NAM DAO
30 tháng 4, con người từ những bóng ma
Tôi sinh ra đă luân lạc. Hai tháng vào cuộc trần gian, tôi từ Hải Hậu chạy đói và chạy loạn lên Nam Định. Năm sau, về Văn Ấp với mẹ, tôi sống trong gia đ́nh ông bác trong vùng tự do, tập đi th́ lững chững đuổi những cô bướm áo vàng sắc lụa, những chú chuồn kim thân xanh mầu biển, tập nói th́ ngọng ngịu hát ...ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng. Khi Tây càn tôi ch́a khẩu súng bằng gỗ do ông anh họ đẽo cho qua lỗ châu mai căn hầm bắn ra, miệng kêu đùng đoành, khiến bà chị hốt hoảng bịt lấy miệng, cấu vào tay, mặt cắt không c̣n hạt máu, kêu nho nhỏ im đi kẻo chết. Kinh nghiệm kháng chiến chống Pháp của tôi chấm dứt bằng sự ám ảnh im đi kẻo chết, và chẳng biết thế nào, trên những bước truân chuyên một đời, tôi lúc nào cũng mang phản xạ chống lại cái ấm ức ngậm miệng mặc cho là không nói ra thường đồng nghĩa vớí cách ứng xử khôn ngoan để tồn tại. Mẹ tôi dinh tê khi cha tôi từ Cao Bằng xuôi về. Cha tôi bỏ giấc mơ kháng chiến sau khi chính phủ Bảo Đại được thành lập, về hợp tác và đưa chúng tôi đến nơi nhiệm sở là quận Kiến Thụy. Năm ấy tôi lên năm, bắt đầu cảm nhận được có một cái ǵ đó chông chênh như những nỗi buồn vô cớ khi tôi nghe chị Thược hát. Chị thời đó đă nhón chân bước vào thời con gái, dịp nghỉ học về ở chơi với thầy me, cứ khi trời mưa là ra đứng dưới mái gianh, hát nho nhỏ ...ai có nghe tiếng hát hành quân xa...mà không nhớ thương người mẹ già, ngồi đan áo cho con...Quận Kiến Thụy bị Việt Minh tấn công. Không khí bất ổn đưa chúng tôi lên tỉnh Kiến An. Ngày đi, tôi t́m chị Thược trao cho chị cái hộp gỗ tôi thường bắt cào cào châu chấu bỏ vào. Tại sao, chị hỏi. Tôi lúng búng, đáp không biết. Nhưng chỉ khi chị nhận tôi mới thở phào để rồi măi những năm sau tôi hiểu ra là ḿnh đả trả một món nợ vô h́nh ḿnh tự gán cho ḿnh. Kiến An năm sau cũng lại bị đột kích. Gia đ́nh chúng tôi lên Hải Pḥng, và năm 54 chúng tôi di cư vào Sài G̣n trên một chiếc máy bay phải nằm ḅ trên sàn, lắc lư, ói mửa theo độ dập d́nh lên mây xuống gió. Chín năm sau, tôi lại lên máy bay, lần này có ghế ngồi, bay qua Thái B́nh Dương. Và đến nay, tôi đă sống 42 năm ở nước ngoài. Nhưng tôi vẫn trăn trở với những món nợ. Một người bạn chí t́nh bảo, cậu có nợ là nợ nơi cưu mang cậu, để cậu có dịp học hành, làm người, cớ sao cậu cứ dằn vặt ḿnh v́ những chuyện trời ơi ở cái xứ sở đă từng đuổi cậu ra ngoài như một thằng tội phạm. Những chuyện trời ơi! Không. Cái ngôn ngữ tôi cưu mang như hành trang trong cả những giấc mơ dữ lẫn lành, điều cho phép tôi xác định ḿnh trong 6 tỉ con người ở trên trái đất ? Cái lịch sử đất nước khiến tôi, khi tự hào, khi buồn tủi, vẫn là một phần lịch sử của chính tôi? Tôi không đếm số năm để cân đo sức nặng của một ràng buộc. Cái hộp gỗ trao tay chị Thược chưa đáp đền được câu hát về những bà mẹ già chờ con, những người lính đă nằm xuống trong những cuộc hành quân mà đ́ểm hẹn cuối cùng là chốn u linh. Được mất trong cuộc trần gian đều thành vô nghĩa cho kẻ đi nhưng lại vô cùng quan hệ đến kẻ ở. Nhưng tôi, là kẻ ở lại. Tôi, một người mắc nợ. Và lại là cái nợ tự gán nên dẫu biện bạch cách nào tôi cũng không thể trốn nợ cho được.
Tôi viết những ḍng chữ này để trả nợ. Nợ những người đă nằm xuống. Nợ những người c̣n sống. Nợ những bóng ma chưa siêu thoát. Tất cả, tôi đă gặp trên nẻo đoạn trường những con đường xa. Cái nợ khi nhân cách hóa thành là nợ những khuôn mặt trên những con đường t́nh cờ. Và cái nợ cuối cùng là tôi nợ một người bạn trẻ, tên Nguyễn B́nh Minh, hứa sẽ trả khi chúng tôi cùng đến một cái mốc năm tháng khó quên. Sắp tới ngày 30-04. Đếm, thế là đă 30 năm từ ngày Giải Phóng. Sờ lên, đầu tôi nay chập chờn lau trắng. Tôi c̣n bao nhiêu thời gian? Đă là lúc ngoảnh nh́n về sau. Nhưng để làm ǵ?
Tôi gặp B́nh Minh trong chuyến về Huế cách đây dăm năm. Đi thăm lăng Minh Mạng, lơ ngơ thế nào tôi hụt mất chiếc thuyền máy chở khách tham quan đủng đỉnh rời bến mặc cho tôi vẫy tôi gọi. Một thanh niên lễ phép đề nghị chở tôi bằng Honda rượt thuyền. Leo lên sau, xe vù đi trên những con dốc ngoằn ngoèo, leo lên rồi trượt xuống, làm xiếc mà không khán giả, đùa với những tai hoạ của t́nh cờ. Thôi em, khỏi rượt thuyền. Xe ngừng. Tôi thở ra, buột miệng, đường xa thấy nỗi sau nay mà kinh. B́nh Minh trầm trồ, a...anh cũng thuộc Kiều. Chuyện tṛ, tôi mới biết B́nh Minh người Nam Đàn, Nghệ An. B́nh Minh thốt, quê Bác đấy. Tôi mỉm cười, này cậu có biết cái câu sấm Trạng Tŕnh ǵ có nơi ... ḅ rống rồi Nam Đàn sinh thánh không? Anh hỏi thật hay lỡm? Tôi đáp, thật. Tôi hỏi, cậu ở Nghệ, vô đây làm chi? B́nh Minh đáp, em đi học Quản Trị ở đại học Huế. Nói đến đó, B́nh Minh chép miệng, thật ra th́ em thích môn Sử, nhưng đất nước ḿnh cần làm kinh tế tốt đă! B́nh Minh hỏi lại, tôi đáp tôi giảng dậy Kinh Tế, nhưng chỉ “lư thuyết’’ chứ chẳng thể kiếm ra tiền ức tiền triệu để mà xây dựng đất nước đâu. B́nh Minh có vẻ thất vọng. Tôi thấy thế, đành nói, th́ ta trao đổi chuyện Sử vậy, đó cũng là điều tôi rất quan tâm. Mắt sáng lên, B́nh Minh gật đầu. Tôi lẩy Kiều:
Ngoảnh nh́n một cuộc vần xoay.
Đường xa thấy nỗi sau này mà kinh...
- Những ngày này ở Huế, sinh viên được nghỉ. Nếu anh muốn, B́nh Minh vui vẻ, em sẽ hướng dẫn du lịch cho anh.
Ngoảnh nh́n...
B́nh Minh đưa tôi đến đàn Nam Giao, nơi vua chúa nhà Nguyễn tế lễ đất trời cho mưa hoà nắng thuận. Trời mưa sụt sùi, nay nh́n lại những tấm ảnh chụp ngày đó mà tưởng chúng vẫn c̣n hoen ố nước, tiêu điều dưới bầu trời nặng trĩu mây đen. Khi đó tôi buột miệng: Ai vô xứ Huế th́ vô… Nay, có đâu người sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang! B́nh Minh nói tiếp, rồi nửa đùa nửa thật, lập lại câu danh ngôn, rằng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể ṃn, nhưng chân lư đó... Tôi nhẫn nại nghe B́nh Minh, hỏi lại “Thế cậu có đọc Hoàng Lê nhất thống chí chưa? Cậu có để ư khi Nguyễn Nhạc gặp vua Lê, hai người c̣n nói với nhau là nước tôi với nước ông... Nếu bảo nước Việt Nam là một, th́ chỉ bắt đầu với Gia Long, tức là từ 1802. Kể cái thời gian 80 năm bị thực dân Pháp phân ra làm 3 Kỳ, sau là 10 năm kháng chiến chống Pháp, rồi 20 năm chia cắt từ hiệp định Genève đến 1975, th́ thời gian cho nước Việt Nam là một quá ít ỏi...’’. B́nh Minh chau mày “...c̣n dân tộc, là một?’’. “Cũng không! Việt Nam là một lănh thổ đa sắc tộc. Nhưng chúng ta có một ngôn ngữ chung cho đa số là người Việt. Có chung một ngôn ngữ, tức chia chung một văn hóa. Thể hiện của văn hóa là những con người sinh nhai thế nào, sống với nhau ra sao, đồng thuận cơ bản về một thể chế xă hội, một hướng nh́n tương lai, và góp tay xây dựng tương lai đó! Nh́n dưới góc độ này th́ chưa là một đâu ...’’.
Chúng tôi lên Honda. B́nh Minh đưa tôi vào Thành Nội, mặt thoáng nét băn khoăn. Đă định thôi không nói chuyện lịch sử nữa, tôi lăng nhăng hỏi qua quít này nọ, nhưng B́nh Minh đáp nhát gừng. Ngừng xe, B́nh Minh chỉ, đây là Ngọ Môn. Nh́n lên, tôi nghe B́nh Minh nói, chỗ này là nơi Bảo Đại đọc chiếu thoái vị. Nơi đó, nay sơn son thếp vàng như một cái cổng chùa Tầu. Chạnh nghĩ đến hôm đi thăm đền vua Đinh tuần trước ở Hoa Lư, chỗ nào cũng một kiểu, bôi đỏ loe đỏ loét...Tượng th́ vẽ lại, một anh cán bộ phụ trách trùng tu những di tích lịch sử bảo, phát hiện họa sĩ vẽ râu, vẽ cả cho Dương Vân Nga rồi lại phải xóa, có ai biết là đàn bà đâu! Tôi nh́n những cột gỗ lim hai người ôm. Một cột, mối ăn thủng một đầu, vứt lăn lóc cạnh lối đi, lên nước bóng loáng sau cả ngh́n năm trơ gan cùng tuế nguyệt. Những chiếc cột khác, nay đều sơn son thếp vàng, vẽ rồng vẽ phượng, và nhất là những đám mây cho rồng bay phượng múa. Bật miệng, tôi nói cứ để nguyên mới đẹp. Anh cán bộ cười: ‘’ để nguyên th́ lấy đâu ra ngân sách, trên Ủy Ban nhân dân bảo thế, muốn có tiền th́ phải vẽ ra chuyện mà làm chứ! Truyền thống bây giờ cực hợp thời, anh ạ! ‘’. Tay xoa cái cột mối ăn, tôi suỵt soạt tiếc rẻ. Anh cán bộ bảo, thích lấy về mà dùng, tôi đổi anh nửa con dê. Lúc đó tôi nh́n ra chân núi. Ở Hoa Lư, người ta nuôi dê, hàng đàn. Vấn đề là làm sao chuyên chở cái cột mối ăn có thể sẽ bị chẻ ra làm củi. Đành chịu!
B́nh Minh vào mua vé tham quan. Đứng đợi, tôi ngẩn ngơ nh́n, như thấy lại Bảo Đại mặc hoàng bào, trân trối nh́n lá cờ quẻ Ly kéo xuống, và cờ đỏ sao vàng kéo lên. Trao ấn kiếm cho Trần Huy Liệu, một vương triều cáo chung. Gia Long, người đă mang Bá Đa Lộc vào đất nước ḿnh, dặn Minh Mạng phải coi chừng bọn Tây Dương. Thế là cấm đạo, rồi phân tháp, rồi bế quan tỏa cảng. Chỉ 60 năm sau khi nhà Nguyễn nắm quyền, thực dân Pháp đă chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ. Cuộc xâm lăng tiếp tục đến 1884 th́ Tự Đức không c̣n ǵ ngoài cái ảo tưởng trị v́ của một ông vua chỉ c̣n cái ngai bằng gỗ sơn son thếp vàng. Khi Nhật biết sẽ bại trận, Bảo Đại được phép tuyên ngôn độc lập và xin trả lại Nam kỳ về một nước Việt Nam thống nhất. Nhưng chỉ một việc chuyển gạo miền Nam ra cứu 2 triệu người chết đói ở Bắc kỳ cũng không làm nổi. “Thôi, B́nh Minh nói, Bảo Đại xuống cũng phải!’’. Dĩ nhiên. Nhưng đừng quên công lao nhà Nguyễn. Từ thuở Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân, họ đâu ngồi yên, xua quân Nam tiến[1]. Người Việt chúng ta cũng từng đi xâm lăng. Vương quốc Chăm bị tiêu diệt. Người Chân Lạp giạt xuống cực Nam, rồi về phía Tây, nơi nay ta gọi là Campuchia. “Bây giờ lại có vấn đề ở Tây Nguyên đấy!’’ B́nh Minh chép miệng.
Chúng tôi vào Thành Nội. Nh́n quanh, không mấy khác với Cấm Thành ở Bắc Kinh, chỉ nhỏ hơn, nghèo hơn. Nhưng khung cảnh chung quanh tuyệt vời. Tôi hỏi, nơi nào là nơi ở sông Hương mà Nguyễn Huệ chọn làm chỗ tiến công kinh thành Phú Xuân do tướng nhà Trịnh trấn thủ. Không ai biết. B́nh Minh hớn hở “Tây Sơn mới là triều đại đă thống nhất đất nước, có phải không anh?’’. Không. Nhưng chẳng lẽ cứ tiếp tục thế này, ǵ cũng không à? Lỡ rồi nên tôi tiếp, Nguyễn Lữ vào Gia Định nhưng không bao giờ ở lâu, hễ có chuyện đao binh là lại “zọt’’ về Qui Nhơn. Nhạc th́ thích thú làm ông vua một cái thành nhỏ. Phần Huệ, tham vọng lớn hơn, nhưng chỉ lên ngôi vua khi đại phá quân Thanh, về ngồi chưa kịp nóng ghế Hoàng Đế ở Phú Xuân đă vội ra người thiên cổ[2]. Cuộc khởi nghĩa nông dân là chuyện tào lao, v́ dưới thời nào cũng sưu cao thuế nặng, bắt lính xung quân, bỏ con thơ vợ dại, đi đánh nhau th́ đánh cho ông tướng bà chúa, làm ǵ có cái chuyện ư thức “giai cấp đấu tranh’’ đời sau tô vẽ ra [3]. Nói xong, tôi biết là B́nh Minh bực bội. Không ḱm được, B́nh Minh hỏi “Sách vở em học, đều nói thế! Anh lấy chứng cớ ǵ mà cứ nói ngược?’’.
Thế ai thống nhất đất nước? B́nh Minh thắc mắc. Nếu gọi đất nước là từ Nam Quan đến mũi Cà Mâu th́ Gia Long là người làm cái việc thống nhất đầu thế kỷ 19, tôi đáp. Sau, th́ sao? B́nh Minh gặng hỏi. Khi ấy chúng tôi bước về phía sau Thành Nội. Tôi không đáp, lặng nh́n một bức tường đổ nát nằm chắn ngang, sạt hai đầu, trên lổn nhổn những lỗ đạn xoáy vỡ lớp ngoài để phơi ra lớp trong mầu trắng đục như xương người. Những viên đạn đó bắn ra trong cuộc tổng công kích và nổi dậy năm Mậu Thân, để lại cho những năm sau một Huế ngổn ngang thương tích. Không thấy tôi trả lời, B́nh Minh vung tay, nói như đinh đóng cột :
- Sau, Đảng Cộng Sản Việt Nam đă giải phóng dân tộc, giành độc lập, và thống nhất đất nước!
Tôi nh́n vào cặp mắt B́nh Minh trong sáng, ḷng bỗng chớm ngậm ngùi. Em đă được học ǵ trong lịch sử cận đại th́ tôi cũng biết. Ba mươi năm qua, không hiểu bao nhiêu lần câu trên được lập đi nhắc lại đến độ tiềm thức cũng mất phản xạ, năo bộ thu và nuốt thông tin không cần lư lẽ để tiêu hóa, tất cả nhằm đưa ba ṿng hoa vinh quang là độc lập - giải phóng- thống nhất lên bàn thờ Tổ Quốc như của thế chấp cho những kẻ cầm quyền, bất luận thực tiễn nay ở đâu, và tương lai mai mốt thế nào. Nguy hiểm hơn, ba ṿng hoa kia ngụy hóa thành ba ṿng kim cô, xiết vào đầu những kẻ nào suy nghĩ chệch đường phép tắc chính thống. Tôi nhỏ nhẹ:
- Không ai phủ nhận kiểu phẩy tay bảo Đảng không công lao. Nhưng bây giờ, đâu phải lúc tranh công luận tội, chẳng ích ǵ. Có lẽ điều phải quan tâm là thực chất và nội dung những điều em vừa nói và cái giá phải trả, với những sự kiện lịch sử nh́n từ nhiều chiều và có thể kiểm chứng được. Phải tránh ngộ nhận, những úp mở có ư đồ đánh lận con đen, những sự thật cắt xén kiểu gọt chân cho vừa giầy...
Độc lập?
Ngày xưa, tôi rất băn khoăn với những điều B́nh Minh vừa mới đề cập tới. Trước khi hoạt động phản chiến với những người trong Hội Việt Kiều Yêu Nước ở Canada, tôi bỏ ra nhiều thời gian để t́m hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhớ lại những trao đổi với bạn tôi, một người có suy tư độc lập tham gia phong trào thời đó, tôi kể :
- Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 2-09-1945 là món tả pí lù, tôi phẩm b́nh, câu đầu lấy trong bản tuyên ngôn Mỹ, vài câu sau th́ là tuyên ngôn nhân quyền của Cách Mạng Pháp, rồi 3 chữ Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc biểu trưng cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa th́ lại từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên bên Tầu!
- À, bạn tôi chép miệng, khi Nhật đầu hàng, từ vĩ tuyến 16 trở ra, quân Anh-Ấn đến giải giới. C̣n miền Bắc là quân Tưởng Giới Thạch, có hậu thuẫn của Mỹ. Thế nên phải đánh bài ba lá, tuyên ngôn thế nào cho đẹp ḷng tất cả thôi...Nhưng chuyện quan trọng hơn là Hiệp Định Sơ Bộ (HĐSB)!
- ...?
- Mười tám vạn quân Trung Hoa Dân Quốc vào giải giới quân Nhật, theo chân là Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng Minh hội, đều là những đảng phái Quốc Gia chống Cộng, trong khi Việt Minh người ít, khí giới không có [4]! Các ‘‘vị’’ lănh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương lo chuyện sống c̣n, giải tán Đảng, thành lập Chính Phủ Liên Hiệp và cố nhanh chóng hợp thức hóa Chính Phủ qua một cuộc bầu cử Quốc Hội để có cái thế chính danh mà điều đ́nh. Cuối tháng 2, hiệp ước Hoa-Pháp kư kết, quân Tưởng rút để quân Pháp vào miền Bắc, các ‘‘vị’’ đành gấp rút kư HĐSB, bỏ hai chữ Quốc Gia độc lập thay vào bằng hai chữ tự do, c̣n quyết định về thể chế ở miền Nam th́ sẽ thông qua một cuộc trưng cầu dân ư. Nhưng thật oái oăm, tự do trong HĐSB lại là tự do trong Liên Bang Đông Dương và Liên Hiệp Pháp, khi đó chưa có qui chế, rất mù mờ[5]...Hồ Chí Minh và các ‘‘vị’’ t́m cách tranh thủ thêm khi kư kết một Hiệp Định Pháp-Việt chính thức ở Fontainebleau vói Chính Phủ Pháp!
- ...và lại bất thành!
- Phái đoàn Chính Phủ Việt Nam bỏ về trước. Hồ Chí Minh ở lại, kư được bản Tạm Ước, nội dung là một bước lùi so với HĐSB, chiều hướng là Việt Nam sẽ chẳng có quân đội và ngoại giao riêng trong Liên Hiệp Pháp[6]. Một hội nghị dự định sẽ họp ở Hà Nội vào tháng 2-1947 để chính thức hóa những thỏa hiệp trong Tạm Ước. Nhưng khi Hồ Chí Minh vừa lên đường sang Pháp, anh tu xuất D’Argenlieu, Cao Ủy Pháp tại Đông Dương, đă đơn phương lập ra Chính Phủ một nước Nam Kỳ tự trị, tiến đánh Tây Nguyên và vùng thượng du Bắc Kỳ. Ở Pháp, mặc dầu đảng Cộng Sản Pháp trở thành chính đảng số một và liên minh với đảng Xă Hội để thành lập Chính Phủ phe tả, không có một dấu hiệu ǵ khả quan cho Việt Nam. Ai cũng biết chiến tranh rất khó tránh[7]!
-...
- Sau là cuộc xung đột ở Hải Pḥng, và lệnh Kháng Chiến Toàn Quốc vào ngày 19-12-1946. Khi đó, dân khí lên rất cao, dân ở mọi tầng lớp nơi nơi tản cư, ṭng quân, về vùng tự do và các chiến khu, tiếp tục chiến đấu giành độc lập. Bốn năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những anh bộ đội cụ Hồ có thể là những năm đẹp nhất của cả dân tộc trong thế kỷ 20. Đẹp và lư tưỏng vô cùng! Chỉ một điều đáng tiếc...
-...
-...là song song với cuộc kháng chiến chống thực dân, các ‘‘vị’’lại ươm mầm cho một cuộc nội chiến. Trong cái thế đấu tranh chính trị đầu năm 46 giữa Việt Minh và những người Quốc Gia (Việt Cách và Việt Quốc), chuyện khủng bố từ cả hai bên đáng tiếc nhưng khó tránh. Nhưng sau đó, khi Quốc Gia đă bỏ chạy, Việt Minh truy kích và tiếp tục một cuộc tàn sát có thể nói là không mấy cần thiết! Số người chết có thể lên đến 4,5 vạn[8], ở chiến khu 3 của Việt Nam Quốc Dân Đảng, chiến khu Ḥa B́nh-Ninh B́nh của Đại Việt Duy Dân, những thành viên của Đại Việt Quốc Dân đảng, nhóm đệ tứ Trốt-Kít, người của Việt Nam Quang Phục hội sau theo Việt Cách...Rất nhiều yếu nhân những đảng phái Quốc Gia bị thủ tiêu. Tạm kể, có Trương Tử Anh, Lư Đông A, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Huỳnh Phú Sổ, Khái Hưng ...Tóm lại, phe Quốc Gia mất gần hết những lănh tụ có bản lĩnh. Thực dân Pháp vỗ tay, v́ sau, nếu có chính phủ Quốc Gia nào th́ khả năng họ cũng chỉ làm bù nh́n, đúng như với Chính Phủ Bảo Đại thành lập ra cuối năm 1949 sau khi Pháp chấp nhận Việt Nam độc lập trong Liên Hiệp Pháp với những điều kiện c̣n rộng răi hơn HĐSB trên giấy tờ văn bản. Và Việt Minh, với lá cờ chống Pháp thu về tay, khi phất sẽ phất một ḿnh, ai không theo tức không yêu nước, tức Việt gian, tức phản quốc, đúng sách lược Xứ Ủy Bắc Bộ đă vạch ra từ thời tiền khởi nghĩa, vào tháng 3-45, với “Đội Danh dự trừ gian’’ mà nhiệm vụ là đi ám sát...
Trả giá nào cho một chiến thắng?
Chúng tôi bước lên thềm điện Thái Ḥa. Ngai vua, nay cũng lại sơn son thếp vàng, trơ trẽn nằm giữa một cái thảm đỏ xung quanh chăng dây chặn không để khách tham quan đến gần. Chiếc ngai nhỏ, chắc xưa các vị vua triều Nguyễn không cao lớn ǵ, vừa vặn với cái tầm nh́n không quá được tháp chuông chùa Thiên Mụ, chẳng b́ được với Minh Trị Thiên Hoàng, kẻ kịp thời canh tân nước Nhật giữa thế kỷ 19. Bước ṿng ṿng theo chân một đám du khách, tôi nói cái ư ngộ nghĩnh đó rồi im lặng. B́nh Minh có vẻ nóng ruột, tấp tểnh rủ ra ngoài, tôi trù chắc thế nào cũng hỏi thêm về nước Nhật canh tân. Nhưng tôi đoán nhầm. Nh́n sau không c̣n thấy ai, bấy giờ B́nh Minh lấy giọng nghiêm trọng :
- Nhưng rồi đến chiến thắng Điện Biên, cả thế giới khâm phục ta! Rơ ràng là Pháp thua, phải kư Hiệp Định Genève nhé...
- Tôi cũng khâm phục, như nhiều người, dĩ nhiên! Nhưng chúng ta trả cái giá nào cho chiến thắng ấy?
- Cái ǵ mà không có giá của nó. Đúng là ta thiệt hại rất nhiều, nhưng Tướng Giáp đâu có dùng chiến thuật biển người kiểu các cố vấn Tầu đề nghị...
- Tôi không định chỉ đề cập đến cái giá trả bằng sinh mạng và thương tật của hàng vạn con người. Đúng là khi nghĩ đến những chiến sĩ đă hy sinh, dẫu có đau ḷng nhưng chúng ta chấp nhận rằng chiến thắng nào mà chả dựng trên vô số những nấm mồ của những kẻ nằm xuống. Tôi định nói đến những chuyện khác, oái oăm hơn...Có 2 điều. Thứ nhất, chiến thắng ở Điện Biên Phủ ( ĐBP) lẽ ra phải dẫn đến những thắng lợi ngoại giao ở Genève, nhưng thực ra Hiệp Định (HĐ) Genève lại là một thất bại khó chối căi [9]. Tại sao? Bởi dẫu chiến thắng quân sự,Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa của các ‘‘vị’’ lại thất bại trên mặt ngoại giao v́ nước ta mất không hẳn có độc lập. Từ đó, thứ hai là, cũng v́ vậy, trong giai đoạn 53-56, Việt Nam phải tiến hành một cuộc Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), một mặt v́ nhu cầu vận động nông dân đóng góp vào cuộc chiến đổi lấy giấc mơ muôn đời là người cầy có ruộng, mặt khác v́ bị Trung Quốc và Liên Xô áp đặt mô h́nh XHCN thời đó. CCRĐ đă phá nát truyền thống đạo lư, gây ra những nứt rạn không hàn gắn được trong xă hội, nhất là ở nông thôn. Chuyện này dẫu dấu nhẹm trong một thời gian, sau này ai cũng biết!
B́nh Minh lắc đầu chau mày :
- Sách em học lại viết rằng ngay sau khi kư kết, ngày 22-07-1954, Bác Hồ nói: “... ngoại giao ta đă thắng lợi to ’’ cơ mà !
- Phải nh́n lại cái thế của ta trong bối cảnh toàn cục thế giới. Nhưng ngoài tinh thần anh dũng của bộ đội và tài năng của tướng Giáp, ta cần ǵ mới có thể đoạt được chiến thắng Điện Biên Phủ? Súng, đạn, lương thực…Và một hậu phương chắc chắn, là Trung Quốc, năm 49 đă về tay Đảng Cộng Sản và Mao Trạch Đông. Chúng ta không thể đánh giặc với tay không! Trước năm 50, với chính sách của Pignon, Pháp đă có ư đồ Việt Nam hóa chiến tranh. Đến năm 51-52, lực lượng người Việt trong quân đội cũng như Bảo Chính Đoàn, gọi là Quân Đội Quốc Gia, lên trên 220.000 người [10]. Đó là chưa kể số quân nhân Pháp, Marốc, Sênêgan…trong những binh chủng chính qui, được Mỹ trang bị vũ khí tối tân, với không quân và hải quân cũng như những lực lượng cơ động áp đảo hoàn toàn trên trời và dưới biển. Tháng 2 năm 50, ông Hồ Chí Minh sang Bắc Kinh rồi Mạc Tư Khoa, đề nghị với những nước “anh em’’(!) chính thức công nhận nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà như một Quốc Gia, và giúp ta trong chiến tranh chống Pháp. Dĩ nhiên, cái giá phải trả là quay theo cái quĩ đạo của những nước Cộng Sản[11]. Đổi lại, là khí giới và, ở một mức nào đó, cả lương thực… Chỉ sau Chiến dịch Biên giới, thế giằng co với lực lượng quân đội Pháp mới có chiều thay đổi. Pháp thua, rồi trận cuối cùng là ĐBP. Thế nhưng 9 năm máu xương kháng chiến ta lấy lại được ǵ? Một nửa đất nước với HĐ Genève. Chia cắt đất nước đau ḷng lắm chứ. Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Phạm Văn Đồng đề nghị chấp nhận một Việt Nam thống nhất sẽ tiếp tục ở lại trong Liên Hiệp Pháp[12], tức là quay lại khởi điểm 9 năm trước, ngày Hiệp Định Sơ Bộ kư kết vào 6-03-1945. Nhưng quá muộn, Pháp buông tay ở Đông Dương cho Mỹ nhẩy vào[13]...
- ...c̣n bối cảnh quốc tế anh có đề cập tới? B́nh Minh ngắt.
- À, thế này : Đầu năm 1954 Liên Xô đề nghị nên giải quyết vấn đề Đông Dương. Khi đó, tại hội nghị Berlin, ngoại trưởng Pháp, Anh, Mỹ đồng ý sẽ bàn chuyện Đông Dương ở Geneve, có thêm Trung Quốc và Ấn Độ tham gia.Thủ tướng Ấn kêu gọi hai bên ngưng chiến, nhưng lực lượng đặc biệt của Pháp với 500 cố vấn Mỹ vẫn muốn thực hiện kế hoạch Navarre, bất ngờ bị pháo kích của Việt Minh, và kéo theo bước leo thang của Mỹ trong giúp đỡ về máy bay vận tải và ném bom. Để vận động dư luận và Thượng Viện, tổng thống Mỹ Eisenhower tuyên truyền chủ thuyết Domino. Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Dulles thậm chí còn ngỏ lời với Bộ Trưởng Pháp là Bidault về khả năng dùng bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Tuy nhiên, không chỉ các nước Xã hội chủ nghĩa, mà ngay cả các nước trung lập cũng muốn hội nghị Geneve khai mạc đúng hạn. Và thế là hội nghị Geneve được tổ chức từ 26-04 đến 21-07, với nghị trình đầu là chuyện Triều Tiên, sau đó mới đến Việt Nam vào ngày 8-05, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 10-05, phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra quan điểm của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, đòi Pháp công nhận quyền độc lập và tự chủ của Việt Nam, nhưng cũng xác nhận sẵn sàng gia nhập Liên Hiệp Pháp. Khi ấy, hai khối mang tên Thế giới Tự Do và Xă Hội Chủ Nghĩa đă cắt đôi nước Triều Tiên, và thế là hai nước “anh em’’ Trung Quốc và Liên Xô ép một giải pháp tương tự với Việt Nam. Nhưng cắt Việt Nam ở đâu? Ta đ̣i vĩ tuyến 13, rồi lùi dần...Chu Ân Lai, người ngày xưa mai mối và dự lễ cưới của Hồ Chí Minh với Tăng Tuyết Minh [14], nay gặp lại ông Hồ ở Quảng Châu thuyết phục để vĩ tuyến 17 trở thành vết chém ngang lưng Tổ Quốc.
- Sao thời đó ta không đánh tiếp? B́nh Minh gằn, giọng ấm ức.
- Súng đạn là do ‘’anh em’’ cung cấp th́ thắng bại là có phần “anh em” quyết định! Khi đó, cái kinh nghiệm chiến tranh Triều Tiên cho thấy Mỹ đă đổ quân trực tiếp tham chiến, từ phía Nam đánh bật lên phía Bắc Triều Tiên, chắc ‘’anh em’’ không muốn phiêu lưu thêm một bước!
- ...và hai năm sau là Tổng Tuyển Cử theo như HĐ Genève!
