TuaTruyenKyMnMnCn

 

Nam Dao

 

Truyện và Kư của ba nhà văn Mai Ninh, Mạch Nha và Cổ Ngư

 

Giữa hè, nhận được bản thảo tập Truyện và Kư của ba người  bạn văn, tôi  không  mấy ngạc nhiên. Họ là những  người  coi nhau như anh, chị em. Họ sống trên cùng một mảnh đất có tiếng là  đất nước  của văn chương nghệ thuật. Và nhất là họ cùng hoài băo, nói tiếng ḷng của họ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, mẹ nuôi cho đến thành niên rồi để những  đứa con lang bạt quê người, có kẻ đi cứ ngỡ chỉ năm bẩy năm  đi học,  có người  biết ngày về không  hẳn gần v́ những  trói  buộc tất nhiên của cuộc sống. Nhưng tất cả đều giữ một sợi dây thiêng liêng trên những lối về để tâm tư  vẫn cứ là ḍng nước leo lẻo xanh trong bập bềnh  hoà điệu theo  những  cơn triều  vẫn  nhịp cho ḷng sông quê hương đập bằng nhịp tim vạn đại.

Tôi là một  kẻ may mắn. Tôi   được  đọc  tập Truyện và Kư  của Mai Ninh, Mạch Nha và Cổ Ngư. Họ không  phải là những tên tuổi  lạ lẫm trên văn đàn cả trong nước lẫn hải ngoại. Họ là những  nhà văn ta gọi là nghiệp dư (với cái cười khinh khỉnh của những  ai lớn tiếng hô, văn hóa VN  phải có những  nhà văn chuyên nghiệp, sinh sống bằng ng̣i bút của ḿnh).  Họ làm những công việc chuyên môn trong xă hội, sáng 8 giờ đến chiều 5,7 giờ :  métro-boulot và trước khi dodo (ngủ) th́, ḷng bức bách, họ trải ḷng họ trên giấy trắng hoặc màn h́nh (màu ǵ nhỉ? )  com-piu-tơ. Họ viết văn như  một nhu cầu tâm linh.   Và họ là những nhà văn, nghiệp gọi thế nào cho vui miệng, cứ gọi.

Tập Truyện và Kư gồm 23 bài viết rải rác khoảng trên dưới mười năm vừa qua. Chúng ta biết văn của Mai Ninh qua Hợp Âm Trong Vùng Sân Khuất, rồi Ảo Đăng, và gần nhất là Cá Voi Trầm Sát. Tâm hồn mỏng mảnh, như người. Văn phong mượt mà, như dáng. Dịu dàng, thắm thiết, như giọng. Chẳng chỉ thế, c̣n có những câu, và những chữ, chỉ có thể là Mai Ninh chứ không ai khác được. Nhưng trên tất cả, văn chương Mai Ninh là văn chương con người, nhất là kiếp phụ nữ, trong cào cấu vùi dập của định mệnh. Mạch Nha khác. Hồn nhiên, đôi lúc tinh quái, nhưng lúc nào cũng đôn hậu. Văn Mạch Nha thường âm vang tiếng cười, nhưng lắm lúc bất ngờ ngào nghẹn. Tiếng khóc chực bật ra, nhưng không. Mạch Nha ḱm  nỗi đau bằng những nghĩ suy trầm tĩnh của riêng ḿnh, nhưng dưới lớp vỏ chín chắn là những vết thương đang lên da, măi măi lên da, đợi t́nh nhân ái chữa cho lành. Cổ Ngư, nhà văn nam trong bộ ba, khác. Văn anh phản ánh nam tính, và dẫu có vẻ nặng hơn về suy biện nhưng cũng chẳng dấu được người đọc góc cạnh cảm tính một nghệ sĩ đa năng. Cổ Ngư đả xuất bản tập truyện Đêm Nghi Ngại, làm báo, làm thơ, viết nhạc. Cổ Ngư c̣n là một thành viên chủ chốt của Thư Viện Diên Hồng ở Paris, nơi qui tụ những người Việt trẻ c̣n gắn bó thiết thân với văn hóa đất mẹ.

Tập Truyện và Kư chia làm ba phần.

