nam dao

 

Hà Nội, trong mắt một người mù

 

Cuốn phim  ‘’Hà Nội trong mắt ai’’ (HNTMA) của đạo diễn Trần Văn Thủy bắt đầu bằng tiếng ghi-ta một nhạc sĩ mù.  Kính đen sụp xuống mũi, nhạc sĩ gảy đàn như thể cố nh́n cho ra Hà Nội. Mắt người  mù chắc chỉ có màu đục của bóng đêm, và ai đó đă ở HN vào năm 82, thuở cuốn phim ra đời, chắc hẳn đều biết khi đêm về lác đác hai vệ đường chỉ  lờ mờ hiu hắt ánh đèn dầu những hàng thuốc lá thuốc lào bán lẻ. Vâng, năm 82 dân ta c̣n ăn độn bobo, phố phường chỉ toàn xe đạp, nào có đâu  xe gắn máy rú rít quanh bờ hồ, và rồi nay, thời đúpV-tê-U th́ nào Lexus, nào Mercedes...chạy ṿng ṿng ngạo nghễ. Vâng, năm 82, do ông Nguyễn Khắc Viện mời, tôi được xem HNTMA ở nhà xuất bản Ngoại Văn trên phố Trần Hưng Đạo. Ông ngồi cạnh, im lặng,  khắc khổ, đầu hơi cúi xuống. Tôi th́ không ḷng dạ nào đi dạo t́m hơi hướng cô tổ thơ nôm Hồ Xuân Hương, hay viếng Nghi Tàm thăm nơi bà huyện Thanh Quan từng cư ngụ, và cũng chẳng  hề biết mộ phần của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm  cũng đâu đây trong vùng sóng nước Dâm Đàm, tên xưa ta gọi Tây hồ. Hà Nội thời đó với tôi là Hà Nội đói khó, xác xơ, nghi kị đến mức ai nói ǵ cũng th́ thào, và có cái thói quay lại xem sau lưng có ai  nghe thấy ḿnh không. Là Hà Nội lắm mưu đồ phe phái, nhan nhản nghị quyết, và đầy khẩu hiệu viết bằng sơn đỏ trên những mành tường vôi long lở.  Là Hà Nội chập chững trong ṿng dây những giáo điều cứng ngắc, tự trói ḿnh và kéo luôn cả dân tộc sa vào một vũng lầy phản lại tiến hóa...Lắng đọng lại trong tâm trí tôi chỉ có tiếng trống Đăng Văn thời nhà Lê có nhắc lại  trong HNTMA. Nếu ngày nay trống có hàng trăm chiếc, dân đến đánh hẳn  đánh đến thủng mặt trống, âm vang vang truyền đến hàng chục đời. Ông Viện [i] ngậm tăm, h́nh như có thở dài. Rồi ông thủng thỉnh bảo, người làm phim cốt yếu nói đến hai chữ Tâm và Dân, mục đích nhắc nhủ lời Nguyễn Trăi cho những người cầm cân nẩy mực đời nay. 

 

Nhưng thời đó tôi không hề biết Thủy gặp khó khăn,  nghệ thuật anh ‘’ ám chỉ’’  và ‘’ ẩn dụ’’, khiến  những  kẻ có tật ắt phải giật ḿnh. Tôi có cảm t́nh, nhưng sau truân chuyên lưu lạc, tôi không  có dịp biết ǵ thêm về anh. Phải đến khi anh sang Mỹ, và các bạn tôi là Hoàng Khởi Phong và Cao Xuân Huy in ‘’ Nếu đi hết biển’’  năm 2003  và phát hành DVD ‘’ Chuyện tử tế ‘’  năm 2007 [ii], th́ tôi mới ‘’ hiểu ‘’ được Thủy phần nào.  Tôi nói với Phong ‘’ chơi được!’’. Phong cười ‘’ quá được đi ấy chứ! ‘’ và khi đó tôi nhờ Phong liên lạc với Thủy. Thế là đến 2013 tôi mới ḷ ṃ đến thăm anh. Vui. Và rất thẳng thắn. Kể  về Huy, cậu em rể hụt của tôi, Thủy nhắc đoạn anh chuyện với Huy về Hoàng Sa  và phát cáu quát ‘’ Mày biết và sống  mà không kể lại th́ ai kể nào?’’. Nay Huy đă thành người  thiên cổ, tôi xin chép lời anh trong  ‘’ Nếu đi hết biển ‘’:

...Những kỷ niệm về chiến trận,...về tù đày th́ nhiều, nhiều lắm. Nhưng điều đáng nhớ nhất lại không phải ở chuyện đánh trận hay chuyện tù đày, mà lại là chuyện không bảo vệ được lănh thổ, anh ạ. Tết năm 74, tiểu đoàn tôi  đang ứng chiến ở Phú Bài, Huế, th́ Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa....Tiểu đoàn tôi  là lực lượng trù bị của Quân đoàn, được lệnh chuẩn bị ra đánh lấy lại Hoàng Sa...Ǵ chứ đánh nhau để bảo toàn lănh thổ,  lính tráng tụi tui thằng nào cũng háo hức, tuy biết  đi là chết nhưng đánh nhau để giành lại đất nước, từ quan đến lính chúng tôi thằng nào cũng hăm hở. Nhưng ngay lúc đó, mặt trận trong nội địa miền Trung cũng nở rộ, những cuộc  tấn công lớn của những đơn vị Bắc Việt đă cầm chân chúng tôi, chúng tôi không có lệnh xuất quân đến Hoàng Sa. Tin tức, h́nh ảnh ...làm chúng tôi thấy nhục. Nhục chứ anh, địa danh nào trong tay Miền Bắc hay Miền Nam th́ cũng là của người Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Cộng chiếm mà không lấy lại, tôi nghĩ, miền Bắc và cả miền Nam đều có tội với tổ tiên, với cha ông.... Ông cha ta  chèo thuyền giong buồm mà vẫn bảo vệ được những ḥn đào nhỏ xíu ở tít tận mù khơi. Vậy mà bây giờ, quân đội của hai miền tự nhận là thiện chiến nhất nh́ thế giới  lại bỏ mặc  một phần lănh thổ lọt vào tay ngoại bang. Tôi hỏi anh chứ, chính anh, anh có thấy nhục không? Một trăm năm, một ngh́n năm, hay đến tận bao giờ chúng ta mới lấy lại được Hoàng Sa ?... Đă mất, hay sẽ c̣n mất thêm?

Buổi trưa qua đi, một thoắt. Chúng tôi ngồi với nhau, cứ thế, và bóng chiều xuống dần, nhẫn nhục, chần chừ nhưng không khác được. Chúng tôi nói đủ thứ chuyện, nhưng  rồi  thế sự du du nại lăo hà,  cuối cùng vẫn là chuyện tay  gỡ tóc đă bạc màu mà ḷng th́ khắc khoải chưa làm thế nào kéo lại được bóng dáng một mùa xuân. Ai cũng có một cách thế riêng. Tôi lan man nói về Bờ Kia, một tiểu thuyết tôi cưu mang  hai, ba năm nay nhưng chưa thực hiện được. Tôi thắc mắc đặt những tra vấn chưa thể giải đáp, bắt văn chương c̣ng lưng mang gánh  nợ đời...Thủy  khoát tay, giọng đanh lạ ‘’ Việc đ...  ǵ mà phải hư cấu, cứ bám lấy  hiện thực, bao nhiêu chuyện tai nghe mắt thấy  c̣n vượt  hư cấu xa...’’ Tôi đáp, rất bản năng ‘’ Ai có dao dùng dao, ai có súng dùng súng, ai không dao không súng mà chỉ có cái miệng  th́ nhe răng ra cắn...   Và nhổ nước bọt ‘’.

Dĩ nhiên, đó là một phản ứng hời hợt. Lẽ ra tôi phải nói HNTMA dẫu là phim ‘’tài liệu‘’  nhưng có cấu trúc th́ đă là hư cấu, và chính phần hư cấu là phần hồn của tác phẩm. Giống như  viết bút kư, nào đâu chỉ người thật việc thật. Và dưới ánh sáng văn chương XHCN, người tốt việc tốt. Chạm vào đến thể chất tâm linh trong con người khiến họ cảm thông chia sẻ, làm sao một  tác phẩm nghệ thuật tránh được hư cấu, cách nói đơn giản là khả năng tưởng tượng  một  thứ hiện thực nối dài của cái thấy được, cái nghe được, cái sờ được để cho người đọc cảm được...Nhưng thôi, ngắn ngày ngắn giờ, chúng ta  không nên mất thời gian vào chuyện tào lao chi tướng. Tôi kể Thủy nghe  chuyện hôm trước tôi đến nhà xuất bản Tri Thức, đề nghị (đùa thôi) là Hà Nội ta nên lập ra  Liên Hiệp những người tử tế, và phần tôi, tôi sẽ đề cử Thủy làm Chủ Tịch. Tôi nhủ trong ḷng, Thủy này là một tay hảo hán, thứ động vật quí hiếm ngày càng mai một.

 

 

Bây giờ cho tôi nhắc lại một hư cấu. Trong tiểu thuyết Đất Trời, ngày  nhà họ Nguyễn ở Nhị Khê bị tru di tam tộc, quạ ở đâu bay về đậu đầy Đông Đô, kêu quàng quạc từ sớm tinh mơ. Đến chiều, người người lũ lượt kéo nhau đi xem hành h́nh. Hàng hàng lớp lớp, họ bước về phía Ô Quan Chưởng. Có một người cao ngều nghệu, vượt những người khác một cái đầu, nh́n  th́  hóa ra Nguyễn Trăi, kẻ đă thắng hung tàn bằng phép Tâm công. Họ đi, lát sau th́ ai cũng như ai, cao bằng nhau cả. Lại nh́n lại, thấy Nguyễn Trăi vẫn bước trong đám người, nhưng hai tay ôm đầu đă bị chém, máu loang lổ mặt đường  ...

Đó là hư cấu cho thời đầu nhà Lê khi ta vừa giành lại non sông từ tay người Minh. C̣n đời nay.  Bây giờ đám người vẫn bước trong ḷng Hà Nội giữa tiếng rú rít của xe gắn máy và xe hơi chạy ṿng bờ hồ. Nay, họ thấp hẳn xuống. Nh́n lại, ai cũng ôm đầu trong tay, cắm cúi đi. Những người mất đầu đó không biết về đâu, nhưng máu từ  thân thể họ th́  lênh láng thành ḍng trôi về phía cầu Long Biên bắc ngang sông Hồng. Ḍng sông đó nước màu đỏ, ứng vào tên gọi con sông từ xa xưa, đỏ chẳng phải chỉ v́  phù sa...

