Kịch bản này thuộc diện hài, vẽ lại một bức tranh gồm nhiều nhân vật sống chung quanh cái sân trước đền bà Chúa, một nơi lên đồng. Sân lúc nào cũng ngổn ngang người. Họ quay cuồng bộn bề trăm mối. Không khí của vở kịch là hài. Và hài v́ phi lư. Cho từng cá nhân th́ không, nhưng như một xă hội nhỏ, sự phi lư đó chi phối mọi cuộc đời. Cũng chính v́ thế mà sau tính hài, chất bi kịch chập chờn. Hài là diện. Chất bi là điểm. Tính bi hài không chỉ giới hạn vào những kẻ đến múa may trong tiếng hát cung văn và tiếng kèn nhịp phách. Nó len qua mức độ cá nhân, vào từng gia đ́nh, rồi tràn ra phường, quận... cho đến cả đất nước. Chúng ta đang thể nghiệm một cuộc lên đồng tập thể nơi ngưỡng cửa thế kỷ 21.
Kịch viết theo thể hiện thực nên chủ yếu chuyên chở mặt nổi. Tác giả biết nó không mang tính thơ và chất lăng mạn thời Tự Lực Văn Đoàn, không biết chừng chẳng hợp khẩu vị với những độc giả đi t́m những giọt lệ chảy ra bên ngoài. Nhưng nước mắt có thể rơi vào bên trong. Nuốt nước mắt là mặt ch́m của hiện thực.
MỞ MÀN
Đạo diễn bước ra, tay sửa gọng kính :
Kính thưa khán giả,
Lẽ ra, đạo diễn một vở kịch không lên sân khấu, trừ khi màn đă hạ với một vở kịch thành công. Lúc đó, quí khán giả gọi, và đạo diễn chạy ra nắm tay diễn viên, rồi cúi rạp xuống để cám ơn, dĩ nhiên là trong tiếng vỗ tay, tiếng trầm trồ. Nhưng lần này, khác. Bởi thưa quí khán giả, quí vị cũng sẽ là nhân vật của vở kịch này. Diễn xuất, hay hoặc dở, là tùy quí vị. Phải nói, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Đó là cách một thiên tài thốt ra nhằm an ủi thế gian: vậy ta cứ cho rằng hay dở là ở tâm, không tùy tài.
Thưa quí khán giả, các vị là những khán giả đóng góp vào vở kịch như diễn viên. Xin đừng đợi đến khi màn hạ mới bắt đầu diễn xuất vỗ tay. Về phần thoại, quí vị chỉ cần lập lại lời một diễn viên trên sân khấu khi anh (hay chị ) ta quay về phía quí vị, giơ hai tay lên trời, miệng ḥ, mắt nh́n thúc giục. Ví dụ như thế này tôi giơ tay, ḥ « thế có được không ? ». Quí vị đợi tôi vẫy, đồng thanh trả lời, hoặc là được, hoặc là không, tùy quí vị. Ở đây, xin nhắc là tất nhiên đa số thắng thiểu số. Quí vị cứ lớn giọng, và át tiếng là thắng, nên ta chẳng cần đến cơ chế bầu bán dân chủ ǵ cả.
Vở kịch quí vị đang xem gồm ba màn, mỗi màn lại có một số cảnh. Kịch xảy ra trong một ngôi nhà h́nh chữ chi, bốn đời trước thuộc một ông Tuần Phủ. Đến đời chắt gọi quan Tuần bằng cụ th́ chỉ c̣n hai người, một người gọi là Họa sĩ, và người kia là Đồng cô. Họa sĩ chạc bốn mươi, tóc bù xù, giảng viên tại trường Mỹ Thuật Hà Nội. Họa sĩ sống trên một căn gác lửng xây thêm, phía dưới là gian thờ Tổ ngày xưa. V́ nghiệp vụ, Đồng cô đă biến gian thờ thành một cái đền mang cái tên tuyệt vời : Đền bà Chúa. Đồng cô cũng là một thanh niên, kém Họa sĩ bốn tuổi, con út trong một gia đ́nh có ba anh em. Ông anh cả có học, sang Đông Đức theo diện lao động quốc tế, cưới vợ đầm rồi xin ở lại, hiện làm chuyên viên điện toán cho chi nhánh hăng Microsoft. Phần c̣n lại của căn nhà được nhà nước xă hội chủ nghĩa phân cho bốn hộ.
Hộ 1, có Bà góa và đứa con gái được mười hai tuổi, ai cũng gọi là Ngu-Ngơ v́ nó không nhanh trí. Bố nó là Đại tá, đă hy sinh trên chiến trường Campuchia vào đầu năm 80.
Hộ 2, có Cụ và Cô gái. Cô năm nay học xong cấp ba và sắp phải chọn lựa cho ḿnh một con đường cho tương lại.
Hộ 3, là cặp vợ chồng trẻ. Chị vợ chạy chợ, Anh chồng là công nhân viên, nhưng không ai biết rơ họ làm ǵ.
Hộ 4, có ông Tổ trưởng Tổ dân phố, vợ, và hai đứa con trai tuổi choai choai. Hàng xóm gọi họ là Ông ( Bà ) dân phố. C̣n về phần hai công tử, anh là Thằng Đê và thằng em là Thằng Tháu. Đê là chữ chửi đầu miệng của thằng anh. C̣n Tháu, bởi thằng em có cái tật ăn cắp vặt.
Ngoài những nhân vật nói trên, vở kịch c̣n có Ông Nhà Nước, một Bà Việt kiều và một Ông già, đeo kính đen, lẩn quẩn xin nước trong khu phố. Ông Nhà Nước không cần nhân vật diễn xuất. Ông ta được biểu hiện bằng những tiếng tra vấn phát ra từ micro, ở trong bóng tối, nhưng lúc nào cũng đâu đấy, chập chờn chi phối mọi nhân vật qua cái chúng ta gọi là sự sợ. Bà Việt kiều về Hà Nội, đi Vân Anh, Phủ Giầy, rồi đến hầu đồng ở Đền bà Chúa. Ông già đeo kính đen, ngày nào cũng đi ṿng bờ Hồ, được dân gian gọi là các nhà Cách Mạng lăo thành. Sau cùng, c̣n Tiếng đồng thanh. Đây là tiếng nói tậâp thể, thường nói những điều ai cũng nghĩ trong bụng nhưng chẳng người nào nói ra mồm. Chắc cũng lại v́ sợ. Và, lạc quan mà nói, có thể v́ khôn, thứ khôn lỏi, nghĩa là ai nấy mong mọi người khác ḿnh đều ngu, để ăn riêng thủ lợi. V́ thế, khi có Tiếng đồng thanh, tất cả nhân vật phải ngậm miêng, mặt mũi trơ ra, vô hồn. Tiếng nói sẽ được phát từ một cái loa rè, như tiếng tụng kinh, ề à, máy móc, luôn luôn kết bằng thanh …a, như về hùa reo lên, hoặc ngạc nhiên tra hỏi, và b́nh thường th́ chỉ như phát xuất từ một quán tính tự động.
Trong sân, trên tam cấp, Ông dân phố đứng nói, ở dưới là tất cả mọi nhân vật (trừ Họa sĩ, Anh chồng ) đứng ngồi lũ lượt. Lúc đó khoảng sáu giờ chiều, trời chạng vạng, gió hiu hắt.
Ông dân phố ( chậm răi, ề à ) : ...Đấy bà con biết, cứ như mọi năm, Tết nhất là nhà nào cũng tự nguyện đóng góp. Tôi nhớ năm ngoái, khâu lớn nhất là đóng góp xây dựng vườn cây xanh làm đẹp khu phố... ( tay giở xấp giấy loạt xoạt, mắt nhướng lên đọc) ...À...ư... năm nay th́ tự nguyện đóng góp vào giữ phúc lợi tuổi vàng... nghĩa là tuổi đă cao, trên sáu mươi th́ gọi là tuổi vàng...
Tiếng đồng thanh ( mọi nhân vật, đều bất động, cùng cất tiếng lên nói một lượt, tiếng phát âm như khi người ta tụng kinh, đều đặn, máy móc )
- Lại tự nguyện
- Lại đóng góp
- Tự nguyện đóng góp ? ( giọng cao lên như hỏi )
Ông dân phố ( chép miệng ) : ...Ấy, như lệ thường, đất nước ta c̣n nghèo, cho nên...
Tiếng đồng thanh : Biết rồi, khổ lắm, nói măi. Lúc nào cũng có một bài nhai đi nhai lại (lập lại 2 lần).
Ông dân phố : ...khi nào cần, nhân dân có... khi nào khó, có nhân dân. Mỗi hộ tự nguyện đóng một trăm ngh́n tối thiểu, nhà nào đóng hơn th́ tập thể hoan nghênh...
Tiếng đồng thanh : Có mà điên à ! Động viên nhau đóng tiền cho các ông ấy ăn Tết !
Ông dân phố ( găi đầu ): ...Tổ ta như vậy, có năm hộ, chỉ tiêu là nửa triệu...
Bà góa ( giơ tay ) : Cả tổ, có cụ đây ( tay chỉ bà cụ ngồi cạnh cháu gái, đang tóp tép nhai trầu ) là tuổi vàng. Đếm ra, cả khu phố có chừng một chục tổ, tức là thu vào năm triệu. Số các cụ th́ chỉ bốn năm cụ, thế là mỗi cụ được một triệu. ( giọng châm biếm, nh́n cụ ) Đấy, thế là cụ giàu rồi, một ngày mà bỗng dưng thành triệu phú...
Cụ ( lắc lắc ) : Ấy chết, tôi chẳng dám. Tuổi vàng mới chẳng tuổi bạc ! Thu th́ cứ thu, c̣n có bao giờơ chia đâu mà có...
Chị vợ ( giọng chua lét ) : Năm ngoái bảo đóng góp để trồng cây, cả năm rồi có thấy cây cỏ ǵ đâu...
Bà dân phố : Nhà tôi làm việc công, trên bảo nói thế nào th́ nói thế vậy, c̣n cái khoản sau đây, mới là gay go.
Tiếng đồng thanh : Gay go. Khoản ǵ ?
Ông dân phố ( xoa tay, ngập ngừng ) Vâng, báo cáo lại cho bà con biết, trên không cho phép sinh hoạt tín ngưỡng tuần lễ sau...
Đồng cô ( đứng lên, tay chống nạnh, chua ngoa ) : ...không sinh hoạt có nghĩa là không cho phép hầu mẫu phải không ông dân phố ?
Ông dân phố ( lúng túng ) : Đúng, đúng thế...
Đồng cô ( chu mỏ ) : Thế lư do ǵ ? Ở đây, hầu mẫu đă ba năm, tháng nào cũng một hai lượt, ít là hai, ba vấn đồng, lại đóng thuế, thuế trắng đóng mà thuế đen thuế đỏ cũng đóng...
Ông dân phố : ...Trên bảo lên đồng là sinh hoạt mê tín dị đoan...
Đồng cô : Trên, trên ǵ ? Chẳng có ai trên được tam ṭa thánh mẫu...
Bà góa ( ề à ) : Trên là thần là thánh, nhất là khi hết bao cấp, tem phiếu...
Đồng cô ( quắc mắt ) : Chứ c̣n ǵ nữa ! Cứ xem từ ngày có Đền bà Chúa, chẳng nói ǵ đến tổ dân phố ḿnh mà cả phường, cả quận được hưởng ( xách mé nh́n ông dân phố ). Đây, tôi kể cho mà nghe. Mỗi lần hầu mẫu, thằng Đê với thằng Tháu thu vé vào cửa, được khoảng chục ngh́n. Rồi cái sân gạch này ( tay chỉ ), ai bỏ tiền ra xây ? Tiền ở đâu ra ? Không phải là lộc của chư vị Thượng Tiên Thượng Thánh th́ có mà khối ra...
Bà dân phố ( ỏn ẻn ) : Th́ cũng biết vậy. Nhưng nhà tôi được lệnh phổ biến cái ǵ th́ phải phổ biến cái ấy, nói lại để bà con ta nắm.
Ông dân phố ( ngập ngừng ) : ...nói để bà con ta nắm, c̣n nước c̣n tát...
Bà góa ( ề à ) : Đúng thế ! Tổ dân phố ta đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết...
Chị vợ ( véo von mỉa mai ) : Vâng, thế là thành công, thành công, đại thành công...
Đồng cô ( ưỡn ẹo ) : ...Hừ, này tôi nói cho mà biết. Tôi hiểu tại sao th́nh ĺnh lại cấm cản rồi...
Tiếng đồng thanh : Nói đi, nói đi...Lạy Mẫu Thượng Ngàn, linh hiển cơi Tiên, xin cho lũ con, đui điếc
dưới trần, biết chuyện dưới thế…
Đồng cô : Chả là có Bà Việt kiều đến xin hầu. Chắc là ( kéo dài miệng ) tr.. ê.. n muốn biết giá cả ra sao chứ ǵ ?
Tiếng đồng thanh : À ra thế ! (lập lại ba lần). Khách sộp đô la, thuế đánh gấp ba, a….
Đồng cô : Muốn ǵ cứ nói ! Đường ngay không đi, cứ quanh co thế th́ có ngày trời đánh thánh vật...
Thằng Đê : Địt mẹ nó, thánh vật cho mà chết !
Bà góa ( ề à ) : Có chết đâu mà chết...
Ngu-Ngơ ( thét ) : Bỏ tay ra, thằng khốn nạn.
Tiếng đồng thanh : Ǵ vậy ?
Ngu-Ngơ : Lại cái thằng Tháu, nó kéo quần cháu xuống...
Bà góa ( nh́n Bà dân phố ) : Hai bác không bảo cháu, tôi phải dạy nó vậy.
Bà đứng lên, lấy chổi quật thằng Tháu. Nó rú lên cười rồi bỏ chạy. Đúng lúc ấy, Họa sĩ đi vào.
Đồng cô ( chua ngoa ) Tôi bảo cho mà biết, tôi giao kèo với Bà Việt kiều rồi Ông dân phố ạ ! Lần này khấm khá gấp năm gấp mười so với giá nội địa đấy !
Tiếng đồng thanh : Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Chị vợ : Để em bảo nhà em xem sao ! Nhất là đă giao kèo rồi. Chữ Tín là trọng !
Tiếng đồng thanh : Đô la cũng vậy. Món này bở, món này bở. Cả khu xóm trông vào tiền nước ngoài để ăn Tết. Chữ Tín, các cụ dậy, chữ tín là trọng (lập lại).
Đồng cô ( nguưt, ỡm ờ ) : Ông anh nhà nhiều quan hệ, em lạy chị, chị nhờ anh ấy kêu giùm cửa phủ xem sao. ( đổi giọng ) Mà nhân dân phải hậu thuẫn nhé...
Tiếng đồng thanh : Nhất định...( tiếng lớn lên, hùng dũng như khi hô khẩu hiệu) Nhất định nhất định…
Thằng Đê : Địt mẹ nó, hậu thuẫn quá đi chứ lị.
Đêm về. Đèn điện tù mù. Cô gái rón rén, gơ cửa căn gác lửng nơi Họa sĩ ở.
Họa sĩ : Chờ một tí ( tiếng dép kéo lê loẹt xoẹt ). À ! Cô bé... có chuyện ǵ vậy ?
Cô gái ( ngập ngừng ) : Anh có hỏi cho em chưa ?
Họa sĩ ( đằng hắng ) : Chưa ! ( cười nhỏ ) Tôi không có hứa hẹn ǵ đâu nhé...
Cô gái : Em biết, nhưng ư em đă quyết. Chỉ cần ban giám hiệu cho em gặp.
Họa sĩ : Vào đây! ( Họa sĩ lách người. Cô gái đi vào. Theo tay Họa sĩ chỉ, cô gái ngồi xuống, tay để lên bàn. Họa sĩ ngồi trước mặt, tay với cái phích rót nước trà )
Cô gái : Anh biết, thi vào mà không có của lót tay th́ hỏng... Em làm ǵ có tiền ! Anh có đưa croquis em vẽ cho họ xem chưa ?
Họa sĩ lắc đầu .
Cô gái ( chép miệng ) : Chắc anh thấy không được ?
Họa sĩ ( lại lắc đầu ) : Không phải thế. Cũng tàm tạm...
Cô gái ( vội vă ) : So với người khác th́ thế nào ?
Họa sĩ : Th́ khá. Khá đấy...
Cô gái : Thế tại sao anh không giúp em ?
Họa sĩ ( ngần ngừ ) : Không phải v́ chuyện vẽ vời. V́ chuyện khác !
Cô gái ( gặng ) : Chuyện ǵ ?
Họa sĩ ( trầm ngâm một lát, rồi thốt ) : Chuyện đời ! Em là con gái. Lao vào cái nghiệp này, nó gớm lắm. Như tôi, lúc nào cũng bấp bênh...
Cô gái ( cương quyết ) : Em không sợ bấp bênh...
Họa sĩ ( nh́n thẳng ) : Bấp bênh ở cái chỗ sống - chết. Bấp bênh như vậy, chỉ một thân một ḿnh, không dám liên hệ đến ai...
Cô gái : Sống - chết ? Sao vậy anh, em không hiểu ?
Họa sĩ ( cười khan ) : Hừ, khó nói lắm ! Đi t́m cái đẹp, khốn khổ vô cùng. Thấy nó trong đầu, mà cả mắt lẫn tay bất cập cứ như phản lại ḿnh... th́ lúc đó chân men bờ vực chết. Đấy là chưa kể bọn vây quanh, nó chờ ḿnh mất thăng bằng là đạp xuống, miệng kêu vẽ cái quái ǵ, người chẳng ra người, ngợm không thành ngợm... Không vẽ cái thực được, bôi màu gọi là trừu tượng, th́ cũng trừu tượng giả ! ( cười gằn ) Nó giống thằng em nó, đồng bóng không kém. Nhưng nó không được lương thiện như thằng em nó. Nó núp bóng Nghệ Thuật, giả h́nh lẩn sau một sự lập dị tính toán...
Cô gái ( ngắt ) : Thế c̣n sống ?
Họa sĩ ( cười, mơ màng ) : C̣n sống th́ ngược lại !
Cô gái : Nghĩa là thế nào, anh ?