- Chuyện này th́ nói để mà ‘’chơi’’ thôi! Hoa Kỳ không ký tuyên cáo chung, chỉ xác nhận là có ghi nhận văn bản này, trừ điểm số 13, tương tự như phái đoàn của chính phủ miền nam Việt Nam Ngô Đình Diệm. Ư đồ như thế th́ trẻ con cũng có thể đoán ra. Nghe kể, khi ăn bữa ‘’liên hoan’’ chia tay sau hội nghị ‘’ đạt thắng lợi’’, ngồi giữa hai vị trưởng đoàn của hai Chính Phủ miền Nam và miền Bắc, Chu Ân Lai hỏi ông miền Nam có đệ đơn xin vào Liên Hiệp Quốc không, và nếu có, Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ. Ông miền Bắc, tức Phạm Văn Đồng, nghe mà chết sững... Chỉ tội cho tiếng sáo trên hồ Lehman!
- ???
- Một người họ Vơ vấn tóc mặc áo the đến ngồi bờ hồ Lehman gần nơi diễn ra Hội Nghị thổi sáo để nói cho nhân loại biết cái nỗi đau của vết chém ngang lưng. B́nh Minh có nghe có biết nhà thơ Trần Dần không?
- Không! Nhưng B́nh Minh sáng mắt lên, tiếp, nhưng em rất thích thơ...
- Ông Dần viết năm 56 bài thơ Nhất định thắng trong Giai Phẩm mùa Xuân khiến sau ông bị treo bút hơn 30 năm liền ấy mà...
- Em...chẳng biết ǵ cả. Anh nhớ được, đọc đi..
- ...Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc
Đất hôm nay tầm tă mưa phùn
Bỗng nhói ngang lưng máu nhỏ xuống bùn
Lưng tôi có tên nào chém trộm ?
A, cái lưỡi dao cùn!
Không đứt được mà đau
Chúng định chém tôi làm hai mảnh
Ôi! Cả Nước! Nếu mà lưng tôi lạnh
Hăy nh́n xem: có phải vết dao?
Không đứt được mà đau!
Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu...
B́nh Minh bần thần, mím môi, im lặng. Chúng tôi ra khỏi Hoàng Thành, men con đường Cách Mạng Tháng Tám, rẽ phố Tống Duy Tân, bước cạnh một cái viện bảo tàng trên sân lổn nhổn đủ loại loại xe tăng, nào là T175, M 113..., ta đoạt được của Mỹ-Ngụy trong mặt trận Quảng Trị, Đông Hà...và chiến dịch Đại Thắng Mùa Xuân. Nghĩa là sau Genève 20 năm.
A, cái lưỡi dao cùn? Nhưng súng đạn hai bên lại rất hiện đại. Và khiến trên dưới bốn triệu người cả quân lẫn dân hai bên đă mạng vong trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước? Những bóng ma vẫn đâu đây. Của Huế Mậu Thân. Của An Lộc tử thủ. Của thành cổ Quảng Trị thương tích với gạch đá hoang tàn. Bóng ma họVơ bên bờ hồ tuốt trời Tây, cây sáo cong queo nằm trong rẩy bụi vấy sương. Bóng ma Trần Dần, với vết sẹo cứa cổ rắp ranh trốn sổ đoạn trường, nhưng không thành nên lại một ḿnh khập khễnh đi, không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ, suốt trên dưới bốn mươi năm. Tôi bước, đâu đó những bóng ma quây quanh, tai chợt nghe thấy tiếng sáo văng vẳng ven sông đệm cho những lời thơ của một người đă từng cứa cổ v́ không chịu khuất phục. Bỗng Huế rải vào thế gian những bụi mưa, rất Hà Nội... B́nh Minh buột miệng như để tự trấn an :
- Đ́nh chiến để có thời gian xây dựng miền Bắc xă hội chủ nghĩa là một sách lược đúng, phải không anh?
Đất bằng sóng dậy!
Không đáp câu hỏi giọng có chớm chút hoài nghi, tôi chỉ một quán ven sông, rủ B́nh Minh vào uống nước. Chọn một góc vắng nh́n ra cầu Tràng Tiền, chúng tôi nghe mưa nặng hột gơ như cười trên mái tôn. Nh́n dăm con đ̣ ủ dột xuôi ḍng để lại những ṿng nước xoáy hờ bên mái chèo, tôi không biết nói ǵ cho người bạn trẻ yên ḷng. B́nh Minh hỏi lại, mắt bỗng dưng ánh lên nét lo lắng. Tôi đáp :
- Chỉ 5 năm, làm sao xây dựng ǵ ngay được trên cái nền một xă hội đă hàng ngàn năm phong kiến, lại mới thoát ách thực dân? Trở lại cái vế thứ hai, là khi phải dựa vào hai nước’’anh em’’ để chiến thắng ĐBP, ta không c̣n độc lập trong vấn đề xây dựng xă hội như ta mong muốn. Tài liệu do chính Đảng sau này khéo léo phổ biến khiến người dân có thể nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh không cưỡng nổi áp lực của Xtalin và Mao trong phương sách tiến hành những cải tạo xă hội kiểu XHCN giáo điều. Ngay 1953, Việt Nam ta đă phát động một chính sách điền địa bắt chước kiểu Mao bên Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc. Bắt đầu là 4 đợt Giảm Tô Giảm Tức, rồi sau là 5 đợt Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), chấm dứt vào 56, tức 2 năm sau Genève. Song song với CCRĐ là phong trào Chỉnh Đốn Tổ Chức (CĐTC), tiến hành với sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc có kinh nghiệm là La Quí Ba về chính trị, Vi Quốc Thanh về quân sự và Kiều Hiểu Quang về CCRĐ. Chính sách thành phần-lư lịch ra đời, với giai cấp nông dân là đội quân chủ lực xây dựng XHCN. Các đội Cải Cách về nông thôn thăm nghèo hỏi khổ, bắt rễ, xâu chuỗi, tranh thủ bần nông cốt cán để phóng tay phát động đấu tranh chống giai cấp địa chủ, tàn dư phong kiến và (nhân tiện!) bọn Việt gian Quốc Dân đảng, bọn phản động, bọn làm ‘’gián điệp’’ tay sai cho những thế lực ngoại xâm, vân vân...Rập khuôn Trung Quốc, ta cũng phải t́m cho bằng được 5% địa chủ cường hào, tịch thu của cải - gọi là quả thực - để phân phát cho bần nông. Nhất đội nh́ Trời. Và qui thành phần, đem đấu tố, rồi mang trước Toà Án Nhân dân mà kết tội, nhẹ th́ tù đầy cải tạo, nặng th́ tử h́nh. Ai không chịu tham gia, tức có liên quan thành phần, và thế là cũng có tội, bị cách ly với quần chúng cách mạng, bị ruồng bỏ. A, cái chỉ tiêu 5% khó làm sao! Và chỗ nào cũng thi đua đấu tố, cũng đạt thắng lợi, cũng nêu thành tích...nên địa phương nào không có, hay không đủ, địa chủ cường hào th́ ‘’đánh lên’’ thành phần. Tiếng hát vang vang ‘’Nông dân là quân chủ lực’’, lẫn trong tiếng trống ếch thiếu nhi, biến nông thôn thành nơi bần nông có kẻ ‘’tố điêu’’, có người ‘’tố vấy’’, rủ nhau hôi của, tranh cửa cướp nhà. Bấy giờ, không thiếu những chuyện vợ tố chồng, con tố cha, anh em, chú bác tố nhau, giết nhau. Làng xă Việt Nam, nền tảng truyền thống và đạo lư của xă hội, bị xới tung lên, chẻ nát ra, cùng với những con người không c̣n ǵ ngoài cái bản năng mà phần thú tính nghiền phần nhân tính ra thành những mảnh vỡ khó ḷng hàn gắn lại [15]. Đồng thời, CĐTC được tiến hành, thực chất là Đảng của các ‘’vị’’ thanh trừng nội bộ để sắp xếp lại bộ máy quyền lực từ trên xuống dưới. Bao nhiêu đảng viên oan, bao nhiêu chết, bao nhiêu gia đ́nh tan nát? Ông Vơ Nguyên Giáp nói độ 8.000 người. Có kẻ bảo 20.000. Con số đích xác th́ Đảng biết, nhưng 60 năm qua rồi vẫn cứ ‘’bảo mật’’. CCRĐ đưa đến những công phẫn ngay trong giai cấp nông dân chủ lực. Nạn nhân đấu tố là cường hào ác bá địa chủ th́ đă đành, nhưng chỉ 5% và đă bị đấu. Nhưng c̣n chuyện quả thực chia không công bằng. Ruộng thấp ruộng cao ruộng xấu ruộng tốt phân cho bần cố cũng không công bằng. Hỏi ai đây? Nhưng cứ nhất Đội th́ hỏi Trời cũng vô ích. Trời hạng nh́, vả lại qui thành phần th́ qui thế nào? Tháng 9 năm 1956, Trung Ương Đảng họp để tổng kết thành quả CCRĐ. Đại Tướng Giáp, người anh hùng ĐBP, thay mặt Đảng ra nhận sai lầm trước nhân dân. Nhưng số nạn nhân là bao nhiêu ở miền Bắc? Không ai trong những kẻ có thẩm quyền nói ǵ cả. Cứ coi như nông thôn miền Bắc khi ấy độ 10, 12 triệu người, thế th́ 5% số người chắc phải xấp xỉ 600,000 nạn nhân, với có thể khoảng 60,000 người bị sát hại? Lạy trời rằng không phải thế!
Nghe tôi bật miệng lậy trời, B́nh Minh quay mặt dấu nỗi xúc động. Bây giờ, gió xào xạc thốc vào quán nước. Cô tiếp đăi viên kéo áo len lên che cổ, nh́n chúng tôi, đôi mắt long lanh như thấm nước mưa của Huế da diết, Huế đế đô ngày xưa, và Huế hôm nay nghèo nàn tức tửi những tiếng ḥ mất hút cuối một thời sắc hương phai nhạt. Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách! Tôi ngậm ngùi, cần chi phải nhắc sắc bất ba đào...trên cái đất nước ba đào này, cḥng chành đến chóng mặt!
- Rồi sửa sai thế nào, anh ?
- Sửa th́ có Đội sửa sai về thay Đội cải cách. Sai có, và sửa th́ ông Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng và Chủ nhiệm ủy ban Cải Cách thành Chủ Tịch Quốc Hội. Ông Hoàng Quốc Việt, phó chủ nhiệm đặc trách CCRĐ, đưa qua nắm Ban Kiểm Sát. Ông Lê Văn Lương, phó chủ nhiệm lo CĐTC, về nhậm chức Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội. Riêng Hồ Viết Thắng, uỷ viên thường trực của Uỷ ban CCRĐ th́ có xuống, bị văng ra khỏi Trung Ương nhưng lại về trách nhiệm Ủy ban Kế Hoạch Nhà Nước. Hồ Chí Minh thành Tổng Bí Thư Đảng, cứ như người vô can! Và sai ǵ th́ sai, có sai là chỉ chấp hành sai chứ về ‘’cơ bản vẫn đúng’’, đă ‘’cào bằng’, chia b́nh quân ruộng đất cho nông dân canh tác trong giai đoạn đầu, và sẽ ‘’vào hợp tác’’ trong tương lai một xă hội đúng bài bản xă hội chủ nghĩa. Dân đùa, có sai có sửa, sai đâu sửa đấy, nhưng sai đấy sửa đâu!
- Vào hợp tác là thế nào? Bọn em sinh sau đẻ muộn, không biết là ǵ!
- Ban đầu, ở mức thấp cho mươi mựi lăm gia đ́nh, hợp tác với những tổ đổi công. Sau, ở mức cao hơn, là Hợp Tác Xă, lao động tính theo công điểm, và từ đó qui ra thu nhập của nông dân. Năm 60, hợp tác trong nông nghiệp được hoàn thành về cơ bản. Chỉ ít năm sau, sản lượng xuống, dân bắt đầu ăn độn. Không đổ cho thời tiết được, trong chiến tranh người ta bảo là v́ bom Mỹ. Đâu cũng một giọng, chiến tranh là cách đổ tội để biện minh cho sự thất bại của những cải cách thời b́nh. Nhưng ngoài chiến tranh, cái nghiệp dĩ của dân tộc từ suốt mấy trăm năm nay, c̣n những chuyện khác...
- Chuyện ǵ ?
- Sự thủ tiêu một xă hội dân sự. Với cái khẩu hiệu ‘’chính trị là thống soái’’, phương thức tổ chức một nền chuyên chính vô sản kiểu Lênin, lại kèm vào liều lượng Maoít xuất phát từ truyền thống phong kiến Trung Quốc. Từ đó, xă hội được tổ chức theo kiểu một trại tập trung. Và như thế, lại cần đến chiến tranh, điều kiện ‘’khách quan’’ để xây dựng một xă hội-trại lính!
B́nh Minh chằm chằm nh́n, đợi tôi nói tiếp. Lúc ấy, mưa tạnh hột. Trời bắt dầu tối dần, ánh đèn bên kia bờ sông Hương đă nhấp nháy thắp sáng. Cô tiếp đăi viên nh́n chúng tôi, vẻ muốn đóng cửa quán, thu xếp lăng quăng như giục chúng tôi đi. Nh́n B́nh Minh, tôi nói khẽ:
- Ta đi...T́m cái ǵ ăn. Em có biết quán cơm Âm Phủ không?
Miền Nam của tôi!
Ngồi sau B́nh Minh, xe chúng tôi vừa qua cầu Tràng Tiền th́ mưa th́nh linh nặng hột rồi xối xả trút xuống như để hả một cơn ấm ức. Gần khách sạn nơi tôi ở, tôi đề nghị B́nh Minh ghé lại, vừa trú, vừa mượn thêm một chiếc áo mưa trước khi đi ăn. Ngồi trong pḥng khách, chúng tôi đợi cho mưa ngớt nước, nghe tiếng gió rít qua những tàn cây và tiếng sấm động từ xa vọng lại. B́nh Minh bất th́nh ĺnh hỏi:
- Như em hiểu th́ anh đi di cư vào Nam, rồi du học, nhưng lại ủng hộ miền Bắc. Rồi nghe anh vừa nói, th́ miền Bắc có những điều anh không ưng...Tại sao anh...bỏ miền Nam ?
Trời hỡi, tôi nào đâu có bỏ miền Nam của tôi! Chín năm sống ở Sài G̣n thuở thanh thiếu niên là quăng thời gian tôi lớn lên để biết yêu biết ghét, biết khinh biết trọng, biết hy vọng và bám vào tương lai bằng tất cả nhiệt huyết tuổi trẻ. Chế độ Đệ Nhất Cộng Hoà ‘’ thịnh ‘’ nhất là cho đến năm 1958, sau khi chính quyền Diệm dẹp xong Đại Việt và Quốc Dân Đảng ở miền Trung, rồi B́nh Xuyên, Ḥa Hảo và Cao Đài trong Nam. Từ chối hiệp thương Nam-Bắc và để dân chúng tự do đi lại với lư do là miền Nam không kư vào HĐ Genève, chính quyền Diệm biết sẽ có chiến tranh nhưng chủ quan cho rằng có thể giữ được miền Nam bằng phương tiện quân sự với hậu thuẫn của Mỹ. Về mặt chính trị, chính sách tố cộng và diệt công tung ra với những đoàn thể như Thanh Niên Cộng Ḥa, Phụ Nữ Liên Đới làm ṇng cốt trong dân chúng. Ở nông thôn Diệm tổ chức Dân Vệ để giữ an ninh, có trang bị vũ khí thô sơ, nhưng không hiệu quả ǵ, nên giải pháp là phải gom dân. Lực lượng ‘’nằm vùng’’ của miền Bắc, khoảng đâu đó 60,000 người, bị cô lập với chính sách Khu Trù Mật, rồi Ấp Chiến Lược, và sau có nguy cơ bị tiêu diệt với Luật 9/59 đặt Cộng Sản ra ngoài ṿng pháp luật. Trong bối cảnh đó, chính quyền Diệm từng bước phô khuôn mặt độc tài. Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu, em Diệm, lư thuyết gia của Đảng Cần Lao Nhân Vị (CLNV) mượn hai chữ nhân vị của Bertrand Mounier trong phong trào Công giáo Dân chủ Tây phương cấy ghép vào hai chữ cần lao. Hai chữ này nghe mang máng như lao động của Đảng Lao Động miền Bắc, thoái thân của Đảng Cộng Sản Đông Dương đă giải tán năm 45 để phát huy sách lược Mặt Trận nhắm kết hợp được mọi thế lực dân tộc chống Pháp. Lư thuyết khập khiễng, nhưng Diệm-Nhu lại dùng Đảng CLNV như bàn đạp chống Cộng. Cuối cùng Đảng CLNV chỉ thành cách tiến thân quan trường của những kẻ qui phục Diệm-Nhu, vừa có tính địa phương, vừa nhuốm mầu sắc tôn giáo, tập trung vào miền Trung và Công giáo. Tập hợp “Bắc di cư”, một thành tố quan trọng của Lực Lượng Quốc Gia và là chỗ dựa ban đầu của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa mất dần thế đứng. Bà Cố Vấn Trần Lệ Xuân xuất hiện như bóng ma những Thái Hậu thời phong kiến. Cái nhân đức nổi tiếng của “cụ” Diệm, buồn cười nhất là cụ nhận một số tướng lănh làm “con nuôi” như Nguyễn Chánh Thi chẳng hạn, trở thành cách cụ điều khiển một quốc gia trong tinh thần gia đ́nh gốc đạo, anh có, em có, em dâu có, với các loại con nuôi chia ra nắm quân những vùng chiến thuật, ai nấy vừa hiến ḿnh phụng sự Chúa, và vừa chống Cộng ! Kéo máy chém đi khắp nơi với cái luật 9/59, chính quyền Diệm-Nhu phá tan tành cơ sở Cộng Sản trong Nam, tạo ra phong trào hồi kết ở miền Bắc. Số người miền Nam tập kết năm 55, khoảng 80,000, nóng ḷng quay về quê quán là một trong những nhân tố thúc đẩy mở rộng cuộc đấu tranh bằng vơ lực. Trận thử lửa với sư đoàn 23 và vụ nổ bom trong căn cứ Biên Ḥa bắt đầu một thử thách. Và sau, phong trào Đồng Khởi ở Bến Tre. Năm 60, Mặt Trận Giải Phóng miền Nam được thành lập, với Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ Tịch. Thời gian đó, Diệm-Nhu đă đẩy tính cách “gia đ́nh trị” đến mức khó chấp nhận. Năm sau, cuộc đảo chánh Nguyễn Chánh Thi-Vương Văn Đông chết sẩy như một cái bào thai c̣n non tháng, thiếu sửa soạn và hậu thuẫn chính trị ngoại giao.
Khi ấy, tôi ở với ông bố nuôi, nhà trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm gần đài phát thanh, nghe tiếng súng nổ ṛn ră một chặp rồi theo gia đ́nh lên trú nhà ông Vũ Quốc Thông tránh đạn bay bom nổ. Đó là lần đầu tôi nghe nói đến Mặt Trận Quốc Dân Đoàn Kết chống độc tài ở miền Nam với sự tham gia của nhà văn Nhất Linh, người đă tục bản Văn Hóa Ngày Nay cuối thập niên 50. Bố nuôi tôi thời ấy hợp tác với Bộ Trưởng Trần Chánh Thành, là Tổng Giám Đốc Thông Tin Báo Chí, trách nhiệm một guồng máy khiến nhà tôi tấp nập từ những người làm chính trị cho đến đủ loại văn nghệ sĩ. Sau cuộc đảo chính hụt, ông bị hạ xuống, trở thành Chủ Tịch Hội Đồng Kiểm Duyệt, dĩ nhiên vẫn là một vai tṛ quan trọng trong bộ máy tuyên truyền chống Cộng. Không hiểu thế nào mà bố nuôi tôi, kín tiếng với những đứa con đẻ, nhưng với tôi, đứa con nuôi, lại thỉnh thoảng gọi lên, nói cho nghe đủ điều về đủ mọi nhân vật. Nào Trần Kim Tuyến, Phan Quang Đán. Rồi Nguyễn Đức Quỳnh, Phan Huy Quát... Bên văn nghệ báo chí, Phạm Việt Tuyền, Văn Giang, Lư Thăng, anh Tám Xạc Ne (vốn họ hàng nhà bà Nhu), Phạm Duy, Nguyễn Mạnh Côn...Bố tôi dặn, phải có dũng, nhưng không thể thiếu trí, nhưng trên nền tảng là chữ nhân. Thở dài, ông chán nản, chúng nó chỉ có khôn vặt. Đến nay, chúng nó là những ai tôi cũng chưa kịp hỏi!
Người tôi có nhiều gắn bó là nhà thơ Trần Việt Hoài, anh ruột Tuệ Mai, hậu duệ của cụ Á Nam Trần Tuấn Khải. Khi đó, chú Hoài viết Tro Tàn Điện Ngọc, một tập kịch thơ về thời chiến quốc, có Phạm Lăi với Tây Thi. Chú ở một ḿnh trong một căn gác xép gần chợ Phú Nhuận, viết báo kiếm sống, và, có lẽ, tham gia vào cái việc chú gọi lơ lửng là hoạt động xă hội. Khi in cuốn kịch, chú tặng tôi, đề: C̣n ǵ đâu sau dâu biển đổi dời. Sự nghiệp người ră tan như bọt sóng. Họa chăng khi sống cuộc đời hoạt động. Ṃn tim gan, mỏi óc, ráo máu hồng. Ta được nhắp ly rượu mạnh say nồng. Của Đấng Toàn Năng vô h́nh tặng thưởng....Mà những kẻ yếu hèn không bao giờ dám hưởng. Ở cái tuổi 15, tôi mơ mộng ‘’hoạt động’’. Và trong bối cảnh ngày nào cũng nghe rằng Diệm-Nhu độc tài, gia đ́nh trị, không đủ tài đức nên thế nào rồi cũng lại thua Cộng Sản. Và lần này mà thua th́ đúng là theo Lạc Long quân ra biển Đông chứ đất liền làm ǵ c̣n chỗ sống. Rồi cái tuổi trẻ ăm ắp những giấc mơ phiêu lưu bất chấp thực tại, tôi ‘’thoát ly ‘’(trốn khỏi gia đ́nh đi hoang), đi “ hoạt động”, chèo kéo đám hơn tôi dăm ba tuổi thi rớt Trung Học Đệ Nhất Cấp nên phải vào “Dân Vệ”, mua (khi ăn cắp được tiền) hoặc trộm súng ống, đạn dược...(rất cải lương) đợi ngày khởi nghĩa! Chống độc tài đảng trị và gia đ́nh trị nhà Ngô năm sau có thêm một yếu tố thôi thúc là cuộc đàn áp Phật giáo miền Trung của cậu Cẩn, em Diệm, ở Huế. Họ đạo Hố Nai tay dao tay mác lên Sài G̣n. Chùa Từ Đàm bị Cảnh Sát Dă Chiến vây. Rồi chùa Xá Lợi trong Sài G̣n. Tôi bỏ học. Làm cách mạng vừa bận vừa vui, nhưng nhất là vô cùng hồi hộp kiểu truyện trinh thám Đoan Hùng-Lệ Hằng ...với hậu quả là tôi trượt khi đi thi Tú Tài toàn phần kỳ 1. “Nhà” cách mạng bị mẹ nuôi đến vây bắt, mang về nhà, nhốt lên gác khóa cửa lại, và bắt bỏ công đèn sách học thi kỳ 2, đỗ và sau đó thi vào dự bị y khoa.
Cuộc đàn áp Phật Giáo của chính quyền Diệm-Nhu chớm trổ nét thánh chiến quá khích là bước cáo chung của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa. Dinh Độc Lập bị không kích. Sinh viên học sinh xuống đường. Trí thức lên tiếng phản đối. Người Mỹ bắt đầu buông tay Diệm-Nhu, và mặc dầu tung lực lượng cănh sát dă chiến, công an mật vụ ra khủng bố, những cuộc chống đối chính quyền ngày một công khai trực diện. Đỉnh cao là ngày hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên một ngă ba góc đường Lê Văn Duyệt. Bấy giờ, tôi đă tham gia vào tổ chức những cuộc chặn xe gây tắc giao thông trên hai cây cầu nối Sài G̣n vào Gia Định, rải truyền đơn, đi vận động học sinh trung học ở các trường như Cao Thắng, Vơ Trường Toản...chống nhà Ngô. Mật vụ lùng, tôi “ rút vào bí mật”, trốn về vùng phụ cận, khi Gia Định, khi Thủ Đức... đinh ninh ḿnh “làm cách mạng” cho đến khi bố nuôi tôi t́m được, mắng “ Con ạ! mày là đứa manh động, tao đă xin họ nhắm mắt bỏ qua v́ con c̣n vị thành niên. Thôi về mà đi học...”. Diệm đưa nhà văn Nhất Linh ra ṭa, định xử tội để dọa dẫm, nhưng Nhất Linh tự sát, trăn trối chỉ để cho lịch sử phán quyết ông. Sinh viên chúng tôi tổ chức đưa đám Nhất Linh, và trên những con đường Sài G̣n, tuổi trẻ đă ngửng cao đầu mặc dầu nước mắt có ứa ra khóc một bậc trí giả đă sống và hành xử đủ trách nhiệm với đất nước và con người.
Nhận được một học bổng trong chương tŕnh Colombo đi Canada, tôi bỏ y khoa, ai nấy trong gia đ́nh thở phào bớt đi cái gánh lo một đứa con cứng cổ mà mẹ tôi cứ rên là to đầu mà dại. Phần tôi, đi là cái giấc mơ hải hồ, đồ chừng dăm năm sau sẽ về, có chi mà gọi là sông Dịch để tưởng ra tiếng sáo họ Cao với chén rượu tiễn Kinh Kha. Hai tháng sau khi tôi đặt chân đến Montreal, Diệm và Nhu bị đảo chánh và bắn chết mặc dầu đă xin đầu hàng một Hội đồng quân nhân cách mạng với những Big Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm, Nguyễn Khánh... Họ là những kẻ đă được Đại Sứ Mỹ Cabot Lodge bật đèn xanh và điệp viên CIA là Conein cho...tiền thưởng. Sự can thiệp của Mỹ vào nội t́nh Việt Nam rơ như ban ngày, và thời những tướng lănh nhẩy lên bàn độc được khai trương với tiếng giầy đinh chưa nện nhưng đă vang vang khắp phố phường. Thế rồi Hiến Chương Vũng Tầu với tướng Nguyễn Khánh như cọng rơm cháy, và sau, nền Đệ Nhị Cộng Ḥa với đủ bầu bán Thượng, Hạ Viện rất Made in USA. Chiến tranh leo thang, với sự hiện diện của quân đội Mỹ và Đồng Minh, rồi tiếp theo đó là sự kiện vịnh Bắc Bộ, đưa đến phong tỏa Hải Pḥng, đánh bom miền Bắc tháng 8-65. Năm sau, vào tháng 3, hai Lữ Đoàn Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng. Thế giới lên tiếng: Đế Quốc Mỹ xâm lược một nước nhỏ ở bên kia Thái B́nh Dương!
Miền Nam của tôi ơi! Những ngày lạnh lẽo xứ người, tôi mỗi ngày chúi mũi vào những trang báo, đọc toàn những tin tức vấy máu và sực mùi thuốc súng, với những h́nh ảnh tàn phá man dă, kiểu Trung úy Calley châm lửa đốt mái tranh một căn nhà ở Mỹ Lai. A, oái oăm thay, mỹ lai nôm na là (người) mỹ đến, với súng M.16, tăng M.113, F 101, C-30... Năm 66, Mỹ phát động chiến dịch ‘’ T́m và Diệt’’ với 2 triệu cuộc hành quân, dùng pháo đài bay B 52 đánh bom. Năm 67, đă có 1 triệu tấn bom trút xuống miền Nam, 2 triệu xuống miền Bắc. Rồi chiến dịch Johnson City, trực thăng vận, và pháo 360,000 quả đạn, nhưng cứ 100 quả mới giết được 1 VC! Cũng năm đó, Mỹ dùng tăng đánh vào ‘’Tam Giác Sắt’’ với 3 sư đoàn, xe san bằng thị xă Bến Xúc, đẩy 6000 dân vào cảnh màn trời chiếu đất. Thảm họa chùm lên mạng sống những người nông dân chất phác cùng một gịng máu với tôi, một kẻ may mắn ở bên ngoài, ngượng ngùng mỗi lần người bản địa chép miệng, giọng thương xót, xứ anh quả là tội nghiệp với một cuộc chiến chống tên khổng lồ không tim nhưng thừa bom đạn. Với vài người bạn, chúng tôi khai sinh giai phẩm Cảm Thông năm 64-65, ra được ba số, kêu gọi ḥa b́nh, và thế là không chống Cộng, sau bị cái cộng đồng nhỏ bé tẩy chay. Ở thành phố Quebec, tờ báo Đất Lạnh chuyển ḿnh với một số du học sinh qua năm 65 nên có dịp chứng kiến sự vong bản của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa với những tướng lănh đi giầy đinh, vai đeo sao, lưng giắt súng lục, chửi ĐM và hung hăn hô hào Bắc Tiến! Trong khi đó, Sài G̣n phồn vinh mặc cho số trẻ em bụi đời và các cô gái ăn sương tràn ngập vỉa hè, và OK Salem thành ngôn ngữ Việt, với sự tủi nhục khó mà tránh được ở tuổi chúng tôi, lứa tuổi mới hai mươi, không thể sống mà không tự hào ngước mặt nh́n trời.
Thế cho nên chúng tôi đọc 10 điểm của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đồng thuận v́ chỉ mong hết chiến tranh, và hiểu như thế là đồng nghĩa với sự chấm dứt can thiệp của người Mỹ vàoViệt Nam. Phần tôi, tôi hoạt động tiếp tay lực lượng thứ ba trong nước, nhắm mục đích lập lại ḥa b́nh, xây dựng một miền Nam trung lập rồi từng bước thống nhất đất nước qua giải pháp chính trị. Nghe tôi kể đến đây, B́nh Minh ngạc nhiên hỏi:
- Mặt Trận là do Đảng lập ra mà, các anh không biết thế sao?
- Biết là có Đảng, nhưng cũng biết có những người trong Mặt Trận không là cộng sản...
Chọn Lựa nào?
Đi từ miền Nam, lại thuộc thành phần quốc gia có ṇi, di cư và chống cộng, nên bức thư tôi báo cho cha đẻ cũng như bố nuôi tôi biết rằng tôi ủng hộ Lực lượng thứ ba và Mặt Trận Giải Phóng miền Nam có lẽ là vết cắt bật máu đầu tiên giữa tôi và những người ruột thịt. Với cha đẻ, vết cắt đó không bao giờ lành. Về nước năm 77, cứ mỗi lần tôi có mặt là cả gia đ́nh tôi bỗng nhiên kiệm lời, có nói với nhau th́ nói thầm, và tuy không nói ra nhưng tôi hiểu bấy giờ tôi là những kẻ phía bên kia - mang đủ tính tam vô: vô gia đ́nh, vô tổ quốc, vô tôn giáo - và gia đ́nh tôi nếu không thù th́ cũng oán tôi, một thằng Việt Cộng, đúng là nuôi ong tay áo. Ba năm sau, khi thấy mấy cô em uống thuốc ngừa thai trước một chuyến vượt biên không thành, tôi làm một chuyện mà nếu như không làm tôi sẽ chẳng có thể nh́n ḿnh trong gương mà không xấu hổ: tôi bảo lănh cho tất cả những người trong gia đ́nh đi chính thức để rồi ra mới biết là cái vết cắt kia sẽ ứa máu suốt đời. Với bố nuôi, tôi may mắn hơn. Trước ngày ông qua đời ở Cali, tôi có hỏi, vào địa vị ông năm 46, tôi chắc chắn đă theo kháng chiến, và lư do ǵ đă khiến ông chống lại miền Bắc. Bố tôi kể, ông được bộ phận công an của chính phủ cụ Hồ chỉ định ở lại Hà Nội để vận động và tổ chức thành phần nhân sĩ quốc gia tiếp tục chống thực dân Pháp trong khi mẹ nuôi tôi và 3 đứa con được đưa lên chiến khu Việt Bắc. Nhưng ông ngạc nhiên khi thấy những người ông liên lạc lôi kéo được cứ lần lượt hoặc bị Tây bắt hoặc bị thủ tiêu mờ ám. Đến khi ông anh con cô con cậu của ông là Nhượng Tống bị sát hại th́ ông hiểu ra, rằng có thể ông là một miếng mồi, và chính ông cũng có thể bị thí chốt bất cứ lúc nào. T́m cách đưa được vợ con về Hà Nội, ông đầu hàng Pháp ḥng cứu mạng ḿnh. Từ đó, ông thành đối thủ của những người xưa ông tin là đồng chí. Sau 75, ông không di tản dù có thể đi dễ dàng, ở lại đ̣i đối chất với Hoàng Đạo, người chịu trách nhiệm liên lạc với ông nhưng đă t́m cách hại ông, khi đó đă là một Thiếu Tướng công an tăm tiếng. Chính ông Trường Chinh nhắn qua bà Vũ Đ́nh Hoè bảo ông đi đi, đối chất mà làm ǵ, và Trần Bạch Đằng ở Sài G̣n làm thủ tục cho ông lên đường qua Pháp một cách chính thức năm 80. Ông bảo tôi, con ạ, bố nào có được lựa chọn! Nhưng bố hiểu cái động cơ đă đưa con đến những lựa chọn của con. Rồi ông chép miệng, thủng thỉnh đọc, đă mang lấy nghiệp vào thân, th́ đừng trách oán Trời gần Trời xa...
