Phiêu Bồng Boston

 NAM DAO

http://1.bp.blogspot.com/-yXFCxXN__7A/UnT65u2bA5I/AAAAAAAAEgY/d53HaxjSq5c/s320/boston2.jpg

Riêng gửi Chân Phương

và tặng  những người  bạn đầu trời cuối đất  của tôi      

NAM  DAO     

Lại thêm một chuyến phiêu bồng.

 

Động cơ lên đường, bạn. Thú thật nhé, tôi thèm bạn như thèm…người yêu. Chao ôi, h́nh như bạn chẳng khác ǵ người yêu, trừ chuyện má đỏ môi hồng, và đôi khi dăm ba ảo tưởng có người cho và kẻ nhận.

Bạn có nhà thơ Nguyển Duy (ND) đến từ Việt Nam, nhà thơ Chân Phương (CP), họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi (NTK) và khi đến Boston gặp thêm họa sĩ Văn Dương Thành (VDT), người có một mái tóc dày và dài. Bạn, phải kể thêm những ngày nắng chớm thu, vịnh  Hingham với những  con tàu neo bến,  và dăm cơn gió dịu như năm ngón tay lùa vào ve vuốt mớ tóc bồng bềnh trắng màu sóng biển vỗ  bờ.

http://3.bp.blogspot.com/-yrx9VB_zYo4/UnT-FCcqxMI/AAAAAAAAEgk/gq2f3qtIj5I/s320/voiles.JPG

Thuyền buồm trong vịnh Hingham Bay

 

Nhà CP trên Spinnaker Island mà nhà thơ cao giọng dịch là Tiểu Bồng Lai đối diện với thị trấn Quincy bờ bên kia vịnh với hàng đèn đường  đều đặn chiếu sáng khi đêm xuống. CP đến đón ở phi trường, sau ra Harvard Square đợi hoạ sĩ VDT đang  đi xem Bảo Tàng Boston. A ha, vẫn tiệm Au Bon Pain, nơi tôi mỗi ngày ra uống cà-phê khi c̣n là Research Fellow  Đại học Harvard hơn mười năm trước. Tiệm chẳngthay đổi ǵ, vẫn dăy bàn ghế  nhôm sơn sám đen, và ba bốn chiếc bàn đá  trên có kẻ những ô cờ vua.  Một ông già, ngồi đợi khách đánh, 2 đô một ván nếu thua. Thắng th́ hơi khó đấy, tôi không cần quan tâm. Có một cậu bé chừng 7,8 tuổi hầu cờ ông già nhà nghề. Thật lạ, cậu ta đánh những nước cờ khá vững vàng. Tôi nói với ông đánh cờ: ‘’ Not bad’’. Ông ta gật gù ‘’ Not at all!’’. Nhưng ông vẫn thắng, cười, chẳng hiểu có thu 2 đô không.

 

image001

Quán café AU BON PAIN ở Harvard Square.

http://amvc.fr/Damvc/Nam%20Dao/Ky/PhieuBongBoston_fichiers/image002.jpg

Cậu bé đánh cờ, người châu Á.

 

Ba chúng tôi ăn cơm tối xong th́ CP  lái xe ḷng ṿng qua khuôn viên trường MIT. Chàng muốn đưa hai kẻ tha phương đến chiêm ngưỡng một bức tượng của nhà điêu khắc lừng danh Henry Moore. Chụp ảnh, ngắm từ tứ phía, và chỉ biết trầm trồ. Chao ôi, từ thế kỷ trước, đă có một người nh́n thấy linh hồn trong những khối kim loại được đúc với những h́nh thể tŕu mến dịu dàng. Tôi gọi bức tượng trong khuôn viên là Mẹ và Con, cách tôi thấy và cảm.

 

Sau Moore, là hai tượng đài, một cho những nhà khoa học tự nhiên và một cho những nhà triết lư nhân văn. Có Newton, vinh danh hàng đầu, rồi tiếp theo là nào Einstein, Lagrange, Poincarré...Phía kia, Locke, Hume, J.J. Rousseau...Nh́n những người khổng lồ đó đă mở đường cho cả nhân loại này, tôi bé mọn lại chạnh nghĩ đến những kẻ đồng hương trên mạng một diễn đàn trí thức cứ nhắc đi nhắc lại đến giải Nobel Vật Lư năm nay chẳng biết có Higgs,  X...  và Y...  nào đó không?  Họ đều mơ đến thứ danh dự đầy hào quang kia, và chắc hiểu con Rồng cháu Tiên ta th́...c̣n lâu! Nhưng xá ǵ, hào quang đôi khi xóa cái bóng chính ḿnh, và dư vị những ước mơ quá khổ là mặc cảm tự ti có thể làm bại liệt những khả năng sáng tạo.

 

http://amvc.fr/Damvc/Nam%20Dao/Ky/PhieuBongBoston_fichiers/image003.jpg

Henry MOORE - Tượng Mẹ và Con.

