NhatNguyetHaiBen

Nam Dao

Nhật Nguyệt, ôi a, hai bên…

 

Trong chương tŕnh ra mắt sách và CD nhạc do thư viện Diên Hồng tổ chức tại Paris ngày 19.05.2007, nhà văn Nam Dao tŕnh bày quan niệm của ḿnh về tiểu thuyết lịch sử thông qua việc giới thiệu ba bộ tiểu thuyết “Gió Lửa”, “Đất Trời” và “Bể dâu”. “Bể dâu”, bộ tiểu thuyết lịch sử cuối của trilogie, vừa do nhà xuất bản Văn Mới ở Hoa Kỳ ấn hành.

 

Dẫu có duyên với văn chương từ thuở niên thiếu, tôi không hề nghĩ tôi nợ nần ǵ. Chỉ sau khi đi xem “Hạn hán và cơn mưa” của biên đạo Ea Sola, rồi cùng bạn bè đi vào một hầm rượu trên đại lộ Saint Germain des Prés trong một đêm c̣n vướng mắc h́nh ảnh bi đát những thân người ngắc ngư quay mặt hướng về tương lai, tôi mới buột miệng nhận nợ như một  lời tự nguyện. Hai năm sau đó, tức là gần bẩy năm trước, cũng ở Paris, tôi có dịp ra mắt cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu, và cũng là tập văn xuôi đầu tay của tôi, mang tên “Gió Lửa”.

Để minh xác, tôi xin thưa ngay quan niệm của tôi về tiểu thuyết lịch sử : 

Viết tiểu thuyết lịch sử có phải là trốn chạy hiện tại bằng cách lẩn ḿnh vào quá khứ hay không? Trước tiên, lẩn vào quá khứ, nhưng quá khứ nào? Chính sử – thường kể những chuỗi biến cố và nhân vật sắp xếp lại thế nào để củng cố quyền lực đương đại – vẽ ra cái quá khứ với ư đồ biện hộ tính cách chính danh một triều chính. Tất nhiên, tốt đẹp phô ra. Xấu xa, ta đậy lại. Và viết tiểu thuyết lịch sử theo cái quá khứ đó, nhà văn trở thành đồng lơa với quyền lực chính trị, làm công việc kẻ lông mày cho xác chết? Nhưng thế, để làm ǵ? Đi về đâu? Nhất là một khi người viết chẳng khác ǵ kẻ tô son vẽ phấn lên mặt mũi đă nhợt nhạt sinh khí trong pḥng lạnh nhà quàn với những ṿng hoa cườm!

Với tôi, lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên ù ĺ. Trong tiểu thuyết lịch sử, quá khứ là lịch sử nh́n bởi nhà văn, nhà văn như chủ thể. Đó là thứ quá khứ tái chiếm hữu và tái tạo từ vị thế  của chủ thể, với ư thức về giới hạn của sự truy lùng chân lư “khách quan”, một từ lẽ ra không bao giờ nên có ngoài cái chúng ta quen miệng gọi là khoa học tự nhiên! Để tái chiếm hữu lịch sử, nhà văn phải nh́n ngược thời gian, suy xét phân giải những sự cố, và thậm chí phán xử, cách này hay cách khác, những con người có tên tuổi trong chính sử. Minh oan, buộc tội… tuỳ nặng nhẹ, nhà văn bắt họ đội mồ đứng dậy.  

Tiếp cận quá khứ từ vị thế hiện tại dĩ nhiên đèo bồng vào lịch sử những vấn nạn hiện tại. Đèo bồng đó đến khi th́ từ ư thức, khi vô thức, nhưng ít hay nhiều đều nhằm truy nguyên nguồn căn của những vấn nạn. V́ lẽ hiện tại nào cũng là tổng hợp những thành tựu và những thất bại trong quá khứ nên dưới mặt nổi của đời sống hôm nay có bao nhiêu dấu vết những người trăm năm cũ tưởng như đă không c̣n. Những dấu vết đó hiển nhiên là Sinh lư qua truyền giống, Tâm lư qua văn hóa. Rồi Trí tuệ. Và cả Tâm linh. Nói gộp, đối tượng của tiểu thuyết lịch sử chủ yếu là văn hóa, không phải là sự cố và những con người có tên trong lịch sử. 