Tôi vẫn nghĩ, cái thế của những người như tôi thật mà nói không có chọn lựa nào khác là mong muốn ḥa b́nh, chống mạnh hiếp yếu, và hy vọng góp phần xây một xă hội công bằng nhân ái. Tuổi chớm thanh xuân, ai lại chẳng mơ mộng một xă hội hướng đến công chính lư tưởng. Thuở đó, t́nh thật, cái kiến thức của tôi là kiến thức thuần sách vở, và lại là sách vở về chủ nghĩa Mác và sự dự tưởng một XHCN do phương Tây truyền đạt: tôi đọc Althusser, rồi Fromn, Marcuse, Sartre ...tức là thể loại kinh điển của thế hệ tháng 5-68. Đó là thế hệ sinh viên của phong trào phản kháng (contestation) cậy đá lát đường khu Quartier Latin ở Paris ném vào xă hội tư bản Tây Âu, là thế hệ râu tóc để dài, miệng hô Peace and Love, tay cầm hoa hồng, tay kia châm lửa đốt cờ hoa Hiệp Chủng Quốc chống chiến tranh Việt Nam ở Berkeley. Tuổi trẻ với Mác, và Che Guevara...là ngọn triều cách mạng lăng mạn ào lên như một con sóng hồn nhiên. Nhưng bèo bọt. Sự bèo bọt nằm ngay trong cái hồn nhiên bây giờ nghĩ lại thấy sao mà ngây ngô kỳ lạ. Trong không khí bồng bột đó, phong trào ở Canada là sự tự phát cùa những sinh viên, từ ḷng yêu quê hương và viễn cảnh một cuộc chiến tang thương, về sau ít nhiều được hỗ trợ về mặt thông tin của phong trào bên Pháp đă có kinh nghiệm từ thời giành độc lập năm 45-46. Riêng tôi, tôi quen anh Phương, đến từ Paris, làm việc trong pḥng thí nghiệm Sinh Hóa ở Đại Học Montreal. Sau này, anh bị chính phủ Canada trục xuất. Khi bị dẫn độ về Sài G̣n th́ anh trốn được, qua Chili làm việc trong ban cố vấn của Thủ Tướng Allende, và bị bắn chết khi Pinochet đảo chính. Anh cho tôi mượn cuốn Thời dựng Đảng của Thép Mới. Đọc xong, thấy tôi tḥm thèm, anh đưa tập Luận Cương của Lê-nin. Tôi không nhớ đă nói ǵ, nhưng anh bảo tôi thiếu kiến thức cơ bản, phải học từ đầu. Anh giúi vào tay cuốn Tư Bản Luận. Tôi đọc, không hiểu, phải t́m bản tiếng Pháp và từng bước lần ṃ gỡ những gút chỉ rối rắm, nhưng ngay cho đến nay, tôi thú thật với B́nh Minh, rằng tôi chẳng thấy kinh điển Mácxít dính ǵ đế những thể loại thực tiễn XHCN.
- Thực tiễn ?
- Ở Liên Xô, những nước Đông Âu, và Trung Quốc, tôi chỉ thấy những tổ chức chính quyền chuyên chính, với tầng lớp nomenklatura độc quyền đặc lợi ! Lư tưởng cộng sản đầy tính nhân đạo, nhưng con đường thực hiện th́ ngược lại toàn là tù đầy, máu me và nước mắt...
- Nhưng tại sao anh vẫn tiếp tục ủng hộ ?
- Đầu tiên, tôi chỉ chống sự xâm lược của Mỹ trong chiến tranh. Ai có thể ngồi yên khi biết số lượng bom Mỹ rơi trên quê hương ḿnh gấp năm ba lần tổng số bom thả trong suốt Thế Chiến thứ 2? Sau 75, tôi hăo huyền hy vọng Cách Mạng Việt Nam có thể khác, với những con người tôi thành tâm cảm phục. Bởi đất nước đă trải một cuộc tang thương khủng khiếp, nên tôi tin khó mà chỉ v́ đặc quyền đặc lợi tầng lớp lănh đạo có thể nhắm mắt không đặt ra câu hỏi người dân hy sinh giành độc lập thống nhất để làm ǵ? Không lẽ để tiếp tục nghèo, dốt, và lại oằn người dưới những cái ách mới? Sau Đại Hội V năm 81, tôi tự nhủ, dẫu ǵ đi nữa th́ tôi cứ giữ sự ủng hộ cơ bản thêm 10 năm. Phải nói, khi nước ta bước vào thời Đổi Mới, tôi đă nuôi nhiều hy vọng. Nhưng ủng hộ đối với tôi không là thái độ ngậm miệng mà là phát biểu “đúng nơi đúng lúc đúng người”. Nhưng thế nào là đúng, mà đúng đến ba lần. Tôi sau lại mắc tội trời chưa sáng đă gáy!
- Tội ǵ lạ vậy anh ?
- B́nh Minh có biết truyện Lục Súc tranh công hậu hiện đại nhưng đậm đà bản sắc tiếu lâm dân tộc không?
-...???
Tôi kể:
- Thời hậu hiện đại, xă hội loài người là xă hội đại đồng nhưng súc sinh c̣n đang ở giai đoạn quá độ lên XHCN. Và như loài người thuở trước, mọi sinh vật đều t́m cách vào đội ngũ tiên phong là Đảng Cộng Sản. Sau khi đă sinh hoạt Đoàn, nay có 6 đối tượng kết nạp Đảng, là Ḅ, Chó, Gà, Ngựa, Lợn và không biết ai giới thiệu mà lại có một chú Rệp. Ḅ qua kỳ kiểm tra lư lịch và năng lực cuối với các đồng chí “bên trên”, đi ra, vẻ thiểu năo. Sao vậy? Ḅ kể, các đồng chí bảo tôi ngu như ḅ nên không kết nạp, mặc dầu tôi hiền lành, lại cung ứng thịt cho các đồng chí! Con Lợn ưỡn đít, nói, tôi cũng cung ứng thịt. Nh́n Chó, Lợn thủng thỉnh, khi có riềng có mẻ th́ thành giả cầy, rồi ục ịch bước vào pḥng làm việc. Lát sau, nó uể oải đi ra. Sao vậy? Các đồng chí bảo, đúng là cũng lành, cũng cống hiến thịt, nhưng lại chê tôi là bẩn như lợn. Cả bọn bật cười. Gà ngẫm nghĩ, gà cũng có thịt gà, không ai chê ngu chê bẩn. Phen này, cờ đă đến tay, gà vươn cổ, gáy rồi bước vào. Lát sau, nó cụp đuôi đi ra. Sao vậy ? Các đồng chí bảo, đúng là cỗ bàn ǵ th́ cũng có thịt gà, lại không ngu, không bẩn. Thế th́ mắc tội ǵ – đám súc sinh hỏi, giọng lo lắng. Gà thở ra, tôi bị phê là có cái tật là trời chưa sáng đă gáy! Cả bọn đăm chiêu. Ngựa gật gù: tớ cũng cung cấp thịt, không mang tiếng bẩn và ngu, chẳng gáy báo sáng cho ai, lại thêm cái việc chở các đồng chí trên lưng rong ruổi khi đèo lúc suối...Ngựa bước vào, nhưng lát sau, Ngựa ra, vẻ buồn bă. Sao vậy? Các đồng chí phán, được cả, nhưng tớ có cú đá hậu, khó tin. Bấy giờ, Chó vểnh tai, khệnh khạng, nói như đinh đóng cột: tớ không biết đá, tuy không chở được các đồng chí trên lưng đi tham quan nhưng lại biết giữ nhà giữ cửa, là món đánh chén đậm đà bản sắc dân tộc, lại có tiếng là bạn thân nhất của loài người, chắc đảng đến tay tớ chứ c̣n vào ai. Chó vào, nhưng khi ra, tai cụp, đuôi cụp. Sao vậy? Các đồng chí bảo dù tớ có tất cả phẩm chất đảng viên đấy, tớ vẫn c̣n khuyết điểm. Khuyết điểm ǵ? Tớ có cái thói hay sủa bậy, và tật ăn cứt. Chó đáp rồi kêu ư ử! Chỉ c̣n Rệp. Mi th́ vô phương, cà bọn la lên. Lạnh lùng, Rệp không nh́n ai, bước vào pḥng và chỉ năm phút sau đi ra, đường bệ, mặt vênh lên trời. Đám súc sinh ngạc nhiên. Rệp tuyên bố ḿnh đă được kết nạp. Sao vậy? Rệp ngắn gọn: các đồng chí bảo trong tớ có máu công nông!
B́nh Minh phá lên cười. Bên ngoài, trời thôi mưa. Đêm lừng lững chùm lên Huế một bức màn nhung kéo che sân khấu một vở tuồng đến hồi kết. B́nh Minh đứng lên, dí dỏm:
- Tối nay đi ăn, nhất định em không ăn thịt gà, dẫu chẳng biết anh gáy sáng ra sao!
Xă hội mới?
Hai mươi năm trước tôi có ghé quán cơm này, khi quán về đêm thắp bằng đèn măng-xông, bàn kê xiêu vẹo, ghế đẩu chông chênh, ông chủ quán ḥ vợ rồi ra tiếp khách, mặt lạnh lẽo, chỉ gật, không nói, cứ như một bóng ma hiện về. Và từ quán trên lưng đồi nh́n xuống, chỉ có đêm, đêm mịt mùng. Nhưng nay, có khác, tôi thực sự không nhận ra, và không chắc đó là quán cơm Âm Phủ. Bây giờ quán mắc điện, ghế cao có chỗ tựa, bàn phủ ni-lông sặc sỡ kẻ những ô đỏ xen kẽ những ô trắng, hai cô tiếp đăi xinh như Huế thơ mộng, mắt kẻ đen, miệng chào khách khiến chẳng một đấng trượng phu nào có cái gan dạ bỏ đi. Và nh́n ra tít tắp, trong tâm tưởng vẫn mơ hồ bóng cầu Tràng Tiền chiếu đèn mầu, cứ dăm phút mầu đổi từ xanh ra vàng, vàng ra đỏ, đỏ ra trắng. Tôi kể, ḷng bỗng ngậm ngùi nhớ những bóng ma xưa, nhưng B́nh Minh tươi tắn, đùa với giọng Huế:
- Đấy, chừ anh thấy, răng là tiến bộ chứ hỉ!
Tôi cười, gọi cơm hến, món nhà nghèo dân dă, mong t́m lại hương vị ngày trước. Vừa ăn vừa suỵt xoạt v́ cay, tôi nghe B́nh Minh hỏi:
- Nẫy anh nói ǵ về cái xă hội dân sự và xă hội- trại lính vậy?
- Cải Cách Ruộng Đất có thể là một trong những lư do giải thích có đến gần một triệu người di cư từ Bắc vào Nam, sau miền Nam lấy đó như một chiêu bài để đề ra “quốc sách’’ chống Cộng. Mặt khác, vào năm 56, vẫn có người hy vọng sẽ có Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước. Trước t́nh h́nh phải nhận sai lầm và sửa sai trong Cải Cách Ruộng Đất, Đảng có nới tay một chút. Nguyễn Mạnh Tường đề nghị nhận định lại Quan điểm Lănh Đạo trong một báo cáo đọc tại Mặt Trận Tổ Quốc, nêu sự quan trọng của một nền pháp lư có tính chuyên môn và không chỉ là dụng cụ thể hiện lănh đạo chính trị. Phan Khôi viết ‘’Phê b́nh Lănh Đạo Văn Nghệ’’ đăng trên Giai Phẩm mùa Xuân số 1, ra và bị tịch hồi. Cũng năm đó, Đại Hội 20 của Đảng Cộng Sản Liên Xô công bố Bản Báo Cáo của Krút-Sốp, trong đó cái xă hội-nhà tù kiểu Xtalin bị vạch trần với những trại Tập Trung Cải Tạo và con số 20 triệu nạn nhân. Bản Báo Cáo đó có tác động nổ một quả bom trong thế giới những nước XHCN. Biến động ở Ba Lan. Rồi Hung Ga Ri. Bên Trung Quốc, Mao nhẩy một bước lùi, phát động phong trào Trăm hoa đua nở, Trăm nhà đua tiếng. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ta theo sau, và những người không chấp nhận mọi điều trên cơi đời này cứ phải có ‘’đảng lănh đạo’’ nhân dịp đó cất lời. Tờ báo tư nhân Nhân Văn xuất hiện, với Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phan Khôi...Có sự cộng tác của nhiều nhân sĩ và trí thức uy tín như Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trương Tửu..., báo gầy nên một phong trào: Giai Phẩm mùa Xuân tái bản, rồi Giai Phẩm mùa Thu, mùa Đông. Phía lớp trẻ, tờ Đất Mới của sinh viên Đại Học Hà Nội ra đời. Nói chung, phong trào chỉ xin với Đảng là cứ theo cho đúng Hiến Pháp năm 46, xây dựng một xă hội pháp chế chứ không rập theo mô h́nh chuyên chính Xtalin, trả lại cái quyền việc ai nấy làm, chẳng hạn như người làm văn nghệ trách nhiệm và lănh đạo văn nghệ chứ thôi đừng để ông chính ủy mang ‘’chính trị’’ thống soái ra chỉ trỏ sai trái...
- Chỉ xin thế thôi sao...
- Ừ, chỉ thế mà các vị đó đều bị ghép đủ thứ tội. Sáu tháng sau, Mao lùi một nhưng tiến ba bước, từ hữu sang tả, và Việt Nam ta nhẩy theo trong điệu múa đôi môi hở răng lạnh. Tháng 12 năm 1956, Hồ Chí Minh kư Sắc lệnh về chế độ báo chí. Ủy ban hành chính Hà Nội sau đó ra thông báo Nhân Văn, Giai Phẩm bị cấm. Cuối tháng 2-1957, Trường Chinh kêu gọi đấu tranh đập nát luận điệu phản động Nhân Văn Giai Phẩm với 500 đại biểu trong Đại hội Văn Nghệ toàn quốc lần 2. Đảng cho thành lập Hội Nhà Văn, cho ra báo Văn, nhưng cái đám trí thức tiểu tư sản đă ‘’bị nhiễm độc’’, Nguyễn Tuân và Nguyên Hồng dám quan điểm khác với Học Tập là tờ báo lư luận của Đảng, rồi cho đăng những ‘’Lời Mẹ dặn’’ của Phùng Quán, ‘’Hăy đi măi’’ của Trần Dần hay ‘’ Ông Năm Chuột’’ của Phan Khôi...Lại đóng cửa báo Văn! Và đấu tranh tư tưởng với 272 văn nghệ sĩ đảng viên, rồi 304 cán bộ văn hóa văn nghệ ở Thái Hà. Một số được tập thể ‘’chiếu cố giúp cải tạo’’ trong những buổi học tập mà kỹ thuật đấu địa chủ lại lôi ra áp dụng. Những kẻ hạ sinh Nhân Văn và Giai Phẩm và những người cộng tác tất tật thành phản động, phản cách mạng, Trốt-kít, gián điệp... Nhiều người bị rút Đảng tịch, Hội tịch [16]... Nguyễn Hữu Đang, người trách nhiệm tổ chức cho ông Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ở Ba Đ́nh, bị 18 năm tù, có xét xử. Phùng Cung, 12 năm, không xét xử. Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm... không đi tù, chỉ đi ‘’lao động cải tạo’’, nhưng bị rút hội tịch, treo bút 30 năm, cuối cùng chỉ được’’hồi tịch’’ thời kỳ hậu Đổi Mới, nghĩa là khi đầu bạc răng long. Trí thức như vậy đeo xiềng khóa miệng ngay sau khi Đảng biết không có Tổng Tuyển Cử: truyền thông là khâu Nhà Nước quản lư, và dĩ nhiên Đảng lănh đạo! Thế có nghĩa là Đảng quyết cái ǵ nhân dân cần và phải biết, cái ǵ không, cái ǵ cho, và cái ǵ cấm nói, cấm bàn bạc, cấm có ư kiến riêng tư không có tính ‘’tập thể’’. Oái oăm thay, cái giá trị “tập thể” này lại do một thiểu số dăm ba người trong Tuyên Huấn Tuyên Giáo quyết định. Và nhân danh nó như thứ quyền năng của Thượng Đế mà đại diện là những ông Trời con bắt sống bắt chết này, người ta gây mê cho cả một đất nước...
- Những ông Trời con ? B́nh Minh vung tay, hỏi, họ là những ai ?
-...là những ông Trời con con thôi, hệt những tay kiêu binh cung Vua Lê phủ Chúa Trịnh vừa học được dăm chữ Mác-Lênin ở Thăng Long, sau khi đă bươn trải qua bước thành phần –lư lịch, được xác định là giai cấp ‘’cơ bản’’ trong tiến tŕnh lịch sử biện chứng ‘’rất’’ loài người tiến bộ!
- Em vẫn chưa nghe anh nói thêm về cái anh gọi là xă hội-trại lính? B́nh Minh ngước lên nh́n.
- Năm 58, cuộc cải tạo công thương nghiệp ở những thành phố được tiến hành. Khi ấy, những xí nghiệp công nghiêp của tư sản thật ra đă chuyển hết khỏi miền Bắc, c̣n lại chỉ có tiểu thương, tiểu công nghệ là chủ yếu. Cải tạo là đưa đến hợp tác, bắt đầu là năm, bẩy gia đ́nh, từng bước đi vào qui mô lớn dần lên, đến cấp phường, quận, thành phố rồi quốc doanh. Tóm lại, cả công, thương và nông nghiệp, phải vào ‘’hợp tác’’, tức là sản xuất trao đổi hàng hóa ở mức tập thể, thủ tiêu kinh tế tư nhân. Chẳng khác ǵ trong nông nghiệp, cải tạo đưa đến t́nh trạng cha chung không ai khóc, thiếu động cơ kích thích kinh tế, đưa đến tŕ trệ trong sản xuất, phẩm lẫn lượng có chiều hướng đi xuống, hàng hóa sản vật khan hiếm dần. Chỉ một, hai năm sau khi Đảng tuyên bố ‘’hợp tác’’ cơ bản đă hoàn thành th́ dân bắt đầu ăn độn, nghèo đi trông thấy, và tệ nạn lạm quyền cầu lợi của đảng viên sớm hiện h́nh. Nhưng buồn cười, và cười ra nước mắt, là tháng 4-1960, Hồ Chí Minh viết[17]: "Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội ở nước ta và việc chúng ta là thành viên của đại gia đ́nh xă hội chủ nghĩa thế giới là sự thực hiện Luận cương của Lê-nin về khả năng một nước thuộc địa lạc hậu có thể đi lên chủ nghĩa xă hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Trong guồng quyền lực, Lê Duẩn, Xứ ủy Nam bộ trước tập kết, nay là Bí thư thứ nhất của Trung Ương Đảng, hợp với Lê Đức Thọ đă thay thế Lê Văn Lương trong vai tṛ Trưởng ban Tổ Chức, chưa hoàn toàn nắm quyền lực như ư muốn v́ c̣n phải chia sẻ với những nhân vật dẫu phạm sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất nhưng vẫn bám chốt như Chinh, Lương, Việt... Thế là có cái nghị quyết 15 của Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam, cho phép giải phóng miền Nam bằng đấu tranh vũ trang song song với đấu tranh chính trị [18], trong khi đó Ngô Đ́nh Diệm ban hành luật 10/59 kéo máy chém đi khắp nơi diệt Cộng. Nghị quyết 15 này củng cố quyền lực Duẩn-Thọ, và Ban Tổ Chức từng bước trở thành cái nôi của quyền lực, từ đó cho măi đến tận ngày nay. Có tiếng đồn là cả Hồ Chí Minh lẫn Vơ Nguyên Giáp đều không đồng t́nh, nhưng nếu thế, rơ ràng họ cũng đă không có thực quyền trong thời gian người ta khai đường 559, sau thành đường ṃn Hồ Chí Minh huyền thoại. Năm năm sau ĐBP, bóng dáng ma quái của chiến tranh lại lẩn quất, v́ hai đ́ểm cơ bản: 1- Mâu thuẫn và tranh đoạt quyền lực nội bộ ở những cấp cao nhất trong Đảng; và 2- Khó khăn, lúng túng, và sai lầm trong việc xây dựng xă hội XHCN. Cộng thêm vào là mặt khác, những người miền Nam tập kết mất kiên nhẫn, nóng ḷng muốn quay trở về quê hương gốc gác. Thế là Đồng Khởi ở Bến Tre năm 60. Khẩu hiệu mới gồm 2 khâu: vừa giải phóng miền Nam vừa xây dựng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Khâu Giải Phóng lọt, v́ khi đó những mâu thuẫn giữa hai nước’’anh em’’ đă có, Trung Quốc của Mao không ‘’xét lại’’ và chịu chung sống ḥa b́nh với Đế quốc Mỹ theo đường lối Liên Xô dưới thời Krút-sốp. Việt Nam ta muốn giải phóng miền Nam với một nền kinh tế non trẻ thiếu cả ăn lẫn mặc th́ làm thế nào đây? Vừa xin vũ khí, vừa xin viện trợ lương thực, tất cả là v́ nghĩa vụ quốc tế. Nói cho h́nh tượng là ta bán máu lấy ăn, máu đổ v́ mục đích cao cả Giải Phóng và Thống Nhất đất nước, đối đầu với Đế Quốc trong cuộc Cách Mạng Thế Giới. Mao vui ḷng cho ít khí giới qui ước và tiếp tế gạo, đường, mắm muối... nhưng c̣n Krút-Sốp? Khí giới hiện đại chống Mỹ cứu nước th́ Liên Xô sản suất, thế mới gay go. Ông Chí Phèo cào mặt chống Bá Kiến ở Washington không thiếu mẹo kiểu Trạng Quỳnh, linh động phát ra năm 63 cái Nghị Quyết 9 lươn lẹo đầy những mảng vừa trắng vừa đen[19] trong cái bước chông chênh ‘’giữa hai đường lối’’, một đỉnh cao trong nghệ thuật nước đôi trên trường quốc tế...
- Vừa Chí Phèo, lại vừa Trạng... B́nh Minh nhăn mặt.
- Thế là sau chiến thắng ĐBP, ta không thống nhất được đất nước, không thực sự độc lập nên bị ép buộc đặt bút kư vào cái HĐ Genève chia cắt Tổ Quốc ở vĩ tuyến 17. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà Nước bóp chết nền kinh tế tư nhân nhưng lại mù ḷa giáo điều trong những bước xây dựng xă hội XHCN, khoá miệng trí thức sau phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, và ngay năm 61 ban hành Nghị quyết 49/NQ/TVQH do Trường Chinh kư[20], hợp pháp hóa việc có thể bắt nhốt bất cứ ai vào những Trại Tập Trung Cải Tạo mà không cần xét xử. Như thế, Đảng vuốt mắt xă hội dân sự, đắp mặt liệm bằng vải đỏ, và đóng áo quan rồi đào sâu chôn chặt!
B́nh Minh chép miệng:
- Thế th́ em hiểu cái bước đầu dẫn đến xă hội-trại lính...
- Bây giờ, lại chiến tranh. Bắt đầu là cuộc nội chiến đă khai mào từ 46. Năm 63, trận Ấp Bắc. Chiến tranh đặc biệt kết thúc với trận B́nh Giả năm 65. Mỹ leo thang, đưa quân vào, tất cà là 3 triệu lượt người, số cao nhất lên đến hơn nửa triệu trong Chiến tranh cục bộ. Với 24 tiểu đoàn thiết giáp (2750 tăng), 83 tiểu đoàn pháo binh (1412 khẩu pháo), 5 tuần dương hạm, 5 tầu có sân bay, 65 tầu chiến cộng thêm 700.000 lính ‘’ngụy’’ và đồng minh Nam Hàn, Thái.., Mỹ phong tỏa Hải Pḥng, ném bom trên 3 nước Đông Dương, xử dụng trong toàn cuộc chiến gần 8 triệu tấn bom đạn, tức 3,8 lần số xử dụng trong Thế Chiến 2, và 12 lần số xử dụng trong chiến tranh Triều Tiên. Riêng miền Nam, Mỹ rải 45,260 tấn chất độc hóa học, và 33,800 tấn bom lửa Napan ( 10 lần hơn chiến tranh Triều Tiên, 25 lần hơn Thế Chiến 2). Nhưng bất ngờ, cuộc Tổng công kích và nổi dậy Mậu Thân năm 68 khiến Mỹ chựng lại, phong trào phản chiến ở Mỹ lan như lửa cháy, và thế giới lên án, khiến Mỹ phải chấp nhận ḥa đàm ở Paris [21].
Nhưng chiến tranh tạo ra cái xă hội thời chiến ở miền Bắc. An ninh là quan trọng, nên phải xiết cho chặt mọi kiểm soát với chính sách hộ khẩu. Lương thực được viện trợ phải phân, phải phát với tem, phiếu...Dân xả xú-páp: Ǵ cũng quản, ǵ cũng phân, đến phân cũng quản! Con người bị nô lệ đầu tiên bởi cái dạ dầy. Nó cần 13 kilô gạo, chút đường, chút dầu, chút mỡ. Nó được ăn, nhưng phải cung cấp cho thần chiến tranh những đứa con cứ ‘’Bác bảo đi là đi, đánh là đánh’’ với ‘’Khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng’’. Nó không được mắc chứng lập trường dao động, miệng nói ra là phải phục vụ cho chiến thắng để Giải Phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Mỹ cút Ngụy nhào. Và nó nói, tất cả, đồng điệu. Nói măi, nó nghĩ, cũng đúng một khuôn, tức là nghĩ những điều ‘’trên cho nghĩ’’ v́ trên đă nghĩ hộ, đă nghĩ hết cho rồi. Trong cái xă hội khẩu phần với bộ đồng phục của đói nghèo từ ăn mặc đến suy tư, xă hội thời chiến chỗ nào th́ cũng là một trại lính trong đó con người muốn tồn tại th́ phải tin vào một cái ǵ đó có tính thần thánh. Đấy, một cuộc chiến thần thánh với cứu cánh ‘’Giải Phóng Dân tộc’’ để cho hơn bốn triệu người hy sinh là vậy...
Nói đến đây, tôi nghẹn lời. Tôi buồn bă, xin B́nh Minh chở tôi về khách sạn. Trên con đường từ quán Âm Phủ quay lên Huế dương gian chập choạng sống dưới ánh điện về đêm, tôi không nói thêm được một lời. H́nh ảnh những kẻ chết trận. Rồi nỗi niềm của những người sống sót. Tất cả chụp xuống tôi như chiếc lưới quăng ra mắc tôi vào, mặc cho vùng vẫy, mặc cho van nài, để tra tấn, hành hạ với một câu tra vấn. Chỉ một câu, này, thế trách nhiệm cùa tôi c̣n sống hôm nay là ǵ? Có phải chỉ để kể lể cái quá khứ đầy bất hạnh kia không? Tại sao lại kể với B́nh Minh? Không đáp được. Khi chia tay, B́nh Minh nói khẽ trước khi rồ ga xe:
- Đêm nay chắc em mất ngủ!
Tâm sự của kẻ bên lề
Đứng bên lề đường, tôi nh́n theo B́nh Minh cho đến khi xe rẽ ở cuối đường. Mưa lại rơi. Vuốt nước mưa trên mặt, tôi tự hỏi, lên pḥng khách sạn hay đi một ṿng quanh quanh đây? Tôi biết tôi cũng sẽ mất ngủ, thôi th́ đi, dọc Lê Lợi về phía Đập Đá, men cái công viên nay ngổn ngang những bức tượng hiện đại được thành phố cho trưng để Huế ngày nay hết là Huế cổ kính của một thời quá văng. Xích lô ngừng, xe không anh? Đi vào công viên, bên những gốc cây được bóng tối đồng lơa che đậy, đ̣ không anh? Không, xin cám ơn. Tôi cần được cô đơn. V́ chưa đáp câu hỏi, tôi gợi lại những bóng ma quá khứ để làm ǵ?
Tôi nhớ đến một người quen, sinh và lớn lên ở Huế đây, hiện cũng lưu lạc như tôi, mỗi năm cứ đến mùa tuyết lại kêu, chừ sao mà lạnh. Ông ta nay đâu trên 70, trước khi đến định cư nơi tôi ở th́ là sĩ quan cấp tá Sư đoàn 1 bộ binh của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Ở cùng chung cư, một ṭa building có cả trăm hộ, ông khoái chí khi biết tôi là người đồng hương, lân la thăm hỏi, và năm sau ông gọi tôi là tri kỷ. Ông có một thói quen rất lạ. Sáng nào ông cũng dậy sớm, tắm rửa sạch sẽ, rồi ốp vào người bộ quân phục, đeo lon, đội mũ, để cát-sét nghe quốc ca, hănh diện đưa tay ngang mũ chào quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ choán hết một bức tường nơi ông dùng để tiếp khách. Chào cờ xong, ông thay đồ xi-vin, rồi đi làm. Việc của ông là đỡ đần bệnh nhân già yếu và khênh xác trong một nhà thương. Ông từng chiến trận, không sợ máu me và xác người, lại lực lưỡng nên công việc ổn định. Hai năm sau, ông thay lon. Tôi hỏi, ông đáp ‘’Tri kỷ hè, tui lên Trung Tá là đúng, thời gian công vụ zậy mà chưa chết trận, thằng nào cũng rứa, lên lon cả’’. Ba năm sau, ông tự cho ḿnh lên lon Đại Tá. Không may, đó là năm ông phải khênh xác bà qua đời v́ bạo bệnh. Hai đứa con ông ở xa, nay ông một ḿnh thui thủi, nhưng cứ sáng nào cũng chào cờ, và năm năm sau ông vào Salvation Army, nơi bán đồ phế thăi của quân đội, mua lon Thiếu Tướng. Ngày hôm đó, ông thết cơm, ngập ngừng ‘’...tri kỷ hà, tui lên tới mức này là hết cỡ tui rồi. Muốn lên cao hơn th́ khó lắm, tui ra Thủ Đức, chớ không được huấn luyện chính qui như ở trường vơ bị Đà Lạt!’’. Đấy, ông sống như vậy. Quá khứ lôi ông về phía sau, lúc đó ông chào cờ, mang lon, yêu và ghét, nhưng ông sống thật. C̣n ở nhà thương, ông đă chết ở th́ hiện tại, là một bóng ma trên nhân gian, thản nhiên làm công việc vô hồn như nó chẳng hề dính dáng ǵ đến ông, con người chỉ hănh diện vào đúng 7 giờ mỗi buổi sáng, với mũ áo cấp bậc, ảo với đời nhưng lại thật với chính ông. Cái quá khứ kéo cho đời sống ngược về thời gian trước cả quá khứ sao nó chua chát đau đớn đến vậy?