 

CP lái xe về Tiểu Bồng Lai. Đêm, ánh nước long lanh phản chiếu đèn đường ṿng quanh vịnh trực chỉ mỏm đất tôi đặt tên là Đất Mũi, không khỏi nhớ nhà văn NNT ở Cà Mau mà tôi hỏi khó: ‘’ sau  truyện vừa Cánh Đồng Bất Tận... sao T  nay lại chuyện tốt người tốt rồi ‘’. Khi đó, nàng rất hồn nhiên, đáp gọn: ‘’ Chuyện nào cũng có cái hay của nó’’.Tôi nghe và thầm nhủ, hồn nhiên là bản lănh của nàng,  chắc bụng nàng là một nhà văn đích thực.

Đêm 1, đối ẩm với CP. Khi họa sĩ đi ngủ, chỉ c̣n hai lăo ông ngồi ngắm mặt nước lấp loáng ánh đèn đêm ven bờ nhấp nháy, CP thốt “ Không  đèn chài, và cũng chẳng tiếng chuông chùa Hàn San! Tít tắp giải dài đàng xa là đèn Quincy, một  thị trấn thuộc thành phố Boston. Ở đây, ‘’ triều đả không  thành tịch mịch hồi (nước vỗ chân thành trống chỉ vẳng lại cái tịch mịch của hư không)….  ”. Không gian lăng đăng chất Đường thi ập đến, vây bọc, khi chút sương đêm la đà bay chập chờn trên mặt nước. Đâu rồi Lư Bạch và ánh trăng khiến những kẻ tha hương cúi đầu nhớ quê xưa khi nh́n trăng sáng?  Đâu rồi mùi hoa thiên lư và nỗi quạnh hiu làm bạn với những kẻ làm thơ? Nghe, rồi xót xa.  Bắt chước Ba Tiêu, viết tặng bạn dăm chữ nhặt trên dọc đường phiêu lăng:

 

Sóng ven bờ lao chao

Đêm không bóng đèn chài

Bên kia long lanh sáng

ánh  đèn điện giải dài

Nỗi nhớ chợt ập  lại

Ai ? nào biết nhớ ai

Đành ngậm câu thơ cổ

Nuốt theo nỗi u hoài.

 

 

CP  cười hà hà: ‘’ Tập cổ hả?’’. Dạ chính thế, tôi là một người man di hiện đại, cái tít của đạo diễn Trần văn Thủy quay phim tài liệu về cuộc đời nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh. Nhưng xin đừng lầm tưởng tôi bé mọn dám sánh ḿnh với ông ta.

 

http://4.bp.blogspot.com/-yoaDrGlA53I/UnUDszHd-LI/AAAAAAAAEg0/-mcfY7sXS3o/s320/twilight.JPG

Đêm đến trên vịnh Hingham; bờ bên kia là thị xă Quincy.

 

Ngày 2, sáng tinh mơ tôi một ḿnh dạo quanh  Đất Mũi. Trời xanh trong vắt, đây đó điểm những cặp cánh hải âu cao vút lượn lờ trong nắng vàng. Trên sóng nước,  buồm  trôi tựa những cánh bướm bay trong gió sớm. Đất Mũi nhỏ và hiền ḥa khiến ḷng người chùng xuống một cơi an lạc lạ thường. Tôi hello những người ‘’ lối xóm’’ chạy bộ, chúc   have a nice day,  cười tự nhiên, ḷng rộng như trời bao la trải tới cuối biển tít tắp tầm mắt.  

K tới.  Vẫn ria Saddam, cái cười tở mở, đầu chưa đến cấp Lênin nhưng chắc cũng bắt đầu thưa tóc. Chàng  mang theo đồ nghề, nào là ch́, than, pastel, và b́a vẽ. Và giọng hát trời cho. Ở bất cứ nơi nào, từ Sài G̣n cho đến quận Cam, Boston... cứ có chàng là tưng bừng nhộn nhịp

 

