Đặng Tiến, trong tiểu luận "1956, Việt Nam, Giai phẩm, Nhân văn" trên talawas (5-04-2007) góp một giả thuyết "thao tác" soi rọi vụ án Nhân văn-Giai phẩm. Xin trích:
"Quan điểm chúng tôi: hai tờ báo Giai phẩm và Nhân văn, những truyện, thơ, chính luận, chính kiến xuất hiện trên đó, trong năm 1956 chỉ là cái cớ, cơ hội cho những phe phái cầm quyền tranh chấp và răn đe nhau. Báo cáo của Trường Chinh, 13-3-1958, đưa ra những lời lên án nặng nề và trầm trọng không thể chỉ nhắm vào đám nhà thơ cỡ Trần Dần, Phùng Quán. C̣n Thuỵ An th́ nghĩa lư ǵ? Trường Chinh và phe cánh ông, mà Tố Hữu là cái loa ồn ào nhất, nhắm vào cái ǵ khác, và ai đó khác. Cái ǵ khác th́ ta có thể suy đoán ra. C̣n ai khác là ai với ai? Quyền lực cao cấp nhất là cấp bực nào trong guồng máy?"
Sau khi điểm qua những biến cố quan trọng trong thời kỳ 54-63, ông kết:
"Giả thuyết chúng tôi đề xuất: Nhân văn–Giai phẩm là mặt nổi của một tảng băng mà phần ch́m khuất quan trọng hơn nhiều: là sự tranh chấp quyền lực nội bộ của Đảng Lao động với những răn đe, chuẩn bị, che chắn, áp đặt chiến thuật và chiến lược, trong một thời điểm cực kỳ khó khăn và tế nhị.
Những khó khăn nội trị do Hiệp định
Genève và dự án Tổng tuyển cử 1956 không thành, chồng
chéo lên trên khó khăn đối ngoại do báo cáo 2-1956
của Khrushchev và mối bất hoà trầm trọng trong
khối Nga-Hoa. Chưa kể đến các cuộc nổi
dậy tại Ba Lan và Hungary, hậu quả Cải cách
ruộng đất, và nhiều yếu tố khác mà chúng ta
không biết hết.
Nhưng quan trọng hàng đầu, theo chúng tôi, là dự án
vơ trang giải phóng miền Nam đang thành h́nh.
V́ là giả thuyết, bài này không có kết luận."
Nếu kéo thời gian ra, bắt đầu năm 1950 và kết thúc vào 1967, có lẽ ta có thêm một giả thuyết thao tác khác không kém quan trọng: đó là cuộc Chỉnh đốn tổ chức (CĐTC) đă phát động đồng thời với Cải cách ruộng đất (CCRĐ) năm 53, rồi sau là vụ án Xét lại chống Đảng (XLCĐ).
1. Chỉnh đốn tổ chức: Hiệp 1 trong thế song đấu
Xin theo tŕnh tự thời gian:
1950-51: Sau chiến thắng của Mao Trạch Đông, thế cờ mới bắt đầu nghiêng về phía lực lượng Việt Minh. Ông Hồ Chí Minh sang Tầu, rồi Liên Xô, xin yểm trợ vũ khí [i]. Nhận được hỗ trợ quân sự và nay có được một hậu phương vững chắc bên kia biên giới, “bộ đội cụ Hồ” hoàn thành Chiến dịch Biên giới, đẩy quân Pháp xuống đồng bằng Bắc bộ, và tiếp tay quân “Giải phóng” tiễu trừ tàn quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Thế “môi và răng” thành h́nh.
1951-53: T́nh h́nh chiến sự ngày một nghiêng về phía Việt Minh - tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH). Nhưng sự hiện diện của Trung Quốc ngày càng rơ ràng: Lă Quí Ba là cố vấn chính trị, cùng Kiều Hiểu Quang là cố vấn CCRĐ, và Vi Quốc Thanh (sau tới Trần Canh), cố vấn quân sự, tác động lên đường lối chính sách ở cấp cao nhất [ii]. Sử gia quá cố Huỳnh Kim Khánh [iii] cho biết một tài liệu trong đó số đảng viên Đảng Lao động (tức Đảng Cộng sản Việt Nam) từ 7, 8 ngàn tăng vọt lên xấp xỉ 10 lần chỉ trong 2 năm đầu thập niên 50. Khác với đảng viên kỳ cựu, đảng viên mới kết nạp đều xuất thân là nông dân ở những cơ sở địa phương, tạo điều kiện cần để tiến hành CCRĐ và CĐTC:
“Chính sách thành phần-lư lịch ra đời, với giai cấp nông dân là đội quân chủ lực xây dựng XHCN. Các đội Cải cách về nông thôn thăm nghèo hỏi khổ, bắt rễ, xâu chuỗi, tranh thủ bần nông cốt cán để phóng tay phát động đấu tranh chống giai cấp địa chủ, tàn dư phong kiến và (nhân tiện!) bọn Việt gian Quốc dân Đảng, bọn phản động, bọn làm ‘gián điệp’ tay sai cho những thế lực ngoại xâm, vân vân...’’ [iv].
Từ 1953-55: “… CĐTC được tiến hành, thực chất là Đảng… thanh trừng nội bộ để sắp xếp lại bộ máy quyền lực từ trên xuống dưới. Bao nhiêu đảng viên oan, bao nhiêu chết, bao nhiêu gia đ́nh tan nát? Ông Vơ Nguyên Giáp nói độ 8.000 người. Có kẻ bảo 20.000. Con số đích xác th́ Đảng biết, nhưng 60 năm qua rồi vẫn cứ 'bảo mật’’’.[v]
Nạn nhân của CĐTC là những ai? Giai cấp địa chủ cường hào ác bá và tàn dư phong kiến, dĩ nhiên. Song c̣n bọn gián điệp, Việt gian, và Đệ Tứ, bọn tay sai đế quốc… Thế là qui chụp, điều tra, bắt bớ. Ban đầu, chỉ giới hạn ở cấp xă, nhưng CĐTC lan lên cấp huyện. Với cán bộ th́ chỉnh phong chỉnh huấn, trong quân đội th́ rèn quân chỉnh cán. Chính sách thành phần–lư lịch khiến ông Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, anh hùng chỉ huy bảo vệ thủ đô năm 46 cũng bị bắt, không can thiệp kịp th́… chắc cũng vất vả. Tiểu tư sản thành tạch tạch sè, âm hưởng như tiếng súng liên thanh. Và phân biệt đối xử làm Nguyễn Hữu Đang định xin ra khỏi Đảng, may có Hoàng Minh Giám can ngăn kịp. Và c̣n biết bao nhiêu người khác cho đến nay vẫn c̣n im lặng. Phần lớn họ là những người thuộc lớp nhân sĩ, trí thức ở thành thị bỏ đi kháng chiến… Đều có thể là đối tượng, họ sống nơm nớp, kẻ thu ḿnh ngậm miệng, người dinh tê (như trường hợp Phạm Duy).
