Về Tiểu Thuyết Lịch Sử i
Viết tiểu thuyết lịch sử và truyện ngắn mang đề tài lịch sử (TNLS) có phải là trốn chạy hiện tại bằng cách lẩn ḿnh vào quá khứ ? Sự xuất hiện, trong cũng như ngoài nước, của một số TNLS và tiểu thuyết lịch sử trong thập niên vừa quaii là động cơ để trả lời câu hỏi đặt ra, trả lời cố nhiên với câu rào đón, theo thiển kiến, th́…
Th́ sao ? Trước tiên, lẩn vào quá khứ, nhưng quá khứ nào? Chính sử – thường kể những chuỗi biến cố và nhân vật sắp xếp lại thế nào để củng cố quyền lực đương đại – vẽ ra cái quá khứ với ư đồ biện hộ tính cách chính danh một triều chính. Tất nhiên, tốt đẹp phô ra. Xấu xa ta đậy lại. Và viết tiểu thuyết lịch sử theo cái quá khứ đó, nhà văn trở thành đồng lơa với quyền lực chính trị, làm công việc kẻ lông mày cho xác chết ? Nhưng thế, để làm ǵ ? Đi về đâu ? Nhất là một khi người viết chẳng khác ǵ kẻ tô son vẽ phấn lên mặt mũi đă nhợt nhạt sinh khí trong pḥng lạnh những nhà quàn với những ṿng hoa cườm !
Với một nhà văn, lịch sử không là những xác chết và những sự cố biên niên ù ĺ. Trong tiểu thuyết lịch sử , quá khứ là lịch sử nh́n bởi nhà văn, nhà văn như chủ thể. Đó là thứ quá khứ tái chiếm hữu và tái tạo từ vị thế hiện tại của chủ thể i i i, với ư thức về giới hạn của sự truy lùng chân lư « khách quan », một từ lẽ ra không bao giờ nên có ngoài cái chúng ta quen miệng gọi là khoa học tự nhiên ! Để tái chiếm hữu lịch sử, nhà văn phải nh́n ngược thời gian với một quan điểm triết lư ( duy vật, duy tâm, biện chứng này nọ…), từ đó suy xét phân giải những sự cố, và thậm chí phán xử, cách này hay cách khác, những con người có tên tuổi trong chính sử. Minh oan, buộc tội… tuỳ nặng nhẹ, nhà văn bắt họ đội mồ đứng dậy. Nguyễn Huy Thiệp và Trần Vũ trong những TNLS nặng về phán xử iv. Nguyễn Mộng giác thiên về phân giải một thời tao loạn. Hoàng Khởi Phong th́ đánh thức Đề Thám từ một khúc hùng ca vang vọng núi đồi Yên Thế.
Tiếp cận quá khứ từ vị thế hiện tại dĩ nhiên đèo bồng vào lịch sử được tái tạo qua tiểu thuyết những vấn nạn hiện tại. Ở điểm này, đèo bồng đó đến khi th́ từ ư thức, khi vô thức, nhưng ít hay nhiều đều nhằm truy nguyên nguồn căn của những vấn nạn, v́ lẽ hiện tại nào cũng là tổng hợp những thành tựu và những thất bại trong quá khứ. Dưới mặt nổi của đời sống hôm nay có bao nhiêu dấu vết những người trăm năm cũ- tựa sách Hoàng Khởi Phong - tưởng như là không c̣n. Những dấu vết đó hiển nhiên là Sinh lư qua truyền giống, Tâm lư qua văn hóa. Rồi Trí tuệ. Và cả Tâm linh. Nói gộp, đối tượng của tiểu thuyết lịch sử chủ yếu là văn hóa, không phải là sự cố và những con người có tên trong lịch sử. Xin được trích Lời Ngỏ trong tiểu thuyết Gió Lửa:
«…Nhưng nói cho cùng, lịch sử vẫn là sản phẩm của những con người suy tư và hành động trong một mẫu h́nh văn hóa nhất định. Vậy th́ yếu tố nào trong mẫu h́nh kia có thể là nguồn căn của những cuộc nội chiến mà ta là nạn nhân của chính ta ?…Tránh cho cảnh máu lại đổ lệ lại rơi, không thể không đặt cả cái mẫu h́nh văn hóa đó lên bàn giải phău để suy ngẫm, hội chẩn, và rồi cắt bỏ những phần nhiễm độc trong tâm thức. Chỉ có như vậy, phần nào tương lai mới rơ nét ngơ hầu hiện tại cưu mang được hy vọng… ».