Họa sĩ : Nghĩa là trên từng phân vuông khung vải, mỗi một nét cọ, mỗi một khối màu đều nói lên được điều ḿnh muốn nói. Chúng chuyển đi sự rung động nội tâm, tái tạo con người từ những chất liệu tưởng là vô tri, bỗng chốc biến thành phép lạ... ( Im lặng một lát, rồi chép miệng, tay đưa lên ṿ tóc ).
Cô gái : Nếu thế, em không sợ. Em sẵn sàng... Anh không biết bố em, chứ khi bố em c̣n sống, bố em cũng sinh hoạt trong ngành Nghệ Thuật. Biết đâu em chẳng cũng là có ṇi...
Họa sĩ ( cười nhạt ) : Có ṇi... Cái giống ṇi t́nh ! Đàn bà mà ṇi này th́ nhục lắm, cô bé ạ...
Cô gái : Sao lại nhục ?
Họa sĩ ( cao giọng ) : Cô bé có biết cái sáng tạo ǵ huyền diệu nhất không ?
Cô gái ( e dè ) : Dạ, không !
Họa sĩ : Đẻ! Cứ đẻ, con người là sự sáng tạo huyền diệu nhất. Bất cứ tác phẩm nào đặt bên cũng chẳng b́ được. Đẻ được, th́ cứ ǵ lại phải đi t́m sáng tạo vẽ vời. ( cười ) Mà này, cô bé đă yêu ai chưa ?
Cô gái ( ngập ngừng ) : ...chắc chưa ! Có một hai thằng theo đuổi em. Nhưng con trai bây giờ mất dậy lắm. Lúc anh chưa về, cái thằng Tháu mới tí tuổi ranh mà đă tụt quần con Ngu-Ngơ đấy, anh ạ !
Họa sĩ ( phá lên cười sằng sặc) : Sự sống đấy ! Từ đó nó đẩy loài người về phía trước...(Lại cười) Chỉ có cái là đẩy sớm quá th́ khó mà tránh được cái nạn nhân măn trên trái đất nhỏ hẹp này !
Trong hộ Ông dân phố. Bàn ghế sơ sài. Có Đồng cô, Ông dân phố và Anh chồng ngồi xếp bằng tṛn trên chiếc chiều trải giữa nhà.
Ông dân phố : T́nh thế th́ tôi đă tŕnh bày hết cho hai chú nghe rồi...
Đồng cô ( ngoe nguẩy ) : Sao lại hai chú. ( nh́n Anh chồng, che miệng cười ỏn ẻn ) Một chú thôi nhé... Nói măi rồi...
Anh chồng : Kể cũng khó. Ngoài phường, c̣n trên quận. Càng lên cao, đối trọng càng gian nan ( nh́n Đồng cô ) Mà giá cả thế nào ? Với Việt kiều, ở trên quận họ lại sẽ bảo là họ có nhiệm vụ lo an ninh, kêu tốn kém và sẽ đ̣i thêm...
Ông dân phố : An ninh th́ tổ ḿnh lo cũng được ! Cùng lắm là thuê bọn gác chợ Hàng Da, cũng súng ống như ai, sợ ǵ !
Anh chồng : Ấy chết, không được đâu ! Thế là trái nguyên tắc. Xin đừng quên, có trên có dưới nhé. Trên có thuận, dưới mới ḥa... Bác cứ để em ( nh́n Đồng cô ) Cô cho biết giá, mới tính toán được !
Đồng cô ( nguưt ) : Bí mật ! Bí mật quốc gia... Này, bảo cho đằng ấy biết, cung văn nó biết khách là Việt kiều nên cũng tính giá gấp đôi đấy ! ( đưa tay lên miệâng cắn ) Em chưa nói với phường ngũ âm, bọn đàn nguyệt đàn ḱm, nhưng chắc chúng nó chẳng chịu giá nội địa đâu...
Anh chồng ( mất kiên nhẫn ) : ...th́ cứ nói cho biết qua qua. Nếu phường đ̣i năm triệu, liệu có được không ?
Ông dân phố ( trợn mắt ) : Năm mấy ? Năm triệu ?
Đồng cô ( quay mặt như dỗi ) : Năm triệu th́ c̣n cứt mà ăn ấy !
Anh chồng : Th́ tôi cứ nói bừa, chứ có ai đ̣i đến thế đâu !
Đồng cô ( nguưt ) : Em th́ em đề nghị với hai bác là cái phần chính quyền là 10%. Chi phí cho cung văn với lại đàn đàn trống trống là 20%. Tổ dân phố ta 5%...
Anh chồng : Vậy là thủ đền lấy đến 65% ?
Đồng cô : Thế c̣n phát lộc. Lộc mẫu, em tính cũng mất 10%...
Ông dân phố : Để trong phong b́ là Bác nh́n nghiêng hay ngó thẳng*... Tính ra cũng đến cả trăm người vào nhận lộc đấy...
Đồng côâ : Hai loại. Bác nh́n nghiêng, cho ṿng ngoài, hai tờ. C̣n Bác nh́n thẳng, là cho bà con tổ dân phố ta. Thằng Đê, thằng Tháu bán vé vào cửa, một trăm một cái. Thế là ( nh́n Ông dân phố ) nhà bác ẵm ngay mười ngh́n...
Anh chồng : Khoan ! Nhưng 10%, 20% của cái ǵ ? Ở trên phường họ cần chính xác... Cứ nói phần trăm th́ hệt như Viện Thống kê Trung Ương, ai mà ṃ ra được !
Đồng cô ( tinh quái ) : Lại thóc mách... Thế ông anh giai vô tư kia ơi, ông định lấy bao nhiêu phần trăm nào ?
Anh chồng ( ngắt ) : Tùy, tùy thôi ! Muốn được việc th́ phải rơ ràng minh bạch...
Ông dân phố ( ề à ) : Ấy, tôi cũng nghĩ thế ! Cuộc điều đ́nh nào cũng cần thiện chí của đôi bên, và giải quyết hợp đồng trên nguyên tắc cả...
Đồng cô ( cười khanh khách, ngắt ) : … đôi bên, ba bên đều có lợi. Chính sách đa phương là thế... Cái bên thứ ba là Bà Việt kiều, đắt quá th́ bà về bên Washington bà ấy hầu mẫu. Không có cung văn th́ dùng cát-sét, cũng đủ mười giá, từ đức Thánh Quan, bà Chúa Thượng Ngàn cho đến thập vị Tiên Cô... Anh giai ơi ( nh́n Anh chồng), anh có biết thế không ?
Nói xong, Đồng cô ngoe nguẩy đi ra.
Anh chồng ( nh́n theo, lẩm bẩm ) : Đúng là hơi bị « chập dây », đồng bóng đến thế th́ cực kỳ! Chỉ từ nay đến tuần sau thôi mà cứ ỉ eo th́ làm sao hợp đồng với trên được...
Ông dân phố ( thở dài, ề à ) : Trăm sự nhờ chú. Chú cứ để tôi hỏi thêm. Thời này, có ǵ th́ hay nấy, chứ chẳng như hồi chiến tranh ta cứ được ăn cả ngă về không ! Theo như nhà tôi đi hỏi ḍ, th́ Việt kiều trả có ít cũng bốn mươi, năm mươi triệu...
Anh chồng ( th́ thào ) : Giá nó lên xuống, lại tùy bụng người, chẳng biết được ! Thôi, già néo mà kéo th́ buông ! Coi như là mọi cấp chính quyền, ít là họ cũng chém 20%...
Ông dân phố ( thở dài ) : Eo ôi ! Thế th́ c̣n ǵ ?
Anh chồng ( trầm ngâm ) : Liệu cơm mà gắp mắm. Bác cứ để em lo cái phần đối trọng quan nha này. Ḿnh linh động uyển chuyển, tất khó khăn nào cũng vượt qua...
Lúc đó có tiếng léo nhéo bên ngoài. Bà dân phố, Thằng Tháu, Thằng Đê kéo vào.
Thằng Tháu : Đứng ngoài lạnh quá...
Bà dân phố ( tươi cười ) : Ông với chú nó nói xong đại sự chưa ?
Thằng Đê : Địt mẹ nó, lạnh thật !
Buổi sáng, tiếng sáo kêu thảm thiết. Một con quạ ở đâu bay lại đậu trên cây nhăn mé phải sân đền. Tiếng cánh đập. Ngu-Ngơ chạy ra.
Ngu-Ngơ ( nắm ḥn đất, ném ) : Bay đi, để con sáo tao yên...
Con sáo vẫn kêu. Tổ sáo rơi bộp xuống đất. Ngu-Ngơ chạy lại, tay lại cầm ḥn đất, ném.
Ngu-Ngơ ( chửi ) : Đồ khốn nạn !
Con sáo bay đi, tiếng chiêm chiếp. Con quạ đuổi theo, lượn một ṿng rồi đậu lên đỉnh cây. Dưới nắng, cánh nó đen xỉn, mỏ nhọn dài cong như một cái móc câu khổng lồ mạ đồng. Ngu-Ngơ chạy lại nhặt tổ sáo. Nó móc ra một quả trứng to bằng cái kẹo, nh́n con quạ. Cô gái chạy ra.
Ngu-Ngơ : Quạ nó đuổi con sáo của cháu rồi. ( tay chỉ ) Cháu nhặt được trứng sáo...
Thằng Đê từ nhà bước ra sân nh́n.
Thằng Đê : Địt mẹ nó, trứng bé thế th́ chẳng đáng một cái nhai...
Ngước mặt, Thằng Đê tay cầm ḥn đá ném lên. Con quạ kêu quang quác bay lên cao. Nó lượn một ṿng rồi lại đậu xuống một cành cây cao hơn...
Cô gái : Thôi, Đê ơi ! Ném nó làm ǵ. ( quay sang Ngu-Ngơ, dịu dàng ) Sáo nó bay rồi nó lại về, cứ để trứng trong tổ... Biết đâu...
Ngu-Ngơ : Con quạ ở đấy, sáo về thế nào được... Cô giáo em bảo, đất lành chim đậu. Quạ đến, lành làm sao được ( nâng niu quả trứng ). Em có ấp trứng được không hả chị ?
Cô gái ( cười ) : Cứ thử ! Em ủ như ủ trứng gà xem sao...
Con quạ th́nh ĺnh lại kêu lên quang quác. Họa sĩ trên gác xép bước ra. Thằng Đê, tay nắm cục đá, ngước lên.
Thằng Đê : Chú cho cháu lên gác, cháu ném con quạ nhé ! Tiên sư cha nó cứ quang quác măi, lộn ruột...
Họa sĩ : ( cười ) Mày lên mày ném, nhỡ nó chết th́ tao là ṭng phạm. Thôi cháu ơi, tha cho nó... Nó cũng theo qui luật, nó mạnh nó đuổi con sáo yếu, để kiếm chỗ nương nhờ dăm hột cơm văi. Mày đuổi nó, rồi sẽ có người đuổi mày, th́ sao...
Thằng Đê ( vênh mặt ) : Đuổi cháu ấy à, địt mẹ chúng nó, cháu chạy là cùng...
Họa sĩ ( lại cười ) : Mày chạy đi đâu ?
Thằng Đê : ...th́ cháu ra bờ Hồ ! Cứ ṿng ṿng mà chạy th́ đứa nào bắt được !
Họa sĩ ( gục gặc ) Mày giỏi ! Đúng... đường ṿng là đường dài nhất !
Ngu-Ngơ : ...v́ thế các cụ Cách Mạng lăo thành ngày nào cũng đi, phải không chú ?
Con quạ lại kêu quang quác như phụ họa. Ngu-Ngơ nắm trứng sáo trong tay, nh́n lên cây nhăn. Cô gái đi đến cầu thang, ngước nh́n Họa sĩ.
Cô gái : ...Thế cái chuyện em hỏi anh hôm nọ...
Họa sĩ : ...th́ khoan đă... Việc ǵ phải vội thế, cô bé ! Người yêu cái đẹp, có rất nhiều th́ giờ. Chỉ kẻ yêu giàu sang, mới ít nó đi... Bù trừ đấy !
Thằng Đê ( chen vào ) : Hâm bỏ mẹ đi ! Không giàu sang, rách rưới th́ lấy ǵ để đẹp. Đă xấu, lại nhiều th́ giờ th́ khổ lắm. Địt mẹ nó, giàu tất đẹp, ít th́ giờ cũng chẳng sao !
Họa sĩ ( ngẫm nghĩ ) : Ờ, mày nói cũng không sai lắm. Nhưng giàu mà hết thời giờ th́ giàu để làm ǵ, hả cháu...
Ngu-Ngơ ( cười ré lên ) ...th́ để ấp trứng sáo !
Cô gái ( giọng dỗi ) : ...hay để làm đơn xin vào trường Mỹ Thuật Hà Nội, vinh dự lớn nhất là khi xưa mang tên trường Mỹ Thuật Đông Dương !
Nhân vật Ông Nhà Nước cấp Phường và Đồng cô. Đặc biệt Ông Nhà Nước vô h́nh vô tướng. Cảnh là một cái bàn thẩm vấn, đèn rọi vào, Đồng cô ngồi một ḿnh, chung quanh tối đen. Ông Nhà Nước chỉ hiển hiện bằng âm thanh rất máy móc
.
Ông Nhà Nước : Anh tên ǵ ?
Đồng cô : Đỗ Tuyết Dung.
Ông Nhà Nước : Hừ, hộ khẩu là Đỗ Tất Dũng ! Thế là thế nào ?
Đồng cô ( cắn tay ) : Báo cáo đồng chí, em đă làm đơn xin đổi tên từ mươi năm nay. Từ Dũng đến Dung, chỉ cần Hành Chính trên Quận cho một cái dấu ngă... C̣n Tất, cùng na ná như Tuyết, Nhà Nước có mất mát ǵ đâu...
Ông Nhà Nước : Anh Đỗ Tất Dũng, biên bản làm theo tên nhân sự có trong hộ khẩu tại số 6, Tô Hiến Thành, quận Hoàn Kiếm...
Đồng cô ( cắn tay, cười t́nh ) : Dạ...
Ông Nhà Nước : Gia đ́nh anh, nay có Đỗ Tất Thắng, giáo viên trường Mỹ Thuật Hà Nội... C̣n Đỗ Quyết Chiến, th́ đi theo diện lao động quốc tế sang Cộng ḥa Dân chủ Đức cách đây sáu năm...
Đồng cô : Dạ.
Ông Nhà Nước : Ông cụ thân sinh, là diện thành phần tiểu tư sản. Có tham gia... xem nào... phong trào B́nh dân học vụ ( tiếng giấy loạt xoạt )... được đánh giá là thành phần có cảm t́nh với Cách mạng !
Đồng cô ( chu mỏ, giọng eo éo ): ...cảm t́nh quá đi chứ lị. Bố em kể, trong tuần lễ vàng ông bà cụ biếu là ba mươi lạng tất cả. Mẹ em cho cả nhẫn cưới... Rồi khi ḥa b́nh lập lại th́ tự nguyện chia nhà cho đồng bào ta theo lời Đảng. Sau này, cứ nhắc đến vàng với ḥa b́nh là bà cụ ngất đi, tỉnh dậy lại rên hừ hừ, đến lúc chết mà c̣n kêu là dại. Xưa ấy mà, chỗ 6 Tô Hiến Thành chỉ có gia đ́nh em. Anh Chiến em lên năm tuổi th́ nhà lúc đó đă thêm hai hộ. Anh Thắng em lên bảy, lại thêm hai hộ nữa... Từ ấy, tổng cộng là năm, đông vui theo đúng như chính sách làm chủ tập thể bây giờ...
Ông Nhà Nước : Chúng tôi biết ! Phần anh, anh là phục viên... Tham gia Chiến trường Campuchia, bị thương năm tám mốt... Nằm viện bốn tháng, rồi xuất ngũ...
Đồng cô ( ỏn ẻn ) : Dạ... Em bị xây xát xoàng thôi, đồng chí ! Nhưng không may lại ... vào ... ( cười, tay để lên ngực ). Thế là...
Ông Nhà Nước : Chúng tôi biết. Hồ sơ bệnh lư th́ không có, nhưng Phường cũng ghi nhận t́nh trạng đó... Mấy năm sau này, th́ anh hành nghề « tín ngưỡng », có phải không ?
Đồng cô ( ngạc nhiên ) : Nghề « tín ngưỡng » ? Thưa đồng chí, em hầu Mẫu thôi...
Ông Nhà Nước : Anh cứ tŕnh bày cho rơ ràng.
Đồng cô ( chép miệng ) : Em xin thưa thật. Các đồng chí biết, xuất ngũ xong, phải làm ǵ để sống chứ. Ban đầu, em vô tư hạ quyết tâm làm theo khẩu hiệu « lao động là vinh quang ». Nhưng nói thật, công ăn việc làm đă khó, cái giấy chứng nhận em là thương phế binh lại làm ai cũng ngại, đâm hơi bị rách việc. ( Đưa tay chấm nước mắt ) Em buồn lắm. Hy sinh cho đất nước cái... ( ngập ngừng cắn môi ), cái... đồng chí cũng biết, mà bây giờ lại bị hất hủi thế này ! Anh Chiến lúc ấy mới đi xuất khẩu lao động, hẹn sẽ gửi tiền về, nhưng rồi măi cứ bặt tăm. Anh Thắng em lương giáo viên, ăn một ḿnh cũng chẳng no... Thế là... ( gục đầu xuống bàn, khóc ấm ức ).
Ông Nhà Nước : B́nh tĩnh, cứ thong thả mà kể...
Đồng cô : Dạ ( nấc lên ), báo cáo đồng chí ! Thế là một hôm, ma lôi quỉ kéo thế nào mà em... Em muốn chết đi cho rảnh. Em định treo cổ lên cây nhăn cạnh nhà, nhưng lại tiếc cái áo sơ mi, không nỡ cắt nó ra tết thành dây... Tội cho anh Thắng nhà em, có độc một cái áo. Mùa đông lạnh thế mà khi áo bẩn, giặt là phải cởi trần, vừa hong áo vừa run cầm cập... Em biết, trong đám chai lọ màu mè của anh Thắng, có một chai nửa lít ngoài dán giấy để chữ Độc. Em mừng quá...
