẩy, lí nhí.

   Kèm theo là hai nhân vật ch́m, cụ già thân sinh ra ông và đứa bé, con anh chồng và chị vợ. Sự tồn tại của hai nhân vật này được thể hiện bằng âm thanh : tiếng ho của cụ và tiếng khóc của đứa bé.

Cảnh :

Cây sồi trong sân một ngôi nhà trong ngơ, mọc cạnh bể nước.  Nhà chia làm ba pḥng xếp theo chiều dọc, pḥng nọ ngăn ra pḥng kia bằng những mảnh cạc-tông nham nhở ghép vào, có cửa ra vào riêng, bước xuống bực thềm là ra sân.  Pḥng trong cùng là hộ của ông bà.  Pḥng này lại ngăn thêm một buồng nhỏ. Pḥng giữa, đang bỏ trống, và ở pḥng ngoài cùng là hộ của mợ.  Một cặp vợ chồng trẻ có một đứa con mới đẻ sắp vào ở căn pḥng bỏ trống.

   Căn nhà thuộc loại đặc trưng của Hà Nội đầu thập niên tám mươi : cũ, ngổn ngang, chật chội.  Mỗi hộ khoảng 15-20 mét vuông, có một bàn, hai ghế, giường ( chơng ), hộ của mợ có thêm một tủ đứng.  Trên bàn có phích nước, hai cái ly.  Hỗn độn đủ thứ nồi niêu xoong chảo, vali, vv... xếp ở gầm giường.  Sân cũng hẹp, là chỗ nấu nướng, giặt giũ.  Cạnh cây sồi, là nhà tắm và vệ sinh, nằm sát hộ trong cùng.  Có bốn cảnh chính : sân nhà ( cây sồi ), và ba hộ.  Mỗi lần chuyển cảnh, chỉ cần tập trung đèn rọi vào.  Kịch thường nói đến trăng về đêm, ánh sáng màu pha lê hoặc màu sữa trắng đục.

Nhạc :

   Tiếng hát quan họ là chính.  Mỗi lần có độc thoại, nhân vật bất động nhưng dùng máy ghi âm để diễn lời, nếu có tiếng đại hồ cầm văng vẳng đệm vào càng hay.


 

NHẬP

Màn kéo lên. Sân nhà.  Trăng sáng tỏa xuống lung linh.  Gió thổi vào, lá sồi lao xao.  Đèn tập trung rọi vào cây sồi.

Lời nhập :

    Căn nhà trong ngơ phố Ḷ Sũ không phải không có trí nhớ.  Trí nhớ của gạch, của ngói, và của tôi - cây sồi trong góc sân này - khác trí nhớ loài người.

   Loài người chỉ nhớ những điều họ muốn nhớ.  Đă thế, họ lại không nhớ lâu.  Dễ dăi với ḿnh một tí, họ quên ngay.  Quên hết.  T́nh yêu, t́nh bạn, ơn nghĩa, thậm chí... Thôi, tôi không dám nói hết.  Nhưng tôi, tôi nhớ tất cả.  Trời không bố thí cho tôi cái khả năng chọn lọc để nhớ.  Lại cũng dè sẻn cái ân huệ cho phép tôi có thể quên lăng, để cho tôi c̣n nghỉ ngơi, cho tôi được an tâm, dẫu là chỉ trong một chốc, một thoáng. 

   Đă thế, trời bắt tôi sống lâu.  Tôi đă gần năm mươi tuổi rồi, và cũng đă trải qua hai cuộc kháng chiến như ai ...   Nếu không có cuộc chiến thứ ba với thứ khí giới đánh chính xác như đánh ở Irak, chắc là tôi sẽ c̣n sống ba, bốn trăm năm nữa.  A, mới lại có khí giới với độ chính xác cao, có lẽ tôi sẽ càng an toàn ( cười nhẹ ).  Ai đánh vào một cây sồi làm ǵ ?

   Càng sống, thú thật, tôi càng hăi hùng.  Chẳng phải là tôi sợ cho thân tôi đâu, đă bảo tôi sẽ thọ gấp năm gấp bảy kiếp người...  Tôi sợ, tôi vẫn sợ, đêm sợ, ngày sợ.  Một ḿnh, tôi sợ.  Có ông ở trong sân, tôi vẫn sợ.  Mợ về, dội nước tắm, tôi vẫn sợ.  Bà bưng tủ thuốc lá vào, tôi cũng vẫn sợ.

   Chỉ khi bà vừa giặt áo, vừa hát nho nhỏ dăm câu quan họ Bắc Ninh, tôi mới hơi an ḷng một chút.  Cho đến một ngày ...

(Đèn sân khấu tắt)

        

MÀN I 

T̀NH CHUNG

Cảnh 1

Hộ ông bà.  Khoảng 9 giờ, thành phố bị cúp điện, tối om.  Tiếng chân người vào ngơ.  Tiếng mở khóa cửa.

B : Ông cẩn thận, khéo đánh vỡ mặt kính cái tủ.  Đợi tí, tôi bật que diêm.

Ánh sáng que diêm hắt bóng người lên vách chập chờn.  Tiếng đẩy cửa.  Vào nhà.

B : Dắt cho tôi cái xe đạp vào, để ngoài sân nó mọc cánh bay mất th́ lại đến khổ.

Đèn dầu trong nhà thắp lên.  Ông ra dắt xe, xách lên thềm, dáng mệt mỏi, đẩy xe vào.

Ô : May có trăng, bao giờ cúp trăng nữa th́ hóa ra mù cả... ( thích thú cười, ngồi xuống ghế, tay với b́nh trà, ngẫm nghĩ, tiếp ) ... Lắm khi mù lại dạy được đứa có mắt.  Nhiều đứa có mắt mà vẫn như mù.  Ngày tôi c̣n đi làm, trong cơ quan có một thằng thủ trưởng ...

B ( ngắt lời) : Ông tiện tay cho tôi cái phích nước, tôi đổ nước sôi vào...  À, họ nhắn bao giờ họ dọn vào nhỉ ?

Ô : Ờ... xem nào.  H́nh như hôm nay mà !  ( Hoảng hốt )  Hôm nay hay mai ?  Tôi lại lẫn... quên rồi !

B ( lẩm nhẩm bấm đốt ngón tay ) : Hôm nay đấy !  Hôm nọ ông nói, tôi đồ là ngày rằm...  Ông chỉ mới gặp anh chồng thôi nhỉ.

Ô : ...

B ( vừa bắc nồi cơm, vừa nói ) : Tôi biết cả con vợ nó.  Người làng trên.  Xưa, mẹ nó cũng trong làng Quan họ, giọng cứ trong veo đi.  Mẹ nó là con cụ Nhiêu đấy, ông có nhớ không ?

Ô ( lắc đầu ):  Không, tôi có ở làng bao lâu đâu.  Mười sáu tuổi đă lên Hà Nội rồi.  (Ông nhấp một ngụm nước trà, mơ màng )  ... Thế mà chóng thật, gần bốn mươi năm rồi đấy.  Khi mới chân ướt chân ráo lên, cái nhà này c̣n cho người ta thuê, tôi phải về chỗ chú Chiến ở phố Maubert ở cả năm.  Sau măi họ mới ra cho, về tôi mới trồng cây sồi ở sân (nh́n ra, thở dài).

 Có tiếng ho khù khụ

B : Tôi dở tay, ông vào xem cụ hộ một tí.

Ông đi vào, tiếng dép lẹp kẹp

B ( lẩm bẩm ) : Đến khổ, ho măi.  Thuốc th́ chỉ có Xuyên tâm liên, uống cả năm rồi.  ( Bà chắt nước cơm cầm lên, giọng buồn buồn, tiếp như than thở )  Nhà hết sữa đặc, chỉ nước cơm thôi th́ sống thế nào nổi...

Ông bước ra

Ô : Cụ dậy, kêu đói.

Bà đi rót nước, vừa đi vào vừa nói

B : Cụ uống tạm chén nước cho ấm bụng đă. 

Ông một ḿnh, cầm tờ báo lên, bỏ xuống, nh́n ra sân

Ô : Ngày mới trồng, nó chỉ bằng ngón chân cái.  Bây giờ, nó xum xuê, thân th́ đúng một người ôm.  C̣n ḿnh ( ông vuốt cánh tay khẳng khiu ), ḿnh lại teo lại, c̣i đi.  Nó ăn trong đất, lớn được, không đói.  Ḿnh th́ khác.  Chẳng bữa nào no, cả chục năm nay rồi.  Thế th́ cây ơi, đứa nào sướng ? ( Ông nhếch mép, chua chát).

Có tiếng chân, tiếng thở ́ ạch, rồi tiếng nước đổ vào bể nghe uồm uồm.  Tiếng chân lại ra.  Rồi tiếng ho.  Bà bước vội ra sân, nói với

B : Hôm nay chỉ lấy hai gánh thôi nhé. 

Bà quay vào, ngồi thụp xuống cạnh bếp

Ô  ( bâng quơ ) : Ngày xưa, có ai cần gánh nước.  Cứ mở rôbinê là có.  Bây giờ th́ thôi, nó ri rỉ như đái dắt, cả ngày chẳng chắc được một chậu...  C̣n đèn đóm, chẳng bao giờ có chuyện cúp mới cắt điện.  Bây giờ...

( Cười, ngắt lời ) : Ối ông ơi !  Bây giờ đất nước c̣n khó khăn.  Ông cứ so với cái ngày xưa của ông măi à ?  Các ông cách mạng ngày xưa, bây giờ mới thế, c̣n trách ai ?

Ô  ( Giọng bực bội, nhưng hốt hoảng, nh́n quanh ) : Bà nói như đùa.  Nói khe khẽ chứ. ( Im lặng một lát, ông thốt lên như nói cho một ḿnh nghe)  Ngày xưa... cái hôm ấy.  Huy hoàng lắm chứ.  Lúc ấy ḿnh bao nhiêu nhỉ.  Mười tám.  Ờ, gần mười chín.  Hôm ra mít-tinh ở nhà Hát Lớn, đi có cả một lũ thanh niên mới lớn, vừa đi vừa ḥ hét, theo anh Tước xông vào càng sát khán đài càng thấy rơ mặt ông cụ.  Hà... hà.  Tớ lúc ấy chen không nể nang ai, cuối cùng một anh trật tự đeo băng đỏ ách lại.  Nhưng chỗ đó, nh́n cũng rơ chán.  Lúc ông cụ hỏi « đồng bào nghe tôi có rơ không ? » th́ tớ hét toáng lên « Việt Nam muôn năm », thế có buồn cười không ?  Thế là cả năm sau, chẳng học hành ǵ, chia nhau ra mà làm, rồi họp, rồi hát, vui lắm.  Dân một nước độc lập mà, cứ thích ǵ làm nấy, nhưng không phải thế mà vô trách nhiệm đâu.  Năm sau, quân Pháp đổ bộ, rồi vào Hà Nội.  Đánh, đánh chứ lị.  Tự vệ thủ đô, súng không có, th́ đánh bằng gậy, bằng dao.  Vui quá, chẳng thấy có ǵ là nguy hiểm khi túm năm tụm ba.  Động viên nhau là chính.  Rồi một hôm, anh Tước bảo « Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách, chúng mày thoát ly theo anh đi kháng chiến ».

( cười )  : Thế là ông đi ngay ?

Ô ( ngập ngừng )  : Không.  Lúc ấy có ai biết kháng chiến là thế nào ?  Tôi hỏi anh Tước đi kháng chiến là đi làm cái ǵ ?  Anh ấy bảo « là tiếp tục như bây giờ, nhưng phải theo đường dây ra Ninh Binh, rồi sẽ được phát súng ống, choảng nhau với bọn Pháp ! »  Tôi bảo «... thế cũng hay, tôi phải về quê xin phép thầy mẹ tôi đă »  Anh Tước trợn mắt «... đi là đi ngay, yêu nước th́ không cần phải hỏi phép tắc ai cả ... ».  Cả bọn thanh niên chúng nó cười toáng lên.  Tôi bực, quát « ... đi th́ đi ! ».  Đi, thế là lên đường hát « Đoàn quân Việt Nam đi ... » ( Ông mơ màng, nhạc và tiếng hát nổi lên )

   Tiếng chân, rồi lại tiếng đổ nước vào bể, rồi tiếng con gái « Bà ơi, thế tuần này là hai mươi gánh rồi, bà cho tiền cháu nhé ».

B : Cháu ơi, để mai nhé.  Hôm nay không có tiền lẻ ...

   Lại tiếng con gái « Ngày mai cháu mang tiền lẻ đến, bà có tiền chẵn cũng chẳng sao ! »

Tiếng ho, rồi tiếng rên.

B ( giọng khổ sở ) : Cụ ơi, con chỉ có nước cháo.  Cụ chờ cho con một tí, con mới có sữa cho cụ được.  ( Nói một ḿnh )  Sắp tám mươi rồi.  Nói cho cùng, cụ khỏe thật...  Thế ngày xưa ông đi kháng chiến cụ chịu cho à ?

 Ô ( cười ) : Không, không.  Cụ bắt bác Cả đi t́m tôi ở chiến khu, nhắn bảo « Tao cho mày lên Hà Nội đi học th́ mày đi đánh đú, phí tiền phí của, muốn sống muốn tốt về ngay...»  Lúc ấy vào Vệ quốc rồi, về thế nào được.  Đấy, ở núi đỏ rừng xanh măi, cũng buồn.  Lại sợ, lắm khi chúng nó bố ráp, cũng sợ chứ.  Bụng muốn về, nhưng nói với bác Cả «... bác về đi, em nguyện hiến thân cho tổ quốc rồi ».  Bác quát, rồi tát cho một cái « Tổ quốc mới chẳng tổ c̣, đến là dại. » ...

( Lại cười ) : Th́ bảo, đến nhà quê chúng tôi cũng hăng, như tôi, một chữ bẻ đôi không xếp lại được cho nó tử tế, tôi cũng vào du kích, rồi cũng ủy ban kháng chiến...( mơ màng )  Cái thời ấy rạo rực thật.  Ngực cứ nóng lên mỗi khi... mỗi khi thấy các anh về phổ biến lệnh kháng chiến toàn quốc...

Ô (mơ màng )  : Thế là, thế là... bác Cả đi lên nói với chi bộ về hoàn cảnh gia đ́nh riêng tư.  Chi ủy gọi lên, bảo « ... tổ chức thông cảm, ở đâu cũng phục vụ cả.  Đồng chí đến đâu cũng có đảng, cứ yên chí... »

B (mơ màng ) : Năm nào nhỉ ?

Ô  (nghĩ ngợi ) : Năm Sửu !  Lúc đó tôi có chút chữ Tây, vào làm ở tuyên truyền liên khu ba.

B (đăm chiêu ) : Láo !  Đến đâu cũng có đảng là láo.  Ở quê, vào bí mật, đảng có đâu...  Bí mật là vắng mặt mà...

Ô (xa vắng ) : Thế là dinh tê.  Hôm đi, khóc ướt hai cái mùi xoa...  nhưng giấu mặt, chẳng dám nh́n ai.  Rồi về  (ông nh́n vào nhà trong ).  Cụ bảo, mày lấy vợ ngay, con ông Chánh.  Tôi xin xem mặt bà.  Cụ quát tao đặt đâu, ngồi đấy...  Nghe tao, tao cho cái nhà ở Ḷ Sũ trên Hà Nội...

B (nh́n lên trần ) : Bố tôi nói khác, có nhắc đâu đến chuyện ông đi kháng chiến mới cái nhà ở Ḷ Sũ.  Ông bảo « Mày đi cho tao đỡ lo, thằng ấy có của, lại cũng bơ bẽ học hành.  Đi đi, lên Hà Nội, năm sau tao gửi thằng em mày lên, cho nó có chút chữ Tây.  Thời buổi này...».