Phần  nói trên, là mặt tiếp cận quá khứ từ hiện tại. Mặt ngược lại, tiểu thuyết lịch sử mang khả năng phê phán hiện tại qua cách đảo ngược và xoay ngang những sự cố cũng như tính chất những con người trong quá khứ. Tưởng tượng, Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo điều trần của Nguyễn Trường Tộ, vv…th́ hôm nay thế nào? Với cách nh́n như vậy, hiện tại mang cái khả năng “khác được”. Tiểu thuyết lịch sử, trên quan điểm này, không trốn chạy. Lẩn vào quá khứ để chiếm hữu và tái tạo lịch sử, tiểu thuyết là sự dấn thân của nhà văn nhằm phục sinh một hiện tại cần tháo gỡ khỏi những bế tắc. V́ thế, tiểu thuyết lịch sử hoá ra một tập hợp những dự phóng về một tương lai có thể có được. Chính sự khả hữu này làm đổ mồ hôi trong công việc viết văn. Và tiểu thuyết lịch sử, nói cho cùng, phải là máu cũng như nước mắt người viết.

Trong dịp ra mắt sách vừa nói trên, tôi kể, tôi bắt đầu viết “Gió Lửa” trên đảo Madeleine, một ḥn đảo cách Québec 3 giờ bay, bề dài chừng 100 km, bề ngang trung b́nh 20 km, có những khúc eo chỉ độ năm ba km. Đứng trên eo đảo nh́n bên phải cũng là biển, bên trái cũng là biển. Trong tâm thế chênh vênh đó, tôi cảm nhận những cơn gió lịch sử trên đất nước chúng ta thời Lê tàn-Trịnh mạt. Đảo chơ vơ, gió tứ bề, gió liên miên, gió thốc cát bay lên, gió khi ŕ rầm, khi rú rít. Những cây dương trồng trên cát không cao nổi quá 2 mét, sức cây tập trung vào rễ và gốc, rễ ăn sâu xuống ḷng đất, gốc nở ph́nh ra bám chặt vào cát, vào đá. Đó là cách thế những cây dương chùn ḿnh để tồn tại trong gió cát? 

Hai năm sau, tôi lại ra ḥn đảo đó và khởi viết “Đất Trời”, chuyện Nguyễn Trăi từ thời kháng Minh cho đến vụ án vườn vải với cái tội tru di tam tộc của một nhân vật lẫy lừng hạng nhất trong lịch sử.

Như một chính khách, Nguyễn Trăi với sách lược Tâm Công có lẽ là nhà quân sự nhân đạo nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại. Ông là người kết hợp được cây bút và thanh gươm để chiến thắng đoàn quân viễn chinh nhà Minh, những kẻ rắp tâm đẩy Đại Việt ngược về thời châu huyện Giao Chỉ. Gươm cần, nhưng chính cây bút, lúc cứng lúc mềm, mới có khả năng mang lại ḥa b́nh với một số lượng máu xương tối thiểu. Chiến thắng nhưng vẫn giữ được sức dân là điểm chói lọi của cuộc chiến kháng Minh giành độc lập hơn sáu thế kỷ trước.

