XiecChuF

Nam Dao

Xiếc chữ*

Bất b́nh tắc minh

Hàn Dũ

 

Khỉ bất tử +  computơ có bộ nhớ vô hạn + [0,1] = Thượng Đế, một ư niệm tiệm cận ở vô tận trục thời gian của con Người hữu hạn. Sợi dây chăng từ hiện tại đến tiệm cận đó là văn hóa, vắt chông chênh giữa hai bờ vực, một bên là tâm, bên kia là trí : giữ thăng bằng tránh hụt chân rơi vào thăm thẳm là công việc nhà văn.

1. Khỉ, [0 , 1], và…

Cho một con khỉ một cái máy chữ. Khỉ bất tử, máy chữ cũng vậy, tức không có thời gian. Khỉ gơ máy, gơ ‘‘vô tư ’’ , theo tính ngẫu nhiên, vừa gơ vừa ăn chuối.Thế mà cuối cùng (của cái ǵ nhỉ, trong vũ trụ phi thời gian ?) sẽ có đủ thứ, đủ mặt. Phương Pháp Luận của Descartes, định luật quả táo (bà Eve có nếm qua) của Newton, Nguyên Lư Ngẫu Định của Heisenberg, thuyết Tương Đối hẹp, rồi tổng quát của Einstein, hằng số Planck…Về văn chương, có Ly Tao của Khuất Nguyên, Nam Hoa kinh của Trang Tử, rồi nào là Trung Dung, Luận Ngữ, Tứ Thư, Ngũ Kinh cho đến Nền Cộng Ḥa của Platon, Luận Lư của Aristote. Rồi Cervantes của Don Quichotte (hay ngược laiï), Công Ước của Rousseau, Ulysse của J Joyce, Hữu Thể và Hư Vô của Sartre. Lục kỹ, ơ này có Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, Bếp Lửa của Thanh Tâm Tuyền. Lạ chưa, vừa rồi có cả Trang Tôn Kinh Huyền Hoặc Hậu Hiện Đại của Trần Vũ. Hay chưa, xem này, có cả « Vấn đề đoạn tuyệt với quá khứ để lên đường»[1] của Thụy Khuê.

Có thật là lạ không? Bây giờ khỉ bỏ máy chữ kiểu cổ, gơ computơ, không cần màn h́nh v́ gơ ‘‘vô tư’’, nhưng cần một bộ nhớ vô hạn. Và chỉ phân biệt hai nút, trắng là 0 và đen là 1, là đủ. Tập hợp nhị phân (0,1) có khả năng biểu diễn mọi thứ ngôn ngữ, h́nh ảnh, âm thanh. Phi thời gian, trong hằng hà vô số kư bản có cả Bản Giao Hưởng số 5 của Beethoven, tranh Guernica của Picasso, nằm đâu đó cạnh  nào là  Barthes, Derrida, Foucault, Nabokov, Steiner… những tên tuổi á thánh thường được nhắc trong lư luận văn học đương đại viết bằng ngữ Việt. Xin nhắc, khỉ vừa gơ vừa ăn chuối ( lượng chuối vô hạn) trong vũ trụ phi thời gian, với một cái computơ có bộ nhớ cũng vô hạn, là nhân loại có mọi tác phẩm, mọi kiến thức, cả khoa học, triết học và nghệ thuật. Sau hệ (0,1), ta có hết rồi, làm thế nào phân biệt được cũ-mới đây.

2. Chặt, và đứt.

Làm thế nào ? Ḿnh là người, nó là khỉ. Không, luận cứ này gẫy ngay. Thủy tổ ḿnh là nó, lại ở đâu bên Phi Châu, theo hai con đường, đường lên Bắc Á, rồi phân tán, di cư, di tản xuống phía Nam măi đâu dăm chục ngh́n năm trước, đích thị là ta. Ta từ hang đá chui ra, vươn vai một cái rồi ta lại vào ? Cũng không ! Ta không lại vào như thế. Ta đoạn tuyệt với «quá khứ» chứ ! Bằng chứng trong văn chương ta, có Tự Lực Văn Đoàn ‘’chặt đứt’’quá khứ thế hệ Tản Đà, nhà nho buổi Tây học, gầy nên văn thơ tiền chiến. Chưa chiến, Trần Dần và nhóm Tượng Trưng đă «chôn tiền chiến» với tuyên ngôn hạ huyệt phong trào lăng mạn nhóm Tự Lực nhập từ nước Đại Pháp. Chiến rồi xuôi Nam, mấy năm sau th́ nhóm Sáng Tạo  tiếp tục cuộc chôn cất Tự Lực, không ai khóc, tang lễ vui tươi, dứt khóat đoạn tuyệt với quá khứ, và, xin trích Thụy Khuê « sự đả kích tiền chiến và Tự Lực Văn Đoàn của Sáng Tạo cũng ‘’hời hợt’’,’’ấu trĩ’’ như Tự Lực Văn Đoàn đă từng đả kích hời hợt và ấu trĩ thế hệ Tản Đà.» Đọc những nhận định của Thanh Tâm Tuyền ( tr 16, bài Thụy Khuê #1), ‘’hời hợt’’,’’ấu trĩ’’  thế nào ?  C̣n về phần Tự Lực Văn Đoàn ‘’hời hợt’’,’’ấu trĩ’’ ra sao th́ cũng không có dẫn chứng ǵ. Nhưng thôi, cứ tin cũng chẳng sao, v́ ngay câu sau, Thụy Khuê tự mâu thuẫn : «…thật sự là Sáng Tạo đă có những thảo luận đứng đắn về những quan điểm sáng tác ». Thế là thế nào ? Ai lại có thể cùng một lúc hời hợt ấu trĩ mà rồi  vẫn có «những thảo luận đứng đắn» và «…họ đă thành công trong việc đổi mới văn học Việt Nam …» ? [2]  Vâng, bà đánh giá là cả Tự Lực Văn Đoàn và Sáng Tạo « thành công trong việc đổi mới văn học» và đặt vấn đề :   «t́m hiểu tại sao họ lại thành công trong việc ‘’chặt đứt’’ quá khứ của họ. Trong khi văn học hải ngoại, từ 20 năm nay, cũng muốn ‘’chặt đứt’’ quá khứ, nhưng chưa có những thành tựu đáng kể»(#1,tr 17).