Ô ( mặt cau lại, làu nhàu ) : Tôi biết.  Th́ ra chỉ định gửi chú Trung lên Hà Nội mà thành ra duyên nợ.  Tôi hiểu, tôi hiểu... ( ông cười nhạt, mỉa mai )

Tiếng lạch cạch. Tiếng ổ xe đạp quay kêu o o.  Ngoài sân, trăng lên sáng lung linh, xanh màu liêu trai.  Tiếng mở khóa mở cửa.  Bỗng nhiên có điệân, đèn trần sáng trưng lên.

B ( đứng dậy ) : Có điện rồi… Chắc mợ ấy về.

Ô ( đứng dậy ) : Ờ...  Để xem lại cái máy « suyệt vôn tơ »

Tiếng gơ cửa. Ông mở cửa.  Một người đàn bà, cỡ tứ tuần, mặc chiếc áo phin màu hồng.

M :  Cứ sợ ông bà nghỉ rồi.  Bà đâu ông ?

Bà ra

B : Gớm, phục vụ nhân dân đến giờ này mới về.  Tôi đợi mợ măi.

M ( cười hề hà ) : Ấy, nhà cháu có cái phi vụ, t́m măi băi nên về muộn.  Đây, sữa của bà ( tay ch́a ra hộp sữa đặc Vạn Thọ ) ... Giá như mọi khi nhé, rẻ nhất Thủ đô đấy.

B ( đỡ lấy hộp sữa ) : Mợ ơi, cứ giá này th́ chết.  Bốn hộp là lương hưu của nhà tôi đổ xuống sông rồi, lấy ǵ mà ăn...

M ( giọng vẫn giả lả ) : Bà nói vậy chứ khối đứa sống...  Để bà giá đó, cháu mang ra chợ c̣n hời hơn.  Mà bà ơi, chúng nó đến chưa ?

B ( ngần ngừ ) : Chúng nó ?  Chúng nó là ai ?  À, à, chưa, chưa...  Hay là chúng nó đă « sang » rồi, kiếm chác tí tiền « hoa hồng », rồi dọn đi chỗ khác !

M ( giọng chắc nịch ) : Không ! Con hỏi công an phường.  Không có chuyện đó !  Giời ơi, muốn « sang » th́ phải « hỏi thuyền », ai cho quá giang mà không lấy dịch vụ !

B ( ầm ừ, tay mở hộp sữa ) : Tôi pha sữa vào nước cơm để cụ dùng...  cụ chờ măi, chắc đói lắm rồi.

Tiếng thở dài, ho khan.  

Ô ( đưa chồng báo cho mợ ):  Đây, báo tuần vừa rồi.  Mợ lấy mà đọc.

M ( đẩy lại ) : Thôi ông, lại Hà Nội Mới, cháu chán lắm rồi.  Nói ǵ mà lúc nào cũng chỉ bằng ấy chuyện.

Ô ( cười ) : Th́ báo biếu mà lị.  Tôi lên, anh em họ lại cho...  Đấy, cơ quan cũng t́nh cũng nghĩa, cứ đâu hưu rồi là họ quên ngay đâu.

 

M ( ngặt nghẽo cười, rồi khinh khỉnh ) : Đấy là cơ quan ông, viết với lách, có ǵ đâu mà chấm mút.  Chỗ cháu í à, đẩy được đứa nào ra là cấm cửa, không cho đến ăn quẩn...  Báo các ông ế, mang về chỉ cân kí bán để mang gói hàng nên chúng nó mới cho ông thôi, chứ t́nh nghĩa à, ông ơi ( mợ lại cười ), ông đừng tin mà bán thóc giống đi đấy...

M ( bỗng tần ngần, nói nho nhỏ, trong khi bà ra đứng bên cạnh )  : Làm ǵ c̣n cái giống t́nh nghĩa nữă thở dài ).  Thằng bố nó bỏ về Vĩnh Long, nghe đâu đă có con vợ mới.  Đến thằng con vào hai năm rồi, năm trước c̣n hỏi thư xin tiền, năm nay th́ bặt tin...

Im lặng.  Tiếng ho khan.  Tiếng húp nước cơm suỵt soạt.  Bà nh́n mợ, tay cầm chiếc bát không, dáng băn khoăn.

B : Hay cháu nhà mợ nó vượt  rồi cũng nên ! Xưa, nó cứ ao ước măi, nói với tôi ...

M ( thở ra, ngắt lời, giọng mệt mỏi )  : Vượt có được không ?  Có khi tù, có khi chầu hà bá rồi không biết chừng !

B ( ngậm ngùi ) : Đừng nói dại... nói gở.

M ( quay nh́n ông ) : Thế c̣n thằng cháu đích tôn của ông ?  Nó vắng nhà cả hai tháng nay rồi !  Chắc cũng vượt nhỉ ?

Ô ( hốt hoảng ) : Bậy nào ! Cháu nó đi kinh tế mới, thư gửi về hôm nọ... ( ông ngập ngừng, nh́n bà )

M ( cười nhạt, nói mỉa ) : Thế ông báo công an chưa, để c̣n khai lại hộ khẩu chứ !

Ô ( giọng càng hốt hoảng ) : Chưa...  Có chắc ở lâu trên kinh tế mới được đâu mà khai báo !

Mợ lại cười nhạt, lắc đầu đi ra, ngoái lại, giọng diễu cợt .

M : Ông bà nghỉ.  Kinh tế mới mà làm ăn được th́ cũng nên vào với cháu nhé.  Tội nghiệp, có đứa cháu đích tôn duy nhất mà bỏ nó một ḿnh à !  À, thế là bà c̣n thiếu sáu hộp sữa đấy.  Đầu tháng, bà cho cháu xin, cháu cũng chịu người ta mà...

B ( nhẫn nhục ) : Vâng, vâng...  mợ cho khất thêm ít ngày.

Ô ( lẩm bẩm, mặt cúi xuống nh́n đất ) : Chịu ai !  Quân Inter shop là chúa ăn cắp, sữa Inter shop là sữa ăn cắp...

Tiếng ho. Tiếng hút thuốc lào rít lên khành khạch trong nhà. Rồi đèn tắt. Bà ra dựa cửa.

Trăng đă lên đến đỉnh đầu, nhợt nhạt như thiếu ăn.  Bóng cây sồi đổ xuống mặt sân thành một khối đen, thỉnh thoảng dật dờ như sắp trôi đi.

Cảnh 2 

    Hộ giữa. Tiếng khuân bàn, giường.  Tiếng trẻ con khóc.  Màn mở.  Chị vợ đứng ôm con dỗ ở góc, anh chồng thở ph́ pḥ, ngồi ở mép giường.

A.C : Sắp xong rồi.  C̣n dăm cái lặt vặt, thế mà mất cả ngày trời ( nh́n ra ngoài ).  Hàng xóm chẳng có ai, chỉ độc bà cụ ngồi bán thuốc lẻ ở đầu ngơ ( với tay mở radio ).

Tiếng radio rè rè « Trong miền Trung, từ Quảng B́nh ra đến Hà Tĩnh, gió cấp ba, cơn băo số năm đe dọa vùng duyên hải... ».  Tiếng dép lẹp kẹp.  Bà về, lên thềm.  Nh́n vào hộ giữa, bà tươi cười.

B : Đâu vào đấy rồi.  Gọn ghẽ nhỉ.  Nào, tôi vào xem cháu bé nhé...

A.C ( đứng dậy đon đả ) : Mời bà vào.

C.V  ( bước lên một bước, lí nhí)  : Lạy bà, cháu đây.

Bà nh́n đứa bé, nựng, rồi nh́n chị vợ.

B : Con đầu ḷng hả ?  Cháu mấy tháng rồi ?

C.V : Dạ, cháu được năm tháng hôm kia !

B : Bụ ra phết, hay nhè nhỉ.  Khóc đến đầu ngơ c̣n nghe thấy. ( Quay nh́n A.C )  Tôi nhờ trông hộ hàng, vào xem cụ nhà tôi ra sao.  Tôi ra ngay nhé.

Bà tất tả vào hộ cuối.

A.C ( quay nh́n vợ) : Tôi hôm nay mới gặp bà.  Lần trước lên gặp có mỗi một ḿnh ông thôi. Người làng dưới ḿnh đấy, nhưng lên ở Hà Nội lâu rồi.  Này, đun ấm nước, c̣n pha trà chứ.

 Chị vợ mang đặt con lên góc giường, lúi húi ngồi nhóm bếp dầu...

C.V : Bu tôi biết bà.  Xưa kết nghĩa quan họ với nhau đấy.  Bu là chị sáu.  C̣n bác T́nh là anh hai.  Nghe bu tôi kể, làng dưới các bà mê tiếng hát bác T́nh lắm.  Bác hát vừa hay, vừa dí dỏm... Nhà xem, có phải đẩy cái này cho nó bơm dầu lên không ?

Anh chồng bước lại, cúi xuống, gục gặc đánh diêm châm.  Chị vợ đứng dậy.  Bếp không nhóm lên được.

A.C : Đến khổ.  Dưới quê cứ than với củi, dễ nhóm.  Dầu với diếc, càng hiện đại càng rách việc.

Bà bước vào.

A.C : Bà à, c̣n  dầu mà sao nó không lên lửa hở bà.

Bà cúi xuống nh́n, rồi lấy tay gẩy cái nút.

B : Ấy, anh quên mở cái nút này...  đây.  Nào châm cho tôi...

A.C : A, được rồi.  Bà ngồi chơi, con nấu nước bà uống.  Chè ở quê, ngon lắm.

B : Úi dào, tí nữa đă … Tôi phải ra trông hàng ( nh́n chị vợ ).  Bu chị vẫn khỏe chứ ?

C.V ( lí nhí ) : Cảm ơn bà, bu con vẫn thường.  Bu con nhắn con hỏi thăm bà đấy.  Bu con lại gửi lên biếu bà... ( chị vợ chạy vào góc, bưng ra ) một buồng cau đây, dặn là chị em quan họ trước sau vẫn thế, lúc nào cũng nhớ nhau.

B ( cảm động, đỡ lấy buồng cau ) : Chết, bày vẽ...  th́ lúc nào mà chẳng nhớ nhau.  Chị không biết đâu, bu chị với tôi xưa cứ họp chợ là gặp, chợ xong hai chị em lại cùng bác T́nh đi ra bờ sông ăn quà vặt ( mơ màng ).  Bác T́nh thích kẹo bột, lúc về lại mua thêm cho mỗi người một gói ( quay mặt, giọng trầm xuống ).  Mới đây, thế mà đă giỗ đầu tháng một năm ngoái.

C.V : Dạ, giỗ bác con tháng một !

Bà để buồng cau xuống bàn, vẫn nói mơ màng.

B : Ừ, đấy người đi kẻ ở... ( như chợt tỉnh )  Anh chị cho tôi để nhờ, tôi ra hàng tí về tôi lấy nhé.

Bà ra.  Trời bắt đầu tối dần.

C.V ( nh́n vợ ):  ... Này, tôi dặn nhé.  Đừng gọi tôi là « nhà », quê lắm.  Gọi tôi bằng anh... Anh xem, có phải đẩy cái này nó bơm dầu lên không ?  Gọi tôi bằng « nhà », người ta cười cho.

C.V  ( cười thẹn thùng ) : Gọi anh không quen, ngượng lắm...

A.C : Gọi rồi mới quen, quen là hết ngượng...  Ở Hà Nội, ai cũng anh anh em em, trừ phi già rồi th́ không kể !

C.V : Th́ nhà, ... th́ anh xưng tôi, có xưng anh bao giờ đâu nào ?

A.C : Ừ, được.  Phải cải tiến ( ngập ngừng ) ... em ạ.  Nghe thế được chưa ?

C.V ( cười rích lên, thẹn thùng ) : Nghe nó làm sao ấy !

Tiếng dẫn xe đạp vào sân, ông về, tay ôm chồng báo.  Anh chồng bước ra chào.

A.C : Ông đă về.  Chúng con cứ ngóng ông.

Ô : Anh chị đă dọn vào.  Vất vả nhỉ.  Sắp xong chưa ?

Ông bước vào căn hộ, nh́n quanh.

C.V : Lạy ông ạ !

Tiếng trẻ con khóc.  Ông hơi nhăn mặt.  Chị vợ ra bế con ru.

Ô : Tôi mới ở cơ quan về.  Đây báo đây, anh cầm mà đọc.  Báo biếu đấy.  Ai bảo là hưu rồi th́ hết t́nh hết nghĩa.  Tôi đến, anh em họ cứ xúm lại, c̣n thân hơn cả lúc c̣n đi làm cơ.

A.C ( cười h́ h́) :  Dạ, con đi trên cơ quan con cũng làm liên hoan để tiễn, mỗi người được một cốc bia hơi, hai điếu thuốc Thăng Long, dăm cái kẹo... Ai cũng hỉ hả...

Ô : Thế đă đến nhận công tác trên này chưa ?  Cậu về công tác ở đâu nhỉ ?

A.C : Con về pḥng kỹ thuật xưởng cơ khí hai, gần Cầu Giấy.

Ô : À ! Tốt.  Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến.  Cứ như Mác nói, đó là giai cấp ṇng cốt cách mạng xă hội chủ nghĩa.

A.C : Ông vào xơi chén nước.

Ông ngồi xuống ghế, giở chiếc mũ bêrê đặt xuống bàn, mắt hấp háy nh́n chị vợ.

A.C : Ông nói thế.  Công nhân chúng con có cái ǵ đâu mà tiên tiến cơ chứ.  Các ông có chữ có nghĩa, sướng hơn công nhân nhiều.  Ông có thấy lănh đạo nào thực sự là công nhân không ?

Ô  ( nh́n lên ): ... À, à... Tôi bảo là giai cấp công nhân mà !  Ở giai cấp công nhân, đâu cứ phải là công nhân...  ( th́ thào ) Mà này, sao họ lại cho cậu chuyển lên Hà Nội.

A.C ( thở dài ) : Chuyện phức tạp ông ạ.  Con học xong, về tỉnh nhà làm hai năm, lo việc bảo quản đội máy cầy huyện... Ở trên bảo là không có xăng, có dầu, để lâu không dùng máy hỏng nên cứ gỡ ra, có mối th́ bán, th́ đổi cho những nơi khác, rồi khai với Bộ là hỏng.  Con thấy thế nào ấy, rồi có ư kiến...  Thế là ( lại thở dài ) họ điều về văn pḥng.  Rồi cứ chỉ có dăm cái giấy, cái tờ, kư vào mà chẳng biết ǵ... con lại có ư kiến.

Ô (giơ tay lên trời ) : Hỏng, cậu có ư kiến thế th́ hỏng cả.  Khôn cũng chết, dại cũng chết ở cái cấp của cậu.  Chỉ đui điếc là sống... ( nh́n về phía chị vợ )  Thế c̣n chị, chị có công tác ở đâu không ?

C.V ( lí nhí ) : Dạ, nhà cháu th́ không.  Cháu làm ở tổ hợp tác xă, hết vụ lại đan chiếu, cạp rổ...

Ô : Ờ, ờ... bây giờ ở quê nhà sống sướng ra phết.  Anh chị đúng là liên minh công nông đấy nhé...

A.C (cười ) : Dạ, thế mới ḷi ra thằng bé này đấy.  ( Giọng đăm chiêu, tiếp )  Giờ lên Hà Nội, mất đi một nguồn thu nhập, lương lạâu công nhân làm sao nuôi được cái liên minh này ?

Ô : Cứ sinh voi th́ rồi sinh cỏ, lo ǵ.  Khéo vén cũng xong.  Nhà cơ quan phân cho, chỉ phải trả tiền điện.  Nước th́ của công, đứa nào gánh nhiều th́ dùng nhiều.  Anh khỏe chịu gánh th́ bớt đi một khoản...  Chị ấy tạm ở nhà một thời gian, tôi mang sách vở về bổ túc văn hóa cho ( qnay sang nh́n chị vợ ).  Xưa, chị học đến lớp mấy rồi...

C.V ( lí nhí ) : Dạ, lớp tám...

Ô ( cười ) : Thế cũng được rồi.  Muốn th́ tôi dạy cho tiếng Pháp.  Biết tiếng sau đi làm du lịch ối tiền.  Nhà nước khuyến khích du lịch đấy.

