Nam Dao
Bây giờ
tôi hát lạc quan đen?
nguồn http://hoiluan.vanhocvietnam.org
Bây giờ tôi hát lạc quan đen là thơ Trần Dần. Dấu hỏi là của tôi, nhân sự cố “ông Nhà Nước” (chữ trong tham luận của Tô Nhuận Vỹ) vừa không cho phát hành tập Trần Dần-Thơ trong ngày thơ Việt Nam lần thứ 6 ở Văn Miếu 21-02 mới đây. Phạm Xuân Nguyên lưu ư có hai nỗi sợ. Xin trích:
“Tại v́ nỗi sợ của ai đó. Sợ Trần Dần - Thơ xuất hiện trong ngày thơ sẽ hút sự chú ư, đặc biệt chú ư, của mọi người vào ông và thơ ông. Sợ những con chữ Trần Dần sẽ khuấy động, khuấy đảo tâm cảm mỗi người đọc và gây ra những phản ứng thơ mạnh mẽ có thể khiến bàng hoàng trước một khối năng lượng sáng tạo cực mạnh, cực lớn từ gần nửa thế kỷ trước soi chiếu và phóng nổ vào hôm nay. Nói chung lại là sợ Chữ, sợ Thơ của một Nhà Thơ.’’
Ai Sợ Chữ? “Ông Nhà Nước” chứ c̣n ai! Tại sao? Có phải v́ thơ Trần Dần đi ngược lại với tiêu chí Dân giầu Nước mạnh Xă hội Văn minh và Công b́nh… và vân vân? Ai tin như vậy xin chứng minh cho tôi. Ấy là, xin nhắc “ông Nhà Nước” đă kiểm duyệt, cho phép xuất bản sau khi “cắt” khoảng 40 trang. Nhưng đùng một cái Cục Xuất Bản không cho phát hành. Xin miễn hỏi ai trong cái Cục đó, vấn đề nội chính của “ông Nhà Nước”. Xin không nói là “ông Nhà Nước” đang quẩn: lẽ ra phải đi đối phó với quốc nạn tham nhũng, với chuyện cướp đất của nông dân, với sự xuống cấp trầm trọng của nền giáo dục và y tế, với nạn đô thị hóa lung tung tùy tiện, với vay vốn ngoại quốc bừa băi mà làm ăn không hiệu quả của các tập đoàn công ty nhà nước để mặc cho ‘’thế hệ sau” phải thanh khoản, với gần đây nhất là tệ lạm phát tái xuất giang hồ khiến dân nghèo không có miếng mà ăn… th́ “ông Nhà Nước” ra uy với tập Trần Dần-Thơ, dọa để gây nỗi sợ thứ hai:
‘’ … Các nhà thơ ở Văn Miếu cũng đành hèn yếu và im lặng trước việc Thơ bị chặn cửa như vậy. Họ x́ xào, họ xôn xao khi không thấy có Trần Dần - Thơ. Nhưng họ không dám trực tiếp lên tiếng hỏi thẳng ban tổ chức, hỏi nhà chức quyền, v́ cớ ǵ một tập thơ đă được cấp giấy phép xuất bản, một tập thơ đă được in ra sau khi bị loại bỏ khoảng bốn chục trang, bỏ đi một số bài viết và bài thơ theo yêu cầu biên tập, tập thơ đó lại không được xuất hiện đàng hoàng, công khai tại một nơi không thể đẹp hơn cho thơ là văn Miếu và vào một ngày không thể hay hơn cho thơ là ngày thơ Việt Nam.’’
Nhắc để biết, ông Dần đă ‘’được phục hồi hội tịch” (Hội Nhà Văn), được trao giải thưởng Thơ với tập Cổng Tỉnh, rồi năm ngoái, ông được Giải Thưởng Nhà Nước, vinh quang chỉ thua có Giải Thưởng Hồ Chí Minh đấy! Bị bóp cổ gần 40 năm, nay Trần Dần đă thành người thiên cổ mà “ông Nhà Nước” vẫn c̣n t́m cách khoá miệng. Ghê nhỉ!
SỰ CỐ KHÓA MIỆNG TẬP TRẦN DẦN –THƠ VÀ CHỦ ĐỀ HỘI NHẬP CỦA HỘI LUẬN VĂN HỌC VIỆT NAM
Nhận xét tức th́ từ sự cố nói trên là “ông Nhà Nước” có thể khóa miệng bất cứ ai. Hệ luận: nhà văn/nhà thơ hải ngoại là cái ‘’thá’’ ǵ đây mà viển vông chuyện in ấn và có tiếng nói của ḿnh trong nước? Ban Chủ Trương đề xuất:
“Đề tài đầu tiên chúng tôi đề nghị trên diễn đàn Hội Luận Văn Học Việt Nam là vấn đề Hội Nhập giữa những người cầm bút trong nước và ở hải ngoại trong xu hướng tạo ra một lực liên vận.”
