Nhớ Nguyễn Quang Thân, kẻ thẳng người mà đi
Kính viếng anh Nguyễn Quang Thân
Quí mến gửi chị Dạ Ngân và gia đ́nh
Nam Dao,
Quebec 27/03/2017
1
Sáng tinh mơ ngày 4/03, họa sĩ Phan Nguyên ngập ngừng báo, chẳng biết là đùa hay thật, Face Book đưa tin Nguyển Quang Thân đi rồi. Cách đây 2 ngày, tôi điện thoại cho anh 3,4 lần nhưng không ai bắt máy. Hôm qua, tôi ngóng anh ở Cà phê Sỏi Đá trong buổi Văn Việt phát giải thưởng lần 2. Nhưng anh vắng mặt, chuyện lạ, và hẳn phải có một lư do ǵ loại bất khả kháng. Nhưng lư do ǵ? An ninh chặn cửa cấm đi? Hoàng Hưng báo có 2 thành viên trong ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập ‘’ bị’’, nhưng không hề nêu tên anh.
Thế là thế nào? Phan Nguyên t́m cách kiểm chứng tin động trời. Anh khoẻ như voi, sống điều độ, bỏ hàng giờ thể thao thể dục mỗi ngày, và lúc nào cũng lạc quan yêu đến cả những cái khốn khổ của mọi cuộc đời quanh anh. Nhưng tin trên facebook mỗi lúc một nhiều. Và rồi không thể không tin, chuyện khó tin kia có thật.
Từ balcon nhà Phan Nguyên, tôi hững người vào một vùng trí tuệ đóng băng giữa nửa thực nửa hư. Nh́n xa xa, những chiếc xà-lan chở cát lừ đừ trôi xuôi luồn dưới gầm cầu khi con nước xuống. Ven sông Sài G̣n , những mảng lục b́nh ngược ḍng trôi ngược lên thượng nguồn. Chợt dăm câu thơ Thâm Tâm văng vẳng. Ai là người đưa người sang sông! Ơ sao lại đâu đây có tiếng sóng. Sáng, trời trong. Dẫu chẳng có hoàng hôn trong mắt trong nhưng sao sóng vẫn ở trong ḷng. Và người đi.
Người đi, ừ nhỉ người đi thật!
Để lại nơi đây hơi rượu cay?
2
Nh́n qua sông, bên kia là cư xá Thanh Đa, nơi anh và chị Dạ Ngân cư ngụ. Một căn hộ nhỏ, gọn ghẽ, thoáng và ăm ắp niềm vui sống của một cặp t́nh nhân không bao giờ ‘’luống’’ tuổi. Chỉ mới đây thôi, vào dịp tất niên năm ngoái, tôi vừa được thưởng thức món chả cá Hà Nội do anh chị TĐHùng mang vào. Ăn rất ngon, rượu rất nồng, và nhất là ấm áp t́nh người t́nh bạn nâng ly chào một năm ‘’ cái ǵ cũng mới’’ cho nhân quần thế thái.