Ông Nhà Nước : Xin anh đừng bỏ một chi tiết nào. Rồi sao ?
Đồng cô : Em mở ra ngửi. Nó hăng hăng, mùi nửa rượu, nửa như thuốc. Em biết ngày anh Thắng phải đi giảng. Thế là, đầu tiên em viết di chúc... Ngắn thôi, chỉ có cái áo, em dặn em đă giặt sạch rồi ! Rồi em uống. Gớm, nhớ lại sao mà nó khó nuốt đến thế... Rồi em cứ mơ mơ màng màng, ruột cháy như lửa đốt... Một lúc sau, em thấy bố, thấy mẹ... rồi đồng đội chiến đấu bên Campuchia, đứa què, đứa cụt. Em sợ, em gào lên. Đúng lúc ấy, một người đàn bà áo xanh ở đâu kéo em dậy, tay lạnh ngắt như đồng vuốt lên má, miệng bảo, theo ta. Bà kéo bốc người em lên mây, bay vù vù... cứ thế cho đến lúc em tỉnh lại.
Ông Nhà Nước : Tỉnh lại ? Sao không thấy ghi trong biên bản tổ dân phố ?
Đồng cô : Ấy, em tỉnh lại trong cấp cứu. Cái nhà ông bác sĩ, ông ấy chửi « thiếu rượu nên uống bậy phải không ? ». Ông anh em gật gật, kêu « nó uống nửa lít têrêbăngtin tôi dùng để rửa cọ và làm mỏng màu ! » Hứ ! Làm mỏng ruột th́ có ! Về, anh ấy bảo với Ông dân phố là em ngộ độc v́ uống nhầm rượu. Chắc biên bản ghi như thế...
Ông Nhà Nước : Đúng.
Đồng cô : Nhưng ( giọng vui hẳn lên ) cái h́nh ảnh người đàn bà áo xanh kéo em lên mây cứ ám ảnh. Em đi vào đền Đức Thánh, hỏi đi hỏi lại. Một bà văi mách em, áo xanh là bà chúa Thượng Ngàn. Cái số cậu phải đội bát hương hầu Mẫu rồi ! Dạ, báo cáo đồng chí, nghiệp vụ « tín ngưỡng » của em bắt đầu từ đấy. Được cái là vừa vào vụ Đổi Mới, Đảng và Nhà Nước châm chước... Với lại, thế cũng đúng với Hiến Pháp...
Ông Nhà Nước ( gằn gọng ) : Láo, Hiến Pháp nào ?
Đồng cô ( lấy giọng, kể lể ) : ...đây nhé, điều số 69, bảo cho tự do tín ngưỡng nhưng đồng thời cũng bảo đảm quyền tự do không tín ngưỡng.
Ông Nhà Nước : Tín ngưỡng khác mới mê tín, dị đoan !
Đồng cô : Báo cáo đồng chí, đạo Mẫu với em là tín ngưỡng.
Ông Nhà Nước : Không, là dị đoan mê tín. Treo ảnh, đắp tượng rồi x́ xụp khấn vái là mê tín dị đoan.
Đồng cô : Thế nhà nào cũng có ảnh Bác là làm sao ?
Ông Nhà Nước : Bác là anh hùng dân tộc, khác !
Đồng cô : Báo cáo đồng chí, đạo Mẫu có đức thánh Trần. Ngài đuổi quân Mông ở Bạch Đằng giang th́ không phải là anh hùng dân tộc à ? C̣n ảnh, cái Ông dân phố chỗ em treo ảnh đồng chí Lê Đức Thọ trên tường th́ có mê tín không ? Khi đó đồng chí Thọ c̣n sống, lúc chết Ông dân phố lại hạ ảnh xuống. Hỏi, ông ấy bảo sợ cái xấu nó vận vào nhà, thế có là dị đoan không ? Báo cáo đồng chí, thế mà Ông dân phố năm nào cũng được biểu dương...
Ông Nhà Nước : A, giỏi nhỉ ! Bây giờ dám vặn lănh đạo à !
Đồng cô ( bỗng đùng một cái, giở giọng tru tréo, tay vỗ đùi bành bạch ) : Chẳng dám... Cái món an ninh, cứ nói thẳng, bao nhiêu ? Đây nói cho mà biết, có th́ chia ăn, mà không th́ đói cả ! Mẽ làm ǵ, thời mới rồi... ( giọng kéo dài, ỡm ờ ) vô tư đi thôi, bao nhiêu nào ? Đúng giá th́ Thánh cho ăn lộc. Tham th́ thôi, cô dặn trước cho mà biết đấy !
Cảnh 6 : Diễn biến Ḥa B́nh
Trong Đền, trên bàn thờ Tam Ṭa, có tượng đức thánh Trần, dưới là nhị vị Vương Cô. Xung quanh, vô số tượng, từ ngũ vị tôn quan đến thập nhị vị quan hoàng. Trong cảnh nhang khói tù mù, Đồng cô tiếp một bà Việt kiều, môi son đỏ chót, tay xách bóp, lừng lững bước vào.
Bà Việt kiều : Đền nhà hôm nay tôi mới được thấy, khang trang ra phết ! Tôi lên Phủ Giày th́ truyền thống hơn, chưa hiện đại thế này ( tay chỉ đèn nhấp nháy và nến điện lập ḷe ).
Đồng cô ( ỏn ẻn ) : Thưa bà chị, đấy cũng là nhờ lộc của tam vị thánh mẫu. Cái chuyện lập đền bà Chúa này, để có dịp em kể bà chị nghe, cũng là Thiên Duyên cả đấy...
Bà Việt kiều ( cười, vỗ vỗ lưng Đồng cô ) : Cô năm nay bao nhiêu tuổi rồi ? Trông c̣n rắn rỏi thế này th́ chắc trẻ lắm nhỉ...
Đồng cô ( bẽn lẽn ) : Em sắp được bốn mươi rồi... Trẻ là nhờ... chẳng bận bịu ǵ, chỉ một việc là thờ phụng Mẫu nên lúc nào cũng thanh thản.
Bà Việt kiều : Tên cô là...
Đồng cô : Dung, chị cứ gọi em là Dung !
Bà Việt kiều : Cô Dung ạ, hôm trước đă tính cả rồi. Tôi chỉ hầu ba vấn, mất có già là quá nửa ngày. Bây giờ cô đổi ư là tại sao ?
Đồng cô ( ỏn ẻn ) : Chỗ bà chị, lạy Mẫu, em xin thật thà. Hôm ấy, em có ước sơ như vậy thật nhưng... ( ghé tai bà Việt kiều th́ thào )
Bà Việt kiều ( gật gù, giọng lạc đi ) : ...Em ơi, chị sợ chỗ cửa quyền, người ta làm lôi thôi phiền lắm !
Đồng cô ( lại ghé vào tai th́ thào )
Bà Việt kiều ( lắc ) : Thôi, thôi... Em cho chị xin lại tiền đặt cọc !
Đồng cô ( nghiêm mặt, lắc đầu ) : Chị đặt cọc, em cũng phải đặt cọc. Ba ông cung văn, với giàn kèn, trống, đàn nguyệt, nhị, đàn bầu cộng tất cả lại là mười một người. Chị đưa bao nhiêu, em đưa lại họ hết rồi. Lúc này năm hết Tết đến, ai cũng cần tiền. Đ́nh đám cũng lắm, thiếu ǵ người chèo kéo nên không đặt cọc th́ lúc cần lại không có...
Bà Việt kiều ( lại lắc đầu, thở dài )
Đồng cô ( hắng giọng ) : Em thật t́nh với chị, trước em nói giá nào th́ em giữ giá ấy, không hơn không kém. Nhưng bây giờ họ cấm mà ḿnh muốn làm có nghĩa là có một khoản chi đột xuất...
Bà Việt kiều ( lo lắng ) : Độ bao nhiêu ? Liệu có chắc không ?
Đồng cô ( nắm tay bà Việt kiều ) : Em môi giới cho chị. Chị đích thân hợp đồng với họ nhé !
Bà Việt kiều ( giẫy lên ) : Thôi, thôi... Họ lại bảo ḿnh đi hủ hóa tham nhũng, thu hộ chiếu, kết tội diễn biến ḥa b́nh th́... chết ! Chẳng dại...
Đồng cô ( lắc tay bà Việt kiều ) : Phần em, em hết sức em. Nhưng đụng đến cửa quyền, rách việc lúc nào không biết... Với em, em muốn giữ quan hệ trong sáng với chị, để không có ǵ chị có thể nghi ngại em... Vả lại, em cũng có tí việc nhờ chị. Nhưng thôi, để xong việc hầu Mẫu đă... Bây giờ, em nghĩ cái khoản chi đột xuất này nếu vừa vừa phai phải th́ chắc là phải chi thôi. Nếu không th́ mất luôn tiền đặt cọc cho cung văn với phường đàn...
Bà Việt kiều ( thở dài ) : Thế nào là vừa vừa phai phải...
Đồng cô ( lẩm nhẩm ) : Chắc độ năm bảy trăm...
Bà Việt kiều ( giẫy lên ) : Năm bảy trăm đô...
Đồng cô : Khoảng năm bảy trăm ngàn đồng Việt Nam thôi !
Bà Việt kiều kéo máy tính từ ví ra bấm, lẩm nhẩm, rồi nh́n Đồng cô gục gặc .
Bà Việt kiều : Tính ra trên dưới năm chục đô... Thế là bằng một lần đi cắt tóc ở quận Cam... Tưởng ǵ !
Đồng cô ( cười ) : Đấy là giá quen biết. Chẳng là trong tổ dân phố đây, có một ông quen biết mấy ông trên... Nể nang nhau th́ ǵ cũng xong, chị ạ... Chị để em mời ông ấy sang đây, chị cứ hỏi thẳng...
Bà Việt kiều ( nghĩ ngợi ) : Thôi cô Dung ạ ! Cứ giá ấy th́ tôi OK, khỏi gặp ai nữa...
Đồng cô ( lắc ) : Không ! Em không muốn mang tiếng với chị. Chị để em gọi con cháu... ( réo lên ) Ngu-Ngơ ơi !
Con bé Ngu-Ngơ chạy vào, ngơ ngác.
Đồng cô ( vẫy ) : Cháu sang bên chú Hoành xem chú ấy có nhà không, có th́ mời sang bên này...
Bà Việt kiều ( nắm lấy Ngu-Ngơ ) : Thôi, khỏi đi. ( Nh́n Đồng cô ) Bây giờ, thế này... Em tính chắc cho chị là năm mươi đô ! Thiếu th́ em bù, thừa th́ em lấy, OK ?
Đồng cô lắc đầu quầy quậy. Con bé Ngu-Ngơ giằng tay ra rồi chạy biến đi.
Nhân vật nữ đứng ngồi lổn nhổn trong sân đền bà Chúa.
Chị vợ ( nh́n Bà dân phố ): Chị khai hội đi !
Bà dân phố ( đằng hắng ) : Vâng, xin phép cụ, các bà... cho tôi được khai mạc buổi họp khẩn của hội Phụ Nữ chúng ta... Khẩn là v́ ( nh́n Chị vợ ) có những thông tin cực kỳ quan trọng, phải đối phó cho kịp thời... ( đưa tay về phía Chị vợ ) Mời đồng chí phát biểu...
Chị vợ ( lấy giọng ) : Thưa đồng bào, năm hết Tết đến mà phải triệu tập họp, thường th́ là chung nhau nấu nồi bánh chưng tối hai mươi chín... ( thấy mọi người uể oải, Chị vợ cụt hứng, im rồi thốt ) Đồng bào có nghe thấy tôi nói không ?
Tiếng đồng thanh : Nghe ! Biết rồi, khổ lắm...Cứ như là sắp tuyên ngôn Độc Lập không bằng.
Chị vợ ( tiếp, khẩn trương ) : Chuyện nấu bánh chưng tập thể, tiết kiện củi lửa là lẽ tất nhiên, phụ nữ chúng ta vốn người tốt, việc tốt...
Tiếng đồng thanh : Nhất định thế...Chúng ta người tốt việc tốt, đứa ăn không làm đứa làm không ăn, quá độ đi lên đi xuống t́m việc kiếm cơm. Nhất định thế !
Chị vợ : Nhưng năm nay, t́nhh́nh có khác... Vâng, khác ở hai mặt...
Tiếng đồng thanh: Giá cả lại leo thang ! Giá cả lại leo thang ! (lập lại, tiếng nhỏ dần)
Chị vợ : Thứ nhất, giá cả leo thang như thường lệ và ta không có cách nào đối phó.
Tiếng đồng thanh : Biết, biết mà...Đến Trung Ương cũng chịu, lạm phát là Đế quốc nó phá, nó in tiền giả nó rải như rải truyền đơn, công an ta phải đi nhặt bằng hết (cười ồ lên).
Chị vợ : Chuyện thứ nh́, nguồn thu nhập của tổ dân phố chúng ta có cơ bị... lũng đoạn !
Tiếng đồng thanh : ( lao nhao, người nọ nói, người kia tiếp ) Chết, chết mất...Đụng vào nguồn thu nhập th́ không được. Ai có dao cầm dao, ai có súng cầm súng. C̣n nếu không có ǵ th́ xin với chính quyền…
Bà góa : Lũng đoạn thế nào ?
Bà dân phố : Phải điều đ́nh !
Cụ : Nhưng với ai hả bà ?
Bà dân phố : Nhà cháu bảo, điều đ́nh ba bên.
Cụ : Ba bên là thế nào ?
Chị vợ : Th́ như khi hiệp định Paris đó !
Cụ : Chị nói thế th́ tôi mù tịt.
Cô gái : Bà yên, cứ nghe rồi cháu sẽ giải thích sau !
Cụ : Ờ, mày có ăn có học, chứ bà th́ chỉ độc học có chính sách với nghị quyết...
Ngu-Ngơ : Cháu cũng thế, bà ạ ! Thế mà xuưt được quàng khăn đỏ đấy !
Bà góa : Im, con ranh ! ( nh́n về phía Chị vợ ) Thế lũng đoạn, rồi điều đ́nh thế nào ?
Chị vợ ( giơ tay, giọng rất nghiêm ) ...chả là có Bà Việt kiều muốn đến Đền ta hầu Mẫu. Các ông ấy theo, biết được. Nhà tôi được nhắn là cơ quan có chức trách phải lo an ninh, bảo vệ Việt kiều, và làm trung gian để ... để Thủ Đền và ... Thủ Trưởng gặp nhau. Nhưng cuộc gặp gỡ dẫn đến một t́nh huống...
Tiếng đồng thanh : Xấu ? Biết ngay mà. Cái thằng Đồng cô ưỡn à ưỡn ẹo, chắc tham không chịu chi chứ ǵ !
Chị vợ ( tiếp ) : một t́nh huống không thể đánh giá là khả quan. Ai đời, cô Thủ Đền cô ấy... hỏi thẳng bao nhiêu. Người ta làm việc quan, có hỏi th́ cũng phải ư tứ !
Tiếng đồng thanh : Dạ phải ! Phải ư tứ, có chia th́ lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau …
Chị vợ ( chép miệng ) ...hỏi thế, người ta kiếm chuyện, báo cáo lên trên nữa th́ trăm miệng xía vào, chẳng phải trả một mà trả mười. Nhất là cái món diễn biến ḥa b́nh, chẳng biết mùi vị thế nào nhưng muốn nuốt th́ chẳng rẻ đâu !
Bà góa : Bây giờ thế nào ? Tôi tính, cứ mỗi lần hầu đồng, chỉ tính lộc th́ con Ngu-Ngơ cũng có được cả ngh́n. Rồi Mẫu chia theo chỉ tiêu bồi dưỡng, thêm vào lắm khi có cả chục ngh́n... Cái Tết nhà tôi trông vào đấy !
Ngu-Ngơ : Bu bảo kỳ này con cũng phải đ̣i chia tiền bán vé với thằng Tháu, thằng Đê... Con nói, thằng Tháu lại dọa tụt quần con trước mặt mọi người...
Bà góa : Im, con ranh !
Chị vợ : Tôi xin báo cáo ngắn gọn. Nhà tôi được trên động viên t́m cơ sở ư thức dân làm chủ. Nếu chúng ta có nguyện vọng đóng góp vào chi phí an ninh, th́ cứ để phần lănh đạo và quản lư cho người khác lo...
Tiếng đồng thanh : Dĩ nhiên, có nguyện vọng chứ. Mỗi người dân là một người công an nhé…(lập lại hai lần, tiếng mỗi lúc một nhỏ đi)
Bà dân phố : Yêu cầu đồng chí cụ thể cho.
Chị vợ ( cười ) : Cứ coi như công tác an ninh tốn 20% thu nhập trong kỳ hầu đồng chuyến này. Bốn hộ độc lập, vị chi sấp xỉ một trăm ngh́n, gọi là quĩ Pḥng gian, bồi dưỡng cho chiến sĩ an ninh phường...
Tiếng đồng thanh ( lao xao một lúc ) B́nh quân c̣n lại cho chúng ta là bao nhiêu, hở…(lập lại ba lần).
Chị vợ : Thế nào, tính toán xong chưa ? B́nh bầu mỗi hộ một phiếu, hay là hạ quyết tâm nhất trí cho nó gọn nhẹ nào ?
Đúng lúc đó, một ông lăo lưng c̣ng, đeo kính đen, tay chống gậy quờ quạng đi vào...
Ông già ( khua gậy lộc cộc, miệng kêu ) : Bà con cho xin miếng nước. Khát quá...( Ngâm nga ) Lư lư ơi khát khô cả giọng. T́nh t́nh ơi khéo động màn thưa. Ch́a vôi quệt gió hững hờ. Bờ ao sáo tắm bao giờ hở em…
Bà dân phố ( chép miệng ) : Lại ông cụ !
Cô gái ( chép miệng ) : Các cụ Cách mạng lăo thành chăng biểu ngữ « Đảng ơi cứu lấy dân » cứ đi ṿng được hai ṿng bờ hồ là kiệt sức. ( Nh́n đồng hồ ) Mà cũng sắp trưa rồi, sáng nay cháu thấy cụ đây đi đầu...
Ông già ( quơ gậy ) : Khát nước đói ḷng, bà con ơi !