A.C ( tay đưa ) : Ông xơi chén nước.

Tiếng lao xao.  Mợ đi vào, tay xách túi ni lông.

M  ( vồn vă ) : Đâu ? hàng xóm mới đâu ? Đợi măi đấy nhé ! ( đi vào hộ giữa ) Chào cô chú.  Dọn vào rồi nhỉ ?

A.C : Chào cô

C.V : Cháu chào cô...

M : Cô cháu ǵ... Cứ chị chị em em cho nó thân.

A.C : Cô... chị vào xơi chén nước.

Chị vợ kéo ghế, mắt nh́n, dáng rụt rè

M ( nh́n lên giường ) : ... lại có cháu bé nữa.  Trai hay gái ?

C.V : Dạ, trai ạ !

M : Hay quá, lại thêm một tay súng chứ chẳng liễu yến đào tơ... ( mở túi ni lông )  Đây, có mấy quả cam tôi mua ở chợ Hàng Da, mang về liên hoan đây.  Hôm nay mới gặp được cô chú... ( ngồi xuống ghế, quay sang ông )  Ông ơi, ông ra giúp bà dọn hàng, bà nhờ cháu nhắn đấy.

Ông lẳng lặng đứng lên đi ra

M  ( đợi ông ra xong, th́ thào ) : Trí thức tư sản đấy.  Hưu rồi.  Trước công tác ở Hà Nội Mới.  Nhà xưa của ông bà nên vẫn được đăi ngộ, đối xử có phân biệt, ở căn hộ rộng nhất.

Mợ nắm tay chị vợ, nói thầm, chị vợ đỏ mặt ngượng nghịu, đứng dậy .

( nh́n anh chồng ) : Thế bao giờ chú em bắt đầu công tác...

A.C ( lúng túng ) : Dạ, thưa... ngày kia.

M  ( cầm chén nước ) : Chị là tổ trưởng dân phố. Hai vợ chồng chú về đây phải chấp hành một số điều lệ.  Mai chị đưa sang cho mà đọc.  Tạm thời chị dặn, nhà ở đây có một bể nước, một nhà vệ sinh và cái sân là của tập thẻ, ta bàn với nhau để quản lư cho tốt.  Cô chú nhớ là vách ngăn bằng cạc tông, nhà nọ động cái ǵ là nhà kia biết.  Cứ sau chín giờ, radio phải mở thật nhỏ...

Ông bà vào, tay xách, nách mang.

B : Chào mợ.  Mợ về sớm.

M : Dạ, cháu hôm nay ít việc.

B  ( tay chỉ chị vợ )  : Con bé này là cháu tôi, họ xa đấy...

Ô  ( cười nhạt ) : Cháu quan họ th́ có... Kiểu liền anh, liền chị.

B ( bà vờ như không nghe ) : Mẹ cháu là chỗ chị em với tôi, tuy không c̣n thân hơn ruột thịt...  ( bà xúc động, nước mắt ứa ra, tay quệt, nói như than ) Chúng tôi là chị em từ năm mươi năm nay...

Tai bà bỗng văng vẳng tiếng hát quan họ, giọng bác T́nh, « người ơi người ở đừng về...  người về ta măi trông theo i ́ i i ...»

M ( nh́n đứa bé lại khóc, đứng lên ) : Nào, tôi đi rửa cái tay cái chân rồi cơm nước.  Tối phải họp tổ dân phố...  ( đi ra cửa, vừa đi vừa nói )  Cô chú mới lên, có ǵ không biết cứ hỏi ông, bà hay tôi nhé...

B : Chợ búa th́ theo tôi một sáng là xong.

Ô ( nh́n anh chồng )  : Tôi về, cơm nước xong anh qua chơi, đàn ông ta nói chuyện với nhau.

Ông đi ra.  Bà theo sau. Tiếng húng hắng ho ở bên. Chị vợ  bẽn lẽn đi theo đến cửa.  

A.C : Ông bà về.

C.V  ( đi vào, bế đứa bé, ru nho nhỏ ):

    - Con ơi con ngủ í à cho ngoan

      Để mẹ đi lội đồng chua bắt về

      Bắt được con trắm con trê...

A.C ( rót nước uống, rồi nằm dài ra giường ) :  Nào, ḿnh là dân Thủ Đô rồi.  Vứt mẹ nó cái bộ dạng nhà quê đi.  ( Hát nho nhỏ « Ta đi dưới trời Hà Nội rực rỡ mến yêu.  Đường ta đi Ba Đ́nh, lịch sử... ».  Vùng lên ngồi dậy )  Này, nghe nói Hà Nội lắm đứa móc túi lắm đấy, đi đâu tiền nong phải cẩn thận nhé...

C.V : Bỏ vào ruột tượng, ( chị vỗ vào bụng ) mất thế nào được.  Mà có bao nhiêu đâu để sợ mất cơ chứ ...

   

Bỗng nhiên, lại cúp điện. Tiếng bà kêu : « cứ vào lúc cần th́ lại cắt với cúp ».

Trời tối dần.  đèn sân khấu tắt hẳn. Chỉ có tiếng lách cách bát đũa, tiếng dép lẹp kẹp, tiếng ho của cụ, và thỉnh thoảng tiếng khóc bé con.

Đèn dầu thắp lên tù mù.  Bóng ông bà ra ngơ, tay ôm tủ  thuốc lá, tay xách ấm nước.  Bóng ông về, chân dừng ở hộ giữa.

Ô ( nói vào ) : Cơm xong chưa, qua tôi uống nước.

Tiếng anh chồng « Dạ, con qua ngay »

Bóng ông, rồi bóng anh chồng.  Đèn dầu vặn nhỏ dần xuống.

Chuyển cảnh

Đèn dầu vặn lên.  Bà ngồi xổm bên cạnh tủ thuốc lá vệ đường.  Bà một ḿnh, nói thầm:

Độc thoại :

    - Bác ơi, thế là bác bỏ em đi đâu rồi ?  Trời th́ cao, đất th́ dầy.  C̣n cái cây sung bên bờ ao đó, ngày nó càng sù ś ra, nó c̣n nghe, nó vẫn nhớ lời em nói với bác ngày nào.  Bác, c̣n bác, bác có nhớ không ?  Ới anh T́nh ơi, thương nhau th́ thương cho chót, em đâm đầu xuống ao anh đừng có vớt...Vớt cái thân em làm ǵ cơ chứ ?  Thân c̣n mà hồn mất.  Thể ở đó, nhưng phách c̣n đâu.  Anh phũ miệng, bảo em như thế mà được à !  Hiếu mới đễ.  Anh bảo ǵ em, anh có nhớ không ?  Xoan sống cho trọn đạo làm con, Xoan ơi, cha mẹ đặt đâu th́ ngồi đấy...  Đây, ngồi đấy gần năm mươi năm, đêm khóc một ḿnh, ngày khóc một ḿnh, anh đă hả chưa ?  Bố mẹ ơi, đă hả chưa ?  Em tấm tức, chỉ muốn chửi cho rách trời toạc đất.  Nhưng nghẹn miệng, em chửi  không ra tiếng.  Anh lại bảo «... Xoan có dịp, bỏ cái đất nhà quê chân lấm tay bùn, lên Hà Nội có nhà có cửa, sống sướng cả đời... »  Ối anh ơi, anh của em thế à ?  Không có anh, gọi thế nào là sống hở anh T́nh ơi...  Nước mắt em lă chă như mưa ngâu, anh đưa trả em tấm khăn hồng em tặng anh, anh chỉ bảo lau đi.  Không !  Anh phụ em rồi.  Lau đến bao giờ cho khô, anh T́nh ơi...

Tiếng khóc rấm rứt, mỗi lúc một lớn.  Th́nh ĺnh lại im bặt.

    -Hừ, thế mà cũng t́nh cũng nghĩa ư ?  Ngày em đi lấy chồng, mời cả quan viên làng dưới, em ngóng nhưng biết anh chẳng qua đâu.  Cái Xuyến em anh nó chẳng dám nh́n em, nước mắt đỏ hoe.  Em cũng khóc.  Ai cũng bảo là khóc như cô dâu về nhà chồng ?  Có người nào biết rằng em khóc như đang bước xuống huyệt lạnh chôn ḿnh.  Chỉ có Xuyến nó biết.  Nó lại gần em.  Em hỏi anh đâu ?  Nó không trả lời, lắc đầu.  Măi sau em mới biết, biết rằng tối trước anh ḥa thuốc phiện vào dấm thanh mà uống.  Ới anh T́nh ơi, anh độc, anh ác đến thế sao ?  Anh định chết đi để lấy xác anh phủ vào cái nấm huyệt sống đang chôn em à ?

    Anh độc, anh ác, anh bắt em cả đời cứ phải nhớ măi anh sao, anh T́nh ơi ! ( giọng nhỏ dần, át bởi tiếng hát quan họ, từ từ cao lên, nhưng xa vắng ).  Hát rằng :

« Ra ngơ, ấy mấy trông, ra ngơ mà trông

ngày ngày ra ngơ ( ấy mấy trông, ra ngơ ) mà trông

Bạn thời ( t́nh chung ) không mấy bạn

T́nh ( không ô t́nh là) không thấy t́nh

ú này xang ú này xanq xang u xê phàn

Xê lưu cộng t́nh

Thương ô t́nh, là không thấy t́nh »

Tiếng thở dài năo ruột.

    - Con gái cái Xuyến năm nào nay theo chồng lên ở cạnh em đây này.  Cháu anh đấy, anh T́nh ơi.  Bây giờ, bây giờ anh ở đâu th́ em cũng chẳng oán anh làm ǵ nữa cho anh mát mẻ vong linh nhé.  Có bóng trăng trên kia làm chứng, em chẳng c̣n oán anh nữa đâu.  Em chỉ xin giữ cái t́nh kết bạn quan họ với nhau thôi.

Miệng lẩm nhẩm, bà hát, nước mắt chan ḥa :

Hôm nào sum họp trúc mai

T́nh chung ( ư ) một khắc

Nghĩa dài ( ới ) trăm năm...

M ( đi ngang) : Bà chưa dọn hàng ?  Sao nước mắt nước mũi thế này ?

B ( đưa tay quệt ) : Chắc gió quá, mợ ạ.

M ( lơ là )  : Vào đi, ngồi măi ốm đấy.  Để cháu gọi ông ra bưng giúp cho bà một tay.

Mợ đi vào.

Bóng anh chồng ra.

A.C : Bà để con bưng cho bà... ( Bóng anh chồng đi chuyển, khệ nệ )  Trông thế mà cũng nặng ra phết...

Ánh đèn dầu tắt đi.  Chỉ c̣n ánh trăng nhợt nhạt.  Văng vẳng tiếng hát quan họ

« ... T́nh chung ( ư ) một khắc

Nghĩa dài ( ới ) trăm năm...»

MÀN II

LỜI THỀ

Cảnh 1

Một thời gian sau, trời vẫn có trăng nhưng trăng lưỡi liềm, ánh sáng ma quái.

M ( quần sắn, bước vào hộ giữa, to tiếng ) : Này, tôi bảo cho mà biết, đêm qua lại làm cho tôi mất ngủ.  Cái giường th́ óp a óp ép,  kẽo ca kẽo kẹt cũng vừa thôi, phải có ư  có tứ chứ...

A.C ( khổ sở ) : Chị... chị thương chị nói nhỏ một tí.

M ( vẫn to tiếng, cong cớn ) : Thương với xót, ai thương tôi nào ?

Ông và bà cùng ra nh́n.  Chị vợ ôm con trong góc, thút thít khóc.

B ( nhỏ nhẹ ) : Có chuyện ǵ vậy mợ ?

M ( cong cớn ) : Đấy, chắc bên bà cũng nghe.  Cứ nữa đêm là kẽo ca kẽo kẹt trên giường.  Mà có phải thỉnh thoảng ǵ đâu, mỗi tuần ba bốn bận thế th́ hàng xóm ngủ nghê thế nào ?

B ( vẫn nhỏ nhẹ ) : Vợ chồng trẻ mà...

M ( quắc mắt ) : Kẽo kẹt đă đành, rồi lại c̣n rú c̣n rít lên như là... như là...

Ông mỉm cười, vẻ thích thú, lẩm bẩm

Ô : Có sao đâu...

M ( cong cớn ) : Hủ hóa thế th́ lấy sức đâu mà lao động nữa...  Thôi, đó là chuyện của nhà nước, không phải chuyện của tôi.  Nhưng là hàng xóm, cũng phải ư tứ.

A.C ( mặt đỏ, tay nắm vào nhau, lí nhí )  : Dạ... dạ em biết

M ( quyết liệt ) : Biết à, biết mà c̣n thế chứ không biết th́ chắc vỡ nhà đổ cửa à...

Tiếng trẻ con khóc.  Chị vợ lại ẵm lên đung đưa.

B ( nhẫn nhục ): Mợ ơi, sống chung th́ chín bỏ làm mười.  Mợ dặn thế các em nó biết rồi.  Chúng nó c̣n trẻ.  Sống chung đụng thế này th́ trẻ cũng là một cái tội, mợ thông cảm.

M ( lại cong cớn ) : Tôi bảo cho mà biết, từ ngày hai vợ chồng dọn vào đây là tôi mất ngủ.  Tuổi tôi nó thế...  Hễ thức rồi là trong mắt cho đến sáng, dậy đi làm đi ăn th́ cứ như người mất hồn...  Anh chị nghĩ thế nào, phải có biện pháp khắc phục chứ.  Và nhất là khắc phục đừng có rên lên hừ hừ, rồi rúc rích, lắm khi như rú như rít... C̣n cái giường kọt kẹt... trải chiếu xuống đất mà hủ hóa.  Phải sáng tạo t́m biện pháp...

Tiếng ho hộ bên cạnh.  Ông đi ra, đến cửa hộ nhà ḿnh, tinh quái, lẩm bẩm.

Ô ( cười mũi) : Cũng khổ, mợ th́ đang hồi xuân, nghe thế chắc nóng ruột lắm...  chịu thế nào được

Ông bước vào.  Ở hộ bên pḥng vợ chồng trẻ, bà theo ra, mợ đi sau.

M ( gằn giọng ) : Hôm nay tôi cảnh cáo.  Lần sau biết tay tôi...

( nhỏ nhẹ ) : Chín bỏ làm mười mợ ơi !

M ( trề môi ) : Xí, tuổi bà th́... thế nào mà chẳng được.

Đèn tối dần.

Chuyển cảnh

 Hộ của mợ đèn sáng lên.  Trong pḥng chất đầy những gói hàng bọc bằng giấy báo.

M ( ngồi xuống giường, lầu bầu ) : Xéo đâu th́ xéo, tao làm cho chúng mày bán xéo đi...  ( ngẫm nghĩ )  Chơi cho nguyệt chán hoa chê, cho lăn lóc đá cho mê mẫn người…

Độc thoại  :  

   

    -... Số với kiếp, chẳng ra làm sao cả.  Khốn nạn, vừa giải phóng xong là nó đ̣i về ngay.  Nó bảo « Ở lại, để thu xếp rồi cả hai mẹ con cùng vào, chỉ dăm ba tháng nữa... ».  Bốn tháng sau, nó thư ra, nó viết « ... trong này không hợp với hai mẹ con đâu, ít lâu tôi lại ra».  Cuối năm, thằng chết tiệt nó ra thật, suốt ngày ngơ ngẩn, ngẩn ngơ.  Đêm đến, nó chẳng thiết, kêu mệt.  Sau, cứ tối là nó rượu vào.  Lúc th́ say khướt, lúc th́ chưa ǵ đă chớ ra ngay...  Chồng với con, chán thế đấy.  Tháng sau, nó khóc, xin cho vào Nam, bảo là nhớ quê cha đất tổ...  Không, cấm không được đi đâu.  Chẳng biết nó vay mượn ai, tót ra ga Hàng Cỏ, bỏ vào Thành phố.  Tháng sau, có bức thư cầm tay ra.  Nó viết « ... nay đă có t́nh yêu mới, đành lỗi vậy ».  Thế là hai mẹ con cùng vào.  Nó trốn mất tích... t́m đâu cũng không ra.  Xuống Vĩnh Long, người nhà nó vờ không biết...  Chửi, chỉ c̣n chửi.  Cha tiên sư lũ đàn ông chúng mày bạc nhé.  Chửi măi rồi cũng phải về, đi kiện.  Đúng là con kiến mày kiện củ khoai.  Nó là phục viên rồi, kiện tổ chức vô ích.

