Đọc hiểm họa đen của Nguyễn Trung

 

Đọc và chia sẻ rất nhiều với tác giả. Xưa nay, Trung Quốc luôn là mối đe dọa truyền kiếp nên dẫu giàn khoan HD 981  có rút đi, nhưng tai họa mất biển ( và mất  nước) vẫn là  nguy  cơ thường trực. Ông Nguyễn Trung viết gửi những thành viên ĐCSVN trong ĐH 12 sẽ nhóm họp 2 năm sắp tới. Hai năm sau, liệu  có muộn quá hay không?

Thiển  nghĩ, ngay từ bây giờ, những người Đảng Viên CSVN c̣n yêu nước  nên làm ngay: người  tích cực  th́ nên tập hợp lại thành một  khối đấu tranh trong nội bộ,  thay đổi  chế độ tập quyền khắt khe, đ̣i dân chủ  dẫu chỉ trong nội bộ, dựa vào sức dân mà bảo vệ biên cương hải đảo. Những người  tiêu cực hơn th́ nên ra khỏi Đảng, đồng bộ, tạo  tiếng nói dù là chỉ  ‘’ thoát Đảng’’.

Vào những năm 80, GSTS  Phan Đ́nh Diệu trong MTTQVN đă từng nói: ‘’ Bây giờ, ĐCSVN  mà yêu nước th́ chỉ có một cách, là giải tán Đảng!’’.  Tức là trả lại quốc  gia này cho nhân dân VN, đă quá bẽ bàng, bị quá nhiều quả lừa lịch sử.

ND

 

Trích bài Hiểm Họa Đen

http://boxitvn.blogspot.ca/2014/07/hiem-hoa-en.html#more

 

Bản kết toán 40 năm đất nước độc lập thống nhất cho phép đánh giá:

1.    Đất nước trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên dưới chế độ toàn trị của ĐCSVN đă tạo ra được một nền kinh tế chủ yếu là bán những thứ tự có nhiều hơn là những thứ tự làm ra, nợ nần nhiều ai trả (?), với một chế độ chính trị không có khả năng đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển.

2.    Để giữ đại cục quan hệ với Trung Quốc, đảng đă phải chấp nhận nhiều thỏa hiệp hay hy sinh lợi ích quốc gia (không loại trừ có thể có những vụ việc sự tha hóa của cá nhân đă bán rẻ lợi ích quốc gia); đất nước lâm vào t́nh trạng lệ thuộc và bị chèn ép nhiều mặt đến mức gần như trở thành một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc.

3.    Giữ đảng và chế độ như hiện nay, không thể giữ nước. T́nh h́nh đă đến mức sự tồn tại và hành động của đảng và của chế độ như trong hiện tại đă và đang cản trở trực tiếp sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sự lũng đoạn và uy hiếp của Trung Quốc rất nguy hiểm nhưng không nguy hiểm bằng.

          Đại hội XII sắp đến của ĐCSVN nhất thiết cần thẳng thắn mổ xẻ toàn bộ t́nh h́nh đất nước nói trên và rút ra những kết luận dứt khoát. 

III. Hiểm họa đen?

III. 1. Lạc lơng

          Phần I cho thấy thế giới đă sang trang tiếp, sang trang tiếp, và lại vừa mới sang trang tiếp một trang mới nữa. Càng ngày càng rơ trong thời đại chúng ta đang sống không có chỗ cho những suy nghĩ hăo huyền về chủ nghĩa xă hội hoặc xu thế tất yếu nào về điều này trong bất kỳ mối quan hệ quốc tế nào. Hiện nay giành giật của quan hệ Mỹ – Trung đang chi phối sâu sắc bàn cờ thế giới. Một thời kỳ mới của các mối quan hệ quyết liệt tập hợp lực lượng và đối đầu nhau trong trật tự quốc tế đa cực bắt đầu, đặt ra rất nhiều vấn đề nan giải cho nhiều quốc gia liên quan – nhất là cho nước Việt Nam ta. 

          Phần II cho thấy lịch sử Việt Nam đă sang trang cách đây 40 năm. ĐCSVN đă áp đặt cho đất nước một con đường phát triển theo ư thức hệ của ḿnh, hoàn toàn trái với đ̣i hỏi hỏi tất yếu của một nước được tự nhiên đặt sẵn vào vị trí địa kinh tế và địa chính trị trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay. Con đường phát triển đă lựa chọn ấy, một mặt là duy ư chí với quy luật phát triển tự nhiên của một quốc gia như nước ta – một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua liên tiếp những cuộc chiến tranh lớn thảm khốc, mặt khác là không nhận thức được cái trật tự quốc tế hiện hành đă ấn định cho nước ta một vị thế địa kinh tế và địa chính trị nhất định, buộc nước ta phải chấp nhận và phải t́m ra cách xử lư thỏa đáng sao cho có lợi nhất cho ḿnh. 

Nói h́nh ảnh, ĐCSVN đă chọn cho đất nước độc lập thống nhất con đường phát triển đảng muốn và xây dựng đất nước xă hội chủ nghĩa như ở trên cung trăng – với hàm nghĩa đảng chọn một mô h́nh xây dựng đất nước không theo quy luật của phát triển, lại một ḿnh chọn một sân chơi khác kiểu trong thế giới, không nhận thức đúng được các mối quan hệ qua lại giữa nước ta và toàn bộ thế giới bên ngoài, càng không hiểu rơ sự chi phối có ư nghĩa quyết định về nhiều mặt của những mối quan hệ qua lại này đối với nước ta. 

Có thể kết luận: ĐCSVN vừa không hiểu đất nước sau khi ra khỏi chiến tranh, vừa không nhận thức đúng được cái thế giới nước ta đang sống.