CĐTC được khai triển với CCRĐ trong một kế hoạch có tính toán chắc gặp một số chống đối, nhưng hẳn có sự đồng t́nh của những lănh đạo cấp cao. Ông Trường Chinh, Tổng Bí thư là Chủ nhiệm Ủy ban, Phó Chủ nhiệm phụ trách CCRĐ và CĐTC là Hoàng Quốc Việt (tức Hạ Bá Cang) và Lê Văn Lương, đều là thành viên kỳ cựu trong Xứ uỷ Bắc bộ của Đảng Cộng sản. Kết nạp kéo quân gây lực lượng trong Đảng của họ tất được sự đồng ư của các cố vấn Trung Quốc, với ư đồ chuyển hoá Việt Nam theo mô h́nh Mao. Lực lượng cản, lấy lư do cuộc chiến với Pháp chưa ngă ngũ, t́m cách tŕ kéo. Họ là những ai? Chắc chắn không phải Nguyễn Chí Thanh, chính uỷ của Quân đội Nhân dân nước VNDCCH. Càng không phải Tố Hữu, nắm Tuyên huấn (tức Văn hoá-Tư tưởng ). Phải chăng họ là những kẻ sau này bị kết tội Xét lại chống Đảng như Vũ Đ́nh Huỳnh [vi]. Đặng Kim Giang, Lê Giản...? Họ thân Liên Xô? Trước khi bàn đến điểm này, xin ghi một điều oái oăm: những người kêu gào lấy nông dân làm quân chủ lực lại là con em của tàn dư phong kiến, ít là trường hợp Trường Chinh (tức Đặng Xuân Khu), Lê Đức Thọ (tức Phan Đ́nh Khải) đều con cháu nhà "quan", nhà có ruộng có đất! Như rắn, họ đă lột xác, đương nhiên dẫn đầu giai cấp vô sản tiên phong làm cách mạng theo con đường tiến lên XHCN.
Phe Xứ uỷ Bắc bộ - có thể kể thêm những Hoàng Văn Hoan, Trần Quốc Hoàn, Nguyễn Duy Trinh (?) - mất thế thượng phong từ ngày ông Hồ Chí Minh lănh đạo kháng chiến chống Pháp, nay vin vào sự hỗ trợ quân sự của Trung Quốc t́m cách lấy lại uy thế, loại chẳng những đối kháng mà ngay cả thành phần manh nha đối kháng, qua chính sách lư lịch và dưới chiêu bài chuyên chính của giai cấp vô sản. Trung Quốc hân hoan vỗ tay vào, tiếp tế chẳng những súng đạn mà cả lương thực, và "cố vấn" luôn khâu chiến lược chiến thuật. Cái giá phải trả ai cũng biết, kể cả những thành viên của Xứ uỷ Bắc bộ. Kinh nghiệm lịch sử dạy họ, như cha anh, phải cảnh giác trước ư đồ "bành trướng". Họ t́m đồng minh để tranh nắm quyền lực, và là học tṛ của cả Lenin lẫn Tào Tháo, họ biết đồng minh nào cũng mang tính giai đoạn. Nhưng nắm chính quyền đă, có nắm rồi mới nói đến chuyện giữ!
2. Hiệp 2: Chiến lược thống nhất đất nước
1954: Chiến thắng Điện Biên. Hội nghị Genève được tổ chức từ 26-04 đến 21-07, với nghị tŕnh đầu là chuyện Triều Tiên, sau đó mới đến Việt Nam vào ngày 8-05, đúng một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 10-05, phó thủ tướng Phạm Văn Đồng đưa ra quan điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đ̣i Pháp công nhận quyền độc lập và tự chủ của Việt Nam, nhưng cũng xác nhận sẵn sàng gia nhập Liên hiệp Pháp. Khi ấy, hai khối mang tên Thế giới Tự Do và Xă hội Chủ nghĩa đă cắt đôi nước Triều Tiên. Chiến tranh Triều Tiên cho thấy Mỹ đă đổ quân trực tiếp tham chiến, từ phía Nam đánh bật lên phía Bắc. Chắc không muốn phiêu lưu thêm một bước, hai nước “anh em’’ Trung Quốc và Liên Xô o ép một giải pháp tương tự với Việt Nam. Nhưng cắt Việt Nam ở đâu? VNDCCH đ̣i vĩ tuyến 13, rồi lùi dần... Chu Ân Lai gặp Hồ Chí Minh ở Quảng Châu, thuyết phục để vĩ tuyến 17 trở thành vết chém ngang lưng Tổ quốc, đợi hai năm sau là Tổng tuyển cử để thống nhất theo như Hiệp định Genève! Nhưng chuyện này th́ nói để mà "chơi" thôi! Hoa Kỳ không ký tuyên cáo chung, chỉ xác nhận là có ghi nhận văn bản này, trừ điểm số 13 liên hệ đến Tổng tuyển cử, tương tự như phái đoàn của chính phủ miền Nam Việt Nam Ngô Đ́nh Diệm. Ư đồ như thế th́ trẻ con cũng có thể đoán ra [vii].
Sau 1954, VNDCCH tiếp tục ve văn Pháp qua Sainteny [viii], đại diện ở Hà Nội, với hy vọng tạo thế đối trọng Trung Quốc trên bàn cân quyền lực. Những người ủng hộ một chính sách như vậy rơ ràng có ư đồ t́m cân bằng quyền lực với Xứ uỷ Bắc bộ. Họ có thể là những người "học tṛ" của ông Hồ Chí Minh như Phạm Văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp, xoay quanh là những Trần Huy Liệu (nguyên Việt Nam Quốc dân Đảng), Trương Tửu (bị gán Trốt-kít)… và những trí thức nhân sĩ như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh… Ông Hồ Chí Minh bề ngoài giữ cái thế đàn anh "cầm cân nẩy mực", nhưng không có ông đằng sau, ai dám đề nghị gia nhập Liên hiệp Pháp hệt như thời kư Hiệp định Sơ bộ năm 1945. Và đàn anh vĩ đại ngay bên chắc cũng chẳng mấy hài ḷng với những đề nghị như vậy! Nhưng đă quá muộn: Pháp buông tay để Mỹ nhẩy vào Đông Dương, đó là không kể đến chuyện Pháp khá kiệt quệ và bắt đầu phải đối phó với bạo loạn ở Algérie, nơi quan trọng hơn Đông Dưong rất nhiều.
1955: Miền Bắc đ̣i thống nhất qua Tổng tuyển cử, bề mặt vẫn tránh mọi động tác cực đoan. Nhưng CCRĐ đưa đến những công phẫn ngay trong giai cấp nông dân chủ lực. Nạn nhân đấu tố nếu là cường hào ác bá địa chủ th́ đă đành, nhưng muốn đạt chỉ tiêu 5%, phải đánh lên thành phần để đấu, oan sai ǵ cũng mặc. Nhưng c̣n chuyện quả thực chia không công bằng. Ruộng thấp ruộng cao ruộng xấu ruộng tốt phân cho bần cố cũng không công bằng. Hỏi ai đây? Nhưng cứ nhất Đội th́ hỏi Trời cũng vô ích. Cơ cấu nông thôn và đạo lư làng xă bị phá tan hoang: mang quả thực mồi chài, máu tham lam biến người thành thú, nơi nơi thành đấu trường tố điêu, tố vấy, thù oán bùng lên khắp ngả… Vụ Quỳnh Lưu nổ ra, sau đó một số địa phương cũng rắp ranh chống đối.
Trần Dần tham gia phê b́nh tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Tháng 4, Trần Dần, Đỗ Nhuận, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Tử Phác… viết “Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hoá”, yêu cầu trả quyền lănh đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ, và thủ tiêu hệ chính uỷ trong các đoàn văn công. Đây là phản ứng công khai đầu tiên trong đ̣i hỏi tự do sáng tác. Trần Dần bị giam 3 tháng theo quân kỷ v́ xin giải ngũ, trả thẻ Đảng để kết hôn với một thiếu nữ Công giáo có gia đ́nh di cư vào Nam.
1956, một năm bản lề
Tháng 1, Hoàng Cầm cho ra Giai phẩm mùa Xuân, trong có bài “Nhất định thắng” của Trần Dần. Giai phẩm bị tịch thu. Tháng 2, Hội Văn nghệ tổ chức phê b́nh bài thơ của Trần Dần, kết án tác giả là mất lập trường giai cấp, đi ngược đường lối của Đảng. Dần bị giam 3 tháng ở Hoả Ḷ.