Bà góa : Cụ ơi, chúng cháu đang họp phụ nữ.
Ngu-Ngơ : Cụ ơi, nhà c̣n miếng cháy sáng nay cháu gậm mất rồi...
Đúng lúc đó, Đồng cô ở ngách nhà đi vào, nh́n quanh.
Đồng cô : Đấy, họp phụ nữ mà không có con này... ( uốn éo hát giọng chèo )
« Đầu voi cô đứng múa quyền,
Tay cầm gươm trỏ, miệng truyền ba quân »
Cả làng hạ quyết tâm mà không có cô đây th́ cũng như là không, cô bảo cho mà biết đấy !
Ông già ( nghếch tai nghe ) : Nước không, rồi không cơm không cháy, lấy ǵ mà sống hả...
Chị vợ : Cháu đă bảo, đang họp...
Đồng côâ ( xen vào, uốn éo hát tiếp ):
Giang san, mây nổi, gió vần
Một mai sán lạn muôn dân một ḷng
Từ trên gác xép, chợt có tiếng gọi giật giọng.
Họa sĩ : Dũng, Dũng ơi... Lên đây !
Đồng cô làm động tác chào, biến vào Đền, để lại đàng sau một chuỗi cười gịn .
Pḥng gác lửng. Dũng vào. Họa sĩ lúi húi với thùng quà, đang mở ra và xếp lên bàn...
Họa sĩ ( không nh́n lại ) : Quà Tết của anh Chiến gửi về... Màu, trời ơi màu của Tây Đức. Cái này mà vẽ th́ tuyệt... Chẳng như màu Trung quốc, cứ vón lại. Mà có cả acrylic nữa ( tay giơ lên, đọc ). Tiếng Đức ḿnh chả hiểu ǵ cả... Ối giời ơi, lại có cả cọ ( cầm lên, tay vuốt ). Thế th́ ông nhất ông rồi ! ( cười ha hả).
Đồng cô ( xô lại, tay bới ) ...nào xem nào. Đây, đây ! Có cả đây...
Họa sĩ ( quay lại ) : Ǵ đấy !
Đồng cô ( bẽn lẽn ) : Th́ mấy cái đồ phụ tùng cho phụ nữ...
Họa sĩ ( giơ tay lên trời ) : Bố khỉ ! ( tay chỉ ) Cái quái ǵ mà lại phồng lên thế này ?
Đồng cô : Cái lót mông... Ấy, đầm nó thế cả !
Họa sĩ ( lắc đầu ) : C̣n những cái này...
Đồng cô ( bẽn lẽn ) : th́ xú chiêng wonderbra, nịt bụng, son, phấn, thuốc sơn móng tay... ( miệng xuưt xoa ) ...Thế này th́ cô nhất Bắc hà rồi !
Họa sĩ ( chép miệng ) : Chú xin thế nào mà anh ấy gửi cho chứ rặt những cái của này...
Đồng cô ( lại cười ) : ...em cơ biến thôi !
Họa sĩ ( x́ một tiếng ) : ...mang cái đống này ra chợ Đồng Xuân mà bán !
Đồng cô ( hứ một tiếng ) : ...hàng này có bán th́ bán cho vua cho quan. Đồng Xuân là chợ nhân dân anh hùng, tiền đâu mà mua hàng xịn ! Mà bán thế nào được... Anh có bán mầu với cọ được không ?
Họa sĩ ( lắc ) : Màu, cọ... là diện nghiệp vụ...
Đồng cô ( cong cớn ) : Thế son, phấn không phải là thuộc phần đóng góp vào nghiệp vụ « tín ngưỡng » à ?
Họa sĩ lắc đầu, lại lúi cúi t́m .
Đồng cô : Anh t́m ǵ nữa ? Anh nghĩ có giấu đô à ?
Họa sĩ : Không, thư. Chắc anh ấy viết vài chữ cho chúng ḿnh... Cả nửa năm nay có tin tức ǵ đâu !
Đồng cô nh́n chằm chằm .
Họa sĩ ( reo ) : Đây, đây rồi...
Đồng cô ( giật thư ) : Để em đọc cho mà nghe. ( giơ ngang mắt ề à ) « Chú Thắng, chú Dũng thân yêu, Hai chú nhận thư, chắc sắp Tết, vậy anh, chị Li và cháu chúc gia đ́nh ta bên ấy mọi sự b́nh an... Anh vẫn công ăn việc làm cũ, quả đánh ngày một khó, hết chiến tranh lạnh nên hàng đen không c̣n được giá... Chị Li đi mua đồ đàn bà cho chú Dũng, gưỉ lời mừng chú đă quyết định lấy vợ, một quyết định liên hệ đến cả đời người. »...
Họa sĩ ( nhảy nhổm lên ) : Hả... Chú bảo với anh ấy là chú lấy vợ à ?
Đồng cô ( giọng chua ngoa ) ...th́ cơ biến mà lị ! Chẳng nhẽ em nói với anh ấy đây là dụng cụ để hầu Mẫu, để lên đồng à !
Họa sĩ ( bất ngờ giật phắt bức thư, tiếp tục đọc )
« ...anh là anh cả, nhưng khó về làm chủ hôn cho chú Dũng th́ anh xin chú Thắng thay mặt anh, để ông cụ bà cụ mát ḷng nơi suối vàng... » ( nh́n Đồng cô ) ...Láo thật, anh ấy mà biết th́ lần sau có mà khối ! Tao lại thành đồng lơa của chú ! ( đọc tiếp ) « ...chuyện chú Dũng hỏi cho người bạn thương binh, anh cũng đi ḍ giá. Phẫu thuật đổi nam thành nữ làm được hay không cũng tùy trường hợp, không nói trước được. Chị Li đến hai ba chỗ, cứ b́nh quân mà nói, là sấp xỉ năm mươi ngh́n đô Mỹ »...
Đồng cô ( mím môi ) : Năm vạn đô Mỹ... Tiên sư bố Đế Quốc, đắt thế à...
Họa sĩ tần ngần, không đọc tiếp.
Đồng cô ( lẩm bẩm ): Giá Việt kiều, cắt cổ cũng chỉ bỏ túi được trăm đô một vấn hầu. Cần năm vạn đô, vị chi là năm trăm vấn hầu. Thời Đổi Mới, Việt kiều về đông, cứ cho mỗi năm có mười người đến cửa Mẫu. Mất cha nó thế là năm mươi năm. Ối giời đất ơi, lúc đó cô đây đă chín mươi cái xuân lẻ rồi ( nức lên khóc ). Thế th́ c̣n đổi sếch làm cái ǵ nữa, hả Trời ?
Đồng cô phục xuống đất, khóc ấm a ấm ức. Họa sĩ thả người lên ghế, nh́n em, không nói năng ǵ.
Đồng cô ( lảm nhảm ) : Khi chưa học hết cấp hai, tôi yêu thằng Cương, rồi thằng Giang. Cứ đến hè, xa chúng nó là tôi ngồi một ḿnh khóc dưới cây nhăn. Khổ cho tôi, thằng Giang bảo, giá mày là con gái th́ tao cũng yêu mày. Tôi sụt sùi, th́ tao yêu mày như con gái cơ mà ! Nó giằng tay ra, quát « nhưng mày là con trai. Cứ nắm tay, có ngày ông đánh vỡ mặt... » Lên học cấp ba, tôi tập yêu con gái, v́ tôi là con trai. Cứ con trai là phải yêu con gái, như chân lư kiểu sông có thể cạn, núi có thể ṃn... Tôi tỏ t́nh với cái Xuân, cùng tuổi, vú đă bằng quả na. Tôi bảo, Xuân này, làm vợ chồng nhé. Nó ré lên cười, đáp, tớ thấy cậâu cứ như thế nào ấy... Giời ơi, như thế nào ấy là như thế nào ? Rồi đi nghĩa vụ. Gớm, thế là yêu cả tiểu đội, nằm rừng nằm rú, ôm nhau v́ lạnh v́ đói... Ḿnh hỏi, thằng nào cũng kêu xuất ngũ là đi kiếm con vợ cho yên thân.
Họa sĩ hắng giọng, nhưng Đồng cô tiếp tục nói như mê sảng.
Đồng cô (tức tửi) : Thế c̣n ḿnh ? Chẳng biết may hay là không may, đùng một cái bị thương. A, cái vết thương đó... Phế tật v́ nhiệm vụ Quốc Tế, đứa nào nói ǵ cô xẻo lưỡi ! (Đồng cô xoay người một ṿng, giọng cao lên) Từ ngày đội bát hương hầu Mẫu, đúng là đổi đời ( chợt cười khanh khách ). Cô đây là nô tỳ đi hầu thánh mẫu Thượng Ngàn, chẳng phải đàn bà th́ là ǵ… a ? ( với tay lấy cái nịt vú đeo vào, ưỡn ẹo, hát nhưng nước mắt ứa ra )
Cô mặc quần lụa, yếm đào
Chỉ trăng trăng mọc, chỉ sao sao mờ
Chỉ cho con nhện giăng tơ
Tơ vương một mối, chín chờ, mười trông
Mai này cô sẽ lấy chồng...
Nhân vật đứng, ngồi lổn nhổn trên thềm điện. Trời chạng vạng, ai cũng có vẻ chờ đợi.
Chị vợ ( nóng ruột ) : Nhà em bảo chỉ trưa là xong, chẳng hiểu thế nào ?
Cô gái : Chú Thắng được mời làm việc hôm qua !
Cụ : Thế ông ấy nói ǵ ?
Cô gái : Chú ấy im như thóc. Hỏi, chú ấy bảo, lănh đạo, nhà nước với nhân dân là ba cái nhiễu sự tất yếu!
Bà góa : Nói thế cũng như chẳng nói ǵ ! Ở trên, họ hỏi ǵ hở cháu ?
Cô gái : Chắc lại kiểu lư lịch ! Trước khai thế nào, nhớ mà khai lại thế ấy, là xong.
Ngu-Ngơ : Chị ơi, trong lớp cô giáo bảo chúng em khai. Đến cái khoản thành phần, em chẳng hiểu là ǵ, em để trống...
Thằng Đê : Địt mẹ, đúng là con đần ! Lần sau th́ để công nhân nhé. Công là chung lại, nhân là người. Công nhân là người chung chung... Ngu đến thế th́ thôi !
Bà dân phố : Nói bậy nào ! Công nhân là giai cấp tiên tiến. Mày sau này khổ v́ cái lỗ mồm, con ạ ! ( quay sang Chị vợ ) Cô này, hôm ấy chú kể thế nào ?
Chị vợ : Nhà em với chú Dũng...
Cụ : Không, cô Dung chứ !
Chị vợ : Vâng, với cô Dung lên phường. Trên ấy, họ bảo họ là cấp cơ sở, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề an ninh. Cô Dung khai, Bà Việt kiều sẵn sàng trả ba trăm ngh́n cho dịch vụ an ninh và thủ tục phường. Nhà em nói thêm một trăm do tổ dân phố tự nguyện bồi dưỡng chiến sĩ... Trên phường họ bảo, về rồi sẽ cứu xét. Nhưng cận ngày lắm rồi. Tiền mua lễ mà chưa có phép th́ ai dám đưa để mua bán ǵ ! Em nghe nhà em nói họ đ̣i thêm ba trăm. Và phải nộp ngay một nửa. Cô Dung bảo, Bà Việt kiều đă chi đâu, có cái mốc ǵ mà đưa. Bà ấy nói, không có giấy phép, th́ thôi ! Bà ấy về Phủ Giầy, tốn kém không đến nỗi cao như vậy...
Tiếng đồng thanh : ...thế th́ chết. Năm hết Tết đến, tiền đâu mà ăn Tết đây ?
Ngu-Ngơ : Hay là để cháu, thằng Tháu với thằng Đê đi rủ trẻ con cả phường, lập kiến nghị rồi viết biểu ngữ đi biểu t́nh như các cụ Cách mạng lăo thành...
Bà góa : Im, con ranh !
Thằng Đêâ : Địt mẹ mày, nó bắt cho bỏ mẹ...
Bà góa ( đứng lên, tay chỉ ) : Đây mẹ nó đây ! Mày làm ǵ th́ làm đi ! Đồ mất dạy !
Thằng Đê đứng dậy chạy. Bà dân phố xuưt xoa.
Bà dân phố : Bác bỏ lỗi cho nó. Con dại cái mang ! Khổ lắm... Nó bé, nó có biết nó nói cái ǵ đâu !
Chị vợ ( đứng dậy, cao giọng ): Nào, trước khi lạc đề, mất phương hướng... Xin mọi người lắng nghe. Tôi nói đồng bào có nghe rơ không ?
Tiếng đồng thanh : Rơ !
Chị vợ : ...vâng, nhà tôi bảo, giấy phép có hai loại. Loại viết, chỉ có thể viết cho phép sinh hoạt xă hội tổ dân phố. Ông tổ dân phố nắm giấy phép. C̣n loại kia, loại nháy nháy, ghi sinh hoạt xă hội, nghĩa là muốn làm ǵ th́ làm. Nhưng muốn nháy, phải có ba bên. Bà Việt kiều, Cô Dung và trên Phường. Bà Việt kiều bây giờ sợ, không dám tin ai, đ̣i phải nắm giấy phép mới ch́a tiền ra. Dĩ nhiên, ai dám để bà ấy nắm cái giấy, địch nó lợi dụng bôi nhọ ḿnh th́ sao ?
Tiếng đồng thanh : Địch nó lợi dụng. Phải rồi...Không giấy tờ là chiến thuật, triệt tiêu Pháp Lư là chiến lược, ta nhất định thắng, địch nhất định thua.
Ngu-Ngơ : Cháu thấy chả sao cả ! Nhọ th́ rửa, rửa th́ sạch. Cô giáo bảo nghèo cho sạch, rách cho thơm mà !
Bà góa : Im ! Con ranh, nói leo.
Đúng lúc đó, có tiếng chân từ ngách sân. Mọi người trố mắt nh́n.Ông dân phố và Anh chồng dắt xe đi vào.
Ông dân phố ( hớn hở ) : Chào, chào mọi người...
Anh chồng ( vui vẻ ) : Xong... Được việc rồi !
Tiếng đồng thanh ( thở ra ) : Đúng là giời có mắt !
Bà dân phố ( ngập ngừng ) : Xin ông nhà phổ biến cho...
Ông dân phố ( nh́n Đồng cô ) : Tôi nói nhé !
Đồng cô khinh khỉnh, không đáp.
Anh chồng ( cười cười ) : Vâng, nói để cho bà con yên tâm. Trên đă cho phép tổ dân phố sinh hoạt văn nghệ.
Tiếng đồng thanh : Sinh hoạt văn nghệ ?
Anh chồng : ...và định giá vé là năm trăm một vé cho một người. Làm ba buổi tŕnh diễn, mỗi lần không hơn tám chục người, th́ tiền vé là cỡ một trăm hai mươi ngh́n đồng. Các đồng chí quản lư phường sẽ trực tiếp bán vé, soát vé...
Thằng Đê : Địt mẹ chúng nó, thế là ông « vỡ mánh » à ?
Thằng Tháu : Địt mẹ chúng nó ! Kgông thu được tiền th́ ông phá cho mà xem !
Ông dân phố ( trừng mắt ) : Trẻ con, yên ! Để người lớn nói chuyện !
Chị vợ ( Chen vào ) : Thế c̣n vấn đề giấy phép ?
Anh chồng ( hân hoan ) : Trên giải quyết vừa gọn vừa đẹp. Bà Việt kiều, tên là Mộng Lan, được giấy mời tŕnh diễn vũ điệu balê hiện đại... Giấy mời tổ chức của Ủy ban phường, mục đích là xiết chặt quan hệ văn hóa của người Việt ở nước ngoài và người Việt trong nước. Bà ấy hỉ hả, hănh lên, cho thêm hai trăm ngh́n...
Tiếng đồng thanh : Hoan hô. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết ! Vũ điệu Ba Lê muôn năm !
Đồng cô ( vẫn khinh khỉnh, giơ tay lên ) ...chuyện tập thể th́ cho con này một tiếng nhé !
Tiếng đồng thanh : Nhất định rồi ! Cô có tiếng nói chứ, không có cô làm ǵ có sinh hoạt văn hóa cơ chứ !
Đồng cô : Đây nói cho mà biết, vé bán năm trăm th́ lộc phát ra phải một ngh́n b́nh quân, nghĩa là tiền lộc của Mẫu phải ba trăm ngh́n. Mà đây th́ không có đủ thế đâu ! Muốn thế, phải cắt phường đàn bát âm, hay loại một ông cung văn... Và rồi cũng phải giảm phần bồi dưỡng cho tổ dân phố ḿnh...
Tiếng đồng thanh : Ối cô ơi, thế được bao nhiêu ? Năm hết Tết đến cô thương cho…(lập lại, giọng van vỉ)
Đồng cô : Giảm đến đâu, chưa tính, chưa biết. Phải thắt lưng buộc bụng, đất nước ta c̣n nghèo, đồng bào nghe chưa !
Pḥng gác lửng. Buổi tối. Đèn rọi vào giá vẽ. Họa sĩ chăm chú, mắt kính trễ xuống. Tiếng gơ cửa nhè nhẹ. Họa sĩ ngưng tay, rồi tiếp tục. Tiếng gơ cửa lại lập lại, gấp gáp hơn. Họa sĩ lấy khăn lau tay, bước ra mở cửa.
Cô gái : Em đây, xin lỗi anh... ( nh́n vào ) Em làm phiền anh, anh đang làm việc...
Họa sĩ ( gật, lẳng lặng đi vào, cô gái vào theo ) : Cô bé này, cả tuần vừa rồi chỉ v́ cái chuyện lên đồng mà chẳng làm ǵ được ! ( lầu bầu ) Thật bực ! Lên đồng th́ cả nước cùng lên từ bao nhiêu năm nay rồi... Lúc nào mà chẳng lắc đầu qua lắc đầu lại, chẳng ḥ chẳng hét, chẳng quay chẳng quật với tiếng chiêng tiếng trống... Hừ, cái việc cô bé nhờ, tôi vẫn chưa gặp ai đâu...
Cô gái : Dạ, em biết. Trên quận chắc họ làm rắc rối lắm hở anh ?