Mợ uể oải, mắt nhắm hờ, tay đưa lên vuốt ve ngực ḿnh.

    -... Tám năm rồi, nó tếch thế là tám năm rồi.  Lỡ th́, lại có thằng bé, đứa nào nó dám « xây dựng ».  Thỉnh thoảng mới có một anh nào đó cũng « lỡ th́ » đến lân la.  Nó lân la, đâu phải v́ ḿnh.  Nó v́ hộp sữa, v́ gói thuốc lá, v́ lạng thịt nạc.  Ới xuân ơi, « chơi xuân kẻo lỡ xuân đi, cái già xồng xộc nó th́ theo sau».  Nó chẳng theo, mà nó đuổi như đuổi tà, chạy cũng không kịp.  Tốc quần vén váy lên mà chạy. ( Mợ tḥ tay xuống phần dưới cơ thể, mắt nhắm nghiền )

    -... Ối cha mẹ ơi !  Khổ cho cái thân tôi một ḿnh thế này.  Những thằng khốn nạn, chúng bay đâu ?  Đây ( tưởng tượng ) nó đây.  Gân guốc ra phết.  ( đối thoại tưởng tượng ) Xưa cũng xẻ Trường Sơn mà đi à ?  Sức voi.  Đúng, lại kiên cường.  Ghê nhỉ !  Thế tiền tuyến có nhớ hậu phương không ?  Nhớ chứ.  Nhớ th́ làm ǵ ?  Th́ c̣n làm ǵ nữa, ở rừng chỉ có khỉ...

Mợ tḥ tay tắt đèn, tiếng thở hổn hển.

Rồi tiếng thở ra như trút nợ.

Chuyển cảnh

 Hộ vợ chồng trẻ.  Đèn tù mù.

C.V ( thút thít ) : Khổ quá, về ở dưới quê c̣n hơn.  Nó chửi cho xấu hổ ơi là xấu hổ !

A.C : Về thế nào được mà về.  Về th́ lấy ǵ mà ăn ?

C.V : Hay là nhà cho tôi về với con.  Nhà cứ ở trên này, tháng tháng lại...

A.C ( ngắt lời, cáu bẳn ) : Không ! Cứ từ từ... sẽ giải quyết.

 C.V ( thở ra ) : Bây giờ nằm ngồi cũng cứ len lét rón rén như vụng trộm...  Khổ quá đi mất.

Tiếng trẻ con khóc.  Chị vợ chồm dậy ẵm, đung đưa, mồm nói nhỏ.

C.V : Nín đi cho mẹ.  Không mẹ lại khổ.

Anh chồng dậy quơ b́nh sữa, đưa cho vợ.  Chị vợ lắc đầu.

C.V : Đổ nước sôi ra hâm cho nóng đă.  Khổ, con tôi cai sữa nên mới khóc thế này chứ...

 

Chị vợ cầm b́nh sữa, nhét vào mồm đứa bé.  Anh chồng tắt đèn, rồi nhè nhẹ đặt ḿnh xuống giường.  Giường kêu cọt kẹt.

C.V ( hốt hoảng ) : Nó kêu...

Bên cạnh, tiếng ho khúng khắng.  Rồi tiếng chặc lưỡi. Anh chồng giơ hai tay lên trời, miệng thở dài

Chị vợ uất quá, nói toáng lên

C.V : Giường cũ nó cót két.  Chúng tôi chẳng làm ǵ sất !  Giời ơi là giời !

Chuyển cảnh 

Hộ ông bà. Bà ngồi đan. Ông tay cầm tờ báo, nhưng mắt nh́n đâu đâu.

B ( bâng quơ )  : Rơ khổ.  Chín bỏ làm mười, sống cho nó qua đi !

Ô ( thở ra ) : Cứ như xưa, cả cái nhà này chỉ có một hộ th́ đâu đến nỗi nào.  Cứ việc rú, rít, rúc rích, tha hồ hủ hóa với nhau...  Bây giờ th́ khác, phải tiết kiệm tất.  Từ  miếng ăn miếng uống đến... cả cái chuyện hủ hóa.  ( Chép miệng )  Cứ già như ḿnh th́ chẳng có việc ǵ mà lo.  Giường cọt kẹt là mối nó đục, chẳng phải việc con người.  Với lại, mợ ấy đang c̣n... thèm thuồng lắm, người đẫy đà, đi cứ lúc la lúc lắc, ngồn ngộn ra...  Đêm mà có... xột xoạt ngay bên cạnh th́ động ḷng trần cũng phải.

Tiếng ho.  Bà đứng dậy, vào buồng trong.

Ô ( lẩm bẩm một ḿnh ) : Thèm thuồng.  Ai chẳng thèm ?  Thế này là thèm từ ngày khởi nghĩa chứ lị.  Thuở c̣n trai tráng, ḿnh sợ chẳng dám lăng nhăng, cứ ván nào thuyền ấy. Thuyền lại cứ ỳ ra, có rú có rít ǵ đâu.  Bây giờ hiện đại có khác.  Thế giới đầy sóng âm thanh, chứ có đâu cứ rỗng ra huếch hoác như xưa ( cười tủm, rồi chép miệng).  Nghĩ mà thấy dại.  Thuở sơ tán, bà ấy đi.  Ḿnh bám cơ quan ở lại có một ḿnh, nhưng rồi cứ thấp thỏm sợ bom Mỹ, có nghĩ ǵ đến chuyện ấy đâu !

Bà ra, dáng mệt mỏi.

B ( chậm răi, giọng nhẫn nhục ) : Tôi đồ là chả yên được với mợ ấy.  Mợ ấy mà kiếm chuyện th́ sống thành sống ở địa ngục...  Tội nghiệp con bé, chỉ biết thút thít khóc.  Ông phải nói thế nào cho mợ ấy bớt chua ngoa đi, hàng xóm với nhau...

Ô ( khoa tay ) : Chịu, chịu thôi.  Ḿnh nói nó chửi cả ḿnh nữa chứ nể nang ǵ...

Bà im lặng, chiêu một  ngụm nước.

Ô ( thở dài ) : Hôm nọ phải bảo rằng cháu đi kinh tế mới, chắc nó chẳng tin đâu.  Thế nào ít lâu nữa nó cũng ép chuyện hộ khẩu cho mà xem...

B : Chẳng biết tin tức nó thế nào, ngày nào tôi cũng lo lo là...  Lạy giời lạy Phật, đi đâu th́ đến nơi đến chốn.

Ô : Bà đừng lo.  Tôi xem số nó, lại nhờ cả ông giáo sư sử học xem hộ nữa...  Cung Di của nó tốt lắm, Thiên mă đóng ở đấy, lại có Tả phù Hữu bật, có Đào, Hồng.  Thế là nhất, đi đâu cũng được.  Năm nay, vào tiểu hạn th́ Nhật Nguyệt tịnh minh, chẳng sợ gió băo ǵ, cho nên chắc là tới nơi tới chốn.

B : Tới nơi th́ phải có thư về chứ.  Dặn nó kỹ lắm rồi.  Từ Quảng Ninh trôi đến Hồng Kông chỉ ba bốn ngày là cùng...

Ô ( th́ thào ) : Ấy, nhưng c̣n nhập trại, thủ tục này nọ.  Mới lại trôi vào Trung Quốc, có phải đi Hồng Kông ngay được đâu.

B ( thở dài ) : Tội cho nó, chưa được hai mươi tuổi.  Ngày lên ba th́ bố chết trận, lên năm mẹ đi lấy chồng, bỏ lại cho ông bà.  Bây giờ mười chín th́ lênh đênh, chẳng biết sống chết thế nào...

Ô ( Cáu bẳn ) : Tôi đă bảo, số nó tốt lắm.  Tốt nhất họ.  Chẳng có ǵ phải ngại. ( ngần ngừ )  Nó có sang th́ sang bên Mỹ, ḿnh c̣n một ông chú, anh em chú bác với đằng nhà tôi, nhờ vả cũng dễ thôi...

B ( lẩm bẩm )  : Đă đến đâu mà nhờ với vả.

Bà ra, mở cửa sổ. Trăng lưỡi liềm lơ lửng.  Nh́n ra ngoài, bóng cây sồi lung linh.Có tiếng thở dài.  Bà nhướng mắt nh́n. Dưới gốc cây, chị vợ thu ḿnh, co ro, tay chống vào cằm, nước mắt nḥe nhoẹt, khóc thút thít.

Trong tai, bà nghe văng vẳng tiếng Quan họ :

« Xe chỉ ấy ( mấy kim ) tôi luồn vào kim

Thêu vào ( t́nh chung ) khăn mặt

Gửi sang ( ô t́nh là ) sang cho t́nh

Thương ( ô t́nh ) gửi sang cho t́nh

Xẻ rễ ( ấy ) mấy cây

Vào rừng xẻ rể ( ấy ) mấy cây, ( xẻ rễ ) một cây

Muốn cho ( là cho ) đây với đó

Cùng nhau ( Ô vầy cùng nhau ) sum... vầy !

Gió bỗng xào xạc, hú càng mạnh.  Lá cây sồi rụng xuống lả tả.  Ánh trăng chao đi, bóng chị vợ ngă chúi xuống đất.

Tiếng húng hắng ho. Đèn sân khấu tắt dần

Nhạc ( không lời ) quan họ xa đi rồi mất hút trong tiếng gió.

Cảnh 2

 

Hộ ông bà, ông ngồi bàn đối diện mợ.

M : Đấy, cháu nói hết rồi...  Có sang được th́ cũng như sang sông, sang sông cũng phải có ǵ cho hà bá.  Nào là cơ quan, là phường, là quận.  Chạy lên chạy xuống cũng mất một cây.  Vợ chồng nó hai cây, ông nhận giúp th́ năm chỉ.  Cháu chỉ lấy được mười bảy mét vuông, giá thế là giá thị trường, là giá đổi mới, thoáng và đúng qui luật.  Sang được, chỉ có cháu với ông bà, đỡ đông đỡ ầm đỡ ngột...  Thế là hai bên cùng có lợi, vậy th́ ông c̣n ngần ngừ ǵ nữa...

Ô ( ngần ngừ ) : Nhưng mà dạo này có nghe thấy tiếng họ... ấy nữa đâu.

M ( nói một ḿnh ) : Có chứ.  Cái giường vẫn cọt kẹt...

Ô ( cười tủm ) : Cọt kẹt khác kẽo kẹt.  Nhà nào giường chẳng cọt kẹt.  Đến cụ tôi tám mươi nằm dở ḿnh trong kia cũng cọt kẹt...

M : Nhưng mà... vẫn khó chịu.  Cứ tưởng tưởng ra là khó chịu rồi.  Thôi, phần ông năm chỉ.  Ông làm giấy, chạy lên cơ quan anh ta hộ...  Cháu xin kèm vào biếu thêm nửa năm sữa Vạn Thọ cho cụ... nhé.

( Mợ nh́n ông, cười cười )

Ô ( im lặng ) : Mợ để tôi xem.

M : C̣n xem ǵ ?  Thế là phải quá đi rồi...

Ô : Giả dụ như vợ chồng anh ta không chịu th́ sao ?

M : Th́ sẽ có biện pháp. Ta có cách của ta mà ! Cái đầu tiên, là cả ông bà lẫn cháu khiếu nại với phường v́ ồn, v́ ăn ở thiếu vệ sinh, cứ nghĩ ra ǵ th́ khiếu nại cái ấy !  Tạo áp lực là vừa...

Ô : Khoan, để tôi ướm thử xem sao đă.

Đèn sân khấu tắt.  Hai ngày sau, vẫn cảnh cũ.

Mợ bước vào.  Ông bỏ tờ báo xuống.

M : Sao ?  Ông ướm th́ thế nào ?

Ô ( ngập ngừng ) : Không phải dễ !

M ( gắt ) : Sao lại không dễ ?

Ô : Họ chân ướt chân ráo tới đây, họ c̣n sợ...  họ chẳng biết xoay xở thế nào !

M : Úi dào.  Hay họ đ̣i hơn ?

Ô : Cái đó th́ tôi không biết !

M : Thế ông đă làm giấy khiếu nại lên phường chưa ?

Ô : Chưa !  Tôi chẳng biết có nên không ?

M : Hay là ông cũng muốn thêm, năm chỉ chưa đủ ?

Ô ( lắc đầu ) : Không phải thế...

M ( cười nhạt ) : Ông không khiếu nại th́ cháu sẽ khiếu nại chính ông !

Ô ( ngạc nhiên ) : Khiếu nại ǵ tôi ?

M : Rồi ông sẽ biết.

Đèn sân khấu tắt.

Chuyển cảnh 

 

Buổi tối đêm không trăng, hộ giữa.

Anh chồng và chị vợ ngồi.  Mợ bước vào.  Cả hai đứng dậy. Chị vợ ngồi mép giường.

A.C ( rót nước ) : Mời chị sơi nước.

M ( tươi cười, đon đả ) : Sao, cháu bé lớn vồng lên rồi, nhưng vẫn cứ hay nhè nhỉ !  Tôi qua nói chút chuyện với vợ chồng cô chú...  Đấy, ông bên cạnh đă nói qua với chú rồi.  Chuyện tiền bạc, như thế là phải chăng lắm.  Chỉ c̣n có cái việc là lên cơ quan chú chạy cho một chỗ ở khu tập thể xưởng, như thế chú đi làm lại càng gần...  Chuyện đó, cũng cứ để tôi lo cho.  Ǵ chứ liên lạc ngoại giao ( cười giả lả ), tôi quen việc rồi...

Mợ ngừng nói, nh́n anh chồng, mắt thăm ḍ

A.C ( ngần ngừ ) : Chúng em đă khắc phục được vấn đề... vấn đề... tiếng động.  Có ǵ làm phiền chị nữa ?

M ( ngắt lời ) : C̣n cháu, nó cứ khóc nhè, nửa đêm nó khóc, tôi thức dậy lại ngồi cho đến sáng...( thở dài, vờ vịt )  Đấy, khổ cho tôi, cái tật hễ thức là chịu không ngủ lại được.

C.V ( nhút nhát ) : Cháu được tám tháng rồi.  Cháu càng lớn th́ càng ít dậy ban đêm, chỉ một hai tháng nữa chắc ngủ qua đêm thôi...

M ( đáo để ) : Một hai ngày cũng khổ, nói ǵ một hai tháng !  ( tiếp tục, lại cười )  Mới lại, cô chú đào đâu ra hai lạng vàng ở cái đất Hà Nội này.  Công nhân như chú, để đến bao giờ mới dành dụm được ngần ấy.  Cháu lớn lên, cô cũng phải làm cái ǵ ra tiền chứ.  Hai lạng ấy, ít th́ cũng là cái vốn ban đầu.  Này, đan len hay nuôi thỏ đang « ra » lắm.  Cả cái « qui-gai-xốp » nữa, có bà chỉ làm một buổi mà tháng kiếm cả trăm, gấp hai lần lương công nhân có nghiệp vụ đấy !  Nếu cô chú không bằng ḷng khu tập thể tôi sẽ lo cho cái hộ hai mươi nhăm mét vuông, rộng răi hơn đây, ở Láng...  Cũng gần thôi, và lại chẳng xa Cầu Giấy chỗ chú công tác là mấy !  Nghe chị, có cái vốn làm ăn là quan trọng, ( nh́n chị vợ ) đồng ra đồng vào mới mở mặt ra với người ta.

A.C ( bẻ ngón tay, hoang mang ) : Chị cho chúng em suy nghĩ bàn bạc với nhau.  Vả lại, hộ này là cơ quan phân, cơ quan quản...

