nam dao
Lan man Bob Dylan : Thơ, ngữ nghĩa và Dịch thơ
Lại lan man về Bob Dylan và chuyện trao Nobel cho một nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Nay Bob Dylan đă đến Stockolhm nhận giải thưởng văn chương cao quí nhất trên trái đất chúng ta. Phản ứng đầu tiên, tôi nghĩ đến Văn Cao và Trịnh Công Sơn. Tại sao không? Ca từ vươn lên Thơ không phải hiếm. Và Nobel từng trao cho Tagore, người cũng hát Thơ của ḿnh, th́ chẳng phải là tiền lệ sao? Bàn luận kiểu này chắc rồi loanh quanh, đối đáp ngắn và gọn, nhưng rồi th́ cũng quanh co kiểu ừ th́ ca từ của Bob Dylan từng ‘’vươn’’ lên thành Thơ, thơ biểu hiện bằng ngôn ngữ ( dĩ nhiên là tiếng Anh), và chỉ qua ca từ đó ta gọi ( dĩ nhiên ) Bob Dylan ‘’ cũng’’ là một nhà thơ. Nhiều nhà thơ từng đoạt cái giải cao sang mang tên người chế ra thuốc nổ rồi... ân hận. Như thế, om x̣m làm ǵ?
Lư do ta om x̣m có thể là chàng Bob Dylan ầm ừ chưa công bố thái độ về chuyện nhận hay không nhận giải Nobel. Rất có thể chàng này chơi tṛ Sartre lên giọng ( nói, không hát) từ chối cái vinh quang nhiều kẻ thèm khát kiểu nhà ‘’ thơ’’ đại gia xứ Giao Chỉ xa xôi tên Hoàng ( h́nh như) Trung Thuật xin ‘’ứng cử’’ giải Nobel, ngỡ rằng dân chủ (qua bầu, ứng cử) là lăng nhăng thường ngày ở huyện ngay trong quá tŕnh toàn cầu mọi chuyện (trả bằng hàng hoá và...tiền!). Nhưng Bob Dylan đă nhận giải Nobel, và thẳng thắn nói chàng không có ư làm nghệ thuật qua h́nh thái chữ nghĩa (gọi gọn là nghệ thuật văn chương)! Vậy th́ nghệ thuật qua chữ nghĩa khác so với nghệ thuật tạo thanh ( nhạc, hát) và nghệ thuật tạo h́nh ( vẽ, tạc tượng) và nay nghệ thuật xếp đặt ( installation) ra sao?
Câu trả lời không dễ, cần những lư thuyết gia thứ thiệt! Ngoại đạo, tôi mong được tha thứ và xin lè nhè thế này: Chữ là do ta đặt ra, ấn vào chữ một cái nghĩa, và chỉ vận dụng chữ là con người trao đổi với nhau hai mặt, tri thức và cảm thức. Nói chuyện Cái Bàn khá quen biết của Sartre: bàn cho phép ta liên tưởng đến cái mặt phẳng đứng trên 3, 4 chân ( v́ chỉ 2 th́ chổng chiêng) , làm bằng gỗ ( trước thời có công nghiệp plat-tích). Thêm chữ vào Cái Bàn, có bàn thờ Tổ Quốc (ư nghĩa mù mờ, lắm khi khó hiểu, khiến ta bùi ngùi), bàn thờ ông bà cha mẹ (một cách nối ta vào quá khứ làm rưng rưng nướcmắt), bàn thờ ông Phúc, ông Lộc, ông Thọ (mơ ước hạ giới, khá cụ thể vật chất), và vân vân. Bàn chắc chắn gợi h́nh tượng. Nhưng nó không là ǵ khác hơn một chữ, chữ ta tạo ra để khi nghe ta ư niệm được ǵ cụ thể hơn, nhưng nó không phải là cái vật cụ thể đó. Chuyện nhắc bức tranh của Maigrit vẽ một cái ống tẩu và phụ chú bằng chữ tằng ‘’ đây không phải là cái ống tẩu’’ ( v́ nó thực ra là 1 bức tranh ). Quay về ca khúc của B Dylan. Trước tiên, phải có ca từ, tức chữ nghĩa. Dùng chúng, tức là xử dụng nghệ thuật văn chương. Và là ca khúc nên phải chuyển chữ nghĩa thành âm thanh, gọi là thanh nhạc, một phương tiện gầy ra và truyền đạt những cảm xúc đến người nghe. Khi ngữ nghĩa và thanh nhạc thành một thể thống nhất bao gộp cả ư thức lẫn cảm thức, người nghệ sĩ thành công trong việc sáng tạo ra ca khúc, và sáng tạo th́ muôn đời vẫn là một bí ẩn tạo hóa giành cho một lớp người đặc tuyển.
Như đă nói phần trên, tôi cho rằng ca từ Bob Dylan từng ‘’ vươn’’ lên thành Thơ, và chính v́ thế mà tôi dịch (đúng hơn chuyển ngữ) ca từ T́nh chỉ là 1 Từ-4 Chữ. Và tôi nghe lại bài hát này do J. Baez tŕnh bày. Nghe với tôi là một bắt buộc, nhiều lần. Qua âm thanh và nhạc điệu, tôi mong hiểu thật thấu đáo ca từ. Tôi mời các bạn nhấp vào: https://www.youtube.com/watch?v=0Kcz1tvaLoc để chúng ta có cùng một thể nghiệm.