Tổng hợp những đóng góp chúng ta có thể đọc được trên diễn đàn trong 1 tháng qua, những điểm sau là nổi bật:
a- Hội nhập chỉ có nghĩa là giao lưu, là mở rộng giao lưu với những nhà văn/nhà thơ trong nước, và là chuyện tư riêng cá nhân của mỗi người. Viết là sáng tạo, và sáng tạo từ mỗi cá nhân tự do, không cần đến bất cứ phong trào nào. Vậy, hội nhập rất tự nhiên với những nhà văn/nhà thơ tự do cùng tần số, hợp nhau th́ chơi, không th́ thôi, giản dị có vậy.
b- C̣n một hệ thống chính trị như hiện nay ở Việt Nam th́… vô phương (thậm chí, có bạn lưu ư cảnh báo, kêu gọi hội nhập có thể là h́nh thức toa rập với nghị quyết 36 đang ‘’dụ” Việt Kiều).
c- Không thể tách văn chương–văn hóa khỏi chính trị, v́ thế lời dẫn của Ban chủ trương Hội Luận “Về căn bản, xin nhấn mạnh, đây là một diễn đàn đóng khung trong những thảo luận trên các vấn đề văn học nghệ thuật ’’ là không khả thi, thậm chí huyễn hăo. Và thôi, hỡi những nhà văn/nhà thơ hải ngoại, đừng ư kiến ǵ nữa, hăy viết cho hay, cho chất lượng. Với Internet, blogs… ta có thể phổ biến tác phẩm đến mọi người, ở mọi nơi, không cần in ấn phép tắc phiền phức ǵ nữa.
d- Nhà văn/nhà thơ hải ngoại có chấp nhận được ‘’kiểm duyệt’’ của “ông Nhà Nước” hay không? Nếu chấp nhận, th́ ở mức độ nào? Câu hỏi này chỉ được trả lời ở mức chưa thể kết luận ǵ.
Với tư cách cá nhân một người tham gia HộI Luận, tôi xin phép được phản hồi quan điểm của riêng tôi, góp một tiếng nói vào cuộc HộI Luận của chúng ta:
Về điểm a: Đối với tôi, giao lưu giữa những cá nhân người viết ở trong nước và hải ngoại rất quan trọng, và là điều kiện cần để tạo ra một lực liên vận (synergy) văn hóa. Đây là một quan hệ hàng ngang, trong thuật ngữ của Hannah Arendt (The Origin of Totalitarism, 1951), để phân biệt với những quan hệ hàng dọc trong những chế độ toàn trị. Chế độ này thiết lập những hội đoàn và tạo ra quan hệ hàng dọc (chẳng hạn Hội Nhà Văn ở cấp trung ương, cấp địa phương; tất cả được điều hành bởi Tuyên Huấn-Tuyên Giáo, và cao nhất là Bộ Chính Trị ĐCS), vô hiệu hóa mọi quan hệ hàng ngang khiến cá nhân đơn lẻ không có tác động ǵ (ngoài sự thù tạc) trên phương diện xă hội. Nếu đặt vấn đề tạo ra sức liên vận, tức nhằm thiết lập một lực xă hội có vận hành và tác động lên văn hóa, chúng ta không thể đặt cơ sở chỉ trên cơ sở những giao lưu cá nhân riêng lẻ.
Về điểm b- Xin cùng nhận định, rơ là khó mà làm bất cứ ǵ vơí “ông Nhà Nước”. V́ vậy, những nhà văn/nhà thơ trong nước và hải ngoại chỉ có thể tập hợp thành một tổ chức dân sự không để bị khống chế bởi những thế lực chính trị nhất thời. Khác biệt cơ bản giữa những nhà chính trị và những nhà văn hoá là tầm nh́n và trọng tâm. Nhà chính trị nh́n ngắn hạn, trọng tâm là chiếm, giữ, và ổn định quyền lực trong điều kiện cụ thể của xă hội và lịch sử. Nhà văn hóa có tầm nh́n dài hạn hơn, trọng tâm là con người, và lực tiến hóa xă hội trong một viễn tưởng có thể tốt đẹp hơn. Chính sự khác biệt cơ bản này khiến những nhà văn hóa chỉ có thể, giỏi lắm, là liên minh nhất thời với những nhà chính trị. Ở thời điểm hiện nay, bạo hành chỗm trệ ngồi lên mặt đạo lư, đất nước tụt hậu mọi bề và không có triển vọng thay đổi được ǵ trong thể chế hiện hành, tôi thật không thấy được sự liên minh nào, dù nhất thời, như vừa nói, giữa văn hóa và ‘’chính trị”.
Tôi chưa bao giờ h́nh dung đặt vấn đề hội nhập là dẫn đến sự thủ tiêu quyền sáng tác tự do của bản thân mỗi người viết. Thành thật, tôi nghĩ rằng nhân tố của sự hội nhập là những cộng đồng văn chương, với nhiều lư do, bị phân hoá phân liệt. Tôi thiết tưởng những lư do đó nay phải được soi rọi, và gạt bỏ, để tất cả chúng ta thiết lập một nền Cộng Ḥa Văn Chương, cách gọi rất ư nghĩa, mà hai anh Nguyễn Hưng Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đă định danh từ nhiều năm trước
Về điểm c- Có một (hay nhiều) tổ chức dân sự thao tác trong địa hạt văn hóa như vừa tŕnh bày góp phần trả lời phản biện. Không, hay khó, có thể tách văn chương-văn hóa khỏi chính trị. Nhưng chuyện tách khỏi mọi cơ quan chính quyền, đưa hoạt động văn hóa vào những tổ chức dân sự là khả thi. Dĩ nhiên, hiện thực hóa những tổ chức này không dễ, nhưng, như trong tham luận của nhà thơ Hoàng Hưng trong ngày khai mạc Hội Luận, những nhà văn/nhà thơ Trung Quốc đă làm thế được!
