TCS NhuCanhVac

 

TRỊNH CÔNG SƠN NHƯ CÁNH VẠC BAY

1_

 9.45 ngày 31-03-2001

 Đến Hiển, viết cho Sơn trên trang đầu cuốn sách mới in  «...kéo thời gian về phía ḿnh».  Linh tính sục dậy.  Viết thêm  «...kéo thời gian về phía đời sống».  Ngần ngừ, tái bút «...đợi ḿnh sang năm về...».  Tối hôm 30, cả bốn cô em Sơn vội vă bay về.  Máy bay ngừng lại Alaska để sửa.  Quái !  Hăng nào.  Air Canada.  Chợt nhớ cách đây trên mười lăm năm, Sơn viết  «Về với nhau đi.  Ḿnh hết thời gian rồi !».  Tự nhủ cho vững bụng «...có sao đâu.  Mụ già định mệnh chưa gọi đâu».  Nhớ Trần Dần, anh bảo không có ǵ chống nổi cái kim đồng hồ.  Rồi lỡ hẹn với Dần, ông «cọp» ngày, gầm gừ  suốt nửa thế kỷ những lạc quan đen, những hạt bụi xổ ra trong mưa phùn.

Bấy giờ, tôi ở góc Mentana và Duluth thành phố Montreal.  Đêm qua trời lại đổ tuyết, thứ tuyết trắng đến đầu Xuân không ai mong đợi.  Nó thừa thăi.  Nhưng vẫn trinh bạch.  Như một tà áo trắng.  Như một cánh vạc bay.

2_

 9.30 ngày 01-04-2001. 

Anh đấy à ?  Anh Sơn đi rồi.  Hồi 1.30 sáng.  Hả ?  Bốn cô em c̣n kẹt ở Hồng Kông chưa về kịp.  Tim Sơn ngừng ba lần.  Rồi lại đập.  Lần thứ tư th́ thôi.  Nó mệt.  Yêu quá cũng mệt.  Thương quá cũng mệt.  Yêu thương quả là mệt.  Yêu thương rồi hát, dĩ nhiên mệt.  Trong cô đơn, hát rồi uống.  Lại càng mệt.  Mệt đến độ không c̣n co thắt theo nhịp vũ trụ.  Thôi nhé, bung ra.  The big bang.  Cho toang.  Cho tan vào chất hư vô, thành tố cấu tạo yêu thương.  Ôi cuộc đời ơi !

11.30h. 

Gọi Vũ.  Vũ ơi, anh Sơn đi rồi.  Bây  giờ em qua đường nh́n xe cẩn thận.  Trời đất hỡi !  Hiển cứ mang sách anh tặng Sơn, viếng mộ rồi đốt.  Đó cũng là một cách hóa vàng.  Gọi Trịnh Cung : ḿnh biết rồi !  Thôi, Cung về.  Nhớ nhé, sang năm moi sẽ gặp.  Ờ, ờ... biết thế nào được.  Th́ đợi.  Đừng ai vội hóa vàng cho ai.

3-

13h. 

Hôm nay sinh nhật con tôi.  Bạn bè cháu đến mừng.  Tiếng đàn trẻ thơ.  Bài folklore của người Pháp «dưới ánh trăng»,gọi bạn Perrault.  Hỡi Sơn ! Cho tôi mượn cây bút. Tôi xin viết thêm một chữ. Ngọn nến tôi cầm đă tắt.  Lửa nhóm cũng tàn. Hăy mở cửa, bằng t́nh nhân ái của mọi đấng thần linh.  Hăy mở cửa, hăy mở cửa.  Có phải cửa thiên đường ?  Lại văng vẳng lời Cung : Sơn nó sống có nhiều nỗi khổ.  Thôi, mong nó đi an nhiên.  Ừ th́ thế vậy.  Gọi Đinh Cường.  Vẫn không có ai đầu dây nói.  A, những lúc cần an ủi lẫn nhau ! 

4_

13h30.

 Đóng cửa pḥng.  Tiếng động đời sống xa dần, mất hút.  Bỗng thèm nghe Khánh Ly hát Người con gái da vàng.  Băng nhạc cũ  rè rè tiếng xưa về một thời xa xưa, thời hát yêu quê hương nên yêu đồng lúa chín.  Nhớ về một đêm mưa, trú với Sơn, nh́n con đường Phạm Ngũ Lăo góc chợ Thái B́nh ( xưa ).  Dưới hàng hiên độ lượng, mưa trên trút rào rào.  Con đường sủi tăm dưới tầm mắt.  Nước dâng lên, rồi tràn ứ, xuôi vào đục ngầu những lỗ cống không đủ lưu lượng rút nước đi.  Sơn hồn nhiên «...đấy, phố bỗng thành ḍng sông uốn quanh».