Tôi biết anh Thân từ những năm 90, khi mỗi năm tôi ghé Paris làm công việc thỉnh giảng ở Paris-Sorbonne. Bạn tôi, anh Phan Huy Đường nói về văn chương anh Thân, và lập lại một câu anh nói, xanh rờn, nhắc theo trí nhớ từa tựa như ‘’ là ngày nào mà tôi thấy trong văn tôi có những điều bất cập nhân t́nh th́ tôi xé, xé hết....’’. Bạn tôi nhét vào tay tôi một tờ Diễn Đàn có đăng lại truyện ngắn ‘’ Vũ Điệu của cái bô’’ năm 1992. Và tôi đọc ngấu nghiến, cảm thấy chính ḿnh là cái anh phó tiến sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài nay thất cơ phải xin cái việc kèm dậy tiếng Anh cho một cậu oắt t́ con tư sản đỏ lè mới vừa trổ lông mọc cánh. Xin trích: ... Chị chủ nhà nói: “ Bác để tôi – chị nhăn mũi – quên đưa vào đây một cái bô, bà Múi ơi!” Người nấu bếp chưa vào chị đă bế thằng Cu ra ngoài. Lát sau chị vào, tay thằng bé, tay cái bô. “ Dọc hành lang một đoạn là toa lét. Anh cứ đổ vào đó rồi giật nước là được” . Chị đặt cái bô vào góc nhà như người nhạc trưởng cất gậy lên giá. Điệu vũ chấm dứt. Hảo nh́n cái biểu tượng nhà nghề trắng muốt, chỉ mong chị chủ nhà đi khuất... Chị đưa anh hai chiếc ch́a khoá: “Đây là khoá pḥng. Đây là cổng. Thỉnh thoảng bác dẫn cháu đi chơi, tuỳ ư bác”. Rồi chị lên lầu, vẻ tự hào đă hoàn thành nhiệm vụ người đạo diễn. ..Hảo hỏi thằng Cu: “Oắt xi o nêm mơ?” Nó nh́n anh trân trân một giây rồi tái mặt: “ Đ...bu mày!” Nó tưởng anh vừa chửi nó. Phải nói là nó chửi rất du dương. Ngày hôm nay phải dạy bằng được câu này cho nó: “Oắt xi o nêm mơ, tên cháu là ǵ chứ không phải câu chửi tục. Nhân loại chưa đổ đốn đến mức biến một câu vấn danh thành câu chửi”. Chấm dứt buổi học tiếng Anh đầu tiên.
‘’ Oắt xi o nêm mơ?’’ Nay ai biết, sau cái thời cứ ra ngơ là gặp ‘’ anh hùng’’. Bây giờ, đổi mới rồi. Sau thân phận những chị thanh niên xung phong trên Bến không Chồng, những anh nông dân thuở Cái Đêm hôm ấy đêm ǵ, những người thợ xẻ trong Tưóng vể Hưu, những em bé quàng khăn đỏ lùn lùn nhướng chân lên cho đỡ thấp trong Thiên Sứ th́, với trí thức, đến anh phó tiến sĩ đi đổ bô trong cái Vũ điệu bốc mùi của Nguyễn Quang Thân là cái điển h́nh đau xót trong qui tŕnh một XHCN hoang tường không có bóng dáng những con người đáng được sống với nhân phẩm b́nh thường.
‘’ Đ…bu mày, Đ …bu chúng mày’’, đồ trí thức trong cái xă hội xưa hả miệng ḥ hét rằng khoa học kỹ thuật là ‘’ hàng đầu’’, là động cơ của phát triển kinh tế, là cái vốn con người quí hiếm. Nhưng nay thời thế khác rồi, nói zậy mà không zậy, ra ngơ là chỉ gặp lưu manh, tiến lên hàng đầu là tiến lên đâu? Là tiến lên thành ăn cướp, cướp đêm hạ sách, cướp th́ phải cướp ngày, và cái cướp được là cái ‘’ sở hữu toàn dân’’, tức đất đai chẳng thuộc thằng nào con nào trong mớ giấy lộn có cái tên mỹ miều là Hiến Pháp. Thiệt t́nh, ‘’ Đ…bu mày’’, bọn tư sản đỏ đầu rỗng nhưng túi chặt ních kim tiền ḅn rút của thiên hạ tứ phương. Trớ trêu, cái tiền đó nay chúng vung sang đất đế quốc tư bản đang ‘’giăy chết’’, gửi con cái đi ‘’du học’’ giấu tiền, và hẳn ca rằng bốn phương tư sản đều là anh em!