          Tư duy ư thức hệ của đảng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, lại trong hệ thống chính trị một đảng, nên ngay từ ngày đầu tiên của đất nước độc lập thống nhất, với tính cách là người chiến thắng, ĐCSVN đă trở thành người cai trị đất nước. Chính thực tế này giải thích tại sao quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước độc lập thống nhất không được trao lại cho nhân dân ngay sau khi chiến tranh kết thúc – nhân danh đảng phải đảm bảo sự lănh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng, để đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xă hội. Về phương diện này, lịch sử phát triển của Việt Nam đă bị chặn đứng ngay từ đấy – nghĩa là cách đây 40 năm, và bị bẻ ngoặt sang một hướng duy tâm, duy ư chí, với kết quả đạt được như hôm nay.

          Theo quy luật tha hóa của quyền lực, hệ thống chính trị quốc gia được xây dựng lên dưới sự lănh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng ngày nay đă thật sự trở thành chế độ toàn trị, đang tích tụ ngày một nhiều mâu thuẫn đối kháng với các quyền tự do dân chủ của nhân dân và đi ngược lại lợi ích quốc gia. Đất nước bị chính hệ thống chính trị của ḿnh ḱm hăm trước tiên, mọi bước phát triển đạt được đều phải trả giá đắt, hiện đang lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện rất sâu sắc. 

          Ngày nay, t́nh h́nh tha hóa của đảng đến mức ư thức hệ thật ra cũng chỉ c̣n lại là cái b́nh phong hay là công cụ, để che đậy hay để thực hiện yêu cầu bảo vệ quyền lực của đảng, thực sự nó không c̣n đọng lại chút nào là lư tưởng cách mạng.

          Tổng hợp lại có thể nói: Tư duy ư thức hệ của ĐCSVN không phải là tụt hậu hay lạc hậu so với thời đại của thế giới hiện tại, nó lạc lơng theo một lối riêng không tưởng và không đi cùng với xu thế phát triển của thế giới hiện tại. Sự tha hóa của quyền lực trong hệ thống chính trị một đảng càng khiến cho sự lạc lơng này không thể cứu văn được, đảng ngày càng suy yếu v́ những thất bại của chính ḿnh. Để tồn tại, đảng bắt buộc phải mắc thêm nhiều sai lầm mới, buộc phải thêm độc tài và toàn trị hơn nữa.

          T́nh h́nh nêu trên có thể rọi thêm ánh sáng vào những quyết định của đảng khi lựa chọn giải pháp Thành Đô và các giải pháp thỏa hiệp khác với Trung Quốc cho đến nay. Ảo tưởng rằng Trung Quốc cùng chung ư thức hệ đă làm cho cái giá phải trả cho những thất bại phạm phải càng đắt hơn.

          Đành rằng giác ngộ là một quá tŕnh, song độc quyền chân lư của chế độ toàn trị đă không dung nạp quá tŕnh này cho đến hôm nay. 

          Cũng như ở hầu hết mọi nước Liên Xô Đông Âu cũ và một số nước xă hội chủ nghĩa khác, ở nước ta tiếng nói phê phán tư duy ư thức hệ cộng sản và đường lối sai lầm của tư duy này đă được trí tuệ của đất nước cất lên rất sớm ngay sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc. Chí ít vụ Nhân văn giai phẩm có thể coi như là tiếng nói tập thể đầu tiên nêu lên mối nguy của ư thức hệ làm mất dân chủ và nhân văn trong sự nghiệp phát triển đất nước. Ai cũng biết vụ Nhân văn giai phẩm đă bị trấn áp quyết liệt. Khoảng dăm bẩy năm nay hầu như các nạn nhân vụ này đă được phục hồi danh dự cá nhân, nhưng chế độ chưa bao giờ có một lời xin lỗi hay nhận sai lầm. Nh́n chung chế độ này không biết xin lỗi các sai lầm đă xảy ra (trong cải cách ruộng đất, trong cải tạo tư sản, trong cải tạo tù chính trị…). 

          Đặc biệt là sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, tiếng nói phê phán những sai lầm tư duy ư thức hệ và đường lối của nó ngày càng nhiều, được nói lên từ những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trần Độ, Trần Xuân Bách, vân vân… Sự tiếp thu của chế độ là quy kết những tư duy như thế là phản động, là chống chế độ, và thậm chí là phản quốc, phải đàn áp. Phan Đ́nh Diệu không bị đàn áp nhưng bị bỏ ngoài tai, c̣n nhiều người khác bị bỏ ngoài tai…Sự việc mà tôi biết rơ nhất là bức thư gửi Bộ Chính trị ngày 09-08-1995 của đương kim Thủ tướng Vơ Văn Kiệt lúc ấy đặt vấn đề: (1) phải nhận thức lại thế giới, (2) trên cơ sở đó xem lại đường lối xây dựng và bảo vệ đất nước, (3) giai đoạn phát triển mới của đất nước nhất thiết phải có nhà nước pháp quyền dân chủ. (4) nhất thiết phải thay đổi tổ chức và xây dựng đảng. Bức thư này mới chỉ đặt vấn đề, chưa nói được ǵ nhiều, nhưng không có cái tai nào nghe, và người viết thư được hưởng quả đắng, ba người khác bị bắt giam chỉ v́ đă đọc bản photo copy… 

          Sự việc nghiêm trọng mới đây nhất của t́nh trạng độc quyền chân lư và bóp nghẹt tự do dân chủ là mọi ư kiến đúng đắn góp vào xây dựng / sửa đổi hiến pháp năm 2013 đă bị loại bỏ rất thô bạo, để thông qua rất h́nh thức (đúng ra phải nói là lừa dối) một hiến pháp sửa đổi về cơ bản giữ nguyên như cũ, cướp đi của đất nước cơ hội ḥa b́nh cải cách thể chế độc đảng toàn trị hiện nay sang chế độ pháp quyền dân chủ. Việc sửa đổi hiến pháp như đă làm cuối cùng biến thành bước đi quan trọng để tiếp tục bảo vệ quyền lực của ĐCSVN bằng mọi giá, không đếm xỉa đến những đ̣i hỏi sống c̣n của đất nước.

