Định vị Trung Quốc trên bản đồ toàn cầu
Tác giả: GSTS Nguyễn Mạnh Hùng
Bài đă được xuất bản.: 17/11/2009 11:00 GMT+7-TuanVietNamnet
·
TIN LIÊN QUAN
· Trung Quốc và “ngoại giao vết dầu loang”
· Trung Quốc “vượt mặt” phương Tây như thế nào?
· Trung Quốc trở thành điểm tựa của trật tự thế giới
· Sẽ xuất hiện thời đại bá quyền kinh tế của Trung Quốc?
·
Định vị Trung Quốc (TQ) trên bàn cờ thế giới không thể chỉ nh́n cục bộ v́ sẽ chả khác nào như thầy bói xem voi. Vấn đề này càng thêm phức tạp v́ thế giới vừa trải qua một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng.
LTS: Kinh tế thế giới có hồi phục được hay không, trong bao lâu, với thay đổi cán cân quyền lực trên bàn cờ thế giới thế nào? là những câu hỏi cần giải đáp. Nhân dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Tuần Việt Nam gửi tới độc giả bài phân tích thể hiện góc nh́n riêng của GSTS Nguyễn Mạnh Hùng - Đại Học Laval (Québec, Canada) với đề tựa: Định vị Trung Quốc trên bản đồ toàn cầu. Nh́n TQ trong tổng thể những quan hệ kinh tế và chính trị ở ngưỡng cửa thế kỷ 21, tác giả viết rằng, những vấn đề an ninh quốc tế (trong đó Biển Đông), tỷ giá hối suất đồng Nhân dân tệ, chính sách phát triển dựa trên xuất khẩu… chắc sẽ có trong nghị tŕnh giữa hai nước. Không có tham vọng giải đáp, bài viết chỉ nêu một số sự kiện với hy vọng làm sáng tỏ phần nào những vấn đề đang được quan tâm đặc biệt.
Trầm thoái kinh tế 2008-2009 và sự hiện diện của Trung Quốc
Tháng 10/2008, tin công ty tài chính Lehman Brothers trên đà phá sản đă đẩy cuộc trầm thoái mấp mé bờ vực một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Theo bước Lehman Brothers là Goldman Sach, Merrill Lynch, AIG… Tại Âu châu, t́nh h́nh các nhà băng và công ty tài chính không khá hơn.
Những nước công nghiệp cao ở mọi nơi đều đứng trước t́nh thế "cạn nguồn" tín dụng - thứ mỡ bôi trơn cho cỗ máy sản xuất kinh tế vận hành. Thế là "ông" Nhà Nước khối tư bản chủ nghĩa Mỹ-Âu xưa nay tuân thủ qui luật không (hoặc ít) can thiệp vào thị trường đành phải ra tay. Một là cho vay (tức phải in thêm tiền) và bảo trợ những công ty tài chính; và hai là bung những gói kích cầu ra để bù trừ cho sự giảm mức tiêu thụ gây ra bởi kinh tế đ́nh trệ, nạn thất nghiệp, sự suy giảm tín dụng trong tiêu dụng.
|
H́nh minh họa. Nguồn: Corbis |
Đầu năm 2009, quả bong bóng trong thị trường chứng khoán x́ hơi, độ tụt giá những tích sản chóng mặt, và người ta đă h́nh dung ra nguy cơ lặp lại cuộc khủng hoảng toàn cầu 1929. G7 rồi G20, họp để cứu ứng nền kinh tế thị trường nhưng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Kinh tế gia Roubini, và nhà tài chính Weiss…đều đă tiên liệu về t́nh trạng "bóng vỡ" này cách đây từ 2-3 năm.
Ở Mỹ, chỉ trong 4 tháng, Bernanke của Cục dự trữ liên bang đă tăng lượng cung tiền tệ gấp 2 lần, bằng lượng tăng kể từ thế chiến 2 cho đến ngày Lehman Brothers gặp khó khăn. Thâm thủng tài chính của chính phủ liên bang Mỹ lên đế 1400 tỉ đôla, gấp 3 lần thâm thủng năm trước. Hiện nay, khoản nợ của Mỹ lên trên 12 ngàn tỉ, và có khoảng 104 ngàn tỉ công trái cần bảo chứng. (Ước tính dân số Mỹ hiện nay là 307.296.760 người, như vậy mỗi người dân Mỹ chia sẻ khoản nợ trên ít nhất là vào khoảng 39.000 đôla).
Chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc với khoảng 870 tỷ công trái trong tay. Tính thêm cả dự trữ đôla, TQ nắm khoảng 2100 tỷ. Nhưng vị chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ có vấn đề của chủ nợ - xiết nợ như thế nào? Trong khi với lượng cung đôla, chắc chắn sẽ lạm phát: giá trị đồng đôla giấy so với những mặt hàng thật (dầu, vàng, sắt, nhôm….) sẽ giảm. Khi Tổng thống Nixon cho thả nổi đôla năm 1972, giá một ounce vàng từ 35 đôla lên 60 đôla. Ngày nay, 37 năm sau, giá vàng là 1000 đôla/ounce - tức là tăng 300 lần. Và đôla vẫn là tiền thanh khoản trong thương mại quốc tế, giá trị khống chế bởi chính sách tiền tệ ở Washington. Như vậy, chủ nợ buộc phải nhấp nhổm như ngồi trên lửa là điều dễ hiểu.
Ở đây, xin nói thêm về chính sách tiền tệ TQ. V́ đặt trọng tâm lên xuất khẩu, hàng TQ rẻ nếu đồng Nhân dân Tệ thấp so với ngoại tệ. Nhiều lần, Mỹ yêu cầu TQ tăng giá đồng Nhân dân Tệ, bỏ chính sách ḱm giá để giảm áp lực cán cân nhập siêu. Bốn năm trở lại đây, TQ thả nổi rất chừng mực đồng Nhân dân Tệ, nhưng vẫn duy tŕ một mức sai lệch kiểm soát được.
Nay, khi mức cầu kinh tế Mỹ (và Âu Châu) suy giảm, TQ lại càng không có lư do tăng giá đồng Nhân dân Tệ, v́ làm thế th́ không thể tiêu thụ được hết sản phẩm trên thị trường. Hơn nữa, đồng Nhân dân Tệ tăng, tức giá trị đôla giảm. Và giá trị món nợ của ông chủ nợ hẳn giảm theo. Nhưng nh́n lượng cung đôla như nói trên, giá trị của nó giảm trong tương lai là tất yếu. Đề nghị mới đây về một rổ ngoại tệ (Đô Mỹ, Bảng Anh, Euro, Nhân dân Tệ, Rúp Nga, và vàng) thay thế cho bản vị đô la Mỹ th́ cần thời gian mới có khả năng thành hiện thực.
Rồng hiện nguyên h́nh
Với lượng đôla khá lớn nhưng giá trị bấp bênh ngoài tầm kiểm soát, TQ không c̣n là "tàng Long" như lời Đặng Tiểu B́nh khuyên các hậu bối - là chớ kích động nỗi lo của Washington khi "con Rồng thức giấc". Con Rồng đó nay quẫy đuôi. Ở Phi châu, nơi tài nguyên thiên nhiên c̣n nhiều, vẫn c̣n 'dị ứng' với châu Âu - những chủ nhân ông thời thuộc địa chưa mấy xa xôi. TQ nh́n thấy những cơ hội khổng lồ tại châu lục này. Kể từ năm 2001 tới nay, tổng thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi đă tăng gấp 10 lần. Riêng năm ngoái, giá trị thương mại là 107 tỉ đôla. Trong suốt 10 năm qua, TQ ve văn bằng cách viện trợ và cho vay để xây dựng hạ tầng cơ sở, phô trương nghĩa vụ quốc tế lấy tiếng, "bôi trơn" tầng lớp lănh đạo, bán khí giới và luôn ủng hộ một sự "ổn định" - nhất là ổn định những thể chế như ở Darfur.
Gần đây, TQ đă xây dựng được mối quan hệ "mật thiết" với chính quyền Zimbabwe, Congo, Sudan. Ba năm qua, TQ kư kết thuê dài hạn đất nông nghiệp, khai thác tài nguyên địa chất, xây đập thủy điện, kiểm soát nguồn nước… và chuyển sang châu Phi mô h́nh cơ xưởng và một đội ngũ công nhân TQ khá đông, có nguồn nói số này lên đến hàng trăm ngàn. Mối lo ngại về hiện tượng di dân của Trung Quốc tại châu lục này là hiện hữu. Ở Algeria, tranh chấp xung đột giữa công nhân TQ và người bản địa đă xảy ra hàng loạt.