Như một nghệ sĩ và một nhà văn hóa, Nguyễn Trăi đă để lại “Quốc Âm thi tập”, một trước tác bằng chữ Nôm, sử dụng linh động cái vốn phong phú dân gian là ca dao, tục ngữ trong thi ca. Điều này hé lộ cho chúng ta biết rằng Nguyễn Trăi ư thức sâu sắc vai tṛ của văn hóa trong vấn đề độc lập của một dân tộc. Trong “Đất Trời”, dẫu đă thề với cô bé cháu Vàng Anh sẽ chép lại những bài hát của trẻ phương Nam - tập “Nam dao chí” - thất lạc trong thời chiến, nhưng Nguyễn Trăi không làm được v́ phải viết “Lam Sơn thực lục” ca ngợi Lê Lợi, tức Lê Thái Tổ… và lo phù tá cho vị vua trẻ tuổi Nguyên Long, tức Lê Thái Tôn. Nhưng Nguyễn Trăi c̣n sống thêm một tấn thảm kịch bi thảm hơn nữa. T́m một mô h́nh thế quyền ổn định, cụ ‘’đành’’ phải dựa vào hệ ư thức “Tống Nho”, lư do là không có cơ chế tập trung th́ không chống được giặc “bành trướng” (đời Lư-Trần trước đó, ở nước ta, khá là tản quyền). Nên dẫu chiến thắng quân sự và vẫn giữ được sức dân, nhưng rút cục nhà Hậu Lê phải dựa dẫm vào mô h́nh phong kiến này, và chính nó đă kết tội tru di tam tộc Nguyễn Trăi.

Cuộc chiến giành độc lập thời Minh thuộc sau đó chỉ tạo lại một guồng máy quan nha bản địa theo h́nh mẫu Tống Nho. Thế th́ độc lập để vậy ư? Ta thắng hay bại? Và tại sao?

Trong bản tuyên ngôn độc lập đầu của dân Đại Việt, Nguyễn Trăi khẳng định “... Cơi bờ sông núi đă riêng, phong tục bắc nam cũng khác”. Văn hóa tôi luyện qua đời sống kết tinh thành phong tục. Đó là chất của đất nuôi những cây dương oằn ḿnh trong gió cát trên ḥn đảo chơ vơ giữa đại dương tôi kể ở trên.  Đó là chất của t́nh, của tâm, của lư. Tất cả những yếu tố này dung dưỡng con người giữa những cơn ba đào lịch sử mà có lẽ chẳng có một dân tộc nào gánh chịu nhiều hơn người Việt Nam chúng ta.

Phong tục, nói cho cùng, là cách làm người cùng nhau và với nhau. Làm người trước tương lai. Dĩ nhiên, và nhất định cũng rất quan trọng, làm người từ cách tiếp cận với quá khứ lịch sử. Nguyễn Trăi - nhà văn hóa lỗi lạc, nhà quân sự, chính trị và tư tưởng kiệt xuất - là một khối cô đơn khổng lồ lừng lững trôi giữa ngân hà như một hành tinh mang tên tai ương. Một khối cô đơn, nhưng đồng thời với một tấm ḷng nhân ái vĩ đại và một tầm nh́n mà sáu trăm năm sau, hậu bối của ông - là chúng ta - chưa chắc có nổi. Hiện nay, khá nhiều người cho rằng luân lư lụn bại, đạo đức tiêu vong, phong tục suy tàn. Đó là, nói cho cùng, vấn đề sống c̣n của một nền văn hóa. Nếu văn hóa tiêu vong, chúng ta sẽ mất đi cái sợi dây liên kết với nhau để thành một xă hội trong đó cách làm người với nhau đang bị đục ruỗng hủy hoại. Để như thế, chúng ta có khác nào những đứa con rơi của t́nh cờ trong quá khứ. Và chắc chắn từ đó, chúng ta sẽ là những kẻ vất vưởng trên con đường vào tương lai.