3
Biết văn anh, nhưng hàng chục năm sau tôi mới quen anh, một Nguyễn Quang Thân bằng da bằng thịt, rất hồn nhiên, nhân ái, xởi lởi và không bao giờ kiểu cọ bề ngoài. Thời đó về là tôi ở tầng 4 nhà Nguyển Duy, nơi có cái vườn treo, sáng tối bù khú tung tẩy với bạn. Một hôm, anh Thân điện thoại. Anh đến mang cho ít quà quê xứ Nghệ, lung bung chuyện này chuyện kia, và lần hạnh ngộ đó để cho tôi ấn tượng một người ‘’ chịu chơi’’. Dĩ nhiên tôi biết t́nh sử giữa anh với chị Dạ Ngân đă một thời gây cái sóng gió ‘’tự do luyến ái’’ giữa chị có chồng gặp anh có vợ trong một cái xă hội sặc mùi đạo lư ‘’tổ chức’’ kiểu nào là đảng viên nào là hội viên một Hội Nhà Văn c̣n có giá thời những năm 80. Nhưng kể từ Trại viết văn Vũng Tàu năm 82, phải 10 năm sau anh chị Thân-Ngân mới thực sự phá được cái quy tŕnh đảng bảo nằm đâu nằm đó để ‘’ đoàn tụ’’ được với nhau. A ha, chuyện khá ‘’tạch tạch sè’’ trong một xă hội người ta hô giai cấp công nhân mới là thống soái đấy nhé. ‘’ Chịu chơi’’ thiệt, lăng mạn và chắc hẳn đầy băo bùng giông tố! Khi ra nơi anh cho tôi mượn căn hộ trong chung cư Plaza Vủng Tàu, chúng tôi rủ Mai Ninh đi ăn tối trong một cái quán sát bở biển. Trên xe chạy về phía Băi Dâu, anh chỉ vào một nơi nay thành tiệm ăn có cái tên là Ngon, vui vẻ bảo xưa ḿnh với Ngân thường trốn Trại viết Vũng Tàu ra đây hẹn ḥ t́nh tự. Thật thiếu xót nếu ở đây không nhắc một Nguyễn Quang Thân thi sĩ chỉ làm thơ t́nh cho người ḿnh yêu dấu:
Gió về đâu mây trắng bay về đâu
Chiếc xe đ̣ đưa em về đâu
Cơn lốc thổi bay vèo chiếc lá
Khoảng trời vàng trong mắt em nâu
Hoa sứ Vủng Tàu chắc vẫn c̣n tươi
Cát ở Vũng Tàu vẫn trắng
Rừng dương vẫn im ĺm nắng
Kỷ niệm thắp lên những ngọn đèn mờ
Đom đóm cổng chù rọi suốt giấc mơ
Đường lên núi vẫn mọc đầy gai cỏ
Chiếc nón hai màu vàng và đỏ
Dướn lên cao như một cánh bướm trời
Cơn gió thổi bay vèo chiếc lá rơi
Xa cảng mờ trong mái tóc
Nỗi đau này anh không kịp khóc
Trời đă ở xa khơi
SG, 25/6/1982
Thế mà rồi, đùng một cái, nhận tin anh đă ra đi. Nhà văn Mai Ninh nhắn qua e-mail, chỉ mới đây ngồi ăn nghe sóng vỗ, anh Thân c̣n lo em sống một ḿnh không an toàn, khuyên em phải cẩn thận, ăn ngủ điều độ và lỡ mà bệnh tật ǵ th́…
4
Chúng tôi c̣n gặp nhau ở sự cùng ngưỡng mộ Nguyễn Trăi. Thời viết Đất Trời (NXB Văn Mới, Cali 2004), tôi đă vô cùng kính phục một Nguyển Trăi dâng sách Tâm Công khi đám vơ biền thủ túc của tay đầu mục Lê Lợi chỉ lăm le lập công bằng binh quyền vơ lực. Trong Hội Thề ( NXB Phụ Nữ, 2008), Nguyễn Quang Thân chia sẻ cùng tâm cảm, hiểu t́nh thấu lư của chính sách ‘’ đem đạo lư thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo’’ khi Lê Lợi tha cho đám tàn quân dưới quyền Vương Thông yên ổn trở về Trung Quốc. Sau đó, ta không có can qua ǵ với họ hơn 300 năm cho đến thời nhà Thanh.