Người Châu Phi bắt đầu e ngại "thực dân mắt xếch". Trả lời một phóng viên, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói : “Từ lâu rồi đă có các cáo buộc là Trung Quốc tới châu Phi để khai thác tài nguyên thiên nhiên của châu Phi và thực hiện chính sách thực dân mới. Cáo buộc này theo tôi là hoàn toàn không có cơ sở. Ai là người thực sự đặt ra những câu hỏi này? Có đúng là các quốc gia châu Phi, hay lại là phương Tây đang dơi theo một cách lo ngại?”.
Tuy nhiên, không chỉ có phương Tây đặt ra câu hỏi, mà một số chính trị gia cao cấp của châu Phi cũng lo ngại. Bộ trưởng Ngoại giao Nigeria Bagudu Hirse cho rằng TQ đang ném tiền vào các thể chế tham nhũng và đàn áp tại châu Phi. Bagudu Hirse cho biết: "Chúng tôi chấp nhận những ǵ Trung Quốc đang làm. Chúng tôi chào đón sự đầu tư của họ. Nhưng họ cũng phải hiểu rằng chúng tôi rất nhạy cảm trước các vấn đề dân chủ và cai trị tốt. Chúng tôi không thể nào không bắt đầu lo lắng chuyện bị áp đặt cấm vận đối với Guinea hay Niger v́ tội cầm quyền tồi tệ trong khi họ đi sau lưng và thực hiện một số hợp đồng”.
Một dân biểu độc lập của Ai Cập là Mustafa al-Gindi coi đây là cuộc chiến giữa phương Đông và phương Tây để giành lấy chiến lợi phẩm từ châu Phi. Ông cho rằng các mối quan hệ cũ tại châu Phi đang vấp phải thử thách: “Cho dù họ nói ǵ đi chăng nữa, thực tế rơ ràng là Trung Quốc không đến châu Phi chỉ với các kỹ sư hay khoa học gia. Họ đến cùng với các nông dân. Đây là chủ nghĩa thực dân kiểu mới...”
Năm nay, Liên Hiệp Quốc đă cảnh báo việc cho thuê đất dài hạn khiến nông phẩm có thể trở thành một loại khí giới "bỏ đói" người cho thuê. Đặc biệt, việc TQ kiểm soát đầu nguồn những con sông lớn cũng đặt ra vấn đề an ninh ở hạ lưu và lượng nước cung cấp cho nông nghiệp. Đây là những áp lực chính trị "nặng kư" khi TQ cần uốn nắn những quốc gia khác vào con đường ḿnh muốn. Tương tự, với những quốc gia vùng Đông Nam Á, những đập nước trên đất TQ ở thượng nguồn sông Mekong, sông Hồng …đều là những điểm "chẹt" sinh tử có thể xử dụng khi TQ cần áp đặt.
TQ không chỉ dùng "quyền lực mềm" với châu Phi hay với những nước Đông Nam Á mà c̣n bỏ ra hàng tỉ đôla mua lại cổ phần của những đại công ty ở Mỹ, Tây Âu, Úc... gặp khó khăn kinh tế. Phải nói, đây là một cơ hội hiếm hoi, và nắm cổ phần trong một nền kinh tế toàn cầu tuân thủ những qui định quốc tế c̣n hơn là giữ đôla mà giá trị thật bấp bênh.
Nhưng ở khâu này, TQ gặp sự dè dặt đáng kể v́ các nước tiền tiến không muốn bị kiểm soát những khâu kinh doanh "chiến lược" hay để TQ "xía" vào chi phối và t́m thông tin kỹ thuật. Và cần tài nguyên thiết yếu để phát triển, TQ t́m cơ hội hợp doanh khai khoáng. Chiến lược này cũng chẳng dễ ăn: chúng ta nhớ vụ đụng chạm giữa TQ và Úc với những cáo buộc làm gián điệp kinh tế dẫn đến việc phải hủy hợp đồng đă kư kết giữa Chinalco và Rio Tinto mà theo đó, TQ mua 9% cổ phần với giá 14 tỉ đôla. Năm 2008, China Petroleum Chemical Corporation Tập đoàn Dầu khí và Hóa học Trung Quốc - tập đoàn dầu khí lớn thứ hai của thế giới, chỉ sau ExxonMobil - cũng đă thất bại trong việc mua 20% số vốn của Repsol YPF của Tây Ban Nha. Năm 2005, China National Offshore Oil Corp. (CNOOC) đă phải rút lại đề nghị mua công ty Mỹ Unocal với giá 18,5 tỉ USD, v́ đề nghị đó đă gây ra các phản ứng chống đối tiêu cực ở Mỹ.
