NamDaoTraLoiPhongVanCuaTalawas

Nam Dao trẢ lỜi phỎng vẤn cỦa talawas

02/11/2010 | 9:07 sáng | 1 phản hồi

Tác giả: Nam Dao

Chuyên mục: 9 năm talawas, Báo chí - Truyền thông, Chính trị - Xă hội

talawas – Ngày 03/11/2010 sắp tới, talawas sẽ tṛn 9 tuổi và xin nói lời chia tay độc giả. Chúng tôi sẽ nh́n lại chặng đường 9 năm qua và tŕnh bày nguyên nhân kết thúc hoạt động. Nhân dịp này, chúng tôi cũng mời các cộng tác viên tham gia trả lời 3 câu hỏi của talawas sau đây:

1. Theo anh, 5 vấn đề hệ trọng nhất của Việt Nam hiện nay là ǵ?

2. Nếu được cầm quyền tuyệt đối tại Việt Nam trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, anh sẽ làm ǵ?

3. H́nh dung của anh về Việt Nam năm 2010, 2020 và 2030.

____________

Nam Dao

Phỏng vấn cuối cùng? Sao hai chữ cuối cùng nghe như có ǵ xót xa? Và thật có là cuối cùng không?

Câu hỏi thứ nhất

Đọc talawas 9 năm ṛng, tôi thấy diễn đàn quan trọng này đă đặt ra 4 vấn đề, tất cả đồng qui về vấn đề thứ 5 như một tất yếu lịch sử. Ngắn gọn, 4 vấn đề đó là:

1. Vai tṛ của tầng lớp trí thức trong vận động của mọi xă hội mà Việt Nam là một trường hợp âm ỉ những mâu thuẫn văn hóa và lịch sử khá gay gắt;

2. Vạch trần sự cướp đoạt dân quyền và nhân quyền của một chính thể chuyên chính độc trị; điển h́nh là hồ sơ Nhân văn-Giai phẩm đầu thập niên 60 thế kỷ trước, đến vụ án Xét lại, rồi hồ sơ Học tập Cải tạo sau “giải phóng”, và mới gần đây là cuộc đàn áp những người lên tiếng bảo vệ cương thổ và lĩnh hải (đường biên giới, Hoàng Sa-Trường Sa);

3. Sự cần thiết tái lập một xă hội dân sự trong hoàn cảnh Việt Nam, trong đó đạo lư xă hội suy thoái trầm trọng, tính vô cảm giữa con người với nhau tăng theo cấp số nhân, và tâm thế bất lực của cá thể trước định mệnh “an bài” của cả xă hội. Sự thụ động này được khéo léo vận động và nuôi nấng nhằm giữ quyền lực như mục đích tối hậu của chế độ;

4. Tính quanh co mâu thuẫn trên lư thuyết và sự bất khả thi trong thực tế của cái được định danh là “kinh tế thị trường có định hướng xă hội chủ nghĩa”. Chính cái đuôi của cụm từ này đă tạo ra căn ung thư toàn bộ từ năo trạng đến mọi bộ phận xă hội: qua văn hóa phong b́, tham nhũng hàng dọc từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, tham nhũng hàng ngang giữa những ban, bộ trong mọi ngành, mọi cấp. Chồng chéo như một bàn cờ thiên la địa vơng vạch vẽ lung tung, tham nhũng “bao la” được biện minh bằng chuyện quân không ra quân tướng chẳng ra tướng, trên bảo dưới không nghe, bào chữa bằng cách nhai lại “chính sách đúng nhưng thực hiện chưa tốt”. Khẩu hiệu “Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư, Nhân dân làm chủ” là một cụm sáo ngữ. Thực tế, Đảng kiêm hết, cả lănh đạo, quản lư và nhất là làm chủ. Chủ th́ muốn làm ǵ cứ làm, mafia hóa, cướp đêm thành chân tay bọn cướp ngày. Nếu tính toán th́ chí ít đám cướp ngày cướp được 30-40% tổng số nợ công của Việt Nam vay mượn để đầu tư, và số nợ này theo Quốc hội mới chính thức công bố là khoảng 60 tỉ USD. Nhân dân Việt Nam, sau một cuộc chiến đằng đẵng 30 năm với hơn 5  triệu người hy sinh trên mọi miền, vừa bảnh mắt trong buổi sáng của hy vọng đă bị ngay một quả lừa mất từ 12 đến 16 tỉ USD vào tay khoảng trên dưới hai, ba ngàn người nắm chốt quyền lực từ hai chục năm nay.