C̣n như tin rằng Internet, blog là thay thế được tất cả th́ tôi rất nghi ngờ. Sự bùng nổ thông tin đang là một cái nạn trên thế giới: làm sao phân biệt được thông tin thật/giả, có giá trị/không giá trị… Có quá nhiều thông tin mà người tiêu dùng không định phẩm được chỉ dẫn đến rối loạn, và lừa lọc. Hiện nay, có những cơ quan chuyên thẩm tra giá trị thông tin, chẳng hạn trong khâu khuyến mại và trong khoa học. Có thông tin, đă đành. Nhưng cần là có người cho ta biết sự tồn tại, và giá trị, của những nguồn thông tin đó.
Cuối cùng, lời khuyên hăy viết, và viết cho hay, thực chí lư. Nhưng viết mà không có người đọc, mấy ai viết được (trừ một số rất ít người như Trần Dần). Hiện nay, ở hải ngoại, trên mặt cầu, số người đọc giảm dần với tuổi tác. Mặt khác cũng có thể v́, trên mặt cung, không c̣n người sáng tác (trong điện đàm với Nguyễn Mộng Giác mới đây, anh bảo bây giờ bắt làm lại tờ Văn Học th́ anh không dám, có ai viết lách ǵ nữa đâu). Làm sao khuyến khích được những nhà văn/nhà thơ trẻ nếu họ không thấy có bạn đọc. Một việc thực tế là hội nhập đồng nghĩa với mở ra cho người viết ở hải ngoại một ‘’thị trường tiêu thụ” văn chương mà trong nước là một thị trường rất tự nhiên. Với t́nh trạng hiện tại, chỉ dăm năm nữa sẽ chỉ c̣n báo chợ: nền văn chương hải ngoại coi như cáo chung, không kèn, không trống, thậm chí chẳng có đến mảnh cáo phó trên báo phát không ở Little SaiGon!
C̣n đối với những nhà văn/nhà thơ trong nước, phổ biến tác phẩm ra hải ngoại cũng là một nhu cầu. Trong điều kiện sinh hoạt trong nước hiện nay, những sản phẩm văn chương không được chấp nhận ngay có thể in ấn ở hải ngoại (đă có rất nhiều thí dụ, như văn chương của những cây viết trẻ trên Tiền Vệ, Da Màu, Talawas; những tác phẩm của Trần Vàng Sao, Tiêu Dao Bảo Cự… in thành sách; v.v…) Tóm lại, lượng người đọc lớn lên sẽ là một nhân tố để các nhà văn/nhà thơ trong nước cũng như hải ngoại viết nhiều hơn, hay hơn. Đó là một trong những lư do cần hội nhập.
Về điểm d- Tôi xin phép được bàn ở phần sau…
NHÀ VĂN/ NHÀ THƠ, HỌ LÀ AI ĐÂY?
Trong bức thư trao đổi với một thành viên của Hội Luận, một nhà văn trẻ mới ra sống ở hải ngoại 7 tháng, hỏi thế nào là nhà văn/nhà thơ trong nước? Và thế nào là nhà văn/nhà thơ hải ngoại? Câu hỏi mới nghe qua tưởng là ‘’hồn nhiên‘’, có thể dễ dàng đáp ‘’tất nhiên”, viết lách sinh sống trong nước (hải ngoại) th́ là nhà văn/nhà thơ trong nước (hải ngoại). Nhưng nghĩ kỹ, chẳng đơn giản vậy. Và trả lời câu hỏi trên là một cuộc mạo hiểm, ở đầu câu cuối chữ, chỗ nào cũng cạm bẫy, và chắc chắn sẽ không khỏi gây tranh căi. Nhưng cuộc hội nhập chúng ta đang thảo luận nhằm các vấn đề:
“… phải chăng đă đến lúc những người viết ở trong nước và ở hải ngoại đặt câu hỏi phải làm thế nào để thúc đẩy tương quan giao lưu giữa họ với nhau nhằm tạo ra một thứ synergy, lực liên kết và đồng vận, trong công cuộc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, điều kiện quan yếu ḥng giữ bản sắc với bối cảnh trên? Đâu là những vấn đề nổi cộm trong tương quan này? Synergy, gọi gọn là lực liên vận, nói trên là ǵ? Nếu thể hiện được, nó sẽ đóng góp ra sao? ” (Trích Thư Ngỏ của Ban chủ trương)
Cho phép tôi dùng con số để biểu trưng (một cách thô thiển nhưng dễ hiểu) lực liên vận nói trên. Lấy 1+1, với lực liên vận, ta sẽ có 3. Lấy 1×1, sẽ có 2. Lấy 2×2, là 6… Nói gọn, với lực liên vận, một tập hợp tạo ra được thành quả chung lớn hơn là tổng số thành tựu của những yếu tố đơn lẻ rời rạc. Nhưng muốn hiểu và xác lập lực liên vận đó, dĩ nhiên một mặt phải t́m biết 1 = nhà văn/nhà thơ trong nước, và mặt kia 1 = nhà văn/nhà thơ hải ngoại là ǵ. Rất khó: họ không phải là những con số 1,2… Họ là những con người truân chuyên trải nghiệm những hoàn cảnh dị biệt, với những di căn văn hóa, tác động chính trị và tâm lư phức tạp.
Trước tiên, thế nào là nhà văn/nhà thơ?