Họa sĩ ( tay chỉ ) : Họ hỏi nhận được thùng quà trong có ǵ ? Hỏi thế, nhưng họ thừa biết. Tôi đưa cọ, màu cho họ xem ! Đấy quà ông anh tôi gửi về, chỉ có thế... Họ cười nhạt, vặn thế quà của ông em Đỗ Tất Dũng th́ có cái ǵ ? Tôi bảo tôi không biết, chả lẽ lại nói xú chiêng, nịt mông, nịt bụng... Họ lại bắt kê khai, rồi ước lượng giá để đánh thuế... ( thở dài ) Cô bé có biết thuế bao nhiêu không ? Tôi bảo, thôi các ông cứ đến lấy sơn, lấy màu, lấy cọ... về. Có đi ra chợ bán tất cả chỗ ấy cũng chẳng lấy được bằng ấy tiền thuế !
Cô gái ( kêu hoảng ) : Ấy chết ! Họ lấy th́ anh lấy ǵ mà vẽ...
Họa sĩ ( cười khẩy ) : Cứ để xem ! Nhưng màu tôi mở hết ra, bắt đầu vẽ rồi... Hà hà, đă mở nút, bán chẳng được bao nhiêu. Rồi bên ngoài mấy cái tuưp màu, để bẩn lam nham. Vỏ quiùt dày có móng tay nhọn !
Cô gái ( thở phào ) : Thảo nào anh bắt tay vào vẽ ngay ! ( đứng lên, đi về phía giá vẽ ) Cho em xem, được không anh ?
Họa sĩ vẫy tay mời. Cô gái đến nh́n bức tranh, rồi lùi ra xa ngắm nghía.
Cô gái : Nền màu nóng thế, chắc là anh sẽ...
Họa sĩ : Cái ǵ đến, sẽ đến. Chẳng tính trước được. Cứ để vô thức cộng vào với t́nh cờ. Chỗ giao thoa của nghệ thuật, ở đấy, chẳng cần đến họa đồ với phương án sáng tạo. Hà hà, ( lắc đầu ) thế mà có cả một lớp về cái gọi là phương án sáng tạo, thế mới nỡm...
Cô gái : Em không hiểu anh nói ǵ...
Họa sĩ : Bất tất. Cứ vẽ, rồi một lúc nào, tự nhiên sẽ hiểu. Và mỗi người một cách, mỗi người hiểu lấy cho ḿnh... Thôi, cô bé để tôi tiếp tục, về nhé...
Cô gái : Em xin anh mấy tờ croquis. Anh cứ làm việc như không có em. Em muốn chụp bắt lúc này... ( mơ màng ) Em h́nh như... Em mơ hồ thầy những điều phải chụp bắt, ngay bây giờ.
Họa sĩ lục lọi đưa cho Cô gái giấy, rồi lẳng lặng quay lại trước giá vẽ. Cô gái loay hoay phác bằng than, thỉnh thoảng lại cong người, mím môi, vẻ xuất thần. Cứ thế... Một lát sau, Họa sĩ ngước lên, lấy khăn lau tay, nh́n về phía Cô gái. Họa sĩ bước lại.
Họa sĩ ( nh́n những phác họa của Cô gái, lẩm bẩm ) : Cái này được đấy. Khuôn mặt có những nét tối, rồi bỗng mờ đi... như không có thực... Được lắm. Chỗ này, phóng cho to lên
Cô gái ( lúng túng ) : Em cho cái croquis này cái tên « vực thẳm bên bờ ». Anh là người mẫu nhé ! Khuôn mặt anh đấy !
Họa sĩ ( bật cười ) : Cô bé có biết giữa họa sĩ và người mẫu là quan hệ ǵ không?
Cô gái lắc đầu.
Họa sĩ : Nếu không là loại người mẫu thuê theo giờ để sinh viên Mỹ Thuật vẽ, th́ quan hệ đó là một quan hệ nguy hiểm.
Cô gái : Nguy hiểm ? Nguy hiểm thế nào ?
Họa sĩ ( ngần ngừ ) : Đam mê. Nhưng bất cập... Ở Âu châu, họ tạc tượng Chúa Kitô, Đức Mẹ Đồng Trinh. Ở Á châu, tượng Quan Âm... T́nh yêu đó đầy đam mê nên thành tín ngưỡng.
Cô gái : Đam mê. Đúng. Nhưng bất cập, tại sao ?
Họa sĩ : Bởi nếu không bất cập, không giữ được đam mê. Đam mê nào cũng thật gần gũi sự tuyệt vọng... Yên, cô bé ! ( vội vơ một tờ croquis, vẽ rất nhanh )
Họa sĩ vẽ xong, bất động. Cô gái bước lại nh́n bức phác thảo.
Cô gái : Ơ, tôi đây. Không cần mặt mũi mà vẫn nhận ra !
Họa sĩ : Vẽ một người, phải biết vẽ cái bóng người đó. Đó là dáng dấp, là phong cách. Là phần hồn. Nh́n ra được th́ vẽ được, không cần cái hiện thực lồi lơm của thể chất... Cô bé thấy tranh kiểu Hiện Thực Xă Hội đều gần như vô hồn cả, chính v́ mắt chiếm toàn bộ thức giác và loại trừ mọi cái c̣n lại...
Cô gái : Em hiểu ! Em muốn là người mẫu của anh.
Họa sĩ : Tṛ này, đă bảo nguy hiểm lắm...
Cô gái : Em không sợ.
Họa sĩ : Cô bé c̣n quá trẻ. Thời gian sẽ dạy cô...
Cô gái : Thời gian dạy bài học duy nhất là hủy diệt. Vâng, hằng cửu là điều bất cập. Nhưng chính v́ thế, nó có khả năng một đam mê. Thắng được thời gian, như trong vở kịch Romêo Juliiét em học ở trường, kiểu not life but love in death. ( Cười, nh́n chằm chằm, hạ giọng) Em đang muốn chết, ngay bây giờ…
Họa sĩ : Đó là kịch. Chúng ta sống là sống trong đời thường.
Cô gái : Không hẳn...( tay bưng mặt ) Nhiều khi, sống được chỉ v́ sống thật trong một vở kịch tự ḿnh soạn ra !
Họa sĩ ( nheo mắt ) : Cô bé nói như một người đàn bà giảng bài phiêu lưu ( cười ). Tôi nhắc, tôi làm người mẫu cho cô, thật là nguy hiểm cho tôi đă. Có lẽ tôi già rồi chăng ?
Cô gái ( giọng khiêu khích ) : Cái em có thể làm cho tóc anh đen trở lại là tuổi trẻ của em...
Họa sĩ : Đó là cái cô bé cho. Phần tôi, tôi không cho được. V́ thế, tôi không dám nhận...
Cô gái ( thở dài ) : Anh để phí những tuưp màu này à ? ( tay chỉ ).
Tiếng mèo hoang vang lên trong đêm, nghe như tiếng trẻ sơ sinh kêu khóc. Họa sĩ ngồi im. Đêm vẫn xuống, từng mảng, chập chùng. Cô gái cầm croquis do Họa sĩ vẽ lên ngắm, rồi lẩm bẩm nhưng cốt để Họa sĩ nghe.
Cô gái : Cái phần hồn này, vẫn c̣n thiếu. Thiếu một chút ǵ tựa sự đam mê. C̣n bất cập hay không, chỉ có trời biết...
Cô gái đứng lên đi ra. Họa sĩ th́nh ĺnh níu lấy tay cô, đền mờ dần trong khi hai người ôm lấy nhau, trong khi tiếng nhạc trỗ lên mơ hồ.
Thềm điện Bà Chúa. Nhân vật nam nữ đứng, ngồi...Giờ tan sở. Mặt trời ngả bóng, tiếng chuông xe, tiếng xe gắn máy chạy ngoài lộ vọng lại.
Đồng cô ( ỏn ẻn ) : Mẫu cho ăn lộc, mọi chuyện đâu vào đó rồi. Ba ngày nữa th́ hầu Mẫu, bây giờ tôi phân công nhé...
Tiếng đồng thanh : Mẫu cho ăn lộc. Cúi đầu lạy tam ṭa Thánh Mẫu a.
Bà góa ( vui vẻ ): Th́ cứ như trước mà làm. Tôi phụ trách luộc trứng một trăm quả, nặn oản một trăm cái, năm mâm sôi séo, rồi năm mâm quả bốn mùa...
Cụ ( vui vẻ ) : Tôi th́ lo đèn, nhang, hương hoa. Trước Tết, hoa ở Nghi Tàm c̣n rẻ, tôi xuống tận nơi sáng sớm hôm hầu Mẫu, lấy về cho tươi...
Đồng cô ( hứ ) : Cụ đừng tính cái món xích lô như lần trước nhé. Đắt cắt họng...
Cụ : Ối giời ơi, cứ so giá với hoa chợ Đồng Xuân th́ vẫn c̣n hời khối ra, cô ạ...
Chị vợ : C̣n em, lại xin lo cái phần hiện đại. Tô điểm son phấn, sắp xếp áo quần theo đúng lớp lang các giá...
Ngu-Ngơ ( nh́n Đồng cô, lanh chanh ) : C̣n cháu, cháu rót nước cho các cụ, các bà nhá, cô nhá...
Đồng cô ( nguưt ) : Mày đoảng bỏ cha đi ! Lần trước, mày dội nước sôi vào người ta, người ta lại bắt đền tao...
Bà góa : Lần trước, cái ấm nó đứt quai. Lần này khác, tôi sẽ kiểm tra cẩn thận. Cô cứ để nó.
Bà dân phố ( giọng nghiêm nghị ) : Vâng, cứ thế. Nhưng lần này th́ phải thằng Đê và thằng Tháu giúp tôi khâu tổ chức. Chúng nó không phải bán vé, th́ lo an ninh ṿng trong, xếp chỗ ngồi, và...
Đồng cô ( xách mé ) : và ǵ... Bà bảo cái thằng Tháu đừng móc túi người ta. C̣n thằng Đê, hôm đó cấm địt mẹ, địt cha... cứ địt vung tí mẹt lên như kỳ trước, nghe nó chẳng trang nghiêm tí nào. Cái phần phát lộc là tôi lo. Con cháu nhà, lộc khác con cháu người ta. Nhưng tôi dặn trước, không chấp hành nghiêm chỉnh là... Mẫu sẽ phạt bằng cách giảm phần trăm đồng bộ khâu dịch vụ, tiếp viên... Nghe rơ chưa ?
Tiếng đồng thanh : Rơ ! Trăm lậy nǵn lậy Mẫu, thương lấy đám dân đen… a…..
Chị vợ : Việc tiếp tân và giao dịch với công quyền th́ Ông dân phố và nhà em đảm đương như mọi lần.
Đồng cô : Thôi được, cứ thế ( ngẫm nghĩ... ) C̣n cái việc dâng sớ. Dĩ nhiên là ngoài bà Việt kiều, ai cần xin ǵ cũng cho, nhưng có lấy chi phí dịch vụ không ? ( lẩm nhẩm ) Mỗi giá, cho hai người dâng sớ... Cứ khoảng mười ngh́n một sớ, tổng cộng mười tám giá th́ cũng được ba trăm ba mươi ngh́n...
Bà góa ( chần chờ ) : Tôi sợ mười ngh́n th́ nhiều quá. Tám, chắc cũng được. Giá lần trước chỉ có hai ngh́n...
Đồng cô : Lần ấy là giá Nội địa. Lần này, các Ngài về tiếp Việt kiều, giá phải hơn chứ... Tiền ngoại nó khác !
Bà dân phố : Già néo đứt giây, sắp Tết nhất... Tôi th́ tôi bảo năm ngh́n cũng được !
Có tiếng chuông xe đạp. Ông dân phố dắt xe vào.
Ông dân phố : Xin phổ biến cho cơ sở nắm một số điểm ngày sinh hoạt văn nghệ. Về mặt văn hóa, phải tránh dùng một số từ ngữ khích động và trái chính sách...
Tiếng đồng thanh : Khích động và trái chính sách ? Không, không bao giờ nói ra đâu….
Ngu-Ngơ : Cháu hiểu, khích động nhất là từ đô la Mỹ...
Bà góa : Im miệng, con ranh lắm mồm...
Ông dân phố : Những từ của những thế lực thù địch như Dân chủ, Đa nguyên và Nhân quyền phải triệt để cảnh giác, tuyệt đối không dùng trong diễn từ, ca từ. Về phần thông báo, b́a trắng, chữ đen hoặc nâu, to nhất là mười tám phân, chỉ được ghi Sinh hoạt Văn Nghệ Nội bộ Tổ dân phố 8, phường..., quận... B́a thông báo chỉ treo ở đầu ngơ, bốn giờ trước khi sinh hoạt, và sau đó th́ phải cất giữ...
Đồng cô : Đồng ư tất ! Cái này Ông dân phố lo hết...
Đột nhiên, có tiếng gậy lộc cộc. Ông già đeo kính đen quờ quạng từ ngách vào sân.
Ông già ( ê a ) : Khát nước, bà con cho xin miếng nước ... Lư lư ơi khát khô cả giọng. T́nh t́nh ơi khéo động màn thưa. Ch́a vôi quệt gió hững hờ. Bờ ao sáo tắm bao giờ hở em…
( nh́n mọi người ) Lại họp tổ nữa à ? Sao mà khỏe họp thế ? Tính tập thể cao nhỉ !
Ngu-Ngơ : Cụ ơi, tổ dân phố cháu lên kế hoạch rồi ! Ba ngày nữa là lên đồng, cụ đến mà lấy lộc Mẫu nhé...
Ông già ( phá lên cười ) : Cho tôi một vai nhé ! Cả nước lên đồng mà tôi đứng ngoài th́ tủi lắm. Đă 40 tuổi Đảng, tham gia từ hồi Kháng Chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ mà bây giờ chầu ŕa th́ chịu thế nào được cơ !
Đồng cô ( hóm hỉnh ) : Thôi cụ ơi, cho chúng cháu nhờ. Việc của cụ là đảo một ṿng bờ hồ, xin Đảng cứu lấy dân. Việc của cháu là đảo một ṿng bến Giác, xin tam vị thánh Mẫu cứu lấy đám con lạc lơng cơi trần ai này. Phân công công tác rơ ràng, xin cụ chớ chồng chéo mà hỏng cả...
Bà dân phố : Hôm ấy, cụ cứ đi bờ hồ. C̣n lộc của cụ, nhà cháu xin giữ hộ. Chẳng phải cơm, cháy mà là phở, chẳng phải nước mà là bia hơi Trung Quốc, cụ tha hồ...
Ông già ( lập lại ) : Cho tôi một vai ! Tôi làm quân Đức Thánh Trần đuổi giặc thôi mà...
Chị vợ : C̣n giặc đâu mà đuổi, cụ ơi !
Đồng cô ( ph́ cười ) : Giặc, c̣n chứ... Lúc nào mà chẳng có giặc. Khi th́ giặc Tầu, giặc Pháp, giặc Mỹ. Khi th́ giặc ngu, giặc dốt, cái thứ giặc Ta đó. Giặc Ta mới khó trị. Nó lại là bệnh hay lây. Thánh thần cũng lây bệnh giặc mất rồi...
Ngu-Ngơ : Đúng, cô nói cứ như cô giáo chúng cháu chửi chúng cháu là bọn giặc con đấy !
Thềm điện. Trời chạng vạng. Có tiếng khóc rưng rức.
Bà góa ( ái ngại ) : Thôi bà ạ ! Lo cũng chẳng được. Đợi tí nữa chú Hoành về, khắc biết cơ sự !
Cụ ( quệt nước mắt ) : Các bà, các cô biết cháu đấy, nó có làm ǵ đâu mà bắt với bớ. Khi tôi nắm lại, họ đẩy tôi ngă chúi xuống, trẹo cả chân... Khổ, nó côi cút, bố liệt sĩ mẹ liệt sĩ mà bây giờ th́ thế. ( lại khóc )
Bà dân phố ( khe khẽ ho ) : Tôi hỏi. Họ bảo điều tra đă...
Chị vợ ( chép miệng ) : Anh Thắng họa sĩ bị c̣ng số 8, nhưng cô Mơ th́ không... Cả hai lếch thếch, thấy mà thương ! Rồi họ khuân đi cả chục bức tranh, chẳng hiểu để làm ǵ...
Cụ ( hổn hển ) : Cháu nó lên học vẽ mấy buổi sáng, bảo nhân dịp ông họa sĩ mới nhận được sơn màu từ ngoài gửi về làm quà Tết... Chẳng nhẽ dùng màu ngoại vẽ tranh quốc nội là có tội ! Tôi chẳng hiểu thế nào sất, các bà ơi !
Bà góa ( lắc ) : Chắc không phải thế đâu cụ ạ ! Cụ cứ nh́n quanh mà xem, cái ǵ chẳng phải là hàng ngoại. Đến bia uống để rồi đi đái mà cũng là bia Trung Quốc cơ mà !
Bà dân phố ( gật ) : ...đoàn kết quốc tế mà lị !
Đồng cô ( ở điện đi ra, nh́n ) : Này các bà. Mai hầu Mẫu rồi ! Cụ ơi, sáng mai cụ có vào Nghi Tàm lấy hoa được không. Chân trẹo liệu đi được th́ đi, không th́ c̣n t́m phương án hai...
Cụ ( vội vàng ) : Đi được chứ ! Với lại hôm trước tôi đă vào đặt hàng, đi xích lô th́ chẳng sao cả ! Nhưng tôi nói, cô hiểu cho, bụng tôi cứ nóng như có kiến đốt...
Đồng cô ( nh́n Chị vợ ) : Chị này, em bảo ta cứ bắt đầu lúc trưa trưa, hầu có tám giá th́ đến xẩm tối chắc là xong. Em ngắm cốt, cái bà Việt kiều này là cốt ông Hoàng Mười, hỏi ra th́ đúng thế ! Bà ấy đ̣i phải có kiếm, có ngựa...
Chị vợ : Kiếm th́ có rồi, c̣n ngựa... Ta ra chợ mua cái lục lặc. Nhưng lần này quan Hoàng Mười đánh quân Minh, quân Thanh, hay quân Thát Đát ?
