MotNgayKhongNhuMoiNgay

Nam Dao giới  thiệu

một ngày, không như mọi ngày trong con mắt những nhà văn, nhà thơ (Nguyễn Duy, Cao Tần, Hoàng Hưng, Dạ Ngân, Nguyễn Trọng Tạo, Nam Dao)

 

 

Nguyễn Duy

(…)        Nghĩ cho cùng sau mỗi cuộc chiến tranh

              Bên nào thắng th́ nhân dân cũng bại

Cao Tần

(…)        Nếu mai mốt lại đổi đời phen nữa

              Ông anh hùng, ông cứu được quê hương

              Ông sẽ mở trăm ngh́n ḷ cải tạo

              Lùa cả nước vào học tập yêu thương   

Hoàng Hưng

một chi tiết hết sức bất ngờ về cái ngày 30 tháng 4

Đáng lẽ chỉ viết vài câu như một “lời b́nh”, th́ sự chân thực và cảm động của tác giả lời tâm sự sau đây lại khiến tôi cũng muốn trút những tâm sự của chính ḿnh mà chưa có dịp nói ra. Có một chi tiết hết sức bất ngờ về cái ngày 30 tháng 4 ba mươi lăm năm trước: trong buổi mít tinh chào mừng ngày “đại thắng” ấy ở trước cửa Nhà Hát Lớn Hà Nội, khi vị chủ toạ (nhớ không nhầm là Thủ tướng Phạm) dơng dạc tuyên bố toàn thắng và ngưng lại đợi tiếng ḥ reo vỗ tay (như thường lệ), th́ hàng vạn con người đứng dưới… im phăng phắc. Thủ tướng đợi khoảng nửa phút, không thấy ǵ, đành tự vỗ tay bốp bốp. Lúc ấy mọi người mới như tỉnh ra, và vỗ tay theo. Ấn tượng về sự lạ ấy c̣n ghi khắc trong tôi đến bây giờ.

Nhưng ngay lúc ấy, một linh cảm không vui đă nhói lên trong ḷng tôi: từ lúc này, đất nước sẽ phải đối mặt với những ǵ không đơn giản chỉ là niềm vui ḥa b́nh, thống nhất… Quả nhiên, những ǵ diễn ra sau đó, suốt 35 năm, đă chứng tỏ linh cảm của tôi không tồi. Trong vai một nhà báo của bên “chiến thắng”, tôi có mặt tại Sài G̣n từ tháng 7 năm 1975, và cũng đă có những câu hỏi không khác ǵ bạn văn Dạ Ngân của tôi đă có. V́ tôi cũng có hàng trăm người bà con ở phía “chiến bại”. V́ tôi cũng có mặt ở cái trại sáng tác Vũng Tàu của Dạ Ngân. Hơn thế nữa, tôi c̣n có được sự so sánh những cái hay cái dở của kẻ “chiến thắng” với những cái hay cái dở của kẻ “chiến bại”, và thấy ngay là hóa ra kẻ “thắng” có vô khối cái cần học ở “kẻ bại”, trong đó có cung cách làm ăn, dạy trẻ, đối nhân xử thế, mà càng về sau càng rơ. Bây giờ, th́ biết bao cái ta đă làm theo cách những ǵ “kẻ bại” đă làm, kể cả những cái dở, chỉ có điều hay th́ chưa chắc bằng, c̣n dở th́ dở hơn!

Đó là một trong nhiều lư do khiến tôi rất nản với cái cách kỷ niệm 30/4 năm nào cũng thế, cho đến tận bây giờ, vẫn chỉ cốt ồn ào phân biệt “thắng, thua”, khiến vết thương của người “thua” không kịp lên da non, mà kẻ “thắng” nhiều khi thấy sượng (chứ chưa chắc trong ḷng thực sự đă “kiêu” đâu!) Tôi lại vừa đọc được một đoạn viết về ngày chiến thắng của quân đội miền Bắc với quân đội miền Nam trong cuộc nội chiến của Mỹ. Sao cách xử sự của người “thắng” bên họ khác ta nhiều đến thế? Không hạ nhục, không cải tạo, tù đày… Tại sao? Chẳng lẽ chỉ có thể ngậm ngùi nói theo ông anh cùng họ (Hoàng): “Cái nước ḿnh nó thế!”