          Cho đến hôm nay, độc quyền chân lư vẫn đang quyết liệt tiếp tục đàn áp mọi tư duy “trái chiều”, nhân danh chống diễn biến ḥa b́nh, bảo vệ chế độ, bảo vệ tổ quốc...

          Đến đây có thể nói, hiểm họa đen hôm nay thực ra đă manh nha ngay sau ngày đất nước độc lập thống nhất đầu tiên từ tư duy ư thức hệ và từ quá tŕnh tha hóa của quyền lực đảng.

          Có thể rút ra kết luận: Tư duy ư thức hệ của đảng và sự tha hóa của quyền lực đến hôm nay đă biến chất trầm trọng ĐCSVN vốn là một đảng yêu nước, ra đời trước hết với lư tưởng giải phóng đất nước. ĐCSVN hôm nay tha hóa thành vấn đề nghiêm trọng của đất nước. 

          Trừ một thiểu số thoái hóa, phần lớn đảng viên, nhất là đảng viên các thế hệ kháng chiến, là những người yêu nước. Tất cả những đảng viên yêu nước  - như tôi đă viết trong bài 1[7] – có món  nợ lương tâm và có trách nhiệm chính trị phải trang trải với đất nước: Cất lên tiếng nói tại đại hội XII đ̣i vứt bỏ tư duy ư thức hệ, đ̣i phải thay đổi đảng để thay đổi chế độ, v́ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước theo tinh thần bức thư ngày 09-08-1995 của đảng viên Vơ Văn Kiệt.

          Với tính cách nắm quyền toàn diện và tuyệt đối, ĐCSVN hôm nay có trách nhiệm ràng buộc toàn diện và tuyệt đối trước đất nước thực hiện nhiệm vụ ḥa b́nh cải cách chế đố toàn trị hiện nay chuyển sang chế độ pháp quyền dân chủ, và qua đó thay đổi chính bản thân ḿnh trở thành một đảng khác đi với dân tộc, phấn đấu trở thành đảng của dân tộc, v́ sự nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước. Đây phải là vấn đề nghị sự số 1 của đại hội XII. ĐCSVN hôm nay thực ra có mọi điều kiện cần và đủ để thực hiện thành công những nhiệm vụ trong vấn đề nghị sự số 1 này, đảng chỉ c̣n thiếu ư chí đoạn tuyệt với sự tha hóa của chính ḿnh.

          Hơn bao giờ hết, đại hội XII cần bắt đầu từ thẳng thắn nh́n lại toàn bộ t́nh h́nh của đất nước và của đảng trong 40 năm đất nước độc lập thống nhất đầu tiên, từ đó đảng tự giải phóng chính ḿnh khỏi kiếp nô lệ của ư thức hệ và của quyền lực, chỉ để giữ lại cho ḿnh ḷng yêu nước, cùng với cả nước khai phá con đường dân tộc dân chủ cứu nước và đưa đất nước đi lên.         

           Mong rằng ĐCSVN hôm nay đừng mảy may ngó nghiêng hay lấn cấn ǵ với ĐCS Trung Quốc, để dứt khoát đoạn tuyệt với cái gọi là tư duy ư thức hệ anh em trên mọi phương diện. Đơn giản v́ ĐCSTQ hôm nay chỉ giữ lại cho nó cái tên khai sinh như đang có, c̣n bản thân nó hôm nay là bộ máy quyền lực siêu lợi hại của siêu cường Trung Quốc đang lên trên con đường bành trướng bá quyền. Quan hệ ngoại giao là chuyện khác. 

          Đồng thời phải nói ṣng phẳng: ĐCSVN hôm nay cũng chỉ c̣n lại mỗi cái tên. Bản chất đảng hiện nay, những việc đảng đang làm, hiện thực đất nước của nền kinh tế thị trường c̣n nhiều mặt hoang dă và đậm nét chủ nghĩa tư bản thân hữu, tất cả những điều này nói lên ĐCSVN hôm nay chẳng c̣n dính dáng ǵ đến chủ nghĩa Mác – Lênin hay tư tưởng Hồ Chí Minh. ĐCSVN hôm nay chỉ c̣n lại là đảng của quyền lực độc quyền nắm quyền cai trị đất nước. Việc thay đổi đảng trở thành đảng của dân tộc đă trở thành đ̣i hỏi sống c̣n đối với chính bản thân ĐCSVN, nhằm chặn đứng con đường đảng trở thành lực lượng đối kháng quốc gia và lợi ích dân tộc, tránh cho đất nước thảm họa tự hủy diệt. 

III. 2. Đối mặt với hiểm họa đen

          Những khó khăn và thách thức đất nước hiện tại đang phải đối mặt trên mọi phương diện đối nội và đối ngoại không thể nói là nhỏ hoặc dễ giải quyết. Song hiểm họa đen về nhiều mặt có thể không đến từ những khó khăn và thách thức này, mà trước hết có thể lại đến từ những câu hỏi:

-      Nhân dân này, dân tộc này lựa chọn ǵ trước những vấn đề đang đặt ra cho đất nước hôm nay?

-      ĐCSVN với tính cách là lực lượng chính trị lớn nhất đang nắm quyền cai trị đất nước (không c̣n là lực lượng lănh đạo nữa) lựa chọn ǵ? Lựa chọn đất nước hay chính bản thân ḿnh?