Trung Quốc - Rồng thật hay Voi giấy?
Hiện, TQ có thể ví như một con voi. Voi bằng giấy (phủ đôla móc từ thặng dư lao động của nông dân phải đi làm công nghiệp trên thành phố), với ba chân đất sét (với môi trường bị tàn phá, lao động lăo hóa, và bất b́nh đẳng trong phân bố lợi tức) và một chân bằng gỗ....
Nếu tính tổng sản lượng GDP, TQ có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, với ¼ dân số địa cầu. Nếu tính GDP/đầu người th́ hiện 130 triệu người TQ làm được 1 đôla mỗi ngày. 35% dân số - tức trên dưới 455 triệu người - chỉ thu nhập dưới 2 đôla mỗi ngày, tức ở mức 700-750 đô la/năm. So vớí thế giới, người TQ vẫn chưa phải là nước giàu.
Chế độ an sinh (lợi tức hưu trí, y tế xă hội…) ở TQ c̣n phôi thai. Mức bất b́nh đẳng phân bổ ở mức cao - đo bằng chỉ số Gini, cảnh báo tiềm ẩn xung đột lớn. Nếu xét đến mức phân bố theo vùng, rạn nứt giữa những khu kinh tế đặc biệt ở duyên hải và những thành phố lớn đối với nội địa (mà nông nghiệp là chính) càng ngày càng lớn. Ngoài ra, TQ phải đối mặt với hiện tượng "lăo hóa" trong cơ cấu dân số. Kèm theo đó là vấn đề môi trường bị tàn phá ở mức trầm trọng v́ kỹ thuật kém và v́ tầm nh́n ngắn.
TQ đă khởi đầu công nghiệp nặng và trung, nhưng vẫn c̣n tập trung trong khâu công nghiệp nhẹ để xuất khẩu. Năm 2010, TQ sẽ là nước có mức xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng vẫn ở thế "kẹt" v́ phải dùng đôla làm tiền tệ thanh khoản. Những nước mới nổi BRIC (gồm Brazil, Ấn, Nga, và Trung Quốc) bàn nhau về phương sách thay thế đồng đôla. Tuy nhiên, có sớm cũng phải 5 đến 7 năm tới việc này mới khả thi, và với điều kiện BRIC duy tŕ được mức đoàn kết tối thiểu. Điều này xét trong bối cảnh các quan hệ Ấn - Trung và Nga – Trung. Chẳng mấy dễ dàng.
|
|
H́nh minh họa. Nguồn: Corbis |
|
Nhưng nếu cứ có khả năng "ổn định" củng cố tập quyền về mặt chính trị, chuyện vào vai siêu cường của TQ là có cơ sở. Siêu cường - chẳng phải v́ TQ có kỹ thuật không gian cao, đóng được tầu ngầm nguyên tử, hay phóng được tên lửa mang đầu hạt nhân xa 2000 km (theo sau Mỹ 20 năm). Trung Quốc có thể trở thành siêu cường v́ đă bỏ vốn đi buôn, đồng thời cầm giữ đôla như giữ lửa trong tay. Trung Quốc có thể trở thành siêu cường v́ - như Âu châu đầu cuộc Cách mạng Kỹ Nghệ thế kỷ 18- 19 - "vắt sức" của giai cấp lao động trong nước và lũng đoạn tài nguyên từ những nước nghèo ở các châu lục khác. Trung Quốc hoàn toàn có khả năng trở thành đế quốc mới, nhưng hiện thực vẫn phải tùy thuộc thời gian trả lời. Nhưng, lực cản đă xuất hiện. Tây Âu, Nhật, Nga…bắt đầu quan tâm và có phản ứng trước chính sách kinh tế đối ngoại của TQ. Do c̣n vướng tay giải quyết vấn đề kinh tế mỗi nước, hiện họ chỉ đánh động nguy cơ trước "quyền lực mềm" và khẩu hiệu "đôi bên cùng có lợi" (win-win) "hài ḥa" của Bắc Kinh.