Tôi nào muốn đánh thức những bóng ma để cướp đi sự sống ở hôm nay, và nhất là sự sống cho một tương lai. Liệu tôi phải nói ra sao để B́nh Minh hiểu như thế? A, chiến tranh! Nói về chiến tranh nhưng là để biết cái trân quí của ḥa b́nh. Hiểu chiến tranh, mới ư thức được ḥa b́nh là ǵ, cần ǵ, và phải cưu mang như thế nào để đừng bao giờ rơi trở lại vào vực bờ chiến tranh. Tôi ngẫm lại những lời đă nói ra. Chúng có là ngoa ngôn không? Không, tôi chỉ nói những sự kiện của Lịch Sử tôi cố gắng gạn lọc một cách trung thực để hiểu ra những gút thắt dân tộc tôi vào một loạt oan khiên. Sự kiện cần, nhưng chưa đủ. V́ tôi chưa nói đến Lịch Sử như một đỉnh cao và đồng thời là một vực thẳm. Trên đỉnh cao, tức cạnh là vực bờ. Càng cao th́ nh́n xuống càng thấy đáy sâu, càng chẳng thể nghe tiếng rên của những thương tích không lành, càng chẳng hiểu ra thân phận cũa những kẻ bị cơn lốc lịch sử dập vùi. Tôi chưa nói đến những người làm lịch sử. Họ là những người cô đơn trong tiếng hát chiến thắng, hát càng hùng dũng th́ nỗi tuyệt vọng càng đớn đau. Chỉ người làm ra lịch sử mới là người thấu hiểu cái tang thương của lịch sử. Đổi đời, là tạo điều kiện toan tính cho những hạnh phúc về sau. Nhưng hạnh phúc là một cái ǵ không thể toan tính như một bài toán máy móc. V́ thế cuộc đổi đời càng lớn th́ đằng sau càng ẩn dấu những nỗi tuyệt vọng kinh hoàng. Và tôi chưa có một lời về những kẻ đi giải phóng. Họ là những người có cái đam mê lấp biển vá trời. Họ đèo trong người nghị lực siêu nhân, xếp xă hội vào những ô cửa họ tưởng tượng ra, và sắp đặt thế nào cho hiện thực chui vào nằm yên như một tĩnh vật. Nhưng hiện thực của con người trong cơi vô thường làm sao như thế được. Và ḱm kẹp có thế nào chăng nữa th́ chẳng qua đều là tác động của niềm tuyệt vọng. Ư thức càng vót nhọn ḥng bắn rơi những niềm tuyệt vọng xung quanh th́ chính niềm tuyệt vọng càng bị đào xuống ngày một sâu, cuối cùng hun hút không c̣n thấy đáy. Bởi hỡi ơi, niềm tuyệt vọng đă dấu ḿnh trong đường bay của ư thức, để trái tim con người c̣n chút sự sống tru lên thảm thiết tiếng tru cuối của con sói nằm trên mộ địa đồng loại. Mọi cánh cửa lịch sử mở ra đều đèo bồng giấc mơ vấy máu những con người. Tôi xin một câu cuối gửi những người đi giải phóng cho những kẻ bị ḱm kẹp, rằng vinh quang càng huy hoàng th́ trách nhiệm càng ghê gớm. Và ghê gớm hơn cả là câu hỏi chính ḿnh có tạo ra hay không những ḱm kẹp mới cho những kẻ vừa được giải phóng.
Mưa mỗi lúc một nặng hột. Về khuya, đèn xanh đỏ tráng lệ chiếu cầu Tràng Tiền đă tắt, trả Huế về với ánh đêm tự nhiên yên dịu. Tôi quay bước, đến đường Lê Lợi th́, lạ chưa, mắt tôi thấy rơ ràng một ông lăo đạp xích lô chở một chiếc quan tài trên có cắm ba cây nhang cháy đỏ. Đi sau, một bà lăo vừa bước vừa vỗ tay cười, hét toang lên, con ơi, mi dại dột sao để miểng đạn pháo kích nó cắt ngang đầu, hả mi! Ông lăo lầm lũi co chân tiếp tục đạp, ngoái lại nói, mụ chi mà dị rứa, chừ thời b́nh rồi mụ, đừng la để cho người ta ngủ chớ! Tất cả thoáng hiện, rồi thoáng biến, nhưng tiếng vỗ tay th́ cứ văng vẳng, và tiếng cười, sao mà thê thiết tới vậy. Thời b́nh rồi mụ! Lời ông lăo xoáy vào như nhắc nhở tôi, rằng chiến tranh đă qua. Ngày mai, gặp B́nh Minh, tôi sẽ nói chuyện với em về hoà b́nh, v́ em không cần chiến tranh mang sự chết ra để biện minh cho cuộc sống. Bây giờ, xin Huế hăy ngủ ngon. Cả tôi nữa, một kẻ bên lề trong quê hương ḿnh, tôi hăy ngủ qua đêm, ngủ cho ngon. Trời sẽ sáng, tất nhiên là phải vậy.
Hoà b́nh rồi, anh em ta ơi!
...là tiếng thét tướng lên vào 22 giờ 11 phút, giờ Montreal, ngày 30 tháng 4 năm 1975, trong hội quán của Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada. Mấy hôm trước, tối tối là hai ba chục người, toàn sinh viên du học tuổi trên đôi mươi, tụ tập nh́n lên chiếc bản đồ Việt Nam treo trên tường, chăm chú nghe một anh tay cầm cái thước chỉ ‘’địch’’ triệt thoái bỏ Ban Mê Thuột, quân ‘’ta’’ đă đi đến đây, qua Nha Trang nhưng không chiếm, tiến thẳng tới B́nh Long. Một chị người miền Nam, xưa ruộng nhà, như chị khoe, thẳng cánh c̣ bay, la ‘’đả’’ quá phải không cà? Dương Văn Minh đầu hàng rồi, vặn BBC nghe coi...Rồi, ta đă vào dinh Độc Lập. Sướng quá! Hoà b́nh rồi anh em ta ơi!
Khi “Việt Nam hóa” chiến tranh, Đế quốc Mỹ rắp tâm đổi mầu da trên xác chết chứ chưa hẳn có ư đồ bỏ Việt Nam. Peace with Honor - hoà b́nh trong danh dự - chỉ là một cách nhập nhằng ngôn từ, và Kissinger nói với Nixon rằng chỉ 3 tháng sau khi được tái cử Tổng Thống, sẽ chẳng c̣n ai quan tâm đến Việt Nam nữa[22], Mỹ muốn làm ǵ cứ việc làm, bất chấp HĐ Paris kư năm 73. Nhưng đùng một cái vụ Watergate nổ ra, chuyện hạ bệ Nixon thành thời sự, và những người Mỹ chống chiến tranh nhân thời cơ làm áp lực cắt viện trợ cho chính quyền miền Nam Nguyễn Văn Thiệu. Đ̣i đâu 7 trăm triệu đôla để “tiếp tục chiến đấu”, Thiệu cũng Chí Phèo chẳng kém ai, và cái lệnh triệt thoái khỏi Ban Mê Thuột ngày 14-03-75 để dẫn đến thất thủ trên toàn miền Nam trong một chớp mắt phải chăng là tác động theo phương thức cào mặt trước một Bá Kiến bên kia Thái B́nh Dương đang lúng túng không biết xoay trở ra sao? Hai tuần sau, Quảng Trị, An Lộc rồi Huế thất thủ. Ngày 30-03, Đà Nẵng rụng như một trái sâu, cho phép miền Bắc mở ra chiến dịch Hồ Chí Minh tốc chiến tốc thắng, thời cơ rơi từ trên trời xuống cho tướng Giáp. Trừ một số nhỏ như tướng Trưởng, tướng Phú, tướng Đảo...phần đông lớp tướng tá lănh đạo miền Nam khi ấy thật ra không có ư thức chính trị và đă mất hết ư chí tranh đấu, chỉ lăm le bỏ cho đầy túi rồi tháo chạy. V́ vậy, mặc dầu với một quân lực có đầy đủ trang bị và đă chứng tỏ khả năng cũng như sự anh dũng mới 2 năm trước với những trận chiến ác liệt ở Quảng Trị, An Lộc, Đông Hà..., chính đám tướng lănh này đă phản bội, hành xử một cách vô trách nhiệm với dân và quân miền Nam, để một nửa đất nước rơi xuống như trái sung rụng cuối cái mùa đôla hết c̣n xanh tươi tùm lum che mầu máu đỏ. Về giới chính trị, họ bị chính sách Mỹ vô hiệu hóa ngay sau thời ông Diệm, đảng phái gọi là có nhưng thiếu ảnh hưởng quần chúng, chỉ tụ lại trong giới trí thức salon, để mặc đám dễ sai bảo làm bù nh́n cho Toà Đại Sứ Mỹ mà không chống lại được. Mặt khác, chính sách Mặt Trận trong miền Nam chứng tỏ cũng hữu hiệu như ở miền Bắc thời 45-46, kết hợp được những người thuộc Lực lượng thứ ba và thành phần tiến bộ trong Công giáo cũng như Phật giáo. Nói cho cùng, miền Nam thất thủ trước tiên là một thất bại chính trị của những người không cộng sản trong t́nh huống phải chung sống với cái Đế Quốc Mỹ quá tin vào một giải pháp thuần quân sự kiểu lấy thịt đè người. Nhưng xin đừng quay lại chê trách những người lính Việt Nam Cộng Hoà. Họ đă chiến đấu dũng cảm, và như lời nhà thơ Cao Tần, cho cả hai bên, thắng vinh quang mà bại cũng anh hùng, trong một cuộc chiến không tùy thuộc ở họ. Nhân đây, tôi xin phép ghi lại một bài thơ mà kẻ gọi tôi là tri kỷ chép trên con đường triệt thoái của quân lực Cộng Hoà từ Ban Mê Thuột tháng 3 năm 75:
Dựa M-16, ta ngồi, bên em mười sáu
Bốt-đờ-sô đỏ bùn đất cao nguyên
Ngày triệt thoái lẫn vào đêm. Quằn quại.
Pháo tầm xa khạc nhổ những lời nguyền
Tính thí mạng cùi, hề, c̣n chục băng đạn cuối
Súng trên tay. Sao bỗng nặng? Hỡi người
nơi đạn bay, ai thương em mười sáu
tuổi trăng, hề, đành hạ súng. Em ơi!
Thơ của ai vậy, tôi hỏi. Một người lính vô danh, tri kỷ ạ!
Hoà b́nh rồi. Tướng Trần văn Trà tiếp quản Sài G̣n tuyên bố, người Việt Nam không có ai thắng hay bại, chỉ có quân xâm lược Mỹ bại mà thôi. Mỹ để lại Việt Nam sau 1973 hơn 1 triệu vũ khí nặng lẫn nhẹ, 46,000 xe bọc thép và tăng, hơn 1000 máy bay và trực thăng. Quân đội miền Nam hạ súng không v́ lư do nào khác hơn là tuyệt đại đa số mong muốn ḥa b́nh, bởi máu nào không đỏ, da nào không vàng. Quân Mỹ tử trận 57,000 người, bị thương 150,000, mắc bệnh ghiền ma túy 100000 người, vứt lại 50000 con lai, nhưng mang theo trí nhớ cuộc bại trận đầu tiên trong lịch sử của họ.
Ḥa b́nh rồi, và những vấn đề của ḥa b́nh ló mặt. Chỉ dăm tháng sau ngày 30-04-75, mọi lực lượng được thu về một mối, và điều này đưa đến con đường xóa sạch những cái ǵ gọi là lực lượng thứ ba. Sự chuyển tiếp vội vă được biện minh bằng cái ước mơ thống nhất không phải người dân miền Nam coi như là một tất yếu, ít là trên mặt tâm lư. Đất nước thống nhất chỉ một năm sau ngày giải phóng, Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa thành nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chỉ là thống nhất một thể chế và quyền lực chính trị áp đặt trên toàn lănh thổ. Thống nhất đất nước, lẽ ra phải là, thống nhất được ḷng người đồng thuận với nhau về một tương lai. Và tôi làm thơ, có câu ‘’ đời hôm nay tự nhiên thành đường mật, chỉ chạm khẽ đầu răng đă ngọt lịm môi hồng...’’ th́ anh phụ trách báo Hội đ̣i...nói ra cho rơ ư mới đăng được! Bệnh tuyên huấn lây rất nhanh.
Khi gặp Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoàng Lương năm 76, tôi ngây thơ phát biểu rằng Việt Nam ta nên xin đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ, ông Lương đáp, chúng ta chiến thắng, không ‘’xin’’ ai, nhưng có ai ‘’xin’’ đặt quan hệ với ta th́ ta sẽ ‘’xét’’, với điều kiện tiên quyết là phải thanh toán cái khoản 4 tỉ đôla hứa hẹn bồi thường chiến tranh trong HĐ Paris. Bệnh kiêu binh cũng lây, cũng rất nhanh. Kết cuộc, ta mất cơ hội b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ ngay năm 1977 dưới thời Tổng Thống Mỹ Carter. Chẳng những trên b́nh diện ngoại giao mà ngay cả trong phương sách t́m một thế đứng độc lập về chính trị và kinh tế, ta không thể bảo rằng ta không mất đi một thời cơ đáng tiếc [23]. Khi được vị tướng tài ba lừng danh ĐBP tiếp tại Hà Nội năm 77, tôi ngỡ ngàng trước câu hỏi, liệu 15, 20 năm ta có bắt kịp Tây Phương không, bụng nghĩ, chết cha, lănh đạo ta lấy căn cứ ǵ mà có thể tưởng tượng đến cái vận tốc phát triển siêu âm ấy. Và vài năm sau, khi ông Thứ Trưởng Ngoại Giao của Đảng là Vơ Đông Giang vỗ vai, bảo chú biết không, so trữ lượng dầu hỏa Trung Đông với trữ lượng Việt Nam ta có ven biển, th́ là lấy cái tem dán lên đít con voi, th́ tôi, chuyên gia kinh tế về Tài Nguyên, chỉ c̣n biết cười, cười ra nước mắt. Bệnh nói như Trạng truyền nhiễm chẳng kém ǵ thổ tả, dịch hạch.
- Hoà b́nh rồi! Về thôi, về để xây dựng! Tôi nhắc lời ước mơ xưa của những kẻ như tôi với B́nh Minh đă đến khách sạn đón tôi từ sớm.
- Thế sao anh không về? B́nh Minh ngạc nhiên, anh ở trong phong trào những người Việt yêu nước mà...
- Không dễ... Đại sứ quán phán, tùy trường hợp! Và cũng có người về. Một cặp qui cố hương với hai đứa con, công tác ở Đại Học trong TP Hồ Chí Minh, về v́ được một người bà con có chức có quyền ‘’bảo đảm’’. Hai năm sau, họ vượt biên. Lư do nói ra nghe rất tức cười: họ đi mua thịt phân phối trong cơ quan theo kiểu xă hội-trại lính, khi nào cũng bị thịt bạc nhạc, mỡ quá ăn không nổi! Và họ dị ứng với câu đất nước ta c̣n nghèo để biện minh cho tất tật, cứ nói nghèo là xí xóa hết!
-...nhưng nói thế là nói cho có. Chắc họ có nhiều lư do...
- Bỏ quê hương, bỏ thân thích để ra biển, đi th́ 6,7 phần chết 3,4 phần sống, chắc đâu phải là để đùa.
- Tại sao? Ai bắt đi?
- Đáp câu hỏi tại sao, chúng có thể nói đến một số biến cố bề mặt gọi gọn là hiện tượng. Chuyện này để nói sau v́ dễ thôi, nhưng cái cần đề cập ngay là ‘’bản chất’’ xă hội cũa những hiện tượng cá biệt. Quyền lực mới trong xă hội sau 75 đă không biết phân biệt thời chiến - thời b́nh, cái ǵ là ta - cái ǵ là địch, quá khứ - tương lai...
Chiến tranh là một cơn cuồng nộ, kẻ thù ta nhận ra, nh́n thấy, và rất dễ xác định ta - địch, thế nào là thua, thế nào là thắng. Những con người trong chiến tranh hành xử theo bản năng sinh tồn. Có hai loại, sinh tồn của bản thân và sinh tồn của chủng loại. V́ vậy, có những anh hùng hy sinh cho đồng đội, chết v́ nhiệm vụ, mang thân ra chắn lỗ châu mai hoặc chặn cho xe kéo pháo thôi trợt dốc cao. Nhưng cũng có những kẻ giật lùi để đồng đội xông lên phía trước, giả lạc đơn vị trốn trong rừng sâu, c̣ kè từng hớp nước cho đến miếng lương khô, nhưng có dịp là tuyên hô tinh thần tiến công, gương liệt sĩ, và niềm tin sắt đá toàn thắng ắt về ta. Trong chiến tranh, khi dừng quân người lính mơ về một thời b́nh, những dự định cho tương lai, một mái nhà êm ấm, người vợ trẻ, đứa con thơ, bà mẹ già và đàn em dại... Hoà b́nh khác, nhưng lại có thể học rất nhiều từ chiến tranh. Địch xưa nay cứ là bọn xâm lăng đế quốc và bè lũ tay sai bây giờ không c̣n. Chỉ có ta. Và những kẻ đă hạ súng. Ta th́ có người tử tế, có kẻ giá áo túi cơm. Và những giấc mơ thời chiến từng bước đụng mặt với hiện thực, mái nhà không cứ lúc nào cũng ấm êm như từng tưởng tượng, vợ trẻ con thơ ăn ǵ uống ǵ, mẹ già nay ốm mai đau thuốc thang làm sao, c̣n đàn em dại nay ngu ngơ công ăn việc làm chẳng có...Chỉ c̣n ta với ta... Sống thế nào với nhau đây!
B́nh Minh thở dài:
- Em không biết, khó cực kỳ...Chúng ta không có kinh nghiệm!
- Nhưng chúng ta lại lắm mẹo Trạng để đối phó với t́nh thế mới! Xin nhắc, khi tiếp quản Sài G̣n, ai cũng nghe tuyên bố, chỉ có đế quốc Mỹ bại trận, tất cả mọi người Việt Nam đều thắng trận. Đầu tháng 5-75, Ủy ban quân quản ra thông cáo kêu gọi tŕnh diện : 1- binh sĩ và hạ sĩ quan cấp thấp đi học tập chính trị 3 ngày; 2- sĩ quan và viên chức cấp trung học tập 10 ngày; 3- sĩ quan và viên chức cao cấp cũng như lănh đạo những đảng phái chính trị học tập 30 ngày. Tin vào sự khoan hồng và chỉ mong quay về một cuộc sống an b́nh khi hết chiến tranh, “ngụy” ra tŕnh diện, nhưng học 10 ngày th́ hóa ra 2,3 năm. C̣n 30 ngày, thành 5,6 cho đến 12,13 năm. Vợ chờ chồng, con chờ cha, và nay ai nấy đều hiểu không chỉ có Mỹ là kẻ chiến bại, nói vậy mà không phải vậy. Cách Mạng ta hô, không có tắm máu. Đúng thế. Cách Mạng ta bảo không có chuyện ngục tù mà chỉ học tập cải tạo. Th́ cứ cho là đúng đi, nhưng không học không được! Đó là cái mẹo đầu, nhân danh an ninh khi văn hồi hoà b́nh.
Và cái lo trước mắt là khôi phục kinh tế. Kẹt là ngoài một 16 tấn vàng tiếp thu được từ chính quyền “ngụy”, ta chẳng biết phải làm ǵ. Kinh nghiệm xây dựng ở miền Bắc không có bao nhiêu trong thời chiến, và nếu có, cũng không thể gọi là những thành công. Thế th́ thắng nhưng trắng tay ư? So với những người đă tự nguyện bỏ súng bỏ đạn, đám ngụy quân ngụy quyền và bọn liên quan ăn bơ thừa sữa cặn đế quốc, chẳng nhẽ cứ để chúng ăn trên ngồi chốc à? Mẹo thứ nh́, không có th́ ăn cướp. Thế là ngay ba năm sau Giải Phóng, đổi tiền rồi cải tạo tư sản ở miền Nam [24]. Sau, phát động chính sách đi kinh tế mới, cửa nhà bỏ lại...Dân sợ. Tương lai ra sao đây? Chính sách lư lịch-thành phần lại tung tăng giấy tờ, con cái ‘’Ngụy’’ th́ học hành thế nào? Ngụy cha, ngụy anh đi học tập. Ba tháng. Rồi ba năm, vẫn mút mùa. Ngụy học chăm đến độ không ngờ, học thêm có kẻ 5, 7, 11, 12 năm [25]. Cán bộ quản giáo vui và mừng chia quả thực thăm nuôi. Vợ con ngụy cứ rút lần rút ṃn chút của để dành ra ăn, người c̣n thanh xuân đi bước nữa, kẻ có vàng th́ chạy ngược chạy xuôi t́m một chuyến vượt biên. Ban đầu, 12 lạng một đầu người, mua tầu 2,3 lốc, mua bến, mua băi. Số 12 lạng cào sạch, giá từ từ xuống 10, rồi 8, 6...Người bán bến bán băi đút vàng vào túi nhưng trên đài trên báo ra rả kết tội kẻ thí mạng ra đi là tham bơ thừa sữa cặn của Mỹ mà vượt biên ...
- Ai lấy vàng? B́nh Minh ngỡ ngàng.
- Th́ dân gian đă bảo con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan chứ c̣n ai vào đấy nữa! Cái thúc đẩy thêm cho chuyện vượt biên là ǵ B́nh Minh có biết không? Đây là mẹo thứ hai...
Thấy B́nh Minh ngước nh́n chờ đợi, tôi tiếp:
- ...là cái việc làm nghĩa vụ quốc tế đi ‘’giải phóng’’ nước anh em Campuchia đang bị họa diệt chủng gây ra bởi những Pol Pot, những Ieng Sary, đám h́nh nộm đỏ nặn từ hồng thư của người cầm lái vĩ đại Mao Trạch Đông....Thế là đi nghĩa vụ quân sự, sau ba năm tưởng đă có ḥa b́nh! Đảng bách chiến bách thắng chạy trốn về phía trước bằng cách lao vào chiến tranh. Thêm một lần, không biết làm sao tổ chức một xă hội thời b́nh nên những người nắm quyền lực nhắm mắt làm theo đúng cái quán tính độc nhất họ biết là chiến tranh. Lần này, Đảng là tác nhân, có viện trợ Liên Xô, ư đồ là làm vướng chân anh Trung Quốc lúc ấy đă ve văn được con ‘’hổ giấy’’ sau chuyến đi thăm Bắc Kinh của Nixon năm 1972. Cuộc viễn chinh của một dân tộc có cái tiếng tốt là xưa nay chống xâm lăng khiến thế giới lên tiếng phản đối, và người’’anh em’’ chơi tṛ răng cắn môi, xua quân qua biên giới, dạy Việt Nam’’một bài học’’! Thuở đó Vơ Đông Giang hỏi, Pol Pot chúng nó diệt chủng, ta đánh qua, thế giới có ủng hộ ta không? Tôi đáp, không. Ta đánh qua, nhưng 3 tuần sau rút, thế giới có ủng hộ ta không? Tôi đáp, không. Th́ 3 ngày sau ta rút, khả năng là có với số trực thăng lấy được của Mỹ-Ngụy! Vậy cứ làm, rút ngay, không tuyên bố ǵ. Tôi lại đáp, cũng không! Bởi rồi, ai cũng biết, Lê Đức Thọ thời đó vẫn mơ màng cái Liên Bang Đông Dương thực dân Pháp đề ra từ tháng 3 năm 45, nhưng lần này với Việt Nam anh hùng có ư đồ làm tiểu bá trong khu vực. Nhưng thôi, những chuyện đă chót làm, nhắc lại làm ǵ. Chuyện đáng để nhớ là chuyện con người...
Chuyện người vượt biên, người học tập.
Anh 28 tuổi, đại úy Biệt Động quân, một vợ ba con, xưa đi Thủ Đức v́ thi trượt Tú Tài 2, ra tŕnh diện rồi sau đi học tập ở Long Khánh. Học tập b́nh thường, cho đến một hôm anh nổi máu anh hùng, bênh ‘’họa sĩ’’. Vị này tài cao, mới 12 tuổi, bị cải tạo v́ lấy bút bi tô râu cho anh xích lô máy vẽ trên b́a tập vở 100 trang của học tṛ thời ngụy, khéo tay đến độ trông giống bác Hồ. Sau 3 năm cải tạo, ‘’họa sĩ’’ được xuất trại, nhưng gia đ́nh đă vượt biên, lếch thếch trở lại xin nhập trại v́ không biết đi đâu về đâu, nhưng trưởng trại không cho. Anh giận, làm một bài nhân nghĩa, bị kỷ luật, đưa ra Vĩnh Phú v́ được xếp vào hạng ngoan cố chống đối. Từ ngày đi Bắc, anh bặt tin chị và các cháu. Năm năm sau, anh được xuất trại nhân ngày 2-09, mua vé xe Thống Nhất, về đến ga xe lửa ngày 7-09, lủi thủi cuốc bộ về chợ Cầu Kho, nơi anh cư ngụ ngày trước. Sáng hôm đó, anh đến đầu hẻm nhà, nh́n từ xa anh thấy trong nhà anh có bóng đàn ông. Anh sững lại. Thôi th́ thôi, để mặc mây trôi, nhưng anh muốn thấy mấy đứa con đă. Ngồi ở gốc cây lề đường sát hẻm, anh ŕnh. Con anh lớn lên, anh không nhận ra đứa nào. Vợ anh, anh thấy, nhưng không dám gọi, thu ḿnh lại, cúi mặt xuống. C̣n người đàn ông lạ mặt, ông ta mặc sắc phục công an, đi xe Honda. Anh cứ ngồi, một lúc sau bỗng có con chó chạy ra, mũi hít hà, rồi rúc vào chân anh kêu hinh hích. A, ra con chó của anh, nó cũng đă già, nhưng chưa mất khứu giác nên nhận ra chủ cũ. Anh vuốt lưng nó, lông rụng ra từng mảng. Anh hỏi, chó ơi, mấy đứa nhỏ đâu. Nó chỉ kêu hinh hích. Đến tối, anh đi t́m một góc chợ ngủ qua đêm. Con chó vẫn theo anh, vẫn chỉ biết kêu hinh hích. Sáng sau, anh quay lại từ sớm, hy vọng con anh đi học, ra khỏi nhà là anh nhận được chúng. Và anh nhất định chỉ nh́n từ xa, thế thôi. Nhưng ông công an dắt Honda ra, đạp ga xe, rồi vợ anh ngồi lên yên sau. Anh lại cúi đầu giấu mặt. Con anh, chúng đâu? Con chó già vẫn cứ kêu hinh hích. Anh nh́n quanh. Hàng xóm nơi anh ở mặt quen không c̣n ai, và dẫu c̣n, người ta cũng chẵng thể nhận ra anh, v́ anh nay chỉ c̣n là đống rẻ xă hội vứt ra lề đường đầy bụi gió. Anh ngồi ở gốc cây thêm một ngày. Sáng ba ngày sau, người ta vớt được xác một người, tay ôm một con chó già. Miệng chó há hốc nhưngkhông c̣n kêu ǵ để an ủi người chủ cũ nay đă thành xác một kẻ chết trôi không danh tánh.
Chị con gái nhà lành Hà Nội, di cư vào Nam, 38 tuổi, là Dược Sĩ. Lấy chồng sớm, chị có 2 đứa con gái, đứa lớn 18, đứa kia 15. Anh là y sĩ, học tập về, đi vượt biên, hai năm nay không tin tức. Ba mẹ con quyết định đi. Có người đến dụ, thu xếp cho ‘’đi bán chính thức’’. Mất nửa số tiền dành dụm, vừa đến băi th́ bị bắt. Thời vận chưa đến, biết làm sao. Chị đi xem bói ở Thủ Đức với một bà đồng nổi tiếng. Bà vừa thấy mặt, đợi chị đặt quẻ là phán ngay, tháng tới, qua ngày rằm th́ sẽ chót lọt. Hậu vận tốt, bà cười, phất th́ sau này nhớ tôi nhé! Thánh dậy, thế th́ cố, lần này là lần thứ 5 rồi. Và quả thế, bến xuôi, băi cũng xuôi. Lên thuyền th́ nêm hơn trăm mạng người, khoang trên, khoang dưới, như cá ṃi. Tài công hớn hở, bể lặng, cứ gió thế này thuyền trôi cũng đến Mă Lai. Bến bờ nào cứ đến thôi là cũng được. Một ngày qua đi, nắng cháy da, gió mặn chát và sóng xa bập bềnh. Hai ngày, máy thuyền ho khan như tức ngực, hực lên hóc phải xương kêu cùng cục, dầu không biết ở đâu chẩy ra thành một vệt nâu đen lấp loáng trên sóng. Anh tài phụ nhẩy xuống, lặn xem cái chân vịt ra sao. Ngày thứ ba, thuyền xuôi theo gió, máy hư không sửa được. Chị nh́n hai đứa con, trấn an, sắp đến rồi, các con ạ! Ngày thứ tư, thuyền nhân dặn nhau, dè sẻn nước uống. Rồi th́nh ĺnh trên khoang có tiếng la. Có thuyền cứu ḿnh, bà con ơi! Chiếc thuyền lạ cập vào, tiếng chân nhẩy qua, và tiếng thét, tiếng chân chạy rồi tiếng súng. Một bọn người lực lưỡng như quỉ nhà trời rơi xuống, quát tháo, moi móc t́m tiền t́m vàng. T́m xong, chúng nh́n quanh, chọn đàn bà con gái kéo ra sau khoang. Chị nghe đứa chị lạy lục. Đứa em rú lên đau đớn. Chị nhẩy tới th́ một đứa nắm tóc chị giật lại, tiện chân đá thốc vào bụng dưới, mồm sổ ra một tràng thanh âm nghe như nguyền rủa. Chị gào lên, lại xô vào, nhưng một đứa khác quật báng súng vào đầu chị, miệng toác ra hềnh hệch. Trước khi chị ngất đi, chị c̣n thấy chiếc răng vàng cửa miệng nó lóng lánh, lóng lánh... Chị tỉnh lại, đầu băng bó nhưng máu thấm đẫm bông băng vẫn ứa ra nhễu xuống. Câu đầu chị hỏi, con tôi đâu? Hải tặc bắt đứa gái lớn đem đi, đứa nhỏ bỏ lại, nằm co quắp rên rỉ, nỗi đau đớn tủi hổ khiến nó như mất hồn, cứ lịm dần đi. Thấy người bây giờ là nó sợ. Nó chui vào ḷng chị, gọi mẹ như con nít lên năm lên bẩy, được hai ngày th́ nó ĺa cái cơi đời khốn khổ trên chiếc thuyền chết máy lênh đênh trong ḷng một đại dương không đủ rộng để cưu mang cuộc đời nó nhỏ nhoi. Chị sống, dạt vào bờ, được những kẻ đồng thuyền d́u vào trại định cư. Nhưng chị mất trí, lang thang trên băi biển trắng xóa, miệng cứ đúng một câu hát, trên đời người trổ nhánh hoang vu, hát xong chị gọi tên con, nh́n quanh rồi lại hát, vẫn cứ đúng một câu...
- Thôi, anh... B́nh Minh xúc động đưa tay lên bóp trán.
Chúng tôi im lặng. Nh́n ra ngoài sân khách sạn nơi tôi ở, tàn cây ngang tầm mắt chớm nắng xanh mướt. Buổi sáng trong vắt, đẩy cho trời lên cao với tiếng chim hót ríu rít bay ngang. Tôi đứng lên, rủ B́nh Minh tản bộ. Đi cạnh, th́nh ĺnh B́nh Minh nói:
- Vậy mà khi em học cấp một, cô giáo cứ nói những người vượt biên là những kẻ phản quốc đó anh!
- Từ khi chiến tranh Campuchia nổ ra, số người vượt biên tăng, phần lớn đi đường biển. Theo một ước lượng, số bỏ mạng trên biển cả có thể lên đến 400.000 người. Những gia đ́nh tan vỡ v́ học tập cải tạo th́ không tính được là bao nhiêu. Khi Trung Quốc đánh vào Cao Bằng- Lạng Sơn, chính quyền lại ‘’mời’’ người Việt gốc Hoa hồi hương, dĩ nhiên phải để nhà cửa của cải lại. Có những người ở Việt Nam đến ba đời, vẫn phải lên đường dù một chữ Hoa bẻ đôi cũng không biết. Lại thêm một dịp hôi của, ta bắt ngay thời cơ! Thế là ba bốn năm sau Giải Phóng, lại chiến tranh. Xă hội-trại lính tiếp tục, vẫn tem phiếu, hộ khẩu, sổ gạo, sổ vải...và đầy kẻ thù, trên là bọn Bành Trướng, dưới là Khmer-đỏ Pol Pot diệt chủng. Và nhất là vô số những oan hồn!
- Có khác thế được không anh? B́nh Minh hỏi, giọng e dè.