  Chúng tôi ăn trưa ngoài vườn nhà CP. Chàng rao, cả đảo Tiểu Bồng Lai chỉ nhà này mới có cái deck trồng cây xanh, hoa cỏ, và  dăm thứ rau thơm này nọ rất ‘’kinh tế gia đ́nh’’. Nh́n xa, tầm mắt thoáng. Hít thở, không khí sạch, lại có chút mùi thơm thảo mộc. Và bạn, ôi những kẻ đáng yêu nhất trần gian. Ngồi vẽ. Họa sĩ là thế. Vẽ nhau, chứ biết vẽ ǵ đây. VDT  và NTK  vẽ những người không là họa sĩ. Người mẫu tóc hoa râm ngồi chán, cũng đ̣i ch́, than và giấy vẽ lại những người vẽ ḿnh. Điếc, tôi nào sợ súng. Tôi tỉnh bơ vẽ NTK, VDT…Nàng nh́n rồi reo, cứ như Chagall. Mơ màng, không  lẽ  thành danh hoạ quốc tế  lại dễ đến thế. Tỉnh, tôi đoán nàng ‘’ tử tế’’, đang khuyến khích  một  cái mầm già liều lĩnh thí mạng cùi. CP cũng đ̣i giấy bút, vẽ tôi. Ha ha, nh́n, tôi thấy ḿnh mang h́nh dạng một  chú Joker  trong những cỗ bài Tây đánh x́ phé. VDT lại reo, c̣n đây là Matisse.  Bây giờ, có cả Chagall lẫn Matisse, tôi chắc chắn là nàng đùa bỡn rất chi là có ư thức. Vẽ, tán, nh́n, tôi bị mái tóc VDT hút như  hấp tinh đại pháp trong truyện chưởng Kim Dung. Ô hô, phải chăng lại phải ḷng vặt, thứ bệnh tôi nhiễm từ ngày c̣n tắm truồng dưới mưa trong những con hẻm thời tôi c̣n ở cổng xe lửa số 2 trên con đường  có tên là Bùi Thị Xuân xa xưa. 

 

http://3.bp.blogspot.com/-28k9O50nHbg/UnUZ_CyaC-I/AAAAAAAAEig/2ecYBySlTtM/s320/croquis.JPG

Họa sĩ Văn Dương Thành và Nam Dao vẽ thi sĩ người mẫu.

 

Tôi kể dăm năm trước tôi có đến vái cụ Nguyễn Du ở Tiên Điền, gặp cô Vần, cháu 8 đời của cụ. Tóc mượt mà dài đến gót chân, làm hướng dẫn cho khu di tích vinh danh nhà thơ dân tộc, cô hỏi tinh quái, anh có con cháu ǵ với cụ mà rót rượu mời và thắp hương van vái. Đến xin ở rể, tôi đáp, cười t́nh. Kèm phải ḷng vặt là bệnh đĩ mồm, dĩ nhiên. Và khi đến Vinh, tôi điện thoại ‘’ mời’’ cô Vần đi …giang hồ. Nhưng hẳn ai cũng đoán được, cô từ chối. Tôi mang chuyện thất t́nh kể cho bạn văn, ai cũng cười tôi ’’thơ dại’’ trên xứ sở này ăm ắp tiến bộ. Nhưng thật bất ngờ, mấy năm sau tôi lại phiêu bồng ở Hà Nội th́ được một số bạn mời đi nhậu. Đến nơi, lát sau cô Vần củng tới. Các bạn văn ơi, quí hóa thế đấy. Cô Vần kể, nay em về Hà Nội đi học, hai cháu để ở quê nhờ bà ngoại chăm. Ô, thế là nàng đă hai con. Tôi uống, say mèm, chẳng c̣n biết trời trăng chi. Giọt sầu có chất cồn đốt cháy hồn tôi, bốc lửa cháy rực một trời hoang dă.

Thôi, chào mi những cơn ḷng hỏa hoạn.

 

K ra đứng lề đường, dùng pastel vẽ ngôi nhà  CP. Tôi xuống, đứng bên. Tôi nói, này, thiếu những ống máng màu trăng kia ḱa. Họa sĩ lườm tôi, bảo ‘’ Vẽ chứ có chụp ảnh đâu mà thiếu với thừa. Thiếu mới đẹp!’’.  Ừ nhỉ, tôi nhủ ḷng,  thăng hoa hiện thực mắt thấy tai nghe mới là nghệ thuật chứ.

 

http://3.bp.blogspot.com/-Sg5-SDK0zJE/UnUa6l6YJQI/AAAAAAAAEis/YpKpkOIovOs/s320/pastel.JPG

Nguyễn Trọng Khôi kư họa bằng phấn màu.

 

 Chúng tôi lại ngồi. Nói về hội họa. Và mang sách tranh Magritte ra xem. Ông ta vẽ cái tẩu thuốc, viết ở dưới Cái này không  phải tẩu thuốc ( ceci n’est pas une pipe). Đúng thế. Cái tẩu thật bằng gỗ, 3 D. Bức tranh 2D, chỉ gợi một thứ ư thức về cái tẩu. Nhưng vui hơn là khi Magritte vẽ về phép biện chứng. Magritte vẽ một  cái ô, trên ô là một ly nước đầy. Nước không  đổ, vậy đề mới chẳng phản đề, cái ô tồn tại để... làm ǵ nhỉ? Magritte tinh quái đặt tên cho bức tranh là Để Hegel đi nghĩ hè.

Nói đến biện chứng pháp lại nhớ  Phan Huy Đường. Lăo gia ăn mày này ở Paris, hứa nhưng không vượt Đại Tây Dương đến Boston  được. C̣n nhà thơ ND, tối nay mới từ Florida  quay lại Boston. NTK ra về khi trời chập choạng, và thế là vắng mất tiếng cười tở mở sau hàm ria Saddam.

http://2.bp.blogspot.com/-sPQ47y6IJEY/UnUbSyDkc6I/AAAAAAAAEi0/e9oe0MFVFtw/s320/khoi.JPG

Nguyễn Trọng Khôi vẽ chân dung Nam Dao.