Hư cấu như vừa bịa có thật, và là của một Hà Nội nh́n qua mắt người  không c̣n, hay không muốn c̣n, thị giác.

 

Mời các bạn xem:

Chuyện tử tế:

http://www.youtube.com/watch?v=QalueUAEAy8&feature=player_embedded

Hà Nội trong mắt ai:

http://www.youtube.com/watch?v=MBYrckvkif0&feature=player_embedded

 

và tham khảo hai bài sau đây:

 

Trích Chuyện nghề của Thủy, blog nhathonguyentrongtao

Đạo diễn, NSND  Trần Văn Thủy và bộ phim Tài Liệu từng bị cấm, Trần Ngọc Kha,  blog xuandienhannom

 

 

 

 TRÍCH “CHUYỆN NGHỀ CỦA THỦY”

Posted on 29.05.2013 by nguyentrongtao

 

Quantcast

TRẦN VĂN THỦY

Tháng tháng tôi vẫn lĩnh suất lương c̣m và rong chơi. Chơi măi th́ cũng ngượng, cũng chán. Cả năm 1981 chẳng làm ǵ cho hăng phim cả. Cuối năm b́nh năng suất lao động, tôi thuộc diện yếu kém. Đâu có phải lúc nào cũng có đề tài ngon, lúc nào cũng làm được phim hay! Nó c̣n do cuộc đời đưa đẩy, tâm linh mách bảo.

Đạo diễn Trần Văn Thủy (b́a trái) và người thầy lừng danh Roman Karmen tại Nga những năm 1970 - Ảnh tư liệu

Đạo diễn Trần Văn Thủy (b́a trái) và người thầy lừng danh Roman Karmen tại Nga những năm 1970 – Ảnh tư liệu

Ngàn lần có lỗi với tiền nhân

Đầu năm 1982, tôi quyết định gặp lănh đạo hăng phim xin làm một phim bất kỳ cho tṛn bổn phận của một người làm công ăn lương, để cuối năm có “năng suất” như mọi người.

Phim nào cũng được, đề tài nào cũng được, hay dở ǵ cũng được, miễn là tṛn bổn phận.

Ông Lưu Xuân Thư, giám đốc hăng phim, một người lô tô, tốt bụng, hiểu tâm trạng của tôi. Một hôm ông đi qua pḥng hành chính, chỗ tôi ngồi, tay khua khua tập giấy:

- Hà Nội năm cửa ô đây, phim du lịch đây, ai muốn làm th́ xin mời đây…!

Tôi bước ra giật lấy tập giấy trong tay ông.

Đó là kịch bản Hà Nội năm cửa ô của tác giả Đào Trọng Khánh đă được hăng phim duyệt để đưa vào sản xuất. Trang đầu, ông Trương Huy, trưởng pḥng biên tập, có ghi một số ư kiến thẩm định nội dung: “Phim quảng bá du lịch, chất liệu chủ yếu của cụ Hoàng Đạo Thúy…” (tài liệu này tôi c̣n lưu giữ cẩn thận).

Đọc kịch bản xong, ngó ra ngoài phố xá, cảnh người rồng rắn xếp hàng mua khẩu phần lương thực, những người cơ nhỡ lay lắt nơi công viên vỉa hè. Cảnh quan thời đó (1982) thực sự điêu tàn. Chùa chiền di tích, phố cổ, của ngon vật lạ, con người thanh lịch… đâu c̣n như trong giấc mơ xưa của cụ Hoàng Đạo Thúy để mà quảng bá du lịch. Làm một bộ phim màu dài năm sáu cuộn là một số tiền không nhỏ chỉ để chiếu chác vài lần lấy lệ rồi bỏ xó th́ thật là thất nhân tâm.

Nhận kịch bản th́ đương nhiên phải làm, nhưng làm thế nào với Hà Nội năm cửa ô th́ tôi bí. Có thể vào tay người khác th́ nhoáng cái là xong phim, là có phim. Tôi nhận tôi thua kém nhiều đồng nghiệp v́ sự chậm chạp, cả nghĩ và cầu toàn. Hàng tháng trời tôi lang thang vào các đền chùa, điện Huy Văn, gọi là điện th́ thật là tội nghiệp, chùa Bộc, đền Quan Thánh, nhà thờ Nguyễn Trăi, nhà thờ Chu Văn An, nhà thờ Ngô Th́ Nhậm, Văn Miếu, mộ nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, dấu xưa của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương… Cả tháng trời tôi lần ṃ đọc sách ở Thư viện Quốc gia, Thư viện Hà Nội, Thư viện Khoa học; t́m gặp các nhà nghiên cứu…

Có lúc bỗng như bừng tỉnh, tôi tự hỏi tôi đang làm ǵ thế này? Quên béng rằng công việc trước mắt của tôi là làm phim chứ không phải t́m đọc lan man như thế. Tất cả những ǵ làm nên sự tích của các bậc tiên liệt tôi sưu tầm được, học hỏi được đều ám ảnh tôi, lôi cuốn tôi. Đêm ngày tôi sống với những chuyện ấy, bị hút hồn vào những chuyện ấy. Tôi bàng hoàng và mặc cảm, th́ ra trước đây tôi chẳng hiểu ǵ về Hà Nội cả. Tôi thấy ngàn lần có lỗi với tiền nhân v́ không ư thức được rằng cha ông ta đă dày công như thế nào, đă hoài vọng như thế nào đối với hậu thế…

Thôi th́ đằng nào cũng nhận làm rồi. Cũng tiền của ấy, công sức ấy, thời gian ấy, cũng vẫn đề tài Hà Nội nhưng làm khác đi về nội dung, về hồn cốt.

Điêu đứng

Lời b́nh phim: “Đến phố Hàng Bột, tạt vào chùa Huy Văn, xưa gọi là điện Huy Văn. Ta gặp lại Lê Thánh Tông, gặp lại những chuyện kể mà người đời nay c̣n phải nhiều ngẫm nghĩ.

Bởi từng có thời thơ ấu gian nan, chịu nhiều oan trái hay bởi chữ Tâm mà xưa trên mảnh đất này, nơi vườn hoa Cửa Nam bây giờ, năm 1491, Lê Thánh Tông đă cho dựng đ́nh Quảng Văn, trong đ́nh đặt trống Đăng Văn để ai có điều ǵ oan khuất, hết nơi bày tỏ, đến đây đánh lên ba hồi trống, nội quan ra nhận đơn và nhà vua sẽ xét xử.

Luận về các thời phong kiến xưa, các sử gia góp rằng “giá như thời hậu Trần hay thời Lê mạt mà đặt trống Đăng Văn ở đây th́ dân chúng quanh vùng sẽ phải đinh tai nhức óc”.

Khốn nạn quá! Cái chữ “xưa” sau này làm ḿnh điêu đứng. Người ta thẩm vấn: Thế th́ tại sao không phải thời phong kiến mà lại là thời phong kiến xưa? Anh nói như thế là có thời phong kiến nay à? Rồi th́ “Lê mạt là Lê nào?”.

Phim vừa mới ra đời đă bị bầm dập không tưởng tượng nổi. 1983, 1984, 1985… tôi không c̣n cái ǵ nữa. Kể cả điều kiện làm việc cho đến “miếng cơm manh áo”, tất tật. Vợ tôi bảo tôi điên, bạn bè cũng nói vậy, nhưng khổ nhất là sự cô đơn.

Tất nhiên tôi không hề run sợ mà c̣n cảm thấy thanh thản, tự tin vào điều tôi nghĩ, vào việc tôi làm. Khi bị truy hỏi, tôi khẳng định với cơ quan công an và những người có trách nhiệm rằng:

- Kịch bản Hà Nội năm cửa ô chỉ là cái cớ để tôi khởi đầu, để tôi có người cộng sự, có máy móc, có phim nhựa, nó không có liên quan ǵ đến hồn cốt của Hà Nội trong mắt ai cả.

- Nội dung Hà Nội trong mắt ai, tức là cái kịch bản đích thực để làm phim là do chính tôi viết, tôi thực hiện, tôi chịu trách nhiệm.

Tôi không thể đổ sự phiền lụy cho ai và càng không thể bịa ra rằng ai đă xúi bẩy tôi trong công việc này.

…Hằng ngày tôi t́m đến những nơi từng quay bộ phim này để suy ngẫm, thắp hương và khấn thầm: “Thưa các bậc tiên liệt, con có tội t́nh ǵ không? Bộ phim chỉ nói về sự anh minh của các vị, lẽ nào lại bị đổ”…

Tôi “kêu” với các vị chức sắc: “Xin các anh chỉ bảo cho những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi sửa”.

Ban giám đốc hăng “kính chuyển” nguyện vọng này lên những người “cầm cân nảy mực”. Họ đồng ư cho sửa bộ phim, nhưng khi hỏi “cần sửa chỗ nào” th́ một vị nói gọn lỏn: “Bộ phim này sai đến mức không thể sửa được”!

Cùng kíp làm phim có Lưu Hà, quay phim chính, con trai anh Lưu Xuân Thư. Đây là bộ phim đầu tay của Hà ở Trường Sân khấu điện ảnh. Tôi xui Hà đề nghị nhà trường tổ chức chiếu phim này ở Cung Thiếu nhi với danh nghĩa “báo cáo tác phẩm”. Cung Thiếu nhi là điểm chiếu phim sang nhất Hà Nội lúc bấy giờ với hơn 500 chỗ, màn ảnh trắng, ánh sáng mạnh.

Danh sách mời, ngoài thầy tṛ của Trường Sân khấu điện ảnh, có các học giả, nhà nghiên cứu, lănh đạo nhiều cục, vụ, viện…

Ơn trời, kế hoạch được chấp thuận! Khán giả đến chật cứng các hàng ghế. Trong khi xem họ reo ḥ, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp.

Xem phim xong, nhiều người thốt lên: “Sao cái phim như thế này lại bị cấm?”. Không ai, kể cả các vị bên Viện Triết, Viện Sử, Viện Văn, Viện Hán Nôm… không tán thành nội dung cuốn phim. Nhưng vẫn có lệnh bất thành văn từ đâu đó: “Không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ h́nh thức nào!”.

Đó là vào giữa năm 1983. Tôi hết hi vọng.