Câu tôi buột miệng là lời Hàn Dũ: ‘’Bất b́nh tắc minh’’, xin dịch thô: ‘’Không nhịn được, nên phải nói thành lờI”. Lời đó là từ tâm can, chắc hẳn khác xa với trường hợp ông Đinh Bá Anh đề cập đến: những vị doanh nhân Việt Kiều về nước in 1 tập thơ mang tặng như một thứ danh thiếp cho giao dịch… lên cấp ‘’văn hóa’’. Với tập thơ (giá khá rẻ khi in trong nước), vị doanh nhân vừa là ‘’sĩ’’ lại vừa là ‘’thương’’, hoán vị chiếm đến 2 trong cái bảng xếp sĩ-nông-công-thương h́nh như c̣n ám ảnh, và hiển nhiên chuyện này không ăn nhậu ǵ với câu chuyện hội nhập của chúng ta.
Nhà văn/nhà thơ ‘’không nhịn được nên nói thành lời‘’ khác vị doanh nhân. Không nhịn được ǵ, và v́ sao? Mỗi người viết có những niềm riêng. V́ cái nghiệt ngă vây quanh. V́ oan trái khổ ải đắng ngắt của cuộc sống. V́ cái đẹp thăng hoa bị kéo chúi xuống đất đen để miếng ăn bổng lộc quyền lực xéo lên… Và không nhịn được là chuyện đến từ ḷng. Chưa kể tài vội, chữ tâm kia mới là điều đáng bàn, nó bằng ba chữ tài kia mà. Vâng, nhưng c̣n nỗi sợ. Không dũng th́ nhân, trí chỉ có thể đóng thành u trong tâm, thường là u ác (ung thư), nếu cái tâm kia bị những nỗi sợ đẩy cho oằn lưng, khiến thở c̣n chẳng nổi nói chi đến mở miệng thành lời chân thật.
Nhà văn/nhà thơ hải ngoại: Những nỗi sợ giắt tay hai chữ ngọt ngào
Ngọt ngào thay, hai chữ Tự Do. Nhưng để có nó, không thể van xin cầu cạnh ai. Giá phải trả, đôi khi rất cay đắng. Ở hải ngoại, văn chương những năm ngay sau 1975, là thể loại của đắng cay, mất mát, lưu vong. Đó là những sự kiện và t́nh cảm được phần đông người Việt di tản, rồi vượt biển, và sau là HO1, HO2… chia xẻ. Người đọc ở hải ngoại xoi mói quan điểm người viết, hoài vọng một quá khứ c̣n gậm nhấm căm hận nỗi nước mất nhà tan, đong đo tính chống Cộng, ḷng hận thù… Trong khi đó th́, dẫu có đôi khi nói miệng với những tuyên ngôn ‘’lưỡi gỗ’’ kiểu người Việt Nam hải ngoại là một bộ phận khắng khít của dân tộc, thế quyền chễm trệ trên chiến thắng gọi những kẻ phải ra đi là ‘’phản quốc’’. Nhà văn Nhật Tiến, vượt trên nỗi kinh hoàng và những thảm kịch cá nhân, cho ra đời tập “Mồ hôi của đá”, nói những tiếng nói đầu của ḷng độ lượng, và như thế, ông “thân Cộng”. Trong một phỏng vấn mới đây (Hợp Lưu, Xuân Mậu Tư, tháng 1&2, 2008, tr. 112), nhà văn sáng giá và tài năng Trần Vũ viết:
‘’ Khi nhà văn Nhật Tiến tuyên bố ông thiếu tự do của ng̣i bút v́ sinh sống ở quận Cam, nơi đông đảo các hội đoàn Việt Nam, nhà văn Hoàng Khởi Phong đă trả lời: Tự do của nhà văn nằm trong chính thái độ sống của nhà văn, anh có muốn cho ḿnh tự do không mới là điều quan trọng …Tuy vậy, hôm nay đang xẩy ra hiện tượng: Khối đông nhà văn di dân, sau khi vượt biển đánh đổi cái chết để t́m tự do, đă không muốn hành xử quyền tự do của chính ḿnh, ngay trên vùng đất mà quyền tự do ngôn luận được hiến pháp bảo vệ. Nhà văn Việt chấp nhận chịu cai quản bằng visa. Tôi cũng ở trong số đông những người viết này, bắt đầu phải suy nghĩ viết ǵ, và viết như thế nào, để sống an toàn, để có thể trở về và chết chôn trên đất nước ḿnh 1. Tôi không c̣n cảm thấy tự do nữa.’’
Nay, căm thù Cộng Sản (CS) c̣n, nhưng giảm cường độ2, và ngay cả những phong trào chính trị ở hải ngoại hô hào dân chủ cũng sẵn sàng ‘’đối thoại’’ cơ mà! Cái mũ VC đă hết thời, chụp lên không c̣n tạo ra những cơn sóng phỉ báng như thời nhà văn Nhật Tiến thở than. Nhà văn/nhà thơ hải ngoại nay qui cố hương không phải ít. Họ có ‘’giao lưu’’ với những nhà văn/nhà thơ trong nước không? Chắc có đấy. Nhưng từ những ‘’giao lưu’’, họ viết được ǵ sau những chuyến tham quan. Có lẽ ít 3. Và có viết, cũng chẳng nhà văn/nhà thơ trong nước nào biết đến v́ làm sao mà quảng bá được 4!