Tháng 2, Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô tiến hành, hạ bệ Stalin và tệ sùng bái cá nhân với cái sau này ta gọi là “Báo cáo Khrushchev”. Gió lên, cờ phất, và những người làm chính trị đánh bài nước đôi, nước ba.
Cuối tháng 5, Mao phát động phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”.
Tháng 6, cuộc nổi dậy ở Ba Lan đe doạ một rạn nứt khó lành trong khối XHCN.
Tháng 7, Việt Nam tuyên bố hoàn thành Cách mạng Ruộng đất.
Tháng 8, Hội Văn nghệ tổ chức lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân Stalin tại Liên Xô (và khó cho rằng những người như Lê Đạt, Hoàng Cầm không biết ǵ về chuyện này). Ngay tháng 8, Giai phẩm mùa Thu tập 1 đăng bài “Phê b́nh lănh đạo văn nghệ” nảy lửa của Phan Khôi. Ngày 15 tháng 9, báo tư nhân mang tên Nhân văn ra số 1, do Phan Khôi làm chủ nhiệm, Trần Duy làm thư kư toà soạn, với một ban biên tập gồm Nguyễn Hữu Đang, Trần Duy, Lê Đạt, Hoàng Cầm. Thời điểm đó, nói một cách h́nh tượng, văn nghệ sĩ phản kháng bảo nhau phục xuống nắm lấy lưng quần đánh vào Đảng qua những sai lầm của CCRĐ. Tháng 10, Thường vụ Hội Văn nghệ ra thông cáo nhận sai lầm trong việc phê b́nh bài thơ “Nhất định thắng”. Hoàng Cầm cho tái bản Giai phẩm mùa Xuân trước bị thu hồi.
Tháng 9 năm 1956, Trung ương Đảng họp lần thứ 10 để tổng kết thành quả CCRĐ. Đại tướng Giáp, người anh hùng Điện Biên Phủ, thay mặt Đảng ra nhận sai lầm trước nhân dân. Nhưng số nạn nhân là bao nhiêu ở miền Bắc? Không ai trong những kẻ có thẩm quyền nói ǵ cả. Cứ coi như nông thôn miền Bắc khi ấy độ 10, 12 triệu người, thế th́ 5% số người chắc phải xấp xỉ 600.000 nạn nhân, với có thể khoảng 60.000 người bị sát hại? Sau này, có tài liệu cho rằng số nạn nhân ở vào khoảng 300.000 đến 350.000, nhưng sự thật thế nào th́ chẳng ai biết cho đích thực.
Ở cấp chóp bu của quyền lực, chắc có nhiều thương lượng trước những diễn biến mới. Phe Xứ uỷ Bắc bộ lùi một bước, nhưng quyền lực vẫn c̣n rất nhiều. Tướng Giáp thay mặt Đảng nhận sai lầm, lấy hào quang chiến thắng Điện Biên để an dân và nhất là giữ ḷng quân trước nay vẫn coi ông là một lănh đạo anh hùng. Ông Hồ Chí Minh tạm nhiệm vai tṛ Tổng bí thư thay Trường Chinh, nay trở thành Chủ tịch Quốc hội, vai vế đứng thứ hai sau ông. Hoàng Quốc Việt trách nhiệm Công đoàn. Lê Văn Lương thôi Trưởng ban Tổ chức Đảng, nắm Thành uỷ thành phố Hà Nội. Hồ Viết Thắng, thường trực Uỷ ban CCRĐ bị đẩy khỏi Trung ương, nhưng về phụ trách Uỷ ban Kế hoạch. Những nhân vật mới xuất hiện. Lê Duẩn đă “ém” lại ở miền Nam được vời ra Bắc, trở thành Bí thư thứ nhất. Lê Đức Thọ, người xưa cộng tác chặt chẽ với Duẩn trong Trung ương Cục miền Nam, vào nắm Ban Tổ chức thay Lê Văn Lương. Một cân bằng quyền lực mới đang thành h́nh.
Tháng 11, Hồng quân Liên Xô tiến vào Budapest dẹp cuộc nổi dậy ở Hungary. Như vậy, chung sống hoà b́nh là với thế giới tư bản, chứ không phải là với chư hầu trong phe XHCN mà c̣n ảo tưởng có thể vùng vằng “giải phóng”. Tức thời, phe Xứ uỷ Bắc bộ t́m thế phản công. Trước mắt là hai cái gai Nhân văn và Giai phẩm. Khi đó, đă có 5 số Nhân văn, và 4 tập Giai phẩm, tất cả đều được thị dân “tạch tạch sè” ủng hộ. Nếu Giai phẩm tập trung trên địa hạt văn nghệ th́ Nhân văn đề cập đến những vấn đề xă hội và văn hoá rộng hơn [ix]: chống tham ô lăng phí, chống thói cửa quan, đ̣i hỏi chuyên môn và phân công (chứ không để chính trị “thống soái”), yêu cầu một thể chế pháp trị, nới rộng tự do tư tưởng trong học thuật và văn nghệ, xây dựng xă hội trên cơ sở hiến pháp (cụ thể là Hiến pháp năm 1946, cơ bản là dựa trên tinh thần dân chủ và không hề có mầu sắc chuyên chính). Tóm lại, Nhân văn đặt vấn đề chính quyền chuyên chính của giai cấp vô sản, một giáo điều của phong trào cộng sản. Tra vấn kiểu này, chắc họ “làm phiền” cả đám ông Hồ và “học tṛ” lẫn phe Xứ uỷ Bắc bộ vốn đều được trau dồi bằng kinh điển Mác-Lê (nhất là Lenin). Nhưng họ là những ai? Trước tiên, Nguyễn Hữu Đang, xu hướng chính là hoạt động chính trị, từng làm Thứ trưởng, tổ chức Lễ Tuyên ngôn Độc lập ở Ba Đ́nh khai sinh nước VNDCCH. Rồi Trần Đức Thảo, triết gia. Nguyễn Mạnh Tường, luật gia, với bài tham luận ở Mặt trận Tổ quốc có Trường Chinh tham dự và vỗ tay khuyến khích. Có Đào Duy Anh, nguyên Đảng trưởng Tân Việt, học giả. Trương Tửu, trí thức từng xây dựng nhóm Hàn Thuyên. Và Phan Khôi, nhà văn nhà báo lăo thành khá tiếng tăm. Xoay xung quanh là một số văn nghệ sĩ trẻ: Lê Đạt, từng là bí thư cho Trường Chinh, sắc sảo đa đoan. Hoàng Cầm, tác giả “Đêm liên hoan” và “Bên kia sông Đuống”, lẽ ra chỉ nên “làm văn nghệ”… Tập hợp Nhân văn-Giai phẩm này không phải là một tập hợp quyền lực, chưa hề cùng thống nhất được một đề cương tư tưởng nào, mỗi cá nhân viết theo thôi thúc nhân văn riêng tư, nhưng đồng qui ở thời điểm xă hội đang chập chững bước vào một giai đoạn đổi thay sau kháng chiến. Họ ở gần, nhưng vẫn bên lề guồng máy chính, một guồng máy vận hành “nội bộ” kiểu “hội kín” chứ không rêu rao vạch mặt cho người ngoài xem lưng. Tóm lại, cùng lắm họ chỉ là những tiếng nói có lợi trong một giai đoạn nào đó cho một nhóm quyền lực lợi dụng. Khi trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi không kịp bay tất có cái phận nát nhè khó tránh.