Phần nói trên, là mặt tiếp cận quá khứ từ hiện tại. Mặt ngược lại, tiểu thuyết lịch sử mang khả năng phê phán hiện tại qua cách đảo ngược và xoay ngang những sự cố cũng như tính chất những con người trong quá khứ v. Tưởng tượng, Nguyễn Huệ không chết sớm, Minh Mệnh không tàn sát giáo dân, Tự Đức nghe và làm theo điều trần của Nguyễn Trường Tộ, vv…th́ hôm nay thế nào ? Với cách nh́n như vậy, hiện tại mang cái khả năng ‘’ khác được ‘’. Tiểu thuyết lịch sử , trên quan điểm này, không trốn chạy. Lẩn vào quá khứ để chiếm hữu và tái tạo lịch sử , tiểu thuyết là sự dấn thân của nhà văn nhằm phục sinh một hiện tại cần tháo gỡ hầu thoát khỏi những bế tắc tiêu vongvi. V́ thế, tiểu thuyết lịch sử hoá ra một tập hợp những dự phóng về một tương lai có thể có được. Chính sự khả hữu này làm đổ mồ hôi trong công việc viết văn. Và tiểu thuyết lịch sử, nói cho cùng, phải là máu cũng như nước mắt người viết.
Như vậy, viết không phải là chỉ để chơi tṛ chữ nghĩa. Chữ - như điều kiện cần trong văn chương - đă đành. C̣n Nghĩa. Và biết bao nhiêu hoài băo.
Nam Dao
Quebec
31-03-02
________________
i Nhân đọc Nguyên Xuân Hoàng, Tiểu thuyết lịch sử , tại sao ? Văn số 63-64.
́i Sự phân định giữa truyện ngắn và tiểu thuyết không phải chỉ ở cấu trúc mà c̣n ở lượng chuyển tải nội dung. Xem (vi) về một tiêu điểm.
́́i Tạm kể về tiểu thuyết lịch sử : N M Giác : Sông Côn Mùa Lũ (tái bản NXB Văn Nghệ, California 2001); Nam Dao : Gió Lửa (NXB ThiVăn, Canada 1999), Đất Trời (Văn Mới, California 2002); Hoàng Khởi Phong : Người Trăm Năm Cũ I, II (NXB Người Việt, California 2002); Nguyễn Văn Khánh : Hồ Quí Ly (NXB Phụ Nữ, Hà Nội, 2001). Về TNLS : Trần Vũ : Cái Chết sau Quá Khứ (NXB Hồng Lĩnh, California 1992), Nguyễn Huy Thiệp : Như Những Ngọn Gió (NXB Văn Học, Hà Nội 1995). Đây chỉ là tạm kể, mong các nhà nghiên cứu văn học chịu khó bổ túc cho.
iv Trích Lời Ngỏ trong Gió Lửa :«… Ngoài ḍng chính sử, c̣n có phần lịch sử h́nh thành qua trí tưởng tượng, óc phán đoán, và cao hơn là sự cảm nhận từ quá khứ những vấân đề của con người và xă hội hiện vẫn tồn tại. Ở đây, biến cố lịch sử trở thành đối tượng đem soi dưới lăng kính chủ quan, nhào nặn lại để rồi, qua ng̣i bút người viết, thành tiểu thuyết dă sử. Hiểu như vậy, không ai phủ nhận được phần trách nhiệm của những tiểu thuyết dă sử. Soi rọi vào những vấn đề nhân quần xă hội và thân phận con người trong quá khứ là một cách đi t́m sự sống tàng ẩn trong lịch sử. Lịch sử đó là lịch sử sống. Nó tạo được khả năng nh́n vào tương lai dưới một góc độ nào đó. Chỉ kể ra những biến độâng và sự cố, loại chính sử biên niên đơn thuần ghi lại lịch sử chết. Nó thường bịt ít nhất là một trong hai con mắt ta lại.»
v Họ qua Nguyễn Huệ, Nguyễn
Ánh…để phán xử sự hung tàn của quyền
lực. Có lẽ v́ thế mà Điều 22 trong Luật
xuất bản của nhà nước CHXHCNVN nêu rơ: Nghiêm
cấm các xuất bản phẩm cĩ nội dung :
1,2,3…và 4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành
tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc.
vi Xem (v) để công nhận sự tinh vi của điều 22 nói trên.
v́i Trích Lời Ngỏ trong Đất Trời :«… …Thắng một cuộc chiến giành độc lập không phải chỉ có gươm giáo súng đạn đuổi giặc. Thắng, tối thiểu là giữ được văn hiến, gọi rộng ra là văn hóa. Thắng lớn, là phát triển văn hóa của ḿnh. Giành được độc lập mà dân kiệt sức th́ xă hội ră ra để buông thả vào những mô thức rập khuôn. Một khi đó lại là mô thức của những keœ ngoại xâm th́ thắng hóa ra là bại. Thời Nguyễn Trăi, dẫu có giữ được sức dân, nhưng rút cục nhà Hậu Lê phải dựa dẫm vào mô h́nh phong kiến Tống Nho. Cuộc chiến giành độc lập thời Minh thuộc chỉ tạo lại một guồng máy quan nha bản địa. Thế th́ độc lập để vậy ư ? Thắng rồi không biết ḿnh là ai, là ǵ ? Rút cục, thắng hay bại ? Và tại sao ? ».