Quay về “Gió Lửa”, thời điểm là buổi Trịnh tàn-Lê mạt vào cuối thế kỷ 18. Cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh khi ấy đă gần ba trăm năm, hết thế hệ này qua thế hệ kia chịu binh đao, giặc giă thành nếp, và chưa biết mặt ḥa b́nh th́ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thổi một ngọn gió lửa từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài. Cuộc nội chiến thay ngôi đổi vị tạo cơ hội cho nhà Thanh phương bắc đưa quân xuống xâm lấn, chẳng khác ǵ  ba thế kỷ trước nhà Minh cũng lợi dụng thời cơ Hồ Quí Ly tiếm ngôi nhà Trần để thiết lập lại chế độ quận huyện trên đất Đại Việt. Điều ǵ đă tạo ra những bất đồng để sinh nội chiến? Phải chăng đó là cách thế con người  Việt Nam ứng xử với, và trước, quyền lực.  Trong khi ở thời điểm đó, chiến thuyền Tây phương đă luẩn quẩn ven biển, và thiên hoàng Minh Trị nước Nhật đă mở biên giới tiếp nhận những luồng gió hiện đại từ ngoài thổi vào. Phải đợi đến khi Nguyễn Ánh diệt được triều đại Tây Sơn, người dân Việt mới biết thế nào là an b́nh trong hai, ba chục năm. Nhưng nhà Nguyễn lại co cụm trước mọi canh tân, cứng ngắc thủ cựu, tạo ra cái thế chỉ 60 năm sau, người Pháp đă vào đánh chiếm 3 tỉnh, rồi 6 tỉnh miền Nam, cuối cùng thống trị toàn bộ nước ta sau khi triều đ́nh Huế kư thỏa ước chấp nhận nền bảo hộ Pháp năm 1883. Lỡ một chuyến tầu canh tân và hội nhập, hậu quả là ta lại mất độc lập. Nhưng v́ sao? Co cụm bảo thủ và thiếu đồng thuận trong giai cấp đặc tuyển nắm thế quyền là những yếu tố chính. Ngẫm lại, đây vẫn là một điều mang tính cách thời sự.

Những trang sử Việt Nam trên dưới năm trăm năm qua phơi trải chiều dài một cuộc nội chiến vẫn ám ảnh đâu đó như một thứ ác nghiệp đang c̣n ŕnh rập ẩn náu chỉ đợi cơ hội là lại làm cho lệ rơi máu đổ.  Dĩ nhiên, yếu tố t́nh cờ có, yếu tố khách quan có. Nhưng lịch sử vẫn là, nói cho cùng, sản phẩm của những con người suy tư và hành động trong một mô h́nh văn hoá nhất định. Vậy th́ yếu tố nào trong mô h́nh kia là nguồn căn của những cuộc nội chiến mà ta là nạn nhân của chính ta? Nặn đất sét làm tượng Thành Hoàng, phải chăng con người đă qú lậy th́ thụp đến độ mê mụ để trở thành nạn nhân của những quyền lực do chính con người cùng nhau dựng lên, một khi những quyền lực đó xung đột đối kháng với nhau? Tránh cho cảnh lệ lại rơi máu lại đổ, kèn cựa quyền lực bên trong để rồi ngoại bang có dịp lại lăm le chi phối áp đặt, ta không thể không đặt cả cái mô h́nh văn hóa đó lên bàn giải phẫu để suy ngẫm, hội chẩn và rồi cắt bỏ những phần nhiễm độc trong tâm thức. Chỉ có như vậy, tương lai mới phần nào rơ nét ngơ hầu hiện tại cưu mang được hy vọng để tiếp tục sống c̣n như một dân tộc.

Viết xong “Đất Trời”, tôi lại quay lại Paris mang sách tặng bạn. Một tối ở Caen, giữa tiếng gió thốc qua cây Tamarin trong vườn, bè bạn gặng, sau “Gió Lửa” và “Đất Trời”, phải viết cái ǵ cho cái thời tao loạn vừa qua chứ? Chao ôi, những hồn ma chết oan uổng chưa siêu thoát và những vết thương trong cuộc dâu bể kia c̣n rỉ máu, đụng chạm vào là đưa chữ nghĩa phiêu lưu trong một cơi t́nh lư ngổn ngang, dễ để văn chương hô khẩu hiệu thời thượng và chữ nghĩa trở thành vũ khí của nào là đấu tranh, nào là căm hận… Tôi ngần ngại. Bạn tôi bảo: thế mà không gọi là trốn chạy ư? Tôi vẫn ngần ngại. H́nh như có ai đó kêu lên, hăy đi đến cùng thân phận một nhà văn. Tôi chua xót, nhớ lời Nguyễn Vỹ, nhà văn An Nam khổ hơn con chó. Bây giờ lại xuất hiện những nhà văn An Nam lưu đào, chẳng hiểu phải so sánh cái khổ của họ với cái khổ của con vật nào!