-      Nói như thế chẳng lẽ hiểm họa đen chủ yếu đến từ phía ta, nghĩa là từ phía nhân dân này? Từ đảng này?

-      Đúng vậy với nghĩa: Nếu ta nhận biết được hiểm họa đen, th́ có thể vô hiệu hóa nó, hoặc làm thất bại nó; đối phương dù có ác hiểm đến thế nào chăng nữa cũng không phải là bất khả kháng. Nhưng nếu ta mù quáng chẳng nh́n thấy ǵ, hoặc nếu ta cường điệu nó hay đánh giá thấp nó th́ đúng là hiểm họa đen.

          Đơn giản v́ nếu ai hiểu Trung Quốc, chắc chắn đều thấy không thể quỳ xuống xin Trung Quốc rủ ḷng thương lựa chọn kịch bản nhẹ tay đối với nước ta.

          Trong phát triển kinh tế cũng thế, chẳng có ǵ cho không cả! 

          Vậy phải tập trung vào việc ta chống hiểm họa đen như thế nào?

          Để làm rơ vấn đề, xin bàn luận thêm về Trung Quốc.

          Như đă nói trong phần I. 2. Bàn về siêu cường Trung Quốc, hiện nay Trung Quốc đă sẵn sàng trong tay các kịch bản từ A – Z trong đối xử  với Việt Nam. Hiện nay họ đang thực hiện kịch bản A. Khi cần thiết họ có mọi điều kiện cần và đủ để chuyển sang kịch bản khác họ muốn. Kịch bản Z là tồi tệ nhất, tổng hợp mọi phương tiện từ những thủ đoạn bẩn thỉu đến chiến tranh. Thật là khó chịu một khi phải đối mặt với một đối tượng giữ thế chủ động như vậy (trong đó có phần nào do lỗi bị động từ trước đến nay của phía ta).

          Sự thật là ngay trong kịch bản A hiện nay, Trung Quốc có thể dễ dàng làm kinh tế nước ta tổn thất 10 – 15% GDP như nhiều chuyên gia đă tính toán. Trong kịch bản khác, Trung Quốc có thể đánh thắng ta trong một cuộc hay một số cuộc chiến tranh có giới hạn. Trong kịch bản Z Trung Quốc có thể hủy hoại tới 1/3 GDP của nước ta hoặc hơn nữa, đánh chiếm thêm các đảo của ta, thậm chí có thể đánh chiếm kiểm soát một phần lănh thổ ta trong một thời gian nhất định... 

          V́ ta không thể ra lệnh được cho Trung Quốc chỉ được phép dùng kịch bản ǵ và dùng như thế nào, cho nên lựa chọn sự đáp trả của phía ta mới là quyết định. Lựa chọn sự đáp trả đúng th́ thắng, lựa chọn sai th́ là hiểm họa.

          Sự lựa chọn tại Thành Đô là sự lựa chọn sai, đă và đang đem lại hiểm họa hôm nay.

          Trong tiểu thuyết “Lũ” (bản thảo 2, tập II, tháng 08-2012[8]), những kinh nghiệm có được trong những năm phải đối phó với cuộc chiến tranh 17-02-1979 và chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc khiến tôi đă phải tính đến kịch bản Z này. Song nước ta xưa nay có bao giờ chịu khuất phục một cuộc xâm lược như thế? Trong thế giới ngày nay lại càng không thể như thế. Trong thế giới đương đại, nước ta mới đây thôi đă 3 lần chiến thắng 3 kẻ xâm lược lớn với sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ. 

          Giả thiết Trung Quốc áp đặt lên nước ta kịch bản Z, nhân dân ta có sự lựa chọn nào hơn là trong t́nh huống “bị lôi ra làm thịt” như thế, th́ phải t́m cách tự giải phóng đất nước thoát khỏi kiếp chư hầu, đồng thời giành lại cho chính ḿnh quyền làm chủ đất nước đă bị tŕ hoăn 4 thập kỷ nay? Tôi có ḷng tin vững chắc trong t́nh huống xảy ra kịch bản Z, nhân dân ta sẽ buộc phải lựa chọn như vậy và nhất định sẽ thắng cả gói: Nước giữ được độc lập, dân giành lại được quyền làm chủ đất nước đă bị tŕ hoăn 4 thập kỷ.

          Nếu nước ta bị Trung Quốc áp đặt một kịch bản Z như thế, nhân dân ta sẽ phải một lần nữa hy sinh xương máu ghê gớm lắm, phải cố tránh. Trong ṿng một nửa thế kỷ đă 4 cuộc chiến tranh lớn đẫm máu là quá nhiều đối với đất nước ta! Nhưng biết làm thế nào? Rồi bao nhiêu mổ hôi nước mắt, và cả máu nữa, mới xây dựng nên được những ǵ đất nước có hôm nay! Càng tha thiết với ḥa b́nh, quư trọng sinh mạng và công sức của đất nước, càng phải có ư chí quyết liệt đấu tranh bảo vệ, huy động sự hậu thuẫn của cả thế giới để quyết bảo vệ. Bởi v́ không thể quỳ gối mà ǵn giữ được! Ḥa b́nh không thể đến được bằng van xin.         