T́m hiểu, Thụy Khuê đưa ra hai nhận xét. Thứ nhất, Tự Lực và Sáng Tạo hô hào đánh đổ cái v́ biết là họ có thể dựa vào một điểm tựa mới. Tự Lực dựa vào văn thơ Pháp đánh đổ thế hệ Tản Đà, c̣n Sáng Tạo đánh đổ Tự Lực «…v́ họ biết chắc là họ đang nắm thực chất của ‘’văn hóa hiện sinh’’,  của ‘’văn minh siêu thực’’, những ḍng tư tưởng chính của thế kỷ XX…»(#1, tr 17).

Nhưng cái ǵ là hai cái cụm từ ghê gớm trên th́ Thụy Khuê không nói và v́ thế tôi, người đọc, chẳng biết hiện sinh kiểu ǵ ( vô thần, hữu thần, Nietzsche hay Kierkergaard hay Marcel hay Ponty hay …vân vân). Rồi ai nắm ǵ, ai không ? Đến phần sau, bà mới hé cho biết là Thanh Tâm Tuyền nắm   Nietzsche, xử dụng siêu thực Breton về mặt tạo h́nh, nhưng rồi với tập Dọc Đường, ông lại hiện thực với cả Balzac, Freud ( dấu ? của tôi, v́ tôi chẳng biết Freud  hiện sinh chỗ nào), Dostoievsky. C̣n Mai Thảo, theo bà cũng thành công, th́ «không   phải là một nhà văn hiện sinh » (#1, tr 19). Số thành tựu c̣n lại, đủ mặt bá quan (Vũ Khắc Khoan, Nguyên Sa, Doăn Quốc Sĩ, Nhật Tiến…), chẳng hiện sinh hiện xiếc ǵ, và thậm chí có tí ti siêu thực cũng lại vẫn TT Tuyền với ảnh hưởng của kỹ thuật Breton như nói trên. Thứ nh́, Thụy Khuê huỵch toẹt, Sáng Tạo nói vậy mà không phải vậy,(#1,tr 17),  và các vị c̣n lại được bà gán những là «tiền chiến», là «nhà nho xuống đường», là «giao lưu kim cổ». Thế th́ Sáng Tạo «…biết chắc là họ đang nắm thực chất của ‘’văn hóa hiện sinh’’,  của ‘’văn minh siêu thực’’»  hiểu làm sao được đây ?  Hay là v́ tôi, người đọc, chậm hiểu. Ừ,  để yên ḷng cứ cho là thế vậy!

Vậy, nhưng có điều buồn hơn vậy : nhà văn Việt Nam cứ phải dựa vào văn học và tư tưởng mấy vị ở trời Tây mới có chỗ dựa để đánh đổ thế hệ trước ( tức là lấy Tây đánh Ta, nói kiểu tiếu lâm Bắc Hà)? Nếu có thế, quả là bị «thực dân trị» vào máu vào óc, tự ti đến độ giải thích vận động của bản thân văn hóa ḿnh qua văn hóa người ta ( tức Tây!).

Không phải vậy, v́ cuối cùng th́ chính Thụy Khuê lại tự phản biện : trừ TT Tuyền (theo chủ quan của bà), mấy nhà văn nhóm Sáng Tạo có dựa vào cái gọi là ‘’văn hóa hiện sinh’’ và ‘’văn minh siêu thực’’( sic!)[3] ǵ đâu. Tôi nhớ có đọc một cuộc phỏng vấn Mai Thảo, trong đó ông nói, Sáng Tạo chẳng có tổ chức, giáo điều, quan niệm, lư thuyết ǵ cả, hợp th́ đi lại, chơi bời, nhẩy đầm, rượu chè với nhau. Thế mới hay : hiện sinh ở ngay trong đời sống, dám là ḿnh ( chữ Thụy Khuê lập lại nhiều lần ) ở cái nghĩa đó, và từ xuất phát điểm sống mà viết, giản dị thế thôi !