Hà Nội trong mắt họa sĩ Bùi Xuân Phái - Ảnh tư liệu

Hà Nội trong mắt họa sĩ Bùi Xuân Phái – Ảnh tư liệu

Hà Nội trong mắt ai (trích lời b́nh)

Vào Bảo tàng Lịch sử đi t́m nghĩa của chữ Tâm cũng nên đến với Nguyễn Trăi. Đất nước chỉ để lại một Nguyễn Trăi. Ông tiếng là người làng Nhị Khê nhưng sinh thành ở Hà Nội.

Với vua Lê, Nguyễn Trăi vẫn:

“…Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng, khiến cho trong xóm ngoài làng không c̣n tiếng oán hận sầu than. Đó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy… Thương yêu dân chúng hăy làm những việc nhân đức. Đừng v́ ơn riêng mà thưởng bậy, chớ v́ ḿnh giận mà phạt bừa. Đừng thích tiền của mà xa xỉ. Có thế quốc gia mới yên ổn bền vững lâu dài được”.

Thờ chữ Tâm trong ḷng và ng̣i bút dám viết lên trời xanh những điều trung thực, Nguyễn Trăi ghi: “Trời không che riêng ai, đất không chở riêng ai. Mến người có nhân là dân, mà người chở thuyền lật thuyền cũng là dân”.

Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trăi viết: “Lẽ thành bại và sự hưng vong của một quốc gia có liên quan mật thiết tới nỗi vui buồn của người dân”.

Phải chăng Nguyễn Trăi đă kế thừa tinh thần của Trần Thủ Độ, vị khai quốc công thần đời Trần. Trần Thủ Độ nói: “Phàm đă làm vua trong thiên hạ phải biết lấy ư muốn của thiên hạ làm ư muốn của ḿnh, phải biết lấy tấm ḷng của thiên hạ làm tấm ḷng của ḿnh”.

Phải chăng Nguyễn Trăi đă kế thừa lời trăng trối của Trần Hưng Đạo với vua Trần Anh Tông khi vua Trần Anh Tông vào hỏi kế giữ nước nếu giặc phương Bắc xâm lấn: “Khoan sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, lẽ đó là thượng sách để giữ nước”.

(*) Phim 90 phút, về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979, giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980, giải đạo diễn xuất sắc.

 

______________________

 

Gocomay với Trần Văn Thủy

 

Vài kỷ niệm với người anh tử tế (*)
Anh Thuỷ sinh trước tôi chừng hơn một giáp. Nhưng anh vào nghề th́ chỉ sớm hơn tôi khoảng mươi năm, anh vào khoá 3, c̣n tôi khoá 6 trường Điện Ảnh Việt Nam ở 33 Hoàng Hoa Thám Hà Nội. Vừa học xong quay phim th́ anh được cử vào chiến trường B2 ngay, xong lại đi học Đại học Điện Ảnh Vờ-Gík ở Liên Xô, nên măi tới 1979, khi tôi ở phim Truyện chuyển sang phim Tài liệu Khoa học th́ mới được gặp anh lần đầu.

Không sinh hoạt cùng phân xưởng, nhưng anh như người hùng, luôn là tâm điểm của nhiều đồng nghiệp, kể cả những em hoa khôi xinh đẹp ở xưởng phim. Họ có cảm t́nh với anh v́ anh đẹp trai, lịch lăm, ăn nói có duyên, rất lôi cuốn người xung quanh, dù đó chỉ là một anh công nhân làm thợ mộc ở cơ quan.

Tháng 3.1979 anh lên Việt Bắc quay được cảnh những người lính Trung Quốc bị ta bắt, giải về tập trung ở sân vận động bóng đá Thái Nguyên, khi về anh đă phát triển và hoàn thành được bộ phim “Phản Bội” được đánh giá là khá thành công (1). Hồi đó vợ tôi làm máy chiếu ở ĐH Thuỷ Lợi, nên tôi mời anh Thuỷ mang phim tới và giới thiệu (ở sân băi ngoài trời) với sinh viên. Hàng ngàn người tới tham dự chật ních sân, mà im phăng phắc xem một phim tài liệu từ đầu tới cuối, thật là một hiện tượng hiếm có khiến tôi cũng được hănh diện là cùng cơ quan với anh.

Sau đó thấy anh, Đào Trọng Khánh, Lưu Hà dắt díu nhau đi làm phim “Hà Nội 5 cửa ô”. Nhưng khi xong phim lại hoá ra “Hà Nội Trong Mắt Ai” (HNTMA) gây tiếng vang rất lớn ở toàn xưởng. Đa số cán bộ CNVC từ người quét rác đến anh bảo vệ đều theo dơi và ủng hộ rất mạnh. Nhiều cán bộ phụ trách từ phân xưởng tới ban giám đốc, thấy khí thế dân t́nh vậy cũng “tát nước theo mưa”, có lúc bốc lên c̣n nói mạnh “c̣n cái quần đùi cũng bảo vệ HNTMA!”… (2)

Nhưng sự thể đă không đơn giản như vậy, khi thấy một số người ở bên trên, tiêu biểu là các ông Tố Hữu và Hoàng Tùng (3) không tán thành bộ phim v́ cho rằng có một số cảnh và lời b́nh mang tính cạnh khoé, phạm huư kỵ, nên kiên quyết bắt sửa lại cắt bỏ th́ mới cho phép phát hành. Những con kỳ nhông (cán bộ lănh đạo cơ hội bên dưới) đă quay ra đ́ Trần văn Thuỷ, bắt sửa cho bằng được. Trần văn Thuỷ cũng ngang, mặc dù chấp hành sửa nhưng chỉ thêm vào vài cảnh có tính “cúng cụ” vô hại cho phim như các cảnh cảm tử quân, tiêu thổ kháng chiến 1946 và tiếp quản thủ đô tháng 10.1954 ở Hà Nội chứ nhất định không chịu thay hay cắt bỏ những phần hay nhất (mà cũng nhạy cảm nhất) trong phim. Kết quả phim vẫn cứ bị cấm, cho dù thủ tướng Phạm văn Đồng đương thời đă có lời nói ủng hộ. Tác giả chính như anh Thuỷ th́ bị công an theo dơi từng bước. Nhưng phim th́ được chiếu chui (với danh nghiă: “chiếu nghiên cứu cho cán bộ cơ quan nhà nước”). Và chưa bao giờ, chưa bộ phim nào của ĐAVN (thể loại Tài Liệu) lại được người ta xếp hàng đua nhau đi xem một bộ phim chưa được phát hành nhiều đến như thế.

Mùa hè năm 1983, tôi vào quay phim ở Đà Nẵng, khi biết tôi cùng xưởng phim với tác giả HNTMA, bà con Đà Nẵng xúm lại hỏi han rất nhiều, những lúc rảnh tôi c̣n đọc cho vài người mà tôi thân ở KS Đà Nẵng những đoạn lời b́nh của HNTMA, tôi lén ghi vào quyển sổ tay, mà đă thấy họ cảm phục anh Thuỷ tới mức nào rồi. Tôi cũng sướng củ tỷ v́ thấy người dân ta vẫn c̣n mến phim Tài Liệu như thế, cho dù như trong ngành vẫn ví phim tài liệu chỉ là chiếu để dọn băi cho phim truyện.

Năm sau, một hôm đang ngồi chơi quán nước trong xưởng, thấy anh Thuỷ tới và nói: “Anh vừa đi Campuchia về, anh có chút quà mọn cho em, nhưng hôm nay anh lại quên ở nhà, hôm nào rảnh ghé anh chơi…”. Thật sướng run người lên ấy chứ, được một người tài như thế, nổi tiếng thế mời tới nhà, th́ c̣n ǵ hơn? Anh khen tôi có những khuôn h́nh quay phim rất tốt… như cái phim “Ngũ Hành Sơn” chẳng hạn … chỉ riêng hai cuốn phim đó mà anh đem theo, dạy cho lớp đạo diễn phim tài liệu ở Phnông-Pênh do nước bạn mời. Trong phần thực tập Montage (dựng phim), anh hướng dẫn sinh viên nước bạn đă cắt được tới 5 phim ngắn chi tiết khác rất ấn tượng. Anh tha thiết, rất muốn có dịp nào được mời tôi đi quay phim cho anh. Nhưng cho măi tới khi tôi từ biệt xưởng phim (cuối 1992) cả tôi và anh cũng không thực hiện được cái ước muốn tưởng chừng đơn giản như thế.

Năm 1984, sau khi làm thành công bộ phim đầu tay có tên “Thuỷ điện nhỏ” tôi như được chính thức bước một chân vào nghề đạo diễn, dù chân kia vẫn là quay phim.

Năm 1985, tôi làm phim “Bệnh Dịch Hạch” anh cũng luôn để mắt tới tôi, anh sửa giúp tôi dù chỉ vài chữ trong phần lời b́nh thôi. Nhưng khiến tôi cảm kích măi.

Năm 1986, sau khi được tôi mời tới dự buổi duyệt h́nh một phim mới của tôi, phim “Làng tranh Đông Hồ” (LTĐH), anh chủ động ngỏ ư muốn tiến cử cho tôi một người viết lời b́nh cho phim. Lúc xong phim tôi mới dám hỏi: “sao anh tốt với em thế?”. Anh cười, nói, “đơn giản thôi, v́ anh rất thích những khuôn h́nh của em trong phim này…”. Anh c̣n nói, anh thấy cái “e” của cái Làng Tranh Đông Hồ mà có anh Nguyễn Quân viết lời b́nh th́ tuyệt cú mèo…

Anh dẫn tôi tới nhà hoạ sỹ Nguyễn Quân ở khu tập thể quân đội ở phố Phan Đ́nh Phùng (4) dạo đó anh Quân đang làm thư kư ở Hội Mỹ Thuật. Ban đầu tôi cũng ngại, v́ hai người mà tôi mời làm cố vấn chuyên môn là hoạ sỹ Thẩm Đức Tụ và nhà nghiên cứu MT Nguyễn Đỗ Bảo th́ luôn “mặt trăng mặt trời” với Nguyễn Quân, nhưng may thay, anh Quân đă nhận lời ngay khi biết tôi đang làm phim LTĐH. Một ngạc nhiên nữa, chỉ cần xem h́nh (nháp) bộ phim có đúng một lần mà Nguyễn Quân phăng ra được những ḍng lời b́nh như thế! Cứ như là Nguyễn Quân và LTĐH có duyên nợ với nhau từ kiếp nào vậy? tất nhiên là đạo diễn tôi phải làm cái việc khớp, ráp, tu bổ cho nó gắn quyện với h́nh. Giữa lúc đó Thẩm Đức Tụ lại giới thiệu nhà văn Tô Hoài t́nh nguyện tới giúp tôi sửa lời b́nh (mà không cần thù lao) v́ cũng rất mến LTĐH! Thế mới gay, nhưng tôi cũng đành phải nhận lời, v́ sợ nhà văn của “Dế Mèn phiêu lưu kư” buồn (5).