Có lẽ ông Hồ Chí Minh chân thành khi ông cho là không nên dùng dao mổ trâu để làm thịt gà với Nhân văn-Giai phẩm [x], nhưng chẳng biết áp lực nào khiến ông kư ngày 9-12 Sắc lệnh về chế độ báo chí, sắc lệnh cho phép Uỷ ban Hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân văn đă ra được 5 số. Số cuối cùng, không được in, v́ một bài viết của Nguyễn Hữu Đang bị gán ghép là “kêu gọi biểu t́nh”! Hẳn phe Xứ uỷ Bắc bộ có tác động: họ không khoan nhượng những người chưa tạo được lực nhưng có chút thế, chỉ manh nha đối kháng. Sau khi Hồng quân Liên Xô theo xe tăng đè bẹp Budapest, Liên Xô vĩ đại đă bật đèn xanh cho chư hầu. Mao sẽ giật cần câu sau khi đă thả cái mồi “Trăm hoa đua nở”. Việt Nam nhanh tay hơn: phe Xứ uỷ Bắc bộ t́m cách phất cờ càng sớm càng tốt. Chỉ 4 tháng sau:
1957: từ 20 đến 28–2, tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần 2, Trường Chinh kêu gọi 500 đại biểu đập nát luận điệu phản động của Nhân văn-Giai phẩm. Chia để trị: cơ cấu Hội Văn nghệ xé thành Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (Nguyễn Đ́nh Thi chủ tŕ) và Hội Nhà văn (Tô Hoài làm Tổng thư kư). Báo Văn với Nguyễn Công Hoan làm chủ bút, Nguyễn Tuân phó chủ bút và Nguyên Hồng thư kư toà soạn ra đời. Văn hục hặc tranh căi với Học tập, cơ quan lư thuyết (tức Tuyên huấn) của Đảng. Những tội đồ Lê Đạt, Trần Dần, Hoàng Cầm, Phùng Quán… vẫn công tác trong Hội, những Nguyễn Mạnh Tường, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Trần Đức Thảo… quay về giảng dạy đại học, ai nấy tưởng gió đă ngưng và chim báo băo đă bay xa.
Thời gian giữa năm 57, Mao bên Trung Quốc đă phản công đám trí thức ông coi như cục phân, khai trừ nhà văn Đinh Linh có 25 tuổi Đảng. Đồng thời, những cuộc chỉnh huấn văn nghệ được tiến hành ở Liên Xô, Ba Lan, Công hoà Dân chủ Đức… Bộ mặt toàn trị lộ nguyên dạng, nhưng báo Văn đă đăng “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán, “Bài thơ Việt Bắc” của Trần Dần, chiến thuật là lâu lâu chèn vào báo những sáng tác dễ gây tranh căi.
1958-1959: Ngay đầu tháng 1-1958, Bộ Chính trị của Đảng ra Nghị quyết 30NQ/TU về chấn chỉnh công tác văn nghệ. Báo Văn số 36, số cuối cùng với bài “Ông Năm chuột” của Phan Khôi, in nhanh phát nhanh. Tháng 3: trong hơn 1 tháng, lớp “đấu tranh tư tưởng” tại Thái Hà Ấp với 304 văn nghệ sĩ, hơi hướng đấu tố như trong CCRĐ được các học uỷ “hướng dẫn” tập trung vào “bọn Nhân văn-Giai phẩm”. Lê Đạt suưt bị một nhà văn miền Nam tập kết chém v́ cái “tội” chống lại thống nhất, may học uỷ can thiệp kịp [xi]. Nguyễn Hữu Đang và Thuỵ An bị bắt. Đầu tháng 6, Hội Liên hiệp Nghệ thuật tổng kết thắng lợi cuộc đấu tranh chống Nhân văn-Giai phẩm, có nghị quyết của gần 800 văn nghệ sĩ hoan nghênh ủng hộ. Tháng sau, Nguyễn Đ́nh Thi trở thành Tổng thư kư Hội Nhà văn, thu văn học-nghệ thuật về một mối. Tháng 7, Hội thông báo kỷ luật những người tham gia Nhân văn-Giai phẩm, khai trừ khỏi Hội, bắt đi lao động cải tạo. Chờ đến 10-12-1959, tức là 19 tháng sau lớp học Thái Hà và 3 năm sau khi đóng cửa báo Nhân văn, người ta khai mạc toà án xử Nguyễn Hữu Đang và Thuỵ An mỗi người 15 năm tù v́ tội phá hoại chính trị và làm gián điệp cho ngoại quốc.
Giải phóng miền Nam
Năm 1959 là một năm cực quan trọng. Rơ ràng hy vọng thống nhất qua Tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève không c̣n. Chuyện gia nhập Liên hiệp Pháp qua đó sửa soạn một chiến thuật thống nhất trong hoà b́nh không xong. Từ 1957, Pháp kiều đă hồi hương, đóng cửa xí nghiệp. Về phần 60.000 người miền Nam tập kết, họ mất dần kiên nhẫn, nóng ḷng mong về quê hương bản quán. Đă có những đơn vị bộ đội tập kết đóng ở Thanh-Nghệ tự động vượt tuyến bất chấp kỷ luật. Trong khi đó, chính quyền Diệm-Nhu miền Nam ra Luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài ṿng pháp luật [xii], đàn áp khủng bố thẳng tay. Tướng Trần Văn Trà xin với anh Ba (tức Lê Duẩn) hỗ trợ cho lực lượng “ta” gài lại. Anh Ba dặn phải kín đáo, và cho Trà trên dưới 50 (!) cán bộ đột nhập miền Nam [xiii], đi chui làm cách mạng! Mặt khác, Cải tạo công thương nghiệp tại các thành phố có tiến hành, nhưng kết quả không có bao nhiêu, lại gây oán thán chẳng khác ǵ với đám nông dân sau CCRĐ phải vào hợp tác xă khiến giấc mơ có đất của họ thành ảo mộng. Nền kinh tế cả nước sa sút, đói th́ chưa, nhưng thiếu thốn bắt đầu. Và khẩu hiệu chẳng thể nào thay cơm gạo. Chắc chắn phe ông Hồ và “học tṛ” đem luận điểm nóng vội lên bàn vặn phe Xứ uỷ Bắc bộ; lư lẽ đáp lại là sự khác biệt giữa “cải cách” và cách mạng xă hội. Nhưng dù ǵ, làm sao yên dân khi áo cơm không đủ? Trong bối cảnh đó, không cần trí tưởng tượng để nghĩ ra rằng “giặc ngoài” là yếu tố có thể chấn chỉnh nội trị. Nhất là chuyện thống nhất vốn xưa nay đă ăn sâu vào tâm tưởng toàn dân. Giặc ngoài là ai? Dĩ nhiên, Mỹ, cấu kết với Diệm. Không giải phóng bằng phương cách hoà b́nh th́ chỉ c̣n chiến tranh.