Bà góa : Đánh quân nào mà chẳng chỉ có một bài...
Chị vợ : Ấy chết, phải dặn cung văn đổi chữ cho hợp t́nh thế chống ngoại xâm chứ !
Đồng cô ( tần ngần ) : Em chưa hỏi ! Nhưng không phải quân Thát đâu ! Đánh Thát trên sông Bạch Đằng là đánh thủy, cưỡi ngựa thế nào được ! Bà Việt kiều này cho bà lên ải Chi Lăng chém Liễu Thăng là hợp...
Bà dân phố ( lắc đầu, sợ sệt ) : Cứ để hỏi nhà tôi xem chính sách ra sao đă ! Dạo này có vấn đề thỏa hiệp biên giới với Trung Quốc, đang bàn ở cấp Bộ. Chuyện ải Chi Lăng xưa th́ nay gọi là Hữu Nghị quan, sợ có đụng chạm ǵ chăng ! Chắc ăn, ta để bà Việt kiều đánh quân Thanh, chém Sấm Nghi Đống ở g̣ Đống Đa kia th́ không có vấn đề biên giới...
Đồng cô ( ngắt ) : Nhiễu sự. Em th́ em thích lên đèo xuống ải, sướng hơn. ( cong mỏ ) Với lại, ngựa th́ là cô đây chứ c̣n ai nữa. ( cười the thé ) Cái giá này mà cô làm ngựa, múa đôi đẹp lắm đấy nhé...
Đúng lúc đó Ông dân phố từ ngách dắt xe đạp vào. Mọi người khựng lại, đợi. Ông dựng xe, cởi cái mũ cối bộ đội, mặt nghiêm trọng.
Ông dân phố : Báo cáo với các bà, các cô. Tôi lên Phường với chú Hoành, hỏi đă thỏa thuận hợp đồng rồi mà sao lại bắt người của tổ dân phố ta. Họ bảo, không phải họ bắt, và họ cùng lên trên Quận với chú Hoành. Tôi ngồi đợi suốt, măi chẳng thấy động tịnh ǵ, sốt ruột quá... ( nh́n Đồng cô ) Họ bảo đảm là vụ bắt bớ không dính ǵ đến sinh hoạt Văn nghệ của tổ ḿnh !
Đồng cô ( chua ngoa ) : Đấy là Phường ! Quận khác, Phường khác...
Ông dân phố : Họ phải phối hợp chứ ! Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược th́ loạn à...
Cụ ( lại khóc rưng rức ) : Ngày xưa Tây càn, th́ chạy loạn. Khi Mỹ bom, gọi là sơ tán. Bây giờ mà loạn th́ đi đâu... Con ơi là con, cháu ơi là cháu !
Bà góa ( ngắt ) : Cụ ơi ! Cứ b́nh tĩnh. Cái loạn bây giờ nó khác, chẳng trốn đi đâu được...
Chị vợ ( phụ họa ) : Chạy trời không khỏi nắng ! Mà nghe có tiếng Honda... Chắc nhà em về đấy.
Anh chồng ( xuất hiện, mặt cố lấy vẻ điềm tĩnh, nh́n quanh ) : Không, hai việc không dính nhau. Tôi hỏi kỹ, ta cứ sinh hoạt Văn nghệ như đă dự tính. Các ông trên Quận c̣n khích lệ, bảo thế là đóng góp vào văn hóa dân gian !
Cụ ( chen vào ) : Thế ông có hỏi v́ sao công an Quận lại bắt con bé cháu không ?
Anh chồng nhăn mặt, không đáp.
Đồng cô ( giọng bực bội ) : Thế c̣n ông anh tôi ! Ai cũng biết ông ấy gàn gàn dở dở, nhưng một con ruồi ông ấy cũng chẳng nỡ đập ! Sao lại bắt ông ấy ?
Mọi người im lặng.
Tiếng đồng thanh : Nói đi, v́ sao lại bắt ? Tội ǵ ?
Anh chồng ( rành rọt ) : Họ bảo v́ đồi trụy !
Tiếng đồng thanh : Đồi trụy ! Đồi trụy ! ( cười ồ thích thú )
Cụ ( nh́n Chị vợ ) : ...đồi trụy là thế nào ? Chữ Hán tôi không được học !
Chị vợ ghé vào tai bà cụ nói thầm.
Cụ ( ré lên khóc ) ...là thế à ? Cháu tôi mất trinh rồi à, giời ơi ! Cháu ơi, khôn ba năm dại một giờ...
Bà góa ( chép miệng ) : ...chẳng phải một giờ, chỉ dăm phút cũng đủ dại. Mà không lẽ họ ŕnh được đúng lúc ấy ! Với lại, ban ngày ban mặt. ( quát ) Con ranh, mày có thấy ǵ bất thường không ?
Ngu-Ngơ ( sợ hăi ) : Dạ...
Bà góa ( gắt ) : Cái ǵ bất thường ? Hả !
Cảnh 2 : Quan Hoàng Mười
Trong Đền bà Chúa. Điện thờ. Tượng Thần, Thánh. Khói nhang bay tù mù. Tiếng trống chầu, tiếng phách, tom chát nhịp cho phường bát âm. Mọi nhân vật đều có mặt, vây quanh một chiếc chiếu cạp điều. Ở giữa chiếu, bà Việt kiều quần nhiễu, áo tơ, đầu phủ khăn đỏ, lắc lư, quay ṿng ṿng.
Đồng cô ( giọng uốn éo ) : Lạy xong tam ṭa thánh Mẫu. Bây giờ, chủ đồng xin dâng đệ tứ lạy, lạy cho quốc thái dân an.
Tiếng đồng thanh : Lạy cho quốc thái dân an...a
Tiếng chiêng. Nhạc bát âm cứ thế cử lên như giục giă. Mọi người đều lắc lư đầu.
Đồng côâ : Lạy chư vị thánh quan, hoàng quan. Lạy chư vị quần tiên thượng cảnh...
Lúc đó Đồng cô nh́n lên, cả điện thờ bỗng dưng óng ánh những cánh bướm vàng. Đầu Đồng cô lắc lư, bướm bay lên phất phơ lượn từng đàn.
Tiếng đồng thanh : Cô nh́n thấy ǵ ? Chúng tôi người trần mắt thịt... Lạy chư vị thánh quan, hoàng quan. Lạy chư vị quần tiên thượng cảnh...a…
Đồng cô đứng lên, xoay ṿng ṿng, vạt áo xanh cuốn thành một giải lượn lờ. Mắt Đồng cô long lanh, liếc trái, liếc phải, tay giơ lên uốn lượn như hai con rắn lục, năm ngón tay chĩa nhọn trông tựa đầu rắn... Cung văn hát, tiếng ê a nhừa nhựa như ru trong tiếng nhạc...
Đồng cô : Cô nh́n thấy bướm ! Bướm vàng từ cơi Thiên Tiên về chầu bướm Chúa ! ( quay xuống, nh́n bà Việt kiều đầu đang đảo ) Xin ngài đón lũ con ngài từ Thượng ngàn về hầu ngài đây...
Tiếng đồng thanh : Xin ngài... a... ngài đón con ngài !
Bà Việt kiều đứng bật dậy, tay gỡ chiếc khăn điều chùm đầu, vung lên rồi xoay một ṿng. Bà cứ xoay như thế đến đâu độ mười lần th́ đảo người, đúng lúc Đồng cô đưa hai tay ra đỡ lấy...
Đồng cô : Ngài đă giáng...
Cung văn hát, giọng cao lên, như thúc giục. Cứ thế. Tiếng đàn tiếng hát, tiếng chiêng, tiếng trống dồn dă đập vào tai. Th́nh ĺnh, Đồng cô ngưng xoay tṛn, đứng sững nh́n mọi người...
Đồng cô ( hát ) :
Chị ta vừa vượt non tiên
Đến đền Kiếp Bạc đoàn viên với ngài... a.
Tiếng đồng thanh : Nhị vị vương cô... a... Cô về cô về đoàn viên với ngài …a...
Đồng cô ( cúi lạy bà Việt kiều, hát ) :
Em xin chị nhận lạy này...
Năm chờ chín đợi một ngày gặp nhau
Cung văn hát theo, lập đi lập lại cứ một câu.
Bà Việt kiều ( xoay xoay, miệng ré lên kêu ) : Em ! Em...
Tiếng đồng thanh : Một ngày gặp nhau... a !
Đồng cô xoay theo bà Việt kiều, lượn quanh như bướm như ong (màn múa hát này kéo dài baphút). Tiếng cung văn hát ngày một nhanh. Mọi người chung quanh chiếu lắc lư đầu, miệng thỉnh thoảng kêu a, a !
Đồng cô ( cúi xuống nhắc một chiếc mâm gỗ sơn son, miệng kêu ) : Nào, lộc của nhị vị Vương cô... ( qú đưa cho bà Việt kiều )
Bà Việt kiều : Lại đây, ta phát lộc cho nào !
Tiếng đồng thanh : Lạy tạ Vương cô ! Lạy tạ Vương cô...( lập đi lập lại )
Bà Việt kiều tay bốc những đồng bạc xếp thành h́nh con bướm, h́nh dẻ quạt... vừa quay ṿng, tay ch́a ra phát lộc. Người xung quanh với lấy, mồm kêu « lạy tạ Vương cô ».Bất chợt, bà Việt kiều ngưng lại.
Bà Việt kiều (quát) : Kiếm ta đâu ? Ngựa ta đâu ? Ơ hay, cô Huệ, cô Lan, ta đă dặn rồi...
Tiếng đồng thanh: Quan Hoàng Mười, quan Hoàng Mười giáng thế ! Quan về…a….
Cung văn (hát) :
Bốn phương mưa móc ư ư mượng mầu
Bồ đào mỹ tửu thanh tâm đủ mùi... ư... ư
Câu thơ bách lư
Thế sự vô thường
Có quan Hoàng Mười (a à) như có cả mùa xuân
Nhớ người v́ nước v́ dân v́ đời....
Tiếng đồng thanh : A, Quan về... có cả mùa xuân. Quan về đây a...
Cung văn (hát) :
Nhớ miệng quan Hoàng cười
Nhớ lời quan truyền ( ơ hơ ) nhân gian
Khi về núi
Lúc lại xuống ngàn
Tiếng đồng thanh : Lúc lại xuống ngàn... a.
Tiếng trống tiếng chiêng cất lên ráo riết.
Cung văn (hát) :
Ơ ḥ...
Rằng cỏ cây đang hớn hở đón ( mà ) chào
Rằng cỏ cây đang hớn hở đón ( mà ) chào
Nhớ xưa Lưu Nguyễn ( ấy a ) lạc vào Thiên Thai
Ơ ḥ...
Trong Nghệ An chỉ có đức Hoàng Mười
Kinh văn thao lược tuyệt vời không ai đang.
Bà Việt kiều ch́a tay nắm lấy thanh gươm gỗ, múa lên, miệng cười khành khạch .
Tiếng đồng thanh: Không ai đang, a...Kinh văn tuyệt vời…a….
Đồng cô ( ỏn ẻn ) :
Trăm lạy quan Hoàng, vạn lạy quan Hoàng.
Bấy lâu vắng mặt khát khao
Bây giờ quan giáng làm sao ( ơ, ơ ) cho em gần.
( Đồng cô cười, mắt đưa t́nh, hát )
Từ biển đào, đến chốn rừng xanh
Quan trên thượng giới (mà vẫn) nặng t́nh thế gian.
Tiếng đồng thanh : Nặng t́nh thế gian... a ! Quan oai thế ! Quan đẹp thế a...
Tiếng tôm chát. Tiếng chiêng. Bà Việt kiều đảo một ṿng.
Đồng cô ( liếc, miệng chúm chím, hát ) :
Chiều chiều ( em ) đỗi ơ.. ơ mơ màng
Đỏ đôi khóe hạnh đợi chàng đến chơi
Cung văn ( đồng ca ) :
Ơ ḥ...
Biển đào nước chảy xa trông
Giang sơn một gánh, non sông một chèo
Giơ tay quan mở khóa động đào
Dắt muôn đệ tử đi vào Nghệ An
Ví rằng cánh trở sông Lam
Có cầu Bến Thủy bắc ngang đôi bờ...
Bà Việt kiều ( hét ) : Ngựa đâu ? ( tay vung kiếm, bà cười sằng sặc ) Ngựa đâu để ta cưỡi...
Đồng cô ( cúi xuống, mông chổng lên, hai tay giơ, ỏn ẻn ) : Ngựa đây ! Ngựa em đây cho quan cưỡi ! Thế quan định lên g̣ Đống Đa chém thằng Sầm Nghi Đống, th́ em đưa quan đi ngay...
Tiếng đồng thanh : Chém thằng Sầm Nghi Đống, nhất định chém nó lấy đầu …a…...
Bà Việt kiều ( ngơ ngác ) : Nó là thằng nào ? Thôi, thôi, ta chẳng chém ai đâu... ( quăng kiếm xuống đất ) Ta muốn đi tham quan du lịch... Ta lên chùa Yên Tử !
Đồng cô ( chưng hửng ) : A... ( ngập ngừng ) Quan Hoàng muốn lên ngàn ( xoay một ṿng tṛn, lại cúi xuống, mông chổng lên )
Lên ngàn, ứ ư...
Các cô trên ngàn... các cô hái lá đề thơ
Mượn con chim nhạn đưa thư đến người...
Cung văn ( ḥ lên ) :
Xem thơ ta vỗ tay cười
Các cô có nhớ Hoàng Mười ( này ) hay không ?
Bà Việt kiều (ôm lấy eo Đồng cô, đằng sau thúc vào mông, hét ) : Ngựa ơi, chạy đi... Ta đi du lịch đây !
Hai người xoắn vào nhau, cứ thế vừa đi vừa thúc, hết một ṿng th́ quay ngược lại.
Tiếng đồng thanh : A, a... cưỡi ngựa mà chơi ! (lập lại )
Cung văn ( hát, véo von ) :
Khi Bích Động, lúc lại Bồng Lai
Khi Bích Động, lúc lại Bồng Lai
Khi xem hoa nở, lúc ai chờ trăng lên, í i í i
Non xanh, nước biếc, suối vàng
Ai ơi nhớ khúc Nghê thường hay không ?
Tiếng đồng thanh : Nhớ chứ, a... Cưỡi ngựa lên ngàn a...
Bà Việt kiều mệt, thở ph́ pḥ.
Đồng cô( lại hát ) :
Ngựa quan, quan cưỡi, quan trèo
Năm non cũng vượt, mười đèo ( quan ) cũng qua...
Bà Việt kiều ngồi xệp xuống. Đồng cô dâng chiếc mâm. Bà Việt kiều đứng dậy, cầm tập tiền, đưa ra phát lộc. Người ta lại ào vào với lấy, miệng nhao nhao kêu « Tạ ơn quan Hoàng Mười... »
Cung văn ( cùng nhau cất tiếng ) :
Tiệc c̣n đang vui
Tiệc c̣n đang vui ( mà ) ông trở ra về
( lập lại )
Đồng cô( giọng nước mắt, hát tiếp ) :
Đứng bên yên ngựa, em xin quan đề bài thơ.
Tiếng đồng thanh : Đề bài thơ... a. Quan ơi, đừng vội... . Quan ở lại đừng đi …a….
Đồng cô :
Ngựa hồng ( em ) c̣n buộc hiên mai
Ông về ông để lại cho ai bây giờ...
Tiếng đồng thanh : Ông để lại cho ai... a
Th́nh ĺnh, tiếng c̣i huưt lên tứ phía.
Tiếng quát : Ai ở đâu th́ ở yên chỗ đó. Không được làm mất trật tự. Để cho nhân viên công quyền thi hành phận sự...
Đèn tắt ngấm. Có tiếng chân. Tiếng chạy. Tiếng chửi.
Tiếng quát ( lại vang lên) : Ai ở đâu th́ ở yên chỗ đó ! Cấm chạy !
Súng lên c̣ nghe lách cách, rồi một phát chỉ thiên xé toang không khí hệt như tiếng pháo đùng. Lại tiếng huưt c̣i, tiếng xe hụ, tiếng chân chạy huỳnh huỵch, tiếng quát, tiếng chí chóe, tiếng van lậy, rồi tiếng đồng thanh.
Tiếng đồng thanh: Giả lại tiền tao... Quân ăn cướp. Giời ơi là giời (lập đi lập lại nhiều lần, tiếng nhỏ dần)!
Thềm Đền bà Chúa. Nhân vật đứng, ngồi, mặt mũi lo âu. Trời chiều.
Ông dân phố ( trầm trọng ) : Tôi báo cáo, trên quận mời tất cả bà con tổ dân phố lên làm việc sáng mai...
Ngu-Ngơ ( nhảy cẫng lên ) : Cho cháu đi với. Cháu muốn làm việc lắm. Hôm nọ các ông ấy tịch thu hết tiền lộc của cháu để làm biên bản đấy... Biên bản xong, phải trả tiền lại cho cháu chứ !
Bà góa : Im miệng ! Con ranh. Ông dân phố ơi ! Làm việc ǵ hở ông ? Tổ ta có phép sinh hoạt Văn nghệ, thế là chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật lắm rồi cơ mà...
Ông dân phố : Tôi cũng nói thế, nhưng họ bảo c̣n vế thứ hai, tức là sống nếp sống văn minh. Mà văn minh th́ không được đồi trụy...
Chị vợï : Úi giời ơi, văn minh như Tây như Mỹ c̣n đồi trụy gấp mười lần ta. Báo Play-boy công an tịch thu xong ra bán chui ở chợ, các bà đầm trông cứ ngồn ngộn lên...
Cụ ( giọng có nước mắt ) : Tôi th́ xin lên làm việc. Con cháu Mơ họ vẫn giữ, hôm qua tôi có ghé trụ sở công an, họ đuổi tôi về... Một bà, một cháu ! Đúng là giời hành !
Đồng cô ( ngồi, vắt chân ) : Họ thu hết lộc của Mẫu phát cho mọi người, rồi lại lục lọi thu luôn cả phần tiền chưa trả cho cung văn và phường bát âm. Họ bảo đấy là tiền thế chân cho bà Việt kiều để bà ấy tại ngoại ! ( giọng buồn bă ) Thế là con này lấy ǵ mà « bù lỗ » đây ! Con này có phải là ông Nhà Nước đâu ! ( thở dài ) Lại c̣n cái ông Họa sĩ gàn nữa, giữ thế là ba hôm rồi... Chắc lại tiền, tiền, tiền...