Dạ Ngân

35 năm quá dài

Đă hơn một lần tôi tái hiện những ngày cuối tháng Tư lịch sử qua những bài viết từ góc độ của ḿnh. Góc độ của một đứa con liệt sĩ bị mồ côi vào năm 10 tuổi, 14 tuổi vào bưng kháng chiến theo cái lư thù nhà nợ nước và sau đó là tất cả những năm tháng xây xước không thể nào quên. Một con người như vậy mà sống sót th́ tâm trạng vào tháng Tư năm Bảy Lăm sẽ thế nào? Ngây ngất như thể tái sinh từ một cuộc đại phẩu, nh́n quanh thấy bên thắng và bên thua đều khóc ṛng v́ một nỗi mừng duy nhất: vậy là thôi súng ống bom đạn rồi, ḥa b́nh rồi, không ǵ thiêng liêng hơn điều đó!

Mỗi năm kỷ niệm ngày đại thắng tôi lại chăm chú hơn với những thước phim tài liệu phát trên các kênh truyền h́nh. Càng lùi xa thời điểm ấy th́ nhu cầu khám phá lại càng lớn. Cũng phải thôi, cái ǵ đă thành lịch sử đều trở nên hấp dẫn hơn với hậu thế và nó lớn vụt lên về kích cỡ cũng như những điều nó chưa được mở ra trong ḷng nó. Tôi thấy rơ hơn từng giai đoạn tâm trạng của ḿnh. Sau vui tràn th́ phải là phơi phới chứ. Đáng lẽ phải là như vậy chứ. Tôi quá mẫn cảm hay dễ lạc quan hay quá “non nớt về chính trị” mà đinh ninh như vậy? Nhưng h́nh như đă có những sự thật khiến thời gian trăng mật với ḥa b́nh ở trong tôi thật ngắn. Cuộc hôn nhân này có vấn đề ǵ sao?

Đầu tiên là những giọt nước mắt bàng hoàng của những người vợ lính cộng ḥa trong gia tộc ḿnh. Ở miền Nam gia tộc nào cũng có rất nhiều người của bên này và bên kia. Th́ ra tiếng những đoàn xe GMC rung chuyển đường phố và những tiếng la ó thảng thốt tôi có nghe thấy trong nhiều đêm liền là tiếng của những người lính thất trận đang bị đưa đi đâu đó một cách bất thần, chính tôi cũng không thể biết. Tôi bắt đầu thấy vị thế hạt bụi của ḿnh từ đó, khi mà mọi thứ với thân phận người đều do ở đâu đó rất cao rất xa làm nên chứ chúng tôi th́ can dự được mấy. Trong chiến tranh sống và chết, chúng tôi được b́nh đẳng hơn nhiều. Sao không có thu xếp khác để có ḥa giải thực sự và để dân tộc có sức mạnh mới hơn, thực sự?

Kế đến là những ngày muốn mua một mét vải cũng phải lén lút lách vào một cửa hàng vừa bị cải tạo đang phải bán chui bán nhủi những thứ đă giấu được. Lư thuyết ḥa b́nh rồi cái ǵ chẳng có rơi từ ngọn cây thiên đường xuống, không c̣n manh giáp tươi hồng nào. Cứ thế, cải tạo công thương đợt hai rồi đợt ba và những đoàn ghe xuồng nông dân giong buồm lá dừa nước đi dài từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre xuống mạn dưới trong cơn tháo chạy địa chấn tập đoàn hóa hợp tác hóa. Một lần nữa từng gia tộc lại cưu mang và vá víu nhau, hạt gạo củ khoai cùng những nỗi niềm có tên là hậu chiến. Ḥa b́nh thật sự được tính bằng năm hay tính bằng tháng mà ḷng người loạn ly quá đỗi?