Sử dụng chiến tranh nhằm giải phóng miền Nam không những phù hợp với phe Xứ uỷ Bắc bộ vốn cực đoan mà c̣n là cơ hội cho Lê Duẩn và Lê Đức Thọ củng cố thế đứng trong nội bộ. Anh Ba, bề ngoài hành xử dè dặt nhưng không phải là người không bản lănh. Với Thọ hiểm hóc tính toán ở cương vị Trường ban Tổ chức, anh từng bước tiến lên, thoả măn cả hai phe, cuối cùng trở thành nhân vật số 1, ông Hồ chỉ hư vị, và Trường Chinh vẫn cố thủ vị trí số 2. Bàn cờ chưa thực ngă ngũ, nhưng Nghị quyết “kín” 15 thành h́nh, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang có mức độ, đầu tiên là mức độ tự vệ. Con đường 559 bắt đầu từ Nghệ An vượt qua sông Bến Hải. Ít lâu sau, Mặt trận Giải phóng miền Nam phất cờ. Trong bối cảnh “bức xúc” đầy kịch tính, dàn dựng một nhà văn tập kết nhớ vợ thương con vác dao t́m Lê Đạt để chém (mong thế là thống nhất đất nước?) quả là cười ra nước mắt. C̣n bà Thuỵ An, người tự móc mù mắt để phản đối th́ sao? Bà trước kia là đầu mối (không chính thức) của Chính phủ VNDCCH với Sainteny trong thời điểm c̣n xúc tiến hoà hoăn với Pháp sau Hiệp định Genève. Kết bà vào tội gián điệp là thông điệp kết tội luôn một chính sách hoà hoăn dựa vào phương Tây do ông Hồ và “học tṛ” đeo đuổi. Về phần Nguyễn Hữu Đang, đừng quên ông từng hoạt động từ giữa thập niên 30 trong Xứ uỷ Bắc bộ cùng với những Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Nguyễn Lương Bằng… nhưng thường là hoạt động dưới dạng nhân sĩ trong nội thành Hà Nội, nơi mà các “đồng chí” ăn bờ ở bụi bên ngoài đánh giá là “dễ sa ngă”. Vả lại, trong một thời gian, ông lọt vào mắt xanh của ông Hồ. Thế là nhổ tận rễ, dù là cỏ gà, để treo gương điển h́nh, và tăng khủng bố tâm lư lên mức khép kín miệng đám trí thức thành thị Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường nay cũng bị ruồng rẫy.
3. Hiệp 3: “bọn” Xét lại chống Đảng
Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước bóp chết nền kinh tế tư nhân nhưng lại mù loà giáo điều trong những bước xây dựng xă hội XHCN, khoá miệng trí thức sau phong trào Nhân văn-Giai phẩm, và ngay năm 61 ban hành Nghị quyết 49/NQ/TVQH do Trường Chinh kư [xiv], hợp pháp hoá việc có thể bắt nhốt bất cứ ai vào những trại tập trung cải tạo mà không cần xét xử. Như thế, Đảng vuốt mắt xă hội dân sự, đắp mặt liệm bằng vải đỏ, và đóng áo quan rồi đào sâu chôn chặt! Lấp liếm những thất bại bằng ngôn từ kiểu “cơ bản là đă hoàn thành thắng lợi”, và khi sai th́ là chỉ chấp hành sai chứ về “cơ bản vẫn đúng”, đă “cào bằng”, chia b́nh quân ruộng đất cho nông dân canh tác trong giai đoạn đầu, và sẽ “vào hợp tác” trong tương lai một xă hội đúng bài bản xă hội chủ nghĩa. Ban đầu, hợp tác ở mức thấp cho mươi mười lăm gia đ́nh, với những tổ đổi công. Sau, ở mức cao hơn, là hợp tác xă, lao động tính theo công điểm, và từ đó qui ra thu nhập của người lao động.
Năm 1958, cuộc cải tạo công thương nghiệp ở những thành phố được tiến hành. Khi ấy, những xí nghiệp công nghiêp của tư sản thật ra đă chuyển hết khỏi miền Bắc, c̣n lại chỉ có tiểu thương, tiểu công nghệ là chủ yếu. Cải tạo là đưa đến hợp tác, bắt đầu là năm, bẩy gia đ́nh, từng bước đi vào qui mô lớn dần lên, đến cấp phường, quận, thành phố rồi quốc doanh. Tóm lại, cả công, thương và nông nghiệp, phải vào “hợp tác”, tức là sản xuất trao đổi hàng hoá ở mức tập thể, thủ tiêu kinh tế tư nhân. Chẳng khác ǵ trong nông nghiệp, cải tạo đưa đến t́nh trạng cha chung không ai khóc, thiếu động cơ kích thích kinh tế, đưa đến tŕ trệ trong sản xuất, phẩm lẫn lượng có chiều hướng đi xuống, hàng hoá sản vật khan hiếm dần. Năm 1960, hợp tác trong công-nông nghiệp tuyên bố là được hoàn thành về cơ bản. Chỉ một năm sau khi Đảng tuyên bố “hợp tác” cơ bản đă hoàn thành th́ dân bắt đầu ăn độn, nghèo đi trông thấy, và tệ nạn lạm quyền cầu lợi của đảng viên sớm hiện h́nh. Không đổ măi cho thời tiết được. Thế là có cuộc nổi dậy mang tên Đồng Khởi ở Bến Tre. Viễn tượng chiến tranh mỗi lúc một gần. V́ chiến tranh là cách đổ tội để biện minh cho sự thất bại của những cải cách thời b́nh.
“Năm năm sau Điện Biên Phủ, bóng dáng ma quái của chiến tranh lại lẩn quất, v́ hai đ́ểm cơ bản: 1- Mâu thuẫn và tranh đoạt quyền lực nội bộ ở những cấp cao nhất trong Đảng; và 2- Khó khăn, lúng túng, và sai lầm trong việc xây dựng xă hội XHCN. Cộng thêm vào là mặt khác, những người miền Nam tập kết mất kiên nhẫn, nóng ḷng muốn quay trở về quê hương gốc gác… Khẩu hiệu mới gồm 2 khâu: vừa giải phóng miền Nam vừa xây dựng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Khâu giải phóng lọt, v́ khi đó những mâu thuẫn giữa hai nước ’anh em’ đă có, Trung Quốc của Mao không ‘xét lại’ và chịu chung sống hoà b́nh với Đế quốc Mỹ theo đường lối Liên Xô dưới thời Khrushchev. Việt Nam ta muốn giải phóng miền Nam với một nền kinh tế non trẻ thiếu cả ăn lẫn mặc th́ làm thế nào đây? Vừa xin vũ khí, vừa xin viện trợ lương thực, tất cả là v́ nghĩa vụ quốc tế. Nói cho h́nh tượng là ta bán máu lấy ăn, máu đổ v́ mục đích cao cả Giải phóng và Thống nhất đất nước, đối đầu với Đế quốc trong cuộc Cách mạng Thế giới. Mao vui ḷng cho ít khí giới qui ước và tiếp tế gạo, đường, mắm muối...’’ [xv].
Một thời gian ngắn sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Liên Xô họp hồi tháng 2 năm 1956, phong trào cộng sản quốc tế bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, dần dần dẫn đến cuộc đấu tranh công khai giữa những người giáo điều Maoít trong ban lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc với những người theo chủ nghĩa xét lại trong ban lănh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô. Để chuẩn bị tham dự Hội nghị 81 Đảng Cộng sản họp tại Moskva tháng 11 năm 1960, Trường Chinh gọi Hoàng Minh Chính vào tháng 9 lên giao nhiệm vụ chuẩn bị lư luận diễn giải và phân tích về những nội dung ư kiến bất đồng trong phong trào cộng sản gấp rút trong nội một ngày. Tóm gọn:
Chủ nghĩa xét lại hiện đại Liên Xô cho rằng:
1. Chiến tranh không phải là định mệnh. Các chế độ xă hội khác nhau có thể cùng tồn tại hoà b́nh.
2. Các nước xă hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa không cần đối đầu quân sự mà có thể đua tranh nhau bằng kinh tế.
3. Các nước có thể tiến lên chủ nghĩa xă hội bằng phát triển trong hoà b́nh chứ không nhất thiết qua đấu tranh vũ trang.
4. Điều kiện quyết định để chiến thắng chủ nghĩa tư bản là các nước xă hội chủ nghĩa phải tạo ra một năng suất xă hội cao hơn hẳn so với các nước tư bản chủ nghĩa.