Phải nói phục cụ Hoài thật, bận thế mà cũng rất nhiệt t́nh và sửa (bằng bút ch́) cái lời b́nh (vốn anh Quân viết rất nguệch ngoạc mà tôi phải cho đánh máy lại) rất chi là cẩn thận. Là đạo diễn, tôi có toàn quyền quyết định từng câu chữ trước khi hoà âm phim, nên ban đầu tôi định dung hoà cả hai bản của anh Quân và cụ Hoài. Nhưng anh Thuỷ đă can ngăn tôi, anh nói, anh rất kính trọng nhà văn Tô Hoài nhưng ở đây anh phải nói thẳng, tất cả phần sửa (biên tập) của cụ không có ǵ mới cao hơn mà chỉ như “rắn vẽ thêm chân” mà thôi! Để kiên quyết hơn anh c̣n nói thẳng: “em mà dung hoà hai văn bản như vậy là em đă xúc phạm Nguyễn Quân đấy! Dù anh Quân với cụ Tô Hoài là không có vướng mắc ǵ…”

Nghe anh Thuỷ, tôi đă không thay đổi ǵ nữa. Và phim LTĐH đă lọt được vào mắt xanh tới hai LHP Quốc tế lớn là Kraków (Ba Lan) và Leipzig (CHDC Đức) vào tháng 6 và tháng 11 năm 1987.

Mùa xuân năm 1988 khi mang hai phim là Dịch hạch và LTĐH đi dự LHP Quốc gia 3/1988, tôi lại được cùng anh Thuỷ trong đoàn đại biểu của hăng vào Đà Nẵng suốt một tuần.(6)

Sau đận ấy tôi và anh cũng thưa gặp nhau hơn, cho tới khi tôi rời VN vào tháng 11.1992. Lư do chính, hăng phim đang sản xuất 100 phim/ năm. Xoá bao cấp phim chỉ c̣n mươi mười lăm. Có năm chỉ chừng 5 phim, nên nhiều anh em đạo diễn quay phim c̣n phải đi bán vé tự phát hành phim Video ở các địa phương. (7)

Để tránh phải làm các công việc oái oăm ấy tôi trốn vào lớp chuyên tu ở ĐHSKĐA ở Mai Dịch cho tới cuối 1991, và c̣n làm rốn được một phim “Người nông dân & ruộng đất” (với danh nghiă quay phim). Năm 1992 làm được thêm hai phim: “Hà Nội có cầu Long Biên” (phim nhựa) và “Mặt gương Hồ Tây” (Betacam-Video) với danh nghĩa kịch bản và đạo diễn, trong khi nhiều anh tài chỉ tới hăng để ngồi gốc ngâu. (8)

Măi tới năm 2006, sau 14 năm tha hương, tôi được gặp lại anh Thuỷ ở ngôi nhà mới của anh ở gần Bưởi. Đó là căn biệt thự do anh tự tay vẽ mẫu khá đẹp, anh mua đất và cất nhà. Ở đất thuộc làng hoa Vĩnh Phúc trước kia. Anh thủng thẳng nói, đời sống của gia đ́nh anh th́ được cải thiện hơn xưa nhiều nhưng vẫn buồn…. v́ đời sống tinh thần nói chung vẫn chưa được như ư … cả cái sự nghiệp phim ảnh mà anh theo đuổi cả đời kia nó vẫn như giấc mơ trưa thoắt ẩn, thoắt hiện mà chưa được trọn vẹn bao giờ…

Anh lôi cả rượu Minh Mạng thang ra đăi tôi, anh khoe vừa hoàn thành xong cuốn “Nếu đi hết biển” phát hành tại Mỹ. Anh mang về được hàng trăm cuốn mà vẫn trót lọt, không gặp rắc rối ǵ … có lẽ do trời thương người có tâm…. để anh tặng riêng em một cuốn….. Nhưng tàn cuộc rượu th́ tôi đi người không về, v́ quên. Nhưng anh lại nhớ, anh cẩn thận, kư lưu niệm nhờ chị Hằng vợ anh gửi Vũ (9) mang tới nhà trước hôm tôi trở về Đức. Thiết nghĩ cái t́nh của người đàn anh, với một thằng đàn em vô danh là tôi, như thế có lẽ cũng qúi hoá và nhớ tới suốt đời.

Hôm nghe tin anh có tên trong danh sách đầu tiên, cùng 135 trí thức lớn của đất nước ở cả trong và ngoài nước kiến nghị với lănh đạo nhà nước, chính phủ và quốc hội về khai thác Bauxite ở Tây Nguyên hôm 14.04.2009 trên trang webseite trannhuong.com, th́ tôi mới có được địa chỉ E-mail của anh để thăm anh. Không giống như bao người xứ ḿnh thời nay, nhận được thư, anh hồi âm tức th́, anh chia xẻ, cũng chẳng thạo vi tính là bao, chỉ vào mạng đọc thư và báo chí là chính thôi. Anh c̣n báo tin vui, sắp có chuyến đi Mỹ lần thứ 5, do các trường ĐH Hoa Kỳ mời, thật mừng cho anh.

Nhưng đọc tới đoạn sau th́ lại hơi đượm buồn! Anh viết:

“Từ khi về hưu đến giờ, công việc không bao giờ ngừng nghỉ. Già rồi, năm nay 70 xuân, Lê Mạnh Thích, Phùng Ty, Tô Việt Hải, Ba tơ Liêu … ra đi 3, 4 năm rồi, đang chờ ḿnh ở dưới đó.

Chúc vạn sự an lành.

Thủy ” (10)

Cám ơn người anh vẫn c̣n thương c̣n nhớ thằng đàn em khốn khó.

Đặc biệt nhớ tới những đồng nghiệp lam lũ, buồn, vui, yêu, ghét, kỷ niệm, gắn bó một thời. Tôi biết, anh cũng chẳng khoẻ mạnh. V́ trong người c̣n bị nhiều chứng bệnh, di chứng từ cái thời gian khổ nơi chiến trường xưa. Nhưng anh đă sống một cuộc đời nhân hậu, nên trời thương! Mặc dù anh đă phải chua chát tự nhận “quái” tự nhận “nghề làm phim là nghề hèn và mọn”

hay “Để những bộ phim của ḿnh đến được với công chúng, tôi đă phải lấy ḷng người này, rồi đối phó, thậm chí lường gạt người kia…” (11)

Anh Trần văn Thuỷ, người biết ḿnh c̣n chưa toàn mỹ chính là người toàn mỹ vậy!

Anh chính là người đàn anh trong nghề tử tế nhất mà tôi đă từng gặp trong đời.

————————



(1) Phim Phản Bội đă được trao giải Bông sen vàng tại LHP Việt Nam lần thứ VI ở TP HCM.
(2) Xem Hà Nội Trong Mắt Ai ở đường link:
(3) Thời điểm đó Tố Hữu là phó thủ tướng thường trực; Hoàng Tùng là Bí thư TW phụ trách Ban Tuyên giáo. C̣n bên dưới Bùi Đ́nh Hạc là người theo lệnh trên đ́ bộ phim nhiều nhất.
(4) Số nhà th́ tôi không c̣n nhớ, nhưng nhà anh Thuỷ ở số 10 Hàng Bún th́ tôi vẫn ghé thường xuyên.
(5) Dạo đó Tô Hoài là chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội ở 19 Hàng Buồm.
(6) Kết thúc LHP VN lần VIII, anh Thuỷ được một Bông Sen Vàng cho phim HNTMA c̣n tôi cũng được một giải đặc biệt cho phim LTĐH và một giải Bông Sen Bạc cho phim Dịch hạch.
(7) Hồi đó hăng phải tự bỏ vốn làm và tự phát hành phim truyện Video dựa theo tiểu thuyết “Bỉ vỏ” của Vũ Trọng Phụng.
(8) Ở đối diện pḥng hành chính và cổng bảo vệ hăng xưa có mọc một khóm ngâu khá to, mọi người nhàn cư thường hay ngồi đó tán róc với nhau…
(9) Nguyễn Như Vũ, nhà quay phim kiêm đạo diễn ở hăng phim TLKH-TW
(10) Trích thư hồi âm của anh Thuỷ gửi PC hồi cuối tháng 4/2009 qua E-mail
(11) Bài: Đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy: “Làm phim tài liệu phải… quái một chút” – Báo Pháp Luật TPHCM Online – 22-12-2007 23:18:09 GMT +7

 

Đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy
và bộ phim tài liệu từng bị cấm

 

Trần Ngọc Kha 

Trong kư ức tôi thời c̣n là sinh viên, “Hà Nội trong mắt ai” là một bộ phim bị “cấm”. Hồi đó một đứa trong chúng tôi có bố công tác trong Bộ Nội vụ (cũ) – Bộ Công an bây giờ. Nhờ nó mà chúng tôi lọt được qua cổng Bộ này, 15 Trần B́nh Trọng, xem trọn vẹn bộ phim. Cảm xúc của lũ chúng tôi bấy giờ chuyển từ ngạc nhiên, sửng sốt đến bái phục, ngưỡng mộ. Sao không ngạc nhiên, sửng sốt được khi tự nhiên bỗng dưng xuất hiện một bộ phim một ḿnh một giọng như vậy? Sao không bái phục, ngưỡng mộ khi những người làm phim đă dám nói những điều ngay thẳng, lại hay đến vậy? Và bất chấp lịch biểu học hành, nhiều lần sau đó, cứ có cơ hội là chúng tôi lại đi “xem chui” bộ phim này, không chán. Không chỉ trong giới sinh viên, đi đến đâu, gặp bất kỳ ai người ta cũng xôn xao, bàn tán về bộ phim. Mọi người đều chung một câu hỏi: tại sao nó bị “cấm”?