2. Lại mới – cũ

Giản dị, mà lại chẳng giản dị, v́ Sáng Tạo đă «…thành công trong việc đổi mới văn học Việt Nam …». Vấn đề mới-cũ vẫn đấy! Những con khỉ không có máy computơ với bộ nhớ vô hạn và chịu luật sinh tử như những con người th́ không thể khẳng định là không có ǵ mới, không có ǵ cũ. Trong văn học, thời gian không phải là thước đo cũ-mới. Hồ xuân Hương , sống khoảng trên 2 thế kỷ trước, vẫn mới, và mới chẳng kém ǵ Linda mặt ngang, tuy t́nh tự th́ có khác. Cervantes, sống gần 6 trăm năm trước, so với nhiều tác giả hiện đại th́ vẫn rất hiện đại, thậm chí có những đoạn văn rất hậu hiện đại. Cũ, là cái nhàm. Nghe (đọc) nhiều lần, tất biết rồi khổ lắm nói (viết) măi, và chẳng ai bảo là mới, là không nhàm, nhất là người phải nghe (đọc). Và, lô gích nhị nguyên sơ đẳng, không nhàm không cũ là mới.

Nhưng mới ở đâu ? Cấu trúc, ngữ nghĩa ? H́nh ảnh, âm thanh, thuộc diện ngoại vật ? Tâm t́nh, tâm lư, thân phận là phần nội tại ? Ở đâu cũng được. Ở mọi phạm trù, cả nội dung lẫn h́nh thức, càng hay. Mới-cũ nằm ở cách nh́n. Trong khoa học, rất nhiều thí dụ khá cụ thể. Mời bạn nh́n quả táo Newton rơi khi bạn ngồi một chuyến xe lửa tốc hành rồi tưởng tượng nó đi với tốc độ ánh sáng để ngẫm thuyết tương đối hẹp, chẳng hạn. Trong văn chương, xin bạn hoá thân thành Khuất Nguyên vật vờ bên ḍng Mịch La, nghe lăo lái đ̣  bảo nước sạch th́ giặt giải mũ, nước đục th́ rửa chân. Bạn cũng nghe rồi cảm Khuất Nguyên v́ bạn đă, hoặc đang, sống cái nỗi đau trong Ly Tao. Nỗi đau không mới, nhưng có đấy, nên lúc nào cũng mới như sự hiện tồn của chính bạn. Mới làm sao hơn thế được nhỉ ? V́ vậy, tính mới-cũ một tác phẩm nằm ngay ở sự cảm nhận của người đọc. Cái mới có thể nằm trong h́nh thức cái cũ,  nhưng mới phải có khả năng truyền đạt để tồn tại, tức là, phải tất yếu. Cái mới tồn tại được là cái mới mở ra chứ không khép lại, có khả năng phóng chiếu vào những chân trời cảm thức và ư thức mới, không sáo ṃn, nhàm cũ, cliché, khẩu hiệu.

Đổi mới với Tự Lực, rồi Sáng Tạo, là tất yếu. Cũng như lời vẫy gọi nhau lên đường của những nhà văn nhà thơ trong Văn Học Việt Nam Hải Ngoại, từ quen miệng nhưng rất đáng ghét. Đă viết bằng tiếng Việt, th́ là văn học Việt Nam , hải ngoại và trong nước là hai tính từ có tính địa lư và chẳng dính dấp ǵ đến văn học cả.

3. Chặt, không đứt !

Lên đường, nghe mới thôi thúc làm sao! Lên đường đổi mới văn chương, chao ôi, chông gai thế nào ! Thời Tự Lực, những Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam đă làm tiếng Việt trong sáng, thanh tao, hiện đại. Thứ là, họ mang vào văn chương ư thức một xă hội vận chuyển từ cái khung truyền thống đậm đà tính phong kiến đang quá độ lên mức tiểu tư sản thành thị. Thời Sáng Tạo, có khác. Cuộc nội chiến tương tàn đưa con người vào những băn khoăn siêu h́nh, những khắc khoải thực tế sống nay chết mai, sinh Nam tử Bắc (hay ngược lại)[4]. Họ khó mà lăng mạn kiểu tiền chiến trước thực tại bi thương, đặc biệt, nhà văn Dương Nghiễm Mậu đă để lại một số tác phẩm làm chứng tích một thời kỳ lịch sử đen tối.