Anh hồn nhiên như thế.  Phải nói được như thế v́ sự hồn nhiên đó đồng thời tồn tại với độ sâu những nỗi nghĩ suy lắng đọng về kiếp người và cuộc sống.  Nhưng luôn thấp thoáng trong hôm nay là bóng ngày mai.  Và anh nhắc «em hồn nhiên, rồi  em sẽ b́nh minh».  V́ thế, không phải chỉ có Sơn - hát rong.  Sơn - thi sĩ, Sơn - cầm cọ.  C̣n một Sơn khác, Sơn - hiền giả.  Nhưng chẳng bao giờ có một hiền triết nào nguyên vẹn.  Họ đầy thương tích, trên thân thể, trong hồn.  Sơn viết «... Những vết thương khi đă được đánh thức... là một vết thương tỉnh thức.  Vết thương tỉnh thức là một con mắt sáng ngời.  Nó nh́n ngược về quá khứ và ngó thẳng tương lai.  Nó mách bảo cho chủ nhân của nó là không có một vết thương nào vô tư mà được sinh thành cả.  Nó là một nỗi đớn đau như khi trời đất trở dạ làm thành một cơn giông băo».

Sơn ơi, c̣n vết thương cuối cùng.  Nó ra sao, hở ?

5_

15h45. 

Cách đây đâu trên hai mươi năm, tôi gặp nhưng tránh, cứ có Sơn là tôi lảng, v́ loáng thoáng nghe kiểu tin «đồn» không rượu mời th́ khỏi có «dính» được vào cái tiếng tăm một tài danh thứ «xịn».  Một bữa, Sơn vào nhà Nguyễn Duy và tôi đứng dậy.  Sơn nói thẳng «moi làm ǵ mà toa không thích moi ?  Thôi, để moa hát tặng, rồi toa hăy đi ! «.  Đó là bài Ở trọ, thú nhất là hai câu «trăm năm ở đậu ngh́n năm, đêm tối ở trọ chung quanh nỗi buồn».  Hai hôm sau là giao thừa năm Nhâm Tuất, Sơn rượu vào, nửa đêm đến réo tôi nhà Duy, leo cổng sắt ngă trặc chân.  Tôi nghe chuyện, đến thăm Sơn lần đầu.  Tết năm đó, mang cho Sơn quà của cụ Nguyễn Tuân, đâu hai trăm gam đường trắng vừa nhờ người chuyển đến tay.  Sơn cảm động, nói «làm sao nói ông ấy, moa đâu có thiếu đường.  Chỉ Hà Nội thiếu mới quí, giữ lại mà dùng...».

Thế rồi chúng tôi có dăm bảy dịp lăng đăng với nhau.  Sài G̣n, Paris. Rồi Montréal, Québec.

    Sài G̣n - Studio của Đinh Cường, gần chợ Tân Định :  30 độ C, nóng và nắng.  Có cái ǵ uống không ?  Mở cửa cho đỡ ngộp.  Vách và bài thơ của Tô Thùy Yên viết chữ đại tự.  Đọc thơ toi cho anh em nghe.

«Tôi chịu ! Tôi không thể an tâm phất cờ hô khẩu hiệu Khi áo cơm không đủ, ai đành ?»

Không, Sơn nói.  Tội chịu chứ không tôi chịu.  Bài thơ Ung thư Mẹ của tôi nợ Sơn một dấu nặng.  Rất nặng.

Paris - Lang thang.  Cứ thấy hiệu giày là Sơn đứng lại.  Thôi, mê giày như mê gái, đi đi.  Cười, xuất khẩu thành «giang hồ phố đă ngh́n chân», lại nhắc Bùi Giáng, và... Marilyn Monroe.

Montréal - Trầm trồ khoe ( không có mặt Khánh Ly ), nàng là Edith Piaf của moa.  Vào công viên.  Này, tượng là tượng ai ?  Một văn sĩ.  Thành phố này không công viên đường phố mang tên anh hùng, may thật.  Nước ḿnh có nhiều anh hùng quá, thế mới mệt... Cười buồn.

Québec - Trồng cái cây trước nhà toa, khi thấy cây là phải nhớ tới moa.  Ngẫm nghĩ, Sơn bảo t́m cái loài chống được mùa đông.  Sơn ạ, cây vẫn đấy.  Cứ tháng năm nó lại ra lá.  Loại táo Nhật lá đỏ, xuân về là hoa táo màu hồng rừng rực một góc vườn...

Bây giờ, tới mùa hoa ta sẽ nhắc ai ?

6-

20h15. 