Tóm lại, nếu xưa nhà văn/nhà thơ hải ngoại sợ chuyên chính Phúc-Lộc-Thọ ở chợ Bolsa th́ nay, có khác, họ chỉ sợ không có visa về để ‘’tỏ t́nh yêu đất nước’’ và ‘’chết chôn trên đất nước ḿnh’’. Mới đây, chỉ cần thị thực ḿnh là người Việt Nam chính hiệu con nai vàng, sẽ không cần visa nhập cảnh, nhưng visa xuất cảnh th́ sao? Một mối lo mới, và lo thế, hai chữ Tự Do bọc đường rất ngọt ngào, nhưng bị nỗi sợ c̣ng tay, có giơ lên vẫy cũng không thể là cái chào đoàn viên với cội nguồn dân tộc và sử dụng cái chức năng nhà văn/nhà thơ của ḿnh.
Bây giờ quay lại trả lời chuyện kiểm duyệt trong điểm-d tôi đă xin khất nợ.
Đầu tiên, là tự kiểm duyệt. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một bức thư của các nhà văn/nhà thơ công bố thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Ḥa sau đảo chính Diệm-Nhu. Trí nhớ tôi không đủ để trích lại nguyên văn, nhưng có câu tự trách gồm những đoạn rất kêu như: ‘’chúng ta (tức là họ, hơn 50 năm trước) đă bôi đen lương tri, đánh đĩ tâm hồn…’’ và vân vân. Nào có ai bắt bạn viết đâu. Nếu viết, th́ chức năng một nhà văn đích thực không cho phép bạn ruồng rẫy chính ḿnh. Ngứa tay, bạn có thể viết những chuyện sex, án mạng, t́nh ái trên bến xe, trong quán nước… để mua vui cho người, mua danh cho bạn, mua chút ái t́nh đầu hè của người đẹp dễ tính… Những câu tôi luận bàn chắc chắn không liên quan ǵ đến bạn.
Bây giờ, đến mục kiểm duyệt của chính quyền. Tôi nhớ có thấy ai đó nói kiểm duyệt th́ đâu cũng có, cũng thế: cứ thử ca tụng Bin Laden th́ sẽ ‘’chết ngay‘’. Chết thế nào, tôi không biết. Nhưng nếu bạn chống chiến tranh của tập đoàn Bush ở Afghanistan hay Irak th́, như đạo diễn Michael Moore, vẫn sống nhăn, với bộ phim chiếu trên toàn thế giới (phim Farenheit 9/11) cáo buộc chính sách ‘’chống khủng bố’’ với những mặt sau của nó. Tôi không bài, cũng không a dua theo, và ngây thơ ca ngợi Mỹ là đất nước của dân chủ với tự do. Chuyện này tương đối, bắt ta dùng phương pháp so sánh: Mỹ tự do hơn và dân chủ hơn Bắc Hàn, Trung Quốc, và Miến Điện (tôi tránh không nói Việt Nam v́ nể nang đấy!). Mời bạn phản biện!
Với kiểm duyệt trong nước, tôi xin nói ngay, và rất cụ thể, rất chủ quan: nhà văn/nhà thơ hải ngoại không chỉ v́ in ấn phổ biến mà đánh mất tự do - và thế là đánh mất ḿnh – hạ ḿnh chấp nhận những thao tác kiểm duyệt khiến nội dung ḿnh muốn chuyển tải mất đi, hoặc giảm thiểu, hoặc biến dạng thành thứ sản phẩm muốn hiểu thế nào th́ hiểu với cái danh xưng mỹ miều trá h́nh mang tên ‘’ẩn dụ’’ mà thực ra chỉ là loại h́nh x́u x́u ển ển của những nhà ảo thuật. Nếu kiểm duyệt câu chữ (cho rành mạch, sát gu độc giả với những từ ngữ mới thời thượng), thông báo và chỉ in ấn khi có sự đồng t́nh của tác giả th́ ta chấp nhận th́ được: đây là trách vụ biên tập - ‘’editing’’- một sự cố b́nh thường ở mọi địa bàn văn chương, nhất là ở Mỹ và ở nhiều nước Âu châu. Chúng ta không thể dễ dăi nhân nhượng ǵ với kiểu kiểm duyệt va chạm đến quyền tự do tư tưởng và ngôn luận. Làm thế, ta phủ định chức năng nhà văn/nhà thơ. Ngược lại ta được ǵ? Huyễn tưởng có tác phẩm đến với công chúng? Công chúng nào cho những tác phẩm mà nhà văn vong thân đánh mất ḿnh? C̣n như nếu bạn cho rằng phải thế mới đến được độc giả th́…. xin thưa ngay, trí nhớ của độc giả ngắn c̣n hơn một câu văn không thật, tức là zỏm, như bản thân người viết đánh mất ḿnh. Thế th́ in để làm ǵ nhỉ?