Nhưng lên đường thế nào ? Có bắt buộc lên đường là ‘’chặt đứt’’, là đoạn tuyệt với quá khứ không ? Và nếu có, th́ quá khứ nào ? Quá khứ văn chương thế giới ? hay quá khứ văn chương Việt Nam ( và chỉ miền Nam thôi sao ?). Ở điểm này, Thụy Khuê rành rọt hơn, kể Nhất Linh khâm phục Tolstoi, Thanh Tâm Tuyền khâm phục Dostoievsky, hai vị này là hai ngôi sao ở hai thái cực trong văn chương nội địa, Nhất Linh viết về những con người b́nh thường, TTTuyền viết về những con người bất thường, thác loạn (#1, tr 36). Bà kết luận « Tóm lại là không thể có sự chặt đứt với quá khứ, và có muốn chặt đứt cũng không được . Bằng chứng là TT Tuyền muốn chặt đứt với quá khứ tiền chiến, những ông lại phải dựa vào quá khứ thế kỷ XIX, của Nietzsche (1844-1900), của Dostoievsky (1821-1881), của Freud (1856-1933)…để tạo nên con đường tư tưởng của ḿnh »

Thế là hai nhà văn (theo bà là) quan trọng đều có người «bảo lănh», toàn là những vị tai to mặt lớn trong văn học thế giới. Vậy là không chặt đứt với quá khứ văn chương thế giới ! Và, lại xem, bà viết «  Khái Hưng, Nhất Linh,và Thạch Lam vẫn c̣n tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà văn Việt Nam trong hậu bán thế kỷ XX : từ B́nh Nguyên Lộc, Vơ Phiến đến Doăn Quốc Sĩ, Mai Thảo, Nhật Tiến, Vơ Hồng, Duyên Anh…bằng kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết, kỹ thuật mô tả, cách phân tích tâm lư, lối nh́n sự vật qua tâm cảm người viết vv…» (#1, tr35).  Vậy, tức là không chặt đứt với quá khứ văn chương Việt Nam ! Hai anh lớn ( tức Nhất Linh, TT Tuyền) dựa vào mấy ông lớn mắt xanh mũi lơ, đàn em (tức những nhà văn vừa kể) th́ dựa vào hai anh. Tóm lại, nền văn chương của Việt Nam ta là sự dựa dẫm, và những nhà văn nói trên đứng một ḿnh đều không được, lao chao theo cách đi đứng của các vị đàn anh, hoặc đang sống, hoặc đă chết. Chao ôi, đến là đáng thương, viết văn làm ǵ cho khổ  !

Kể đến đoạn này, Thụy Khuê nhắn nhủ « kinh nghiệm này có thể rất hữu ích cho những người viết trẻ hiện nay muốn đổi mới văn học. Trước hết phải t́m cái nền làm điểm tựa ( ngoại trừ những trường phái như  hậu hiện đại, phá cấu trúc mà chúng tôi muốn sẽ nói đến ở phần sau) »(#1,tr 36). Bà viết tiếp  « …hiển nhiên là đă có một sự chặt đứt với quá khứ rồi …Có hai lư do chính :

-       V́ không có phưong tiện tiếp xúc với văn học miền Nam,như trên đă nói, trong nước : sự thiêu hủy sách vở sau 75 chưa khôi phục lại, ngoài nước : v́ không muốn t́m đọc….

-       V́ thiếu một hệ thống phê b́nh đứng đắn nên người đọc không biết hướng về đâu để t́m đọc những tác phẩm có giá trị »

4.  Điểm tựa mới và biện chứng cái bàn.

Sau khi khuyên nhủ những nhà văn trẻ như trên, dĩ nhiên Thụy Khuê đào sâu chuyện «đi t́m một điểm tựa mới» (#1, tr 38). Bà chỉnh lư cho những nhà văn nhà thơ đang Tân H́nh Thức hay Hậu Hiện Đại sáng tác của họ. Về Tân H́nh Thức, nhà thơ Khế Iêm đang ở  đầu sóng đỉnh gió, với những bài tham luận nghiêm chỉnh trong tạp chí Thơ và trên mạng  Talawas. Về Hậu Hiện Đại, hai vị Nguyễn Hưng Quốc[5] và Hoàng Ngọc Tuấn đứng mũi chịu sào từ nhiều năm qua, trên tờ Việt, một tờ báo lấp được đôi phần « chốn vắng tư duy », chữ Trần Vũ bịa, trong Trang Tôn Kinh  đă dẫn. Về phần Hoàng Ngọc Tuấn, biên khảo Văn Học Hiện Đại và Hậu Hiện Đại qua Thực Tiễn Sáng Tác và Góc Nh́n Lư Thuyết [6] rất đồ sộ, công phu, và mang lại rất nhiều kiến thức cho những người sáng tác. Riêng HN Tuấn, ông c̣n sáng tác[7], chứng tỏ phê b́nh và lư luận văn học không chỉ suông, mà có thực tiễn. Những vị Khế Iêm, HN Tuấn, N H Quốc này có thẩm quyền để thảo luận với Thụy Khuê, v́ thế tôi xin được miễn dịch.

