NguoiHaNoi

Nam Dao

 

Người Hà Nội xấu xí...

 

 

  Bạn hỏi, về Hà Nội thấy thế nào? Tưởng dễ trả lời, tôi ừ à...th́ Hà Nội nhộn nhạo, cảnh sắc khi  người thưa  th́ có những nét tuyệt vời. Ví dụ trên sân thượng Khách Sạn nơi tôi  ở, nh́n xuống là bờ hồ c̣n dăm cây liễu rủ, tháp Rùa vẫn đó, và xa xa chiếc cầu sơn son đền Ngọc Sơn vắt ngang bờ nước... Sáng tinh mơ, hồ như một viên ngọc bích lơ lửng những khi  sương trắng phủ lên đắp lụa, dăm ba cụ già tay chắp sau lưng thủng thỉnh đi trên bờ, tóc bạc nḥa trắng trong  ánh sáng le lói đầu ngày. Nhưng chỉ được một chốc, người ở đâu ra, những người là người...Rồi tiếng hô, một hai ba, tiếng người hô, tiếng máy cát-xét hô, người múa quyền Thái Cực giơ chân giang tay, người tập thể dục đi ṿng ṿng, hai chiều lộn lạo ngược xuôi. Chỉ chừng hơn 6 giờ, xe gắn máy bắt đầu lượn, hàng đàn, có cái gầm lên, cái thét, cái rú...Bạn nh́n tinh quái, tay chặn tôi không  cho tôi nói tiếp, miệng nhếch lên thách thức : ‘’ nếu Hà Nội chỉ tuyệt vời khi người thưa, chắc người Hà Nội xấu xí lắm hẳn?’’.

 

  Tôi giật ḿnh, chết rồi, tôi lỡ lời với một người, lại là người Hà Nội tiếng xưa nay người kinh kỳ, lịch lăm và...rất sĩ diện. Lúng búng, tôi xuống giọng mong bạn đừng hiểu lầm, nói như xin lỗi ‘’...với lại tôi ở xa về, thời gian ít ỏi, có biết ǵ đâu mà dám...’’. Bạn ngắt, ngón tay trỏ đập nhẹ trên điếu thuốc đang cháy cho tàn rơi xuống đất, mắt nh́n độ lượng :   ‘’...th́ cứ thành khẩn, anh thấy điều nào anh cho là xấu xí, anh cứ thẳng thắn, có ai khai báo ǵ đâu mà sợ !’’. Những từ thành khẩn, khai báo...và sợ  ngân vang rồi xoắn lấy năo bộ thắt nút khiến tôi tê liệt, nh́n xuống và thấy ngón tay trỏ của bạn lại đập đập trên lưng điếu thuốc, tàn lả tả tiếp tục rơi. C̣n tôi, vẫn ngập ngừng. Bạn quẳng mẩu thuốc đang cháy, chân di lên, gót giày kéo thành một vệt đen ś trên đá hoa trắng. Dửng dưng, bạn bật lửa châm ngay một điếu khác. Lúc đó, cô bé nhân viên phục vụ khách sạn bưng cà phê đến, nhẹ nhàng đẩy chiếc gạt tàn bằng sứ về phía bạn. Phà khói lên trời, bạn tôi thúc giục : ‘’ Thế nào?’’, giọng đắc thắng.

 