Cụ ( kêu lên ) : Cô th́ c̣n có, chứ tôi lấy đâu ra hở cô !
Ông dân phố : Xin bà con cứ b́nh tĩnh. Ta lên làm việc xem sao, rồi linh động thôi...
Bà dân phố ( trề môi ) : Linh động... Dạ, không linh động cũng chẳng được. Tết nhất đến nơi rồi. ( nh́n Ông dân phố ) Chú Hoành với ông lo cái việc giao tế, tiếp tân, liên lạc công quyền mà để thế à ! Người ta mua vé th́ phường thu tiền vé. Vé mua để hy vọng lấy lại tiền lộc Mẫu. Rồi nay lại thu hết lộc, th́ kinh doanh của nhân dân thế là mất toi tiền vé, người ta chửi bố ḿnh lên khắp Phường cho mà xem ...
Ông dân phố ( trừng mắt ) : Thôi đi, đàn bà lắm lời... Chú Hoành đâu ?
Chị vợ : Nhà em à ? Mới đâu đây mà lại biến rồi...
Bà góa ( chép miệng ) : Chắc chú Hoành cũng chẳng ngờ được cơ sự như vậy đâu ! Tôi cho là ḿnh phải có kế hoạch để đối phó...
Ngu-Ngơ ( giơ tay ) : Cháu nhất trí ! Tối nay cứ để cháu, thằng Đê, thằng Tháu đi đến mọi nhà trong phường, rủ mọi người lên trụ sở quận. Cô giáo cháu bảo, rời sông, lấp biển, có sức dân cũng xong...
Thằng Đê : Ông đéo vào ! Đi rầm rập là nó quây nó bắt cho mà bỏ mẹ à !
Ông dân phố ( quát ) : Im, trẻ con im cho người lớn nói chuyện !
Bà góa ( giơ tay dọa đánh Ngu-Ngơ ) : Im ! ( đằng hắng ) Tôi cho là phải duyệt xem ta có làm ǵ vi phạm chính sách không ?
Đồng cô ( rít lên ) : Không ! Tôi kiểm soát hết. Không hề có từ dân chủ, đa nguyên hay nhân quyền ǵ cả ! Chỉ có cái giá quan Hoàng Mười là ra ngoài kế hoạch...
Chị vợ : Ừ, nhưng chỗ nào nhỉ ?
Đồng cô : Cái lúc cô nói với quan Hoàng Mười, ngựa em đây cho quan cưỡi ! Thế quan định lên g̣ Đống Đa chém thằng Sầm Nghi Đống, th́ em đưa quan đi ngay...
Bà dân phố : Có lẽ thế là phá cái t́nh hữu nghị « núi liền núi, sông liền sông, như môi với răng... »
Đồng cô ( tru mỏ ) : Xin lỗi bà đi ! Lên Hữu Nghị quan chém thằng Liễu Thăng mới có vấn đề biên giới. Đằng này khác ! Thằng Sầm Nghi Đống nó vào tận Thăng Long th́ rơ là quân xâm lăng, hữu nghị ǵ nó !
Chị vợ ( à một tiếng ) : ...nhưng bà Việt kiều đâu có đi chém Sầm Nghi Đống đâu. Bà ấy ôm lấy mông ngựa, miệng bảo quan chỉ đi du lịch lên chùa Yên Tử thôi ! ... Các bà các chị nhớ chứ ! Đi du lịch chứ có chém ai đâu...
Cụ ( à một tiếng ) : Vâng, tôi nhớ ! Đi du lịch th́ đúng chính sách quá đi chứ. Năm nay không phải Năm mở cửa cho du lịch à ! Khách sạn mọc như nấm, nhà nào cũng lắp máy lạnh, kẻ bảng Pḥng cho thuê !
Bà góa ( trầm giọng ) : Tôi cũng nhớ vậy. Như thế, không phải là vấn đề ngoại giao hay quân sự. Sinh hoạt Văn nghệ th́ đă có khích lệ là văn hóa dân gian, thế cũng không phải vấn đề văn hóa. Hay... hay là cái khúc mắc « thị trường có định hướng xă hội chủ nghĩa » ? Nhất là với người nước ngoài như bà Việt kiều ?
Đồng cô ( tru tréo ) : Th́ đúng là tôi lần đầu giao dịch ngoại thương thật ! Nhưng thị trường là thuận mua, vừa bán, giá cả hợp đồng. C̣n như cái định hướng xă hội chủ nghĩa th́ giá vé do các vị ở phường quyết định cả...
Bà góa : Nhưng c̣n tiền lộc. Giá đó là giá tự do mà !
Chị vợ ( xen vào ) : Giá tự do th́ làm sao, cứ ra chợ, giá nào mà chẳng là giá tự do chứ. Ngoài dịch vụ hành chính ra làm ǵ có giá qui định hở bà !
Bà góa ( ờ ờ, cắn môi ) : Thế th́ ở chỗ khác !
Ông dân phố ( chặc lưỡi ) : Hay là vi phạm ở cái chỗ lúc quan Hoàng Mười ôm mông ngựa thúc vào...
Đồng cô ( cười, uốn éo ) : Mông con này chứ mông con ngựa nào...
Ông dân phố ( nghiêm trang ) : Ấy chính v́ thế mới gây ra hiểu lầm là khiêu dâm...
Bà dân phố ( ngắt ) : Ai nghĩ bậy th́ mặc họ, chứ tôi th́ tôi thấy quan Hoàng cưỡi ngựa lên chùa Yên Tử lễ Phật...
Cụ ( hùa vào ) : Tôi cũng thấy vậy, hiểu lầm thế nào được !
Ngu-Ngơ ( lanh chanh ) : Cháu cũng thấy vậy !
Chị vợ ( giơ tay ) : Thế th́ ta nhất trí với nhau nhá...
Ngu-Ngơ ( ré lên ) : Ối giời ơi, nó lại tụt quần cháu !
Bà góa vùng dậy. Thằng Tháu thoắt một cái chạy ra ngơ. Bà góa đuổi theo, chửi « Thằng mất dậy ! ».
Người trong tổ ngồi lổn nhổn trong một căn pḥng, im lặng, nh́n nhau bứt rứt.
Bà góa : Bắt đợi thế là cả buổi rồi ! Làm ăn hôm nay coi như toi hết !
Chị vợ ( th́ thào ) : Kỹ thuật điều tra đấy. Càng đợi, càng nóng ḷng. Càng nóng ḷng, càng bất lợi...
Bà dân phố : Phải b́nh tĩnh ! ( nh́n Đồng cô ) Và càng nói ít càng tốt.
Đồng cô ( chua ngoa ) : Không nói không hỏi th́ làm sao lấy lại tiền hả bà !
Ngu-Ngơ : Cháu th́ cháu đ̣i cho bằng được ! Tiền ăn Tết của cháu.
Bà góa : Con ranh, im miệng !
Lúc đó, có tiếng chân người. Ông dân phố đi ra, ngồi xuống cạnh bà dân phố.
Ông Nhà Nước : Chúng tôi có lời xin lỗi đồng bào phải chờ lâu. Đó là v́ dạo này công vụ ở cấp Quận dồn dập. Nào, để nhanh chóng, làm việc cả tập thể... Xin mang tang vật vào...
Tiếng đồng thanh : Tang vật ? Giời đất ôi, chắc có đứa nhét súng nhét đạn hay cần sa ma túy vào Đền à ?
Mười bức tranh của Họa sĩ được khênh ra để cạnh tường, trước mặt mọi người. Lúc đó, Họa sĩ và Cô gái bị dẫn vào, bắt ngối đối diện.
Ông Nhà Nước : Đây là Đỗ Tất Thắng, giáo viên trường Mỹ Thuật, đồng bào có nhận ra không ?
Tiếng đồng thanh : Có !
Ông Nhà Nước : C̣n đây, Nguyễn Thị Mơ, học sinh tốt nghiệp cấp ba, ngụ tại tổ dân phố, đồng bào có nhận ra không ?
Tiếng đồng thanh : Có !
Cụ ( ngập ngừng ) : Nó là cháu tôi, con liệt sĩ. Nó bị bắt v́ tội ǵ, đồng chí !
Ông Nhà Nước ( ngắt, ỡm ờ ) : Sau sẽ rơ... Những bức tranh này do Họa sĩ Thắng vẽ, đă có ai thấy nó chưa ?
Mọi người lặng im. Ông Nhà Nước nhắc lại câu hỏi.
Ngu-Ngơ ( giơ tay ) : Cháu trả lời, ông có trả lại tiền cháu không ?
Ông Nhà Nước ( a, a ) : Cháu cứ nói...
Ngu-Ngơ : Đây, có cái bức tranh này th́ cháu chắc là chú Họa sĩ vẽ ( tay chỉ ). C̣n vẽ cái ǵ th́ cháu không biết rơ. Trông như cái giỏ bắt cua, mà lại không có cua, loằng ng̣a loằng ngoằng...
Họa sĩ ( bật cười ) : ...tên nó là hư không đấy !
Ông Nhà Nước ( nạt ) : Im nào ! Giữ trật tự, nghiêm chỉnh làm việc. Thôi được. Bây giờ, ta cứ suy luận biện chứng như thế này. Họa sĩ th́ có vẽ mới là họa sĩ. Vẽ th́ phải có tranh. Vậy có tranh, lại có họa sĩ đây, tức là họa sĩ đă vẽ... Đồng bào có nhất trí không ?
Mọi người vẫn im lặng. Ông Nhà Nước nhắc lại, giọng bực bội, rồi gằn.
Ông dân phố : Nhất trí ! Nhất định rồi.
Ông Nhà Nước : ...đồng bào như thế là nhất trí rồi !
Tiếng đồng thanh ( yếu ớt ) : Ai không nhất trí th́ ngậm miệng lại nhé….
Ông Nhà Nước : Xin đồng bào nh́n bức tranh bên cạnh đây. Bức tranh này là vẽ một người đàn bà chỉ c̣n một mảnh vải che phần dưới. Như vậy, tranh là tranh lơa thể, tranh « nuy ». Đồng bào có nhất trí không ?
Tiếng đồng thanh : Nhất trí ! Nhất trí !
Đồng cô ( chen vào ) : Chúng tôi nhất trí cả rồi ! Thế cái việc tịch thu lộc Mẫu, lại lấy đồ thờ và vét tiền mặt của đền là triệu mốt để lập biên bản th́ nay xin lập ngay đi rồi trả tiền lại cho chúng tôi !
Ngu-Ngơ ( đứng dậy ) : Tiền lộc của cháu, được tất cả một trăm lẻ tám ngh́n, cháu có đếm rồi...
Ông Nhà Nước ( hắng giọng ) : Hăy khoan ! Đâu c̣n đó...
Bà góa kéo tay cho Ngu-Ngơ ngồi xuống, miệng xuỵt xuỵt.
Ông Nhà Nước : Vẽ lơa thể, tức có một đối tượng lơa thể làm mẫu. Tôi hỏi, đồng bào cứ thành thật trả lời, lơa thể có là nếp sống văn minh không ?
Tiếng đồng thanh : Không !
Ông Nhà Nước : Rất tốt ! Không văn minh th́ là sao ? Là nếp sống đồi trụy, đúng hay sai...
Bà góa ( lẩm bẩm ) : Th́ lơa thể tùy lúc, có lúc không văn minh, có lúc văn minh ! Cứ đóng áo đóng quần th́ làm sao..đẻ đái nối gịng…
Ngu-Ngơ ( cướp lời ) : Vâng, bu cháu nói đúng. Cứ mỗi lần mưa to, thằng Đê thằng Tháu và cả chục đứa cởi phăng quần áo tồng ngồng tắm mưa ! Thế mà chẳng ai nói ǵ cả !
Bà góa lại kéo tay Ngu-Ngơ, miệng xuỵt xuỵt.
Ông Nhà Nước ( lập lại ) : Không theo nếp sống văn minh, tất đồi trụy, không tôn trọng thuần phong mỹ tục. Sông có thể cạn, núi có thể ṃn, nhưng chân lư đó không bao giờ thay đổi được ! Đúng hay sai...
Tiếng đồng thanh : Đúng !
Ông Nhà Nước : Tốt, tốt lắm ! Tôi xin tiếp rồi sẽ tổng hợp lư luận. Vẽ lơa thể, tức là có một đối tượng lơa thể làm mẫu. Mời đồng bào đến gần xem đối tượng đó là ai ?
Từng người đứng lên đến nh́n chăm chăm vào bức tranh. Đến lượt thằng Đê, nó đến, trề môi găi đầu.
Thằng Đê : Địt mẹ nó ! Vẽ lơa thể mà chỉ cho nh́n có cái lưng, chẳng đến nơi đến chốn ǵ cả !
Bà dân phố xuỵt xuỵt.
Ông Nhà Nước : Đồng bào đă xem cả rồi. Bây giờ, đồng bào có nhất trí người mẫu lơa thể đúng Nguyễn Thị Mơ hay không ?
Mọi người lặng im.
Thằng Đê ( làu bàu ) : Mặt th́ một nửa mặt, lại cúi xuống. C̣n ngoài ra chỉ thấy cái lưng, làm sao mà nhận ra là ai ? Đồi trụy thế th́ ăn thua ǵ !
Ông Nhà Nước : Đúng hay không ?
Ngu-Ngơ ( giơ tay ) : Nói thế nào th́ ông trả tiền cho cháu ăn Tết ?
Bà góa lại nắm tay nó kéo xuống, miệng xuỵt xuỵt.
Cụ ( ôm mặt khóc ) : Cháu ơi là cháu, nhục ơi là nhục !
Ông Nhà Nước : Bây giờ, đúng hay không cũng thế. Tôi xin tổng hợp lại mọi dữ kiện để đến kết luận sau. Đó là trong tổ dân phố, có sản xuất văn hóa phẩm đồi trụy...
Cụ ( đứng dậy, kêu to ) : Văn hóa phẩm đồi trụy là thế nào ?
Chị vợ kéo tay cụ xuống, nói th́ thào vào tai.
Cụ ( reo ) : Ối giời ơi ! Tức là chỉ vẽ có bức tranh ấy thôi à ! Lạy Phật, thế th́ cháu tôi c̣n trinh. Cháu ơi, chữ trinh đáng giá ngàn vàng, bà cháu ta giàu to rồi ! ( xăm xăm đi lại phía Họa sĩ ) Tôi cứ tưởng ông là người đứng đắn, ai ngờ ông sản xuất văn hóa phẩm đồi trụy.
Đồng cô ( ngắt ) : Giá mà ông ấy đồi trụy thật cho th́ c̣n gỡ tí vốn. Đằng này, gàn gàn dở dở, phần lờ... không vẽ mà lại vẽ phần hồn, đến là hâm...
Ông Nhà Nước : Đồng bào chấp hành nghiêm chỉnh, tôi xin tiếp. Bây giờ, cái biên bản về những sự kiện đă sẵn, bà con trong tổ dân phố chỉ v́ mất cảnh giác mà vi phạm hiến pháp và pháp luật. Nhưng năm hết Tết đến, theo chủ trương khoan hồng của Đảng và Nhà Nước, trong biên bản chúng tôi chỉ ghi là bà con phạm vi cảnh mà thôi. Xin bà con đến kư...
Họa sĩ ( đứng dậy ) : Bức tranh ấy có đồi trụy hay không, các đồng chí không có thẩm quyền đánh giá. Vẽ « nuy » có trong học tŕnh của trường Mỹ Thuật.
Ông Nhà Nước ( cười nhạt ) : Tôi đă đến hỏi ông hiệu trưởng. Ông ấy bảo, các đồng chí lo an ninh của quận cứ chiếu theo nhiệm vụ, « làm theo khả năng và hưởng theo nhu cầu », đúng châm ngôn của Mác, chẳng có ǵ phải sợ cả !
Tối hai hôm sau, ngày 29 Tết. Trong sân đền có đủ mọi người, trừ Họa sĩ và Cô gái c̣n bị giam.Họ đang canh nồi bánh chưng tập thể, củi cháy nổ tí tách, lửa hồng một góc sân. Ông già đeo kính bất chợt đi vào, miệng vẫn ngâm nga : Lư lư ơi khát khô cả giọng. T́nh t́nh ơi khéo động màn thưa. Ch́a vôi quệt gió hững hờ. Bờ ao sáo tắm bao giờ hở em…
Đồng cô ( cười ré lên, mỉa mai ) :
Dân ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan...
Đấy, phạm vi cảnh th́ phải phạt tiền. Kư vào biên bản là bị nó lừa rồi. Tiền th́ nó đă thu, nào là lộc Mẫu ban, nào là cái triệu mốt tiền mặt chưa kịp « thanh toán ». ( thở dài ) Bây giờ, lấy đâu tiền trả nốt cho bọn cung văn đây... Đến là phải đóng cửa Đền trốn nợ thôi... Cái số tôi sao mà nó khổ thế này !
Ôngï già ( ho húng hắng ) : Tôi th́ tôi cho là phải kiện. Tôi quen thủ tục, làm đơn hộ bà con. Gửi lên Ủy ban nhân dân Thành phố, Viện Kiểm Sát nhân dân, Ban Chấp Hành Trung ương Đảng, Hội Đồng Bộ Trưởng. Rồi không được th́ lên Văn pḥng Quốc hội, Thủ Tướng, Chủ tịch nước, Tổng Thư Kư Đảng...
Bà góa : Cụ làm thế xưa nay có thành công lần nào chưa ? Có ai trả lời cụ chưa ?
Ông dân phố : Có đơn khiếu nại, người ta phải xét... Bảo bà con dân phố ta cưu mang đồng lơa với sản xuất văn hóa đồi trụy th́ quá lắm !
Bà dân phố : Ai mà chẳng thấy họ t́m cớ để giật tiền...
Cụ ( lại khóc ) : Lập biên bản, kư rồi mà họ có thả con cháu tôi đâu !