Nhưng đó là chuyện 600 năm trước. Trong chiến tranh năm 1979, ta không truy kích để họ ‘’hồi hương’’ th́ sự thể đă thế nào? Chính sách Đại Hán của họ vẫn tiếp tục, và trận đánh Lăo Sơn ở biên giới miền Bắc c̣n ghi dấu vết một cuộc tàn sát không khoan nhượng!
Và không chỉ trên mặt trận quân sự, Trung Quốc nay bành trướng qua nhiểu phương thức khác, đặc biệt là xâm lăng chính trị, kinh tế và tài chính. Chứng ta hiện biết ǵ? Kẻ nào đang rắc lông ngỗng Mỵ Châu nối giáo cho giặc? Nay lông ngỗng cắm đầy biên giới, trôi ra biển Đông, đánh độc đến rừng sâu, núi cao th́ chúng ta phải ứng phó ra sao?
Anh Thân ơi, chúng ḿnh có lẽ đều bị thời thế vượt qua mặt rồi ư? Ai bây giờ dám mang đạo lư ra để thắng hung tàn, lấy trí nhân mà đ̣i thay cường bạo? Thời này, đám trí thức từ chối thân phận bưng bô Trung Quốc phải làm ǵ đây? Vũ điệu cái bô phải chăng là một lời tiên tri đau đớn nay muốn tránh th́ tất cả con dân Đại Việt phải động tâm động trí trước khi quá muộn mằn.
5
Trưa ngày 5/03, chúng tôi hẹn nhau ở tư gia nhà thơ Nguyễn Duy để đi viếng anh Thân. Chuyện râm ran, như để quên đi hiện tại. Nào bên thắng cuộc, là ai? Kẻ thua trong chính t́nh, là ai? Tóm lại, nói như để nói, cho qua. Nhắc nàng Vơ thị Sáu. Duy từng làm phim về chị chàng anh thư này đă từng ném lưu đạn giết giặc Pháp đầu những năm 1950. Giọng giễu cợt có một không hai, anh kể, cái kẻ chết rồi tên là Bé Bê, mẹ Hoa bố Pháp, xưa chuyên lo chuyện cần vụ cho quân viễn chinh. Sau khi giải phóng ít năm Bé Bê bỗng về nước, tay trỏ tượng thị Sáu, kêu .. ‘’ Bà này xưa giết tôi rồi đó!’’. Thế th́ sao nhỉ? Hoá ra thị Sáu của hoa Lêkima nở trên miền đất đỏ ném bom th́ có, nhưng lại ném vào một đám giỗ của người Việt. Bé Bê không có mặt, thoát chết và sau th́ về Việt Nam đưa mẹ hồi hương về mẫu quốc Pháp. Lời đồn, Sáu bị ‘’ chập’’, h́nh như cả nhà bị chập chứ không chỉ một ḿnh Sáu. Số người chết trong vụ ném bom phần lớn là người Việt, ấy thế mà hai ông Phan Vũ và Nguyễn Quang Sáng tiếp tục ca cẩm và con đường Vơ thị Sáu ở Sài G̣n, bên cạnh có công viên Lê Văn Tám, là một trong những con đường chính. Nhân thân của Tám nay ai cũng biết là không có thật theo trần t́nh của sử gia Trần Huy Liệu. C̣n Sáu, nghe nói nàng rất thiêng, mộ ở Côn Đảo, tháng tháng có hàng ngàn người đến viếng để cầu tài cầu lộc trên con đường xây dựng xă hội chủ nghĩa kiểu Việt Nam.