M ( cười ) : Đă bảo đừng lo việc đó mà...  Muốn xem cái nhà dưới Láng, mấy ngày nữa chị em cùng đi, xem rồi chắc là dễ quyết định hơn...  Nhé !  Nhớ nhé !

Mợ đứng dậy, ra.  Đèn sân khấu tắt.

Chuyển cảnh

Hộ ông bà. Mợ bước vào, ông bỏ tờ báo xuống.

M ( giọng lạnh lùng ) : Cháu đă nói thẳng với vợ chồng chúng nó.  Cháu lại đề nghị là không muốn ở khu tập thể th́ cháu cho một căn hộ khác ở dưới Láng.  Thế, chắc làm ǵ chẳng xiêu, có thêm hai lạng bỏ túi, sướng quá đi chứ lị !  Nhưng c̣n ông, vẫn chẳng thấy ông làm đơn khiếu nại phường...

Ô ( bỏ kính ra ) : Tôi nói quá, mợ bỏ cho.  Nhưng tôi vẫn chưa biết tại sao mợ nhất định lấy căn hộ giữa, nên chần chừ.  Nói là có tiếng... ấy, th́ không phải.  Ồn ào, th́ chỗ nào ở Hà Nội chẳng ồn, chẳng đông.  Ngày xưa, Hà Nội có ba trăm ngh́n người, nay lên đến ba triệu, đi đâu cũng chỉ thấy người...

M ( đanh đá, cười nhạt ) : Cháu thừa vàng, muốn đổi lấy đất.  Có thế thôi !

Ô ( chậm răi ) : Không phải chỉ có thế.  Cách đây lâu rồi, h́nh như vào lúc trước Tết, có bà Thi làm chỗ Intershop ở Giảng Vơ với mợ.  Bà ấy ghé đây t́m nhưng lúc đó mợ về quê.  Bà ấy hỏi tôi là tôi có muốn để lại căn hộ của chúng tôi cho bà ấy không.  Chuyện một lúc, tôi vỡ lẽ là bà ấy muốn mở một quán cà phê.  Đây là địa điểm trung tâm, quanh lại thiếu hàng thiếu quán. Dẫu phải vào cái ngơ, bà ấy bảo chẳng hề ǵ, cứ cà phê ngon là đông khách ngay.  Bà ấy cũng đề nghị chuyển cho hai vợ chồng tôi xuống Láng...

M ( cong cớn ) : Chuyện đánh « quả » là chuyện chúng tôi.

Ô (giọng kể lể) : Nhưng thế, th́ rồi hai vợ chồng chúng tôi sống làm sao ?  Quán cà phê ngay cạnh, chỉ tháng sau là mợ không bảo, chúng tôi cũng phải bán xới t́m chỗ khác.  Nói mợ biết, cái nhà này là nhà bố mẹ tôi cho tôi, chết th́ thôi chứ sống, chúng tôi không đi chỗ khác đâu...

M ( mặt đanh lại, mắt nghếch lên khiêu khích, nhưng giọng nói lại trầm xuống, đe dọa ) : Cháu có tin vui cho ông bà đây.  Hai tuần trước, công an phường có báo cho cháu biết là cậu quí tử  cháu đích tôn của ông bà bị bắt khi xuống thuyền ở Băi Cháy định vượt biên...

Ô ( há miệng, trợn mắt, rồi nghẹn cổ ) : ... Hả, hả.  Mợ nói cái ǵ...

M ( cười nhạt ) : Ấy là công an thông báo với cháu.  Phường định gọi ông bà lên, hỏi ư cháu là tổ dân phổ.  Cháu cản họ, nói rằng cứ để cháu t́m hiểu đă...

Một con quạ bay vào đậu trên cây sồi, kêu váng lên trong tiếng gió xào xạc. Tiếng nước đổ vào bể nước nghe uồm uồm như trời sắp giông. Tiếng chân người đi ra ngơ, rồi im lặng lại trùm lên bao phủ căn nhà.

M ( một lúc sau, nói tiếp, giọng mai mỉa, tỉnh khô ) : Cháu bảo điều căn bản là xem về phần đạo đức ông bà thế nào.  Bà th́ ǵ cũng cứ chín bỏ làm mười, vô tư thôi, vẫn giữ bản sắc dân tộc... Phần ông, ông đứng lên theo cháu.

Mợ đi vào góc buồng, tường tiếp giáp với nhà vệ sinh, cũng là nhà tắm.  Ông bước vào.  Mợ chỉ vào.

M:  Phần ông, ông chọc cái lỗ này để xem cháu tắm, đấy tang chứng đấy...  Ông đứng lên cái ghế đẩu này, ( tay chỉ ) cứ nghe tiếng dội nước là ra xem thoát y miễn phí. ( Mợ lại cười ).

Ô ( cúi đầu, lí nhí ) : Sao mợ biết mà cứ để thế...

M ( lại cười ) : Ông ngốc lắm.  Xem th́ có mất ǵ.  Với lại, đàn bà nào lại chẳng thích được thèm muốn... ( nói nhỏ lại như nói cho ḿnh nghe )  Ai thèm muốn cũng được, để c̣n cảm thấy ḿnh là đàn bà. ( Bỗng cứng giọng )  Đấy, thế nhưng từ ngày có con bé bên cạnh, là ông cũng phụ gái già này ngay...  Buổi trưa, về dội nước, không thấy mùi thuốc lào và tiếng ông thở nữa.  Đúng là có mới nới cũ, nó lại trẻ, vú vế căng ra như sừng trâu, mà lại vẫn miễn phí...

Mợ quay ra, đứng cửa.

M ( cong cớn ) : Đấy, đạo đức của ông là như vậy.  Để cháu ra đầu ngơ nói với bà.

Ông ôm mặt, gục xuống bàn.  Tiếng ho khan, rồi tiếng rên của cụ.

Chuyển cảnh

 Gốc cây sồi.  Trời màu trắng sữa, trăng lưỡi liềm.  Đèn hắt qua cửa cả ba hộ. 

Chị vợ và bà ngồi ở gốc cây đang rửa bát.

C.V ( giọng lí nhí ) :  Chắc chúng cháu phải đi thôi.  Mợ ấy cho xem cái đơn khiếu nại của ông.  Chẳng ai muốn chúng cháu ở đây  ( nghẹn ngào, rấm rứt khóc ).

B : Ông ấy đặng chẳng đừng.  Anh chị đi trước, chúng tôi rồi cũng phải đi sau thôi...

C.V : Cháu muốn về dưới quê.  Cháu sợ Hà Nội lắm rồi...

B : Tôi cũng muốn về dưới quê.Tôi sợ con người lắm rồi...

Gió xào xạc.  Lá sồi lại rụng.

B : Dưới quê nay thế nào nhỉ ?

C.V : Như làng cháu, có đông lên nhưng cày cấy cũng c̣n ít đất.  Chỉ khổ là làm mười ăn bốn, sáu phần c̣n lại là nộp thuế.  Thuế tỉnh.  Thuế huyện.  Rồi đóng góp vào quĩ.  Quĩ cải thiện cái này cái nọ.  Nào là giáo dục, y tế...

B : Không, tôi hỏi cái khác.  Có c̣n kết bạn quan họ với nhau không ?

C.V ( ngơ ngác ) : Cháu chẳng nghe thấy nói bao giờ cái hội ấy.

B : Thế cái Xuyến bu cháu không hát bao giờ nữa à ?

C.V ( lắc đầu ) : Không.  Thuở cháu c̣n bé, thỉnh thoảng bu có hát...

B ( cười, dịu dàng )  : Hát thế nào...

C.V : Cháu nhớ không rơ.  H́nh như có cái câu « Xa xôi xích lại cho gần.  Làm thân con nhện mấy lần chăng tơ ».

B ( xa vắng ) : ... Ngày xưa, bu chị, bác T́nh với chỗ làng tôi kết bạn quan họ đấy.  Bu chị tiếng trong veo, cất tiếng hát như nước sông Phượng Nhỡn, trôi đi như lụa.  C̣n bác T́nh, bác hát th́ con sâu cái kiến cũng động ḷng... Mà này, chị có hay lên bác không ?

C.V : Dạ có.  Ngoài giỗ tết ra, cháu cứ tháng tháng lên thăm bác.  Bác cháu không vợ không con, ở có một ḿnh mà.

B (giọng run run, nhỏ đi như thầm th́, nghẹn ngào ) : Bác làm ǵ để sống ?

C.V : Bác cháu khi c̣n khỏe cũng ra đồng.  Sau này, bác cháu ở nhà làm giấy vàng, giấy bạc, bỏ bán trên chùa Cổ-Pháp...

B ( ngập ngừng ) : Có bao giờ bác hát không ?

C.V : Không.  Bu cháu bảo bác đă thề từ lúc c̣n trẻ là bác không hát nữa.

Bà quay đi, nước mắt chảy ra, tay quệt, im lặng.

Độc thoại  :

    - « Ối anh T́nh ơi, em dẫu có ôm cầm thuyền khác th́ cũng là do anh.  Anh cứ sợ em khổ, chứ xưa anh nói một câu là em bỏ tất, bỏ làng bỏ xóm, bỏ mẹ bỏ cha, hai đứa ḿnh đi đâu th́ đi, sống chết có nhau.  Anh lại làm khổ anh, thề bồi làm ǵ, để cả cái xă Đ́nh Bảng mất đi một tay quan họ... Hỡi anh T́nh của em ơi !

Tiếng hát vẳng lên:

« Mây mưa biếng để lá vàng

Yêu ai nên xót, xót nàng một thân

Xa xôi xích lại cho gần

Làm thân con nhện mấy lần chăng tơ

Ví dù người có ḷng chờ

Những công lênh ấy bao giờ dám quên

Yêu nhau giữ lấy lời nguyền

Xin đừng xẻ ván bắc thuyền cho ai

...

Yêu nhau đóng cửa không cài »

Quạ ở đâu bay ngang, tiếng kêu như dọa nạt.  Có tiếng khóc đứa bé.  Tiếng anh chồng ru à ơi.

C.V ( đứng dậy )  : Thôi cháu vào...

B ( nắm tay kéo xuống ) : Để tôi hỏi thêm một tí... ( bà ngập ngừng ) Thế hôm bác mất, có ai ở bên cạnh không ?

C.V ( hơi ngạc nhiên, trả lời )  : Có chứ ạ.  Bác cháu ốm cả mấy tháng.  Bu cháu với cháu thay phiên nhau lên nấu nướng cho bác.  Hôm bác mất, cả bu cháu lẫn cháu đều ở đấy !  Bác đưa cho cháu một cái lược, dặn « Có chôn, chôn cả cái này ».  Bu cháu khóc ầm lên.  Bác lại thều thào bảo bu cháu « ... Cô nhận ra được à, của cái Xoan đấy.  Đừng khóc !  Tôi sống chẳng để được cái ǵ cho Xoan cả ! »  Từ đấy, bác cháu lịm đi, đến sáng th́ để tay vào mũi không thấy thở nữa...

Bà gục đầu, vai rung rung, lại quay mặt đi.

C.V ( ngạc nhiên ) : ... thôi cháu phải vào !

Chị vợ đứng dậy đi, ngoái lại

C.V : Bà ơi, bà có biết bà Xoan nào không ?

Bà lắc đầu,  cúi  gằm mặt  xuống. Im lặng. Tiếng đàn đại hộ cầm  vẳng lên thê lương. Trong  đêm trăng, bà ngồi ở gốc cây sồi, bóng đổ xuống sóng xoài trên mặt sân. Một lát sau, bà lẩm nhẩm...

B : Tội nghiệp cho chúng ḿnh, anh T́nh ơi !

Ngước nh́n trăng lưỡi liềm lơ lửng, mặt bà chan ḥa nước mắt.  Bà khấn.

B : Anh ơi, sống khôn thác thiêng, có ông trăng trên đầu chứng giám t́nh em gửi anh, trên đời này cũng như ở những đời khác...  Ngày nào em qua thế giới bên kia, em sẽ t́m anh cho bằng được.  Sống đă ĺa nhau, chỉ chết mới đoàn tụ, nhưng xin anh đừng phụ t́nh em như ở trên cái dương gian này, anh T́nh nhé ! ...

Đèn tắt dần. Văng vẳng tiếng hát quan ho.ï

MÀN III
TIẾNG THÉT

Cảnh 1

Hộ giữa.  Chị vợ ngồi góc giường ôm con

Ô : Mợ ấy đưa tiền để nhà tôi đi chợ mua con gà về thịt để liên hoan đấy.  Thế, anh đă nhận rồi à ?

A.C : Dạ, nhận trên nguyên tắc.  Cũng phải đợi giấy tờ thủ tục cho xong đă.  Ông bảo, về ở Láng cũng được, nhưng có ǵ chắc đâu.  Mợ ấy chỉ hứa.  Trên cơ quan con, họ không phản đối...

Ô : Thời buổi này, nén bạc đâm toạc tờ giấy.  ( thở dài )  Cái kế hoạch cà phê của mợ ấy h́nh như cũng thông lắm.  Trên phường họ th́ thào là sẽ lắm anh được uống cà phê miễn phí.  ( lại thở dài ) C̣n chúng tôi, cũng rồi chẳng biết thế nào... ( ngập ngừng )  Anh xem, tôi cũng chẳng làm ǵ được !

A.C : Con tưởng cứ chữ nghĩa như ông, lại có cơ quan truyền thông sau lưng, ông không muốn thôi chứ đám con buôn làm ǵ được ông.  ( cười nhạt )  Ông cũng ngă giá được năm chỉ mà...

Ô : Ấy, nói tội cho tôi.  Tôi chả có chỉ nào cả.  Tôi  vào cái thế há miệng ra không được !

A.V ( mỉa ) : «Người trên ở chẳng kỷ cương... để cho người dưới lập trường mây mưa ».  Chúng  con vốn nhà chân lấm tay bùn, chỉ mong những người có chữ có nghĩa nh́n xuống mà xử cho công minh.  Ông dạy thế, con tin thế.  Nhưng ông hưu rồi, ông bênh th́ ông viết cho cái đơn đưa lên giải thích.  Chẳng thế, chính ông khiếu nại...

Ô ( khổ sở ) : Tôi không làm, th́ người ta khiếu nại tôi.

A.C ( cười ):  Ông có ở cái tuổi thanh niên đâu mà mợ ấy kiện về cái tội giường kêu kẽo kẹt được...

Ô ( nằn ń ) : Không v́ cái tội ấy, nhưng...  Thôi, anh cho tôi xin, nói ra không được anh thông cảm.

A.C ( nổi cáu ) : Đến bây giờ con mới hiểu anh em thợ cứ bảo, nói ông tha lỗi, bọn trí thức thư lại là bọn ăn cứt không biết thối...

C.V ( hốt hoảng ) : ... Ấy chết, ai lại nói thế.

A.C ( gằn ) : Thôi, ông về đi.  Để sức tối nay mà liên hoan.

Ông lủi thủi đi ra, nói với lại «Tội cho tôi, tội cho tôi ... »

Chuyển cảnh

Hộ ông bà.Ôâng ngồi trên ghế, tay ôm đầu, chăm chăm nh́n xuống tờ báo,  vẻ như đọc.

Độc thoại :

    - Nhục, nhục quá.  Ăn biết là thối, nhưng không ăn không được.  Ăn rồi, biết là nuốt không trôi.  Đấy, cứt cứ ở lưng chừng thực quản, ngậm miệng cũng thối, há miệng cũng thối, thối sực lên đầu thế này th́ sống làm sao...  Cháu ơi, đi đâu mà lại lạc vào tay chúng nó.  Mày đẻ ra, tao ghi ngày ghi giờ, số mày thế mà sao lại bị bắt.  Cung di tốt nhất họ.  Thiên mă đóng ở đấy.  Xem lại, tiểu hạn lại có Long Phượng Cái Hổ. Giời ơi, giời triệt nó à hả giời ! ( khóc nức nở, vai rung lên ).