Nhà văn/nhà thơ trong nước: Những nỗi sợ đến liệt tuyến thần kinh
Sợ, sợ vô cùng. Đời một nhà văn trải qua Kháng Chiến chống Pháp, Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh Đốn Tổ Chức, rồi Nhân Văn Giai Phẩm, chống Xét Lại… th́ sợ là điều kiện sống c̣n. Câu chuyện Nguyễn Tuân khóc rưng rức bảo với Nguyễn Minh Châu rằng ‘’… tôi tồn tại được là v́ tôi biết sợ!’’ nay ai cũng biết, xin thôi nhắc. Thời đó, thế quyền hơi một tí là dùng chiêu bài giải phóng dân tộc lồng vào cái khung cách mạng và khẩu hiệu chuyên chính vô sản cả vú áp vào lấp khiến nhà văn/nhà thơ như Trần Dần nghẹt thở, nói lúng búng, chỉ ít lâu là đi lao động cải tạo cho thuần. Cứng cổ th́ mời ông đứng sang bên lề ṛng ră hơn 30 năm, không có quyền in ấn, sinh hoạt ǵ. Nhiều nạn nhân buông bút. Một số rất ít, âm thầm viết trong cô đơn, nuôi lửa văn chương bằng cách nhắm ḿnh với rượu quốc lủi. Trần Dần, ‘’thủ lĩnh trong bóng tối‘’ theo cách gọi của nhà văn Phạm Thị Hoài, là một người như thế. Ông tiếp tục sáng tạo, chỉ những con chữ nuôi ông sống, mắt rừng rực lửa thiêu cháy những thứ văn chương ù ĺ rỗng tuếch tung hô này nọ. Một hôm, năm 1989, tôi hỏi ông, anh có bao giờ sợ không? Đúng lệ, ông im lặng, nh́n cḥng chọc thật lâu, rồi gọn lỏn: sợ chứ! Nhưng ông vẫn tiếp tục làm thơ. Những bài thơ mini, âm tiết c̣n gọn hơn 17 âm tiết Haiku của Nhật. Tôi hiểu lúc nào ông cũng vươn lên khỏi nỗi sợ đời thường.
Đến Trần Dần mà sợ, lẽ ǵ không thông cảm được những nỗi sợ đă làm liệt tuyến thần kinh của rất đông những nhà văn/nhà thơ trong nước? Chẳng những thông cảm, tôi cho rằng họ c̣n tồn tại cũng đă là một phép lạ! Và thế th́ đừng trách họ bẻ cong ng̣i bút, oằn lưng viết loại văn pḥ chính thống. Nếu tư cách hơn, họ viết kiểu vô thưởng vô phạt, và dũng cảm một chút th́ đèo vào những sáng tạo h́nh thức, tí ti sex, tí ti nổi loạn ở cấp dưới thắt lưng quần. Và cũng đừng ngạc nhiên khi đa số hô hào tiến bộ với những tên tuổi ông Tây bà Đầm nhưng chỉ đọc văn chương ‘’nội địa’’ v́ không có vốn ngoại ngữ (xem bài phỏng vấn Nguyên Ngọc trên HộI Luận), lại xốn xang khi nhà văn gốc Tàu Cao Hành Kiện đoạt giải Nobel, và hồn nhiên hỏi nhau ầm ĩ , tại sao người Việt Nam chúng ta không có giải này, bao giờ ta đoạt giải, và thế giới không biết đến chất lượng văn học ta chẳng qua là v́ thiếu thông tin, thiếu người dịch nên…. và… vân vân. Trong khi đó, xă hội thực bên ngoài đầy ‘’chất’’ để viết: sống lại, ông Vũ Trọng Phụng chắc đẻ ra con cháu đầy đàn cho Xuân tóc đỏ, ông Nam Cao hẳn cũng có dịp đưa rất nhiều Thị Nở vào nhà hộ sinh, và Chí Phèo có thể lái X́-ke mà tiến thân lên làm đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Thương kiêm Tư lệnh Bộ Đội Biên Pḥng… Nhưng không, văn học mười năm trở lại đây không ‘’dính dáng’’ đến xă hội đời thường, chẳng đụng chạm đến hàng trăm dân oan đi khiếu kiện nhà đất, đến hàng chục ngàn công nhân đ́nh công… Không, văn chương của chúng ta trong nước ‘’sạch‘’, không ô nhiễm chất xă hội (trừ những phóng sự của Trang Hạ), không vạch lưng cho người xem, tức là ngoan, hiền, chẳng để các anh trong Ban Văn hóa-Tư tưởng phiền ḷng.
Nhà văn Nguyên Ngọc trong phỏng vấn đă kể trên, một khuôn mặt đàn anh quan trọng trong việc cởi trói văn chương thời Đổi Mới, nhận định rằng lâu nay trong nước không sản xuất được những tác phẩm tầm cỡ. Ông bàn về vấn đề nội lực một nền văn học, qui trách nhiệm phần nào vào sự việc không có tự do sáng tác. Theo thiển ư, không tự do tư duy, rồi tư duy bị chẹn họng không được thành ngôn luận, người viết đành bẻ bút vặn vẹo khôn ngoan né tránh thứ quyền lực lăm le lưỡi dao Damocles th́… chỉ c̣n than, cái nước ta nó thế đấy! Sản phẩm từ hoàn cảnh ức ép đó, giỏi th́ cũng chỉ phản ánh được sự thật tô son, tức là một mẩu sự thật. Một mẩu bánh, vẫn là bánh, ăn được. Một mẩu sự thật là dối trá, và viết ra để người ta tin vào là nâng dối trá lên cấp lũy thừa cho toàn xă hội! Trong số trên tám trăm Hội viên Hội Nhà Văn, có người không viết ǵ từ nhiều năm. Ngày trước, tôi lắc đầu không hiểu. Nay, tôi chỉ chặc lưỡi.
HỘI NHẬP LÀ LÀM SAO?