Độc ẩm.  Nào mời.  Bạn cứ nâng ly, bây giờ kiêng khem chi nữa.  Rượu ngon không có bạn hiền.  Thế th́ đợi ǵ.  Bạn đây.  Ta đây.  Uống đến xơ gan ra với tuế nguyệt.  Chẳng phải để quên mà để nhớ.  Nhớ hết.  Từ người yêu thuở học tṛ tóc xanh, rồi người bỏ ta đi thuở trường đời mắt trắng.  Cho đến khi chập chờn lau trắng trong tay, lại tự ḿnh thủ thỉ cho ḿnh nghe «tôi ơi, đừng tuyệt vọng !».

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi !

Này, biển sóng đừng xô ta.  «Ta xô biển lại sóng về đâu».  Có phải về hư vô.  Không chắc.  Nhưng mà đau, bởi cái bám víu vào như mảnh ván mỏng bập bềnh giữa vô bờ sương khói.

Tôi ơi hỡi, tôi ơi !  Bạn đâu rồi ? 

Có phải bạn vẫn đấy, nh́n vào vạt nắng mái tường bên, ngậm ngùi «...bây giờ ḿnh chỉ viết về nắng...».  Nghe tâm sự, khung rêu tươi lên vàng óng một nụ cười thơ.  Có phải bạn nhẹ nhàng «... hạnh phúc là lúc chờ, êm ắng như buổi trưa, lặng đi rửa ḿnh để rước vào phần hồn những nụ hôn của cuộc đời sửa soạn bước chân vào lễ hội».  Nghe tâm sự, văng vẳng đâu đây tiếng chuông nhà thờ bay từ đầu dốc Phú Cam xuống bến Ngự, mang theo tiếng th́ thầm của những thiên thần cứ c̣n quyến luyến chốn trần ai.

Đừng, đừng tuyệt vọng !  Vạt nắng vẫn đó.  Khung rêu vẫn óng ả.  Và tiếng chuông nhà thờ sẽ c̣n ngân nga ít ra là vài trăm năm nữa.

7_

22h55.           Thỉnh quân thí vấn đông lưu thủy

 Biệt ư dữ chi thùy đoạn trường

 ...

Này, thêm một bôi.  Hỏi bạn về đâu ḍng nước chảy.  Xứ của Thái Bạch ?   Lư quân đang khề khà, quay nhắn, ngắn dài này nỗi biệt ly ơi !

8-

8h40  ngày 02-04-2001

Chịu.  Giấc ngủ đêm qua chập chờ.  Thức dậy, thấy hững đi.  Tự nhủ, mơ, phải mơ.  Những giấc mơ mắt mở khó dần với tháng năm.  Thôi th́ nhắm lại.

16h40

 Nhớ những buổi «ngồi đồng» với Sơn.  Mỗi người một góc, loay hoay với ḿnh.  Hứng th́ ngưng, đọc cho nhau một đôi câu :

Nhan sắc = vẽ vời

Lư tưởng = viển vông

Chợt rụng rời giữa có và không

Mày xanh

Mi biếc

Môi hồng

Tỉnh ra sóng đă bềnh bồng cuộn trôi

Tôi ơi hỡi,

tôi ơi !

Sơn kêu, tôi ơi là «tới».  Ta th́ muôn đời «đáng ghét». Rồi th́ có «tôi ơi đừng tuyệt vọng !».  Sơn lại dụ, moi dậy toa viết nhạc, đánh đàn.  Có thế mới chở thơ đi được.  Tôi chịu (lần này không phải tội chịu).

Dịch xong hai trăm bài thơ Đường, tôi có dịp bảo «thơ Sơn có những h́nh ảnh Đường thi không có...».  Bạn vui mồm hỏi, thí dụ đi.  Này nhé «Tóc em, từng sợi nhỏ.  Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh».  Rồi, «Ôi áo xưa lồng lộng, đă xô dạt trời chiều».  C̣n nữa, muốn biếât không ?  Thôi.  Uống.   Chuyện xong rồi, uống đă.  Con chữ đă ở đấy.  Nó là cỏ mong manh, lá mong manh, sống mong manh, tay gối mong manh, chết mong manh, t́nh mong manh.  Nó là đời bềnh bồng, môi rồ dại, một ṿng tiều tụy, phố xá thênh thang, hạ trắng, nắng thủy tinh.  Là nhiều đêm  thấy ta là thác đổ .  Là phôi pha.