Thực ra, không có bất kỳ một văn bản nào do ai kư ra lệnh cấm lưu hành bộ phim này. Nhưng dường như chỉ sau một thời gian rất ngắn, chừng vài ba tháng thôi, từ sau khi nó được phát hành th́ phải, không một ai dám công khai chiếu hoặc xem tiếp bộ phim. Và, một lẽ thường t́nh, đạo diễn bộ phim, ông Trần Văn Thủy, lập tức bị hầu hết mọi người, kể cả những đồng nghiệp thân cận nhất cô lập, ghẻ lạnh. Cố nghệ sĩ Phạm Hà có lần đă hỏi thẳng ông: “Ở! Cậu chưa bị bắt à? “…

Chuyện xảy cách đây gần 30 năm, chính xác là đầu năm 1982, khi Trần Văn Thủy c̣n rất trẻ. Ông Thủy không những đă được “cứu” thoát khỏi t́nh cảnh này mà c̣n được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Những người từng “có duyên nợ”, “ân oán” với ông và bộ phim này hồi ấy nay phần nhiều đă đi vào quá văng. Tuy nhiên, với ông Thủy, dường như mọi việc chưa qua. Có ǵ như nghèn nghẹn nơi ông khi có dịp nào phải nhắc lại chuyện này với ai. Và có ǵ như ngài ngại khi ai đó đương chức đương quyền khi buộc phải nhắc đến chuyện này. Ngơ hầu góp phần đặt dấu chấm hết cho câu chuyện, tôi t́m đến ông.

Không khó khăn ǵ khi muốn t́m số máy điện thoại của ông. Chỉ cần một cú bấm máy gọi số 116, hỏi số điện thoại nhà ông là ra. Nhưng, dễ phải đến lần thứ 5 nhấc máy, tôi vẫn chỉ nhận được một câu trả lời: “Chuyện ấy – (chuyện làm phim này – t/g) đă qua lâu rồi, tôi không muốn ai gợi lại nữa”. Bất quá, tôi đành mạnh dạn bấm chuông nhà ông. Rất may hôm nay cái điệp khúc kia của ông không lặp lại. Chỉ sau ít phút làm quen, ông đă hào hứng tiếp tôi một mạch đến quá trưa, không dứt…. “Là chỉ để nói chuyện chơi thôi chứ đừng có đăng báo chí ǵ đấy!” – ông giao hẹn trước khi nói.

Với phim “Hà Nội trong mắt ai”, lúc đầu ông định làm chơi, làm cho nó xong, cho nó tṛn bổn phận của một người làm công ăn lương. Bởi v́ cả năm 1981 ông không làm được ǵ. Năm 1980, ông giành được một cái giải khá lớn bằng phim “Phản bội”, làm chấn động trong nước và thế giới. Cho nên làm cái ǵ cũng khó, ông phải chần chừ. Cuối năm ấy b́nh bầu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua, Đảng viên bốn tốt… ông không có cái ǵ, nghĩ cũng ngượng. “Ḿnh nghĩ: thôi th́ làm cái ǵ đó cho nó có việc, cuối năm cho nó đỡ phiền” – ông bộc bạch. Thế rồi…

Hồi đó ông được nhận một kịch bản phim “Hà Nội năm cửa ô” viết về Hà Nội du lịch, về phố cũ, phố mới, chùa triền, lăng tẩm, khéo tay hay làm… Soi xét nó lại với thực tế cuộc sống, ông thấy ta mất mát quá nhiều. Vào những năm đầu thập kỷ 80, Hà Nội điêu linh, đói kém, khó khăn lắm, chúng ta đang c̣n phải ăn bo bo. “Ḿnh thấy cái kịch bản này không thể làm được. Nếu làm bộ phim này lúc ấy th́ chỉ có đóng mà thôi, lấy đâu ra quần chùng, áo dài…” – ông kể. Kịch bản phim có nhiều chi tiết liên quan đến sử sách, phải đi kiếm sách đọc, đi điều tra. “Ngôi nhà 80 – 82 phố Hàng Gai, nếu đang đi giữa cái nắng choáng ngợp của phố phường mà ta bước chân vào ngôi nhà cổ này, có những cái gác xép cửa lùa, có tiếng chim gù trên mái ngói th́ ḷng ta tĩnh lại”. Kịch bản viết là thế, nhưng đến đây ông thấy một bên là cửa hiệu thêu, một bên là trụ sở HTX. Ông hỏi chủ nhà: “Cái nhà này đă sửa lại từ bao giờ?”(V́ nó giống như tất cả các nhà cửa, phố xá, cửa hàng cửa hiệu lúc bấy giờ), rồi đọc cho ông ta nghe đoạn kịch bản này. Vị chủ nhà hỏi lại: “Người viết những ḍng này bao nhiêu tuổi? “. Ông đáp: “Cỡ bằng tuổi cháu”. Vị chủ nhà tiếp: “Thế th́ anh ấy chép ở đâu ra ấy chứ. Năm 1945, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, bọn Tây ở bên kia, bọn tôi ở bên này đă bắn nhau chí chát th́ cái nhà nó đă thế này rồi, làm ǵ có cái cảnh như các anh viết trong đó đâu”. Đến ô Quan Chưởng t́m Văn bia của Tổng đốc Hoàng Diệu, đến gặp ông Nguyễn Vinh Phúc, gặp cụ Trần Huy Bá ông mới bừng tỉnh ra một điều: những giá trị tinh thần của dân tộc th́ tồn tại vĩnh cửu. “Thế th́ thôi, đừng làm làm cái đẹp về mặt cảnh quan khi nó không c̣n, không có nữa. Hăy t́m đến những cái có thật, đích thật, rất cần cho đời nay – những giá trị tiêu biểu cho cách trị nước yên dân như thế nào” – Đạo diễn Trần Văn Thủy rút ra sau những đắn đo suy tính. Và lúc này, vào cái thời điểm đầu những năm 80 ấy, những điều này cần thiết biết bao! Xót xa với hiện thực của dân chúng thế nào, trọng dụng nhân tài ra làm sao?… Ông đă liệt kê ra giấy như vậy sau tất cả những sự đọc sách, điều tra. Quan niệm của ông là làm phim tài liệu không chỉ đúng và đủ. Đúng và đủ là những chuẩn mực của các công tŕnh nghiên cứu khoa học, của các nghị quyết. Nếu chỉ có vậy, người ta không xem th́ cũng… vứt! Muốn cho người xem “tiêu hoá” được th́ chúng c̣n phải hay nữa. Bởi thế cho nên muốn cho bộ phim có tính kịch th́ phải sắp xếp lại những tích tuồng hay nhất mà các tiền nhân chúng ta để lại. Và, nhiều chuyện hay đă được ông đưa vào phim. Chuyện Tổng đốc Hoàng Diệu đặt tấm Văn bia ở Ô Quan Chưởng cấm các chức vị quan trường không được sách nhiễu dân lành làm ăn sinh sống ở đây như thế nào, chuyện vua Lê Thánh Tông dựng Đ́nh Quản Văn ra làm sao, chuyện Quang Trung sau khi chiến thắng lẫy lừng trên sông Rạch Gầm đại phá quân Xiêm vào thành Thăng Long thăm vua Lê Cảnh Hưng, ông vua già mất quyền đă lâu rồi thế nào… Phép nước bấy giờ quy định lên Điện không được đem vũ khí. Quang Trung quyên mất điều đó, cứ thế đeo kiếm phăm phăm bước lên Thềm Rồng. Tất cả mọi người xanh mắt sợ, riêng chỉ có một ḿnh Phương Đ́nh Pháp, một viên quan lễ tân của triều đ́nh đứng ra ṿng tay trước mặt Quang Trung thưa lại với ông điều này. Quang Trung trừng mắt nh́n thẳng vào mặt Pháp. Pháp vẫn điềm nhiên. Thế rồi thấy phải, Quang Trung bỏ kiếm, bước lên Điện. Câu chuyện chỉ có thế nhưng ông Thủy cũng thấy rằng: trong mắt Quang Trung lúc bấy giờ, quốc gia chỉ có thể trường tồn và hưng thịnh khi kẻ thường dân dám nói với bề trên điều ngay thẳng và người có quyền uy phải biết nghe kẻ dưới ḿnh điều phải trái. Ngày nay, trong Chùa Bộc, Hà Nội, c̣n lưu giữ được một bức tượng. Trên đầu bức tượng đề chữ Tâm. Tất cả các nhà nghiên cứu đều không biết được bức tượng này thờ ai. Sau này cụ Trần Huy Bá đă phải mất rất nhiều công phu, đặt giấy bản ṿng ra đằng sau bức tượng, dùng than chà. Tờ giấy hiện lên: “Bính Ngọ tạo Quang Trung tượng”. Tức là, đúng vào năm mà Gia Long chống anh em nhà Tây Sơn một cách kịch liệt, tàn sát, huỷ diệt tất cả những ǵ của họ th́ dân chúng vẫn dựng tượng Quang Trung. “Hà Nội trong mắt ai” ra đời và đă tập hợp những chuyện như thế!..

Ngay từ lần chiếu đầu tiên bộ phim để tŕnh duyệt, theo ông Thủy, Ban giám đốc hăng phim Tài liệu khoa học Trung ương đă “Thấy nó có ǵ không ổn”. Họ liền mời những người được coi là trọng trách nhất trong lĩnh vực tư tưởng, văn hoá nước ta xem. Xem xong, các vị này đều kết luận ngay rằng phim “Có vấn đề”! Anh em trong cơ quan đến lúc này vẫn chưa người nào, kể cả đồng chí Bí thư đảng uỷ, được xem. Rồi phim được bí mật chiếu cho một số người được coi là “cấp trên” xem. Rốt cuộc, Giám đốc hăng phim Lư Thái Bảo trả lời ông Thủy: bộ phim không được chiếu (!).