Lần đầu, khoảng 1965 ở London, Baez hát khi ca khúc mới chỉ có một đoạn, hứa sẽ thu âm khi Dylan hoàn tất Love is just a Four- Letter- Word. Sau đó, chúng ta có được 3 bản thu, và nghe đi nghe lại, tôi luôn luôn liên tưởng đến những giáo hữu Tin Lành da đen đồng xướng với vị Mục Sư làm thánh lễ trong nhà thờ. Hai câu đầu, gióng tiếng để rồi đoạn sau nghe như lời kinh cầu rên rỉ, kết thúc bằng T́nh chỉ là 1 Từ-4 Chữ tha thiết hét lên như kêu cứu và hỏi lẽ nào sao mà T́nh lại chỉ là 1 từ-4 chữ. Vâng, chữ là chữ, t́nh là t́nh. Cái bàn nói đoạn trên là cái bàn có thật, đâu chỉ là chữ! Tâm cảm riêng tư này, hoàn toàn chủ quan, là cái nền cho bản chuyển ngữ hiển thị trên Văn Việt. Tôi h́nh dung người chuyện tṛ với Dylan (và chúng ta) là một người đàn bà da đen bế đứa con trên đùi và anh chồng. Họ vừa chia tay nhau v́... người đàn bà t́m tự do mong thoát đời nô lệ. Rất có thể tôi bị chuyện Dylan ủng hộ cuộc tranh đấu của Martin Luther King, kẻ cao giọng nói rằng tôi có một giấc mơ ( I have a dream), đă đánh động lương tri người Mỹ trong thập niên 60, 70 thế kỷ trước.
Bây giờ, ta nói chuyện chuyển ngữ. Kinh qua môi trường thiên nhiên, và những biến thiên lịch sử, tiếng nói của mỗi cộng đồng h́nh thành một ngôn ngữ cá biệt. Ngôn ngữ ấy gộp nhiều yếu tố như tâm linh, trí tuệ (lôgích), nhục cảm...và những quan hệ xă hội giữa người với người (từ làng xă cho đến quốc gia dân tộc) . Ngôn ngữ là điển h́nh khái quát nhất của cái ta gọi là văn hoá. Ngôn ngữ Việt có những điểm rất mạnh: cứ xem số lượng tĩnh từ và tính từ, ta thấy rất nhiều. Về động từ, biểu tượng cho hành động th́ không sung măn như vậy. Đặc biệt xét số từ thể hiện những ư niệm (concept) triết học và khoa học, ta quá ít, thường dài ḍng, cho nên thế ta vay mượn tiếng Hoa khá nhiều. Chuyển từ một ngôn ngữ này qua một ngôn ngữ khác là đi t́m những ǵ chung giửa hai nền văn hóa. Điểm chung dễ nắm bắt nhất là phần trí tuệ lôgích. Phần khó tiếp thu là tâm cảm và nhục cảm. Nhưng đó lại là 2 yếu tính của Thơ!
Tôi đánh quả liều, đi chuyển ngữ Thơ của Dylan qua tiếng Việt. Về mặt tiếng Anh (Mỹ), tôi chỉ xử dụng nó trong thời kỳ làm việc khoa học nên kiến thức văn chương không nhiều, và cái cảm nhận ngôn ngữ th́, thú thật, chẳng được bao nhiêu. Chẳng hạn, khi đọc A.E. Poe, tôi thấy bản chính không ‘’hay’’ bằng bản dịch của Beaudelaire qua tiếng Pháp mà tôi sinh hoạt thường nhật với nó từ hơn 50 năm nay. Tôi chép lại đoạn tôi cảm nhiều nhất:
Tôi nói một lời chia tay hờ hững
Quay về những riêng tư
Trôi xa đi rồi lại giạt vào mảnh đời ḿnh
không thể gọi được tên
cánh hồn tôi từ thân xác
bốc hơi
và dẫu cố nhưng tôi chẳng t́m ra cánh cửa nào
đành nghĩ không có ǵ phi lư hơn
rằng T́nh chỉ là 1-Từ-4-Chữ
Tai tôi lại văng vẳng những bài xướng ca Tin Lành, bộ phận một tôn giáo đă tạo ra độ chênh ( thậm chí đối kháng) giữa linh hồn và thân xác ( nhục cảm). Thân xác nào vào được cánh cửa linh hồn? Có cần đặt vấn đề như vậy không? Nhất là khi người đàn bà đang vùng vẫy t́m tự do cho chính ḿnh, dẫu vẫn bế đứa con nặng trĩu trên đùi, đứa bé sắp chia ĺa cha nó.
Tôi đă cảm nhận như thế, và cũng thấy sự phi lư của tính nhị phân (dichotomy) linh hồn-thân xác! Mà thôi…
Thơ, không chỉ cần ngữ nghĩa, chuyện xưa rồi, mà tôi th́ tôi sao cứ rao bán măi hàng cũ thế này!