    Bây giờ, nó bắt nọn.  Cái tội xem trộm nó tắm th́ không sợ.  Nó biết, nó c̣n quay lại cho xem.  Có hôm, nó tḥ tay vào nó vuốt ve, mặt nó dại đi, môi nó run lên. ( Ông chép miệng, thè lưỡi liếm môi )  Thế có nghĩa là nó khiêu dâm ḿnh, cái con khốn nạn.  Sợ ǵ, mỗi người một miệng, cứ nói th́ ai biết đâu mà tin ai.  Hừ,  giả vờ đóng vai kẻ cả, kể ra cái kế hoạch cà phê của nó là xong, ai chẳng tin là nó định chiếm nhà ḿnh nên bịa ra chuyện.  Dĩ nhiên là trừ bọn trên phường.  Chúng nó một cánh với nhau.  Nhưng ḿnh dọa nói với cơ quan cũ, chắc chúng nó cũng phải co lại.  Báo chí đang đổi mới mà.  Đồng chí tổng bí thư có dặn là phải tự cứu.  Thời này là thời cởi trói... thời nói thẳng nói thật.

    Chết.  Nói thẳng nói thật cũng phiền lắm.  Phiền lắm chứ.  Như ḿnh, nói thật th́ chết.  C̣n nói thẳng, nói thẳng chuyện người ra th́ được, chớ nói chuyện nhà ḿnh, phải bí mật...

Bà đi chợ về, tay xách con gà, vào.  Nh́n ông mắt đỏ hoe, bà nói

B : Ông lại lo cho cháu.  Mợ ấy dặn tôi là đang chạy hộ, đ̣i dưới Quảng Ninh giả nó về công an phường ở đây.  Có về đến, th́ có thể là trót lọt được, nó khỏi phải đi cải tạo.

Ô ( nhẹ giọng ) : Mợ ấy đâu chạy cho ḿnh miễn phí đâu.  Bà nghĩ mợ ấy đ̣i hỏi ǵ ?  Tôi đồ là mợ ấy muốn chiếm cả căn hộ này ( tay chỉ... ).

B ( buồn buồn ) :  Th́ đứt đuôi con ṇng nọc đi rồi, có thế mới mở quán cà phê được chứ !

Bà ngồi xổm, loay hoay mở gói

Ô ( giận dữ ) : Thế mà bà cũng mua gà mua qué về liên hoan được à ?

B ( nhẫn nhục ) : Ông bảo tôi phải làm sao ?  Một đàng, ông cứu thằng cháu th́ tất mất nhà.  Đàng khác, ông giữ nhà th́ cháu ông đi cải tạo ba năm, năm năm.  Muốn chạy cho nó, cũng hai, ba cây vàng.  Bán nhà đi cũng chỉ thế...  Kinh tế thị trường nó vậy.  Vừa mua phải bán, tù tội cũng có giá của nó.

O: ( tuyệt vọng ) : Con dại, cái mang.  Bố nó chết, mẹ nó bây giờ đi đâu ḿnh cũng chẳng biết, th́ ông bà làm sao bỏ nó được.  Đi cải tạo là vào lư lịch, sống cho đến lúc chết nó là kẻ có án, cả đời sẽ nhục nhă khốn nạn.  Thôi, đành.  Chỉ có cái là đi đâu bây giờ ?

B : Tôi về dưới quê.  Dưới đó th́ may ra c̣n có kẻ đùm bọc...

Ô : Chịu, tôi chịu.  Tôi quen trên này, về dưới đó buồn chết được. ( Hoảng hốt )  Tuổi này, không có bà th́ sống dở chết dở.  Lại c̣n cụ nằm trong kia ( tay chỉ  vào trong buồng).

Lại tiếng ho, rồi tiếng rên hừ hừ.

Ô ( rấm rứt )  :... để tôi xem. Hay làcứ lên cơ quan cũ t́nh thực khai hết, nhờ họ giúp cho.

B ( bật cười, buông thơng ) : Thôi đi ông ơi.  Thế là lại rách việc đấy.

Chuyển cảnh

Hộ của mợ

M : Mời ông vào ( tay chỉ ghế ).

Ông lẳng lặng vào, ngồi xuống.  Mợ kéo ghế, ngồi trước mặt, tay rót nước.

Ô ( ngần ngừ, mắt nh́n xuống ) : Thưa mợ, tôi qua tŕnh bày với mợ, mong mợ thông cảm.  Tôi xin nói thẳng.  Tôi có mỗi một đứa cháu, như mợ biết nó từ ngày mợ về đây...  Đúng là cháu nó xuống Quảng Ninh, theo bạn theo bè.  Đến khi cháu đi rồi chúng tôi mới biết, sợ nên phải nói là cháu đi kinh tế mới... mợ đừng hiểu lầm, tội cho tôi, tôi nào muốn dối trá.  Bây giờ, mợ nói tôi mới biết là cháu nó bị bắt.  Mợ thương cho, cháu nó c̣n trẻ c̣n dại...  Tôi biết nói ǵ hơn...

M : Cháu đă trao đổi với bà.  Để nó đi cải tạo là khổ cả đời nó, lư lịch thế ai bôi đi cho được !  Nhưng khó lắm, chuyệân quan nha lúc nào cũng phức tạp, sai « đường dây » là sôi hỏng, bỏng không, lắm khi bị cột cái họa vào ḿnh nữa.

Ô ( vội vă ) : Ấy, thế mới phải thưa với mợ.  Mợ xem thế nào ?

Mợ ghé gần ông th́ thào.  Ông nghe, chỉ gật gù, miệng kêu nhỏ « dạ, dạ ».  Mợ ngừng nói, với tay lấy chén nước.  Ông ngơ ngơ ngẩn ngẩn.

Ô ( năo nề ) : Tốn kém thế, chúng tôi tiền đâu ?  Chỉ c̣n cách là chúng tôi sang cho mợ căn hộ chúng tôi, nhưng thế th́ chui rúc vào đâu bây giờ !

M ( thản nhiên ) :  Cháu nói để ông nắm thông tin.  C̣n phần cháu th́ vốn liếng đổ ra hết cho vợ chồng hộ bên rồi.  Cuối cùng, ngă giá là cái căn pḥng ở Láng cộng với hai lạng ba chỉ.  Dĩ nhiên là cháu chịu cả tốn phí với phường, quận, hợp tác xă ở Láng, rồi cơ quan anh ta... Cái xưởng cơ khí hai ǵ đó.  Tính tất cả, cháu mất bay đi bốn lạng chẵn, cạn hết vốn rồi ông ạ.  Thế nên ông có sang cho, cháu cũng chịu, tiền đâu mà có !

Ô ( lúng túng ) : Chết, chết.  Tôi làm thế nào bây giờ.  Mợ bảo cứ ít là hai cây mới lo được cho cháu th́ tôi đào đâu ra ?  Hay là mợ hỏi giúp cái bà Thi hộ tôi.  Tôi chẳng biết bà ấy ở đâu cả...

M ( đứng dậy, cười giả lả ) : Chuyện đâu c̣n đó, ông cứ để tính toán từ từ, không đi đâu mà vội. Tối nay, cháu tổ chức liên hoan cái chuyện ngă giá với vợ chồng ở hộ bên, mời ông sang chơi. Ông cứ vui lên, cứ b́nh tĩnh.  Cháu sẽ lo giúp ông cái việc cậu cháu đích tôn.  Tối, nhờ ông viết hộ cái « hợp đồng » với vợ chồng bên cạnh, và nhờ ông làm nhân chứng cho...  Nói thêm với ông là cái hứa năm chỉ để ông, cháu vẫn nhớ.  Để xem công việc kia ra sao rồi sẽ tính một thể cho tiện. ( Mợ cười, tay giơ ra chai rượu để dưới bàn )  Tối nay liên hoan có cái này, Ararat đấy.  Rượu tây nhé, nút có bọc giấy thiếc  hẳn hoi, bảo đảm không phải là rượu « zỏm » đâu.

Chuyển cảnh

Tối, hộ mợ.  Anh chồng, chị vợ, ông, bà, và mợ ngồi trên giường, xung quanh một cái mâm bày đầy thức ăn.  Mợ cầm bản « hợp đồng » giơ lên, rồi gấp lại làm tư, bỏ túi.

M ( tươi cười ) : Đây là thắng lợi của t́nh hàng xóm, nghĩa láng giềng, trên quan điểm tôn trọng lẫn nhau, trao đổi hai bên cùng có lợi.  V́ thế, hôm nay có ông bà là người lớn, thế hệ cha anh, rồi có cô chú, thế hệ kế thừa cách mạng, và tôi... đă tồn tại sau hai cuộc kháng chiến, chúng ta cùng nhau nâng chén ( mợ nâng ly lên ) uống mừng cho... ( mợ chựng lại ) mừng cho... ( mợ nh́n ông, cầu cứu ) mừng cho ...( mợ nói một mạch như máy ) thành quả cách mạng thắng lợi, cho tương lai sáng lạn, thành công xây dựng xă hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới, một khâu chính yếu trong ba nhiệm vụ cách mạng hàng đầu... ( mợ hụt hơi, miệng lúc một ngượng, ngừng nói, nh́n khắp lượt ).  Nào, xin mời ông bà, cô chú  ( đưa tay lên môi uống một hơi...).

Mọi người đều nhắp rượu, gượng cười.

M : Rượu ngon đấy, cay sè.  Cái này phải cấp giám đốc mới được phân.  Tôi chạy măi mới có.  Nào, nào...  Ở miền Nam, họ dùng chữ hay lắm, họ hô « zô, zô ».  Mời ông bà, « zô » đi chứ.

Ô : Mời mợ.

Bà gắp một miếng thịt gà.

B : Cám ơn mợ.  Lâu lắm tôi mới lại thấy thịt gà. ( Nh́n chị vợ ) Ăn đi cháu...

M : Cứ tự nhiên nhé.  Bây giờ là người nhà với nhau cả mà.  Sau cô chú có đi đâu th́ đi, cứ tết nhất là phải về đây với ông bà và chị một bữa...  Hà, hà.  Cái ông nhà văn Liên Xô nào, ông Tôn Toi hay Tôm Tươi ǵ đó, có nói thế này « ... T́nh chỉ đẹp khi bụng c̣n dang dở... » phải không ông ?

Ô ( ngượng ) : Tôi không nhớ, mợ ạ !

M ( quay sang anh chồng ): Chú nhớ bổ túc văn hóa nhá.  Các nhà văn Liên Xô vĩ đại lắm, chú phải đọc.  Cái câu tôi vừa nói đấy, dễ hiểu lắm.  Bọn bụng đă no rồi, th́ làm ǵ mà có t́nh với nhau.  ư là đă thành tư bản th́ hỏng hết, cạn t́nh sạch nghĩa với nhau ngay...  ( mợ gắp vào bát chị vợ ).

M : C̣n cô nữa.  Phụ nữ chúng ḿnh bây giờ phải tranh thủ chức năng cách mạng, không xin mà chủ động dành cái quyền của chúng ḿnh.  Như bà đây, ( nh́n bà ) bà miệng cứ hô chín bỏ làm mười, nhưng khi bà ra lao động ngồi bán thuốc lá th́ thu nhập có kém ǵ ông đâu.  Thế, muốn ǵ th́ muốn, phải b́nh đẳng kinh tế trước...

Ô ( cúi đầu, ngượng ngập, nói lảng ) : Chết, tí tôi quên.  Tôi có mang về ít báo, ( tay với đằng sau, đưa ra một xấp ) để mợ với cô chú đọc.  Trong này, có một bài nói về nữ quyền. ( Nh́n anh chồng ) Bây giờ mà các ông thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ th́ Ṭa Án Nhân Dân có quyền truy tố đấy.  Báo kể là một ông đánh vợ, vợ ra khai « Thưa các đồng chí, quả em ḿnh mẩy có thâm tím một tí, nhưng không phải là lỗi nhà em. »  Ṭa hỏi « Thế là lỗi ai ?», chị vợ ngập ngừng « Thưa, lỗi em ạ ! ».  Ṭa gặng măi.  Chị ấy bảo « Tại em thích thế, anh ấy đánh theo yêu cầu ! ».  Ṭa xử « Đánh vợ dẫu theo yêu cầu cũng không được, phạt sáu ngày lao động, ba mươi đồng ».  Phần chị vợ, Ṭa cảnh cáo đă vi phạm nếp sống văn minh, nếu c̣n tái phạm, sẽ có biện pháp trừng trị...

Tất cả đều cười rộ lên.  Anh chồng bắt chước, tợp một cái hết ly rượu.

M ( nh́n ) : Con trai khỏe mạnh phải uống như thế.  Zô là zô, ra là ra.  Chỉ một hơi, lúc nào cũng cứ định là làm.  C̣n con gái, ( nh́n chị vợ ) ta « ba đảm đang cải tiến »... Này em có biết « cải tiến » là thế nào không ?

Chị vợ nhút nhát, lắc đầu

M ( cười, đặt đũa xuống ): Chắc cả nhà biết, ( nh́n quanh, hát ) « Từ ngày anh đi , việc nhà em đảm đang » chứ ?

Tất cả gật đầu.  Mợ cười, tiếp

M : Ba đảm đang cải tiến là ( mợ hát, giọng chua như dấm) « Từ ngày anh đi, việc nhà em đảm ( ư )đang.  Đẻ đứa con trai, nó giống cả làng ».

Mợ cười ngặt nghẽo

Anh chồng, chị vợ, ông cũng cười

Bà im lặng, nh́n xuống, nhếch mép

Độc thoại (của bà) :

    - Xuyến ơi, con em đây mà chị chẳng làm ǵ được cho nó, để người ta cướp của nó chỗ ăn chỗ ở.  Anh T́nh ơi, cháu anh đấy.  Em nh́n nó, em lại tan nát cơi ḷng.  Th́ ra anh chôn theo cái lược của em tặng anh ngày rằm, ngày anh hát ghẹo em cái câu « Cầu tre ai bắc gập ghềnh.  Quan họ đi khéo, kẻo ngă lấm ḿnh ai thương ! »  Anh T́nh ạ, giờ đây đường đi nước bước chỗ nào cũng gập ghềnh, em ngă, anh ngă, rồi cháu anh cũng ngă.  Ngă không đỡ được...

 Mợ đứng dậy, tay lấy một cái cassette bỏ vào máy, loay hoay bật lên.

M ( vui vẻ ) : Nhạc vàng đấy.  Bây giờ hiện đại là vàng.  C̣n nhạc xanh nhạc đỏ th́ hết thời rồi.  Nào, lại zô, zô nhé.  Nhạc vàng nghe phải lơ mơ mới thú.

Nhạc nổi lên.  « Môi nào vẫn thơm, cho ta phơi cuộc t́nh... ».  Tiếng mợ hỏi  « hay chưa ? »  rồi i ỉ hát theo, «  Môi nào vẫn c̣n thơm, cho ta say cuộc t́nh......Tóc nào hăy c̣n xanh, cho ta chút hồn nhiên ... ».

A.C ( cố dấu bực bội ) :  Không phải say mà là phơi, phơi cuộc t́nh.

M (tỉnh bơ) : Cậu trẻ thế mà giáo điều văn bản cứ như là đi làm chính trị ấy. C̣n tôi ấy à, tôi không phơi mà say cơ, nhân dân mà...(đùa cợt)  phơi lại phải canh kẻo ăn cắp nó lấy mất.

Tiếng nhạc nhẹ xuống, văng vẳng...Tiếng hát quan họ « người ơi người ở đừng về ...» lên cao, nhưng vẫn nghe văng vẳng, át dần...

Độc thoại (của bà)  :

     - Ngày em về nhà chồng, em đă nguyền rủa cả đất lẫn trời. Anh chị quan họ biết chuyện cũng chỉ ngậm tăm, chỉ cái Xuyến là nó không giấu nổi nước mắt, cứ rủ người ra khóc.  Nó khóc v́ đêm trước anh đă định bỏ em đi khỏi thế gian một ḿnh.  Sáng sau, Xuyến nó chẳng biết anh mệnh hệ thế nào.  C̣n em, em đâu biết ǵ, em nguyền rủa cả anh lẫn em, chỉ muốn lăn ra chết ngay mà thôi... Ới anh T́nh ơi...