 

 

Đêm thứ 2, hai lăo ông tiếp tục tṛ chuyện, để lăo bà yên nghỉ sau một ngày vẽ vời với Chagall và Matisse. Lại ánh đèn bờ Quincy nhấp nháng. Gió ŕ rào đệm tiếng nước vỗ bờ buổi chớm thu.

Lại bắt chước Ba Tiêu:

Lá ŕ ràoSóng xôn xaoVết chân nào lối cũCánh nhạn tít tắp caoMỹ nhân        tăm cáT́m?        t́m nơi nao?

Cửa hồn tôi bỏ ngỏđể gió thốc vào

 

Sáng ngày 3, Nguyễn Trọng Khôi  lái xe đưa Nguyễn Duy tới. Chàng nhà thơ này mới bị căng mạch vành tim cách đây đâu 3,4 tháng. Nh́n khoẻ mạnh hơn khi gặp ở SG kỳ về nước đầu 2013, tôi mừng. Đầu bạc, c̣n gặp là vui rồi. D bảo, sau chuyến phiêu bồng này chắc chẳng c̣n đi được nữa. Nhớ những chuyến ‘’lên bờ xuống ruộng’’ với D trong khoảng gần 30 năm nay, tôi bất giác mủi ḷng, ngậm ngùi tiếc những chuyến dự định đi nhưng chưa lên đường lăn lóc với bạn. Cha mẹ ơi, chống lại được cái kim đồng hồ sao mà khó. Ḿnh đến lúc hết pin, nó th́ cứ quay quay hết ṿng nọ đến ṿng kia, nh́n đến chóng mặt. 

 

  Ăn trưa. CP mở những chai rượu ngon, rượu trắng trước như khai vị, rồi sau là rượu đỏ. Sành uống, chàng cho lũ chúng tôi ké, và rượu vào ừng ực lời ra ào ào. Sau nói là đến vẽ chân dung ND. Lần này, cả Chagall lẫn Matisse đều biết thân biết phận, không ngó ngoáy ǵ cả. Thật đỡ tốn giấy, tốn than, tốn ch́. Bàn căi lảm nhảm một lát,  cả bọn lên đường thăm Plymouth, nơi CP  nhận lời làm tour-guide.  Vị hướng dẫn du lịch này rất ‘’văn hoá’’, bắt ngừng nơi có nhà xay lúa của Mordecai Lincoln, cụ tổ 5 đời tổng thống Abraham Lincoln, người  đă kết thúc cuộc nội chiến Nam Bắc của nước Mỹ. Chỉ dăm ba năm sau cuộc chiến, người Nam kẻ Bắc cái đất nước này ḥa hợp ḥa giải với nhau. C̣n trên đất nước Việt Nam anh hùng của ta th́ sao? Chưa kịp hỏi nhưng tôi đă kịp nín lời để mọi người khỏi phải nhăn mặt. Cho một ngày vui, ta  không cần đặt ra cho nhau những ‘’vấn nạn’’ loại biết rồi, khổ lắm, nói măi.

 

http://2.bp.blogspot.com/-IlaKSZythX4/UnwWy68C_NI/AAAAAAAAElA/XGStZRbOhkU/s400/DSCN0678.JPG

Nhà xay lúa của Mordecai Lincoln, tổ 5 đời Tổng Thống Lincoln.

(Ảnh lưu niệm có Nam Dao, Văn Dương Thành, Chân Phương, Nguyễn Duy)

 

 

  Chúng tôi đến chiêm ngưỡng tàu Mayflower, mô h́nh phỏng theo chiếc tàu đầu tiên cặp biển vùng này cách khoảng bốn thế kỷ. Tàu đáp vào một ghềnh đá được lưu giữ như một chứng tích đầu cho cuộc chinh phục Bắc Mỹ của người Âu châu, được khách du lịch bấm máy lách tách chụp h́nh,  bi bô chuyện bằng tiếng Trung Quốc, chẳng  biết họ nói ǵ. Theo tuyên truyền của chính quyền Bắc Kinh, xưa họ mới là những  người  khám phá ra châu Mỹ đấy. Nay, nhằm trở thành một cường quốc biển, hẳn họ chẳng  ngại ngần ǵ khắc chữ lên đá rồi giải đầy từ đảo Điếu Ngư trên Biển Đông cho đến eo biển Malacca,  phong toả một con đường giao thông hàng hải với chiêu bài  sẵn sàng hợp tác để cùng khai thác ḷng đại dương có dầu lửa, khí đốt. Biết rồi, khổ lắm…thôi đừng nói nữa!