5. Chống sùng bái cá nhân, mở rộng dân chủ trong đời sống xă hội và trong các đảng cộng sản và công nhân quốc tế.
Chủ nghĩa giáo điều Mao-it th́ cho rằng:
1. Bản chất chủ nghĩa tư bản đế quốc là xâm lược. C̣n đế quốc, c̣n chiến tranh, chiến tranh là tất yếu.
2. Chiến tranh hạt nhân không đáng sợ. Đế quốc Mỹ chỉ là con hổ giấy có răng nguyên tử. Chiến tranh nguyên tử nổ ra thậm chí c̣n có lợi v́ nó sẽ chôn vùi đế quốc sạch sành sanh để sau đó trên trái đất chỉ c̣n chủ nghĩa xă hội trăm lần tốt đẹp hơn.
3. Các dân tộc Á, Phi , Mỹ Latinh đoàn kết lại chống hai siêu cường là Đế quốc Mỹ và Đế quốc xă hội Xô-viết.
4. Liên Xô là con ngựa thành Troa, kẻ thù nguy hiểm số một của cách mạng thế giới.
5. Chính quyển nở từ họng súng. Giành được chính quyền là được tất cả. Chiến tranh cách mạng là con đường duy nhất giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.
6. Làm cách mạng thường trực, tạo thời cơ giải phóng toàn nhân loại. Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông là thống soái. Gió Đông thổi bạt gió Tây.
Nghe Hoàng Minh Chính tŕnh bầy xong,Trường Chinh triệu tập Bộ Chính trị lại ngay để báo cáo và đă đạt được sự nhất trí cơ bản. Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh dẫn đầu. Thành viên có Tổng bí thư Lê Duẩn và uỷ viên Bộ Chính trị Nguyễn Chí Thanh. Kết thúc hội nghị, một bản tuyên bố chung ghi đầy đủ các quan điểm của Đảng Cộng sản Liên Xô đă được thông qua. Có 81 đảng cộng sản trên thế giới nhất trí kư kết Tuyên bố chung, trong đó có Đảng Lao động V́ệt Nam.
Nhưng đấu trường đă bắt đầu vào hiệp 3. Khi đó, với cuộc chiến giải phóng miền Nam (GPMN), Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đă thành một thế lực. Dù Duẩn vẫn được xưng tụng là “học tṛ xuất sắc” của ông Hồ, nhưng ai cũng biết Duẩn-Thọ là liên minh của phe Xứ uỷ Bắc bộ. Tuy thế, ông Hồ và “học tṛ” vẫn c̣n nắm Nhà nước qua Phạm Văn Đồng, và Quân đội qua Vơ Nguyên Giáp mà ảnh hưởng bị Nguyễn Chí Thanh xói ṃn. Nhưng trên nguyên tắc, Đảng mới lănh đạo, Nhà nước chỉ quản lư, c̣n Quân đội th́ phải trung với Đảng, hiếu với dân. Trong thời gian gọi là cuộc đấu tranh giữa hai đường lối trong phong trào cộng sản quốc tế, Việt Nam dưới tay Duẩn-Thọ làm xiếc đánh đu giữa hai cọc. Cần cả Trung Quốc lẫn Liên Xô hỗ trợ trong chiến tranh GPMN, một mặt Duẩn thề thốt theo Liên Xô đang chủ trương chung sống hoà b́nh, mặt kia để Thọ đối nội bắt bớ “bọn xét lại”, tức đi vào con đường giáo điều Mao-ít chủ chiến.
Cuối năm 1963, Bộ Chính trị triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Trung ương IX, khoá III. Bản nghị quyết IX của hội nghị này, theo Vũ Thư Hiên, là một văn bản lươn lẹo do chính Trường Chinh chấp bút, không chống chủ nghĩa xét lại, không chống chủ nghĩa giáo điều, nhưng chẳng rơ là theo ai nên cả Trung Quốc và Liên Xô đều không thể “bực ḿnh” [xvi]. Trong nội bộ, thực chất là Đảng quay ngoắt lại lập trường đă thống nhất với tuyên bố chung của 81 đảng cộng sản [xvii]. Tại Hội nghị các cán bộ cao cấp và trung cấp gồm chừng 400 người họp tại hội trường Ba Đ́nh trong tháng 1 năm 1964 để học tập Nghị quyết IX lớp đầu tiên, chủ tịch Trường Chinh tuyên bố: "Các đồng chí cần đặc biệt lưu ư một điều là Nghị quyết IX, do t́nh h́nh phức tạp trong phong trào cộng sản quốc tế, không thể viết hết ra những điều cần nói nhưng phải hiểu rằng: đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng và Nhà nước ta là thống nhất cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc ".
Hoàng Minh Chính đă gửi hai bản kiến nghị. Một bản phê phán Bộ Chính trị đă tự ư từ bỏ nguyên tắc đồng thuận đă được cam kết trong bản Tuyên bố chung 81 đảng cộng sản. Một bản phê phán những sai trái của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến dịch đả kích đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô theo tinh thần Tuyên bố chung. Trong khi đó, Lê Đức Thọ phát biểu: “Chống chủ nghĩa hiện đại xét lại về mặt lư luận ta để cho Đảng Cộng sản Trung Quốc làm, c̣n về mặt tổ chức th́ ta tự làm lấy…’’ [xviii]. Phe theo giáo điều hẳn được bật đèn xanh, thật phù hợp với lời Lưu Thiếu Kỳ phũ phàng thể hiện cái thế nước lớn một cách không che giấu [xix].
Kết quả là năm 1967 Hoàng Minh Chính bị Lê Đức Thọ ra lệnh bắt bỏ tù và đích thân tuyên án: cách chức viện trưởng Viện Triết học, khai trừ đảng tịch, tước quyền công dân, biệt giam cho đến khi nào chịu hối cải. Cùng với Hoàng Minh Chính, những người bị bắt, bị hăm hại trong cái gọi là "vụ án Xét lại chống Đảng" lên đến hàng trăm. Vụ ‘‘trấn phản‘‘ này có thể là nhằm yên ‘‘giặc trong‘‘ để tiện bề đánh lút láng ván x́-ké có tên là Tổng Công Kích và Nỗi Dậy vào Tết Mậu Thân dăm tháng sau trên toàn miền Nam. Để nắm được tính cách rộng khắp trong vụ thanh trừng nội bộ này, tôi xin liệt kê tên và chức phận họ:
Đặng Kim Giang - Thiếu tướng, Thứ trưởng Bộ Nông trường, bí thư khu uỷ Liên khu Ba, phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần mặt trận Điện Biên Phủ, tù nhân Sơn La thời Pháp thuộc; Vũ Đ́nh Huỳnh - Vụ trưởng Lễ tân Bộ Ngoại giao, nguyên là bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cựu tù nhân Sơn La; Nguyễn Văn Vịnh – Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc pḥng, chủ tịch Ủy ban Thống nhất Trung ương; Nguyễn Minh Cần - Uỷ viên thường vụ Thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội; Trần Minh Việt - Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hà Nội; Dương Bạch Mai - Phó Chủ tịch Quộc hội, Tổng thư kư Hội Hữu nghị Việt Xô; Bùi Công Trừng – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, Uỷ viên Trung ương Đảng; Ung văn Khiêm - nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, Uỷ viên Trung ương Đảng; Lê Liêm – Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Chính uỷ mặt trận Điện Biên Phủ; Lê Trọng Nghĩa - Cục trưởng Cục 2 (Cục T́nh báo quân đội); Lê Minh Nghĩa - đại tá, Chánh Văn pḥng Bộ Quốc pḥng; Đỗ Đức Kiên - đại tá, cục trưởng Cục Tác chiến; Phan Kỳ Vân - Phó Tổng biên tập tạp chí Học tập, cựu tù nhân Sơn La; Hoàng Thế Dũng – Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân; Nguyễn Kiên Giang - Phó Giám đốc nhà xuất bản Sự thật, nguyên tỉnh uỷ viên tỉnh uỷ Quảng B́nh; Lê Vinh Quốc - đại tá, chính uỷ sư đoàn 308, phó chính uỷ khu Ba; Văn Doăn – thượng tá, Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân cuối thập niên 50; Minh Tranh - giám đốc nhà xuất bản Sự thật; Phạm Quang Đức - cán bộ ngoại giao Vụ Bắc Mỹ. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, cán bộ quân đội, nhà văn, nhà báo, nhà điện ảnh: Vũ Huy Cương, Huy Vân, Vũ Thư Hiên, Đinh Chân, Lưu Động, Trần Thư, Nguyễn Hồng Sỹ, Trần Châu, Nguyễn Gia Lộc, Phùng Văn Mỹ, Bùi Ngọc Tấn, Tuân Nguyễn, Phan Thế Vân, Nguyễn Văn Thẩm, Phạm Viết, Nguyễn Thị Ngọc Lan, Mạc Lân, Trần Đĩnh, Đặng Cấn, Nguyễn Cận, Đặng Đ́nh Cầu, Mai Luân, Mai Hiến, Quảng Hân, Khắc Tiếp, Đào Phan (tức Đào Duy Dếnh)...