Ngu-Ngơ : Họ cũng có trả cháu đồng nào đâu. Lúc cháu đến kư, các chú cán bộ đuổi, bảo là trẻ con không kư kết ǵ cả...
Chị vợ : Đâm đơn kiện, là con kiến mà kiện củ khoai. Thấp cổ bé miệng, kêu Trời, Trời cũng chẳng nghe nữa là kêu lên các ông trên...
Ông già ( húng hắng ho ) : Không kêu, không ai biết ! Đồng thời, ta báo cho tờ Hà Nội Mới, biết đâu họ đăng tin...
Anh chồng ( gạt ) : Thôi cụ ơi ! Báo bổ vô ích, toàn là báo đi báo lại, báo hại nhân dân. Hồi mới Đổi Mới th́ c̣n dám ngo ngoe, bây giờ bị bịt họng rồi... Tôi quan hệ nhiều, tôi biết chứ ! Bây giờ, cái hay nhất là xin họ cái biên lai thu triệu mốt, c̣n tiền lộc lẻ tẻ th́ quả là chịu...
Ông già : Cứ như Ông dân phố nói, đă có giấy cho phép của Phường. Rồi Quận đến gây khó khăn. Cái tṛ Phường, Quận chồng chéo bắt bí nhau thế chỉ làm khổ dân, chẳng c̣n kỷ cương ǵ nữa. Tôi là tôi kêu, tôi chống...
Ngu-Ngơ ( giơ tay ) : Cháu chả làm đơn được như cụ, nhưng cháu cũng chống...
Bà góa : Con ranh, im !
Ông dân phố : Cụ nghĩ kết quả thế nào ?
Ông già : Tất nhiên, không chóng được. Nhưng rồi th́ sẽ phải thay đổi mà thôi ! Đến lúc bọn chưa nghỉ hưu ( cười chua chát ) mà kêu th́ lúc đó phải đổi... ( chỉ Ngu-Ngơ ) Như con cháu đây...
Bà góa : Ối giào, cụ đợi đến nó th́ xanh cỏ, cụ ơi ! Mà cụ này, sao khi các cụ tại chức th́ chẳng thấy các cụ làm ǵ, cứ nghỉ hưu rồi các cụ mới có lập trường nhỉ ?
Ông già ( thở ra) : Ấy bởi cái cơ chế...
Anh chồng (cười nhạt, bâng quơ) : Hưu th́ hết, kiện cáo cho vui, lại giữ tiếng là ḿnh trong ḿnh sạch, bảo vệ lũ con cháu thay ḿnh trị v́. Thôi đi, đơn từ chỉ thêm rách việc...
Đồng cô : Cháu thiệt hại kinh tế quá lớn, cháu đồng ư kêu... Cụ làm đơn khiếu nại là có cháu kư tên...
Cụ ( khóc rấm rứt ): Tôi cũng kư, đồng thời xin thả con cháu, bố mẹ cả hai là liệt sĩ...
Đúng lúc đó, có tiếng guốc trong ngách dẫn vào sân.
Chuyển cảnh : Ngách vào sân tối đen, sâu hun hút. Ánh lửa nồi bánh chưng đang nấu chập chờn hắt vào. Đầu ngách, chỉ có Họa sĩ và Cô gái.
Họa sĩ ( ngần ngừ ) : Bây giờ chẳng biết về đây làm ǵ, cô bé ơi ! Ḿnh là cái cớ để bọn cướp ngày nó giật tiền của mọi người. Cô bé thấy đấy, họ kư vào biên bản cả...
Cô gái ( chép miệng ) : Em thấy. Nhưng họ làm sao khác được. Ai cũng sợ không về nhà mà ăn Tết...
Họa sĩ ( cười gằn ) : Cô bé biết không ? Cái anh thẩm vấn bảo tha cho về ăn Tết nhưng phải kư vào đây. Đọc, thấy đó là biên bản nhận tội hủ hóa, đồi trụy, nhân danh nghệ thuật ( phá lên cười ) để dụ dỗ gái tơ...
Cô gái ( bật cười ) : Họ cũng bắt em kư. Em đọc, họ viết là em bán thân, làm phương tiện cho văn hóa tư bản đồi trụy phát triển... Em không kư, bảo không thả th́ thôi, chẳng Tết nhất ǵ cả... C̣n anh ?
Họa sĩ ( giọng buồn buồn ) : Kư chứ ! ( im lặng ) Nhưng anh thêm mấy chữ thôi. Tội là tội định hủ hóa, định đồi trụy và có ư đồ nhân danh nghệ thuật dụ dỗ gái tơ... Rồi chèn vào đoạn cuối, may nhờ Cách mạng can thiệp kịp thời...
Cô gái ( bật cười ) : Thế mà họ cũng chịu à !
Họa sĩ không đáp, nh́n đăm đăm vào đám người trong sân.
Cô gái ( nh́n Họa sĩ ) : Em vào đây ! Dù sao, em cũng đă là người mẫu. Và bức tranh kia, mang phần hồn của em. Có gán ghép từ ǵ đi chăng nữa, em cũng chẳng sợ... Anh vào với em !
Họa sĩ lắc đầu.
Cô gái ( dịu giọng ) : Tại sao ?
Họa sĩ : Nếu anh thành công, nghĩa là bức tranh chuyển đi được cái phần hồn trong trắng của cô bé, th́ chẳng ai trong đám người ngồi trong sân này buộc tội bức tranh là đồi trụy...
Cô gái ( ngắt ) : Người ta có ai buộc tội bức tranh đâu ! Bà con trong tổ dân phố có kư hay không kư vào biên bản th́ cũng vậy... Vào với em ! Chúng ta công khai, thanh thiên bạch nhật, chẳng sợ ǵ…
Họa sĩ lại lắc đầu.
Cô gái ( nắm lấy tay Họa sĩ ) : Anhù không vào, ai cũng sẽ ngờ rằng anhù chắc phải có tội nên mới trốn tránh. Lúc ấy, chẳng những anhù chối bỏ chính anh mà lại c̣n phủ định ngay cái phần hồn của em... ( run giọng ) Anh nỡ xử như thế ư ?
Họa sĩ bất động. Cô gái rời tay Họa sĩ, từng bước đi vào. Mọi người trong sân đứng dậy, chăm chăm nh́n Cô gái. Cô gái quay lại nh́n vào ngách nhà, nước mắt ràn rụa, tay giơ lên trời.
Đèn tắt.
Khi đèn được bật lên, mọi nhân vật đều bất động. Đạo diễn th́nh ĺnh ra trước sân khấu.
Đạo diễn :
Thưa quí vị, nhân vật Họa sĩ, như quí vị thấy, là kẻ đang ở trong một tâm trạng khó tả. Hắn có cảm tưởng bị mọi người hắt hủi. Nhưng đồng thời, h́nh như hắn cũng mang cái mặc cảm phạm tội v́ hắn chọn lựa sống khác với mọi người. V́ cứ như mọi người, hắn sẽ không truy t́m cái đẹp. Hắn sẽ không vẽ. Và thế, không có bức tranh một người đàn bà lơa thể. Không có người mẫu. Không có văn hóa phẩm đồi trụy. Không có cái cớ để những người trong sân kia kư biên bản để rồi bị cướp trắng giữa ban ngày. Giờ đây, hắn không vào là trốn tránh. Và người mẫu, cái nỗi đam mê nhưng bất cập của hắn, có thể sẽ khinh miệt sự hèn nhát không chối căi được này.
Cô gái ( tay đưa lên trời, nghẹn ngào ): Anh nỡ đối xử với em như thế ư ?
Đạo diễn ( quay về phía Họa sĩ, giọng khẩn khoản ): Này anh họa sĩ, vào hay không vào ?
Họa sĩ vẫn bất động.
Đạo diễn ( thở dài, quay về phía khán giả ) : Thưa quí vị, lúc này quí vị phải can thiệp. Quí vị muốn thế nào, nhân vật Họa sĩ sẽ làm vậy. Tôi xin hỏi (tay giơ về phía khán giả, hét ) :
- Vào hay không vào ?
Tiếng đáp của khán giả vang lên.
Trong tiếng vỗ tay, Đạo diễn vạch màn bước ra sân khấu, tiếp tục nói :
Chắc hẳn quí vị khán giả thừa biết, theo lời quí vị, Họa sĩ đă đi vào. Ai nấy trong sân Đền đều tránh không nh́n chàng ta, hẳn chỉ v́ chẳng một ai muốn trực diện xét xử chính ḿnh. Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt được ở chỗ ấy, thế mới lạ !
Thưa quí vị, sau khi đọc một bài phóng sự trên báo Hà Nội Mới kể lại câu chuyện lên đồng quí vị vừa xem, tôi trở lại thăm Đền bà Chúa. Theo bài báo, đơn khiếu nại của tổ dân phố lên đến Ban Bí thư Trung ương Đảng th́ được giải quyết dứt điểm, minh bạch, khoa học, đúng Hiến Pháp khiến người dân không có cách ǵ khác hơn là tin tưởng vào công lư. Thứ nhất, mọi cấp thừa hành quyền lực phải bồi hoàn nạn nhân. Thứ nh́, cấm tất cả những kinh doanh mang tính buôn thần bán thánh, và khẳng định điều này không dính líu đến điều 69 trong Hiến Pháp về quyền tự do tín ngưỡng (và tự do không tín ngưỡng ).
Chốn xưa, vẫn thế. Tôi men cái ngách lần vào sân và tôi thấy một thiếu phụ ẵm con.
Đạo diễn : Trông ai cứ như là Ngu-Ngơ ?
Ngu-Ngơ : Dạ, chính là cháu...
Đạo diễn : Bây giờ đi bế em à ?
Ngu-Ngơ : Con trai đầu ḷng cháu đấy. Nó được sáu tháng rồi...
Đạo diễn : Ờ... cháu lấy chồng cũng phải ! Từ ngày ấy đến nay cũng sắp bảy năm rồi. Cháu lấy ai đấy ?
Ngu-Ngơ : Nhà cháu là thằng Tháu ngày xưa... Cái thằng cứ nhè cháu mà tụt quần đấy. Cũng là duyên nợ chú ạ. Năm cháu mười tám, nó tụt quần cháu cho đến lúc ḷi thằng cu này ra... Nhà cháu thấy cháu ngu ngơ nên mới tin. C̣n cháu, cũng ngu ngơ thật, có anh chồng láu lỉnh, thành đời đỡ gian nan !
Đạo diễn : Ông bà dân phố c̣n đây không ?
Ngu-Ngơ : Dạ không, bố mẹ chồng cháu nghỉ hưu, về quê. Cái hộ để lại cho anh Đê, chú c̣n nhớ không ?
Đạo diễn : Nhớ, nhớ chứ ! Cái cậu hay văng tục ấy mà... Thế c̣n cụ và cô Mơ ?
Ngu-Ngơ : Cụ mất cách đây năm, sáu năm chú ạ ! Cụ đi êm ả lắm. Gọi chị Mơ vào, cụ trối trăn, làm ǵ th́ làm nhưng phải tránh cho xa cái văn hóa đồi trụy...
Đạo diễn : Thế c̣n « cô » Dung ?
Ngu-Ngơ : Giào ơi, dạo này cô khá lắm. Cô đóng cửa Đền bà Chúa, chạy nợ trốn xuống Phủ Giầy, ăn nên làm ra... Tháng trước cô về, cho thằng cu này ( nâng thằng bé lên ) hai trăm ngh́n để ăn quà đấy. Cháu nghe cô nói cái dịch vụ « tín ngưỡng » ngày một thịnh, lại phát huy đồng bộ cùng ngành du lịch nên có triển vọng lắm...
Đạo diễn : Thế Đền bây giờ thành cái ǵ rồi ?
Ngu-Ngơ : Th́ kia ḱa, thành Hotel Princess. Anh Tháu nhà cháu lo hết, từ việc mua lại Đền cho đến sửa sang và xin giấy phép. Kể cũng dễ, v́ anh ấy làm ủy viên trong ban Kinh Tế trên Thành ủy... ( cười ) Chú biết, anh Tháu nhà cháu linh động lắm. Ai cũng khen cháu tốt số, chú ạ !
Đạo diễn : Mẹ cháu, chắc vẫn khỏe ?
Ngu-Ngơ : Cám ơn chú, bu cháu vẫn thế. Bu cháu đi chợ giúp cháu, chắc sắp về... Anh Đê th́ sắp lấy vợ. Anh ấy bây giờ chăm chỉ làm ăn, chuyên tuyển dụng lao động quốc tế để xuất khẩu... Anh ấy chuyên môn xuất sang khu dầu lửa Iran, Irak, mỗi chuyến là khối tiền.
Đạo diễn : Thế cô Mơ và chú Họa sĩ, họ vẫn c̣n sống ở đây chứ ?
Ngu-Ngơ ( cười ): Không chú ạ ! Nhà cháu mua lại cái Đền bà Chúa và căn hộ chị Mơ. Chị ấy và chú Họa sĩ sau đó lại nhờ nhà cháu móc nối qua anh Đê, xin được hai xuất sang lao động bên Đông Đức. Chớp mắt, thế mà sắp hai năm rồi ! Trước khi đi , chị Mơ khóc bảo cháu, chắc chị ấy không về nữa đâu... Cháu hỏi tại sao th́ chị ấy không nói !
Đạo diễn : ...Không nói ? Phải có lư do chứ...
Ngu-Ngơ ( thở dài ) : Th́ cháu cũng đoán, nhưng không chắc là thế ! Ra giêng, sau buổi tŕnh đồng của bà Việt kiều khi xưa, chú Họa sĩ phải lên Quận làm việc mấy lần. Rồi trường Mỹ Thuật cho chú về hưu non v́ cái tội đồi trụy... Chú ấy suốt ngày ở trên gác, không giao thiệp với một ai. Chú ấy chỉ tṛ chuyện với con quạ sống trên cây nhăn. Cho nó những hạt cơm thừa, con quạ sau này vào ra căn gác xép của chú Họa sĩ, đậu trên bàn, trên ghế... Chị Mơ rồi cũng chẳng được trường Mỹ Thuật nhận cho vào. Chị ấy chỉ học vẽ với chú Họa sĩ... Một hôm, anh Đê ŕnh thế nào chộp được con quạ ở cầu thang. Nghe quạ kêu, chú Họa sĩ ra cứu. Anh Đê bổ cho chú ấy một nhát gậy vào đầu, đầu vỡ, máu tung tóe. Tổ dân phố chở chú Họa sĩ vào nhà thương cấp cứu. Thế là chú Họa sĩ mất con quạ, đứa bạn duy nhất của chú ấy. Khi chú hôn mê, chỉ có chị Mơ săn sóc. Lúc tỉnh, anh Đê vào xin lỗi. Chú bảo, tao tha nếu mày thôi chửi bậy. Anh Đê gật. Từ đó anh ấy thay đổi hẳn. Bấy giờ chú Họa sĩ chỉ có chị Mơ. Rồi khi Cụ mất, chị Mơ cũng chỉ có chú Họa sĩ. Cả hai vẽ, nhưng sống khổ lắm, lắm bữa không có cái mà ăn. Về sau, chị Mơ ra bờ Hồ mỗi tuần ba buổi, vẽ chân dung cho du khách nước ngoài...
Đứa bé trong tay Ngu-Ngơ thức dậy, khóc oe oe. Ngu-Ngơ ru, à ơi, cái ngủ mày ngủ cho ngoan... rồi vạch vú cho nó bú.
Ngu-Ngơ ( tiếp ) : ...Đến khi cô Dung trên Phủ Giầy ăn nên làm ra với dịch vụ tín ngưỡng, cô ấy bảo chú Họa sĩ là cô cho chú ấy phần cái nhà đă làm thành Đền, khóa trái cửa từ mấy năm nay. Rồi anh Tháu nhà cháu gạ mua. Chú Họa sĩ bảo bán. Chị Mơ hỏi, bán rồi làm ǵ với tiền. Chú ấy nói, đi... đi cho xa. Chị ấy hỏi, đi th́ sống với ai, ngôn ngữ lại chẳng biết. Chú ấy đáp, không biết th́ học. Ở đây, sống măi thế này thành ma quỉ cả. Chú ấy bảo, có đi th́ chỉ c̣n nhớ được mỗi con quạ.
Đạo diễn : …Nhớ con quạ ?
Ngu-Ngơ : Khi ấy, anh Đê chưa đập chết con quạ, nó ngày ngày bay về căn gác chú Họa sĩ. Ai cũng kêu là quạ ác, nhưng chú họa sĩ thấy con quạ c̣n tử tế hơn đám người nhiều.Từ ngày chú ấy cho quạ đủ ăn với chút cơm thừa, chú ấy không thấy nó đánh đuổi bọn sáo sậu, chào mào, se sẻ. Nhưng c̣n con người, chú ấy bảo, th́ khác. Ăn có, nhưngbụng dạ tham lam chẳng biết thế nào ăn cho đủ cả... Chú ấy kêu ai cũng ác, trừ con bé Ngu-Ngơ này, ( Ngu-Ngơ cười buồn ) nó không ác được v́ nó chậm hiểu. Rồi chú ấy nói với cháu, có những điều hiểu nhanh chẳng để làm ǵ, chỉ tổ sớm d́m ḿnh ngụp xuống đám bùn nhơ để mà chết ngộp ...
Đạo diễn ( chặn ) : Thế cái chuyện báo Hà Nội Mới cách đây hai tuần đăng tin kể rằng các cấp chính quyền phải bồi hoàn nạn nhân vụ giật tiền sau kỳ lên đồng ở Đền bà Chúa là thế nào ? Nạn nhân th́ hoặc đă chết, hoặc đă tứ tán, hoặc ra nước ngoài rồi c̣n ǵ ...
Ngu-Ngơ ( cười ) : Có thế th́ mới tuyên bố bồi hoàn được chứ ! Chú ơi ! Chính sách sai đâu sửa đấy mà...
Thằng bé con Ngu-Ngơ ré lên khóc. Ngu-Ngơ lại ru. Đạo diễn bất động trong khi màn hạ.Tấm màn sân khấu nhỏ thế này th́ che làm sao nổi một tấn bi hài kịch khổng lồ. Nhưng dẫu ǵ, cũng sẽ một lúc, như mọi giai đoạn
21-06-2002
10-10-2002