Bây giờ, tôi xin phép lưu ư một điểm. Quả talawas đă đẩy tŕnh độ nhận thức những vấn đề xă hội của Việt Nam lên một mức cao, trong một diễn đàn truyền thông tôn trọng những giá trị đích thực như tự do, dân chủ, cầu thị và khiêm cung. Thông tin trong diễn đàn này đa dạng, nghiêm túc, tạo ra những tranh luận từ lư thuyết đến nghiệm sinh thực tiễn rất phong phú dành cho tầng lớp có ăn có học. Bởi Việt Nam đối mặt với vô số vấn nạn nên có rất nhiều “hồ sơ” giá trị, nhưng cũng v́ số nhiều  mà tản mạn khiến người đọc khó có thể đạt đến một ư thức chính trị tổng thể. Chính ư thức này mới có khả năng động viên không chỉ trí thức mà c̣n mọi tầng lớp xă hội để tiến đến những hành động cụ thể. Không có hành động, mọi ư thức đều “suông”, và dẫu tự thân là điểm khởi đi, nhưng đi mà không có điểm đến nên cuộc hành tŕnh bơ vơ này chỉ có thể kết thúc bằng sự vong thân tha hóa, tâm thế bất lực, sự phục ṭng quyền uy, và ảo vọng chỉ ḿnh mới “cứu” được ḿnh mà bất cần đến môi trường xă hội. Con người xă hội chết như thế, và lịch sử vậy là đă đèo lên ḿnh bản án tử h́nh trong khi đợi giờ hành quyết? Nhưng nếu lịch sử sống – tức những con người  chủ thể có khả năng hành động – không thúc thủ đợi giờ cáo chung, th́ sao?

Ư thức, ḥn đá giẫm chân lên để chúng ta cùng nhau vận động lịch sử chưa cáo chung, là đ̣n bẩy hành động. Đây là vấn đề hệ trọng thứ 5 mà talawas đă hỏi. Nói ngay, tôi xin thưa thốt dăm tiêu đề về những ư thức này như một cố gắng tŕnh bày những gợi ư sơ bộ để tham khảo, ḷng tha thiết mong muốn có khả năng khơi dậy những đóng góp của các bạn cùng tâm nguyện cho một Việt Nam vững mạnh, Việt Nam của chúng ta chứ không phải Việt Nam mà vận mệnh chỉ tùy thuộc vào một nhóm người tự ban phát độc quyền lănh đạo. Những ư thức đó là ǵ?

Thứ nhất, đó là tinh thần bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và lănh hải cha ông ta để lại. Chúng ta tuân thủ những qui ước quốc tế, giải quyết mọi khác biệt trong đối thoại, nhưng không thể ép ḿnh trước những áp lực bành trướng như những  kẻ bán nước  đổi lấy sự ổn định quyền lực cá nhân và phe nhóm.

Thứ nh́, trước t́nh h́nh suy thoái con người đến mức độ vong thân, chúng ta chủ trương đẩy mạnh triển khai xă hội dân sự, hầu tái vũ trang tinh thần và đạo lư xă hội. Trên cơ sở này, phải thực sự tôn trọng quyền tự do tư tưởng và quyền tự do tôn giáo.

Thứ ba, công cuộc tạo dựng một xă hội dân sự này chỉ có cơ thành hiện thực nếu nền chính trị Việt Nam thực sự dựa trên căn bản dân chủ pháp trị trong đó dân quyền và nhân quyền cơ bản mà Việt Nam đă từng kư kết trong khuôn khổ quốc tế  phải được tôn trọng. Đặc biệt, Quốc hội phải thực sự là cơ quan lập pháp tối cao thể hiện ḷng dân trên cơ sở dân biết, dân kiểm tra. Để dân biết, phải tôn trọng tự do ngôn luận và báo chí, chấm dứt ngay mọi đàn áp của chính quyền đối với những người làm việc  trong ngành truyền thông có chính kiến khác. Những thành viên của Quốc hội không  bắt buộc là đảng viên ĐCSVN, cần chuyên nghiệp, mang trách nhiệm lập pháp, nhiệm vụ trước toàn dân là đề ra những chính sách và kiểm tra việc nước, không cần và không được kiêm nhiệm những chức năng khác như lănh đạo và quản lư chủ yếu thuộc khu vực hành pháp.