Theo Vũ Thư Hiên: "Với nghị quyết IX, ĐCSVN phân hoá thành hai cực - một bên những người chủ trương chủ nghĩa xă hội dân chủ pháp trị, đ̣i kiến tạo một xă hội công dân có nhân quyền, bên kia là Đảng cầm quyền kiên tŕ một chủ nghĩa xă hội chuyên chế. [xx]“. Ông cũng cho biết là cha ông, Vũ Đ́nh Huỳnh, cho rằng nếu tướng Vơ Nguyên Giáp quyết liệt chống th́ cái Nghị quyết IX khó mà thành h́nh như thế. Sau này, khi lấy cung "bọn Xét lại", có chuyện công an t́m cáo buộc để vu ông Giáp tội âm mưu đảo chính [xxi].
Không lẽ lại không có một lời dù là tạm kết?
Đến đây, tôi đă đào sâu giả thuyết "thao tác" của ông Đặng Tiến: quả có một cuộc tranh chấp quyền lực ở bề sâu, hiệp 1 từ thời Chỉnh đốn tổ chức, và Nhân văn-Giai phẩm, sản phẩm phần nào của t́nh cờ lịch sử qua sự kiện "Báo cáo Khrushchev" trong Đại hội Đảng lần 20 của ĐCS Liên Xô, chỉ là mặt nổi một tảng băng đầy thảm kịch. Trù dập nạn nhân Nhân văn-Giai phẩm (dẫu không cần thiết) ở hiệp 2 liên quan đến chuyện dùng chiến tranh với Mỹ Diệm để lấp liếm thất bại trong việc cải tạo và xây dựng xă hội, đồng thời nâng mức khủng bố để thực hiện chuyên chế. Trong vụ việc này, tôi nghĩ là: (1) tác nhân là hai thế lực, hai cách nh́n chiến lược thống nhất đất nước, thậm chí hai cách nh́n xây dựng XHCN, mà tôi tạm gọi cho gọn là phe Xứ uỷ Bắc bộ "cách mạng" quá tả đối chọi với ông Hồ và "học tṛ" bị gán là "cải cách" hữu khuynh. Đệ tam nhân ở sau bức màn sân khấu giựt dây điều khiển một số yếu tố, vẫn chẳng khác được, là nước Trung Quốc vĩ đại sát nách Việt Nam. (2) Về phần các nhân vật vào vai nạn nhân, họ đều biết một phần kịch bản, nhưng quá "hồ hởi" trước cái khả năng tự thích ứng của quyền lực chính trị vào xă hội của một chế độ toàn trị kiểu Stalin. Kể cả những trí thức học giả kiệt hiệt chứ không chỉ anh em văn nghệ sĩ tuổi chưa quá 30, họ không thể ngờ là những người "làm chính trị" một cách nghề nghiệp chỉ đặt vấn đề trước mắt là "ai thắng ai" và làm thế nào để thắng, ngay cả khi họ đấu tranh với nhau, bất chấp những hậu quả lâu dài có thể cả dân tộc phải gánh chịu.
Cho phép tôi nói qua về những nhà văn nhà thơ thuở ấy: họ là những người trẻ tuổi đi kháng chiến giành độc lập, thường đă được đào tạo qua văn hoá đậm tính nhân văn của Âu châu thế kỷ thứ 19, rất lăng mạn (ở cái nghĩa tư duy triết và mỹ học đi ngược niềm tin vào duy lư như một thứ tôn giáo mới), và nếu có biết chủ nghĩa cộng sản th́ chỉ ở mức sơ đẳng, hoặc có hơn th́ chút thực hành của lư thuyết Leninít về mặt tổ chức. Về phần các vị học giả, triết gia, trí thức có tham gia Nhân văn, tôi nghĩ họ thâm sâu tinh tuư hơn đám văn nghệ sĩ, nhưng tự bản chất, họ không phải là những người sinh ra đi t́m quyền lực trước mắt. Họ nh́n theo chiều dài, và chính v́ thế, họ không thể thấy ngay những bất cập ngắn hạn. Như vậy, tất cả những người tham gia Nhân văn-Giai phẩm là một bầy cừu đối với những người có lẽ chẳng hơn ǵ họ về mặt nhận thức, nhưng kinh nghiệm thực dụng - nhất là chuyện chiếm và giữ quyền lực - th́ hơn họ một trời một vực. Nhiều nhà quan sát và phê b́nh cho rằng những cá nhân như một Tố Hữu căm hận v́ phê b́nh nặng nề của đám văn nghệ sĩ trẻ với tập thơ Việt Bắc, hay một Nguyễn Đ́nh Thi vừa cơ hội, vừa lí láu kiếm danh… là yếu tố đáng kể trong việc gây ra oan sai Nhân văn-Giai phẩm. Điều đó hẳn có, nhưng không phải là những yếu tố quyết định. Ở thời điểm 56-58, họ chắc chắn nem nép trước những vị đàn anh lừng lẫy như Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh… và có dịp hẳn vẫn làm thơ chúc thọ Bác một cách hết sức chân thành.
Sau hiệp 1 và 2, trận đấu hiệp 3 có lẽ không c̣n ǵ dính đến Nhân văn-Giai phẩm, mặc dầu xuất phát điểm chung vẫn là công cuộc GPMN bằng vơ trang. Ở hiệp 3, vấn đề có khác: chiến tranh ‘‘giải phóng‘‘ đă leo thang đến mức không xuống được nếu không tạo ra một tác động quyết định. Cuộc Tổng Công Kích và Nổi Dậy nhắm mục đích đó, và đối với những người không tin vào thắng lợi qua biện pháp quân sự th́ đó là một phiêu lưu nguy hiểm [xxii]. Vẫn cứ đệ tam nhân là ông anh Trung Quốc sát nách, một yếu tố có tính định đoạt lên nội t́nh chính trị Việt Nam. Măi sau này, trong hiệp 4 - Hậu Đổi mới - với các ông Lê Đức Anh - Đỗ Mười bảo thủ một bên, ông Vơ Văn Kiệt và những đảng viên tiến bộ bên kia, h́nh như lịch sử tái diễn ngày nay không khác chút nào những cơn nồi da xáo thịt của Đảng từ 50 năm trước. Nhưng đấu tranh quyền lực th́ đâu mà chẳng có trên chính trường. Nạn nhân, nhiều người chẳng hay biết hậu trường quyền lực, lắm khi chỉ là bung xung (proxy fight) mà phải đổ nước mắt ngậm đắng nuốt cay đằng đẵng hàng mấy chục năm trời. Mới đây: "… Câu chuyện đă già nửa thế kỷ, cái gút văn học đă từ từ được tháo gỡ: các tác giả được khôi phục, được xuất bản tác phẩm, được giải thưởng. Trần Đức Thảo được giải thưởng Hồ Chí Minh từ 2000; đầu năm nay, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Hoàng Cầm được Giải thưởng Nhà nước. Phải chăng là "vụ án" văn học đă được xếp lại? Thế sao trong tang lễ Nguyễn Hữu Đang mới đây, 10/2/2007, đại diện chính quyền, trong điếu văn c̣n nhắc lại "sai lầm Nhân văn-Giai phẩm"? Phải chăng là thành ngữ Nhân văn-Giai phẩm có nhiều nội hàm khác nhau?" Ông Đặng Tiến hỏi như thế là một câu đáng hỏi.