 

http://4.bp.blogspot.com/-1j5j1aDRsg4/UnwX7o211mI/AAAAAAAAElM/awpKojoubCU/s400/DSCN0688.JPG

Thương thuyền Mayflower

(mô h́nh phục chế theo nguyên mẫu).

 

 

 

 

 

http://3.bp.blogspot.com/-oN7hrEYTias/UnwYoyCKA0I/AAAAAAAAElY/JqXgWuLrCu0/s400/DSCN0681.JPG

Ḥn đá Plymouth Rock, nơi di dân chèo ghe nhỏ cặp vào bờ.

http://4.bp.blogspot.com/-o4wUBgTqPLs/UnwZJKrrIuI/AAAAAAAAElk/FPR8RE34YBw/s400/rock+gazers.JPG

Du khách đứng ngắm Plymouth Rock.

Nguyễn Duy chụp ảnh tảng đá.

 

Sau khi di dân Pilgrims đáp tầu vào Plymouth,  mười năm sau họ đi đến Boston. Thành phố có từ thời đó, và đầu thế kỷ 20, cảng Boston lớn hơn cả cảng New York, nơi trung chuyển hàng hóa giữa  Mỹ và châu Âu. Chàng dẫn chúng tôi lên đỉnh đồi nh́n ra biển, nơi có bức tượng của một thổ dân da đỏ, kẻ từng là thủ lănh  chống lại di dân người Âu đến xâm lấn. Hiện nay, hàng năm thổ dân đổ về nơi đây để tưởng niệm. Tưởng niệm ǵ đây? Có những nền văn minh buộc lụi tàn khi ma xát với những nền văn minh khác. Tôi liên tưởng đến người  da đỏ cưỡi ngựa bắn tên đụng độ với những  đội quân có súng ống trong những phim cao-bồi. Họ chạy ṿng ṿng và rụng lả tả. Hàng thôi, nhưng sau th́ sao? Chỉ c̣n cái tượng dựng trên đỉnh đồi, nh́n ra biển, và hẳn ngậm ngùi về một quá khứ không mấy xa xăm.

 

http://1.bp.blogspot.com/-Xnva8nW9ctw/UnwaYEvcE5I/AAAAAAAAElw/qYl0eYZFhhk/s400/DSCN0685.JPG

Tượng tù trưởng thổ dân Massasoit.

 

 

  Trên đường về, xe ngừng ở một công viên trong có bức tượng đá tiền thân của tượng nữ thần Tự Do ở New York - theo lời CP. Tại sao thần Tự Do lại là nữ nhỉ? Chắc các liền chị rộng lượng hơn liền anh, những kẻ lâu lâu ngứa lên lại đi làm anh hùng liệt sĩ đem tự do đổi lấy chiến thắng trong những trận binh đao chăng?

 

http://2.bp.blogspot.com/-i44wrZTgYh4/UnwauHjJAZI/AAAAAAAAEl8/Qh6juSNeUtc/s400/DSCN0694.JPG

Tượng đài Nhớ Công Đức Các Tiền Nhân ở Plymouth.

 

   Chúng tôi tạt vào một nơi bán đồ biển mua cá; bữa chiều được ND  và VDT chăm chút. Sắp đến giờ phải chia tay, ND  đáp ân t́nh  bằng  bài thơ Nh́n từ xa…Tổ Quốc. Chàng đứng dậy, đọc:

 

          …Xứ sở thật thà

          sao lắm thứ điếm

          điếm biệt thự - điếm chợ - điếm vườn

          Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng

          điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn

Vật giá tăng

          v́ hạ giá linh hồn

Ai?

          Không ai

Vết bầm đen ṿ tai…

 

  Những người bạn  lên đường lúc tối trời. Hoạ sĩ VDT bỏ lại đàng sau h́nh ảnh mớ tóc đen huyền dài quá đầu gối. Mai nàng quay lại New York, và sau sẽ qui cố hương. Ôi cái cảnh biệt ly sao mà nao ḷng! Thôi nhé, ḷng nhủ ḷng, đừng phải ḷng vặt nữa nghe cha!

Ngày 4. CP mệt, dậy muộn. Tôi ṃ sách của chàng. Nhà chất sách mọi nơi, kể cả lối cầu thang lên tầng trên. 



http://1.bp.blogspot.com/-YfD8KFHGG9Y/UoGGtfpYq4I/AAAAAAAAEoU/rA7qswlpT9k/s320/leys.JPG  Thế là có một buổi sáng thảnh thơi, đọc Simon Leys, tiểu luận trong The Hall ofUselessness ( Vô Dụng Đường) và The Burning Forest ( Rừng cháy). Leys chuyên về văn hóa phương đông, đặc biệt Trung Quốc. Nói thật, ông Tây (người Bỉ th́ phải) này hiểu Tầu chẳng  kém ǵ Ta (xưa có  cố GS Trần Đ́nh Hượu, nay có Trần Quốc Vượng ở Hà Nội). Thậm chí có những  điều ông Leys này sâu sát đến độ khá kinh ngạc. Ḷng lại nhủ ḷng, ḿnh dốt quá, phải học thôi, nhất là lúc này ông hàng xóm phương Bắc chắc sẽ ruổi người đi xuống phương Nam, đẩy thuyền bè ra biển Đông, áp dụng chính sách ‘’ mềm’’ đàng sau có lực cứng như thép bọc thiết giáp và chiến hạm. A, cái địa chính trị rắc rối từ muôn đời của cái nước ta đa sự, thật nhức đầu. 