Thứ tư, chống tham nhũng phải coi như chính sách hàng đầu để giữ nước trước nạn bá quyền đế quốc, và để phát triển xă hội Việt Nam một cách hài hoà trên bước đường hội nhập vào thế giới. Muốn chống tham nhũng, phải tránh chuyện vừa đá bóng vừa huưt c̣i: Quốc hội trách nhiệm chính sách, và phải có những phương tiện kiểm tra mới có thể hoàn thành nhiệm vụ giám sát. Đồng thời, để nghiêm minh, hệ thống tư pháp phải tách bạch khỏi hành pháp như một quyền lực độc lập.

Thứ năm, nền kinh tế hiện hành với kinh tế nhà nước là chủ đạo với những tập đoàn kinh tế và tổng công ty được hưởng đặc quyền đặc lợi do quyền lực chính trị ban phát phần lớn kém hiệu quả, lăng phí, và là nơi tham nhũng hoành hành đến mức không tưởng tượng nổi. Tham nhũng cũng tác động đáng kể đến sự thất thoát thuế, tiến độ công tŕnh trong những dự án có vốn nước ngoài, và những dự án đấu thầu (mà Trung Quốc trúng thầu đến 90%). Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân dẫu  bị o ép bất lợi nhưng vẫn chứng tỏ có khả năng làm ăn có hiệu quả, đóng góp khả quan vào ngân sách và cán cân thương mại quốc tế. Hệ luận tất nhiên của những nhận định trên là phải bóp nhỏ lại nền kinh tế quốc doanh hiện ph́nh quá mức và thôi không phân biệt đối xử với khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực sản xuất nào, với tỷ trọng bao nhiêu, và với chiến lược phát triển kinh tế ra sao để nâng cấp công nghệ Việt Nam trên con đường hiện đại hóa là những nhân tố quyết định tầm mức của cơ sở nền kinh tế quốc dân chứ không tùy tiện tràn lan như hiện nay. Trong trường hợp cần giữ những đơn vị kinh tế nhà nước do chức năng chiến lược và hiệu quả tốt th́ phải nhắm đến niêm yết những đơn vị này trên thị trường chứng khoán quốc tế, nghĩa là phải được kiểm tra tài chính và kết toán một cách minh bạch.

Thứ sáu, phải đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững, trong đó khai thác tài nguyên có tác động xấu trên môi trường thiên nhiên cần được soi xét dưới góc độ an  ninh quốc pḥng, góc độ khoa học, xă hội cũng như văn hóa. Trường hợp hiện tạo nhiều xung động trong dư luận là khai thác quặng bauxite ở Tây Nguyên với thảm họa bùn đỏ đe dọa. Khai thác, cho thuê rừng đầu nguồn, biến đất nông nghiệp thành sân golf và khu du lịch, hoặc bán rẻ than rồi nay đi mua về để chạy nhà máy nhiệt điện là những thí dụ chứng minh tầm nh́n ngắn và hời hợt của những quan chức có trách nhiệm… Cũng xin lưu ư, những khâu này sở dĩ thế cũng là v́ văn hóa phong b́ và nạn cướp ngày trên toàn cơi. Trong chiến lược kinh tế, xin chớ đi tắt và đón đầu tếu táo. Trên cơ sở tiệm tiến, nông nghiệp c̣n giữ một vai tṛ quan trọng. Và thế th́ hăy trả đất cho nông dân, đúng chính sách người cầy có ruộng, từng là yếu tố đánh thắng giặc ngoại xâm.

Thứ bảy, hăy trả lại chức năng và bổn phận cao quí của quân đội và lực lượng công an là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân dân. Bảo vệ đất nước để toàn vẹn lănh thổ – lănh hải, và “thức cho dân ngủ” không nhất thiết là phải “làm kinh tế” để mang lợi nhuận nhét vào túi quan tham.