Tôi mạo muội góp một trong những câu trả lời: nội hàm của từ kép Nhân văn-Giai phẩm là nước mắt. Và xin mượn Dương Tường câu: "Tôi đứng về phe nước mắt". Đó là cách tôi viếng tang lễ ông Nguyễn Hữu Đang: ông sống khôn thác thiêng, lẽ nào đi chắp nhặt chuyện trẻ con trong một bài điếu văn rơ là cần thêm ít nhiều văn hoá.
[i] Mao tránh không tiếp, để Hồ Chí Minh đến Moskva trước. Chuyện truyền kỳ: Stalin chỉ hai cái ghế, bảo một là chỗ cho công-nông, c̣n lại cho giai cấp khác, rồi hỏi Hồ Chí Minh: ông chọn ghế nào?
[ii] "Tài liệu do chính Đảng sau này khéo léo phổ biến khiến người dân có thể nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh không cưỡng nổi áp lực của Stalin và Mao trong phương sách tiến hành những cải tạo xă hội kiểu XHCN giáo điều. Ngay 1953, Việt Nam ta đă phát động một chính sách điền địa bắt chước kiểu Mao bên Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc. Bắt đầu là 4 đợt Giảm tô giảm tức, rồi sau là 5 đợt Cải cách ruộng đất, chấm dứt vào 1956, tức 2 năm sau Genève. Song song với CCRĐ là phong trào Chỉnh đốn tổ chức, tiến hành với sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc có kinh nghiệm là Lă Quí Ba về chính trị, Vi Quốc Thanh về quân sự và Kiều Hiểu Quang về CCRĐ. Rập khuôn Trung Quốc, ta cũng phải t́m cho bằng được 5% địa chủ cường hào, tịch thu của cải - gọi là quả thực - để phân phát cho bần nông. Nhất Đội nh́ Trời. Và qui thành phần, đem đấu tố, rồi mang trước Toà án Nhân dân mà kết tội, nhẹ th́ tù đầy cải tạo, nặng th́ tử h́nh. Ai không chịu tham gia, tức có liên quan thành phần, và thế là cũng có tội, bị cách ly với quần chúng cách mạng, bị ruồng bỏ.’’ Trích Nam Dao, tập bút kư Những con người, những bóng ma, NXB Văn Mới, 2005, California in lại "Việt Nam, con người từ những bóng ma’’, Văn học, 6-2005 và Talawas 4-2005.
[iii] Tác giả Vietnamese Communism, Cornell University Press, 1982.
[iv] Nam Dao, sđd.
[v] Nam Dao, sđd.
[vi] Mặc dù là Đại đoàn trưởng một đoàn Cải cách, Vũ Đ́nh Huỳnh đă cứu kịp Vương Thừa Vũ! Đặng Kim Giang, Thiếu tướng, trách nhiệm hậu cần trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng thất sủng khi hoà b́nh lập lại. Lê Giản bị cách chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ dưới áp lực của cố vấn Lă Quí Ba với lư do Lê Giản từng là thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng.
[vii] Chuyện truyền kỳ: trong ăn bữa liên hoan chia tay sau hội nghị “đạt thắng lợi”, ngồi giữa hai vị trưởng đoàn của hai Chính phủ miền Nam và miền Bắc Việt Nam, Chu Ân Lai hỏi ông miền Nam có đệ đơn xin vào Liên hiệp quốc không, và nếu có, Trung Quốc sẵn sàng ủng hộ. Ông miền Bắc, tức Phạm Văn Đồng, nghe mà chết sững...
[viii] Philippe Devillier, Saigon-Paris-Hanoi (1944-1947), Galimard-Julliard, Paris, 1988.
[ix] Tham khảo những số Nhân văn sưu tầm trên talawas.
[x] Đặng Tiến, bđd.
[xi] Xem Lê Đạt, "Nói về Nhân văn-Giai phẩm", phỏng vấn do Thuỵ Khuê thực hiện, Hợp Lưu, 81, 2005, và Trần Dần, Ghi 1954-1960, td memoire, Paris 2001.
[xii] Theo Nguyễn Ước (Ư kiến ngắn, Talawas, 8-04-2007), luật 10/59 có sau Nghị Quyết 15 cùa miền Bắc (xem phần dưới). Dẫu thế nào th́ luật này cũng là một bước leo thang đáng kể, bạo liệt hơn NQ 15 khi đó vẫn c̣n ở thế giằng co giữa 2 cách nh́n ở miền Bắc.
[xiii] Trần Văn Trà, Hoà b́nh hay chiến tranh, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2003.
[xiv] Nguyễn Minh Cần, "Xin đừng quên, nửa thế kỷ trước: Vấy máu Cải cách ruộng đất", Thông luận, 01-2003.
[xv] Nam Dao, sđd
[xvi] Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, chương 15, NXB Văn Nghệ, 1997
[xvii] Trích Nguyễn Thanh Giang trong “Hoàng Minh Chính: Từ nhà tù Sơn La đến trại giam B14 Hà Nội": "Điều đáng lưu ư là Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều uỷ viên Trung ương đă không tham gia biểu quyết Nghị quyết IX, và, một phần nội dung rất quan trọng không được ghi trong văn bản mà sau đó chỉ được phổ biến bằng miệng."
[xviii] Vũ Thư Hiên, sđd, tr. 277
[xix] Trích Đặng Tiến, bđd: Thậm chí Lưu Thiếu Kỳ, trước Đại hội Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 25-3-1963, c̣n cho rằng "Hồ Chí Minh xưa nay vẫn là tay hữu khuynh (…) Sau chiến cuộc (1954) hắn vẫn c̣n chần chờ, không chọn chế độ tư bản chủ nghĩa hay xă hội chủ nghĩa. Chính chúng ta (Trung Quốc) phải quyết định cho hắn". Ngày 12-11-1954, Phạm Văn Đồng hỏi Jean Sainteny: "Ai bảo các anh chúng tôi là chế độ cộng sản?"
[xx] Vũ Thư Hiên, sđd.
[xxi] Vũ Thư Hiên, sđd, chương 31, tr. 619.
.
[xxii] Chuyện truyền kỳ : tiếng đồn là Tướng Vơ Nguyên Giáp không đồng ư và ông HCM, đi chửa bệnh ở TQ, khi quay về Hà Nội th́ máy bay ban đêm đáp xuống Gia Lâm theo một phi đạo cắm chệch hướng có thể gây tai nạn (?). Ngoài ra, có quan điểm cho rằng cuộc TCK và ND cũng nhằm ‘’ giải giới’’ lực lượng vỏ trang của MTGPMN, triệt tiêu hy vọng của chủ trương Trung Lập hóa miền Nam thời đó. Giả thuyết này không thiếu cơ sở, nhưng cần sự soi rọi sau này của các sử gia và các nhà chuyên môn phân tích chính trị.