Sơn ngậm ngùi, moa qua Canada kiếm một chỗ vắng người, ngồi viết về cuộc đời chính ḿnh, nghệ thuật của ḿnh.  Sẽ có những chương sách chỉ một ḍng chữ.  Thậm chí, những chương sách bỏ cho giấy trắng tinh th́ mới truyền đạt được ư thật của ḿnh...  Lần cuối gặp nhau, tôi hỏi, viết chưa ? Anh lắc đầu. Tôi gặng, bao giờ ?  Sơn mím môi không đáp.  Tôi nghĩ anh chưa viết.  Bởi v́ , ôi hệ lụy của tài danh, nó cướp của anh những phút anh cần chỉ có một ḿnh anh.  Đêm tân niên  1999, khi những người kiều nữ môi hồng má đỏ đă thôi í a hát ca khúc Trịnh Công Sơn, khi những nhà tư sản mới vừa kiếm ra tiền đang co tay quệt miệng sau lúc cạn ly XO và chúc anh vạn sự như ư, anh ngồi với tôi, cau có «... moa khổ quá !  Thôi, thây kệ...». 

Thây kệ, thây kệ.

Phải chăng  bạn tôi đang kiệt sức trong ṿng vây bủa phù hoa. Anh biết nó quá rơ, đă từng viết «Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá».

9-

18h10

Bờ cỏ xuyên tuyết nhú ra mầm xanh báo Xuân đang về, chậm nhưng chắc, và không thể khác đi được.  Mở điện thư, từ khắp nơi bạn bè anh báo cái tin anh đă khép lại những hẹn ḥ. Mai mốt, anh sẽ lên G̣ Dừa nằm cạnh mạ anh, như đứa con ngoan quay về ngủ yên trong ṿng tay mẹ.

Sơn ơi, hăy yên nghỉ  Thực sự yên nghỉ. Sống thế là trọn vẹn với ḿnh với người lắm rồi. Thây kệ, những kẻ c̣n lại nếu chỉ thấy có thiếu vắng khi bạn ra đi th́ thây kệ. Họ chẳng muốn hiểu v́....» không ai muốn làm một tên tuyệt vọng. Nhưng tôi (Sơn) nguyện làm tên tuyệt vọng. Bởi nhiều sớm mai khi tôi thức dậy không thấy được hoa quả khai sinh trong trái tim người...Nỗi vinh nhục đă mang ta ra khỏi đời sống để đưa đến những đấu trường. Tôi đang bắt đầu những ngày học tập mới. Tôi là đứa bé. Tôi là người bạn. Đôi khi tôi là người t́nh. Chúng tôi cùng vẽ lại chân dung của nhân loại. Vẽ lại con tim khối óc. Trên những trang giấy tinh khôi chúng tôi không bao giờ thấy bóng dáng những đường kiếm mưu đồ, những vết dao khắc nghiệt. Chúng tôi vẽ lại những đất đai, trên một đời sống không c̣n bạo lực...»

 Sơn viết thêm...»Tin vào niềm tuyệt vọng có nghĩa là tin vào chính ḿnh. Tin vào cuộc đời vốn không  thể khác. Và như thế, tôi đang yêu thương cuộc đời bằng nỗi ḷng của tên tuyệt vọng.».

Tôi đă đến vơi Sơn lần cuối như một tên ṇi t́nh tuyệt vọng đi t́m một kẻ tuyệt vọng khác. Thời gian đó, tôi đang thai nghén vở kịch Treo đầu dây Quan Họ, lời hạ màn viết dành cho Sơn. Cuối cùng, rồi một lúc cũng sẽ phải hạ màn, cho rằng hài hay bi kịch.

Anh ghi dăm chữ, có lẽ chẳng phải cho riêng tôi mà là cho tất cả những người bạn anh. Tôi xin phép chép lại, lời cuối gửi đến những tên tuyệt vọng nhưng cứ c̣n yêu thương cuộc sống :

«… May thay trong đời người vừa có t́nh yêu vừa có t́nh bạn. T́nh bạn thường có khuôn mặt thật hơn t́nh yêu. Sự bội bạc trong t́nh bạn cũng có, nhưng không nhiều.

Tôi thấy t́nh bạn quí hơn t́nh yêu v́ t́nh bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không c̣n tái tạo được nữa.

Cuối cùng, không có ǵ khác hơn là sống và chết. Sống làm thế nào cho tràn đầy sự có mặt và chết cho ngập tràn cơi hư không. Phải đi đến tận cùng hai cơi sống chết để làm tan biến tất cả những giấc mộng đời không thực».

Cám ơn Sơn, bạn quí. Ngày mai này bạn lên đường vào cơi thênh thang không hẹn ḥ trói buộc. Ơ ḱa, cỏ sáng mới nhú ra khỏi tuyết đă xanh mơn mởn. C̣n cây táo bạn trồng cách dây mười năm, chỉ ba tuần nữa sẽ cũng đâm hoa. Bạn ơi, may thay, như vốn không  thể khác được.

NAM DAO

2-04-2001