Nhưng ngoài  Tân H́nh Thức và Hậu Hiện Đại, Thụy Khuê bàn thêm về hiện tượng «sinh dục hóa thơ văn » đề cập trong Trang tôn kinh của Trần Vũ. Dù không ai khác hơn là nhà thơ Đỗ Kh đẻ ra cô Linda mặt ngang có thể vui miệng tranh căi (nếu đáng), ở khuôn khổ bài viết ngắn này cho đôi hàng đề cập đến « biện chứng của cái bàn và cái lá đa» trong cặp đối kháng  thanh-tục của ngôn ngữ.

Thụy Khuê hỏi và trả lời[8] :

«Những tiếng nôm na để chỉ bộ phận sinh dục có phải là những tiếng «thật» nhất không ? Trong đời sống hàng ngày, trong đời sống sinh lư, trong đời sống nội tâm…bạn có dùng những tiếng ấy để nói chuyện với ḿnh, với đối tác (partenariat)[9] hay không ? Chắc là không….Tại sao ?

1- Câu trả lời đầu tiên : bởi v́ nó «tục» quá…( bà dài ḍng kể cửa ḿnh là l…, chim là c…, hai loại sau chỉ dùng trong lời chửi, văng tục…)

2- Nhưng nh́n sâu hơn và một cách toàn diện hơn : những tiếng tục hay không tục cũng chỉ là những tên gọi. Nói chung, với tất cả  các loại tên gọi, tiếng nôm âm hưởng b́nh dân, tiếng Hán Việt âm hưởng lịch sự có học, nhưng cả hai đều là kư hiệu của ngôn ngữ, nó không có giá trị ǵ đối với thực chất đối tượng mà nó chỉ định[10] : Khi bạn nh́n hoặc nghĩ đến cái bàn, bạn không ‘’gọi’’  nó là cái bàn  hay án thư  nữa mà bạn nh́n và nghĩ về nó như một thực thể; dùng để ăn cơm, dùng để đánh bài, để ngồi viết…, hoặc là một mặt phẳng bằng gỗ, có bốn chân…, hoặc nó làm bằng gỗ lim, gỗ giổi vv…, tùy theo cái ‘’ư’’ của bạn, muốn ‘’lợi dụng’’ nó vào việc ǵ, hoặc muốn mua , bán nó. Y hệt như vậy, khi bạn nghĩ đến bộ phận sinh dục của bạn, hoặc của người partenaire (đối tác)[11], bạn cũng không ‘’gọi’’ nó là cái này, cái kia, mà bạn chỉ nghĩ đến thực chất  của nó, sẽ đem lại những cảm giác, lạc thú …ǵ cho bạn. Vấn đề tên gọi các bộ phận sinh dục bằng tiếng nôm hay tiếng Hán Việt trong những hoàn cảnh intime[12] nhất, cũng không đặt ra, bởi chúng chỉ là những tên  gọi…»

3-

4-

Thưa vâng, cái lúc hoàn cảnh intime ấy… th́ quả chẳng ai đặt vấn đề ǵ , nôm hay Hán Việt thế nào cũng «thích» cả ! Đến đây, nếu bạn đọc chưa đủ mệt, xin thư giăn bằng cách hoán đổi cái bàn  bằng cái l…, cái c…,  và từ nghiêm trang án thư  bằng từ Hán Việt âm hưởng lịch sự có học ( chữ Thụy Khuê) là âm hộ, dương vật. Rồi tùy hứng, bạn  thay thế  dùng để…này nọ vân vân  … thế nào cho hợp nghĩa và thật vui là bạn có thể có một trận cười vô tư miễn phí.  Quả thật ứng dụng Ngôn Ngữ lư thuyết vào Chủ Nghĩa Thực Dụng cái bàn để ngồi, cái l…để…là một bước nhẩy vọt của trí tuệ.

Thế cái lá đa trong quá tŕnh biện chứng nói trên là chi ? À, cái lá đa và Hang Cắc Cớ của bà Hồ Xuân Hương là một. Hăy hỏi người yêu, em ơi, vào hang nhé. Người yêu hiểu ngay, dẫu chưa được đọc lư luận văn học, nhỏ nhẻ …vươn vai một cái rồi ta lại vào, nhé anh nhé ! Thích thật, sự đời như cái lá đa mà, có ai nói nó cái ǵ khác đâu, nó là nó, nó chỉ định nó, có sao mà rầy rà nhau quá chừng vậy !

4. Con đường nào để sáng tạo ? 

  

Nhưng bỏ qua tiểu tiết, vẫy gọi nhau vào đoạn V, mà Con đường nào để sáng tạo ?  là tiêu đề. Thụy Khuê đặt vấn đề : « …người sáng tác choáng váng trước quá nhiều tên các lư thuyết được tŕnh làng, bị bắt buộc phải đổi mới. Họ không c̣n cái tự nhiên, muốn viết ǵ th́ viết nữa, sa vào mặc cảm sợ bị chê, phải viết cái mới,nhưng chưa biết cái mớí là cái ǵ. Làm thế nào để thành  mới ? »(#1, tr 44).