Phần 1, Ăn Quá Khứ, tựa một truyện rấtMai Ninh, khi đọc  xốn xang, đọc xong ngậm ngùi. Nối vào hiện tại, quá khứ là cái c̣n lại, khó cho rằng đó là những chuyện ngày xưa, không khả năng tác động lên tâm và t́nh, uốn nắn chuyện bây giờ từ cái khung quá văng.  Những người bạn, bát bún ốc, mùi ổi thơm… tưởng đă xa đi, nhưng không, vẫn đó. Để hiện tại là hiện tại của những người có quá khứ, cái đáng quên đă quên đi, cái c̣n nhớ th́ đó là những móc xích vào thời gian để ḿnh ư thức được ḿnh. 

Phần 2, Những Mảnh Thất Tán Trong Đời Thường, tập hợp Kư. Mạch Nha nói đến Du Tử Lê  gián tiếp qua Hạnh, một người yêu thơ. Cách thế đó tạo ra hiệu quả bất ngờ, cho phép thấy nhà thơ nh́n từ tâm t́nh người đọc. Cổ Ngư tŕnh bày cảm quan sắc xảo của ḿnh với những nghệ sĩ anh quí mến, có nhà văn Kiệt Tấn, nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và nhất là Trịnh Công Sơn, kẻ hát rong cho ba thế hệ. Mai Ninh viết về Phùng Quán và Lê Uyên Phương, và rất đặc biệt, về những người đàn bà Quảng B́nh xưa là thanh niên xung phong, nay vất vưởng khi đất nước đă qua ṿng chinh chiến. Đây là một kư sự về những thất tán bi tráng nhất, người đọc ứa nước mắt v́ bao khốn khổ đè trên những mảnh đời bất thường (!) đă từng đấp mô khuân đạn một thời chiến.

Phần 3, Đến Những Vô Cùng, tự nhủ tuyệt đối không có ǵ hấp tấp v́, trên con đường đến đó, vẫn có một khoảng cách giữa ‘‘đe dọa’’ và ‘‘xẩy ra’’. Tôi vừa dùng hai tít truyện (tản văn?) của Mạch Nha, văn rất dí dỏm, duyên dáng. Nhưng không phải thế mà văn Mạch Nha không khiến ta suy tư về những vô cùng, ngữ nghĩa đă khơi động ḍng sông từ sinh đến tử, thế giới từ li ti vô cùng nhỏ đến những thiên hà vô cùng lớn. Mặc dầu ta sống ở đây, trong ba chiều không gian. Quá khứ, ư thức đoạn thời gian đánh rơi, là chiều thứ tư. Nó tồn tại, v́ chỉ trong chiều kích không gian mới có chuyển động. Như bay từ phi trường Charles de Gaulle về Tân Sân Nhất. Như khi Cổ Ngư quay về TP Hồ Chí Minh chộn rộn hóa thân, t́m ra cái Cơi Riêng cho ḿnh trong một Sài G̣n nhạt nḥa kư ức. Như Bụi Lưu Cửu của  Mạch Nha bay về từbiển cả . Hay như Mùa Mưa Xa trên một chuyến xe của Mai Ninh, kư tuyệt vời, xa vắng, da diết, ngậm ngùi.

Đọc tập Truyện và Kư của Mai Ninh, Mạch Nha và Cổ Ngư khi trên màn h́nh, khi in ra những tờ rời, tôi không khỏi băn khoăn. Một  tuyển tập hay và t́nh như vậy mà không  đến được  tay những  người  yêu văn chương bằng tiếng Mẹ th́ quả là một  lăng phí. Ngẫm lại, chúng ta đă lăng phí quá nhiều. Từ máu xương đến nước mắt. Đôi khi cả tương lai. Thế th́ lăng phí thêm chữ nghĩa nữa ư? Lăng phí những dấu vết  tâm t́nh tôi vừa có duyên may được đọc, phải chăng, chúng ta đang coi nhẹ quá khứ trên bước gập ghềnh vào tương lai? Và không quá khứ, lấy ǵ tŕ kéo để chúng ta không như những hạt cát bay tung vào vô định?

Tập Truyện và Kư này phải đến tay các bạn. Mong thay[1].

 

Nam Dao

28-08-2007

 



[1]Tập Truyện và Kư này sẽ do Nxb  Văn Mới ( California, U.S.A) in trong năm 2008.