Tiếng gió trong vườn gợi lại cho tôi tiếng gió trên đảo Madeleine và những cây dương, để sống, chùn ḿnh xuống bám sâu vào ḷng đất. Th́nh ĺnh, cảnh mặt trăng mọc cùng lúc mặt trời ch́m vào mặt biển hiện ra. Trời chạng vạng tối, trên eo biển, bên tay phải tôi, mặt trời đỏ sắc than hồng óng ánh lửa, to ít ra là bằng ba cái nong, lừ lừ đáp xuống. Bên tay trái, trăng lên. Không biết ánh sáng trên biển khúc xạ thế nào mà mặt trăng, cũng to bằng hai ba cái nia, lửng lơ bay lên không trung. Nhật nguyệt í a hai bên, chứ không  phải trên cao. Ta ngồi, ôi à, ở giữa chứ không dưới thấp như trong ca từ của người nghệ sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn mang tên “Rồi cũng ch́m trôi”, với đường đời (í a) không xa, sao chồn (ôi à) gối chân. Giữa nhật nguyệt, lại biết đường đời hữu hạn, chồn chân th́ có muốn trốn rồi cũng chẳng chạy được.

Thế là “Bể dâu”, cuốn tiểu thuyết lịch sử cuối cùng được thai nghén để hơn ba năm sau, vào hôm nay, tôi có dịp ‘‘mang con bỏ chợ’’ hầu quí vị và các bạn, cũng lại ở Paris này, nơi đă gắn tôi vào cái chúng ta gọi là văn  nghiệp. Nếu trong “Gió Lửa” và “Đất Trời”, những tác nhân của lịch sử, nào là Vua, Chúa, là công thần, sĩ phu…, được soi qua lăng kính văn hóa th́ trong “Bể dâu”, những nhân vật phần lớn đều bị thế cuộc xô đẩy đến độ bó tay thành nạn nhân như không thể làm khác được. Chính những vùng vẫy ở vị trí nạn nhân để đào thoát khỏi thân phận bi tráng này là trọng tâm của “Bể dâu”.

Tôi xin nhắc qua bối cảnh lịch sử của tiểu thuyết. “Bể dâu” khởi đi từ 1930 với những cuộc khởi nghĩa vũ trang của Tân Việt, Quốc dân đảng, rồi Đông Dương Cộng sản đảng nhằm giành độc lập theo chủ trương Ám xă của Phan Bội Châu, một chủ trương khác với đường lối Minh xă của Phan Châu Trinh nhằm cải cách qua ‘‘chấn dân khí, hưng dân trí, hậu dân sinh’’  để giành độc lập. Ngay sau thế chiến 2, một vận hội mở ra cho những nước thuộc địa đ̣i lại quyền tự quyết dân tộc. Vào hai năm 45 và 46, có lẽ chưa bao giờ dân tộc ta đạt được một sự đồng thuận lớn lao trước tiền đồ đất nước như vậy. Nhưng không giống thời phong kiến, thế giới khi đó phân chia thành hai phe: Việt Nam bị kẹp vào hai thế lực, một bên là thế giới tự do nhưng Tây phương vẫn chưa (hoặc chính xác hơn là không thực tâm) từ bỏ giấc mộng thuộc địa, bên kia là phe xă hội chủ nghĩa lăm le thống trị kiểu một tôn giáo ‘‘mới’’. Quân Pháp đổ bộ sau khi thương nhượng với Anh và Trung Hoa. Mặc dầu kư kết Hiệp định sơ bộ 6-03, phe diều hâu ở Paris và Cao Ủy d’Argenlieu tiếp tục tái chiếm Đông Dương bằng biện pháp quân sự, đẩy chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa vào những chiến khu trên vùng Trung và Thượng du Bắc Việt. Phải đợi đến cuối năm 49, sau khi Mao Trạch Đông gạt Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan th́ thời cơ chiến thắng lực lượng quân sự chiếm đóng của Pháp mới có thực. Nhưng chính dựa vào thế lực Trung Quốc mà ngay đầu những năm 50, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ở miền Bắc đă tiến hành “Cải cách ruộng đất” và “Chỉnh đốn tổ chức” dựa theo mô h́nh nước đàn anh láng giềng: lịch sử lập lại, hết bắt chước Tống nho đời trước, nay rập khuôn Mao-ít thời nay. Cái ác vùng lên như lửa gặp gió, đạo lư làng xă bị hủy diệt, và có những con người xưa chân chất nay thành những cỗ máy vâng dạ để thực hiện ḷng tham. Tham quyền, tham danh, tham lợi – tham và bất chấp t́nh-lư.