Làm thế nào để thành mới ? Câu hỏi cốt tử này, Thụy Khuê sẽ chỉ cho chúng ta con đường ra khỏi tháp Babylon, trong cái hội chứng Trần Vũ đặt tên, và nhiếc[13], trong lẫn ngoài nước, nhà văn Việt Nam thường đứng bến ăn vịt lộn uống bia Trung Quốc, bia Heinenken, ngắm nghía trầm trồ từ băi giữ xe. Kẻ vào tháp, đi thang máy cho đỡ nhọc, chọn tầng tháp hợp tạng, nhưng ngấp nghé ở hành lang, chụp h́nh, mua cạc-pốt-tan rồi về kể cho nhau, th́ « chúng nó » có hơn ǵ ta đâu !

Thụy Khuê kêu : « Trước những hoang mang đó, nhiều người viết văn trẻ (ở trong nước nước và Đông  Âu) quay lại với những thần tượng…Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài…Ở Phạm Thị Hoài, (họ) chỉ bắt được giọng ’’đanh đá’’( xin lỗi Hoài), ở Nguyễn Huy Thiệp là sự ‘’cộc lốc ‘’, nhưng ít ai….».  Đúng , đừng bắt chước. Điều này đúng quá. Nhưng tôi lại chạnh nghĩ đến những Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Phan Huyền Thư, Bùi Hoằng Vị…trong nước. Rồi tôi nghĩ đến Phạm Hải Anh, Trần Hoài Văn, Lê Minh Hà…ở Đông Âu. Tôi có thấy họ đi bắt chước ai  đâu ?

Nhưng thôi, xét trường hợp sau là Nguyễn B́nh Phương, tác giả Trí Nhớ Suy Tàn, và Trần Vũ. Cả hai bị mang cái án trường phái Châu Mỹ La Tinh, với «…thần tượng Marquez, hiện thực huyền ảo, nhà văn của những nước nhược tiểu nói chung, của châu Mỹ La Tinh nói riêng ». Marquez được ai phong là nhà văn của những nước nhược tiểu ? C̣n châu Mỹ La Tinh, chẳng nhẽ họ chỉ nhớ Marquez mà quên Borges, Neruda,  Fuente, Cortazar và … vân vân cũng thêm được 1, 2 cái giải Nobel khác. Không, Thụy Khuê chắc có ư vạch rơ NB Phương  thuộc một quốc gia nhược tiểu, c̣n Trần Vũ th́ gốc là một quốc gia nhược tiểu. Điều đó cũng đúng, họ đều viết văn bằng tiếng Việt, và không Thụy Khuê nói th́ ai cũng biết. Thế th́ bà dùng từ nhược tiểu có lẽ ngầm bảo chót sinh ra ở đấy th́ mặc cảm tự ti dẫn đến bắt chước là lẽ tất nhiên ?  

Điều sau mới…là một phát hiện văn học. Thụy Khuê tiếp « Nhưng ít người thành công trong điïa hạt này, bởi những nước Châu Mỹ LaTinh có một lịch sử khác với nước Việt : cái khốc liệt của họ không giống cái khốc liệt của Việt Nam ». Thế có nghĩa ǵ ?  Có phải cứ mỗi một nền lịch sử là chỉ có một nền văn học tương ứng ? Văn học và lịch sử khốc liệt là một ? Bởi lẽ những con người trong mỗi cái lịch sử khốc liệt đó biến tính đến độ hoàn toàn dị biệt không có cái mẫu số chung nhân tính ? Người Nga hẳn có một lịch sử khác với người Việt mà sao Nhất Linh bị ảnh hưởng của Tolstoi, TT Tuyền của Dostoievsky (và sau thêm Balzac với Freud, kẻ Pháp, người Đức), th́ Thụy Khuê đánh giá là thành công ? Cả Nguyễn B́nh Phương lẫn Trần Vũ theo trường phái ǵ đó bắt chước thần tượng Marquez, hóa ra cũng lại là những nhà văn « dựa dẫm », cứ như Nhất Linh và TT Tuyền khi xưa, nhưng ở điạ hạt ít người thành công là sao ?  Và v́ sao ?  Tôi đọc Trí Nhớ Suy Tàn mà tôi chẳng thấy Mạckét Mạckếch ǵ cả, lại lờ mờ âm ba kiểu Tân Tiểu Thuyết. Tôi đọc Cái Chết sau Quá Khứ, th́ văn Trần Vũ có tí chút hơi  hướm ông Mạc két, nhưng lại có  pha cả các ông khác, kể cả ông NH Thiệp, ông Nguyễn Tuân, và…rồi  nhúng  lẩu hóa ra văn Trần Vũ, khó gắn cho một cái nhăn hiệu tŕnh toà này nọ.

5. Tác giả và văn bản

Mượn lời Nietzsche (và Thạch Lam ?), Thụy Khuê nhắn nhủ những nhà văn trẻ, ḿnh hăy «dám là ḿnh». Nietzsche gào lên như vậy để báo Thượng Đế đă chết trong triết học và kêu gọi sự ra đời con người chủ thể. 