6
Chúng tôi nói, nói để nói như lấp liếm một cái ǵ chưa thể chấp nhận được. Phần ḿnh, tôi nghe mà như không nghe. Anh Thân ra đi mới hôm qua, giờ này sao vẫn cứ lơ lơ lửng lửng như chuyện khó có thể có thật. Và rồi…Tôi theo Hoàng Hưng đến viếng anh.
Gọi Uber, điện thoại reng và chúng tôi ra đường lên xe. Người lái là một nàng tuổi trên dưới 30, giọng trọ trẹ đất Quảng Trị, cười rất tươi và ăn nói có cái duyên của một người đàn bà vào tuổi trăng đă vừa độ. Hưng bảo chúng tôi đến viếng một bạn văn. Quay xuống ghế sau nh́n tôi anh nói cái ông này cũng là nhà văn đấy. Em gái láu táu, thế à thế à, nhưng có vẻ không hiểu cái giống ǵ kỳ quái gọi là nhà văn thời này.
Buồn héng?
Ừ, tôi gật gật, buồn và cô độc.
Nghe hát không? Em thích hát, hát hai anh nghe cho vui ...
Hát ǵ?
Hát nhạc Trịnh nghe...
Nhạc Trịnh sao mà vui được ?
Em kiếm...
Cô bé mở I-phone, loay hoay, rồi reo:
Có nó đây. Bài em thích lắm, Đêm thấy ta là thác đổ!
Tiếng nhạc đệm trong I-phone cất lên. Em gái lấy giọng. Không khí đặc quánh lại, siêu thực, như một bức tranh lạ màu nước mắt. Tôi ḱm lấy họng nuốt vội nghẹn ngào.
Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt thấy đóa hoa tường vi...Ngày xuân bước chân người rất nhẹ, mùa xuân đă qua bao giờ, Nhiều khi thấy ta là thác đổ, tỉnh ra có khi c̣n nghe.
Thật bất ngờ, nghe hát trong hoàn cảnh mà có Hồng Nhung hay Khánh Ly cất tiếng cũng không cách ǵ truyền cảm được như em gái lái xe Uber đang vượt cầu B́nh Triệu. Đời ta có khi là đốm lửa, Một hôm nhóm trong vườn khuya . Vườn khuya đóa hoa nào mới nở, Đời ta có ai vừa qua...
Tiếng hát cứa vào chính đời tôi, ch́m đắm trong cái mênh mang bất định của mọi ly tan... Đời ta hết mang điều mới lạ, Tôi đă sống rất ơ hờ, Ḷng tôi có đôi lần khép cửa, Rồi bên vết thương tôi qú, V́ em đă mang lời khấn nhỏ... Bỏ tôi đứng bên đời kia....
7
Xuống xe, chúng tôi đi ngay vào tư gia nơi gia đ́nh quàn nhục thể anh Thân. Mất hồn, tôi không nói được một lời cám ơn em gái đă hát nhạc Trịnh, chẳng nói ǵ đến cái thói đĩ miệng mà b́nh thường th́ tôi đă cao giọng khen em tài sắc. Mà thôi, tôi chẳng ḷng dạ nào, t́nh thế nó thế, xin tha thứ cho nhau nhé.
Phạm Nguyên Trường đă có mặt trong cái rạp dă chiến dựng tạm trước cửa chung cư Thanh Đa. Bạn bè quen mặt nhiều, nhưng tôi nh́n mà không thấy, đến viếng anh mà đầu óc tê dại cứ như để tang phần nào cho chính ḿnh. Lát sau, Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập mang một ṿng hoa tới viếng. Nghĩa tử là nghĩa tận. Có anh Nguyên Ngọc từ Hội An, Thái Kế Toại và Phạm Xuân Nguyên ... từ Hà Nội. Và trong miền Nam th́ rất đông, nào chị Kim Cúc, các anh Nguyên Duy, Huy Đức, Hoàng Dzũng... rồi Trương Văn Dân và vợ, Trần Hải Hạc và Việt Linh, các bạn trẻ Bùi Chát, Lư Đợi...Chúng tôi lên nhà thắp hương cho anh. Thấy tôi, chị Dạ Ngân ôm lấy, nghẹn ngào: ‘’Thật là khủng khiếp!’’, âm thanh nát bấy ḷng.