Hiện, TQ có thể ví như một con voi. Voi bằng giấy (phủ đôla móc từ thặng dư lao động của nông dân phải đi làm công nghiệp trên thành phố), với ba chân đất sét (với môi trường bị tàn phá, lao động lăo hóa, và bất b́nh đẳng trong phân bố lợi tức), một chân bằng gỗ (quân đội trung kiên với quyền lực chính trị). Nhưng TQ đă cấm quân đội "làm ăn". Chân gỗ hẳn chẳng c̣n được đóng đế sắt, và lung lay thế nào th́ xin đợi ṿng quay sau của bánh xe lịch sử.
Một Trung Quốc trong vai đế quốc thế kỷ 21? Vào vai siêu cường c̣n khó khăn th́ khả năng TQ trở thành đế quốc vẫn là một viễn cảnh chưa thể h́nh dung được. Ngược ḍng lịch sử, Đế quốc La Mă khai sinh từ một tổ chức quân đội kỷ luật và có khả năng kỹ thuật cao, sau rao giảng Kitô giáo - một hệ thống giá trị hoàn thiện hơn những nền văn hoá phôi thai ở Âu châu thời đó. Đế quốc của Hồi giáo đến sau, quân lực hùng hậu, phát triển thêm một nền khoa học. Với kỹ thuật dẫn thủy độc đáo, và kèm vào kinh Coran, cũng từ truyền thống tôn giáo vùng Trung-Cận Đông, họ mang tới châu Phi những giá trị mới. Đế quốc Anh, thống trị mặt biển, khai mào cùng một số nước Âu châu chính sách thuộc địa, mang theo hành trang những tư tưởng thời Phục Hưng và Khai Sáng. Đế quốc Mỹ, thắng Thế Chiến II, chia thế giới thành hai, rồi đi rao giảng những giá trị Dân chủ, Tự do…
Kể sơ như vậy, dẫu biết là không đầy đủ, nhưng tôi vẫn nói nhằm nhấn mạnh hai điểm sau: điều kiện cần để thành Đế quốc là lực lượng quân sự và kỹ thuật (kể cả kỹ thuật chiến tranh) cao; và điều kiện đủ là một hệ thống giá trị mới đi kèm, có khả năng thay thế những giá trị cũ kỹ lỗi thời. Về điểm đầu, TQ c̣n khá lạc hậu so với tiềm lực quân sự những nước tiên tiến. Về điểm thứ hai, thật khó tưởng tuợng nổi một hệ thống giá trị thời Xuân Thu-Chiến Quốc xưa hàng mấy ngàn năm lại có thể ảnh hưởng lên những con người thời đại hôm nay, với những phương tiện truyền thông hiện đại.
Dù có lập 70 Văn Miếu thờ Đức Khổng ở nhiều nơi trên trái đất, và mặc dầu không có ác cảm ǵ với nhà tư tưởng này, tôi vẫn tự thấy ḿnh quả rất khó chấp nhận khi tưởng tượng ra một thanh niên da đen ś sụp lạy Đức Khổng, miệng lẩm nhẩm "Quân", "Sư", "Phụ"…như thứ bùa chú để giữ ổn định cho những vị lănh đạo Phi châu. Việc đi xây Văn Miếu này chứng tỏ những nhà lănh đạo TQ đang bế tắc trong sự t́m kiếm một mô h́nh văn hóa có giá trị phổ quát toàn cầu ở ngưỡng cửa thế kỷ 21 này.
Bàn cờ mới - Thế trận mới
Năm 2010 tới đây là một năm bản lề. Ở khía cạnh lạc quan như chuyên gia nói kinh tế Tây Âu và Mỹ sẽ tăng trưởng - nhưng chừng mực nhất định. Ở góc độ bi quan, nhiều người cho rằng kinh tế sẽ trồi sụt kiểu chữ W, v́ vẫn c̣n bong bóng, và những cứ liệu căn bản không có ǵ mới mặc dù giá chứng khoán có tăng từ tháng 3 – 2009.