Thực ra, theo ông Thủy, đó là do có một số người xem phim xong tự vơ vào, vận vào ḿnh mà cho rằng bộ phim này chống Đảng, dậy Đảng cầm quyền, kêu gọi mọi người “xuống đường” (?!). Chẳng qua là có thể họ “có tật giật ḿnh”. Trong đó có một nhà thơ từng có quan hệ rất thân thiện với ông Thủy từ cuối những năm 60, khi ông mang phim từ chiến trường ra, chiếu tại nhà cho hai vợ chồng họ xem. Nội dung phim có một chi tiết mà nhà thơ đă hiểu lầm. ấy là đoạn nói về bà Huyện Thanh Quan xưa ở làng Nghi Tàm (Hà Nội), theo chồng đi làm quan xa tại miền Trung. Rồi một hôm, ông Huyện đi vắng, bà nhận được mớ đơn kiện trong đó có đơn của chị Nguyễn Thị Đào xin cải giá v́ chồng đi lính thú (ra biên ải) lâu ngày. Nhớ cảnh Tây Hồ, thương cảm cô Đào, nhà thơ mạnh dạn phê vào đơn: “Phó cho con Nguyễn Thị Đào / Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai…”. Đào được đi bước nữa. Nhưng chẳng bao lâu sau, chồng cô trở về phát đơn kiện. Ông Huyện mất chức. Lời b́nh phim viết: “Thế mới biết cái máu me văn nghệ dính vào việc quan trường gây ra nhiều sự rắc rối là thế!”. “Là một nhà thơ lớn – ông Thuỷ nói tiếp – nhưng vị này tự vận ḿnh vào chuyện của bà Huyện Thanh Quan th́ buồn cười quá. Bà sống trong một giai đoạn lịch sử hoàn toàn khác. Ông ta có “máu me” văn nghệ nhưng không nhiều, “máu me” quan trường, máu me chính trị của ông mới nhiều chứ! “. Hay đoạn nói về Lê Thánh Tông dựng Đ́nh Quản Văn, trong đặt trống Đăng Văn cho dân chúng đến kêu oan. Phim liên tưởng: giá như thời Lê Mạt cũng có một cái trống như vậy th́ tại đây dân chúng sẽ phải đinh tai nhức óc. Đó cũng là nói chuyện xưa, những tích tuồng trị nước yên dân. Nhưng không may cho ông Thủy, có người lại nói chuyện xưa sao nó lại giống hiện thực hồi đó đến thế! Tại sao Nguyễn Siêu lại cho dựng Tháp Bút bên Hồ Gươm? Tại sao Tổng đốc Hoàng Diệu lại cho đặt tấm bia kia ở Ô Quan Chưởng?… Trong 38 năm cầm quyền của Lê Thánh Tông, đất nước thịnh trị. Xây dựng bộ Luật Hồng Đức, thành lập Hội Tao Đàn, viết Đại Việt sử kư toàn thư, dựng Bia Văn miếu – có vị vua nào làm được lắm việc lớn như ông này không? Mà đến khi cái Điện Huy Văn, nơi bà Ngô Thị Ngọc Giao đẻ ra vua Lê Thánh Tông xiêu vẹo, đổ nát, người ta đă dọn nó đi để làm trụ sở UBND phường. (Vào cái thời điểm đó người ta vẫn c̣n phá hoại đ́nh chùa). Tất cả những điều đó đều chẳng đáng kể ra vào lúc này hay sao?

Ông Thuỷ nhớ lại dạo ấy, có lần, bộ phim đă được chiếu đi chiếu lại tới bốn lượt trong một buổi sáng tại Quân uỷ Trung ương – chuyện lạ chưa từng có. Sau đó, Uỷ ban Khoa học xă hội phải tổ chức cả một cuộc toạ đàm “nghiên cứu” bộ phim, có các đại biểu của Viện Sử học, Viện Triết học, Viện Hán nôm cùng tham gia. Không một ai ở đây có thể t́m ra bất kỳ một sai sót nào của bộ phim, kể cả cái những cái “chốt” của bộ phim – ông Thuỷ tâm sự – như đoạn nói về Lê Lợi. Nguyễn Trăi, người quê làng Nhị Khê nhưng lại sinh thành ở Hà Nội. Tâm huyết suốt đời cho sự tồn vinh của đất nước và với thân phận của những người dân, ông từng đặt bút: “Chăn lạnh vắt vai đêm chẳng ngủ /Suốt đời ôm măi nỗi lo dân”. Từng được ông cùng Trần Nguyên Hăn “nếm mật năm gai” pḥ suốt 10 năm là thế nhưng khi được lên ngôi, vị vua này nghi kỵ các quan cận thần, đă phế truất cả Nguyễn Trăi, Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hăn.

Sử c̣n chép rằng vua Lê từng hỏi Nguyễn Trăi: “Viết quốc nhạc sao cho phải?”. Nguyễn Trăi thưa: “Tâu bệ hạ! Nguyện xin bệ hạ thương yêu nuôi dưỡng lấy dân chúng cho trong xóm ngoài làng không c̣n tiếng oán hận sầu than. Đừng v́ ơn riêng mà thưởng bậy, chớ v́ ḿnh giận mà phạt bừa. Đó chính là cái gốc của quốc nhạc vậy!”.

Có nhà nghiên cứu lịch sử của Học viện Chính trị Nguyễn Ái Quốc quê Thanh Hoá phản đối ông Thủy ầm ầm rằng: “Lê Lợi của chúng tôi chưa bao giờ được miêu tả như thế! “. Người ta tranh căi về những đoạn như thế này rất dữ, rằng phim đă ám chỉ ông này, ám chỉ ông kia bây giờ… Và, bắt đầu từ đấy, không c̣n ai dám nhắc đến việc tiếp tục cho chiếu bộ phim này nữa…

“Cho đến năm 1985, ḿnh không c̣n cái ǵ nữa – ông chua chát kể lại – cả điều kiện làm việc, miếng cơm manh áo, quan hệ bạn bè, tất tật. Vợ ḿnh bảo ḿnh điên. Bạn bè cũng nói ḿnh vậy. Mẹ ḿnh khóc và nói với ḿnh rằng: “Con ơi! Sao cái nghề của con nó khổ thế!”. Nỗi khổ nhất lúc ấy là sự cô đơn. Bạn bè đồng nghiệp lên cơ quan bảy rưỡi, tám giờ có mặt tề tựu đông đủ và rất lo lắng cho ḿnh đă bị bắt hay chưa. Báo Tuổi trẻ phỏng vấn tôi trong những năm mà “Hà Nội trong mắt ai” bị “cấm”, ông làm cái ǵ?”. Tôi đă trả lời với họ rằng: “Trong những năm nhàn tản không có việc làm này, tôi đă đến những nơi ḿnh từng đến quay phim, những nơi mà chúng tôi đă từng đến quay phim để thắp hương và chiêm nghiệm như mộ ông Ngô Th́ Nhậm ở làng Tả Thanh Oai, mộ bà Đoàn Thị Điểm, mộ Nguyễn Trăi ở làng Nhị Khê, nơi thờ phụng Lê Thánh Tông ở Điện Huy Văn… Và, tôi thắp hương trên bàn thờ tổ tiên nhà ḿnh. Mỗi lần như thế, tôi thường lẩm nhẩm một câu thành tiếng rằng: Thưa các bậc tiên liệt, con có tội t́nh ǵ không, khi con chỉ khắc khoải kể về những sự anh linh của dân tộc này? Nh́n lên bàn thờ tôi thấy những nén hương sau khi cháy cứ cong lên như râu rồng”…Tôi mừng, v́ mẹ tôi thường bảo rằng: “Thắp hương trên bàn thờ, sau khi thắp hương mà những nén hương cong lên là linh ứng đấy!”.

Bộ phim không được chiếu! “Tại sao vậy? Xin các anh chỉ bảo cho tôi những chỗ không phải, những chỗ sai để chúng tôi có thể sửa” – bằng một giọng rất mếm mỏng, rất “đàn em”, hồi đó ông Thuỷ khẩn khoản. Ban Giám đốc hăng phim kính chuyển nguyện vọng này của ông lên các vị lănh đạo tư tưởng văn hoá. Họ đồng ư cho sửa chữa bộ phim. Nhưng, khi được hỏi cần phải sửa chỗ nào, một trong số các vị này đă thốt lên: “Đây là một bộ phim sai, sai đến mức không thể sửa được!”. Sai đến mức như thế có nghĩa là nó đúng! – ông Thủy nghĩ.

Cùng kíp làm bộ phim này có anh Lưu Hà, con trai ông Lưu Xuân Thư, Phó giám đốc hăng phim Tài liệu khoa học Trung ương hồi bấy giờ. Hà đang là sinh viên năm cuối của Trường Sân khấu điện ảnh. Đây là bộ phim đầu tay mà anh bấm máy, cũng được coi như là bài thi tốt nghiệp của anh. Ông bèn nghĩ ra một kế “xui” Hà đề nghị nhà trường đứng ra tổ chức chiếu bộ phim này ở Cung Thiếu nhi, để “cho sinh viên báo cáo tốt nghiệp”. Danh sách mời có các học giả, các nhà nghiên cứu, các trí thức lớn, các cục, vụ, viện. Trong đó có cả các thầy giáo của nhà trường đến dự. Thời kỳ này, Cung Thiếu nhi là địa điểm chiếu phim sang nhất ở Hà Nội với quy mô hơn 500 chỗ, màn ảnh cực trắng, ánh sáng cực mạnh. Ơn trời! Kế họach này được chấp thuận. Khán giả đến chật cứng các hàng ghế của hội trường 500 chỗ. Họ reo ḥ, vỗ tay tán thưởng ầm cả rạp. Sau buổi chiếu, Ban giám đốc hăng phim cho gọi ông Thuỷ lên hỏi: “Bây giờ ư Thuỷ thế nào?”. Ông đáp: “Thưa các anh! Nếu như tôi viết một cuốn sách, hay vẽ một bức tranh th́ việc thưởng, phạt chỉ là của riêng tôi. Nhưng đây là một bộ phim, nó ra đời không chỉ bởi cá nhân tôi mà là do cả tập thể làm phim, là của cả hăng phim. Bởi vậy, xin các anh lưu ư cho một điều rằng: nếu cái phim này nó hay, nó bán được bản quyền, được khen th́ là chung của hăng. Nhưng nếu nó dở, nó có tội th́ các anh cũng nên công bằng. Nếu định đánh 100 roi th́ chỉ nên đánh vào tôi 80 roi, rồi các anh phải bảo cấp trên đánh vào các anh một số roi, đánh vào ông Cục trưởng Cục Điện ảnh một số roi, đánh vào ông Bộ trưởng Bộ Văn hóa một số roi… Chứ tại sao một cái phim hay, bán được bản quyền th́ là của Nhà nước, c̣n cái phim “có vấn đề” th́ tất cả 100 roi các anh đều đánh cả vào đít tôi?”. Các vị lănh đạo hăng phim lúc này đều ngơ ngác, thành thật: “Cậu nói phải! Nhưng mà bây giờ sửa thế nào?”. Ông Thuỷ nói: “Sửa thế nào, đây là chuyện của các anh. Tôi th́ tôi làm như vậy và tôi nghĩ như vậy. Và cho đến giờ phút này các anh hỏi tôi dù là theo trách nhiệm công dân hay trách nhiệm nghệ sĩ th́ tôi vẫn tự hào rằng tôi, một công dân, đă làm một bộ phim như vậy. Con người ta khi có tà tâm th́ không đàng hoàng được đâu, không lễ phép được đâu và cũng không tự tin được đâu. Cụ Hồ nói là phải biết lắng nghe ư kiến của quần chúng. Quần chúng đây tôi không dám nói đến những người ở ngoài đường. Ít nhất th́ các anh phải chiếu cho các anh chị em trong hăng xem, những đồng nghiệp của tôi, để họ góp ư cho tôi hiểu cách làm phim tài liệu như thế nào, hiểu “cái ṿng phấn” mà Đảng và Nhà nước đă “vẽ” cho chúng ta được “nhảy múa” trong đó như thế nào? Rồi anh chiếu cho Xưởng Phim truyện, chiếu cho Cục Điện ảnh, chiếu cho Xưởng phim quân đội, chiếu cho các hội văn học nghệ thuật để người ta góp ư cho chúng ta”. Ban giám đốc hăng phim nghe thấy phải, và bắt đầu lên danh sách những người được mời xem phim, ở các xưởng phim, các hội văn học nghệ thuật, lên danh sách anh em trong hăng (kể cả anh em trong Nam)… Khi chiếu phim bao giờ cũng có người đứng canh ở cửa, đọc tên cho từng người vào một. Cho đến bây giờ, hẳn tất cả những ai đă từng tham dự vào vụ này đều c̣n nhớ, tất cả mọi người dù trong hay ngoài hăng phim, kể cả các cụ già như cụ Mai Lộc, cụ Khương Mễ sau khi xem phim xong đều thốt lên: “Sao cái phim như thế này mà lại bị “cấm” kia chứ?”. Ai cũng khen hết, kể cả những người từng ghét ông Thuỷ ngày trước. Không một người nào kể cả các vị bên Viện Triết hay Viện Sử, Viện Hán Nôm… có thể t́m ra được bất kỳ một sai sót dù nhỏ nào trong bộ phim. Ông Thuỷ đă được họ “bênh”! Khi thông tin này loang ra, một lệnh bất thành văn được ban ra từ một cấp: không được chiếu bộ phim này dưới bất kỳ h́nh thức nào nữa (!!!). Tại một hội nghị phát hành phim trung ương có các đại biểu các tỉnh về họp, Cục trưởng Cục Điện ảnh bấy giờ muốn chiếu bộ phim này cho họ xem cũng không được phép. Đó là vào giữa năm 1983 – ông Thuỷ nhớ lại và nghĩ: mọi việc đă kết thúc. Liên tưởng đến một số vụ trước đây như “nhân văn giai phẩm”, “xét lại”… ông bắt đầu hết hy vọng th́…