Sau hiệp định Genève, đất nước bị các thế lực quốc tế chém thành hai khúc. Miền Bắc ‘‘cải tạo’’ nông và công thương nghiệp nhưng toàn dân nghèo đi, và nguy cơ đói lại hé răng đe dọa. Một khi việc Tổng tuyển cử để thống nhất hai miền không c̣n khả thi th́ miền Bắc từng bước lao vào chiến tranh, một là do đấu tranh quyền lực trong nội bộ đảng Lao động, hai là, với chiến tranh giải phóng nhằm thống nhất, những người nắm thế quyền che dấu được sự thất bại của công cuộc cải tạo nói trên. Để thủ tiêu mầm mống một xă hội dân sự, cuộc trấn áp Nhân Văn-Giai Phẩm khóa miệng trí thức, từng bước xây dựng xă hội toàn trị rập khuôn Mao và Stalin. Trong khi đó, ở miền Nam, chiến tranh leo thang với sự can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ. Mầm nội chiến đă sẵn, cuộc chiến “chuyển nhượng” giữa hai thế lực quốc tế từng bước biến thành cuộc chiến “chống Mỹ cứu nước” của một miền Bắc hô hào cứ ra ngơ là gặp anh hùng, lờ đi thảm kịch trong số anh hùng đó có bao nhiêu kẻ tử vong, bao nhiêu người thương tích. Khốn khổ thay cho một đất nước quá nhiều anh hùng! Nhưng cuộc chiến nào rồi cũng kết thúc; ngày 30-4-1975 đánh dấu thời điểm mở ra viễn ảnh một nền ḥa b́nh. Nhắc một câu thơ Nguyễn Duy: “bên nào thắng th́ nhân dân cũng bại!”.

Hoà b́nh là một thời không hề đơn giản. Cho người miền Nam, mây xám báo những cơn giông: sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hoà mà miền Bắc gọi là “ngụy” phải đi học tập cải tạo, nói một tháng, rồi ba, rồi cứ thế từ ba năm cho đến biền biệt. Cải tạo tư sản: lại tṛ thất bại ở miền Bắc sau Hiệp định Genève mang ra lập lại như một phó bản ngây ngô, trừ tác động hù dọa thuần có tính khủng bố tâm lư. Chỉ 1978, thần chiến tranh lại quắc mắt từ phía Tây. Thế là quân giải phóng của ta qua “giải phóng” nước anh em Kampuchia để thực hiện nghĩa vụ quốc tế, và quân đội Cộng ḥa Nhân dân Trung Quốc ùn ùn kéo vào ngả Lạng Sơn, Lào Kay dạy cho Việt Nam một bài học “lễ độ”. Răng cắn môi, và tha hồ kể xấu nhau: rằng Việt Nam là vong ân bội nghĩa trong thời chiến tranh với Mỹ, rằng Trung Quốc xưa nay là bọn bành trướng nhằm thực hiện tham vọng bá quyền, vv… Sợ đi nghĩa vụ quân sự, lo đói, và nhất là không chịu nổi sự ngột ngạt tù túng trong xă hội  sau “giải phóng”, dân miền Nam đánh liều vượt biển. Thảm kịch này đă được đề cập rất nhiều, tôi xin lướt qua, chỉ nhắc số người bỏ xác trên biển có thể lên đến bốn trăm ngàn. Thất bại tổ chức kinh tế và bị cầm chân ở Kampuchia khiến không c̣n con đường nào khác là bung ra “Đổi mới” năm 1986. Nhắc, đổi mới kinh tế thôi, Đảng vẫn là tiên phong của giai cấp vô sản và độc quyền lănh đạo chính trị. Về văn hóa, có một thời khởi sắc với văn nghệ được cởi trói, hai năm sau lại bị dẹp. Người ta vè:  Trăm năm trong cơi người ta, buộc vào rồi lại cởi ra, ḷng ṿng.