          Nhưng một khi cây muốn lặng, nhưng gió chẳng đừng!? Vâng, một khi nước ta bị Trung Quốc cố ư áp đặt một kịch bản Z như thế, cho dù cho đảng lựa chọn đối phó thế nào, chắc chắn dân tộc ta sớm hoặc muộn sẽ chỉ có sự lựa chọn duy nhất nói trên của chính ḿnh mà thôi, sẽ quyết chấp nhận sự lựa chọn duy nhất này, như đă từng bao nhiêu lần dân tộc ta phải lựa chọn như thế trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

          Đồng thời tôi cho rằng: Một khi phải đương đầu với một kịch bản Z như thế, trong sự lựa chọn nói trên của nhân dân có lẽ sẽ không thể có một chỗ đứng nào cho ĐCSVN như đảng đang là, v́ ḷng tin của nhân dân vào đảng như đang là không c̣n nữa.  ĐCSVN như đang là cũng không thể lựa chọn như nhân dân lựa chọn, càng không thể có phẩm chất và năng lực lănh đạo nhân dân thực hiện sự lựa chọn ấy, bởi v́ phẩm chất và năng lực của ĐCSVN như đang là không c̣n đáp ứng được nhiệm vụ quyết liệt này nữa. Trong t́nh h́nh như vậy, ĐCSVN như đang là sẽ không c̣n đứng và sẽ không thể đứng được trong hàng ngũ cứu nước của dân tộc.

          Câu chuyện sẽ hoàn toàn khác, nếu ĐCSVN như đang là quyết lột xác để trở thành đảng của dân tộc và để cùng chung với nhân dân sự lựa chọn như thế. ĐCSVN chủ động tiến hành cải cách ḥa b́nh đễ xóa bỏ chế độ toàn trị, thiết lập chế độ pháp quyền dân chủ chính là con đường đảng như đang là có thể hoàn toàn thay đổi chính bản thân ḿnh, để  trở thành đảng cùng đi với cả dân tộc. ĐCSVN như đang là chủ động tiến hành cải cách ḥa b́nh xóa bỏ chế độ toàn trị, để tập hợp toàn dân tộc thành một khối thống nhất rong một thể chế pháp quyền dân chủ, sẵn sàng đương đầu với bất kỳ kịch bản nào của Trung Quốc – đấy c̣n là con đường ngăn chặn hay làm thất bại kịch bản xấu nhất mà Trung Quốc muốn ra tay.

ĐCSVN như đang là, nếu chủ động ḥa b́nh cải cách xóa bỏ chế độ toàn trị để tập hợp toàn dân tộc trong một thể chế pháp quyền dân chủ v́ sự nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước, chắc chắn nước ta sẽ có sức mạnh của chính ḿnh và đồng thời sẽ tranh thủ được sự hậu thuẫn của cả thế giới tiến bộ, kịch bản nào của Trung Quốc đưa ra cũng sẽ thất bại, đất nước ta sẽ có ḥa b́nh và từ đó mới tạo ra được hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc. Dĩ bất biến đối với mọi cái “biến” Trung Quốc muốn áp đặt với nước ta chính là điểm này!

          Tâp hợp toàn dân tộc trong một thể chế pháp quyền dân chủ v́ sự nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước – chính cái dĩ bất biến này mới cho phép nước ta một mặt bất di bất dịch ǵn được giữ độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lănh thổ quốc gia, mặt khác mới có điều kiện thực hiện các giải pháp sách lược. Trong quan hệ ngoại giao, làm sao mà thiếu được các giải pháp sách lược, nhất là đối với Trung Quốc? Song chỉ riêng lịch sử quan hệ Việt – Trung đă có đủ các bài học cho nước ta cần học: bất kỳ giải pháp sách lược nào với Trung Quốc mà nước ta không có cái dĩ bất biến này làm nền tảng, nước ta đều thua, và không hiếm trường hợp mất luôn cả ch́ lẫn chài – như đă tŕnh bày trong câu chuyện Hội nghị Thành Đô. 

          Xin nhắc lại: Tiến hành giải pháp Thành Đô, trong thâm tâm những người lănh đạo nước ta hồi ấy là muốn thực hiện một giải pháp sách lược lớn – ḥa hiếu với Trung Quốc. Nhưng v́ không có cái dĩ bất biến này làm chỗ dựa, nên cuối cùng nước ta chỉ nhận được 4 tốt và 16 chữ!

          Hiểm họa đen đang đến, ở chỗ cho đến hôm nay đảng như đang là và đội ngũ lănh đạo vẫn không dám nh́n lại 40 năm đầy sai lầm của ḿnh, vẫn c̣n lo mất quyền lực hơn lo mất nước, vẫn c̣n cố t́m cách tŕ hoăn hay thỏa hiệp v́ khiếp nhược, trong khi đó thời gian không chờ đợi và phía Trung Quốc đă sẵn sàng mọi kịch bản khác. Những vấn đề lịch sử để lại rất lớn và phức tạp, song chí ít ĐCSVN nhất thiết phải đứng trên quan điểm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc đánh giá lại toàn bộ chặng đường 40 năm đất nước độc lập thống nhất đầu tiên để có ư chí thay đổi đảng một cách triệt để. 

          Hiểm họa đen thực sự đang tiến đến, bởi lẽ cái giàn khoan HD 981 chưa đủ lớn, chưa đủ nặng để đặt ra cho Hội nghị Trung ương 9 sự lựa chọn sẽ phải được bàn đến tại đại hội XII sắp tới: Cứu nước? hay cứu chế độ và cứu đảng như đang là? Cho đến giờ phút này đối với cả nước đảng như đang là vẫn tiếp tục vừa lừa mỵ dân, vừa  đàn áp lẽ phải, trấn an dân, kêu gọi kiên định chung chung.., trong khi đó đội ngũ lănh đạo vẫn trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