Quay lại thời kỳ Cục dự trữ Liên Bang Mỹ bơm hơn một ngàn tỉ vào nền kinh tế hầu cứu ứng nan đề "cạn nguồn" tín dụng - lư do khiến những đại công ty tài chính và ngân hàng không cho vay, cơ xưởng đ́nh trệ, tức nền kinh tế "thật" suy thoái. Tín dụng (tiền tệ) là giấy, ảo, và là đơn vị trung gian giữa mua và bán những mặt hàng thật ( như trả lương lao động, mua nhiên vật liệu… chẳng hạn). Trên lư thuyết, bản vị trung gian tín dụng không tác động lên nền kinh tế "thật", nhưng trong thực tế cuộc trầm thoái vừa qua, th́ không thế.
Tại sao? Giới tài phiệt đă đi qua chức năng truyền thống của ngân hàng, lao vào hoạt động đầu cơ may rủi qua những quĩ đầu tư, và ngay khi được hỗ trợ, họ giữ tiền chứ không cho vay để bôi trơn hoạt động kinh tế "thật". Bằng chứng là: vài tháng sau khi nhận tiền, khi chính phủ Mỹ định kiểm soát "tiền thưởng" của lănh đạo những tập đoàn kinh tài vẫn lên đến 900 triệu đô (trong năm 2008 thua lỗ), họ đ̣i trả lại tiền đă nhận và từ chối không cho chính phủ Mỹ "điều tiết" tiền thưởng của họ! Mặc dù tân Tổng thống Obama được dư luận quần chúng ủng hộ, ông ta cũng đành "chịu thua".
Wall Street thắng Main Street, tài phiệt đă xử dụng nền kinh tế "thật" như con tin để ép nhà nước Mỹ lấy tiền dân cung ứng hỗ trợ họ. Mới đây, trong hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Pittsburg, những điều kiện chế tài vẫn lỏng lẻo, thậm chí đề nghị đánh thuế mua bán chứng khoán để giới hạn hoạt động đầu cơ thôi mà cũng không được thông qua. Với lăi suất hiện ở mức bằng 0, người ta cứ vay đôla mà không phải trả lăi, mang đi mua chứng khoán ở những nơi giá trị tiền tệ tăng lên so với đồng đôla, tạo ra khả năng thổi những quả bong bóng mới trên thị trường. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mạnh miệng lên tiếng nhiều lần, cho rằng tương lai của kinh tế tư bản thị trường mấp mé bờ vực phá sản với sự lũng đoạn của khu vực tài chính - ngân hàng, nhưng tiếng ông dường như rơi vào thinh không. Đây có lẽ là vấn đề cam go nhất của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: "ảo" thắng "thực", và tài phiệt chễm chệ trên đầu mọi người (kể cả tổng thống, thủ tướng, quốc hội) ở những quốc gia dân chủ tiên tiến.
Sau trầm thoái, phân bố quyền lực kinh tế (và chính trị, như hệ luận) sẽ khác. Bên mất đi, hay suy giảm là các nước Mỹ, Nhật, Tây Âu và những nước Đông Âu mới gia nhập Cộng đồng châu Âu. Bên được là những nước nhiều tài nguyên, như Brazil, Nga, Úc, Canada. C̣n TQ vẫn tiếp tục tăng trưởng, và nhân cơ hội sử dụng đôla đi buôn tài nguyên và đi "buôn vua" - kiểu Lă Bất Vi thời Chiến quốc, chắc sẽ phát huy trong một chừng mực nhất định vị trí của ḿnh. Ở châu Phi, TQ giữ vai bảo kê cho những chính quyền độc tài, thao túng quyền lực chính trị địa phương, khai thác tài nguyên đồng thời để lại di sản là môi trường bị hủy hoại, mượn tiếng sử dụng lao động để di dân ḥng đối phó vấn đề nhân măn (ở mẫu quốc), t́m cách kiểm soát và điều hành yếu tố sinh tử là nguồn nước.