Thứ tám là vấn đề dân sinh. Trong hai lănh vực y tế và giáo dục, khó có trường hợp nào xuống cấp như hiện t́nh Việt Nam. Đi học, th́ nay phải đóng tiền. Trẻ em học thêm đến mờ mắt, người lớn th́ trưng bằng cấp (giả) tràn lan, ra ngơ là gặp thạc sĩ với tiến sĩ lông nhông đầy đường. Bệnh vào nhà thương th́ bông băng cũng phải mua, và đến đâu mà không lót tay th́ thôi nhé, xin chào, lư do là “ta xă hội hóa” những dịch vụ này rồi. Thật mỉa mai, và thật trơ trẽn, cho những kẻ mạo danh xă hội  chủ nghĩa mà để khâu dân sinh này c̣n kém cả những xă hội tư bản hoang dă! Vậy, phải tập trung cố gắng cải cách hai khâu y tế và giáo dục, chí ít th́ cũng nên bắt  đuôi Indonesia hay Philippines!

Chúng ta đă được thưởng thức “Cương lĩnh của ĐCSVN” chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XI sắp tới. Áng văn này nhai lại những điểm chính đă ghi trong cái Cương lĩnh cũng của Đảng này năm 1990. Đối đầu và trực diện, cần có một Cương lĩnh khác làm cơ sở vận động dư luận. Theo thiển kiến, điều này quan trọng hơn những cái ta đă nói đi nói lại về chuyện ư thức hệ này nọ ở trong nước đang lộng giả (cộng sản, xă hội chủ nghĩa) thành chân (tư bản hoang dă dạng 100% hiện thực), hoặc nhân sự Đại hội XI như ai sẽ là Tổng Bí thư, ai Chủ tịch Quốc hội, ai Thủ tướng…

Đánh liều, tôi vừa mạo muội vài lời gợi ư cho một vấn đề hệ trọng có tính quyết định: lịch sử vận chuyển một cách biện chứng từ ư thức đến hành động, mang khả năng kết tinh thành hiện thực v́ tự thân là tất yếu. Và tôi mong có âm vọng hồi đáp.

Câu hỏi thứ hai

Nếu có quyền tuyệt đối (như Thượng đế) trong một ngày, th́ phải làm ǵ? Thưa, tôi  tuyệt đối không bắt ai làm ǵ, chỉ xin mọi người Việt Nam c̣n tâm huyết với tiền đồ dân tộc cùng nhau tạo cơ sở ư thức cho những hành động thực tiễn mong gấp gáp tránh vết xe lăn vào một ngàn năm Bắc thuộc.

Câu hỏi thứ ba

Gần hết 2010, nhưng tôi  dùng “ngoại cảm” thấy một chuyện xẩy ra đầu năm 2011. Trước khi nói đến chuyện này, tôi  mạn phép nhắc lại một chút tư riêng. Cách đây 9 năm, trước  khi talawas ra đời, chị Phạm Thị Hoài có trao đổi với tôi, và khi đó tôi đă “dám” thưa rằng tôi sợ nền văn hoá Việt Nam có thêm một nhà báo nhưng mất đi một nhà văn mà tôi rất tŕu mến. Nhà báo đă có đấy, từng chèo chống trong phong ba, tạo được một diễn đàn phong phú và vô cùng ích lợi cho những ai t́m một tập hợp những ư thức cần thiết tạo cơ sở cho những thay đổi tất yếu.

Và nhà văn, th́ vẫn c̣n đó. Tôi biết chị c̣n một cuốn sách chị bảo phải viết. Chắc chắn tôi sẽ được đọc thôi.

Tôi chỉ c̣n một thắc mắc: từ nay cho đến tháng 2 năm 2011 chẳng lâu, cớ ǵ phải vội vă đóng cửa talawas? Trước Đại hội  XI mà thiếu talawas th́ có khác ǵ chúng ta phải ăn một bát phở “không người lái” ở thời hội nhập này? Xin chị Hoài và BBT  talawas nghĩ lại!

Không, bằng “ngoại cảm” tôi tin đây không phải là bài phỏng vấn cuối cùng. Và xin đợi một gia hạn cho lời chia tay.

© 2010 Nam Dao

© 2010 talawas