Một hôm, bỗng nhiên có một cú phôn của ông Nguyễn Việt Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng gọi xuống đề nghị Hăng phim Tài liệu khoa học Trung ương mang phim “Hà Nội trong mắt ai” lên chiếu cho Văn pḥng xem. Dưới hăng phim, ông Bùi Đ́nh Hạc, bấy giờ mới được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc hăng phim (thay cho ông Lư Thái Bảo sang làm Tổng Thư kư Hội Điện ảnh), trả lời: “Alô! không được phép đâu. Lệnh của cấp trên không được chiếu nữa”. Ngày 15/10/1983, Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng lại gọi xuống. Một lần nữa Giám đốc hăng phim Tài liệu khoa học Trung ương Bùi Đ́nh Hạc lại từ chối lời đề nghị này với lư do là phim đang được cắt ra để sửa. Từ đầu dây bên kia, giọng nói đĩnh đạc của ông Dũng vang lên: “Chúng tôi biết rằng bộ phim ấy có thể chiếu được hay không chiếu được. Chúng tôi có chỗ để biết. Nhưng lần cuối cùng tôi báo cho các anh biết đây là chỉ thị của Thủ tướng Phạm Văn Đồng”. Ban lănh đạo hăng phim lại hỏi ông Thuỷ: “Bây giờ ư cậu thế nào?”. “Ối giờ ơi! Sao các ông lại hỏi tôi ư đó. Các ông là người có chức có quyền các ông phải hiểu được ông Phạm Văn Đồng là ai chứ! Nếu là ông Đồng mà các ông c̣n không chiếu cho ông ấy xem th́ đất nước này nó c̣n ra làm sao nữa? Không mang phim lên chiếu cho ông ấy xem là không được đâu”. Kết quả ư kiến này của ông Thuỷ đă được họ tiếp thu.

Kế hoạch mang “Hà Nội trong mắt ai” lên chiếu cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem đă được Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng ấn định vào lúc 3 giờ chiều ngày 18/10/1983. Ông Thuỷ đề nghị với Giám đốc hăng phim, ông Bùi Đ́nh Hạc cho được đi cùng. Ông Hạc trả lời “Không được đâu! Làm sao mà đi cùng được. Vào đấy qua “cổng đỏ”, người ta điểm danh đấy”. “Anh Hạc ơi! Anh cứ cho tôi đi cùng v́ tôi muốn nghe bằng chính cái lỗ tai của tôi xem Bác nói ǵ. Tôi thề với các anh rằng nếu Bác nói điều phải, điều đúng th́ ḿnh phải nghe, phải sửa chữa. C̣n nếu ḿnh có làm điều ǵ không phải th́ chắc chắn là Bác cũng thương mà chỉ bảo cho ḿnh thôi”. Mặc cho ông Thuỷ nói hết lời như vậy, Giám đốc hăng phim vẫn không đồng ư. Không từ bỏ ư nguyện, gần đến giờ hẹn, ông lén ngồi sẵn vào ghế sau chiếc xe con Lada màu trắng của hăng phim đang đậu bên bậc thềm và lẩm bẩm một ḿnh: “Ngày xưa đánh nhau ở chiến trường khu 5, khẩu hiệu của chúng tôi là nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. Nay tôi cũng phải nắm lấy thắt lưng anh thôi…”. Kể đến đây, ông Thuỷ cười phá lên – nụ cười đầu tiên thoải mái hết cỡ xuất hiện trên gương mặt đă bắt đầu có vài nếp nhăn của ông, trong suốt hơn ba giờ đồng hồ mà tôi được gặp. Nước này, cuối cùng, Giám đốc hăng phim đành cho xe lăn bánh.

Đến Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng ở số 2 Bách Thảo, Hà Nội, không thấy ai ra kiểm tra danh sách mà chỉ có giọng người bảo vệ hỏi vọng từ trong chốt gác: “Xe nào đấy?”. “Xe của xưởng phim vào chiếu phim cho Bác Đồng xem đây”. Tiếng người bảo vệ lại vọng ra: “Vào đi! “. Thế là lọt. “Đấy, có ai điểm danh, kiểm tra ǵ đâu” – Ông Trần Văn Thủy bảo với ông Bùi Đ́nh Hạc.

Ông Thuỷ bê 5 hộp phim vào ngồi chờ trong pḥng khách. “Bác Đồng đang tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô, ông A -li-ep. Các anh chờ, một lát nữa bác xuống” – có người ra thông báo. Tự dưng Thuỷ bỗng thấy lo lo. Gần 30 phút sau ông Phạm Văn Đồng xuống. Trời tháng 10, chưa lạnh lắm nhưng bác đă phải mặc chiếc áo khoác màu đen bằng dạ. “Trông thấy chúng tôi, tự nhiên mặt ông Đồng đanh lại tỏ ư bực ḿnh lắm”. “Muốn xem một bộ phim mà khó thế à? Nếu mà khó quá th́ thôi tôi không cần nữa, tôi không phiền các anh nữa” – Ông Đồng dằn giọng nói như vậy sau khi đă phải chờ đợi giờ phút này chừng nửa tháng rồi, kể từ hôm đầu tiên ông yêu cầu hăng đem phim lên chiếu. Ông cứ chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong sân mà không vào pḥng chiếu. Linh tính mách bảo Trần Văn Thủy một điều ǵ, rằng Thủy đang gặp may. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Hội đồng Bộ trưởng Nguyễn Việt Dũng đỡ lời cho đoàn làm phim rồi mời Thủ tướng vào. Thủ tướng ngồi xuống một chiếc ghế mây. Đạo diễn Trần Văn Thuỷ đứng ṿng tay trước mặt bác nghẹn ngào nói: “Thưa bác! Bác cho phép cháu thay mặt anh em trong đoàn làm phim được bày tỏ ḷng biết ơn đến bác. Cháu rất xúc động v́ việc nước bận như vậy mà Bác vẫn bớt chút th́ giờ… “. Nói đến đây ông Thuỷ nghẹn ngào đến lạc cả giọng đi. “Cháu ngồi xuống đây! Cháu ngồi xuống đây! “. Nghe giọng nói ân cần của Thủ tướng, ông Thuỷ thấy ḿnh được b́nh tâm trở lại. Bác phải cầm tay kéo Thuỷ ngồi xuống bên phải ḿnh; bên trái bác là Giám đốc hăng Phim Bùi Đ́nh Hạc. Phim bắt đầu chiếu. Sau mỗi một “chốt” phim như đoạn Tô Hiến Thành dùng người như thế nào, đoạn vua Lê Thánh Tông cho dựng đ́nh Quảng Văn trong có đặt trống Đăng Văn để dân chúng đến kêu oan ra sao, rồi đoạn nói về nỗi oan khuất của Nguyễn Trăi v.v…, bác lại nhổm dậy dịch chuyển ghế. Cứ thế, bác lặng lẽ lặng lẽ xem cho đến hết bộ phim.