Về thực lực khoa học - kỹ thuật, TQ chưa phải là tiên phong. Và mang những giá trị phong kiến Khổng-Mạnh ra rao giảng như hệ lư luận trụ cột cho phương thức "ổn định để phát triển" đúng là đi giật lùi ít ra hai ngàn năm. Trong t́nh huống trầm thoái kinh tế toàn cầu, với túi đôla khổng lồ, TQ hoàn toàn có khả năng bành trướng. Nhưng mức độ phủ bóng của Trung Quốc chỉ trong một chừng mực, v́ khi tương đối ổn định, những cường quốc kinh tế khác sẽ không thể ngồi yên xem con Rồng Trung Quốc tự do vẫy vùng măi. Phi châu là chiến trường của cuộc xâm lăng kinh tế thế kỷ 21, và sự cố Tân Cương hẳn sẽ tác động tiêu cực lên cách người Phi châu - mà đa số theo đạo Hồi nghĩ - về khả năng hợp tác "hài hoà" với Bắc Kinh.
Tóm lại, thế giới thế kỷ này là thế giới đa cực: điều này rất tích cực, cho phép những nước chưa phát triển - trong đó có Việt Nam - thời cơ hợp tác đa phương với mọi đối tác. Quốc gia nào khép ḿnh bó chặt vào bất cứ một quan hệ đơn phương nào cũng là tự nhốt ḿnh trong cũi.
Quan hệ phức tạp Việt - Trung
Dân gian có câu "bán anh em xa mua láng giềng gần". Đó là trong việc cưu mang nhau. Nhưng nếu không cưu mang mà c̣n ngược lại, th́ Việt Nam rất cần anh em xa để "hài ḥa" các mối quan hệ. Hai lần Bắc thuộc mà Việt Nam chưa biến thành quận huyện TQ là điều thần kỳ. Ai đó coi chuyện Việt Nam phải vào quỹ đạo kinh tế của TQ như điều tất yếu hiển nhiên là một sai lầm chiến lược mà hậu quả là truyền đời.
Người Việt đă đổ ra không biết bao nhiêu xương máu và nước mắt để giữ nước. So với thời Nguyên Mông lùa quân sang xâm chiếm nước ta vào đời nhà Trần th́ có hai điều phải xác minh ngay. Tương đối mà nói, Nguyên Mông xưa hùng cường hơn TQ ngày nay nhiều (đặt trong bối cảnh lịch sử từng thời kỳ). Và họ dùng quân sự để thôn tính nước khác, v́ cách đây 500 năm chưa có những h́nh thái khác. Ở thế kỷ này, dùng giải pháp quân sự đi xâm lăng là bất cập. Thay vào đó là xâm lăng kinh tế, với sự đồng lơa của quyền lực chính trị địa phương. Thâm-và-hiểm hơn nữa, song song với kinh tế là xâm lăng văn hóa qua phim ảnh, sách báo, truyền h́nh, xây Văn Miếu, tượng đài… cho chiến lược đồng hóa.
Trở lại đời nhà Trần, Vua gọi họp Hội nghị Diên Hồng t́m đồng thuận toàn dân. Trần Hưng Đạo bỏ thù nhà để lo đền nợ nước, quan tướng một ḷng, không chia rẽ v́ cái tư riêng, góp sức với nhau cứu lấy sơn hà. Đời nay, thiển nghĩ cũng phải vậy. Xin hăy chấn dân khí, v́ dân là nguồn lực chính giữ nước. Nước nhỏ, chúng ta ḥa hiếu (theo nghĩa khác hẳn "bạc nhược"). Nằm sát nách một thế lực lớn, chúng ta tránh đụng độ, "nhu" hơn là "cương" - "như" hiểu theo nghĩa không có nghĩa là nằm chết nhẹp. Không "tham-sân-si", nhưng cũng không "bài xích" một người-láng-giềng-lớn. Chúng ta đă từng chung sống ḥa b́nh với nhân dân TQ. Chúng ta có thể tiếp tục sống với họ, bên cạnh họ, trong khuôn khổ "tương kính tương thân".
Ngoài ra, c̣n kể đến các "anh em xa" - hiểu rộng ra là cả cộng đồng quốc tế muốn xây dựng một thế giới công chính. Phần tôi, tôi tin là có một nhân loại tiến bộ, công bằng, hành xử có chuẩn mực đạo lư, không làm ngơ trước "bá quyền". Người Việt Nam - không chỉ lớp lănh đạo và chính quyền, làm thế nào để được sự hỗ trợ anh em vừa nói là điều đáng suy ngẫm. Và đó là yếu tố cho phép chúng ta tiếp tục tồn tại như một dân tộc.