Ḿnh «dám là ḿnh»? Có phải Thụy Khuê muốn bắt nhịp cầu nối những nhà văn trẻ với thế hệ Sáng Tạo của nền đệ nhất và  đệ nhị Cộng Ḥa miền Nam khi xưa  mà bà kể thành tựu ( từ trang 17 đến 33, tức 16 trang trong bài viết 34 trang của bà) ? Dám là ḿnh không có nghĩa là ‘’chặt đứt’’ ’’đoạn tuyệt’’ ǵ với quá khứ. V́ đă xử dụng chung một ngôn ngữ và có chung một văn hóa, có muốn th́ ‘’chặt đứt’’ ’’đoạn tuyệt’’ cũng chả được. Nhưng không ‘’chặt đứt’’ ’’đoạn tuyệt’’ không  đồng nghĩa là quay về với quá khứ . Đặt một vấn đề cốt tử trong sáng tác với những người viết trẻ đương đại sau khi tuyên dương 8 nhà văn thành công nổi tiếng, ai cũng có thể có cảm tưởng là Thụy Khuê chẳng cổ vũ ǵ cái chuyện «lên đường» hay «đổi mới» trong văn học, mà ngược lại, chỉ ra một hướng «về nguồn». Quay về quá khứ  thời Sáng Tạo như mẫu mực, tha hồ chúng ta sẽ có những phó bản của TT Tuyền, Mai Thảo, rồi cả B́nh Nguyên Lộc, Nhật Tiến…Tương lai văn học Việt Nam chẳng lẽ là một sự nhai lại có ‘’ư thức’’ à ?   Tôi hy vọng là không bao giờ Thụy Khuê lại nghĩ như vậy !   Thụy Khuê  thừa kiến thức và bản lănh để chia sẻ những ưu tư sáng tạo, tính phiêu lưu của sáng tác, và sự cần thiết có một nền văn chương mở và hội nhập với thế giới. Đóng một hệ thống, dù là vật lư, sinh thái, hay thông tin (tức văn hóa),  sẽ không bao giờ thoát được qui luật Nhiệt Động Học, entropy tăng, đưa hệ thống đến ù ĺ, chai cứng và cuối cùng là sự chết. Thụy Khuê vạch cho ta thấy Tự Lực từng đổi mới, Sáng Tạo từng đổi mới, và thành công đưa văn học lên đường. Khi bà kể kinh nghiệm tiếp cận của Nhất Linh và Thanh Tâm Tuyền với văn chương Nga, Pháp, chẳng phải bà đă nghiêm túc nhắc những người viết là muốn đổi mới th́ ắt cần tiếp cận, giao thoa và cộng hưởng với thế giới văn hoá bên ngoài sao ! 

Thượng Đế chết, rồi Con Người ( chủ thể) chết, sau này Tác giả cũng chết nốt. Quả thế kỷ vừa qua có nhiều tang ma (chưa kể hai trận Thế Chiến có những cái chết sinh vật của nhiều con người). Cho đếùn đoạn này là đoạn kết, tôi đă hành xử kiểu hiện đại lạnh : tác giả chết - chỉ c̣n văn bản. Tôi chỉ tập trung vào văn bản như đối tượng phân tích, và đặt những câu hỏi tôi chưa hiểu, hoặc tôi chưa thấy có câu trả lời thỏa đáng, và quên hẳn tác giả. Đó là trí, là lư, tức chỉ là một quan năng. C̣n tâm ?  Tác giả văn bản vẫn đó, và là một người có uy tín, có đóng góp vào văn học hải ngoại qua những bài nhận định, phân loại, và phê b́nh được đánh giá. Ḷng quí mến bà không cho phép tôi ngoa ngôn, v́ tôi tin rằng chúng ta có thể ngộ nhận nếu chỉ ngừng ở mức văn bản mà quên đi đằng sau c̣n tác giả. Và nếu hiểu văn bản, không chỉ qua văn bản, mà qua tiếp cận con người  tác giả, tôi đoan chắc rằng Thụy Khuê sẽ cùng thế hệ «lên đường» góp tay vào một nền văn học đang cần chuyển dạ để sinh sôi những mầm mới, rất bức thiết, bởi nó chính là sự sống c̣n.

Nhà văn đang tồn tại, c̣n viết, th́ dám là ḿnh là dám thế nào ?    Dựa dẫm, t́m á thánh, phong Thành hoàng, rồi x́ xụp một đời vong thân tha hóa? Không !  Bắt chước, và «giả cách hàn lâm» không tạo ra nhà văn,  nhưng có khả năng biến người mọc đuôi thành khỉ. Con khỉ đó không phải là con khỉ bất tử, có computơ với bộ nhớ vô hạn, và một lượng chuối ăn đến ngày tận thế cũng chưa hết, nên cũng như chúng ta, không thể ‘‘vô tư ’’ gơ phím máy chờ cho ngẫu nhiên sinh ra tác phẩm. ư thức cái hữu hạn của đời sống, tôi khiêm tốn cố t́m cho ḿnh những lối ít lầy vết chân, trong sự nỗ lực lên đường đi t́m cái mới, như một tất yếu của cuộc tồn sinh nói chung, của văn chương ngữ nghĩa nói riêng.