Bà lẩm nhẩm «  Người về em vẫn ư ừ ứ ư (có mấy) khóc (ư) thầm. Đôi bên ( là bên song như ) vạt áo,  (mà này cũng ứ a ướt đầm ),  ướt đầm  như mưa... »

M : ( nghe thấy, phá lên cười )  Ấy, bà cũng văn nghệ nhỉ...

    Mợ mở to cassette.  Tiếng nhạc Trịnh Công Sơn to lên «  Hương trầm có c̣n đây. Ta thắp nốt chiều nay. Xin ngủ trong ṿng nôi. Ta ru ta ngậm ngùi... »

    Ngoài sân, trăng tṛn, màu pha lê rũ xuống những nhánh cây sồi đâm ra khẳng khiu tựa những cánh tay ma quỉ đang chụp bắt nhân gian.  Tiếng nhạc Trịnh Công Sơn ảo năo, nhỏ dần, đồng thời đèn sân khấu tắt lịm đi.

   

    Tiếng côn trùng kêu nỉ non, lúc một to.

Đêm về.  Ba căn hộ như ngủ say.  Vẫn chỉ có ánh trăng, tiếng côn trùng. Tiếng gió bỗng nỗi lên xào xạc lá.

   

    Th́nh ĺnh, đèn ở hộ giữa bật lên sáng trưng.

Tiếng thét thất thanh : ối giời ơi !

    Cửa hộ giữa mở.  Anh chồng độc có cái quần đùi chạy ra kêu to « Ối giời ơi ! ».  Đèn hai hộ bên cùng mở lên một lúc.  Anh chồng đấm th́nh th́nh vào cửa hộ ông bà.

A.C :- Ông ơi, bà ơi... ( khóc ngất ) Ối ông ơi!

Ông chạy ra.  Theo sau là bà.  Mợ cũng mở cửa, áo quần mỏng mảnh, tóc xơa, ngơ ngác.  

A.C ( run giọng, hoảng hốt ) : Ông bà ơi, nhà con... ( tay chỉ )  Nhà con...

Ông chạy vào.  Giữa chiếc chiếu giải trên nền nhà cạnh cái giường, chị vợ nằm lơa lồ, trên mặt có cái gối ụp vào.

B ( kêu thất thanh ) :  Sao ?  Sao ?  ... Có chuyện ǵ vậy...

 Màn hạ nhanh. Tiếng đàn đại hồ cầm ở đâu vẳng lên, mỗi lúc một to, kêu gào thảm thiết rồi nhẹ hững đi như rên rỉ.

Cảnh 2

Chiều hôm sau.  Ánh nắng tàn trên ngọn cây sồi.  Trong hộ giữa, tiếng trẻ con khóc.  Bà ôm đứa bé,  vừa ru vừa bước quanh bước quẩn :

B : (hát nho nhỏ )

« Trông nước, ( th́ như ) nước chảy

Trong bèo ( là ) bèo trôi

Người ơi người ở đừng về... »

Anh chồng ngồi thu lu  một góc, ngơ ngơ ngẩn ngẩn nh́n bà không nói năng ǵ....Trên giường, xác chị vợ đắp một mảnh vải trắng, trắng xóa, rộng ra mênh mông như biển.

Ô ( thở ra ) : Chắc phải lo phần thủ tục.  Sống đă lo, chết lại càng phải thủ tục.   ( Nh́n anh chồng ) Bây giờ khai làm sao ?

A.C ( nước mắt ràn rụa )  : Chúng cháu sợ nên mỗi lần... cháu úp gối vào mặt nhà cháu để khi kêu, không ai nghe tiếng...  Mấy tháng nay như thế.  Hôm qua, ( nức nở ) lúc xong th́... ông ơi ! ( khóc ngất ).

Ô ( chậm răi )  : Anh cứ b́nh tĩnh...

A.C ( hổn hển ) : Ông ơi, cháu gọi « Này, nhà nó...», không thấy tiếng động.  Cháu lay.  « Nhà nó ơi ! ».  Cháu tưởng nó đùa.  Cháu mặc.  Cháu quay lưng lại.  Thế nào nó cũng giẫy lên, nhưng không.  Năm phút.  Rồi mười.  Cháu quay lại, lay nó.  Ôi chao, người nó lạnh ngắt.  Cháu tḥ tay cù.  Nó không cười.  Ông ơi, cháu bỏ tay vào mũi nó...  Chắc nó nín thở.  Cháu lại cù.  Nó vẫn không cười.  Ông ơi, nó bỏ cháu một ḿnh rồi.  Cháu kéo nó.  Nó nhũn ra.  Nó ngă xuống.  Mặt nó  xanh lè.  Ḿnh ơi, nhà ơi dậy đi.  Nó không trả lời.  Nhà ơi, tôi đây...  Nó không trả lời.  Nhà nó ơi, tôi van nhà, nhà nói một câu.  Nó ngă vật xuống, như là cả thế giới này ngă vật xuống, vô tri, thản nhiên.  Ông ơi... kinh khủng.  Cháu sợ.  Nhà ơi !  Dậy, dậy...  Cháu đứng lên, cháu mở đèn.  Mắt nó c̣n trợn ngược lên, mồm há hốc.  Em ơi, em làm sao vậy... Cháu tung cửa ra, cháu gọi ông, gọi bà...

Độc thoại  (của bà, đệm vào là tiếng quan họ văng vẳng)

    -Phải, tôi vào.  Tôi đắp chăn cho cháu.  Mắt nó vẫn mở, nhưng mặt nó sao lại vừa đau đớn, vừa măn nguyện.  Tôi vuốt mắt cho nó.  Anh T́nh ơi, em vuốt mắt cho cháu anh đây.  Vuốt măi, mắt nó không nhắm. Em khấn, có linh thiêng, anh ơi, anh giúp cho cháu nó đi được thanh thản.  Khấn xong, em lại vuốt... Mắt cháu nhắm lại, dịu dàng, lặng lẽ, như ngủ mơ...  Lúc đó, rơ ràng tai em nghe có tiếng thở dài bên cạnh.  Có phải anh về không hả anh T́nh của em ?  Đúng, đúng là anh.

Tiếng hát câu ghẹo « Cầu tre ai bắc gập ghềnh.Quan họ đi khéo, kẻo ngă lấm ḿnh  ai thương ! » to lên, rồi từ từ lắng xuống, rồi  tiếng khúc khích nghịch ngợm mơ hồ vọng lại.

M (bất ngờ bước vào, nh́n mọi người, đanh giọng ) : Ông sang ngay bên cháu.

Mợ quay ngoắt ra.

Chuyển cảnh

Hộ nhà mợ

Ông ghé vào tai mợ ŕ rầm.  Mợ cười nhạt.

M : Không phải là ngộ sát.

Ô ( ngạc nhiên ) : Ngộ sát, thật mà.

M : Tôi bảo là không phải.  Thật hay không, đó là do chúng ta...

Ông ngẩn người, mặt nghệt ra

M : Sự thật của con người ta là ở cái mồm.  Nói, cứ nói, nói như đinh đóng cột.  Đứa nào nói trái lại th́ tiêu diệt nó.  Nói thế, ǵ cũng thành sự thật.

Ông im lặng, mắt nhớn nhác.

M : V́ thế, tôi bảo không phải là ngộ sát, mà là... có ư đồ.

Ô : ... Nghĩa là cố sát.

M : Hôm nay, vấn đề đă thay đổi.  Ta lại đứng trước một t́nh huống mới.  Phải linh hoạt, uyển chuyển đáp ứng, đó là bài học lớn của Cách mạng.

M ( đổi giọng, nhẹ nhàng ) : Ông ngồi xuống, cháu nói ông nghe.

Mợ ghé lại, ŕ rầm.  Ông nghe, cứ lắc đầu.

M : Ông về nói lại với bà xem, thu vén như thế có gọn không ?

ÔÂng ra.

Chuyển cảnh

Hộ nhà ông bà.  Bà vẫn ôm đứa bé.  Tiếng ho khù khụ.  Tiếng khóc đứa bé.  Bà đung đưa. Ông ghé vào tai bà ŕ rầm.  Bà ngẩn người ra,lắc đầu, miệng mím chặt.

B ( cương quyết ) : Tôi th́ tôi chịu.  Xác con bé c̣n quàn ở bên kia, ai ḷng nào...

Ô : Bà biết.  Muốn cứu cháu khỏi cải tạo, th́ ḿnh mất nhà.  Mất trắng, th́ đi ở đâu ?  Bây giờ, mợ ấy đề nghị một mặt vẫn chạy cho thằng bé, mặt khác, ḿnh dọn đi th́ cái hộ ở dưới Láng dành cho ḿnh về đó...  C̣n cậu kia, nay góa vợ, cứ giữ lấy con ở lại đây, mợ ấy giúp.

B ( chua chát ) : Mợ ấy giúp lần này miễn phí nhỉ...

Tiếng đứa bé lại khóc.Tiếng ho khan của cụ.Bà ru, giọng nho nhỏ : « Con kiến mày kiện củ khoai. Mày chê tao khó lấy ai là giầu...». Mợ bước vào, nh́n bà,mắt có chiều ḍ hỏi.

M ( quay sang phía ông) : Oâng đă nói với bà chưa ?

Ô  : (ngập ngừng, cúi đầu nói nhỏ)  Xin mợ giải thích thêm cho nhà tôi !

B ( ngửng phắt đầu, giọng rắn rỏi khác hẳn lúc b́nh thường) : Mợ bất tất phải nói nhiều. Tôi chỉ bảo xác con bé c̣n nằm ngay bên kia, cạnh đây, mợ ḷng nào mà chẳng những cướp nhà mà c̣n phỗng luôn cả chồng nó !  Aên ở thế th́ có xuống đến bẩy tầng địa ngục cũng chưa thấm để mà xóa cái ác…chết đi đến chín mười kiếp sau cũng chẳng lên làm người được…

M ( ngạc nhiên, nh́n ông, th́nh ĺnh đanh giọng, quát nhỏ) : Ai khiến bà dậy tôi nhân đức ! Vợ chồng với nhau, tôi để ông dậy bà thế nào là sống. Sống là vật lộn, đè đứa khác xuống mà ngoi lên ! Cách nào cũng được, miễn là đạt thành quả. ( Miệng hừ, rồi gằn ) C̣n muốn chết, tôi cho chết hết…Chết cho đến thằng cháu đích tôn của ông bà rục xương chết tù chết tội…

Dứt lời, mặt cong cớn, mợ quay ngoắt đi ra, miệng cười nhạt. Oâng đến cạnh bà, mắm môi, bất ngờ dang tay tát vào mặt bà.

Ô ( gầm gừ)   : Ngu như chó !

Bà ngă chúi xuống đất, rú lên, nức nở

B ( tóc đổ xơa ra, ngồi  dậy, kêu thảm thiết ):              Ối giời ơi là giời !

Chuyển cảnh

 Buổi tối, hộ của mợ.  Anh chồng ngồi, tay ôm đầu.  Mợ ngồi bên cạnh.

M ( thủ thỉ ) : Chết ngột như thế thật là đáng...đáng tội.  Nhưng thôi, giời bắt th́ phải chịu chứ làm sao được.  Chú ạ, chú phải b́nh tĩnh vượt sóng vượt gió.  Chị thương chú như em. ( Ngập ngừng ) Thôi, từ nay chú cứ ở đây, chẳng phải dọn đi đâu nữa.  ( Tay mợ như vô t́nh quàng nhẹ  qua vai anh chồng )  C̣n đứa bé, chị thề có bóng đèn trên đầu là chị coi nó như con đẻ của chị...  ( mợ tḥ tay vào túi, lấy bản « hợp đồng » ra, giơ lên )  Bản hợp đồng này, coi như là không có.  ( Mợ xé vụn ra )  Cái nhà này là của....( ngần  ngừ , rồi vội vàng )  chúng ta rồi !

A.C ( ngạc nhiên, ngồi lùi ra, nh́n chăm chăm vào mợ )  : Chị nói ǵ, em không hiểu...  Ở đây sống với cái kỷ niệm kinh hoàng này, em chịu thế nào nổi...

M ( ráo hoảnh ) : Đấy, mấy ngày đầu th́ thế thật.  Nhưng ông giời ông ấy chẳng phải chỉ sinh ra có oái oăm mà c̣n làm phúc tạo nên cả thời gian.  Có thời gian, chuyện ǵ cũng phai nhạt đi.  Nghe chị...  em làm sao mà gà trống nuôi con được ?  Em c̣n trẻ, sau có t́m lấy ai th́ cũng là rổ rá cạp lại, phức tạp chuyện con tôi con anh...

A.C ( nghẹn ngào ) :  ... Cho tôi xin, tôi có ḷng dạ nào mà nghĩ đến chuyện ấy đâu.

Độc thoại  :

    -  Kiếp trước tôi làm ǵ mà kiếp này giời hành tôi thế này.  Ăn không đủ, đến ngủ cũng phải dè.  Tối qua, mất nhà lại phải uống rượu mừng !  Cái rượu tây ǵ đó, Ararat à, quả là ghê thật.  Vài ly mà choáng cả đầu.  Về, vợ nó bảo, anh say rồi.  Say đâu mà say ?  Kéo nó vào ôm, nó đẩy ra, nhăn mũi, kêu là sặc mùi rượu.  Ḿnh bảo, sợ ǵ, sắp phải bán xới khỏi đây rồi, có ǵ mà phải dè xẻn giữ ǵn.  Nó cười, trải chiếu xuống đất, kêu « ông tướng ạ ! ».  Ông tướng đâu mà ông tướng.  Tướng ǵ mà gặp một mụ nạ gịng chưa đánh đă đầu hàng.  Thôi được, ḿnh nói vào tai vợ « Tướng lên ngựa ra chiến trường đây ! ».  Nó dặn, lấy cái gối, lúc em không ḱm được mà kêu th́ cứ để lên mặt như mọi khi nhé.  Nó rên, ḿnh biết là lại sắp sửa rú lên rồi, lấy tay bịt miệng, tay kia úp cái gối lên mặt nó.  Rồi cứ thế.  Rượu Ararat mạnh thật.  Ánh sáng xung quanh như choăi ra, lỏng đi, chao đảo.  Cứ thế, hệt như trời đất vào cơn hỗn mang, không c̣n ǵ để nắm bắt, để trụ lại.  Cứ thế cho đến lúc ḿnh ngă vật ra, nằm lịm đi...  Lúc sau, ḿnh lay vợ.  « Này, này, nhà nó... ».  Một lần, hai lần, cù nó nó cũng ́ ra.  Vùng dậy nh́n, giời ơi, mắt nó trợn ngược lên...  Giời ơi là giời !

M ( tay vuốt tóc anh chồng ) : Chuyện không nghĩ trước th́ cũng phải nghĩ sau.  Bây giờ việc cần làm ngay là khai tử thế nào.  Khai sự thật à ?  Chỉ cần một đứa nào nó châm bị thóc chọc bị gạo th́ ai tin là ngộ sát.  Mà đă không ngộ sát th́ hóa ra cố sát. Công an làm biên bản, lên cơ quan chú, về dưới quê, thế là rách việc...  Ông bên hộ kia cũng bảo vậy.  Tốt hơn cả là ta cứ lờ đi, hàng xóm láng giềng đồng ḷng hợp tâm với nhau, làm chứng cho là cô ấy trúng gió độc...  Chú th́ cứ ở lại đây với chị, ( tay mợ vuốt đùi anh chồng ) b́nh tĩnh cho qua cơn sóng gió...

A.C ( vùng đứng dậy, vừa chạy ra vừa kêu ) : Giời ơi !  Qua cơn sóng gió, qua cơn sóng gió...

M ( ngạc nhiên, nh́n theo )  : Đàn ông mới đàn ang, phát rồ à ?  ( chép miệng ).