Nỗi sợ của những nhà văn/nhà thơ trong nước cũng như ở hải ngoại là một thực tế tâm lư không thể chối căi. Nói chung, chẳng phải chỉ có nhà văn/nhà thơ mà ai cũng sợ. Sự sợ đó phát xuất từ một bối cảnh chính trị-xă hội toàn trị mà nếu không thay đổi được th́ tương lai sẽ là những bước gập gềnh chông chênh bên vực thẳm. Nhưng ngoài sự sợ, bối cảnh toàn trị nói trên c̣n tạo ra một thuộc tính nguy hiểm khác. Trong một xă hội tổ chức hàng dọc, phần hàng ngang, là những cá nhân, không những chỉ rời rạc mà c̣n ứng xử với nhau một cách khá đăc biệt: tiến thân là leo ‘’lên’’ theo hàng dọc, nên tị hiềm với nhau, nhất là khi không c̣n chia chung một số phận (như những người lính bắt buộc phải dựa vào nhau để tồn tại). Từ đó, chia rẽ, nghi kị, và đội trên đạp dưới, và thao tác tranh công… là những ứng xử ‘’b́nh thường’’ nhằm thăng tiến cá nhân. Một số giá trị bị đảo lộn. Dối trá, ngậm miệng ăn tiền, thành khôn ngoan. Chân thật, há mồm nói thẳng, hóa ra ‘’hâm’’, thậm chí dại, hăo… Từ đó ‘’con người-xă hội’’, nghĩa là những con người cùng lư tưởng, ước vọng, liên kết đồng thuận với t́nh cảm gắn bó và ḷng xót thương lẫn nhau, bị giới hạn, thậm chí bị thủ tiêu. Chỉ c̣n con người cô đơn, con người xác định bằng những quyền lợi cá lẻ, chi phối bởi phần ‘’vật chất’’ ban phát từ một quyền lực nhân danh chính ḿnh. Tính liên đới căn bản gầy nên keo sơn gắn bó thực sự tạo ra xă hội, được hiểu như một mạng lưới liên kết toàn diện chứ chẳng phải là tập hợp rời những cá nhân đơn lẻ ‘’duy vật’’ rời rạc, bị xói ṃn, tiêu hủy. Và, nói với một chút cường điệu, đó chính là nguy cơ phá sản văn hóa, nguy cơ xă hội tiêu vong 5 .
Tôi nghĩ nỗi sợ và ḷng nghi kị chia rẽ là hai khó khăn tâm lư phải vượt nếu chúng ta mong mỏi có được một cuộc hôi nhập giữa những nhà văn/nhà thơ trong nước và ở hải ngoại. Hai khó khăn đó, với di căn của một lịch sử đầy chia cắt, hận thù, chỉ có hy vọng cùng nhau vượt qua bằng trí tuệ và nhất là ḷng độ lượng trong tiến tŕnh ḥa giải thực sự. Là lớp đặc tuyển trong mọi xă hội, tôi đặt niềm tin vào khả năng ấy của tất cả nhà văn/nhà thơ Việt Nam, không phân biệt trong-ngoài.
Bạn sẽ hỏi ngay, hội nhập là làm sao?
Tránh nói suông, tôi xin cụ thể, dẫu biết rằng một số ư 6 cần bổ xung trên nhiều mặt:
1- Cùng nhau, chúng ta lập ra một tập hợp thân hữu những người chia xẻ tâm huyết với tương lai của văn chương tiếng Việt. Tập hợp này, trọng tâm là văn hóa, sẽ độc lập với mọi chính quyền và mọi tổ chức chính trị.
2- Sử dụng diễn đàn Hội Luận như nhịp cầu đầu tiên thúc đẩy quan hệ giữa những nhà văn/nhà thơ bất kể trong nước hay hải ngoại.
3- Mở rộng chủ đề của Hội Luận, t́m cách hiển thị những sáng tác chất lượng nhưng có khó khăn trong việc phổ biến đến bạn đọc.
4- T́m phương tiện phát hành định kỳ Tuyển Tập những sáng tác đă hiển thị trên diễn đàn này.
5- T́m phương tiện tổ chức những cuộc giao lưu thân hữu, ban đầu với qui mô nhỏ, ở trong cũng như ở ngoài nước.
Cho phép tôi tóm lược rằng quá tŕnh hội nhập không phải nay mới có. Trước tiên là công khai phá của Hợp Lưu, với sự năng nổ của nhà văn-hoạ sĩ Khánh Trường đầu thập niên 1990. Ở thời điểm ban đầu, khó cả với cộng đồng người Việt ở hải ngoại lẫn với những nhà kiểm soát văn hóa tư tưởng trong nước. Mặc dầu rất khoan nhượng, lắm lúc nhũn ra, thậm chí tự kiểm duyệt khá nhiều, nhưng Hợp Lưu vẫn bị cấm cản, không visa nhập cảnh, phải đi chui. T́nh trạng tác phẩm trong nước được phổ biến ra ngoài th́ nhiều, nhưng tác phẩm hải ngoại ‘’qui cố hương‘’ hầu như không có. Năm, sáu năm trở lại đây, với kỹ thuật điện toán, Talawas, rồi Tiền Vệ, Da Màu đă là những webb site có tiếng, phổ biến những tác phẩm đến từ mọi nơi. Sự kiện này khiến chúng ta có cơ hội được đọc những tác phẩm của những nhà văn/nhà thơ trong nước, phần lớn là lớp trẻ t́m môi trường để ‘’quậy’’, nhưng ngược lại, văn chương hải ngoại nhập cảnh th́ vẫn chẳng có bao nhiêu. Tuy nhiên, như Hoàng Hưng thông báo, đă có những biểu hiện bớt nghiệt ngă khắt khe của những cơ quan có chức năng kiểm soát tư tưởng-văn hóa như việc trao giải thưởng cho nhà văn Thuận cư trú ở Pháp năm ngoái, và nhà văn Đoàn Minh Phượng cư trú ở Đức năm nay. Kể ra những tổ chức trên, tôi xin lưu ư một vấn đề: diễn đàn Hội Luận trong chiều hướng đề nghị phải cố gắng tránh dẵm chân lên những diển đàn bạn, đừng sút bóng vào gôn nhà, và đừng ngáng chân anh em. Tất cả chúng ta đều cùng mục đích, nên triệt đề cảnh giác truyền thống xă trưởng, gây tranh đoạt, chia rẽ, thị phi (cứ nh́n hàng vài chục hội đoàn người Việt ở quận Cam chẳng hạn để nhủ ḿnh). V́ thế, diễn đàn Hội Luận phải động năo t́m ra một cái niche (đặc thể) để tiến hành sinh hoạt như đề ra ở trên.