 

  Chợt nhớ lời cô em ‘’ trách’’: ‘’ Quê hương như chùm khế ngọt. Huynh cứ như đứa trẻ ấm ức v́ không được ăn khế, kêu oai oải! Bao giờ viết lách được cái chi  thơm thơm, mát mát, ngon ngon...th́ muội sẽ vỗ tay cho!’’.  Quê hương ơi, cắn vào chua lè, kẻ thất phu này lại bất lực, giời ạ! Làm sao mà cảm được cái mát mát, cái ng̣n ngọt, cái thơm thơm đây hả cô em!

 

   Trưa, rủ CP  ra  băi biển, ngắm trời đất bất chợt khi nắng lúc mưa. Rồi ăn chiều ở quán Barefoot 's Bob, đón gió trở mùa và ngắm biển buổi đầu thu. Tối, thấy cô đơn lạ.  Nhưng lại thanh thản, ḷng chỉ gợn một  chút luyến thương vu vơ, không ai, không  ǵ...Băi biển trưa nay lại hiện ra, mơ hồ, hư thực...

 

          Bờ xa nước  rút

          Ghềnh đá trơ ḷng

          Người đi xa hút

Trời xa mênh mông

Xoa tay bật hát

Dăm lời viển vông

 

Viển vông thật, nhưng cứ gửi cho gió cuốn đi, ai nhận được th́ nhận.

Bất cứ ai, xá ǵ!

 

http://3.bp.blogspot.com/-r59GePnlCYA/UoF8eYpxCgI/AAAAAAAAEnU/9nc-G-tn8HI/s400/nantasket.JPG

Từ các quán nhậu nh́n ra băi vắng Nantasket Beach.

 

 

   Ngày 5, chiều NTK  mở tiệc.  Trưa, CP chở tôi đến nhà Nguyển Bá Chung (NBC), nơi ND tạm cư. Gặp lại phu nhân là chị Chấn (C), người đàn bà phúc hậu nhất... những nơi có cộng đồng người Việt. Gặp lại ông NBC, cũng tử tế nhất...với những nhà văn, nhà báo Việt Nam sang Mỹ thăm thú (viết ‘’thú’’ th́ xin chớ hiểu lầm Mỹ là xứ sở  của những loài thú dưới cấp người biết uống coca, xem baseball  và ăn chip ).  NBC  nghe đâu đau, nhưng nay nh́n rất khoẻ, và vẫn say mê chăm chú nh́n màn ảnh Internet. Chị C chẳng thay đổi một tẹo nào, so với NBC  th́ ngày một trẻ ra ( hè hè, NBC  tóc nay bạc phơ chớ có giận, chàng là người biết chị C  có nhuộm tóc bằng thuốc hiện đại hay không!). ND  vắng mặt, đang giúp 2  đứa con dọn nhà. Chàng này quả số vất vả, đi ½ ṿng trái đất, muốn nhưng gần què, đâu khuân vác ǵ được. Thôi, có mặt v́ ngoài t́nh phụ tử c̣n có sự đoàn kết của vô sản quốc tế.  Cố  nhé, đoàn kết lại nghe không!

 

   Chiều D về. Chúng tôi trực chỉ nhà NTK, được báo trước là sẽ  có Trần Doăn Nho (TDN) và Trần Thu Miên (TTM), một giáo sư ở Boston College. Rất vui, chuyện nháo nhào, nào là tính ẩn dụ trong văn học với TDN, nào là ...quên mất rồi, với những ai ai mà không nhớ v́ uống nào trắng, nào đỏ...và nhậu ễnh bụng món gỏi cá kiếm ( sword- fish) tuyệt vời của chị Mai , phu  nhân ông bạn cung thê  cực tốt là NTK. Chị Mai cũng như chị Chấn, trẻ măi không già, cứ như thách thức thiên nhiên. Chị cứ ‘’xanh’’ măi thế th́ đám liền anh đầu bạc  chúng tôi chắc sẽ thở hắt ra mất!