Chuyển cảnh

 Hộ giữa.  Bà bế đứa bé.  Ông ngồi cạnh bàn.  Trên chiếu, vải trắng phủ thi thể của chị vợ.  Anh chồng ngồi mép giường.  Mợ đứng cửa.  Tiếng trẻ khóc ti tỉ mơ hồ.

M : Lấy tư cách người trách nhiệm tổ dân phố, cháu tŕnh bày với ông, bà và chú đây những khúc mắc của t́nh h́nh mới rồi.  Chỉ mai, trên phường họ xuống làm biên bản, chúng ta phải nhất trí chứ nếu không, rách việc ( tay chỉ thi thể chị vợ ), lại khổ thêm cho chú ấy... Tội nghiệp !

Ô ( chép miệng ) : Vâng, tội nghiệp !

 Bà  thở dài, mặt cúi gầm, miệng mím chặt, tay đung dưa ru đứa bé. 

Độc thoại

    - Nhưng tội nghiệp nhất, có phải là cháu anh không anh T́nh ?  Nó chết, có c̣n biết ǵ nữa đâu.  Nó chết trong ṿng tay chồng nó chứ c̣n em đây, em đă sống năm mươi năm nay ngoài ṿng tay anh.  Sống như thế với bao nhiêu là cực nhọc : tản cư, rồi về Thủ Đô, ḥa b́nh lập lại, nửa làng di cư vào Nam...  Rồi chiến tranh chống Mỹ, đánh bom Hà Nội...  Xong là Giải phóng miền Nam, lại di tản, đánh tư sản... rồi sau vượt biên,  đổi mới, bung ra...  Sống bằng ấy cái bèo bọt mà có đâu được một lời anh an ủi, chẳng nói ǵ đến cái ṿng tay  chỉ ôm được độc cái nỗi trống không của cuộc đời cả hai đứa chúng ta...  Sống như thế, có hơn ǵ cái chết, hả anh T́nh ơi ?

Tiếng khóc đứa bé.  Bà lại nh́n nó, đung đưa, miệng cười nhưng nước mắt lă chă rơi xuống.  Bà khụt khịt.

M ( dịu giọng ) : Cháu đề nghị là ta cùng khai là cô ấy ( nh́n xuống mảnh vải phủ thi thể chị vợ ) ốm sẵn, lại trúng gió độc, chết bất đắc kỳ tử.  Nhân tiện, « hợp đồng » hôm qua cháu xé rồi.  Việc của ông bà nay dễ giải quyết hơn.  Cái nhà dưới Láng, phần của ông bà, nhưng ông bà phải nhượng cho cháu lại căn hộ bên cạnh.  Phần cháu, cháu sẽ chạy trên công an đưa thằng cháu đích tôn của ông bà về đây, rồi khai là nó đi vào chơi Sài G̣n...  Dĩ nhiên, chuyện ǵ cũng tiền trao, cháo múc.  ( Nh́n anh chồng )  Đấy, nếu không giải quyết toàn bộ như vậy th́... tôi mặc.  Công an họ xuống, muốn khai ǵ th́ khai... Tôi b́nh chân như vại, cứ làm cái nhiệm vụ quản lư  tổ dân phố.  Lúc ấy, muốn cứu ai cũng chẳng c̣n làm ǵ được nữa...

Anh chồng ôm đầu, khóc rưng rức.

M ( giọng kẻ cả )  : Tiền ma chay, tôi cho chú mượn.  Ít nữa ông bà dọn đi, nhà rộng nên chú cứ ở lại, tôi chu toàn cho.

Bà vội đặt đứa bé xuống chiếu, tay ôm lấy ngực ho, rồi oặn người ngồi xổm, nôn ra.

Ông quơ tay với phích rót chén nước, tay đưa

Ô : Bà uống, uống đi.  Làm sao vậy ?

Bà nôn ọe.  Tay bà ch́a ra cầm chén nước, mắt nh́n lên.  Bà bỗng đứng dậy, rú lên, hoảng hốt

B : Ối giời đất ơi !  Sao thế này.  Tay ông nó đang mọc lông...  Nh́n này, nó đâm ra, đen nhánh, chĩa như lông nhím...

Ô : Bà điên à ?

Mợ bước lại, cầm tay ông nh́n

M : Có ǵ đâu bà.  Mắt bà hoa rồi !

B : Không, đấy.  Cả mợ nữa, lông nó đâm ra trên mặt như lông hổ…  Ối giời ơi !

Bà chạy vào một góc, nhớn nhác

A.C ( đứng lên, nh́n hoảng hốt ) : Đâu, có ǵ đâu ?  Lông lá chỗ nào ?

B ( rú ) : Cả anh nữa, nh́n cái tay anh kia ḱa.  Ở cổ nữa, nó đâm ra như lông đười ươi.  Nó dài ra...   ( bà như mất hồn, nói như trong một cơn ác mộng, giọng kinh hoàng) Cớ sao con người lại mọc lông mọc lá ra thế này ? Giời phật ơi ! con người lại có thể quay ngược về thời ăn lông ở lỗ sao ? Ô, cái ḷng tham, ( nh́n mợ rồi xoè tay che mặt )…tham vàng, tham dục, nó sai khiến đến độ mờ mắt mù quáng đâm đầu vào thế giới c̣n man dại hơn cả hổ beo…Hổ beo nào có ăn thịt hổ beo…C̣n sự hèn hạ v́ sợ v́ hăi ( quay nh́n ông và anh chồng, bà trừng mắt, đay nghiến ), nó đẩy đám đàn ông này quị chân xuống, hệt một lũ đười ươi trong đám xiếc, phục tùng để có được miếng ăn và tránh được ngọn roi của bọn dậy thú vật làm tṛ…( Bà bỗng mơ màng, giọng nhẹ xuống, tha thiết) Anh T́nh ơi !  Anh có linh thiêng anh hăy hát lên đi ! Chẳng phải cho ḿnh em mà cho cả cái thế giới này đang cần tiếng hát. Phải mất bao nhiêu thời gian để tiếng gầm thét của hổ beo, tiếng khụt khịt của đười ươi mới thành ra tiếng hát Quan họ ? Có lẽ nào chỉ cần một thoáng mà từ tiếng Quan họ loài người quay trở về khụt khịt gầm thét lên ngôn ngữ dă thú ?

    Bà nhắm mắt, tai bỗng nghe thấy giọng hát của  T́nh, giọng da diết, hát lên : Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh. Quan họ đi khéo, kẻo ngă lấm ḿnh ai thương…

    Anh chồng, ông và mợ cùng xô đến, mặt mũi ngơ ngác, vây quanh bà. Bà mở mắt , ngước nh́n lên.

( thét giật giọng ) : Cứu tôi với, giời ơi, cứu tôi với…

    Bà gục xuống, bất tỉnh. Tiếng khóc đứa bé.  Tiếng ho khù khụ bên cạnh.Đèn tối dần. Tiếng hát của T́nh lại vẳng lên, kéo dài, rồi  từ từ lịm xuống, tắt dần…

    Đêm về.  Trên trời, vẫn mảnh trăng lưỡi liềm ma quái tỏa sáng, hắt bóng những tàn lá sồi lung linh,  chập chờn, trên mặt sân, bờ tường. Đèn tắt.  Cả ba hộ ch́m đắm trong bóng trăng. Tiếng ho khan. Tiếng côn trùng tấu lên bản dạ khúc muôn đời vẫn chỉ một tiết điệu nghe như than van kể lể.

    Bóng đèn bỗng lóe lên trong hộ giữa.  Anh chồng bước ra sân.  Anh đi về phía cây sồi. Bỗng nhiên…

A.C ( thét lên ) : Ối giời ơi !

    Cứ thế anh thét lên như điên như cuồng. Tiếng thét làm ánh trăng lay đọâng đến độ trăng ĺa trời rơi xuống,  tựa một v́ tinh tú hụt hẫng, rời quĩ đạo chao đảo trong hư không.

    Đèn hai hộ bên bật sáng trưng.  Mợ tất tả chạy ra đứng cạnh anh chồng.  Ông cũng đâm bổ ra sân.  Tất cả bất động, mồm há hốc, nh́n lên.

   

    Trên cành sồi mọc ngang mái, đầu một giải lụa điều buộc ngang lưng trang phục liền chị Quan Họ xưa, bà ngoẹo cổ, mắt nhắm nghiền, tay buông thơng, chân đưng đưa trong gió đêm thản nhiên thổi tới chốn nhân gian vốn vẫn nhiều nước mắt.

Màn hạ

KẾT

Bóng tối vẫn mênh mang.  Lại văng vẳng tiếng hát quan họ « Trèo lên quán dốc... » cứ nhỏ dần.  Sau tiếng thở dài, lời cây sồi  thắm thiết :

Lời kết :

   

    - Bên cạnh những cái chết, niềm an ủi của mọi cuộc tồn sinh là sự quên lăng.  Mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, cứ lan ra xa như vết nhăn trên mặt ao sau cái đuôi cá quẫy lên gợn nước của định mệnh. Nh́n kỹ gợn nước, t́nh cờ có. Không t́nh cờ cũng có...

      Căn nhà trong ngơ phố Ḷ Sũ chẳng phải không có trí nhó.  Trí nhớ của gạch, của ngói, của cây sồi khác trí nhớ con người.  Cách ứng xử cũng khác.  Hai năm sau khi đă có liền hai cái chết, cái nọ cách cái kia đúng một ngày, mợ quyết định chặt tôi - cây sồi.  Người chặt cây ra chặt thế nào mà chặt vào chân ḿnh, máu đổ đầy mặt sân nay đă lát gạch hoa.  Đêm hôm đó, mợ la hét, cứ chợp mắt lại thức dậy, rồi lại la hét, mặt xanh lè v́ sợ.  Sáng hôm sau, mợ không cho chặt cây nữa.  Từ đó, tôi yên thân, chỉ lo làm bóng rủ xuống những bàn cà phê nay chiếm cứ mặt sân.

     Anh chồng ngày xưa nay đă bỏ việc ở xưởng cơ khí hai, đứng làm chủ quán cà phê có cái tên rất hay, quán Gió Bụi.  Tên đó do mợ nghĩ ra.  Mợ bảo nó vừa vàng như nhạc, vừa vàng như loại kim con người thèm thuồng, nhưng được cái là mang bộ dạng bất cần rất có tính nghệ sĩ.  Quán khá đông.  Cứ năm năm kể được là một thế hệ th́ anh chồng đă nh́n được quá hai, thậm chí gần ba thế hệ rồi. Mọi sự có vẻ đổi cả. Bề ngoài rất dễ thay. Như cái quần, cái áo, mái tóc… hôm nay thế này chỉ mai là khác ngay nếu muốn.  Nhạc cũng đổi.  Dạo này, người ta nghe Michael Jackson hát và th́ thào « muốn trắng th́ khó ǵ, cứ tiền là mầu da cũng đổi được ».

     

    Khách, lại càng đổi.  Đây, xin quí vị nh́n xem cảnh trưa hè.

Màn kéo lên.

    Dưới gốc cây sồi, một cặp nam nữ ngồi, quần áo màu mè, rất mốt chứ không như ngày xưa.  Cô con gái môi thoa son hồng, giầy cao gót, quần jean ngồi sát vào cậâu con trai tóc dài xơa xuống gáy.

Cô con gái ( CCG)  (ngồi ở gốc sồi ) : Em cứ thấy lành lạnh sau lưng.

Cậu con trai ( CCT ) : Em cứ hay là tưởng tượng !  Mùa hè tối nóng thế này.

CCG ( tay mân mê cái th́a ) : Này, T́nh ơi, thế anh nghĩ thế nào.  Em với John chưa ra đâu vào đâu, mặc dầu là nó đă nhờ ông anh em nói với ba me em muốn hỏi cưới đàng hoàng...  Anh nghĩ thế nào...

Cậu con trai xoay tách cà phê, im lặng.

CCG : Nó có trang trại ở Tasmania bên Úc, nghe nói nuôi đàn ngựa cả trăm con...  Dĩ nhiên, cứ mỗi năm nó hứa là để em về đây ăn tết... Này, T́nh ơi, anh nghĩ thế nào...

Cậu con trai xoay tách cà phê, vẫn im lặng.

 

CCG : Nó bảo nếu em thích thành phố lớn th́ lên ở Sydney, nhà nó to bằng nửa cái khách sạn Métrôpôn...  Em muốn đẻ th́ đẻ, không cũng không sao.  Mỗi năm đi Âu châu một lần, sang Luân Đôn nó có ông chú, thoải mái... Này, T́nh ơi,  anh nghĩ thế nào...

Cậu con trai xoay tách cà phê, nh́n lên.

Đèn sân khấu tắt. 

Lời cây sồi tiếp :

    - Thưa quí vị, câu chuyện đến đây có hai hướng.  Mỗi hướng dẫn đến một ngả tương lai, và tùy ư quí vị chọn lựa, thích hướng nào xin cứ vỗ tay.  Chỉ lưu ư là quí vị có lỡ chọn lầm, quí vị vẫn có thể chọn lại được, và dĩ nhiên được miễn phí, bằng cách vỗ tay to hơn.  C̣n như cậu con trai và cô con gái th́ khác, v́ lầm lỡ nào cũng có cái giá phải trả...

   

    - Đây, hướng thứ nhất :

Đèn sân khấu lại sáng lên. Vẫn dưới gốc cây sồi.  Anh chồng chủ quán cà phê  bước ra hỏi, cậu con trai và cô con gái lắc đầu, không muốn uống ǵ thêm.

CCT : C̣n em, em nghĩ thế nào ?

CCG : Đầu óc em lung tung lắm.  Me em th́ chịu quá.  Me bảo em đi trước, rồi sau mang hai đứa em đi du học.  Me em nói thế là cứu được cả gia đ́nh...

CCT : Sao em lại nói với anh, quyết định ǵ là tùy em !

Nhạc đánh ầm lên, và tiếng hát của Michael Jackson cao lanh lảnh ma quái.

CCG ( giọng có nước mắt ) : Thế th́ hỏi anh để làm cái ǵ mà anh không biết ư ?

Cậu con trai quay mặt đi. Cô con gái một ḿnh đứng dậy bước ra. Nhạc to lên, lời Michael Jackson hát át lời kể chuyện . Nhạc nhỏ dần xuống, sau mới nghe

     

    - Và đây là hướng thứ hai :

CCT : C̣n em, em nghĩ thế nào ?

CCG : Đầu óc em lung tung lắm.  Me em th́ chịu quá.  Me bảo em đi trước, rồi sau mang hai đứa em đi du học.  Me em nói thế là cứu được cả gia đ́nh...

CCT : Sao em lại nói với anh, quyết định ǵ là tùy em... 

Cậu con trai bỗng ngưng nói. Trầm ngâm một lúc, cậu ngước lên, cương quyết nhưng dịu dàng, tiếp:

CCT : Không !  Anh th́ em biết rồi, tương lai của anh ( x̣e tay ra)  ở trong này, chẳng cứ  phải là thiên đường.  Nhưng anh chỉ hứa rằng nếu ta phải trải qua cảnh địa ngục, cũng không bao giờ anh để em một ḿnh.

CCG ( cắn răng, ứa nước mắt, miệng cười ) : Này, T́nh ơi, thật thế phải không anh ?

Tiếng hát quan họ vẳng lên, lớn dần. Hát rằng:

     « ...Trèo lên quán dốc

              Ngồi gốc ( ới a )cây đa

    Rằng tôi lư ( ới a ) cây đa

    Rằng tôi lư ( ới a ) cây đa

    Ai đem ơi à tính tang, t́nh rằng

    Cho đôi ḿnh gặp

    Xem hội cái đêm trăng rằm

    Rằng tôi lư ( ôi à ) tháng giêng

    (Rằng tôi lư ( ôi à ) tháng giêng)...»

Cậu con trai dắt tay cô con gái. Hai người dựa vào nhau cùng  đi ra. Tiếng hát nhỏ dần, nhưng văng vẳng, và cứ thế cho đền lúc đèn tắt đi trong mơ màng…

MÀN HẠ