Bạn lại hỏi, tại sao hội nhập bây giờ?
Xin thưa, đă chậm, đă quá chậm. Nhưng muộn c̣n hơn không! Vả lại, Việt Nam đang hội nhập với cả thế giới, cớ ǵ những nhà văn/nhà thơ cùng viết tiếng Việt lại không có quyền tự do hội nhập với nhau, trong chiều hướng cùng nhau đóng góp mong văn chương đừng tụt hậu? Ngoài ra, cái xă hội phân-quản-xin-cho đang từ từ biến vào quá văng. ‘’Ǵ cũng phân - ǵ cũng quản’’, và như dân kêu, ‘’đến c… cũng phân cũng quản‘’ không c̣n tồn tại. Chuyện tṛ với Dương Nghiễm Mậu, tôi hỏi theo anh biến cố lịch sử nào là trọng đại sau 1975. Anh đáp ngắn gọn: ngày không c̣n sổ gạo! Vậy, bỏ đói không c̣n có thể dùng làm phương tiện ‘’trị dân‘’. Và v́ bức bách của thực tiễn, chính sách lư lịch cũng phải lơ dần. Nay không có một cuộc giải phóng dân tộc - cuộc giải phóng đă hằn sâu trong tiềm thức của dân tộc đă hàng ngh́n năm phải chiến đấu để xác quyết quyền tự chủ - chỉ c̣n cái chiêu bài ổn định nhằm thực hiện những chữ Dân giầu Nước mạnh Xă hội công bằng văn minh. Chữ là chữ thôi, thực tế th́ dân Việt Nam đi làm công cho nước ngoài, phụ nữ ‘’được’’ xuất khẩu hàng loạt, nợ ngoại quốc chồng chất, làm ăn thất thoát v́ tham nhũng… Và tuổi trẻ th́ cứ thế, nạn nhân của một chính sách văn hóa giáo dục ‘’ngu dân’’, ngày càng tuột dốc, về tri thức, văn hóa cũng như đạo lư. Hội nhập ở góc độ văn hóa văn chương là một bước. Rộng hơn, và cũng bức bách không kém, là một cuộc ḥa hợp hoà giải thực sự. Đó là qui luật. Đi ngược lại, là tự sát bằng một lưỡi dao cùn, không chết ngay được, mà đau, dài dài.
Hôm qua, tôi nhận được tin sau:
“TRẦN DẦN – THƠ” đă bị niêm phong và thu hồi ngày hôm nay 26 tháng 2 năm 2008, tại Công ty Truyền thông & Văn hóa Nhă nam, Hà Nội. Một đoàn thanh tra liên ngành gồm Cục xuất bản, Thanh tra văn hóa, nhân viên nội vụ A25 đă có mặt tại hiện trường để thi hành quyết định.”
Cái tin không vui làm tôi nhớ Trần Dần, nhớ lần cuối cùng tôi gặp ông, người không hiểu sao tôi gọi là ông ‘’cọp ngày’’. Đó là năm 1989. Chúng tôi rủ nhau vào Sài G̣n, đi xe lửa liên Việt, ghé mỗi nơi một tí. Ông rất vui, gật gù. Vài ngày sau th́ có tin báo ‘’trục trặc’’. Thế là tôi đành đi trước, hụt chuyến vào Huế thăm anh em Sông Hương, và chỉ lại hội ngộ ông trong miền Nam, rủ rê ông gặp Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn… Vui với nhau được ít buổi. Rồi tôi phải đi, và đến chia tay một buổi trưa nắng rát mặt. Thấy cây gậy trúc ông cầm, tôi linh tính một cái ǵ đó mong manh, xin cây gậy giữ làm kỷ niệm. Ông ngần ngừ, rồi thốt: Bửu Chỉ cho ḿnh. Rồi ông loay hoay, chữ như kiến ḅ, viết trên một cái vỏ bao thuốc lá: tôi đă hát những ngày mai không hát / bây giờ tôi hát lạc quan đen, miệng vẫn kiệm lời: giữ cái này vậy… Từ ngày ấy, tôi không c̣n được gặp ông v́ bị cấm cửa từ năm 1990 đến 1997 mới lại được ‘’cho về’’.
Vô phép, tôi kèm một dấu hỏi vào câu thứ nh́ của hai câu mini. Nếu ông giận, th́ tôi sẽ nhắc, anh Dần ạ, ấy là bởi em c̣n hai câu khác của anh nó ám ảnh. Đó là:
Tất cả
đến với tôi - phải đến tự đàng
trước.
Đàng sau có ǵ? toàn LÁ-CHẾT những ngày qua.
Rồi ai cũng chết, nhưng từ đằng truớc, xá ǵ đám lá mục đằng sau.
28/2/2008
Nam Dao