   Khôi hát, dùng clavier, có phối âm, rất điệu nghệ. Và CP cũng cất tiếng hát, bài của chính chàng soạn nhạc  phổ thơ. Ối giời, cảm phục, thậm chí kinh ngạc  rồi tới kinh hăi. Kinh ngạc v́ thơ hay nhạc nhuyễn, kinh hăi là cái giọng chàng lên cao xuống thấp, đâu  đó dăm ba lần bước hụt, chỉ sợ chàng té lộn mèo th́ mất zzzui thôi. Không, chàng không té lần nào, dẫu rượu có vào và lời ra theo một chu tŕnh âm tiết được nghiên cứu đàng hoàng. Đến lượt ḿnh, tôi chẳng biết làm chi th́ NTK  lôi ra tập lưu niệm trong đó tôi có làm một bài thơ cách đây hơn mười năm. Tôi đọc. Thơ tôi trước sau vẫn cứ thế, cô em Tha La xóm đạo ơi, vẫn cứ đầy chất chua axít, không thơm ngon mát  tam tinh bổ cẩu...Hélas!

 

   Chàng ND  lại đáp ân t́nh chủ nhà và khách tham dự bằng cách đọc Nh́n từ xa ...Tổ Quốc. Bạn thứ lỗi, cho tôi nhại và nói theo:

 

Ai?

Không ai!

Vết bầm hốc hoác không c̣n chút máu tươi

màu đỏ chỉ c̣n là màu ngọn cờ không gió

Thế mà có kẻ bảo nó đang bay

Vâng

nó đang bay xuống vực cuộn theo thứ lịch sử kích thước vừa bằng miệng giếng

Ếch ộp...bốn phía th́ thào

 

  Chao ôi, hiền muội xóm đạo Tha La, huynh  đây lại  ăn khế chua mất rồi. Chua đến độ lè lưỡi thất thanh kêu Stop.

  Chao ôi, nói kiểu nàng Francoise Sagan thời hiện sinh bên Pháp hơn 40 năm qua, những ngày zzui  qua mau. Bắt chước, và  cực đoan  hơn, những  giờ ( =1/24  ngày) vui qua c̣n mau hơn. Khuya rồi, phải về. Và cố lên anh em ta ơi, theo đúng lời ông nhà văn lừng danh Phan Khôi, mai mà ‘’nắng được th́ cứ nắng’’ nhé.

 

  Không, hôm sau, ngày 6, trời mưa và lành lạnh. NBC, ND và tôi kéo nhau đi ăn phở Lê ở Harvard Square, sau sẽ đến hẹn lại lên với NTK, CP  ở hầm rượu ngay dưới. Đợi một lát, ND  lại đi giúp con dọn đồ. K và CP  lục đục tới, chuyện văn trong một chiều mưa chẳng mấy chi hào hứng. Tối, tôi về nhà NBC, để có thêm một chút  thời gian với ND. Chị C  lôi ra một  tập lưu niệm, bảo viết vài chữ làm kỷ niệm.

Tôi ngẫm ḿnh , hạ bút  hai câu:

 

           Thoắt trông, tóc đă bạc rồi

Nh́n ra, một thoáng mây trời trôi xa...

 

Quả không vui. Nhưng tại sao tôi không la  làng: ‘’ Nắng không được th́ hát lên đánh thức mặt trời dậy !’’  hở tôi ơi?

 

   Hôm sau, NBC  đi vào U Mass sớm. ND  và tôi ra Harvard Square gặp CP, rồi cả ba  đi ăn trưa ở Dorchester, vùng đông người Việt  cư trú. ND phải có mặt ở U Mas, chúng tôi ăn vội vàng để kịp giờ hẹn của chàng. Lập cập thế nào CP  đâm xe vào lề đường, trong khi qua khung kính tôi nh́n ND  khập khiễng bước vào chiếc cầu thang điện chạy lên tầng trên đại học. Xe đâm lề như thế nên tôi chưa kịp buồn, động tác tự động là xuống xem lốp có bị sịt không. Thế cũng may! Khỏi bâng khuâng một thoáng.

   Chúng tôi về Tiểu Bồng Lai đảo.

   Mệt nhoài, tôi chưa ăn chiều đă ngủ thiếp đi.

 

http://3.bp.blogspot.com/-i9Vjx-Wx1-8/UoGDTlNbvSI/AAAAAAAAEoA/Z2CmPiPl3fc/s400/spinnaker+home.JPG

Đảo Spinnaker Island trong vịnh Hingham.

 

 

   Ngày 7, ngày cuối. Sáng tinh mơ, NTK  gọi điện bảo TTM  nhắn mời chúng tôi vào Boston ăn trưa, nhưng nào c̣n đâu  thời gian! Đành từ chối. Hôm nay, tôi cũng muốn có những phút trầm lặng chuyện tṛ với CP. Về đủ thứ chuyện, nhưng rút cục, vẫn xoay quanh vấn đề văn hóa thời đại này. CP  khơi mở ư của một nền dân chủ mới, Cyber-Democratie - chữ của Pierre Lévy  hiện giảng dậy ở Đại Học UQ-TR gần nơi tôi cư ngụ. Và những nghịch lư, tỉ dụ như cuốn sách của Giovanni Arrighi, tựa là  Adam Smith in Beijing ( Ed. Verso, 2007).