- Có thể được chứ! Hai lần có thể khác được, nhưng lần nào ta cũng lao vào cái lối đoạn trường như có ma đưa lối quỉ dẫn đường...Lần đầu, nếu không có cái nghị quyết 9 và con đường 559, th́ không có chiến tranh. Miền Nam khi đó cũng như Nam Hàn thời 1955, đă có chút công nghiệp, và với những con người không thua kém ai, biết đâu ta cũng có khả năng làm ra xe hơi như Huyndai, TV như Samsung. C̣n miền Bắc, có thể chí ít th́ cũng có bom nguyên tử như Bắc Hàn tuyên bố, dẫu chuyện đó chẳng phải là điều làm cho dân hạnh phúc. Nói thế, mục đích để nhấn mạnh rằng không giải phóng miền Nam bằng vơ trang th́ nhân lực hai miền dồn vào việc xây dựng, và chắc chắn là xă hội Việt Nam hôm nay không thể tŕ trệ ở cái mức là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Lần thứ hai, là ngay sau 75. Nếu ta b́nh thường được quan hệ ngoại giao với Mỹ và những nước Tây Âu năm 77, Mỹ giúp hàn gắn vết thương chiến tranh, và không có chuyện cấm vận. Trong khi đó, nếu ta thực sự thi hành chính sách ḥa hợp ḥa giải dân tộc th́ làm ǵ có những trại tập trung học tập cải tạo, có vượt biên hàng mấy trăm ngh́n người, và thậm chí cái chiến tranh với Campuchia và Trung Quốc cũng có thể tránh được. Thời gian năm 75, miền Nam có thua ǵ Thái Lan. Trong điều kiện ḥa b́nh, chí ít th́ ta cũng phát triển như Thái, mà bây giờ ta cần 15, 20 năm mới đuổi kịp cái mức Thái ngày hôm nay...Nhưng em biết rồi, Đảng lại đưa quân sang Campuchia ‘’giải phóng’’, đẩy đất nước vào chiến tranh biên giới, rồi bị cấm vận và cô lập, không biết làm ǵ khác hơn năm 59 là lại lập lại mô h́nh xă hội-trại lính...
- Thế là phí mất 15, 20 năm. Và bao nhiêu oan trái đau khổ vô ích! Nhục nhă thật...
B́nh Minh thở ra sóng sượt, buồn so, mặt cứ cúi gầm xuống. Tôi quàng vai B́nh Minh, nói với giọng cố làm vui:
- Vài ba mươi năm có hề chi, lịch sử là con đường dài trước mặt!
Tôi nói như để an ủi B́nh Minh, nhưng chính ra cũng là để an ủi ḿnh. Con đường dài đi làm sao khi những oan khiên mới hôm trước vẫn không thôi thúc được những tấm ḷng người ngày hôm nay sống cho tử tế hơn ngay cả với những kẻ đă khuất. Bên cạnh những tượng đài Liệt Sĩ, có bao giờ những người có trách nhiệm lịch sử nghĩ đến dựng những tượng đài cho những kẻ chết oan như một cách xin họ tha cho những lỗi lầm phải trả giá bằng hàng triệu sinh mạng qua đổi dời, từ Cải Cách Ruộng Đất đến di cư, từ Giải Phóng đến di tản, từ Chiến tranh Biên giới và Cải tạo Tư Sản đến vuợt biên. Có lẽ đă đến lúc những người có trách nhiệm cao nhất trong guồng quyền lực có thể nghĩ đến một cuộc đại lễ giải oan cho toàn dân tộc. Tất cả chúng ta sẽ thành khẩn cầu cho những kẻ chết oan, chết dại, chết vô ích, chết trên rừng, trong địa đạo, chiến hào, dưới biển thẳm ...siêu thoát. Nếu không ḥa hợp hoà giải được với những người đă xuôi tay nằm xuống th́ ai tin ǵ vào lời tuyên bố người Việt sống dù ở đâu cũng là da là thịt của Tổ Quốc.
Thân thích của những kẻ chết oan ấy lưu lạc năm châu bốn biển. Nay họ không c̣n bị gọi là những kẻ phản quốc như cô giáo năm xưa năo bộ bị guồng máy tuyên truyền nhào nặn nữa. Bây giờ, mới có nghị quyết 36 năm 2004, điệp khúc đầy yêu thương lập lại cho cái khúc ruột ngàn dậm của Tổ Quốc đó, bởi nó ăn nhịn để dành gửi về cho người thân trong nước độ 3 tỉ rưỡi đôla mỗi năm, và về du lịch, ăn tiêu quà cáp, tính vào th́ tất cả có thể lên đến 6 tỉ [26] tức là 15% cho đến 20% tổng sản lượng nội địa. Đó là viện trợ không hoàn trả, từ những tấm ḷng Việt Nam hải ngoại, rơi từ trời xuống và giúp cho Đảng quyền bính cũng dễ thở hơn, chứ không như tài trợ quốc tế, có lợi nhuận và điều kiện. Xin mở một cái ngoặc dài để nêu ra một nghịch lư oái oăm: Năm vừa qua, BBC đưa tin về Hội Nghị của nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam [27] đă kết thúc ngày 2-12-2004 tại Hà Nội. Các nhà tài trợ quốc tế cam kết sẽ cung cấp 3.4 tỉ đôla viện trợ phát triển cho Việt Nam, tăng so với 2.8 tỉ năm ngoái. Nhật là nước tài trợ quan trọng nhất, với 902 triệu dôla. Sau đến Pháp, với 444 triệu, rồi Anh, với 177 triệu Euro. Trong số tiền tài trợ, 30% là viện trợ không hoàn trả, 70% là tiền cho vay với tỉ số lợi nhuận đặc biệt. Và họ khuyến cáo là phải tăng cạnh tranh, chống tham nhũng trước khi hội nhập vào WTO. Ông Deepak Khanna, đại diện của Tổ chức tài chính quốc tế IFC ở Việt Nam, phát biểu: "Một loạt cá́c cuộc điều tra đă khẳng định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư. Chuyển đổi những mong ước này thành hiện thực đòi hỏi có sự cộng tác chặt chẽ hơn nữa giữa chính phủ và doanh nghiệp. Còn rất nhiều việc cần làm để tinh giản thủ tục, kiềm chế tham nhũng, cải thiện cơ sở hạ tầng và tạo ra sân chơi bình đẳng đối với các doanh nghiệp nhà nước." Đại sứ Đan Mạch, Lysholt Hansen, nhấn mạnh: " Cần ưu tiên cải thiện tính minh bạch trong quản lý tài chính công, phân bổ nguồn lực, mua sắm, kiểm toán, và thanh tra, quản lý khu vực công, vấn đề thu phí cho các dịch vụ công, cũng như vai trò thiết yếu của việc tự do báo chí trong đấu tranh chống tham nhũng."
Nghịch lư bây giờ rơ mồn một: Việt Kiều tài trợ (không hoàn lại) gấp 3,4 lần các nhà tài trợ quốc tế nói trên, nhưng lại chẳng có lời ăn tiếng nói ǵ trong khi đất nước vẫn là đất nước ḿnh, c̣n gia đ́nh thân thích, c̣n con c̣n cháu, nhưng trơ mắt bó tay nh́n những đảo điên, không tập hợp nổi số ‘’vốn’’ bằng 15-20% sản lượng nội địa mỗi năm gửi về tạo thế đ̣n bẩy, và chí ít th́ cũng nói được dăm lời nói có trọng lượng của lương tâm và trí tuệ. Nhưng không, những chuyên gia tài chánh và trí thức Việt Kiều ngậm tăm, chăm chỉ làm công cho các công ty tư bản Tây-Mỹ, mũ ni che tai, tập trung sức lực t́m thăng tiến cho riêng ḿnh. Những’’chính khách’’ hải ngoại lập chính phủ lưu vong, phát ngôn ‘’suông’’ kêu gào chống này chống nọ trên internet, lời nhẹ c̣n hơn gió bay vèo đi trên mạng, tăm hơi nằm trong Recycle Bin đợi bấm nút Delete! Khốn khổ thay cho trí tuệ Việt Nam! Đau đớn thay cho con người Việt Nam lưu lạc, cái khúc ruột ngàn dậm, cái khúc ruột thừa, đáng ra phải có được một chức năng xứng đáng hơn trong sinh thể của Tổ Quốc?
Đường cùng
Sa lầy vào chiến tranh trên đất Chùa Tháp, mất hậu thuẫn quốc tế, phải đối phó với nguy cơ phương Bắc, bị cô lập và cấm vận kinh tế trong khi đó cải tạo xă hội ở miền Nam theo mô h́nh XHCN khó khăn trầm trọng: hợp tác xă nông nghiệp kiểu ‘’đánh kẻng’’ để nông dân đi làm như với miền Bắc đầu những năm 60 lại lập lại thêm một lần sự thất bại không thể phủ nhận được cuối thập niên 70. Sau Giải Phóng, sản lượng nông nghiệp trong Nam xuống trầm trọng, cái cảnh ăn độn bo-bo bắt đầu đập vào mắt, rơ ràng động cơ kinh tế là củ cà rốt chứ không thể tạo ra bằng cái gậy giơ cao đánh xuống (với ư chí điên rồ đem bỏ toàn bộ nhân dân vào một cái nhà tù khổ sai ‘’vĩ đại’’ chấn chỉnh bằng roi vọt). Đầu những năm 80, Đảng đành chấp nhận 5 thành phần kinh tế và cho khoán sản phẩm, một kinh nghiệm làm chui ở Vĩnh Phúc năm 66 khi cải cách nông nghiệp trên miền Bắc thất bại. Trước, sự thất bại ta đổ tội cho chiến tranh. Nay, cũng vậy.
- Tại sao Đảng lại lập lại trong miền Nam những thất bại cải cách kinh tế ở miền Bắc? B́nh Minh ngạc nhiên.
Tôi không biết làm thế nào để trả lời B́nh Minh cho thật ngắn gọn. H́nh ảnh đất nước lại chập chờn khơi lại chuyến tôi về Hà Nội 25 năm về trước. Thuở đó, Hà Nội xơ xác, điện lắm hôm bị cúp ngày 2,3 lần, khi có điện th́ cái máy suyệc-vôn-tơ kêu sè sè. Tối tối, tôi thả bộ dọc đường Trần Hưng Đạo, xót xa nh́n những ngọn đèn dầu lạc le lói chiếu những cái ḥm gỗ con con để dăm bao thuốc lá bán lẻ cho khách qua đựng. Đầu ngơ, những cái bảng nguệch ngoạc ‘’ Nhận đan len, nuôi thỏ’’ hay ‘’Qui-Gai-Xốp’’, ba chữ có âm điệu Liên Xô măi sau chúng tôi mới hiểu ra là bánh bít-qui, bánh gai...Dân Hà Nội nghèo. Nhưng điều khiến tôi ngỡ ngàng là cái thói nói chuyện đất nước mà cứ th́ thào vào tai, mắt nh́n ra sau như sợ có người nghe. Lắc đầu, tôi ban đầu cho rằng đó là do cái thói quen bảo mật trong thời chiến, nhưng sau tôi hiểu, nó đến từ một sự sợ hăi lơ lửng đe dọa những phát ngôn lỡ ra không đúng lập trường, sai đường lối chính sách, và lung tung vô tổ chức. Nhưng khi tập thể bóp chết tư duy mọi cá nhân th́ cái tập thể đó phải chăng đang mê muội lên đồng, tự thắt họng, trong cuộc hiến tế dâng xác ḿnh cho thần chuyên chế? Thời đó là thời Đại Hội V. Nghe đâu ông Vơ Nguyên Giáp có thể sẽ thành Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng thay ông Phạm Văn Đồng. Nhưng ông Giáp đ̣i làm cho rơ ràng hai chuyện chồng chéo là Đảng lănh đạo và Nhà Nuớc quản lư, tức yêu cầu có một h́nh thức phân quyền nào đó mặc dầu lănh đạo hay quản lư th́ nhất định cứ phải là đảng viên trước đă. Hai ông Duẩn-Thọ điều ngay ông Giáp từ Ủy Ban Khoa học Kỹ thuật, một trong ba ḍng thác cách mạng, sang phụ trách Sinh đẻ có Kế Hoạch.
Thôi th́, cứ từ từ. Thuở đó, tôi giao tiếp với ông Phan Đ́nh Diệu và ông Nguyễn Khắc Viện. Hai vị này ‘’điều trần’’, và phần tôi, tôi được (hay bị) ông Phạm Văn Đồng, Nguyễn Cơ Thạch và (về sau) ông Vơ Văn Kiệt khuyến khích đề đạt những góp ư về vấn đề xây dựng kinh tế. Viết gửi Hội Đồng Bộ Trưởng thời đó, tôi đề xuất quan điểm xă hội như một hệ thống ‘’mở’, trong đó thông tin luân chuyển và có tính phản hồi, tức một hệ thống sinh động chứ không bó vào quán tính ù ĺ. Trên phương diện kinh tế, tôi xin đẩy mạnh ‘’khoán’’ đến việc sử dụng cơ cấu giá thị trường như đ̣n bẩy kích thích, và giới hạn sự tham gia của Nhà Nước vào những chính sách vĩ mô liên quan đến y tế, giáo dục, quân sự, và những ngành công nghiệp cần tập trung...Về mặt vi mô, tôi cho rằng Nhà Nước phải giới hạn nền kinh tế quốc doanh vào nhiều lắm là 60% từng ngành, mở rộng tham gia cho nhiều thành phần kinh tế, và làm sao để các xí nghiệp quốc doanh cạnh tranh một cách công bằng trên cơ sở qui luật thị trường chứ không dùng ưu tiên chính trị để chèn ép những xí nghiệp thuộc những thành phần kinh tế (tư nhân) khác [28]...Đấy là cái tội trời chưa sáng đă gáy của tôi đầu thập niên 80! Từ 82, tôi phải đợi 6 năm sau mới có giấy phép nhập cảnh Việt Nam, đơn của một người như tôi xin về đóng góp xây đựng quê hương ḿnh phải có chữ kư chấp thuận của đến ba vị lănh đạo là các ông Phạm Hùng, Vơ Văn Kiệt và Nguyễn Cơ Thạch!
B́nh Minh ngắt, giọng nghiêm trang, quay lại vấn đề hệ trọng hơn:
- Nhưng anh chưa đáp câu hỏi, tại sao lại lập lại những thất bại...
- Tại cái câu của Lê-nin, là cướp chính quyền dễ, nhưng giữ được chính quyền mới khó! Dưới thời thực dân phong kiến, bộ máy quản lư nông thôn ở mức xă có xă trưởng, hương tuần... cộng lại đến 10, 20 người là nhiều. Nhưng với giải phóng, rất nhiều chức tước, mọc ra nhan nhản với nào là Ủy Ban nhân dân, Xă đội, công an...và thường là ph́nh ra gấp 5, 7, thậm chí 10 lần bộ máy ngày trước. Giữ chính quyền đồng nghĩa là nuôi được và cho cái bộ máy mới này những đặc lợi. Người cầy thực ra không có ruộng, đất là sở hữu tập thể, và nông dân bán sức lao động. Đất đai có hạn, người ngày một đông, thu nhập thấp rồi sưu cao thuế nặng. Trên giấy tờ, thuế nông nghiệp Trung Ương chỉ 15-20%. Nhưng c̣n tỉnh, c̣n huyện, c̣n các thứ quĩ đảm phụ nào là y tế, trường học, phụ lăo...cho nên khi đến tay người cầy chỉ c̣n độ 20-25%. Một lần tôi đi tham quan và có dịp hỏi riêng một vị tiên chỉ ở một cái xă ngoại thành Hà Nội, nếu Nhà Nước ở các cấp chỉ thu độ 40% thuế các loại, nông dân ta có làm hăng hơn không? Cụ tiên chỉ sụp xuống, kêu nếu ông lo được thế th́ làng tôi xin vái ông làm Thành Hoàng. Tôi vội đỡ cụ dậy, ngậm ngùi nói ‘’...Cụ ơi, cháu cũng là dân như cụ thôi, làm ǵ được!’’. Trong khi đó, nông nghiệp là khâu các nước tiên tiến phải có chính sách bù lỗ mới giữ được nông dân canh tác th́ ở nước ta thuế má như vậy, tôi kêu lên những người lănh đạo. Kêu thôi, nhưng chính trị thống soái, và Đảng vẫn giữ bộ máy cồng kềnh của chính quyền để đảm bảo cho sự tồn tại của ḿnh! Ở trung tâm xă hội kiểu XHCN thời đó, quyền lực tập trung vào bộ máy giữ chính quyền, kinh tế chỉ là chóp băng bề mặt, và sâu dưới đáy là văn hóa kềm giữ bằng cách bóp chết thông tin khiến trí tuệ không oxy chết ngạt...Và rêu rao kẻ thù bên ngoài với khả năng chiến tranh là cái gậy thần đưa toàn dân vào cái thế cúi đầu ngậm miệng trước giặc trong! Đó là thời mà một ông bạn tôi, con nhà ṇi Cách mạng thuộc thế hệ có đào tạo và có thể là lớp kế thừa, khi thấy người ta giữ chính quyền mà bỏ cho dân đói, đă để lại vợ và hai con đi vượt biên! Và từ lúc có lao động thế nào đi nữa th́ ăn cũng chẳng đủ no, chỉ sau hai năm khoán hộ, miền Nam thoát khỏi cảnh ăn độn bobo, đă có khả năng chi viện lương thực cho miền Bắc xưa nay vốn hiếm không tự túc được.
- Th́ bây giờ cũng đầy giặc trong, giặc chỉ chuyển từ nông nghiệp qua những dự án xây dựng hạ tầng cơ sở và khâu gia công trong công nghiệp nhẹ, phải không anh? B́nh Minh thở dài, quay mặt như tránh câu trả lời.
- Bây giờ có khác, ta sẽ có dịp nói sau, nhưng cái ǵ th́ cùng cũng tắc biến...
Đổi Mới hay là Chết !
Cùng tắc biến, nếu không mang tính hiện thực th́ cũng là một câu mở cửa về phía tương lai. Nhưng biến tắc thông trong Kinh Dịch th́ chẳng chắc. Đại hội VI, với các vị lănh đạo tối thượng nay trở thành cố vấn, để ông Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí Thư Đảng. Chiến tranh Campuchia là chuyện quá khứ. Quan hệ với Trung Quốc đỡ căng. Về phía Liên Xô, glatsnost và Perestroiska với Gorbachov báo hiệu một cách nh́n mới trên phưong diện tổ chức chính trị. Việt Nam tung khẩu hiệu đổi mới tư duy, bước đầu là cởi trói cho văn nghệ sĩ, điều tướng Trần Độ ấp ủ từ Đại hội V, nhưng sau bị Trưởng ban Tổ Chức Lê Đức Thọ gạt đi[29]. Thật ra, cái nhu cầu cởi trói đă có từ năm 1979, gần như lập lại nhu cầu thời Nhân Văn-Giai Phẩm 25 năm về trước. Để tuyên xưng ḷng can đảm và t́nh yêu sự trung thực cũng như trí tuệ của những người dám nhắc nhở những điều bức thiết, không có ǵ hơn là trích lại Đề Cương Đề Dẫn thảo luận ở Hội Nghị Đảng Viên bàn về Sáng tác Văn học 1979 [30] do Hội Nhà Văn chủ tŕ:
‘’...Cho đến cuộc cách mạng tư sản th́ sự khẳng định cá nhân con người trở nên quyết liệt nhất, sự "giải phóng", "làm chủ" của cá nhân trở nên rực rỡ nhất, nhưng dần dần cũng trở nên cực đoan nhất, sự đối lập của cá nhân với xă hội cũng trở nên triệt để nhất, mỗi một cá nhân đối lập quyết liệt, triệt để với toàn thể xă hội. Và tấn bi kịch kéo dài suốt lịch sử đến đây trở nên thảm khốc hơn bao giờ hết. Chưa bao giờ con người tự thấy năng lực của nó to lớn đến thế, chưa bao giờ nó làm chủ được những lực lượng vật chất khổng lồ đến thế, th́ đồng thời cũng chưa bao giờ nó cũng trở nên bơ vơ, cô đơn đến thế. Sự tha hoá của con người đạt đến mức cùng cực. Cuối cùng nó rơi vào trong cái vực thẳm của chính nó. Chúng ta đă từng thấy t́nh trạng bi đát cùng cực này được phản ánh như thế nào trong nền văn học tư sản, dưới mọi màu sắc. Đó là t́nh trạng của con người trong cái đêm trước của buổi b́nh minh chủ nghĩa xă hội.
Bài toán đó, tất nhiên, cũng đặt ra
đối với chúng ta khi chúng ta bước vào chủ
nghĩa xă hội với những đặc điểm
riêng của đất nước ta. Từ sản xuất
nhỏ đi thẳng lên sản xuất lớn xă hội
chủ nghĩa, bỏ qua giai đoạn phát triển
tư bản chủ nghĩa, chúng ta đang giải đáp
bài toán này như thế nào? Bỏ qua giai đoạn phát
triển tư bản chủ nghĩa, chúng ta "bỏ
qua", chúng ta tránh cho con người chúng ta phải rơi
vào tấn thảm kịch mà xă hội tư sản đă
lâm vào. Song, cái công việc khẳng định toàn diện
của cá nhân, phát triển đến cao nhất mọi
năng lực của mỗi con người, giải phóng
mọi sức mạnh và cá tính sáng tạo phong phú,
độc đáo của từng con người, th́ từ
con người của nền sản xuất nhỏ đi
lên phải chăng chúng ta nhất thiết phải làm,
hơn nữa phải làm rất mạnh, rất nhiều,
rất toàn diện.
Bước lên vũ đài lịch sử, một
trong nhiệm vụ to lớn và đẹp đẽ
nhất của chủ nghĩa xă hội, về mặt con
người, là nó phải - và chỉ có nó mới làm
được công việc này - chấm dứt cuộc xung
đột lâu dài giữa con người và xă hội đó,
trả con người trở lại với toàn xă hội,
với tập thể, đưa con người thống
nhất trở lại với tập thể. Nhưng
đây là một sự thống nhất có chất
lượng hoàn toàn mới mẻ, một sự thống
nhất không xoá nhoà cá nhân, một sự thống nhất
trong đó mỗi cá nhân không phải là một đơn
vị vô danh, mù mờ, không màu sắc; trái lại mỗi cá
nhân đều long lanh những sắc màu riêng độc
đáo nhất, được tự do phát triển và do
đó năng lực sáng tạo to lớn của mỗi cá
nhân đều đạt đến chỗ cao nhất.
Chủ nghĩa xă hội chỉ có thể thật sự là
chủ nghĩa xă hội chân chính nếu nó đảm
bảo sự phát triển tự do và toàn diện của
mỗi cá nhân. Và mỗi một con người chỉ
thật sự là con người xă hội chủ nghĩa
khi được phát triển đến cao nhất
bản sắc của riêng nó, nó lại hoà hợp với
toàn xă hội ở mức độ rất cao...Xă hội,
có thể nói, lần đầu tiên thực sự là xă
hội loài người. Đó là một bài toán cực
kỳ khó khăn, cũng cực kỳ lư thú, đẹp
đẽ mà chủ nghĩa xă hội phải trả
lời. Nh́n từ góc độ ấy chúng ta dễ
nhận rơ cuộc đấu tranh xây dựng con
người trong quá tŕnh cách mạng xă hội chủ
nghĩa về cơ bản là cuộc đấu tranh xây
dựng mối quan hệ mới về chất giữa cá
nhân và xă hội, giữa từng con người và tập
thể‘’.
Những lời đẹp đẽ vừa kể phải chăng chỉ là tô vẽ về một xă hội huyễn vọng lư tưởng? Nhưng có xă hội nào không c̣n huyễn tưởng mà đáng để cho những con người sống là mong vượt lên trên giới hạn của cá nhân ḿnh để cùng đồng loại tiến đến một cái ǵ tốt đẹp hơn? Sau Đại hội, cuộc cởi trói cắt rốn đă khai sinh một số những tác phẩm văn học có chất [31] với những tên tuổi như Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Nhật Tuấn... Đùng một cái, biến cố Thiên An Môn ở Trung Quốc, rồi sự sụp đổ như những lá bài Tây xếp lá này dựa vào lá kia làm bức thành XHCN của Liên Xô và những nước Đông Âu cứ lả tả ngả xuống. Thế là co lại [32]. Thế là quay ngoắt sang ‘’chiến lược’’ dựa vào Trung Quốc để chống âm mưu ‘’diễn biến ḥa b́nh’’ của Đế quốc Mỹ, hoảng sợ đẩy nhanh cuộc thương lượng b́nh thường hoá quan hệ Việt-Trung qua cách đem bán đứng Campuchia trong cuộc hội nghị cấp cao ở Thành Đô và bị đánh lừa một cách bi hài! Than ơi, lại mẹo Trạng, nhưng lần này th́ Trạng hết thiêng, cái láu lỉnh ứng biến vô nguyên tắc không thể thay được một cách nh́n có bề sâu và có chiều dài [33]. Nhân dân lẩy Kiều, Trăm năm trong cơi người ta. Co vào rồi lại bung ra, mấy hồi!
- Nhưng có khác được không? B́nh Minh lại hỏi.
- Trung Quốc từ 1976 của Đặng Tiểu B́nh bắt chuột, mèo đen hay mèo trắng đều được. Nhưng ngoài chuyện kinh tế bắt chuột th́ Đặng xua xe tăng vào Thiên An Môn bắt sinh viên Bắc Kinh biểu t́nh đ̣i nới ra cái không gian chính trị ngột ngạt của một chế độ toàn trị. Việt Nam co lại theo con đường đó, tức tốc giải tán 2 đảng Xă Hội và Dân Chủ, mặc dầu thật ra 2 đảng này cũng chỉ là loại sản phẩm phụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Về mặt tư tưởng, người ta khuyên nhau, ai ơi chớ có huyên thuyên, đa thê th́ đặng đa nguyên th́ đừng. Ông Trần Xuân Bách là Ủy viên ban Bí thư chỉ tương đối cởi mở chứ chưa kịp đa nguyên đă bị hất ngay ra khỏi ṿng quyền bính. C̣n tôi, phận mỏng, vừa về đến Nội Bài hè năm 90 th́ được mời ra khỏi phi trường ngay, có hai vị đại tá công an sách hộ vali đưa đến tận cửa máy bay Air Thai chờ tôi nên không được cất cánh, mặc dầu tôi có visa và cả giấy mời về ‘’đóng góp’’ với Ủy Ban Vật Giá. Ơ hay, tôi có đa nguyên hoặc định diễn biến ḥa b́nh hay không? Đúng là năm 89 tôi có phát biểu với một cấp lănh đạo nghe đâu sắp với đến chức Tổng Bí Thư Đảng rằng chẳng nên giải tán 2 cái đảng vệ tinh nói trên. Chắc “Đảng” cho là tôi có cú đá hậu của Ngựa bộc tệch trong truyện Lục Súc tranh công chăng ? Và trâu ḅ húc nhau, thôi th́ để cứ để cái thằng tôi ruồi muỗi hóa ra đệm bông đấu đá (proxy fight), nhân tiện thành ‘’điển h́nh’’ làm gương răn đe cho bọn trí thức lắm điều!
C̣n câu B́nh Minh hỏi có khác được không th́ có khả năng lắm chứ. Quan hệ Mỹ-Trung khi đó căng, Việt Nam th́ vào cuộc đổi mới trễ, vẫn đang kiệt quệ, c̣n bị cấm vận và khá cô lập. Thời cơ lúc ấy là cởi mở với phương Tây, ḥa nhập về kinh tế, nới không gian chính trị, để thế giới thấy Việt Nam không cứng ngắc giáo điều và nhắm mắt làm chư hầu một Trung Quốc đang t́m cách bành trướng bá quyền. Chỉ 6 năm sau, Việt Nam làm thế thật, tức là co vào rồi lại bung ra, nhưng không c̣n cái thế tạo ra một thứ Nam Tư ở Á châu, quá muộn và mất hậu thuẫn của nhiều nước, kể cả nước láng giềng ḿnh bội ước. Dĩ nhiên nói thế không có nghĩa là giải pháp vừa kể không có vấn đề, và cái chính là vấn đề nội bộ các vị lănh đạo. Đa số họ không nắm vững t́nh h́nh địa dư chính trị vùng cũng như xu hướng của thế giới, vừa đa nghi vừa bảo thủ, co lại bảo vệ những điều đă đạt được, tức là quyền lực của họ. Trí nhớ họ khi đó chắc kém: họ quên Chu Ân Lai ép cắt Việt Nam ở vĩ tuyến 17 năm 54, Mao Trạch Đông đầu thập niên 60 thúc họ đánh Mỹ, sau khi gặp Tổng Thống Mỹ Nixon năm 72 lại khuyên họ là thôi, con hổ giấy có móng có vuốt, đánh nhau với nó làm ǵ!
Đổi mới hay là chết? Người Việt lại tiếu với nhau, không chết, vẫn ngắc ngoải như cũ, rồi cười. Quái thật, cái ǵ cũng cười được, người ḿnh có cái thói lạ!
Giải phóng dân tộc
Khi chúng tôi đến Bến Ngự, chợ bắt đầu tàn. Hàng quán đóng cửa, chỉ c̣n những người bán rong đang thu xếp quang gánh. Men ḍng sông An Cựu, chúng tôi vừa đi vừa hỏi, lát sau t́m được nơi xưa kia cụ Phan Bội Châu đă bị Pháp giam lỏng hàng chục năm. Trong vườn nhà ông già bến Ngự, bức tượng đồng, tác phẩm của nhà điêu khắc Lê thành Nhơn, trơ vơ giữa phong rêu thách thức, cḥm râu trên chiếc cằm bạnh ra oai phong, sắc đồng xanh han rỉ khiến vầng trán ông nhăn lên những nếp suy tư hằn theo tháng năm dâu bể. Không có lấy một nén hương thắp lên, chúng tôi chỉ c̣n biết im lặng, và tưởng nhớ.
- Cụ sống giờ này không biết cụ nghĩ chi, hả anh ?
- ... khỏi cái ách thực dân rồi, chắc cụ sẽ nghĩ đến xây dựng đất nước, như tất cả chúng ta! Sinh thời, cụ ít khi đề cập đến chuyện này, và nếu có, th́ cụ theo Tân Thư. Đồng thời với cụ là Tây Hồ Phan Chu Trinh. Tây Hồ tranh đấu giải phóng qua cái sách ‘’hưng dân trí’’. Giải Phóng Dân Tộc như vậy đối với Tây Hồ là một vấn đề văn hóa.
- Trong những bài giảng Lịch Sử, Giải Phóng Dân Tộc cứ được nhắc đi nhắc lại là công lao của Đảng ...
- Giải Phóng Dân Tộc phải là giải phóng người người khỏi giặc dốt và giặc nghèo. Thật ra, nghèo v́ dốt, cho nên giặc dốt là cái thứ giặc ghê gớm nhất. Từ những năm 50, Đảng đă bưng vào Việt Nam cái mô h́nh văn hóa tư tưởng vừa Xtalin vừa Mao-ít, tức là thứ văn hoá lưỡi gỗ với trí tuệ giáo điều đóng khung trong sáu tấm ván thiên, phản ánh một xă hội toàn trị, nói ra viết ra th́ lập trường giai cấp là câu đầu miệng. Trong một môi trường văn hóa như vậy, trí tuệ bị xơ cứng, và nỗi sợ khiến con người đâm ra vong thân - tha hóa, nghĩa là mất ḿnh, và trở thành một kẻ khác, một con người xa lạ với chính ḿnh. Đầu thập niên 80, tôi cảm nhận thấy ở Việt Nam trong mỗi người có đến hai, ba con người: con người ở cơ quan, vâng dạ, miệng lề lối, lấm lét t́m cách nếu không thể tiến thân th́ khép nép cầu an; con người trong ṿng gia đ́nh bè bạn, bất lực như bị hoạn, yếm thế, th́ thầm, lúc nào nói thật th́ ngoái cổ ra đằng sau sợ có người nghe; và con người trong xă hội phố phường, rất sĩ diện, rất mẽ, sống hời hợt với sự giả tạo bề ngoài. Tóm lại, đó là con người bị xé làm 3 mảnh, song song tồn tại dưới 3 khuôn mặt, ǵ cũng thật nhưng ǵ cũng ảo, và cái tập hợp những con người như vậy thật ra không có một chất keo gắn bó họ vào cái chúng ta gọi là xă hội. XHCN, nghịch lư thay, phi xă hội hóa con người, biến họ thành những cá nhân yếu đuối, trí trá với mọi người và với cả chính ḿnh, sống với cái ám ảnh lúc nào cũng có thể trở thành tên tội phạm của quyền lực quơ trên đầu lưỡi dao ‘’tập thể’’...
- Thế hệ cha em, th́ thế thật! B́nh Minh chép miệng.
- Và biến con người ra nông nỗi ấy th́ giải phóng là cái ǵ? Tất cả là v́ cái xă hội toàn trị cả!