          Hiểm họa đen cũng có thể xuất hiện dưới dạng thường trực không mời mà đến, v́ bất kể một yếu kém nào của chế độ đương quyền trong một bối cảnh nào đó, với sự lũng đoạn của quyền lực mềm – ví dụ như dưới dạng kịch bản tạo ra phản ứng bầy đàn cướp phá khoảng 800 xí nghiệp có FDI ngày 13 và 14-05-2014 ở quy mô không kiểm soát được… Những chuyện phản ứng bầy đàn như thế có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong thị trường kinh tế, trong thị trường tài chính tiền tệ, trong t́nh h́nh khiếu kiện đất đai của nông dân, trong trấn áp biểu t́nh, trấn áp chính trị, trong một thiên tai… Bởi v́ lúc này đất nước có không ít những vấn đề kinh tế, chính trị, xă hội… rất nhạy cảm, mà nguyên nhân gốc thường là những sai trái và yếu kém chế độ và của người trong hệ thống chính trị. Bưng bít thông tin, không công khai minh bạch, các hoạt động lừa bịp của dư luận viên, các biện pháp trấn áp trên báo chí và bằng quyền lực… nhân danh giữ ổn định, vân vân.., tất cả những thứ này chỉ là đổ dầu vào lửa, đồng thời tạo đất thánh cho hoạt động của quyền lực mềm Trung Quốc. Chỉ có một con đường: Phải dựa hẳn vào dân, vào dân tộc, dấy lên sức mạnh từ dân để giải quyết tất cả, bắt đầu từ phát triển xă hội dân sự để nuôi dưỡng tinh thần dân tộc và phát huy dân chủ - v́ sự nghiệp cứu nước và chấn hưng đất nước.

          Hiểm họa đen thực sự không thể tránh nổi, nếu chế độ toàn trị hiện nay theo quy luật mâu thuẫn giữa cai trị và bị cai trị đến một lúc nào đó sẽ tức nước vỡ bờ và ắt phải sụp đổ, đất nước rơi vào tự hủy diệt của hỗn loạn nồi da xáo thịt. 

          Hiểm họa đen luôn tiềm tàng và không thể đảo ngược được, chừng nào đảng như đang là trốn tránh nhiệm vụ tạo ra cho đất nước cái dĩ bất biến nói trên không thể tŕ hoăn được nữa.

          Cần thảo luận rộng răi trong đảng để đi tới kết luận và hành động.

Lời kết: Phải cắt bỏ cái tḥng lọng đang siết dần

          Cách đây vài ngày cái dàn khoan HD 981 đă rời khỏi chỗ nó đứng hơn 2 tháng trong vùng biển của ta. Ư kiến nói ra nói vào trên thế giới nhiều chiều lắm. 

          Trong rừng các ư kiến ấy, đáng chú ư nhất là người Trung Quốc nhắc nhở chúng ta: Người Việt Nam đừng lấy trứng chọi đá, phải làm quen với việc cái giàn khoan này rút ra, cái khác sẽ được đưa vào, tùy theo công việc đ̣i hỏi mà!...

          Ư kiến khác đánh giá: Việc rời giàn khoan HD 981 đi chỗ khác tạm thời làm xẹp được sự căng thẳng trong dư luận quốc tế; mặt khác bước đi này tiếp sức cho phái Việt Nam chủ ḥa và đầu hàng, lôi kéo phái Việt Nam này vào giải pháp song phương, thuận cho phương thức “gác tranh chấp cùng khai thác”.

          …Dù sao, cái giàn khoan phải di chuyển đi nơi khác như thế cho thấy không phải Trung Quốc muốn làm ǵ cũng được!... Sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và dư luận thế giới đă buộc Trung Quốc phải tính đến.

          …

          …

          …

Nh́n lại, mười năm đầu sau 30-04-1975 Trung Quốc đă thành công đáng kể trong việc vô hiệu hóa gần như hoàn toàn ảnh hưởng của cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam trong khu vực, đồng thời giành được vị thế tạm thời lấp chỗ trống của Mỹ. Sau Hội nghị Thành Đô 1990, Trung Quốc thực sự đă đặt được cái tḥng lọng ư thức hệ lên cổ đất nước ta. 25 năm qua Trung Quốc đă từng bước và bằng mọi thủ đoạn chính tri, kinh tế, quân sự siết dần cái tḥng lọng này, và hôm nay đạt được một Việt Nam lệ thuộc trầm trọng về kinh tế, đối nội bị lũng đoạn, đối ngoại phải “leo dây”, ngoài việc Trung Quốc đă chiếm thêm được một số đất đai và một số diện tích biển đảo. 

          Những ǵ cái giàn khoan HD 981 đă lộ thiên ra được ở Việt Nam hai tháng qua và sự việc cái đường lưỡi ḅ 9 vạch được nối thêm một vạch nữa là những cái “tests” giúp Trung Quốc khẳng định được Việt Nam là khâu yếu nhất, cần đột phá cho giai đoạn mới của chiến lược bá chiếm Biển Đông, lúc tiến lúc thoái nhưng sẽ kiên định lấn tiếp. 

          Hiển nhiên, những năm tháng ngày càng hiểm nguy cho đất nước ta đang ở phía trước!

Bài toán 1: Chủ ḥa, thôi kiện ra quốc tế, chấp nhận đàm phán song phương cho vấn đề Biển Đông, gác tranh chấp cùng khai thác, có thể tạm thời tránh được chiến tranh, bảo toàn được tài sản riêng và các đặc quyền của quyền lực; làm thế tuy sẽ phải mặt dày mày dạn thêm với dân và bạn bè, nhưng quyền lực có thể sống thêm một thời gian nữa, đất nước sẽ bị cô lập thêm nữa cũng đành, chấp nhận cái tḥng lọng ở trên cổ đất nước siết thêm một nấc nữa nhưng quyền lực vẫn c̣n thở tiếp được… Song bia miệng chắc sẽ đời đời phỉ báng, tâm linh đất nước của quá khứ đằng đẵng đau thương chiến tranh chắc sẽ nguyền rủa trời tru đất diệt chủ ḥa theo kiểu đầu hàng như vậy... Thật ra chủ ḥa như thế là phương án chấp nhận chết dần từng nấc về thể xác, nhưng chết ngay và chết hẳn về nhân cách một quốc gia, một dân tộc. Cho dù có cái chủ ḥa này, nhân dân ta chắc chắn sớm hay muộn sẽ không bao giờ chấp nhận bài toán này. Chấp nhận như thế, đầu tiên sẽ phải tính đến ngay sự phản kháng quyết liệt từ dân. Đàn áp thế nào đi nữa cũng không thể giập tắt được sự phản kháng của nhân dân, của dân tộc. Chấp nhận chủ ḥa như thế, dù có dùng đến cả nội chiến để đàn áp nhân dân, trước sau và cuối cùng vẫn sẽ là cái chết nhục nhă của quyền lực.  