 Dám là ḿnh, là dám gơ phím máy, không có Thành hoàng để van vái cầu xin «bảo lănh» và «thế chấp» văn chương. Và chỉ có trí tuệ và cảm thức trong nỗi cô đơn người viết nào cũng thông cảm. Tác phẩm, nếu có, cũng như một ánh sao rơi, mong manh thật, nhưng sẽ để chút dấu vết. V́ không có ǵ thực sự sinh ra, không có ǵ  thực sự mất đi, như qui luật bất biến ràng buộc vật chất.

Sáng tạo là đi dây chăng giữa hai đầu, đầu-vào : mồ hôi lao động viết, đầu-ra :  ẩn số chênh vênh. Xin đừng vừa ăn chuối vừa đi dây, khỉ cũng như người làm xiếc chữ, nhà văn cũng như nhà phê b́nh. Bởi hụt chân, dưới kia là vực sâu thăm thẳm.

20-12-2002

 

 



* B́nh thường trong thảo luận có tự do, bài viết này lẽ ra phải đi trên Hợp Lưu, nên với biên khảo #1 dưới đây, số trang là số của nguyên bản Hợp Lưu 68, có thể gây chút khó khăn cho bạn đọc trên diễn đàn Talawas, mong bạn lượng thứ vậy.

[1] #1, Hợp Lưu 68, tháng 12-2002, tr 14-48.

[2] Đây mới là mâu thuẫn 1 trong lư luận.

[3] Phải nói, cụm từ này « đắt» thật, nhưng có ư nghĩa ǵ th́ xin chịu. Hiểm nguy «nói chữ» là có thật chứ không siêu thực !

[4] Không thể không nhắc đến đoạn Thụy Khuê so  hận thù châu Mỹ LaTinh với hận thù Việt Nam. Bà viết «…sự hận thù của người Việt chỉ ở «ngoài da», Nguyễn Hoàng và Trịnh Kiểm là anh em cột chèo (Ngọc Bảo, chị Nguyễn Hoàng, là vợ Trịnh Kiểm), như anh em Nhật Tiến-Nhật Tuấn, kẻ Nam người Bắc. Do đó, sự thù hận của dân tộc Việt Nam , là thù hận trong t́nh ruột thịt (sic!), có thù hận mà có nương tay »(#1,tr 45). Vâng , nương nhẹ lắm, cuộc chiến kết thúc năm 75 tổng kết là có gần 4 triệu tử vong, 6 triệu thương vong, không kể số người chết trên biển cả trong những cuộc vượt biên, ước lượng khoảng 3-4 trăm ngh́n người.  Thôi, cứ cho là 4 triệu, và thế là có 8 triệu những cánh tay khẳng khiu quờ quạng níu Thụy Khuê kêu, may thật, hận thù «ngoài da» nương tay nên thế, chứ hận thù «trong ruột» xuống tay (như bọn Mỹ Latinh ?) th́ chắc chí ít là họ phải chết bao nhiêu lần rồi…Dài ḍng ở đây, tôi chỉ mong sao những ai đó sống và viết lách cho có trách nhiệm và có t́nh người với những kẻ đă nằm xuống trong cái cuộc hận thù khó ḷng mà đánh giá là «ngoài da» ấy. 

 

[5] Xin tham khảo Việt, #7, 2001, về chủ đề Chủ Nghĩa Hậu Hiện Đại và Văn Học Việt Nam .

[6] Nhà XB Văn Ngệ, 2002, California, Hoa Kỳ

[7] Bên Kia Khung  Kính, Việt, #5, 2000.

[8] (#1,tr 42-43) 

[9] Đối tác (partenariat) : tiếng Việt Nam đang Hán hóa, lại được hiệu đính bằng tiếng Pháp, cho rơ nghĩa ! Tôi hiểu là người t́nh, người yêu, hay nếu không có t́nh yêu th́ tôi gọi đối tác là…ô tục quá, thôi !

[10] Chắc Thụy Khuê đang dùng khái niệm signifiant - signifié trong Ngôn Ngữ học đây ! Không, đoạn này có vẻ là một đoạn của Sartre được ứng dụng tinh tế với ngôn ngữ Việt chăng ? Tôi chịu !

[11] Xem phụ chú 9.

[12] Từ tiếng ngoại này có nghĩa là thân gần, thân mật, theo từ điển bỏ túi Pháp Việt  của Đào Đăng Vĩ ? 

[13]  Chỗ này, tôi hư cấu theo trí nhớ đây, v́ ngại phải trích dẫn kiểu hàn lâm tỉ mủn.