- Nó là cái ǵ mà ghê thế anh ?
Nó là ǵ [34]? Xă hội là tập hợp của các hệ thống kinh tế, văn hoá và chính trị. Trong chế độ toàn trị chỉ tồn tại có một hệ thống, đấy là chính trị. Hệ thống chính trị đă nuốt chửng những hệ thống khác, xóa xă hội dân sự, tất cả đă bị khuất phục bởi Nhà Nước, tức Đảng cầm quyền. Tất cả các mặt của đời sống xă hội bị trộn lộn làm một. Đặc điểm quan trọng nhất của chế độ toàn trị là sự hợp nhất một cách tuyệt đối tất cả các lĩnh vực của đời sống. Chế độ toàn trị cố gắng xoá nhoà ranh giới giữa cá nhân, gia đ́nh, xă hội, nhà nước, lănh tụ, đảng, quần chúng. Văn hoá tinh thần, bao gồm văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức thậm chí cả khoa học đều bị hệ tư tưởng Đảng toàn trị ngốn nghiến. Công cụ quan trọng nhất để biến xă hội thành đám đông vô tổ chức, thành các cá nhân "hạt nhân’’, là khủng bố. Sau khi mất hết các mối liên hệ theo chiều ngang giữa người với người, các cá nhân trở thành đơn độc, trở thành một ḿnh đối diện với Đảng-Nhà Nước, dĩ nhiên là hoàn toàn bất lực. Đặc điểm của chế độ toàn trị là ngoài hệ thống chính trị ra, tất cả các hệ thống khác của đời sống xă hội đều không tồn tại. Chúng đă bị trộn lộn vào làm một, được một hệ tư tưởng duy nhất cố kết, và được chỉ huy và kiểm soát từ một trung tâm. Từ đó, có thể rút ra một nguyên tắc, là chế độ này không có mối liên hệ phản hồi giữa quyết định của chính quyền và phản ứng của xă hội.
Hệ thống chính trị của chế độ toàn trị bao gồm bộ máy chính trị quan liêu và một loạt phương tiện (tuyên huấn, công an mật, v.v.) để đảm bảo cho nó tiếp tục nắm giữ quyền lực. Phương tiện quan trọng nhất là của hệ thống chính trị này là tính độc đảng, và phù hợp với nó là tư tưởng nhất nguyên. Sau khi đă tiêu diệt các đảng phái khác, sau khi đă hợp nhất bộ máy đảng với bộ máy nhà nước và đàn áp sinh hoạt có tính chất tự trị trong nội bộ đảng, chính đảng toàn trị này trở thành trụ cột của bộ máy nhà nước với bộ máy quản lư nằm trong tay những nhân vật chóp bu của Đảng. Trong hệ thống toàn trị, đảng chính là con đường cho người ta thăng tiến v́ nó nắm toàn quyền trong việc chỉ định các chức vụ từ lớn đến bé. Chỉ có đảng viên mới được giữ các chức vụ lănh đạo trong bộ máy nhà nước, trong các đơn vị sản xuất, trong quân đội, trong lĩnh vực ngoại giao và tất cả các lĩnh vực khác. Giai cấp cầm quyền này (ở Liên Xô gọi là "nomenklatura") tồn tại không phải trên cơ sở sở hữu tài sản mà là trên cơ sở nắm giữ quyền lực. Nếu trong các xă hội tư bản, theo Karl Marx phân tích, thu nhập của một người trong giai cấp bóc lột phụ thuộc trực tiếp vào số tài sản mà hắn sở hữu th́ trong chế độ toàn trị thu nhập phụ thuộc vào mức độ tham gia của hắn vào bộ máy quyền lực và nhất là vào quyền lực mà hắn nắm giữ[35].
Trong chế độ toàn trị, công tác tư
tưởng đúng hàng đầu, có nhiệm vụ
thực hiện: (1) Chức năng hợp thức hoá
chế độ hiện thời, thường xuyên
biện giải cho việc nắm quyền của
đảng và lănh tụ, tán dương quá khứ, vẽ
ra tương lai tươi sáng mà đảng và lănh tụ
đang toàn tâm toàn ư xây dựng, gán ghép những qui luật
qua đó mà dường như chế độ là
diễn tŕnh tất yếu. Ḥn đá tảng trong hệ
tư tưởng toàn trị là lời khẳng
định rằng chế độ xă hội hiện
thời được thiết lập là do qui luật
tất yếu của lịch sử và tự
nhiên. Trong trường hợp chủ nghĩa cộng
sản th́ đấy là chiến thắng tất yếu
của giai cấp vô sản đối với giai cấp
tư sản, và chế độ xă hội chủ nghĩa
nhất định sẽ thay thế chế độ
tư bản. Theo qui luật biện chứng duy vật
sử quan, chủ nghĩa toàn trị xuất hiện là do
nhu cầu của lịch sử (chủ nghĩa cộng
sản), hoặc do nhu cầu sinh học (chủ nghĩa
phát xít). Nó chỉ thực hiện ư chí của lịch
sử hay tự nhiên khi tiến hành tiêu diệt "các giai
cấp bóc lột" hay các "chủng tộc hạ
đẳng" v́ một chế độ hoàn thiện
hơn mà thôi; (2) Chức năng thứ hai là động
viên quần chúng thực hiện các nhiệm cụ do
chế độ đặt ra. Chế độ toàn
trị cố gắng giữ cho quần chúng luôn ở trong
t́nh trạng khích động v́ khi t́nh trạng căng
thẳng xă hội giảm th́ sẽ xuất hiện
vấn đề tự do chính trị. V́ vậy chế
độ toàn trị luôn luôn giữ vững và hướng
dẫn tính tích cực quần chúng bằng cách t́m ra
những kẻ thù mới, chuẩn bị chiến tranh hay các
phong trào, có khi là phong trào thực hiện những kế
hoạch kinh tế vĩ đại. Việc động
viên quần chúng dĩ nhiên là được thực
hiện từ trên xuống bằng biện pháp
cưỡng ép hoặc lừa mị tư tưởng; (3)
Chức năng thứ ba, là "làm tê liệt về
đạo đức", nhằm biến một người
được giáo dục theo truyền thống
đạo lư biến thành công cụ trong tay chế
độ toàn trị. Để buộc những
người này thực hiện các kế hoạch của
chế độ th́ cần phải cung cấp cho họ
một tập hợp các tiêu chuẩn đạo
đức mới. Từ đó, hệ tư tưởng
toàn trị gần giống với tôn giáo, có xu hướng
không chỉ cải biến hiện thực khách quan mà
cải biến cả bản chất con người. Xtalin
từng tuyên bố: "Chủ nghĩa Marx là tôn giáo
của giai cấp, là biểu tượng của
đức tin". C̣n cương lĩnh của
đảng là "biểu tượng chính trị của
niềm tin". Hệ tư tưởng toàn trị đă
trở thành một cái ǵ đó giống như tôn giáo
của nhà nước với những giáo lư đặc
biệt, những cuốn kinh, những vị thánh,
những tông đồ, những lănh tụ không bao giờ
sai lạc, và các buổi lễ trọng cờ quạt….
Hệ tư tưởng toàn trị biện hộ cho tham
vọng giải quyết được mọi vấn
đề v́ nó xác định nó chính là chân lư cuối cùng.
Nhưng rơ ràng rằng khi tuyên bố là chân lư tuyệt
đối trong chính trị, nó đă tiêu diệt tính đa
nguyên của các quan điểm, tiêu diệt tự do
lựa chọn. Tuyên bố chân lư tuyệt đối trong
chính trị nhất định sẽ dẫn đến
phủ nhận tự do, phủ nhận dân chủ.
- Nhưng nói ǵ th́ nói, Việt Nam ta cũng phân quyền, có Đảng, Nhà Nước và Quốc Hội ... B́nh Minh phản đối, mặt đỏ lên.
- Ta th́ ǵ mà chẳng có, nhưng đôi khi chỉ danh mà không thực. Tôi nhẹ giọng, biết không thể một sớm một chiều mà nói hết được.
Thấy tôi ngần ngại, B́nh Minh nhếch một nụ cười vẻ giục giă. Tôi tiếp:
- Một đặc điểm nữa của hệ thống chính trị trong chế độ toàn trị là việc hợp nhất cả ba nhánh chính quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp vào tay một nhóm ưu tú của đảng. Nhóm đương quyền của Đảng chọn ra thành phần của quốc hội giả hiệu lập pháp, ủng hộ mọi việc làm và thông qua mọi điều luật mà bộ máy quan liêu của đảng cần. Bộ máy hành pháp quan liêu này lại chuyển các ư nguyện của Đảng thành nghị quyết, nghị định của chính phủ, cũng gồm toàn các quan chức đảng viên. Đảng cũng kiểm soát công tác của toà án, nhiều khi viết sẵn cho các quan toà các bản án, đấy là nói khi Đảng cảm thấy cần có toà án. Một đặc điểm nữa của chế độ toàn trị là việc bất b́nh đẳng giữa các công dân trước pháp luật.
- Như vậy nghĩa là ba nhánh quyền lực
chỉ là những mắt xích dây xiềng… của
Đảng, cũng giống như các tổ chức
như Mặt Trận Tổ Quốc, Đoàn Thanh niên,
Phụ Nữ, Công Đoàn... B́nh Minh thốt lên như khám
phá ra được điều ǵ lư thú.
- Nếu các cuộc cách mạng tư sản tuyên
cáo quyền b́nh đẳng giữa các công dân trước
pháp luật th́ cách mạng Bolsevich tuyên cáo sự bất b́nh
đẳng và tước quyền công dân của
"những kẻ bóc lột". Ngay trong Hiến pháp
đầu tiên được ban bố năm 1918 ở
Liên Xô đă nói rằng những người sống
"không phải bằng lao động", những
người buôn bán, các doanh nhân, giới tăng lữ
bị tước tất cả các quyền công dân. Và không
chỉ người chủ mà tất cả các thành viên
của gia đ́nh họ đều bị tước
hết quyền y như thế. Cho đến giữa
những năm 1930, những người có gốc gác
"tư sản" vẫn không được vào
đại học, không được tham gia công đoàn,
bị hạn chế trong việc lựa chọn nghề
nghiệp. Toà án bị bộ máy đảng và bộ máy
đàn áp kiểm soát một cách toàn diện và triệt
để, toà án chỉ có mỗi một việc là thi hành
chỉ thị của đảng mà thôi. Năm 1921 Lê-nin
đă từng tuyên bố: "toà án của chúng ta mang tính
giai cấp, chống lại bọn tư bản".
Như vậy là trong chế độ toàn trị không có
chuyện b́nh đẳng của tất cả các công dân
trước pháp luật và toà án, không có chuyện nhà
nước đối xử một cách b́nh đẳng
với các công dân mà không phụ thuộc vào nguồn
gốc, thành phần giai cấp, xă hội, tôn giáo, chủng
tộc, quan điểm chính trị…. Đây là một trong
những nguyên tắc quan trọng nhất của nhà
nước pháp quyền XHCN. Trong khi đó thành phần lănh
đạo và lănh tụ của các chế độ toàn
trị lại đứng trên và đứng ngoài pháp luật.
Pháp luật nhà nước không có hiệu lực
đối với đảng và các đảng viên.
Quyền lực của lănh tụ và nhóm đầu sỏ
cầm quyền là vô giới hạn v́ không có lực
lượng nào có thể ngăn cản và buộc họ
phải tuân thủ pháp luật ǵ cả.
Thấy B́nh Minh ngơ ngẩn nh́n lên bức tượng cụ Phan Bội Châu như c̣n hoài nghi, tôi nhẹ nhàng:
- Nếu xă hội hiện là kiểu toàn trị như vừa tŕnh bày th́ quả là Đảng ...khó mà bảo đă giải phóng những con người Việt Nam trong cuộc dâu biển 60 năm qua. Cứ nh́n thành quả mỏng mảnh của nền văn học hiện thực XHCN trong 40 năm trời th́ khắc biết [36]. Khi văn hóa bị xiềng bị xích, làm ǵ có con người giải phóng. Và không giải phóng được những con người th́ ḥng nói ǵ đến Giải Phóng Dân Tộc!
Chúng tôi rời khu vườn nhà ông già Bến Ngự. Lối ra cỏ hoang mới được phát quang, nhưng bàn tay thu vén chắc khá vội vàng, đất xới lên mầu đen đủi như số phận những cái ta gọi là văn hóa và lịch sử trong một nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN trước ngưỡng cửa cuộc hội nhập toàn cầu. B́nh Minh mời tôi ăn bữa tối ''gia đ́nh'', với Hoàng Oanh, người yêu của B́nh Minh từ ngày ra Huế đi học. Giọng có chút ngượng ngập, B́nh Minh cười:
- Nhà Oanh bán bánh bèo, bánh khoái...nên ăn uống giản tiện lắm. Em chạy bàn, c̣n Oanh đổ bánh, phần anh, anh nói cho bọn em nghe về chuyện kinh tế, anh hỉ!
Hội nhập kinh tế: ?!
Quán ở tầng chệt, sáu bàn, ngay sau là bếp. Tầng trên là nơi gia đ́nh Hoàng Oanh ở, có mẹ và hai người anh lớn, một người nay đi làm xa. Nghe đâu cha Oanh đă hy sinh bên Campuchia, mấy mẹ con bỏ xứ Quảng về quê mẹ làm ăn từ khi Oanh lên năm. Bà mẹ Oanh đon đả:
- Mời chú vô, mấy em nói về chú, nghe nói chú giảng dậy Kinh Tế phải không hà?
Tôi chưa kịp đáp, Oanh chen vào:
- Nhờ anh chỉ dậy, em cuối năm nay ra trường quản trị kinh doanh, nhiều thắc mắc lắm hè. Em xin nói trước, em người Quảng Nam hay căi... nghen, có chi anh bỏ qua! Anh Minh nói, chuyện tṛ với anh học được...
Tôi ngắt lời Oanh:
- Tôi không làm nghiệp vụ giảng dậy chi hết, trao đổi b́nh đẳng chứ nếu không th́ ta nói chuyện nắng mưa ở Huế thôi!
Ngồi ăn, tôi nghe mẹ Hoàng Oanh phân biệt bánh khoái và bánh xèo, nhưng thú thật không nắm được ǵ. Nhưng bánh bèo ở đây th́ tuyệt vời, và ngôn ngữ chịu, không thể chuyển cái ngon đến đầu lưỡi, có giỏi cũng chỉ khêu gợi được sự ṭ ṃ của thứ vị giác được chưng cất bằng tưởng tượng. Bất ngờ, Hoàng Oanh hỏi:
- Nghe anh Minh kể th́ dường như anh chống chế độ?
A, cô em người Quảng khai pháo, và bắn là bắn tới đích chứ không ṿng vo. Tôi chựng lại một giây, nhưng lại rất thích cái thái độ rất ngay thẳng của Oanh. Nh́n B́nh Minh không giấu được chút ngỡ ngàng, tôi cả cười:
- Trời, cô em, hỏi chi đâu mà khó dữ! Nói theo, th́ không hoàn toàn thành khẩn, và dẫu bây giờ có nói nhưng chẳng mấy ai tin. Nhưng nói chống, th́ rất chung chung. Theo ǵ, chống ǵ và nếu có, chống ra sao mới là vấn đề...
- Thế anh chống cái ǵ...
- Chống những điều đang đục ruỗng hiện tại khiến tương lai xă hội đâm ra chênh vênh. Và không chống bằng bạo lực hay kêu gọi bạo lực, mà bằng lư lẽ của ḿnh, nhưng đồng thời vẫn chấp nhận lắng nghe lư lẽ người khác và sửa đổi khi thấy ḿnh sai! Em nghe vậy có được không?
Nhoẻn miệng, Oanh hạ một câu:
- Tức là ‘’diễn biến ḥa b́nh’’...
- Em không thấy đất nước ta chiến tranh quá nhiều rồi ư?
Câu hỏi ngược khiến Oanh bật cười thành tiếng, dịu giọng:
- Em chọc anh một chút thôi! Bây giờ ta nói chuyện tích cực trước. Từ ngày đổi mới, về kinh tế Việt Nam ḿnh bung ra, tỉ lệ tăng trưởng hàng chục năm cứ từ 6 tới 8%, sau chỉ sau Trung Quốc, và sẽ thành một con Rồng châu Á, anh có đồng ư không?
- Những con số vừa kể tự nó không nói lên được ǵ nhiều đâu. Nhưng trên căn bản so sánh với những nước cùng mức độ phát triển, có lẽ ta sẽ có một h́nh ảnh sát sao hơn. Dựa trên bảng những số liệu [37] thống kê, chúng ta có thể so sánh Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc (TQ) từ thời bung ra năm 1985-86 cho đến năm 2000.
Về GDP/đầu người: Việt Nam tăng 2 lần, Thái tăng 3 lần, TQ tăng 4.3 lần. Về đầu tư, Việt Nam tăng từ 11% lên 20.1% GDP, Thái từ 23% lên 27.2% GDP, TQ từ 29.8% lên 36.1%.
Nhưng quan trọng hơn là tính cơ cấu: một nước có phát triển sẽ chuyển từ nông nghiệp qua công nghiệp và rồi dịch vụ như thường thấy. Từ 1975-2000,
· Về phân bố lao động vào nông nghiệp ở Việt Nam bất biến ở mức 70-73% của tổng lực lao động, trong khi đó giảm từ 75.3% đến 51.3% ở Thái, và từ 76.3% đến 47.4% ở TQ.
· Về phân bố lao động vào công nghiệp, Việt Nam giảm từ 13.6% xuống 12.6% , trong khi Thái tăng từ 8.1 % lên 17.7%, và TQ tăng từ 12.1% lên 20.4%.
· Về phân bố lao động trong khâu dịch vụ, Việt Nam ở mức 14-16%, trong khi Thái th́ 31% và TQ, 32.3% của tổng lực lao động.
Cơ cấu kinh tế phản ánh rơ trong khâu xuất khẩu: năm 2000, 45.7% xuất của Việt Nam là nông thực phẩm, Thái là 33.7%, và TQ chỉ 8.6%. Cán cân ngoại thương thặng dư ở Thái từ 1985, chưa bao giờ thiếu hụt ở TQ trong 25 năm vừa qua, nhưng với Việt Nam, cán cân này luôn luôn âm, có nghĩa là số nợ nước ngoài ngày một tăng. C̣n số nợ năm 2000 của Việt Nam là 22.5 tỉ đôla, xấp xỉ tổng sản lượng nội địa, tức ở mức báo động.
- Nói vậy, tức là nước ta với Kinh Tế Thị Trường có định hướng XHCN không tạo ra được một cơ cấu mới à? Hoàng Oanh hỏi, giọng ngạc nhiên.
- Vào đầu thập niên 90, mở cửa nền kinh tế là một bắt buộc, và dĩ nhiên qui luật thị trường ‘’thuận mua vừa bán’’ là qui luật chung chứ ai ép được ai! Nhưng Kinh Tế Thị Trường không giải quyết được một số vấn đề cơ bản: thứ nhất, có những loại sản phẩm xă hội không thể điều chỉnh bằng giá, nhất là cho một Quốc Gia nghèo đang phát triển như Giáo Dục, Y Tế xă hội, Môi Trường ... Thứ nh́, cơ chế thị trường không thể bảo đảm được một sự phân bố lợi tức xă hội hài ḥa, và phân hóa giầu-nghèo, phân hóa lợi tức giữa thành thị-nông thôn, giữa các vùng địa dư [38]...có cơ nguy tạo ra những bất b́nh đẳng dẫn đến những hậu quả xă hội và chính trị khó lường. Khi nghe đến cụm từ ‘’có định hướng XHCN’’, chúng ta có thể lầm tưởng chính quyền có những chính sách thích ứng về sự phân bố lợi tức hoặc những sản phẩm xă hội không thể ‘’tư hóa’’ được. Sự thật th́ không phải thế: với cái định hướng vừa nói, chính quyền chỉ có mục đích giữ khâu xí nghiệp quốc doanh, thậm chí làm nó ph́nh ra, và bất chấp nó có hay không hiệu năng kinh tế cần thiết để tồn tại.
B́nh Minh lo lắng:
- Nhưng gần đây th́ sao, anh ?
- GDP giảm tốc độ tăng, từ hơn 9 % xuống mức thấp nhất là 4,8 % năm 1998, nhưng năm 2004 tốc độ tăng phục hồi và đạt mức 7,5 %. Như vậy là 3 năm qua, kinh tế đạt mức tăng trên 7 % một năm. Mức tăng trên cơ bản là do đầu tư của nhà nước. Năm 2004, đầu tư lên trên 35 % GDP, khoảng gần 16 tỷ USD, một tỷ lệ đầu tư ở mức cao nhất thế giới hiện nay, nhưng lại tràn lan, thiếu chất lượng và hiệu quả . Nhưng đầu tư tràn lan để tạo cơ hội tham nhũng. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, tham nhũng tăng chính là con đẻ của việc nhà nước đầu tư tùy tiện bất chấp hiệu quả kinh tế thực sự.
Đầu tư của nhà nước đă nằm trong chiến lược kích cầu một cách vô trách nhiệm. Ngân sách thu không cung cấp đủ th́ ngân hàng cấp vốn. Vốn của ngân hàng cấp cho quốc doanh qua tín dụng tăng năm 2003 hơn 30 %. Việc tăng tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước và các công tŕnh xây dựng là đầu mối của lạm phát đột biến vào năm 2004, ở mức 9,5 %. Đầu tư vào khu vực nhà nước trước năm 1997 ở mức dưới 50 % tổng mức vốn đầu tư xă hội. Sau năm 1997, đầu tư vào khu vực nhà nước tăng mạnh và đưa tỷ lệ trên lên cao, năm cao nhất là 58.7 %, và hiện nay, 80% tín dụng đổ vào những xí nghiệp quốc doanh. Đầu tư của tư nhân dù tăng nhanh với chính sách mở rộng hiện nay vẫn chỉ chiếm 26 % tổng đầu tư xă hội. Về đầu tư của nước ngoài, tỷ lệ vốn đổ vào đă giảm từ cao điểm 30 % xuống khoảng 17 % hiện nay.
Chính sách tín dụng nhằm kích đầu tư dẫn đến t́nh trạng lạm phát: theo dự báo th́ 2 tháng đầu năm 2005 giá sẽ tăng khoảng 3,5 % (bằng cả năm 2003), mở màn cho lạm phát tiếp tục cao năm nay, và sẽ làm giảm mức thu nhập của tuyệt đại đa số dân chúng lao động Việt Nam. Lương sẽ điều chỉnh tăng 10 % năm nay, xem ra nhỉnh hơn một chút so với lạm phát 9,5 % năm 2004, nhưng không bù được việc giá lương thực thực phẩm trong năm đă tăng 17 %, mà đây là chi phí chính của dân chúng. Để ḱm được độ tăng giá dưới 10 %, nhà nước đă phải bù lỗ 10.000 tỷ (khoảng 640 triệu USD) trong năm 2004, giải pháp mang một h́nh thái chẳng có tính chất ǵ của nền kinh tế thị trường như rêu rao.
Một hiện tượng mất quân b́nh đáng lưu tâm là khâu ngoại thương. Xuất khẩu đạt 26 tỷ USD, tăng gần 29 % so với năm trước. Tuy nhiên nhập khẩu là 31,5 tỷ, cũng tăng mạnh đưa thiếu hụt cán cân thương mại với nước ngoài 5,5 tỷ USD, bằng 21 % xuất khẩu và lên tới hơn 12 % GDP. Đây là những tỷ lệ thiếu hụt rất lớn chứng tỏ sự mất quân b́nh trầm trọng trong nền kinh tế. Thiếu hụt cán cân thương mại phản ánh tính yếu kém, thiếu khả năng cạnh tranh của của nền kinh tế[39]. Hiện nay thiếu hụt cán cân ngoại thương chưa tạo vấn đề v́ được bù đắp bởi đầu tư nước ngoài và kiều hối. Kiều hối gửi về qua hệ thống chính thức lên tới 3.4 tỷ USD năm 2004 nhưng thực tế có thể nhiều hơn. Số tiền này lấp vào thiếu hụt cán cân ngoại thương, nhưng đồng thời nó cũng có tác hại làm đồng Việt Nam cao giá và tạo sự ỷ lại của những người làm chính sách kinh tế. V́ có thể thu hút được khoản ngoại tệ không làm mà có này, họ thiếu quan tâm giải quyết yếu kém của ngoại thương mà một phần không nhỏ là do vấn đề tỷ giá mất quân b́nh kéo dài suốt từ năm 1990 đến nay. Riêng về tỷ giá hối xuất, thời điểm cho cơ hội giải quyết thuận lợi là khi giá cả trong nước gần như không tăng. Thời điểm đó nay qua rồi, bây giờ lạm phát cao, việc xử lư tỷ giá có khả năng tạo lạm phát phi mă.
Chính sách phát triển kinh tế có cả chất lẫn lượng không phải chỉ nhằm tăng GDP mà c̣n cần tăng công ăn việc làm cho dân chúng. Điều này hết sức quan trọng để làm giảm phân hoá giầu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Năm 1990, tỷ lệ dân nông thôn khoảng 80 % và thành thị là 20 %. Năm 2003, tỷ lệ dân nông thôn là 74 % và thành phố là 26 %. Ở Trung Quốc, hiện nay đă có 40 % dân sống ở thành thị, đó là v́ việc làm ở đó tăng. Ngược lại, ở Việt Nam, số lao động có việc làm thêm hàng năm ở thành thị rất thấp, năm 2004 chỉ có thêm 360,800 việc làm. Tổng số lao động tăng thêm năm 2004 là 1,131 triệu, nhưng con số này không nói lên ǵ nhiều v́ lao động tăng ở nông thôn có thể chủ yếu là thất nghiệp trá h́nh. Ngay cả con số hơn 1,1 triệu việc làm mới cũng vẫn thấp so với chỉ tiêu 1,5 triệu lao động dự trù sẽ tăng theo như Quốc hội quyết định cho năm 2004.
Kinh tế Việt Nam có khởi sắc, nhưng cũng đầy những mất quân b́nh cơ cấu, cần điều chỉnh để đưa vào quĩ đạo phát triển không chỉ lượng mà phải có chất và có tính bền vững. Việc chạy theo tăng tốc GDP qua đầu tư tràn lan tạo t́nh trạng thiếu hiệu quả, gian giảo, và tham nhũng. Nếu sự mất quân b́nh tiếp tục tăng th́ một lúc nào đó chỉ có một cuộc khủng hoảng lớn và kéo dài mới giải quyết được nó. Đó là chưa kể đến t́nh trạng phân hoá về lợi tức và mức sống ngày càng lớn giữa thành thị và nông thôn [40], sẽ đưa đến nguy cơ bất ổn xă hội trầm trọng [41].
Đi về đâu?
Nh́n về phía B́nh Minh rồi quay lại, Hoàng Oanh dịu giọng nhỏ nhẹ nói với tôi:
- Tóm lại....
- Nh́n lên bề mặt, kinh tế Việt Nam tóm lại không phải là phương diện cho phép lạc quan: gần 20 năm từ thời kỳ Đổi Mới, cơ cấu kinh tế vĩ mô vẫn: (i) là một nền kinh tế chủ yếu sản xuất hàng hạ đẳng (nông nghiệp, tài nguyên...với tỉ lệ thặng dư thấp); (ii) lượng lao động do thất nghiệp hoặc lăng công quá cao ở nông thôn (60% năm 2000); (iii) nhập siêu liên tục, hàng nhập là hàng tiêu dùng, và hàng công nghiệp nhẹ (vải vóc) dùng trong những doanh nghiệp sử dụng lao động rẻ để xuất khẩu (tức là, trên thực tế, Việt Nam gián tiếp xuất khẩu lao động mà thôi); (iv) khâu quốc doanh, với những hoạt động được quyền lực bao che quá lớn so với khâu tư doanh, đầu tư tràn lan, v́ chính đầu tư vào những công tŕnh tầm cỡ mới cho phép ăn hớt, tức là tham nhũng ở mức độ cao ( có thể lên 40% dự chi theo Ngân hàng Thế giới); (v) năng xuất kinh tế v́ thế rất kém, thiếu sức cạnh tranh, và sẽ đặt ra vấn đề trong quá tŕnh hội nhập.
Ghê gớm hơn, là cho đến nay, khi nhẩy từ nền kinh tế kế hoạch tập trung qua cái ta gọi là nền kinh tế thị trường có định hướng XHCN, chính quyền đánh bóng một cụm từ mù mờ để che đi cái thực tế đă nói, là dùng khâu quốc doanh để biển lận, có lẽ mục đích là tạo ra một tầng lớp nay người ta gọi là tư bản đỏ. Lớp người này tập hợp trong những tập đoàn có mầu sắc địa phương và mang hơi hướm phân chia quyền lực trong Đảng, tích lũy tiền biển thủ từ những công tŕnh và đề án có tài trợ dưới dạng đi vay tư bản nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Dĩ nhiên tiền đó thất thoát ra ngoài, hoặc biến thành đầu cơ trong bất động sản kiểu gà què Việt Nam ăn quẩn cối say, khiến giá đất ở phố cổ Hà Nội trong một nước nghèo cao ngang với giá đất khu trung tâm Tokyo, NewYork ... là một nghịch lư khiến ai có chút kiến thức kinh tế cũng lắc đầu. Có thế, con gái ông Chủ Tịch Quốc Hội mới có thể chi 75 ngàn đôla US cho một buổi tối sinh nhật như báo chí loan tin. Có thế, cậu quí tử con ông thứ trưởng phân quota may mặc mới quát công an , mày không biết bố tao là ai à! Có đất, thu địa tô. Có quyền, thu quyền tô. Nhưng quyền không bền, nên phải chụp giựt khiến quyền tô rất cao, có thể lên đến 30-40% những món nợ “quốc gia”. Ai trả nợ, tôi hỏi? Một nhân vật trong tầng lớp tư bản đỏ tiếp tôi trong một buổi tối tôi được đăi ăn cơm tây với dao nĩa bằng vàng thản nhiên đáp, con cháu sau này! Cuộc đánh cướp thời này là cướp cả những thế hệ chưa kịp sinh ra nhưng đă mắc nợ. Có kẻ trong đám mới giầu lên lại hăo huyễn đưa ra cái viễn tưởng rằng những thay đổi tích cực như tinh thần dân chủ, đạo lư và công chính sẽ từng bước được khôi phục với “giai cấp tư bản”. Xin thưa rằng không, không thể có chuyện này: tiến bộ theo xu hướng dân chủ xưa nay chưa bao giờ đến từ những ông chủ đất, và cái giai cấp tư bản hoàn thành nhiệm vụ mang nền dân chủ - nhân quyền đến nhân loại ở phương Tây là những kẻ chống lại quyền lợi những ông chủ đất đứng đằng sau những chế độ quân chủ phong kiến [42]. Kinh Tế Thị Trường nhưng quốc doanh chơi luật quyền lực chính trị. Định hướng XHCN chẳng qua là cách Đảng khẳng định vai tṛ độc tôn và độc quyền thống soái tài sản quốc gia.
Việt Nam không hề có một sách lược phát triển nào trong 30 năm qua. Chính quyền hài ḷng với những tỉ lệ tăng trưởng GDP nào là 6, 7 hay 8% và cho thế là đạt được những thành tựu lớn! Thực ra, vấn đề phát triển, ổn định và hội nhập phức tạp hơn. Nh́n quanh, từ Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ... cho đến những nền kinh tế của những quốc gia- đô thị như Singapore, Hong Kong, người ta đều t́m được những ưu thế kinh tế đặc biệt để len vào t́m chỗ đứng trong nền kinh tế toàn cầu. Nam Hàn từ thập niên 70 đă thành số 1 hay 2 trong công nghiệp đóng tầu. Đài Loan thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử, Ấn Độ khởi động công nghiệp “chất xám”, Hong Kong và Singapore th́ tập trung vào dịch vụ, ngân hàng, tài chính trong vùng, vv...Hội nhập ở mức độ vùng kinh tế hay ở mức độ toàn cầu đều có nghĩa là có phân công kinh tế, và sự phân công đó liên hệ đến, và dựa trên, ưu thế tuơng đối một nền kinh tế này đối với những nền kinh tế khác. Ưu thế của Việt Nam là ǵ? Hỏi, chúng ta sẽ chỉ nghe đi nghe lại bài người Việt thông minh cần cù chịu đựng, nhưng ít ra nay cũng không c̣n đèo vào câu đất nước chúng ta được thiên nhiên ưu đăi với rừng vàng bạc biển!