Thời điểm kết thúc của “Bể dâu” là năm 1990: bức tường Bá Linh sụp, và một làn gió đổi da thay thịt thổi khắp những nước Xă hội Chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Ba nước Á Châu gồm Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam vẫn không sờn ḷng “vũ như cẩn” (đọc ngược).

Bối cảnh lịch sử với bấy nhiêu biến động khiến “Bể dâu” từ một biến thành hai tập, thuật chuyện ba thế hệ trong một gia đ́nh hậu duệ của Nguyễn Trường Tộ, người đă dâng hàng chục bản điều trần thời Tự Đức. Đời cha, Đồ Cửu theo chủ trương Minh xă của Phan Châu Trinh nhưng con, tên Chính, đi làm cách mạng theo đường lối Ám xă của Phan Bội Châu, tham gia Tân Việt rồi khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng. Như một số người đi làm cách mạng thời đó, Chính về với Thanh niên (tức đảng Cộng sản) sau thất bại Yên Bái, và tham gia cướp chính quyền tháng 8 năm 45. Đến năm 53, Chính chết hụt trong “Cải cách ruộng đất”, và sau khi tiếp quản thủ đô, Chính liên quan đến những nhân vật trong Nhân Văn-Giai Phẩm, chống chủ trương giải phóng miền Nam bằng phương tiện vơ trang, rốt cuộc đi tù cải tạo như tội đồ đầu tiên của phong trào sau này gọi là “bọn xét lại chống Đảng”. Chính có hai đứa con trai sinh đôi, Dân ở lại miền Bắc với bà ngoại, Nhân đi Nam với mẹ, và anh em mỗi người ở bên một chiến tuyến. Dân hóa điên, Nhân th́ đi cải tạo ở miền Bắc. Về, Nhân vượt biên trong khi Dân c̣n chữa bệnh…

Nhưng truyện không chỉ có những chuyện chiến tranh, những mối t́nh, những lầm than và oan trái của bao nhiêu kiếp nhân sinh ràng buộc lấy nhau bằng khổ đau trong cuộc ba đào. Truyện c̣n… nhưng tôi xin ngưng, tránh thôi can thiệp vào cách cảm nhận của người đọc. Khi đă có tác phẩm, th́ chỉ tác phẩm qua sự thanh lọc cảm thông của người đọc mới thực sự tồn tại. Tôi cũng không dám kêu lên, theo một kiểu chữ nghĩa thời thượng, với giọng dĩ nhiên ai oán, là tác giả đă chết để làm mủi ḷng quí vị và các bạn. Tôi vẫn đây. Và xin nói câu cuối, cũng là hai câu thơ tôi mượn Tô Thùy Yên, ghi lên trang đầu tập truyện:

Chút rượu hồng đây xin tưới xuống

Giải oan cho cuộc bể dâu này

trước khi chân thành cảm tạ quí vị và các bạn.

© 2007 talawas