  Tôi đánh liều chỉ vào điếu thuốc lập loè, miệng lí nhí. Bạn cười sảng khoái :’’ A...thuốc lá ấy mà. Xưa ông cụ nhà tớ cứ sằng sặc thuốc lào cả đời mà thọ đến 80, có ung thư ung thiếc ǵ đâu...Vẽ chuyện!’’. Thấy bạn hiểu sai, tôi làm động tác đập ngón tay trỏ cho tàn thuốc rơi, rồi đẩy chiếc gạt tàn về phía bạn. Lạnh lùng hẳn đi, bạn quắc mắt, ‘’ Thế là xấu xí hả? Chỉ có vậy mà những người ‘’văn minh’’ ( bạn dài giọng đúng chỗ này) cho là xấu à ? ‘’. Trời ơi, bây giờ th́ tiến thoái lưỡng nan! Trước cặp mắt truy lùng, tôi phản ứng như một sinh vật vào đường cùng, quay lại nh́n người thợ săn, cố dơng dạc : ‘’ Đúng thế, đúng là xấu!’’.  Cứ tưởng tuyên chiến ắt cuộc chiến không cứ leo thang mà buộc hai bên phải so đo lực lượng phải trái, nhưng tôi lầm. Bạn lại quắc mắt, lần này bạn nh́n về phía cô bé phục vụ, giọng trầm xuống như trấn an người nghe : ‘’... Thử hỏi không có những việc như quét tàn thuốc, lau sàn khách sạn...th́ làm sao mà đáp ứng được luợng cung  lao  động không tay nghề, hả ?   Thặng dư lao động là vậy, nó tạo ra ... ‘’. Lần này th́ tôi ngắt trước khi bạn nói tiếp : ‘’ Nó tạo ra giai cấp ô-sin bị bóc lột...và những người giây bẩn để người khác lau chùi, cứ tưởng thế là tạo ‘’công ăn việc làm’’ cho xă hội! ’’. Bạn trợn mắt ngạc nhiên thấy nay tôi bước khỏi cái vạch lễ nghĩa xă giao của một đứa con hoang vào dịp về quê mẹ. Như thể người thợ săn đang hạ súng, sinh vật tôi thu can đảm, nói luôn : ‘’ Ở nhà anh, anh có gạt tàn thuốc xuống đất không? ‘’. Thấy bạn lúng túng lắc đầu, tôi dấn lời: ‘’ Cứ cái ǵ không phải của riêng ḿnh th́ lạm dụng, kiểu cha chung không ai khóc. Ra đường mà xem, cứ như  thùng rác, ai xả được ra nhà hàng phố là xả. Cả một đất  nước mà như vậy th́ c̣n ra cái thể thống ǵ cơ chứ? ‘’. Bấy giờ bạn b́nh tĩnh lại, ngước mắt nh́n trời, sửa soạn phản kích, thủng thẳng : ‘’... Không phải bất cứ chỗ nào cũng thế, bởi...’’. Tôi mau mắn nói vội trước khi biết là ḿnh sẽ giật lùi về cái thế xă giao : ‘’ ... Tôi biết, khi anh đến t́m tôi ở nơi họp là Khách Sạn ngoại quốc 5 sao Melia, anh đă gọi nhân viên phục vụ mang đến cho anh một cái gạt tàn và không hề gẩy thuốc lên sàn như ở cái khách sạn b́nh dân này. Anh ‘’văn minh’’  với ‘’người’’, chứ có ai dám bảo anh không văn minh  đâu. Nhưng tại sao anh không văn minh với ‘’ta’’ ? Và nhất là văn minh với ḿnh trước đă? ’’.  Tôi nghẹn giọng , thầm nhủ có lẽ ḿnh quá lời chăng?  Bạn kéo cái gạt tàn đến trước mặt, ngắm nghía, rồi thốt lên nói như nói một ḿnh, ‘’ Chẳng lẽ cứ thu về làm của riêng đến độ không c̣n cái ǵ là cha chung nữa, thế vừa đỡ nước mắt, lại vừa sạch. Nhưng như vậy cái đất nước này đi về đâu ? ‘’. Định nhắc thêm ‘’... và vào tay ai ?’’  nhưng tôi kịp thời cảnh giác, im lặng. Và buồn. Nhất là khi bạn chia tay, xuống cầu thang, dáng có chút ngơ ngác như lạc vào trận đồ bát quái thời hội nhập.

 

  Cho đến nay, nhớ lại chuyện gạt tàn thuốc, tôi biết ḿnh nợ bạn ḿnh một câu chưa nói : ‘’ Bạn ơi, người Hà Nội vậy đấy, nhưng sao chưa đi tôi đă nhớ. Nhớ day dứt. Nhớ và thương. Thương như thương thân ḿnh trên những ngă ba đường khắp năm châu bốn bể ‘’.

 

Nam Dao

1-11-2006