- Không sách lược, B́nh Minh đắn đo, nhưng ....
- Không sách lược, nhưng Việt Nam chẳng thiếu khẩu hiệu: dân giầu nước mạnh, ấm no hạnh phúc, sống nếp sống văn minh với truyền thống đậm đà bàn sắc dân tộc... Đồng thời, những khâu lẽ ra không phải là hàng hóa trao tay qua cơ chế thị trường như giáo dục, y tế ... được ''xă hội hóa'' ở cái nghĩa là Nhà Nước phủi tay, để xă hội lo: như một bước lùi trong lịch sử những định chế về giáo dục[43] chẳng hạn, thế hệ bây giờ có thể mua luận án, bằng giả, đút lót các cô các thầy để kiếm chút danh hờ ...Và thế là đâu đâu cũng đầy những tiến sĩ, phó tiến sĩ, giáo sư...in trên danh thiếp [44]. Như vậy, ta đi về đâu khi trong thiên niên kỷ này thế giới đang chuyển sang kinh tế tri thức? Vấn đề đào tạo con người trong những xă hội đang t́m cách vượt thoát nghèo dốt trong bối cảnh hiện nay là vấn đề hàng đầu. Và những con người trong xă hội chúng ta bây giờ ra sao? Đọc báo trong nước, rơ là đạo lư suy thoái! Xă hội chúng ta nay đầy rẫy những anh Xuân tóc đỏ, chị Xuân tóc hung, những bà Phán Phom tóc muối tiêu, nhân vật của một Vũ Trọng Phụng đă nằm xuống quá sớm nên hụt mất cái thời buổi đầy chất liệu. H́nh như con người bây giờ không c̣n ư thức xă hội, sống chết mặc bay, ai nấy lo làm ‘’giầu’’, vinh thân ph́ gia, hành xử theo một thứ chủ nghĩa thực dụng thô thiển hời hợt để biện minh tất cả, nhưng thật là chỉ cho cá nhân ḿnh. Luật chơi trở nên tṛ chèn ép, mánh mung, ăn cắp ăn trộm vặt. Trong cái phồn vinh giả tạo đô thị, người ta quên đói nghèo của đồng bào đồng loại, thản nhiên trước những cảnh gái quê lên thành phố chầu chực để những người đàn ông Đài Loan chọn làm con hầu mang đi, và thế có khác ǵ bán thân ḥng đem lại chút tiền nuôi mẹ, nuôi em? Sự ô nhục của một dân tộc bây giờ được đánh đồng với một trận đá bóng, đội nhà thua trước một đội nước ngoài, và chỉ thế là người ta kêu, than, vật vă v́ ‘‘danh dự tổ quốc’’!
Tại sao? Phải chăng thất bại hiển nhiên nhất của một chế độ là sự thất bại trong xây dựng con người? Trồng cây, 10 năm. Trồng người, 100 năm. Cây xanh ta chặt, môi trường ô nhiễm, lũ lụt hàng năm ven Trường Sơn, sẽ lấy ǵ để hy vọng một chính sách phát triển bền vững. C̣n đám trẻ vừa đến tuổi hát đồng dao trong phố phường bụi bậm hay trên ruộng đồng ngày một chật v́ người mỗi lúc một đông, ta hớt ngay những hy vọng một cuộc sống có ăn có học, có t́nh người với nhau, có một hiện tại ổn định và một tương lai để chia chung! Có phải người Việt Nam chúng ta kém trí tuệ, thiếu khả năng? Không. Cộng đồng người Việt lưu lạc ở hải ngoại chứng minh rằng người Việt có những thành tựu không thua kém bất cứ một cộng đồng di dân khác. Tuổi trẻ Việt Nam ở nước ngoài có thể nói rằng khá thành công trong các trường Đại Học, các doanh nghiệp công, tư...Như vậy, lư luận đơn giản cho thấy th́ ra chỉ trong nước mới có những vấn đề con người ở mức độ báo động.
Hoàng Oanh lo âu, ngước mắt:
- Giờ phải làm chi anh ?
Tôi không biết nên trả lời thế nào! Chẳng lẽ tôi lại nói, bỏ điều 4 trong Hiến Pháp. Hay nới ra những cái nghiêm cấm trong điều 30 và 33 [45] để cởi trói tư duy và cho thông tin báo chí có nhiều tự do hơn. Chẳng lẽ tôi nhắc lại lời ông Đặng Quốc Bảo, yêu cầu trong nội bộ Đảng CSVN có đối trọng [46], tức ít nhất đảng viên có quyền suy tư và hành động chính trị theo một phương hướng khác với sự áp đặt nhân danh một tập thể hạt nhân độc đoán không dung hợp bất cứ ǵ khác ḿnh? Hay chẳng lẽ tôi cũng lên tiếng tố cáo cái xă hội đen nay là con do Đảng sinh thành [47]... Những điều hiển nhiên này, nói ra đâu cần có tôi.
Phải chăng đă đến lúc phải nghĩ lại là xă hộiViệt Nam ta cần có những thay đổi nào để tạo ra cơ sở thuận lợi ngơ hầu hội nhập vào thế giới. Ngày nay, diễn tŕnh tiến hóa của lịch sử không c̣n rập theo cách vận động dựa trên h́nh thái đấu tranh giai cấp. Hai mươi năm vừa qua, những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ kỹ thuật thông tin và tự động cho phép nh́n thấy một viễn cảnh trong đó lao động, kể cả lao động chất xám, có khả năng được thay thế bằng những phương tiện máy móc hiện đại. Giai cấp công nhân ở những nước tiền tiến ngày một teo tóp lại, đồng thời ư thức giai cấp cũng như cuộc tranh đấu theo mẫu h́nh công đoàn bị đẩy lùi từ sau chiến tranh lạnh. Hiện nay, 500 tập đoàn tư bản kiểm soát 2/3 tổng sản lượng kỹ nghệ thế giới, và dẫu có cạnh tranh nhưng cũng biết kết hợp để chiếm độc quyền đặc lợi. Từ 15 năm qua, nhiều consortium tài lực đă h́nh thành, hoạt động đa dạng, đa ngành, mang tính toàn cầu, với những cơ quan có chức năng quốc tế (như World Bank, IMF, WTO...) đứng hậu thuẫn và đảm bảo một thứ pháp chế đứng trên và chi phối những quyển lợi quốc gia cá biệt. Công nghiệp mức trung và nhẹ cần xử dụng nhiều lao động được chuyển giao từng bước cho những nước đang phát triển, nhưng trong điều kiện thế giới thừa lao động với chất lượng và tay nghề có thể nhanh chóng đào tạo, công nhân không thể tạo ra những áp lực đáng kể với những xí nghiệp đa quốc gia với vốn tư bản khổng lồ và có thể chuyển dịch bất cứ lúc nào đến những nơi ít biến động. Cho nên, nền chuyên chính một giai cấp công nhân vô sản có rất nhiều khả năng là sự không tưởng cuối cùng của nhân loại. Xă hội toàn trị chuyên chính chắc chắn sẽ tiêu ma. Nhưng trong thiên niên kỷ này, yếu tố nào sẽ là yếu tố vận động lịch sử ? Thế giới mai sau sẽ tập trung vào những đơn vị văn hoá-chính trị-kinh tế siêu quốc gia? Hay sẽ tách thành những xă hội nhỏ có khả năng co cụm tồn tại với những đặc thù và bản sắc cá biệt ? Dù với khả năng nào đi nữa, xu hướng trên thế giới là tiến tới những xă hội dân chủ dựa trên nền tảng một số quyền cá nhân bất khả xâm phạm. Trong hướng đó, có lẽ Việt Nam chúng ta phải động năo t́m ra những viên gạch xây từ đầu nền tảng cho một cơ sở dân chủ - xă hội phù hợp với truyền thống lịch sử và văn hóa của chúng ta [48]. Muốn thế, đầu tiên con người phải trở lại làm người với nhau để cấu thành một xă hội. Và xă hội phải thiết lập lại định chế dân sự với những quyền công dân cơ bản [49].
B́nh Minh giục:
- ... Nhưng anh ơi, phải làm chi đây anh? Có người nói dân chủ là dẫn đến năm bè bẩy mối, chia rẽ xung đột, rồi lại bạo loạn, như bên Phi Châu...
- Không phải thế! Loạn là do xă hội không pháp chế luật lệ. Những nước dân chủ trên trái đất này loạn hết à ? Nhưng quá tŕnh tiến đến một xă hội dân chủ th́ quả có những yếu tố bất ổn. Đó là v́ người Việt Nam chưa hề biết thế nào là tự do bởi hàng trăm năm nay chúng ta phải sống qua chế độ phong kiến, thực dân, rồi hai cuộc chiến dài, và sau đó là thời gian ṃ mẫm xây dựng xă hội theo một mô h́nh chẳng mấy thích hợp sau giải phóng. V́ không tự do, nên mỗi người chúng ta đều ít ư thức cá nhân, nhất là cá nhân như một phân tử xă hội, biết tôn trọng những cá nhân khác.Và chưa có thói quen cũng như tinh thần đối thoại với nhau, nên ta dễ sa đà vào những thuộc tính bầy đàn phe phái thường dẫn đến những hành xử quá khích, thậm chí bạo lực. V́ vậy, cần một cái khung để thực hiện quá tŕnh dân chủ. Nhưng dân chủ là ǵ? Đâu phải dân chủ là chỉ là đi bầu cử ra người đại diện định kỳ cho ḿnh! Trước hết, dân chủ là một giá trị tinh thần trên cơ sở đó con người đồng thuận xây dựng với nhau một xă hội. Tinh thần dân chủ đ̣i hỏi mỗi cá nhân - tự do và có những quyền con người bất khả xâm phạm - đều tôn trọng những cá nhân khác, cũng tự do và cũng có những quyền cơ bản như ḿnh. Với tinh thần đó, xă hội dân chủ tất nhiên là sự kết hợp của những con người có tự do và có những quyền con người b́nh đẳng với nhau...
Hoàng Oanh mất kiên nhẫn, xin lỗi ngắt lời, hỏi thẳng một câu rất thực tiễn:
- Cụ thể là thế nào? Anh nghĩ Đảng sẽ nới tay chia quyền cho người khác à ? Ban phát như thế th́ Đảng được ǵ?
- Cứ nghĩ Đảng là một khối thuần nhất th́ nay không đúng. Trong Đảng, quyền lực đă khai sinh ra một lớp tư sản và một giai tầng trung lưu thành thị. Họ đă có tư hữu, dĩ nhiên muốn bảo vệ tài sản, và muốn cho bền vững th́ cách hay nhất là mở rộng và triệt để hợp pháp hóa quyền tư hữu kể cả “ những phương tiện sản xuất”. Họ sẽ không chống lại xu hướng dân chủ. Ngoài họ, trong Đảng có những đảng viên thật ḷng yêu quê hương đồng bào và nhận ra rằng cuộc Cách Mạng mà họ đă dâng hiến cả cuộc đời không thể mang lại điều họ mong ước, là cơm no áo ấm và công bằng xă hội cho mọi tầng lớp. Họ cũng mong có thay đổi, và trước ngọn triều toàn cầu, họ biết là không có cách ǵ khác là phải dứt khoát với một ư thức hệ không hiện thực và không có chỗ dựa. Nhưng quan trọng hơn cả là giới trẻ, những người tay chưa vấy t́ vết thế cuộc, có khả năng trí tuệ giữa một thế giới khó có thể bưng bít thông tin, sẽ đặt lại những vấn đề cơ bản. Trước ba thế lực vừa nói, Đảng sẽ chẳng ban phát ǵ mà chỉ chuyển ḿnh động năo để có thể tiếp tục tồn tại lâu dài nếu chính là Đảng vẽ ra cái khung cho quá tŕnh dân chủ hóa xă hội. Chẳng hạn, bước đầu Đảng dân chủ hoá chính ḿnh, không tiếp tục tập quyền vào Bộ Chính Trị, chấp nhận sự đa cực với những ư kiến khác biệt công bố trước truyền thông, báo chí của các ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương về những vấn đề có tầm cỡ chính sách...
B́nh Minh khoát tay:
- Ở cấp cao th́ khó lắm. Đă leo lên đến chỗ ấy, mấy ai muốn thay đổi!
- Ấy, em đừng đánh giá thấp những thay đổi từ bên trên. Em quên Đại Hội VI Đổi Mới rồi sao. Nay, dư luận bàn ra tán vào cụm từ Dân Chủ Cơ Sở do đương kim Tổng Bí Thư Đảng phát biểu. Nếu dân chủ từ cơ sở nghĩa là ngay ở cấp xă, dân bầu ra Hội Đồng Nhân Dân Xă nhưng không theo cái kiểu Đảng cử Dân bầu nữa, và cứ thế từng bước đi lên những cấp chính quyền cao hơn th́ chậm nhưng chắc, và sẽ mở đường cho những diễn tŕnh thay đổi linh động sau này. C̣n không bầu cử, nhân sự cầm quyền ù ĺ không thay đổi bất chấp dân nghĩ thế nào, sống ra sao, nhưng hễ có động tịnh ǵ th́ mang công an ra trấn áp th́ rồi sẽ loạn. Và loạn to...
Hoàng Oanh thở dài:
- Quê cha em ở Điện Bàn, nông dân mất đất, thưa kiện cả chục năm nay...Vẫn mấy ổng cũ x́, nên con kiến đi kiện củ khoai, anh à!
- Ở Nam Đàn quê em cũng rứa, B́nh Minh buột miệng... Đúng, giá mà cứ ba năm, bốn năm dân được đi bầu cho những người ḿnh tin tưởng th́ thiệt là đỡ khổ cho những kẻ thấp cổ bé miệng. Đó là dân chủ, nhưng hơi chút là các ổng lại kể công giành độc lập, thống nhất đất nước và giải phóng dân tộc. Hết ư, các ổng đem cả bác Hồ quê em ra dọa thế là không như lời bác dậy...
Tôi buồn bă, nói nhỏ:
- Về ba chữ độc lập, thống nhất và giải phóng dân tộc th́ ta đă trao đổi với nhau nhiều rồi. Đó là chuyện tuyên truyền măi nên nghe-như thật, chẳng một ai nghĩ đến thực chất nội dung. Nhưng xương máu đă đổ trên mọi miền đất nước, là giá đă trả cả bên này lẫn bên kia, và là công lao của những người đă nằm xuống mà chúng ta sẽ không bao giờ quên. C̣n ai đó mang bác Hồ ra răn đe, th́ các em có thể dẫn lời bác năm 46, độc lập mà dân cứ đói cứ khổ th́ độc lập làm ǵ? Rồi các em xin họ đừng xử dụng những tiêu ngữ Độc Lập- Thống Nhất-Giải Phóng để tự tâng công nhằm chụp lên đầu mọi công dân một ṿng kim cô xiết lại không cho ai có cái quyền tư duy tự do trên những vấn nạn của một xă hội đang chông chênh trên vực bờ hủy diệt...
- Nhưng rút tỉa ǵ trong câu chuyện đây? B́nh Minh đăm đăm nh́n.
Nh́n ánh đèn chiếu cầu Tràng Tiền lịm tắt, tôi từ tốn:
- Ta rút tỉa ǵ được từ câu chuyện đă nói với nhau sau khi lược lại lịch sử 60 năm vừa trôi qua? Xin nói ngay, không ảo tưởng có thể sở hữu ǵ về một thứ chân lư bất khả tranh căi nào đó, tôi chỉ thành tâm mong đặt vấn đề để cùng đào xới mong cho tương lai đất nước chúng ta đă quá ư thiệt tḥi gian khổ tươi sáng hơn. Tôi nghĩ, thành quả lớn lao nhất của người Việt Nam chúng ta là đă toàn vẹn lănh thổ và xóa được những chia cắt đất nước do Thực Dân và Đế Quốc áp đặt. Đổi lại, máu và nước mắt cùa quân dân Nam, Bắc đă thấm vào đất vào sông vào biển ông cha ta để lại. Trên cây thánh giá cứu chuộc trong thiên niên trước, người Việt Nam chịu đóng đinh suốt từ 1945 cho đến 1975, đ̣i hỏi quyền độc lập và phất ngọn cờ giải phóng khỏi ách kềm kẹp của những dân tộc bị áp bức. Nhân loại đă tri ơn sự hy sinh này, và từng hướng về xem người Việt Nam chúng ta bước xuống thập giá để phục sinh như thế nào. Cuộc phục sinh đó mang ư nghĩa Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc vẫn c̣n viết trên tất cà những văn bản công quyền. Độc lập chính trị của một quốc gia, dẫu tương đối trong tương quan toàn cầu ngày nay, tỉ lệ thuận với cái chúng ta quen gọi là dân giầu-nước mạnh. Nhưng làm sao để dân giầu đây? Dân có thề nào giầu lên được khi xă hội khép cứng tư duy mọi thành viên vào một khuôn phép chính thống chỉ c̣n biết bám vào mục tiêu ổn định quyền lực? Có lẽ chúng ta phải vượt qua sự Thống Nhất hiểu là thông nhất quyền lực chính trị bằng quan điểm rằng Thống Nhất là t́m ra sự đồng thuận tổng hợp mọi mặt về một tương lai đất nước chăng? Nhưng muốn thế, mọi công dân phải tự do -hiểu trên b́nh diện cá nhân- với những quyền hạn và nghĩa vụ xă hội. Nói cho cùng, Tự Do là cái đích của công cuộc Giải Phóng con người, và là điểm xuất phát đi đến Hạnh Phúc. Bước xuống thập giá, cuộc phục sinh không thể thực hiện khi con người tay chân đóng đinh lại bị áp chế, để quyền lực nặn ra và bóp lại cho nhỏ như nhau, tất cả nhân danh một lư tưởng xă hội chủ nghỉa chắc chắn bất khả thi trong thiên niên kỷ này. Nay, là lúc phải làm một cuộc đại lễ sám hối cho những người sống và giải oan cho những bóng ma chưa siêu thoát trên mọi miền, ở mọi phía. Và từ đó, người Việt Nam ở hiện tại nắm tay nhau đồng tâm xây đắp tương lai đất nước trên cơ sở đồng thuận về một xă hội thực sự văn minh và nhân bản. Một xă hội, dù muốn hay không, cũng như mọi xă hội trên trái đất nhỏ bé này, phải hội nhập vào cộng đồng thế giới...
B́nh Minh quay nh́n ra ngoài trời. Hoàng Oanh rót nước cho tôi, nén thở dài, cười làm vui nhưng không giấu được chút ánh buồn đọng cuối mắt. Đă khuya, tôi cám ơn gia đ́nh Oanh và xin kiếu từ. Mai tôi ra trường bay Phú Bài, vào Sài G̣n mấy bữa rồi bay trở lại miền đất tuyết đă cưu mang tôi mấy chục năm nay. Nói câu tạm biệt, nhưng trong ḷng, tôi nghĩ sẽ chẳng có dịp nào như thế này, ăn một bữa rất Huế, và nói những chuyện rất Việt Nam. Phần tôi, tôi thật không ngờ gập và chuyện tṛ được với hai người bạn trẻ có những trăn trở khác với nỗi lo sinh kế ta thường nghe như câu đầu cửa miệng trên khắp nẻo đường đất nước. Những điều tôi trao đổi, tôi chẳng biết chúng có mang lại được ǵ cho những người sơ ngộ, nhưng thôi, biết thế nào hơn...
Tôi không muốn B́nh Minh đèo tôi về khách sạn. Đêm cuối cùng, tôi xin được một ḿnh với Huế. Men bờ sông, tôi bước về phía cầu Bạch Mă, qua trước cổng Thành Nội nay vắng lặng không một bóng người. Nhưng thật lạ, khi ngước nh́n cửa Ngọ Môn, bỗng dưng tôi hân hoan một điều ǵ chưa hẳn định h́nh, như gió đêm chợt đến chợt đi, đùa vào nhân gian cái cảm nhận của những đổi thay tất nhiên như qui luật của sự sống. Nhưng niềm hân hoan đó mơ hồ, như đêm mơ hồ, như những ngày ở Huế cố đô, mơ hồ và ám ảnh... Sáng hôm sau tôi lấy xe của Việt Nam Airlines ra Phú Bài từ lúc tinh mơ. Và, ơ ḱa, tôi không ngờ, B́nh Minh và Hoàng Oanh đèo nhau ra sân bay tiễn tôi. Huế như thế không phụ bạc. C̣n nhân t́nh. Và từ đó th́ c̣n tất cả. Lần đầu trên quê hương tôi vẫy tay thực tâm hẹn một ngày về với những người ở lại.
Nắng trong ḷng
B́nh Minh và Hoàng Oanh thân mến
...Câu chuyện ngày nào giữa chúng ta xoay quanh những bài học rút tỉa từ cuộc bể dâu trên đất nước vẫn c̣n chút dở dang. Nay viết thư gửi hai em, tôi nhớ Huế. Và nhớ Huế, tôi lại nhớ Trịnh Công Sơn, một người chẳng ai không biết tên với những bài ca đă in dấu ấn tâm linh lên hai ba thế hệ vừa qua. Mang thơ Sơn ra đọc. Mang văn Sơn ra đọc. Trí óc tôi chập chùng những lời nhân ái của một nghệ sĩ lớn. Anh đă sống cuộc binh lửa tang thương nhất trong lịch sử đất nước chúng ta. Anh đă chống lại nó, đơn độc. Nhưng dũng cảm. V́ khí giới phản chiến chỉ là lương tâm. Cho nên, tưởng nhớ bạn, tôi xin đưa lời anh vào bức thư này, để tạ anh chút ân t́nh tri kỷ. Như anh. Như tất cả, lúc nào tôi cũng xao xuyến trước những tấm gương ái quốc, và yêu mến những biên giới quê hương như ṿng tay người mẹ ôm tṛn che chở đàn con. Trong ḷng tôi, những biên giới cũng được dựng lên, không phải biên giới của hận thù mà chỉ là lằn mức địa lư văn hóa trong đó con người chia chung cho nhau một đời sống thân ái. Đời sống Việt Nam đă dạy chúng ta những bài học đau đớn nhưng vĩ đại. Dạy biết từ một tấm ḷng nhỏ nhen đến một tâm hồn cao cả. Dạy từ mưu toan giết chết hằng vạn người của những tên hề mím môi cắn miệng trong những tuồng tích mà làng mạc rừng núi thành đấu trường, và phố thị hóa ra sân khấu. Chiến tranh phải kết thúc, nhưng phe nào thắng th́ cuối cùng con người cũng bại. Thương tích bên ngoài tưởng lành, nhưng ở trong sâu, c̣n những nỗi đau vẫn âm thầm mưng độc.
Nhưng dù sao, mọi sự đă là thế. Lịch sử lỡ như thế, không đảo ngược được, và tôi cũng lỡ để một bàn chân trong cơn xung động. Lịch sử mang niềm đau của tất cả . Cá nhân lại có cái xót xa quằn quại riêng trong sự bất hạnh chung. Với những biến đổi vô thường, làm sao có được một tổng hợp đích xác về thân phận con người. Mỗi dự tưởng về hạnh phúc con người đều là nguồn cội vực sâu. Luôn luôn có một ngộ nhận về ngữ nghĩa v́ thói quen đánh bóng những bất hạnh và gọi đó là niềm bi tráng của thân phận. Dự tưởng càng lớn, th́ càng xa, càng tách khỏi con người. Và tất nhiên, càng tách khỏi con người th́ càng đào cho vực thêm sâu. Đến lúc đạt được đỉnh cao, trời hỡi, cũng là lúc kề cận nhất với vực sâu hun hút để nghe cho rơ tiếng tru thất thanh của con người trượt dốc.
...Tôi đă nói quá nhiều về quá khứ. Và những bóng ma. Trên muôn ngóc ngách của quê hương này, bao nhiêu là linh hồn chưa nuốt hết oan khiên vẫn c̣n đợi giờ siêu thoát. Bao nhiêu là những tà ma gây ra nghiệp quả c̣n đọa đầy ở sáu tầng địa ngục. Bao nhiêu là những con người sinh thành từ những bóng ma c̣n lẩn quẩn đ̣i những món nợ trần gian. Dẫu nói về quá khứ và những bóng ma, nhưng thật tâm tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để nói đến tương lai và những con người. Trên một đất nước, của hai em, của tôi, của những người sống trong nước, của những kẻ ở hải ngoại nhưng vẫn đau đáu một ḷng với quê hương. Sau 30 năm chiến tranh, đất nước đó có đến 3 thế hệ cầm súng, và cả hai phía đều mang trong tâm thức những quán tính hằn vết oán hận mưng độc từ những nỗi đau chưa dứt, những ngộ nhận đúng-sai không ngày xét xử, những mất mát không có đền bù, những nỗi oan c̣n rỉ máu nhưng vẫn chưa công minh phán quyết. Kẻ cầm trịch hô khúc ruột ngàn dặm - là da là thịt của Tổ Quốc - hăy khép lại quá khứ. Nhưng những lời nói suông không đánh tráo được sự bất hạnh khủng khiếp của những ngày qua. Quá khứ chỉ khép lại khi tương lai mở ra. Tất cả oán hận kia có thể xả ra và quên đi, tức là thực sự có hoà hợp ḥa giải dân tộc, khi chúng ta cùng thấy và cùng nhau xây dựng tương lai để hiểu rằng những thương tích trong quá khứ kia là bàn đạp để con em chúng ta bước vào một ngày mai tươi sáng hơn. Trách nhiệm Lịch Sử này là trách nhiệm chung. Những kẻ nào thui chột tương lai dưới bất cứ một thứ danh nghĩa nào, một tập hợp quyền lực nào, đều là những kẻ phản quốc. Ngẫm lại, bao nhiêu trăm năm qua, chúng ta lúc nào cũng có một kẻ thù để chống lại. Sự tồn tại của chúng ta không đến từ sự khẳng định chính ḿnh. Nó đến từ sự phủ định những kẻ xâm lăng. Chừng mực nào, bất hạnh khởi đi từ đó. Trong thế giới ở thiên niên kỷ này, xâm lăng mang h́nh thái mới, kẻ thù c̣n, nhưng không dễ nhận diện. Và cũng không thể đơn giản nghĩ rằng chỉ những người khác mới là kẻ thù. Khi chỉ c̣n lại chính ta đang chiến đấu với bóng ḿnh ở bên kia mặt gương, sự bất hạnh đó biến thành hiểm họa tự giết ḿnh. Do đó, nó ghê gớm hơn, và không kịp thời nhận diện th́ làm thế nào tránh được những oan nghiệt bể dâu? Bây giờ, đă là lúc chúng ta phải khẳng định chính ḿnh để tồn tại. Và một cách xứng đáng, để đền bù cho những bất hạnh đă phải trả trong những năm tháng tang thương trong quá khứ.
Chưa bao giờ tôi có thể điên dại để tự đề nghị với ḿnh một trách nhiệm quá lớn. Nhiều lần, tôi đă mong được thấy những giá trị hăo huyền bén rễ sâu xa trong tâm năo tôi được thải ra ngoài như thứ ô tạp cần gạn lọc. Tôi không phải là kẻ dễ mất niềm tin, nhưng trong tôi, tuyệt vọng lắm khi làm mùa độc nếu như tôi không c̣n cái may mắn gặp gỡ cùng tuổi trẻ. Với tuổi trẻ, tôi gầy lại lửa nuôi dưỡng hy vọng, và trước những con mắt trong sáng vây quanh, ḷng ái ngại biến tôi thành một bóng tối nhỏ nhoi. Với những trái tim quí báu đó, có thật tôi đă đóng góp một điều ǵ tốt đẹp? Nhưng, tôi ơi, khi đă lỡ có cơ duyên th́ những t́nh cảm kia phải được đền bồi. Thu ḿnh ngậm miệng từ đó hết cơ hội tự giải oan. Đó là sự liêm sỉ tối thiểu.
Tôi rất buồn bă khi tuổi trẻ ồn ào kêu la quốc nhục khi thua một trận bóng đá với đội nước ngoài nhưng lại dửng dưng im tiếng khi những người con gái Việt Nam phải bán thân ra chợ buôn người mong t́m được một người chồng để đi Đài Loan, Mă Lai... Tôi hoảng sợ khi nh́n thấy những tâm hồn đẹp đẽ quanh đây bị cuốn hút vào những suy tư thực dụng hời hợt, những hành xử ích kỷ không c̣n ǵ là đạo lư xă hội, và những chọn lựa trào lưu. Những chọn lựa đó thường có vẻ đẹp bề mặt nhưng không can dự ǵ với ư thức. Hay nếu có, chỉ là loại ư thức để những con vẹt hót lại. Trong cách thế đó, chọn lựa chỉ đồng nghĩa với sự tự hủy và cùng nhau kéo theo những cái chết thanh xuân. Đáng ra, chúng ta hăy chọn lựa giành điều kiện làm người với nhau và cho nhau. Khi v́ chọn lựa đó mà phải làm tên tử tội, ta chỉ là tên tử tội của định mệnh riêng tư. Không mơ mộng trên xương máu đồng loại. Không hát những tiếng hát cổ vũ sự sinh nở của hận thù. Gắng che chở cho tâm hồn. Phải biết sáu mươi năm qua cỏ dại và nấm hoang đă mọc quá nhiều trên đó.
Những ngày mệt mỏi tôi lắng ḿnh trôi về bên một ḍng sông, cạnh Huế, thành phố của quá văng. Trên bề mặt nay yên tĩnh dẫu xưa thừa thăi tang thương, thành phố có những cơn sóng ngầm và những ngọn lửa ủ dưới tro than từng tạo phong ba đă làm bật rễ những triều đại thuở trước. Nhưng mỗi lần có cơ hội trở lại đời sống b́nh thường, thành phố lại mang khuôn mặt thơ mộng và nhẹ nhàng của những ngọn gió hờ trong thành cổ. Cơ hội đó nay không nhiều. Trong những hoàn cảnh nghiệt ngă, người ta không c̣n nh́n nhau bằng con mắt cũ. Thấp thoáng dưới những trũng mắt năm xưa những b́nh phong dựng lên từ e ngại. Ngờ vực là phải. Thời đại của đố kỵ, tỵ hiềm đă h́nh thành từ bao giờ mà không hay. Nhưng không phải chỉ riêng nơi đây. Nơi nơi đều thế. Tôi đă qua nhiều thành phố, cuối cùng mới vỡ lẽ ra, mỗi nơi đều đă thành h́nh những sân khấu và những đấu trường bỏ túi. Tuồng tích được biên diễn cẩn mật. Mỗi người tự xé ḿnh thàng những mảnh rời để đóng dăm ba vai tṛ. Đám giả h́nh múa những đường gươm vừa quyết liệt vừa chu đáo. Nhiều đêm trở về, xương sống bỗng buốt lạnh, bởi đâu đây, luôn luôn sẵn sàng những nhát dao không minh bạch. Có cái ǵ gần như những vết ố trên một phía của mặt đời, nơi bóng tối che đi những chọn lựa vô liêm nhưng tṛn lẳn để tuột theo triền dốc bờ con vực. Không, con người có thể làm những chọn lựa góc cạnh. Trong cuộc sống nhiễu nhương nơi đây, sống đă là một cách chọn lựa. Nhưng đừng dại dẫn ḿnh đến một pháp trường bất xứng mặc dù ai cũng đă có một lần sẵn sàng phủi tay với cuộc đời. Cho nên, những chọn lựa nhỏ nhặt chỉ làm hao ṃn tâm hồn ta thôi. Hăy đủ sức giương cung, chọn mũi tên định mệnh, và lao trong gió tự do đến một mục đích tương xứng.