Vâng, thật là khủng khiếp! Cho tất cả chúng ta.
Từ trái, Bùi Chát, N.T. Kim Cúc, Nguyên Ngọc, Dạ Ngân, Thái Kế Toại, Hoàng Dzũng
Tôi thầm nghĩ, anh không đau đớn bệnh tật ǵ, không phiền hà người thân, và lên đường như thế là điều nhiều người mơ ước. Nghĩ thế, nhưng sao tôi vẫn cứ trạnh ḷng, nhất là khi bắt tay con trai anh từ Hung mới về để tang cha. Lại văng vẳng lời anh kể về dự định tháng 5 này sẽ cùng chị đi thăm con cháu, và c̣n rủ tôi, qua chơi nhé, Budapest đẹp vô cùng. Nước mắt tôi ứa ra. Phải rồi, tôi thuộc ḍng mau nước mắt, cớ ǵ cứ phải chất chứa nó ở trong ḷng cơ chứ!
8
Thắp hương cho anh Thân xong, tôi vội về, tránh cái mủi ḷng của bạn bè trước những giọt nước mắt mà tôi chẳng c̣n cầm giữ kiểu một đấng nam nhi ḷng lim dạ sắt. Về bờ sông bên kia nơi tôi cư trú, chưa thấy Phan Nguyên, chắc anh c̣n bận bịu đưa đón cậu con trai. Tôi ra ngồi trên cái kè ven chung cư, cạnh quán cà phê có cái tên thơ mộng là Cơi Ta. Nước nay chảy xuôi, lục b́nh ít so với ban sáng, và trên trời mây kết thành những sợi mỏng mảnh lửng lơ đùa cợt với gió chiều. Nhướng mắt, tôi cố t́m một đoá lục b́nh để thầm tặng anh Thân. Và có lẽ là phép lạ chăng, tôi nh́n ra được một cụm hoa tím dập dềnh trên sóng nước.
Anh Thân, trước khi ta chia tay tôi xin được nói những điều ḿnh chưa bao giờ nói với nhau thuở sinh tiền. Trong một trại viết văn ở Hải Pḥng hơn 20 năm về trước, anh từng dặn một nhà văn trẻ, nhà văn phải... đi thẳng. Nhưng đi đâu? Về đâu? Anh cho phép tôi thêm thắt chút ư riêng cho rơ nghĩa. Đi là đi đến tương lai, một tương lai con người sống cho ra sống, với nhân phẫm và những giá trị đích thực của nhân loại. C̣n về đâu? Là quay về những truyền thống dựng nước giữ nước tốt đẹp của ông cha ta, xoay lưng lại những tuồng tích đấu đá, những nhát mă tấu chém trộm, những cú đâm sau lưng...khiến xă hội chúng ta đang quay về thời bạo lực lên ngôi, lọc lừa chia rẽ, để rồi sẽ ‘’ tiến lên’’ một thời đồ đểu không đảo ngược được! Nhà văn đi thẳng, như anh đă từng đi, với lương tri, với trí tuệ, với những giá trị bất khả tư ngh́ để góp tay xây dựng một xă hội con người v́ con người, làm người với nhau, và v́ nhau. Đây hẳn là tất yếu cho sự sống c̣n của dân tộc chúng ta đang lún chân vào một thời hoảng loạn và cứ từng ngày kiệt cạn sinh khí.
Đi thẳng, và muốn đi thẳng như thế, thiết tưởng nhà văn phải thẳng người mà đi. Như anh từng đi trong đời văn một người viết trí tuệ, dũng lược, và không v́ bất cứ ǵ mà vong thân, tha hóa.
Anh Thân, cám ơn anh.
Nam Dao
27/03/2017