 

http://2.bp.blogspot.com/-0lMAUWh8Gd8/UoGGZjwGaII/AAAAAAAAEoM/wm4nqJR2EaA/s320/cyber.JPG    A. Smith là ông tổ nền kinh tế học tư bản bây giờ tư tưởng thống lĩnh kinh tế Trung Quốc, nơi mang danh xưng XHCN ‘’ kiểu Tầu’’. Nhưng tội cho A. Smith, ông nào đâu biện hộ cho một  nền kinh tế  tế tư bản hoang dại!  Trong phần đầu cuốn sách, chương Một là tiểu luận tên " Marx in Detroit , Smith in Beijing’’. Chẳng cần nhắc Marx là ai nhưng Detroit, mới cách đây không lâu c̣n là thành phố chuyên chế tạo xe hơi của đại tư bản Mỹ nay đang ‘’ phá sản toàn bộ’’ và từng bước thành một thành phố hoang. Với lao động rẻ khắp nơi trong thế giới  kinh tế  ‘’đang lên’’ ( emergent economies), công nhân Mỹ lưong cao bị cho ‘’ ra ŕa’’ cuộc sống, và chưa bao giờ  khẩu hiệu vô sản thế giới hăy đoàn kết với nhau lại mang ư nghĩa thực tiễn đến vậy. Nhưng dẫu có đoàn kết th́ làm ǵ?  Vô phương chăng? 

 

    Đến chiều, CP đưa tôi vào Boston qua đường biển, bằng những chuyến ferry tổ chức rất tốt. Từ bến Boston, mai tôi có thể lấy Water –Taxi ra phi trường Logan để bay về Canada. 

 

http://1.bp.blogspot.com/-ssY4Mmrf_Zw/UoF_cMCoPoI/AAAAAAAAEng/QHVLsX4aztE/s400/IMG_6412+(2).JPG

Bến phà Long Wharf nơi các chuyến ferry sáng chiều vào ra Boston.

 

   Bến cảng Boston nay sang sửa khá đẹp, Hotel và Condo hạng sang mọc lên như nấm, ṿng quanh là một công viên dài 2 cây số mang tên Rose Kennedy, thân mẫu của cố Tổng Thống J. Kennedy. Chúng tôi cuốc bộ vào phố Tầu, đi ngang Parker Hotel, nơi ngày xưa ông Hồ Chí Minh từng kiếm ăn như bếp phụ trước khi làm chính trị chuyên nghiệp, tức là có môn bài của Đệ Tam Quốc Tế CS.  Nghề làm bếp phụ như vậy cũng mở ra nhiều khả năng đấy chứ! Tôi thông báo cho CP, ở Việt Nam XHCN nay có đạo thờ Bác Hồ, trụ sở  lên cả VTV chính xác là Điện Hoàng Thiên Long, Từ Liêm, Hà Nội. Nghe đâu Viện Khổng Tử cũng sẽ khai trương một ngày rất gần đây để thúc đẩy chính sách bốn tốt trên một bàn cờ mà bên phía ta  đă mất hết xe pháo mă với một con tướng cụt đầu.

   Thôi, đi ăn, tôi kêu đói. Thế là chúng tôi vào tiệm Hong Kong tôi đă từng ăn hơn 10 năm về trước, gọi mằn thắn, sủi cảo, vịt quay... Ăn cơm Tàu hợp khẩu vị như thế, đừng tưởng là độc lập dễ dàng nhé!

 

http://4.bp.blogspot.com/-zhP6-gLOa0A/UoGAGI6Q22I/AAAAAAAAEno/ZpyJ4fVo4MQ/s400/boston6.jpg

Cổng chính vào Phố Tầu Boston với bốn chữ THIÊN HẠ VI CÔNG của Tôn Dân.

 

 

  Cái ǵ có bắt đầu th́ rồi cũng có lúc kết thúc. Nhất là chuyện rong chơi. Sáng sớm ngày cuối, CP  chở tôi ra ferry. Chàng chụp cho tôi bức ảnh chia tay. Ôi, theo sách quốc văn giáo khoa thư, cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy. Trời lại mưa sụt sùi. Và bến phà, gió thốc lạnh buốt. 

 

http://1.bp.blogspot.com/-hCEgRnaWURA/UoGBDxTdFMI/AAAAAAAAEn0/00Rh3awP18s/s400/DSCN0702.JPG

Nam Dao lên phà ở bến Pemberton; rời đảo nhỏ vào Boston và phi trường Logan.

 

   Chưa đi, tôi đă nhớ những người bạn tôi trên đất Boston này. Cám ơn các bạn đă cho tôi những ngày tuyệt vời.

   Các bạn ạ, trời chưa nắng th́ chúng ta hát lên đánh thức cho mặt trời thức giấc.

 

Nam Dao

20/10/2013