Khi ta gặp nhau, Huế vào độ lập thu. Thoang thoảng trong thành cổ thơm tho một mùa sen hóa kiếp trên ao. Sau khi đến ăn bữa cơm ''gia đ́nh'' nhà Hoàng Oanh, khi chia tay một ḿnh tôi đi dưới cổng thành, ḷng bất ngờ có những nỗi hân hoan kỳ lạ. Một điều ǵ gần như niềm hy vọng mới nhú lên. Tôi bỗng chắc chắn rằng tuổi trẻ quanh đây, qua những bất hạnh quá đủ, sẽ tạo dựng được cái mùa muộn màng của sự thật. Những lời chân thật. Những ước mơ chân thật. Và từ đó, những phát biểu mới sẽ là những đường gươm sắc bén chém rụng huyền thoại. Từng bước đi tới, tuổi trẻ tự cưu mang lấy ḿnh. Không nương nhờ nữa. Mỗi người là hy vọng của chính ḿnh. Giải thoát quyết liệt khỏi mọi khối nam châm phù thủy bấy lâu đă làm rêu phong sợ hăi trên đời ta, tức là bóc trần những sự thật tối tăm xưa nay được che chở an toàn. Những nhầm lẫn xưa nay không bị truy tố. Lần giở lịch sử ông cha để lại, con cháu thôi không trách móc, chỉ thương xót trong tịch lặng. Sự tịch lặng phủ lên những vết thương của đất, của trời, của những con tim thương tích không lành, của một ngày mai không đến. Đó là cơi vô âm của mọi chủ thuyết, mọi triết lư, mọi tham vọng đổi đời. Nếu cần một thanh âm tỉnh thức, th́ xin một tiếng chim theo bước gập ghềnh của những cuộc đời không tiếng nói. Nhưng tuổi trẻ sẽ làm như thế với ḷng độ lượng chứ không phải v́ thiếu can đảm. Tuổi trẻ hiểu trong khuôn khổ xă hội nào cũng có người tốt người xấu. Tuổi trẻ tin vào khả năng hướng thiện của bất cứ ai, không chà đạp như quá khứ từng sai phạm, không nhỏ nhoi hồi tố những cái án có thể quên đi. Tất cả v́ tương lai. Tuổi trẻ là những đứa con quá t́nh cảm, chẳng nỡ buộc tội những người của quá khứ, nhưng vẫn phải lên đường. V́ bản năng tồn sinh của những cuộc đời đáng sống.
Nhưng đă muộn chưa? Chúng ta đang chênh vênh trên con dốc hủy diệt? Cái gia đ́nh chung đă có lắm điều tồi tệ. Đúng thế. Nhớ lại lời nói khi xưa với B́nh Minh, vài ba mươi năm có hề chi, lịch sử là con đường dài trước mặt, tôi đoan chắc rằng tôi chỉ nói lên một sự thật giản đơn. Những điều tồi tệ đă làm đều có thể đảo ngược trong tương lai, nếu chúng ta thực sự muốn cưu mang tương lai. Chúng ta được thương xót, được vỗ tay từ khắp nơi, rồi cũng bị dè bỉu khen chê. Với t́nh cảm nhân loại, sự đăi ngộ của chúng ta như thế cũng đă quá nhiều. Không có ai có thể làm ǵ khác hơn thế. Không có ai thay ta để định đoạt vận mệnh ta. Việc chúng ta, ta phải sắn tay lên. Hăy bắt đầu phá bỏ đấu trường. Phá bỏ sân khấu. Tuồng tích không c̣n ǵ làm ngạc nhiên. Với kinh nghiệm thương đau, chúng ta đều hiểu rơ hạnh phúc ở đâu. Trên con đường chúng ta đă đi qua tuyệt nhiên không có.
Điều tôi muốn nói để trả món nợ với tuổi trẻ hai em là chưa muộn nếu chúng ta lên đường từ một quá khứ cùng hiểu ra và để tránh được những bước hững chân mai sau. Và dù thế nào chúng ta cũng phải đi. Chỉ xin được đi những bước vững chắc, với ư thức t́m về quê quán là con người, ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Như những đứa con nhân loại, chúng ta c̣n sẽ vượt qua bao nhiêu sa mạc, bao nhiêu đại dương. Trên bước đường trong mênh mông, chúng ta đang cần chút nước cho hành tŕnh. Những thiệt tḥi đă đủ lớn nên ta không thể để cả một giống ṇi bị hụt hơi v́ vô vọng. Và mỗi bước tôi đi, tôi sẽ ngước lên chào b́nh minh, đợi một tiếng hoàng oanh hót cho mặt trời lên, để nắng vào ḷng, ngước mặt nh́n trời thật sáng.
7-03-2005
17-04-2005
Một số những trạm tham khảo trong bài viết là: AMVC: amvc.free.fr; BBC: www.bbc.co,uk/vietnamese; Diễn Đàn: zdfree.free.fr/diendan/; Talawas:www.talawas.org; Thông Luận: www.thongluan.org; Hợp Lưu:www.hopluu.net
[1] Trần Trọng Kim,Việt Nam Sử Lược , Saigon, NXB Tân Việt, 1956, Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1971.
[5] Devillers Philippe, Histoire du Việt Nam de 1940-1952, Edition du Seuil, Paris 1952 và Vơ nguyên Giáp, Những chặng đường Lịch Sử, NXB Văn Học, Hà Nội,1977
[8] Goscha Christopher và Benoit de Tréglodé, The Birth of a Party-State : Việt Nam since 1945, edition Les Indes Savantes, Paris, 2004. Tham khảo chương 4, Shaw McHale , Freedom, Violence, and the Struggle...và nhất là chương 10, François Guillermont, Au coeur de la fracture vietnamienne. Tiến sĩ Guillermont dựa trên nhiều tài liệu Nhà XB Công an Nhân Dân (NXBCAND) của các Bộ Công An, Bộ Nội vụ Việt Nam (cục Cảnh Vệ, cục T́nh báo) cũng như hồi kư của những nhân vật chỉ đạo công an và t́nh báo như Lê Giản, Lê văn Viễn... Đặc biệt trong thời gian 45-54, xin tham khảo Công an Thành Phố Hà Nội, Những chặng đường lịch sử, NXB CAND, 1990.
[9] Dương Trung Quốc, ‘’Tư tưởng coi thường Hiệp Định Genève là một sai lầm’’, VietnamNet, 21-07-2004.
[10] Devillers Philippe (sđd, 1988).
[11] Vơ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong ṿng vây, NXB Quân dội Nhân Dân, Hà Nội, 2001.
[12] Về HĐ Genève, tạm chia diễn biến ra 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (8/5 - 23/6): Đây là giai đoạn các bên tŕnh bày lập trường của ḿnh về cách giải quyết vấn đề Việt Nam và Đông Dương. Thay mặt đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng đă tŕnh bày lập trường 8 điểm tại hội nghị: 1- Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. 2- Kư một hiệp định về việc rút quân đội nước ngoài ra khỏi 3 nước Đông Dương trong thời hạn do các bên tham chiến ấn định. Trước khi rút quân, đạt thoả thuận về nơi đóng quân của lực lượng Pháp hay Việt Nam trong một số khu vưc hạn chế.3- Tổ chức tổng tuyển cử tự do trong 3 nước nhằm thành lập Chính phủ duy nhất cho mỗi nước. 4- Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố ư định xem xét việc tự nguyện gia nhập Liên hiệp Pháp và những điều kiện của việc gia nhập đó. 5- Ba nước Đông Dương thừa nhận các quyền lợi kinh tế, văn hoá của Pháp tại mỗi nước. Sau khi Chính phủ duy nhất được thành lập, các quan hệ kinh tế và văn hoá được giải quyết theo đúng các nguyên tắc b́nh đẳng và củng cố.6- Hai bên cam kết không truy tố những người hợp tác với đối phương trong thời gian chiến tranh.7- Trao đổi tù binh.8- Các biện pháp nói trên sẽ được thực hiện sau khi đ́nh chỉ chiến sự.
Giai đoạn 2 (24/6 - 20/7): Trưởng đoàn Pháp và Trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đàm phán trực tiếp để giải quyết các vấn đề cụ thể. Đoàn đại biểu VNDCCH kiên tŕ đấu tranh cho mấy vấn đề cơ bản bao gồm: quyền tham gia hội nghị của các đại biểu chính phủ kháng chiến Lào và chính phủ kháng chiến Campuchia; chọn vĩ tuyến để khẳng định giới tuyến quân sự thạm thời ở Việt Nam và thời hạn tổ chức tổng tuyển cử tự do thống nhất nước ta. Hai vấn đề chủ chốt phía sau măi đến gần lúc Hội nghị kết thúc mới được giải quyết. Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève về Đông Dương bắt đầu được kư kết với nhiều văn kiện, chủ yếu là: 1- Ba hiệp định đ́nh chỉ chiến sự tại 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia; 2- Bản tuyên bố riêng ngày 21/7/1954 của Mỹ tại Hội nghị Genève, đă không kư vào HĐ; 3- Bản tuyên bố của chính phủ Pháp ngày 21/7/1954 trong đó nêu rơ Pháp sẵn sàng rút quân ra khỏi lănh thổ Việt Nam, Lào, Campuchia theo lời yêu cầu của chính phủ những nước có liên quan trong một thời gian do các bên thoả thuận; 4- Những hiệp định về Việt Nam với nội dung: i- Các nước tham gia hội nghị tôn trọng quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam; ́i- Ngừng bắn đồng thời ở Việt Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương; ́́i- Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt Việt Nam làm hai miền. Pháp rút quân về phía nam vĩ tuyến đó; iv- Tổng tuyển cử tự do trong cả nước sau hai năm để thống nhất nước Việt Nam.
[15] Xin tham khảo Nguyễn Minh Cần, Xin đừng quên, nửa thế kỷ trước: Vấy máu Cải Cách Ruộng Đất, Thông Luận, 01-2003; Dương Thu Hương, Những thiên đường mù, 1987 ; Lê Lựu, Chuyện Làng Cuội, 1991; Tô Hoài, Chuyện ba người ( chưa xuất bản), Trần Dần, Ghi 1954-1960, td memoire, Paris 2001.
[16] Xem Lê Đạt, Nói về Nhân Văn Giai Phẩm, phỏng vấn do Thụy Khuê thực hiện, Hợp Lưu, 81, 2005, và Trần Dần (sđd, 2001).
[22] Tham khảo Mann. R (sđd), Kissinger H, Years of Upheaval, Boston:Little, Brown, 1982, và Nixon R, No more Việt Nam, NewYork:Abor House, 1985.
[23] Trần Quang Cơ, Quan hệ Việt-Mĩ : 1977, thời cơ bỏ lỡ, Diễn Đàn, 136, Paris, 2004.
[28] Nguyễn Mạnh Hùng, Vấn đề ổn định, Hợp lư hóa và Phát Triển Kinh Tế nước ta (Đề tŕnh gửi Ông Phạm Văn Đồng, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng ), 1982 (tài liệu riêng).
[29] Trần Độ, Hồi Kư (1955-1996), Talawas 2003. Tập2, chương 3, đề cập đến Nghị Quyết 5 (1987) cởi trói:
Tự do sáng tác là điều kiện sống c̣n để tạo nên giá trị đích thực trong văn hóa, văn nghệ, để phát triển tài năng. Trong lịch sử Đảng đă lănh đạo toàn dân tộc giành được độc lập, tự do và đă mang lại quyền tự do sáng tác chân chính cho văn nghệ sĩ. Bản chất quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ nằm trong sự nghiệp cách mạng do Đảng lănh đạo và được quy định bởi trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với Tổ quốc và chủ nghĩa xă hội...Tác phẩm văn nghệ không vi phạm pháp luật, không phản động (chống lại dân tộc, chống lại chủ nghĩa xă hội, phá hoại ḥa b́nh), và không đồi trụy (truyền bá tội ác, sự sa đọa, phá hoại nhân phẩm) đều có quyền được lưu hành và đặt dưới sự đánh giá, phán xét của công luận và sự phê b́nh. Đảng và Nhà nước khuyến khích thảo luận, tranh luận công khai để t́m ra chân lư. Cần tạo một không khí hồ hởi trong sáng tác, khêu gợi nhiều cảm hứng sáng tạo cao đẹp trong các văn nghệ sĩ. ...Nhưng dây mới nới nửa ṿng th́ hai năm sau vắt lên cổ văn nghệ sĩ! Và sau đó họ tự kiểm duyệt đến độ c̣n gay gắt hơn thời trước!!!
[30] Đề Cương Đề Dẫn thảo luận ở Hội Nghị Đảng Viên bàn về Sáng tác Văn học 1979, Talawas, 2004.
[31] Nam Dao, Trách nhiệm nhà văn giữa lối đi lầy vết, Phỏng vấn do Mai Ninh thực hiện, Hợp Lưu, 80, 2004
[32] Thành quả về văn học, trừ thời kháng chiến chống Pháp, không được như mong mỏi (xem ghi chú 30 và 35 ở dưới), lư do chính là lập trường thắt họng văn chương và quan điểm sáng tác theo hiện thực XHCN. Xin tham khảo Phan Huy Đường, Vẫy gọi nhau làm người: Gặp gỡ cuối năm, khi lập trường thắt họng văn chương, http://amvc.free.fr. Xem thêm cước chú 35 ở dưới.
[35] Chính sự tồn tại của giai cấp quan liêu nắm quyền lực chính trị này là nguyên nhân sinh ra hiện tượng sùng bái lănh tụ. Lănh tụ toàn trị được gán cho những tính chất siêu phàm: không bao giờ sai, biết hết, có khả năng suy nghĩ cho tất cả mọi người…Sự chuyên chính của một đảng nhất định sẽ dẫn tới một hệ tư tưởng chính thức buộc mọi người phải công nhận và xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Hệ tư tưởng toàn trị trước hết là phương tiện tranh thủ quần chúng để củng cố quyền lực của bộ máy đảng, phản ánh chủ yếu quyền lợi vật chất của tầng lớp nắm quyền lực chính trị và xuyên tạc các mối quan hệ xă hội, che dấu bản chất thật sự của chính xă hội đó. Chính tầng lớp chóp bu nắm quyền đứng trên học thuyết của ḿnh và chẳng có mối quan hệ ǵ với nó cả. Những lănh tụ toàn trị đều biết rằng để nô dịch tất cả các phong trào quần chúng họ đều cần huyền thoại. Mussolini, thủ lănh phát-xít Ư, đă phát biểu về quan hệ của lănh tụ toàn trị và tầng lớp ưu tú đối với hệ tư tưởng - huyền thoại mà nó tuyên truyền như sau: "Chúng tôi tạo ra huyền thoại; huyền thoại là niềm tin, là ḷng nhiệt t́nh; nó không phải là hiện thực, nó là động lực và hi vọng, là niềm tin và ḷng dũng cảm". Nhưng huyền thoại là phương tiện tư tưởng làm sợi dây sỏ mũi đám đông. Hành động của các viên chức quan liêu của đảng thường thường không được quyết định bởi hệ tư tưởng chính thức mà được quyết định bởi mục tiêu củng cố và phát triển quyền lực của ḿnh.
[36] Dă Tượng, Văn học, Nội lực, trong-ngoài và một vài tra vấn... với nhà văn Nguyên Ngọc, Hợp Lưu, 2003
[38] Tham khảo P Đ Chí và TB Nam (chủ biên) Đánh Thức con Rồng ngủ quên, Kinh Tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21 , bài 24 : Về chênh lệch thu nhập theo Vùng và giữa Thành Thị- Nông Thôn, Nguyễn Mạnh Hùng, NXB TP Hồ Chí Minh, Vapec, và Thời báo Kinh Tế Sài G̣n, 2001.
[39] Vũ Quang Việt, Kinh Tế Việt Nam năm 2004, Diễn Đàn 2-2005.
Xin trích : Nền kinh tế hiện nay chủ yếu là phát triển sản xuất hàng hoá theo đơn đặt hàng không đ̣i hỏi công nghệ cao phục vụ thị trường nước ngoài do đó xuất khẩu tăng nhanh, nhưng ngược lại nhập khẩu tăng mạnh hơn v́ nhu cầu nhập nguyên liệu, máy móc làm hàng xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng cũng như đầu tư của nhà nước. Đồng Việt Nam lại ở mức giá cao so với đồng Mỹ trong nhiều năm qua nên có tính khuyến khích nhập khẩu. Việt Nam là một trường hợp khá ngoại lệ so với nhiều nước khác ở khu vực. Kinh tế dựa vào ngoại thương nhưng họ th́ cán cân ngoại thương thừa c̣n Việt Nam th́ cán cân ngày càng thiếu hụt cao. Trần Văn Thọ trong Thời Đại Mới số 3, www.thoidai.org, đă nếu lên một lư do, đó là sự thiếu gắn bó giữa sản xuất xuất khẩu và sản xuất nguyên liệu phục vự sản xuất xuất khẩu, đặc biệt là trong hai ngành may mặc và xe máy. Theo điều tra các công ty có vốn nước ngoài, 75 % nguyên vật liệu và phụ tùng là nhập từ nước ngoài, các công ty có 100 % vốn nước ngoài th́ nhập khẩu gần như 100 %. Thống kê cho thấy hầu hết hàng nhập là có mục đích sản xuất (được ưu tiên mức thuế thấp), không phải hàng tiêu dùng, nhưng thực chất là để tiêu dùng, thí dụ như việc sản xuất xe máy cho thấy, linh kiện nhập để sản xuất xe máy chủ yếu nhập nhằm mục sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Lắp ráp ô tô, hàng điện tử cũng thế. Chính v́ thế, với hối suất thấp, với mức thuế ưu đăi, nhập khẩu tiếp tục cao. Thống kê không nói lên điều này v́ những linh kiện này được xếp vào nguyên liệu sản xuất, c̣n gần như không có nhập hàng xe máy và thành phẩm điện tử tiêu dùng.
[40] Xem cước chú 37
[41] Trần Quế Đệ -Xuân Đào,”Điều tra Nông Dân Trung Quốc”, Talawas, 2005(một tài liệu quan trọng).
[42] Một cái nh́n về viễn cảnh chính trị ở Việt Nam, BBC 2005, thực hiện phỏng vấn M Gainsbourg về cuốn sách “Changing Political Economy of Việt Nam: the case of HoChiMinh City”, Routledge Curzson, 2003 và tóm tắt bài “Political Change in Việt Nam:in search of the miđle class challenge to the state’’, Asian Survey, 2002.
[43] Xin tham khảo tham luận của GS Hoàng Tụy, và GS Bùi Trọng Liễu, trong Hồ Sơ Tài liệu Diễn Đàn, http://zdfree.free.fr/diendan/dossiers/dossiers.html
[44] Đặng Quốc Bảo, Năm khuyết tật lớn của ĐCSVN, Diễn Đàn, 2004.
Xin trích: Than ôi, nền giáo dục của chúng ta bị băng hoại. Có 4 nhược điểm cơ bản của giáo dục mà không thoát được. Đảng không lănh đạo thoát được th́ ảnh hưởng đến toàn bộ lớp trẻ chúng ta đào tạo. Thứ nhất là nền giáo dục tạo nên sản phẩm giả và lưu hành sản phẩm giả từ cấp cơ sở đến ông tiến sĩ, đến ông giáo sư, lưu hành và trộn lẫn với nhau. Cuối cùng th́ chết thằng thật. Không phải không có thằng thật. Trộn lẫn như vậy th́ thằng giả chi phối. Hiện nay có bao nhiêu tiến sĩ giả, giáo sư giả. Ông Vũ Đ́nh Cự nói với tôi : theo tôi ước lượng vào khoảng 70 %. Tôi không có số liệu cụ thể về chuyện này. Nhưng nhiều người có trách nhiệm nói về hiện tượng đáng lo ngại. Đua nhau và theo 2 hướng : một là, mua danh ; hai là để kiếm chút địa vị và biến nó trở thành một thứ hàng hoá để lưu hành. Tất cả chuyện này trộn lẫn với nhau. Hiện tượng thứ hai : Hệ thống giáo dục trở thành thị trường không lành mạnh. Tất cả các thành phần của giáo dục trở thành một thứ hàng hoá mang giao bán, tất cả các kỳ thi, các chứng chỉ. Mười năm rồi nhưng tất cả các hiện tượng này chưa được khắc phục, mỗi ngày một nghiêm trọng hơn. Hiện tượng thứ ba : hệ thống thầy giáo rất thiêng liêng, tuy không phải là tất cả, nhưng có xu hướng là người kinh doanh, mà kinh doanh rất tàn nhẫn, đào tạo theo mẫu và không có trách nhiệm. Cho nên báo chí đưa ra đầu vào rất khó, nhưng đầu ra rất dễ. Đào tạo thế thôi, tức là một giáo tŕnh có thể tồn tại 10 năm, 15 năm mà không thay đổi. Tôi có thằng cháu được vào Bách Khoa một cách ưu tiên, nhưng nó không vào, nó đi ra nước ngoài để học. Một cậu ở Bách Khoa nói với tôi : may mắn là cháu đi học, bởi v́ tôi là Hiệu phó phụ trách về giáo dục th́ thấy không kiểm soát được, v́ có tiền là có điểm thôi... Hiện tượng thứ tư : nội hàm của trí thức th́ nội hàm hiện đại rất yếu, mà kiến thức cổ cách đây 50 năm. Đây là lực lượng gọi là con người, mạnh nhất phải vươn lên để dẫn đầu khu vực. Nhưng con người nằm trong hệ thống đào tạo th́ đang khủng hoảng giống như thầy phù thuỷ triệu âm binh nhưng không điều khiển được âm binh. Nền giáo dục của ta có điều khiển được không ? Hệ quả tai hại không phải là con người Việt Nam đang thiếu trí tuệ. Hệ thống điều hành làm cho nó tê liệt đi. Nhưng nếu cùng con người ấy cho ra ngoài th́ nó nên người. Nhưng than ôi, ngay ra nước ngoài cũng thế.
[45] Điều 4
Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lănh đạo Nhà nước và xă hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 30
Nhà nước và xă hội bảo tồn, phát triển nền văn hoá Việt Nam: dân tộc, hiện đại, nhân văn; kế thừa và phát huy những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lư sự nghiệp văn hoá. Nghiêm cấm truyền bá tư tưởng và văn hoá phản động, đồi trụy; bài trừ mê tín, hủ tục. [45]
Điều 33
Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền h́nh, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hoá, thông tin làm tổn hại lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.
[46] Trích Đặng Quốc Bảo: Kinh nghiệm cổ kim đông tây và kinh nghiệm của cả nhân loại có một điểm : mọi sự độc quyền đều dẫn đến tha hoá, bất kể dưới dạng nào. Trong đó kể cả Đảng ta. Tất cả mọi sự độc quyền đều vắng bóng dân chủ. Nhưng cũng có ở một thời điểm lịch sử nhất định phải có một sự độc quyền nhất định th́ mới có thể thay đổi được t́nh huống. Nhưng sự độc quyền ấy nếu kéo dài ra vĩnh cửu th́ nhất định dẫn đến tha hoá. Đây là bài toán ta phải lư giải được. Tôi nghĩ rằng sớm muộn sự xuất hiện những lực lượng đối trọng ở dạng này, dạng khác nhất định sẽ diễn ra, đó là cái tất yếu, nhưng là lúc nào thôi, là đối trọng lành mạnh, chứ không phải là đối trọng ác ư. Mọi sự độc quyền đều dẫn đến chuyên chế. Đây là vấn đề hết sức lớn, ta có thừa nhận không. Tôi có kiến nghị cụ thể như thế này, trước hết trong nội bộ Đảng tạo nên một không khí có đối trọng. (...)
[47] Trích Đặng Quốc Bảo: Vấn đề thứ tư của Đảng có nguy cơ rất lớn, tức là trong Đảng h́nh thành một tầng lớp giầu có và có lợi ích riêng. Ngành nào cũng thế, địa phương nào cũng thế. Xă hội hiện nay có 2 lực lượng. Một là lực lượng xă hội đen (Năm Cam cũng như Lă Thị Kim Oanh là một biểu hiện của xă hội đen, đang mọc lên như nấm), chúng ta thấy được một chừng mực nào. Nhưng xă hội đen này lại nằm ngay trong nội bộ của chúng ta – không phải là tất cả – nhưng ngành nào cũng có và ở ngành quan trọng.
[48] Tham khảo Phan Đ́nh Diệu, Một số suy nghĩ về tiếp tục con đường đổi mới của đất nước ta, 2004, Hồ Sơ Tài Liệu Diễn Đàn, http://zdfree.free. fr/dien dan/dossiers/. Trích : ... tôi xin mạnh dạn đề xuất của vài biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới đă đi được một chặng đường dài của đất nước ta: 1. Phát triển đầy đủ kinh tế thị trường và hoàn thiện cơ chế thị trường theo thông lệ quốc tế cho nền kinh tế nước ta. Có lẽ ở đây điều mấu chốt chỉ c̣n ở một số vấn đề như thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và thực hiện quyền b́nh đẳng kinh doanh của mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xóa bỏ các đặc quyền (phi lư) của các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực đ̣i hỏi công nghệ cao và tri thức, hoàn chỉnh sớm hệ thống luật pháp về kinh tế theo chuẩn mực của kinh tế thị trường. Có các giải pháp minh bạch hóa và chống tham nhũng cùng các tiêu cực khác; 2. Xây dựng Nhà nước pháp quyền và xă hội dân chủ. Trong nhiều năm qua ta đă xây dựng được một hệ thống luật pháp khá đầy đủ về tổ chức Nhà nước, về các luật dân sự và h́nh sự. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là thật sự tôn trọng các quyền tự do dân chủ mà Hiến pháp và pháp luật đă qui định, đặc biệt là các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí, tự do lập hội, tự do ứng cử và bầu cử, là những quyền dân sự rất nhậy cảm, thước đo dễ nhận thấy của một xă hội dân chủ. Nếu các quyền này được thật sự tôn trọng, và một xă hội dân sự được phát triển, th́ tôi tin rằng xu hướng đồng thuận xă hội sẽ được xác lập và tăng cường, đời sống văn hóa tinh thần của đất nước ta sẽ được đơm hoa kết quả, góp phần không nhỏ vào cuộc sống văn minh của đất nước. Như vậy, về bản chất, Nhà nước ta sẽ trở thành một Nhà nước xă hội chủ nghĩa dân chủ; 3. C̣n một vấn đề khó nói nhất là về vai tṛ lănh đạo của Đảng. Trong gần hai thập niên qua, ở cương vị lănh đạo, Đảng ta đă giữ được cho đất nước ổn định để thực hiện giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Đến nay, sự nghiệp đổi mới đ̣i hỏi những nội dung mới và chất lượng mới, để tiếp tục giữ vai tṛ lănh đạo của ḿnh th́ bản thân Đảng phải có những đổi mới cơ bản, rơ ràng lư luận về chủ nghĩa cộng sản và về chủ nghĩa xă hội theo học thuyết Mác-Lênin không c̣n thích hợp với đ̣i hỏi mới của cuộc sống nữa. Nhiều Đảng cộng sản ở các nước xă hội chủ nghĩa cũ và ở nhiều nước khác trong thời gian qua đă chuyển thành các Đảng xă hội dân chủ, và sau một thời gian “khủng hoảng” đă trở lại là một lực lượng chính trị quan trọng trong sự phát triển mới. Tôi hy vọng là Đảng sẽ tự biến đổi thành một Đảng xă hội dân chủ để lănh đạo nước ta thành một nước xă hội chủ nghĩa dân chủ, như vậy th́ cả vấn đề giữ quyền lănh đạo cho Đảng và tạo ra một nền dân chủ của xă hội đều được giải quyết một cách trọn vẹn, và do đó, nước ta sẽ sớm thực hiện được mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xă hội công bằng, dân chủ, văn minh”, hội nhập vào quốc tế. Nếu không được như vậy, tức là Đảng vẫn kiên giữ nguyên như hiện nay, th́ v́ quyền lợi của dân tộc, Đảng phải tôn trọng quyền dân chủ, kể cả quyền lập đảng, của xă hội, và ta sẽ có một chế độ đa đảng hoạt động trong phạm vi luật pháp.Trước sau ǵ th́ một nền dân chủ cũng phải là đa nguyên thôi, v́ đa nguyên luôn luôn là điều kiện cần của dân chủ, đó là điều mà cả về lư luận lẫn thực tiễn ta không có cách ǵ có thể bác bỏ được.
Điều 69 viết : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp,lập hội,biểu t́nh theo quy định của pháp luật." Mệnh đề theo quy định của pháp luật rất dễ bị chính quyền sử dụng như là chiếc khoá khoá chặt tất cả các quyền ở trên rồi. Chính v́ vậy nên điều 12 của luật báo chí thẳng thừng quy định chỉ có nhà nước mới có quyền được xuất bản báo chí. Bên cạnh đó, điều 88 và điều 226 của bộ Luật H́nh sự lại hùn thêm vào để tước nốt quyền được nhận và trao đổi thông tin. (Thế mới đúng quy định của pháp luật chứ ! )Cho nên, Điều 69 cần được sửa là : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được nhận và trao đổi thông tin bằng bất cứ h́nh thức nào; có quyền hội họp; lập hội; quyền được thành lập đảng phái của ḿnh; quyền được biểu t́nh, đ́nh công " Về tự do tư tưởng: So với Công Ước Quốc Tế mà ta tham gia kư kết, điều 70 của Hiến pháp 1992 đă bỏ mất ḍng chữ "mọi người đều có quyền tự do tư tưởng..." . Nói chung trong toàn bộ bản Hiến pháp 1992, mấy chữ tự do tư tưởng được xem là huư kỵ. Một cách trắng trợn, Đảng buộc toàn dân tộc phải là nô lệ tư tưởng của Đảng. Điều này cần được sửa lại là : " Công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, và tôn giáo; có quyền không theo hoặc theo một tôn giáo do ḿnh lựa chọn; tự do bày tỏ, hoặc tuyên truyền về tôn giáo cho từng cá nhân hoặc nơi đông người. Các tôn giáo được b́nh đẳng trước pháp luật. Nơi thừa tự của tín ngưỡng và tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Quyền này chỉ bị hạn chế khi nó xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản khác của công dân, hoặc các quy định về an toàn sức khoẻ, trật tự công cộng."
Về điều 72: " Không ai bị coi là có tội và phải chịu h́nh phạt khi chưa có bản án kết tội của toà án đă có hiệu lực phápluật. Người bị bắt giam, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt giam, giam giữ truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lư nhiêm minh.". Theo đúng như điều này th́ Nghị định 31/CP ban hành ngày 14/4/1997 là hoàn toàn vi hiến. Yêu cầu xin hủy bỏ ngay nghị định 31/CP, đồng thời thả ngay những người bị xử lư sai và truy tố những người ra các quyết định vi phạm Hiến pháp.
__________________________________________________________________
Phụ Lục: Cơ cấu kinh tế : so sánh giữa Việt Nam , Thái Lan và Trung Quốc trong 25 năm qua
* Nguồn : L’État du Monde 2000, Ed La Découverte et Boréal. Số liệu thống kê tính trên cô sở số của PNUD và ONU.
Việt Nam |
Thái Lan |
Trung Quốc |
Năm |
75 |
85 |
99-00 |
75 |
85 |
99-00 |
75 |
85 |
99-00 |
PIB/người (đôla PPP) |
... |
936 |
1860 |
809 |
2072 |
6136 |
273 |
839 |
3617 |
% phát triển KTế |
4.5 |
7.4 |
4.8 |
7.3 |
5. |
4.2 |
9.4 |
9.7 |
7.1 |
Đầu tư (% PIB) |
... |
11.5 |
20.1 |
23. |
27.2 |
20.1 |
29.1 |
29.8 |
36.1 |
% lạm phát |
5. |
91.6 |
4.1 |
5.3 |
2.4 |
0.3 |
1.1 |
9.3 |
-1.4 |
Phân bố lao động |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
%NôngNg |
72.3 |
71.3 |
71.5 |
75.3 |
67.4 |
51.3 |
76.3 |
73.3 |
47.4 |
%CôngNg |
13.6 |
14 |
12.6 |
8.1 |
12.1 |
17.7 |
12.1 |
14.5 |
20.4 |
%Dịch vụ |
14.1 |
14.7 |
15.8 |
16.6 |
20.5 |
31 |
11.6 |
12.2 |
32.2 |
Nợ ngoài (tỉ đôla) |
... |
0.1 |
22.5 |
1.9 |
17.5 |
105 |
5.8 |
16.7 |
154.6 |
Lăi nợ/Xuất khẩu |
... |
8.9 |
9. |
12 |
29.3 |
18.4 |
4.3 |
8.6 |
8.6 |
Ngoạithương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhập khẩu (tỉ đôla) |
... |
... |
3.13 |
0.63 |
1.85 |
13.58 |
2.02 |
2.28 |
26.67 |
Xuất khẩu (phân bố % ) |
|
|
3.15 |
-------- |
-------- |
23.58 |
3.82 |
2.30 |
28.3 |
1- Nông, thực phẩm |
37.3 |
82 |
45.7 |
74.1 |
52.7 |
33.7 |
42.4 |
16.2 |
8.6 |
2 - Dầu ,năng lượng... |
... |
... |
13.1 |
9.8 |
3.1 |
0.6 |
16.3 |
8.4 |
3.8 |
3 - Công nghệ |
... |
... |
40 ??? |
13.2 |
42.7 |
73.1 |
47.5 |
71.4 |
85.3 |
Cán cân ngoại thương |
-1.8 |
-5.5 |
-0.2 |
-5.3 |
-4.9 |
10 |
1.8 |
0 |
1.6 |