Phim hết. Đèn trong pḥng đă bật sáng. Bác vẫn ngồi, đầu vẫn cúi xuống, tay đặt lên trán, bất động. Tất cả mọi người xem phim đều cùng im lặng. Một lát sau, Bác ngẩng đầu quay sang Đạo diễn Trần Văn Thuỷ, hỏi: “Những ai đă được xem phim này và họ đă nói những ǵ về nó? “. “Thưa Bác! Bác hỏi cháu thế cháu khó trả lời lắm. V́ nếu cháu trả lời bác th́ có thể không khách quan. Có rất nhiều người ủng hộ, tán thành nhưng họ lại không có quyền phán xét ǵ về bộ phim này. Xin phép Bác để cho anh Bùi Đ́nh Hạc là giám đốc của cháu được tŕnh bày với Bác”. Bác quay sang phía ông Hạc. Ông hạc thưa: “Thưa đồng chí! Đây là bộ phim được các đồng chí có trách nhiệm đánh giá là một bộ phim có vấn đề, mượn xưa để nói nay. Đây là bộ phim không cùng Đảng để giải quyết những khó khăn hiện nay mà nuối tiếc những quá khứ phong kiến ngày xưa và gieo rắc vào thực tại quần chúng đảng viên những bi quan, hoài nghi và tiêu cực…”. Rất tiếc rằng đến lúc này mà ông Hạc vẫn không hiểu được bác Đồng đang nghĩ ǵ. Cuối cùng, ông Hạc nói: “Thưa Đồng chí! Những người có trách nhiệm kết luận rằng tác giả bộ phim này chỉ là một nghệ sĩ chứ không phải là một nghệ sĩ cách mạng”. Bác hỏi: “Ai nói như vậy? “. Giám đốc hăng phim Bùi Đ́nh Hạc nêu tên ba vị lănh đạo cấp trên thời đó. Trong khi ông Hạc nói, ông Thuỷ như bị kim châm, cứ nhấp nha nhấp nhổm đứng lên, ngồi xuống, đến mức ông Nguyễn Việt Dũng ngồi bên cạnh phải vít vai mấy lần ông mới im lặng được. Đoạn bác quay sang ông Thuỷ: “Cháu có ư kiến ǵ nữa không?”. Ông Thuỷ đứng lên thưa: “Thưa bác, cháu đă nhường lời cho anh Hạc. Và anh Hạc đă nói những lời cháu không nghĩ như thế. Cháu chỉ muốn thưa với bác rằng: nếu bộ phim này có ǵ sai lầm th́ đó chỉ là do lực bất ṭng tâm chứ bụng dạ chúng cháu không nghĩ thế. Thưa bác! Khi chúng cháu đến mộ bà Đoàn Thị Điểm th́ thực sự lúc này nó chỉ c̣n là một đống rác. Và chúng cháu đă phải thuê dọn cái đống rác này đi mất nửa ngày. Rồi xin một chút nước vôi quét lên tấm bia mộ của bà, mượn một số chậu cảnh quanh đó bày đặt quay phim để khỏi mang tội bất hiếu với tiền nhân…”. Được ngồi bên Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc này, linh cảm mách bảo với Đạo diễn Trần Văn Thuỷ rằng: trong cơn băo tố cuồng phong mà ḿnh đang đi, ông đă t́m được một cái hang an lành để trú ngụ. Cuối cùng bác nói: “Tôi cũng không nghĩ rằng sự thể nó lại quan trọng đến mức này”. Rồi bác phân tích cho mọi người hiểu đoạn nói về Nguyễn Trăi trong phim là có thật trong lịch sử và là nói về thân phận của Nguyễn Trăi chứ không chủ ư nói về Lê Lợi. Từng đoạn, từng đoạn khác như thế của phim cũng được bác phân tích rất cặn kẽ. “Tôi kinh ngạc về trí nhớ tuyệt vời của bác. Bác mới chỉ xem phim có một lần trong khi trăm công ngh́n việc đang chờ đợi” – ông Thủy thốt lên với tôi. Rồi bác kết luận: “Ư kiến thứ nhất của tôi là: nếu đă là anh em cùng làm văn nghệ với nhau th́ phải biết thương yêu, bảo vệ, bênh vực lẫn nhau. Các anh mà không biết bênh vực cho nhau th́ c̣n ai bênh vực các anh? Ư kiến thứ hai của tôi mong các anh ghi nhận và anh Dũng ghi vào biên bản để gửi sang Văn pḥng Ban Bí thư: Tổ chức chiếu công khai bộ phim này cho nhân dân xem, chiếu càng rộng càng tốt, càng nhiều càng tốt! Chiếu ngay lập tức! Nếu sau này phát hiện ra cái ǵ sai th́ chỉnh sửa”. Đoạn quay sang ông Thuỷ, bác lại ân cần cầm tay ông: “Bác dặn riêng cháu điều này: cháu phải nhớ, khi nào cần cháu phải gặp bác, t́m mọi cách mà liên lạc với bác. Chỉ có cháu mới chủ động chứ bác không thể chủ động liên lạc với cháu được”.

Cũng nên nhớ lại rằng, vào thời gian đó, diễn ra Đại hội Hội Nhà văn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă đến dự và gửi lời chào đến các đại hội các hội văn học nghệ thuật khác (do Bác không có điều kiện đến dự). Nhưng, phải chăng do bức xúc trước cách đối xử của một số người đối với bộ phim này như thế mà sáng sớm ngày 20.10.1983, ngày khai mạc Đại hội Hội Điện ảnh toàn quốc lần thứ II tại Cung Thiếu nhi, tức là chỉ 2 ngày sau khi bác xem phim “Hà Nội trong mắt ai”, bác đă bất ngờ đến dự Đại hội này. Ngay từ phút đầu tiên, bác bước lên diễn đàn Đại hội phát biểu với hơn 500 nghệ sĩ điện ảnh toàn quốc. Bài nói chuyện không cần giấy tờ của bác kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ. Bác đă nói rất kỹ, rất mạnh mẽ, rất sâu sắc, về cách thức quản lư, lănh đạo văn nghệ: “Đừng bắt tất cả các anh em văn nghệ sĩ hiện nay phải chui qua một cái lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn!”. Đến bây giờ, những ai có dịp được tham dự Đại hội này hẳn đều c̣n nhớ h́nh ảnh đầy ấn tượng, lạ lùng của bác khi bác quay người lại, hướng về phía Chủ tịch đoàn Đại hội rồi chắp tay vái lạy họ và nói rằng: “Tôi lạy các anh! Tôi xin các anh! Khi duyệt phim th́ cố gắng rộng lượng như tôi”. Cả hội trường lập tức vỡ oà bởi những tràng vỗ tay dài không ngớt. Ai nấy đều hiểu Bác đang nói về điều ǵ. Với Trần Văn Thuỷ, hôm ấy là một ngày hạnh phúc đến tột độ. Không giấu nổi xúc động, ông bật khóc. “Một phần thưởng tâm linh, vô cùng cao quư hơn bất kỳ phần thưởng nào khác trong đời đă đến với tôi” – ông nói với tôi, nước mắt giàn giụa.

Từ đó, bộ phim bắt đầu được công chiếu rộng khắp trong tất cả các cơ quan, các câu lạc bộ, các hội đoàn… cho các tầng lớp nhân dân xem. Hàng tuần liền, Rạp Tháng Tám và nhiều rạp khác ở Hà Nội tổ chức chiếu phim này ba ca trong một ngày th́ trong cả ba ca chiếu, khán giả đă phải xếp hàng dài chen chân mới mua được vé. Nếu ở Việt Nam có ghi-net th́ phải xếp bộ phim này vào hạng phim tài liệu “ăn khách nhất” từ trước đến nay. Đây là một hiện tượng khác thường v́ cho đến lúc bấy giờ, phim tài liệu nước ta mới chỉ được chiếu “chùa”, chiếu “kèm” vào đầu các buổi chiếu phim truyện, để tuyên truyền, cổ động. Tại Liên hoan Phim quốc gia tổ chức tại Đà Nẵng tháng 3/1988, bộ phim đă được b́nh chọn nhận giải Bông sen Vàng duy nhất thể loại phim tài liệu. Ngoài ra tại đây, nó c̣n được b́nh chọn giải phim biên kịch hay nhất, đạo diễn hay nhất, quay phim hay nhất. Nhưng, có lẽ giải cao nhất, vinh dự nhất cho bộ phim này là giải phim tài liệu được nhiều khán giả xem nhất. Mới hay ư kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “cứu” bộ phim “Hà Nội trong mắt ai”, “cứu” đạo diễn của nó hồi ấy thật là sáng suốt và kịp thời. Và cũng từ đó ông Thuỷ bắt đầu bớt dần được những giấc ngủ thắc thỏm, những cơn ác mộng hằng đêm. Ngay sau hôm được gặp Bác Phạm Văn Đồng, ông Thủy ra một hiệu sách ở Bờ Hồ mua một tấm ảnh chân dung cỡ lớn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng cất giữ cẩn thận. Ngày Bác mất, ông lập một ban thờ riêng, treo ảnh Người lên thờ và để tang Bác trọn ba năm…

Nhưng chưa hết. Phải đến khi đồng chí Nguyễn Văn Linh lên làm Tổng Bí thư, bộ phim và ông Thủy mới thực sự được “cứu sống” hoàn toàn. Nhà Đạo diễn Trần Văn Thủy được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Cũng nên lưu ư một điều: nếu so với “Những việc cần làm ngay” hay những ǵ mà Đảng và Nhà nước ta thực hiện “cải tổ”, “đổi mới”, những sự kiện “bùng phát” ở Báo Văn nghệ, “đời” Tổng Biên tập Nguyên Ngọc, như hàng loạt bài viết về khoán 10, khoán 100, về cải cách ruộng đất, về “Cái đêm hôm ấy đêm ǵ?”…, hoặc xa hơn nữa là sự kiện văn chương tiểu thuyết “Cù lao Chàm” của Nguyễn Mạnh Tuấn hoặc hàng loạt vở diễn chấn động dư luận của Lưu Quang Vũ th́, về mốc thời gian, bộ phim “Hà Nội trong mắt ai” “đi trước thời đại”. Tiếp chuyện tôi, ông Thủy cho hay: Có lần ông nhận được một lời đề nghị ông viết đơn và làm hồ sơ để có thể được xét duyệt trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về bộ phim này. Ông khước từ lời đề nghị: “Tôi không bao giờ làm đơn v́ việc này!”.

“Thưa các bác! Cháu nghĩ rằng nếu bộ phim này nó hay, được các bác tán thưởng, được ai đó chia sẻ, bảo vệ như Bác Phạm Văn Đồng th́ cũng chẳng phải riêng tại cháu mà đấy là những vấn đề lịch sử do tiền nhân để lại. Mà nếu bộ phim này có làm ai đó bực ḿnh, khó chịu, thậm chí phẫn nộ th́ lỗi cũng không phải tại cháu. Cái hay, cái dở căn cứ vào lịch sử, cháu chỉ là người tŕnh bày, sắp xếp những điều có thật đó, may ra có ích ǵ đấy cho hiện thực cuộc sống, xứng đáng với tiền nhân…” (trích bài nói chuyện của Đạo diễn Trần Văn Thuỷ tại cuộc gặp mặt với gần 1000 cụ cách mạng lăo thành tại Câu lạc bộ Thăng Long, Hà, Nội năm 1983).

Hà Nội, 12.2006

* Văn bản đă được Trần Văn Thủy và Nguyễn Xuân Diện chỉnh sửa lại một số chữ ngày 11.1.2011.

____

Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.be/2011/10/ao-dien-tran-van-thuy-va-bo-phim-tai.html

 

 



[i] Thời đó ông Viện rất thân cận cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng, tôi đóan hẳn ông có dính dáng đến việc ông Đồng đ̣i xem HNTMA ( xem bài T. N . Kha)

[ii] Nhà xuất bản Thời Văn, Westminster, CA, USA