Bài toán 2: Đấu tranh: Cắt đứt cái tḥng lọng đang siết dần - Cùng với cả dân tộc và toàn thế giới tiến bộ bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia và luật pháp quốc tế. Trước hết bằng cách cùng với nhân dân cả nước nhất quyết cắt cái tḥng lọng ư thức hệ và sự nô lệ của quyền lực cũng như sự cám dỗ của mọi lợi ích tội lỗi khác, trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhân dân để tạo ra cái dĩ bất biến ứng vạn biến. Dân tộc sẽ thắng, đất sẽ nước thắng, các nước trong khu vực cùng thắng – cũng có nghĩa là luật pháp quốc tế sẽ thắng; thậm chí nếu có ư chí quyết liệt th́ có thể bằng cái dĩ bất biến phải có này thắng được bành trướng bá quyền Trung Quốc trong đấu tranh ḥa b́nh, nhờ đó tránh được chiến tranh… Nhưng lựa chọn bài toán 2 chế độ toàn trị cùng với mọi quyền lực và đặc quyền của nó sẽ không c̣n, ĐCSVN cũng có thể không c̣n như đảng đang là nữa mà phải trở thành thành một đảng khác, hoặc là không c̣n nữa.

Bài toán 3: “?” – Sự thật là quyền lực của chế độ toàn trị và lợi ích quốc gia không thể dung ḥa được với nhau để cùng tồn tại, nên h́nh như không có bài toán này.

          Để đại hội XII tính toán các bài toán và sự lựa chọn, chỉ xin lưu ư vài điều:

-      Trung Quốc siêu cường đang lên mạnh, ác, hiểm độc, nhưng không phải là bất khả kháng như suy nghĩ của bóng vía yếu. Cái yếu nhất của Trung Quốc không phải là sự phi nghĩa, v́ bành trướng bá quyền Trung Quốc đâu có quan tâm đến đạo nghĩa, nên hầu như nó không có nỗi sợ nào về đạo lư và lẽ phải. Nhưng như đỉa sợ vôi, Trung Quốc rất sợ dân chủ. Một Việt Nam dân chủ đúng nghĩa, sẽ là gương xấu cho khát vọng cháy bỏng về dân chủ cho các vùng miền khác nhau ở Trung Quốc – đây là cái gót chân Achilles Trung Quốc đang giấu. Đập chết một Việt Nam dân chủ như vậy ngày nay hầu như không thể, v́ sức mạnh nội tại của nó sẽ là bất khả kháng đă đành, và v́ thế giới ngày nay không c̣n lạc hậu như cách đây 2 thế kỷ. Song trong trường hợp này cái gót chân Achilles của Trung Quốc sẽ làm cho nó đứng ngồi không yên. Ngoài ra, nh́n toàn diện cả bàn cờ thế giới, bành trướng bá quyền Trung Quốc vẫn đang là kẻ yếu (Nhiều người đă nói đúng: Trung Quốc mạnh chỉ v́ ta quỳ xuống!).

-      Đi với ai? Liên minh với ai để đối phó với cái người láng giềng khổng lồ không biết điều này?

     Xin trả lời:

§  Nước ta như hiện nay chẳng ai muốn liên minh cả, có nài xin cũng không được. Nước ta đă có khá nhiều cam kết của các đối tác chiến lược hay toàn diện rồi mà hiện nay vẫn tay trắng, chính là v́ lẽ này. Các đối tác này đang kiên nhẫn chờ đợi.

§  Chẳng lẽ Việt Nam đang là một thứ con bệnh?

§  Nếu dân tộc ta, nước ta c̣n chưa đủ bản lĩnh sống v́ chính ta, th́ ai dám liên minh với ta? Xin hăy tự hỏi ḿnh: Bản thân chúng ta có dám kết thân với kẻ ba, bốn mặt, hư, ăn bám và èo uột không?

               Một khi ta có bản lĩnh dám sống v́ một đất nước của dân tộc và dân chủ, ta sẽ có hậu thuẫn của trào lưu dân tộc và dân chủ trên cả thế giới này, sẽ biết liên minh như thế nào và liên minh với ai, từ đó sẽ tạo ra được liên minh. Trước sau, Việt Nam phải sớm tự thay đổi chế độ chính trị hiện nay của nước ḿnh để có mọi điều kiện xây dựng được cho ḿnh các mối quan hệ liên minh vững chắc dưới các h́nh thức và trong mọi lĩnh vực (kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa…), ở mọi tầng nấc quốc tế và khu vực, để thay đổi triệt để nền kinh tế của nước ta, và để gắn kết được sự phát triển của nước ta với lợi ích phát triển chung của cộng đồng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam nhất thiết phải làm như thế để tạo ra một liên kết bền vững với cả thế giới mà an ninh và sự nghiệp phát triển của nước ta đ̣i hỏi. Điều này trước hết có nghĩa Việt Nam phải trở thành một nước có những phẩm chất mới để có thể tạo ra cho ḿnh một liên kết như thế với nhân loại. Dù để chậm mất 40 năm rồi, nhưng bây giờ vẫn là lúc dân tộc Việt Nam ta phải đề ra cho ḿnh lẽ sống này!

               Trong bối cảnh cục diện quốc tế đa cực rất phức tạp và giành giật nhau rất quyết liệt hiện nay, cái lối nghĩ “Việt Nam không bao giờ liên minh với ai để chống nước thứ ba” đă trở nên quá sơ lược, lỗi thời và tự trói tay ḿnh. Thực ra lối suy nghĩ này hàm chứa (1)sự mơ hồ chết người về cái thế giới chúng ta đang sống, (2)sự nhu nhược không dám tự thay đổi bản thân ḿnh để thích nghi và sống được trong cái thế giới hiện tại này, và (3)sự van xin trá h́nh ḷng thương từ Trung Quốc. 

               Ngày nay Trung Quốc trở thành vấn đề riêng rất nghiêm trọng của Việt Nam, đồng thời cũng là vấn đề chung nghiêm trọng của cả thế giới, Việt Nam phải tự thay đổi chính ḿnh để tự giải quyết vấn đề của ḿnh và cùng chung tay giải quyết vấn đề của cả thế giới.

-      Có cái dĩ bất biến đất nước đang đ̣i hỏi, sẽ có thể ứng vạn biến. Nước ta muốn sống có ḥa b́nh, hữu nghị và hợp tác được với Trung Quốc, nhất thiết phải sống như thế. Phải gạt sang một bên mọi di sản tiêu cực của quá khứ và suy nghĩ cảm tính, để có trí tuệ và ư chí cần thiết xây dựng nước ta trở thành một đối tác chiến lược của Trung Quốc với đúng nghĩa Trung Quốc phải nh́n nhận nước ta là đối tác chiến lược, chứ không phải là một chư hầu. Vấn đề đặt ra cho nước ta là: Ngoài “quyền lực mềm” luôn luôn có sẵn trong “thực đơn” Trung Quốc đưa ra, không có sự nhượng bộ hay quà biếu nào trong mối quan hệ này, mà chỉ có sản phẩm của trí tuệ và ư chí độc lập tự do nước ta cần tạo ra để xây dựng những mối quan hệ b́nh đẳng, cùng có lợi và thuận với lợi ích chung của cộng đồng khu vực và quốc tế. Nước ta rất cần một Trung Quốc của những mối quan hệ như thế. Song cũng có thể nói nước ta có những điều kiện làm cho Trung Quốc cần một Việt Nam không phải là thù địch của Trung Quốc, là cầu nối cho mọi liên hệ, là trung tâm của ḥa giải trong khu vực – và một ngày nào đó Việt Nam trở thành một trung tâm phát triển mới trong khu vực cùng có lợi cho mọi bên hữu quan. Chống chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Quốc một cách chủ động là phải dấn thân tự thay đổi chính ḿnh như thế để có trí tuệ, bản lĩnh, nghị lực, thực lực và thế đứng tự mở ra được con đường làm cho ḿnh trở thành một đối tác như thế mà Trung Quốc cũng phải cần đến. 

     Sự thật một trăm lần rơ phải bắt đầu từ dứt khoát cắt đi cái tḥng lọng ư thức hệ đang siết trên cổ đất nước.

              Thiết tha mong từng đảng viên suy nghĩ. Hiểm họa đen thực sự đang đến. Phải quyết liệt đối mặt với nó, bằng dấn thân tự thay đổi chính ḿnh trước tiên. Nh́n được ra vấn đề, dựa hẳn vào dân tộc, sẽ định liệu được nhiệm vụ và những bước đi thích hợp.

              Để có một điểm tựa nào đó cho so sánh, có thể nói: Một phần tư thế kỷ vừa qua từ Hội nghị Thành Đô mọi sai lầm chết người ở nước ta đều xuất phát từ lỗi của hệ thống; cũng một phần tư thế kỷ vừa qua, mọi thành công ngoạn mục của nước Đức thống nhất đều bắt nguồn từ hệ thống đúng đắn./.

Nguyễn Trung

Hà Nội  tháng 7-2014


[1] Bài 1: C̣n cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy 
http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm

[2] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, “Việt nam trong thế giới thập kỷ thứ hai thế kỷ 21http://vietsciences.free.fr/timhieu/khoahoc/kinhte/khunghoangkinhteVN2008.htm

[3]Tham khảo thêm: Peter W. Navarro, Greg Autry “Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action”.

[4] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Từ 4 tốt đến 4-không-được

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_BonTotBonKhong.htm

Bốn không được: (1) không được đánh giá thấp quyết tâm và sức mạnh của Trung Quốc, (2) không được dù tư liệu lịch sử làm dư luận thế giới hiểu sai, (3) không được quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, (4) không được phá bỏ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc đă xây dựng lại được 20 năm.

[5]  Tham khảo: Luật Sư NGUYỄN HỮU THỐNG, “CHÍNH SỬ TRUNG QUỐC PHỦ ĐỊNH BIỂN LỊCH SỬ TRUNG QUỐC”.

[6] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, bộ 3 các loạt bài “Viễn tưởng”, bài 3 “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải giành lại vai tṛ lănh đạo bị đánh mất - hay là Hoang tưởng?”

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_VienTuong_3.htm#_ednref11

[7] Nguyễn Trung, “C̣n cay đắng hơn cả câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy”                

http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/NguyenTrung_CayDangHonMyChauTrongThuy.htm

[8] Nguyễn Trung, tiểu thuyết “”, bản thảo 2, tập II, http://www.viet-studies.info/NguyenTrung/Lu_I_15.pdf

Tác giả gửi cho viet-studies ngày 20-7-14

Nguồn: viet-studies.info

Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:43 http://www.blogger.com/img/icon18_email.gif