Chưa chi đă lại nghe thấy chiến tranh ở cả hai đầu đất nước. Giang sơn đă toàn vẹn chứ đâu phải năm 1946 mà không khí có vẻ “ngàn cân treo sợi tóc”? Lần này những người “non nớt chính trị” chúng tôi đă vỡ lẽ: thế giới giống như một cái xóm vậy thôi, những nhà giàu bao giờ cũng t́m cách ngồi lại với nhau để định đoạt và những kẻ thấp cổ bé họng luôn bị họ thu xếp theo kiểu nào đó. Thế thôi. Chuyện kẻ giàu sẵn và người chưa giàu, chuyện ḷng tham và ḷng nhân, chuyện thói đời và bi kịch của khát vọng tiến bộ… Vân vân và vân vân, một nhà văn trẻ ngộ ra, vừa ngỡ ngàng vừa choáng váng.

1982 có lẽ là thời điểm quan trọng nhất trong nhận thức của tôi về cuộc chiến đă qua, về hậu chiến đang bao trùm và về những cụm từ như chủ thuyết, quốc gia và dân tộc. Thật không thể nào quên Trại sáng tác văn học của Hội nhà văn Việt Nam bên một vũng biển vào loại đẹp nhất Việt Nam nhưng vừa có mấy chục cái xác thuyền nhân dạt vô. Rất nhiều xác của đàn bà úp sấp. Chắc các bạn đă h́nh dung được tâm trạng của lũ nhà văn nhạy cảm chúng tôi trong không khí đó. Thê lương hết cỡ. Xác một bé trai chừng mười tuổi được kéo lên ngay dưới nhà Trại, trên một gộp đá trong lúc chờ Công an tới đem đi. Có bao nhiêu người đang ở các trại cải tạo khắp trong Nam ngoài Bắc? có bao nhiêu con em các doanh nghiệp thành danh phải đi Kinh tế mới? Có biết bao phụ nữ và trẻ em sợ nước đă bước xuống thuyền ra biển để rồi làm mồi cho cá? Có bao nhiêu mạng người đă ngă xuống nữa ở hai đầu biên cương? Một dân tộc vừa bất hạnh và vừa cố chấp với nhau, có lẽ chính v́ vậy mà nỗi bất hạnh mới dai dẳng đến thế.

Từ tháng Tư ấy tới lúc nông dân bỏ xứ chạy nạn tập đoàn là 5 năm, từ hiện tượng thuyền nhân đến khi chúng tôi được Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hô hào cỡi trói là 10 năm. Từng chặng 5 và 10 năm, đến giờ là 35 năm, chừng ấy thời gian là đă đủ cho nước Nhật thành cường quốc bên cạnh nước Mỹ, thời gian cũng đă đủ cho các em bé sinh ra vào thời khắc ḥa b́nh ấy thành một người đàn ông trang lứa với nhà toán học Ngô Bảo Châu. Số người Việt Nam ra đi và không muốn quay về ngày mỗi tăng lên, kiều hối cũng tăng lên và ḷng người vẫn chưa thôi ly tán.

Có cách kỷ niệm nào khác hơn không? Sao cho bên thắng không kiêu mà bên bại cũng không buồn đau măi. Sao cho người Việt ở khắp nơi hướng con tim vào nhau và nhủ rằng: thôi th́ lịch sử, hăy để mọi chuyện phán xét cho đời sau c̣n chúng ta, hăy cùng cầu siêu cho mọi vong linh trong thời chiến và cả trong thời b́nh sau ngần ấy năm qua.

Chỉ dám mong có vậy.

 

 

Nguyễn Trọng Tạo

 

Đừng thêm những tháng Tư

Nguồn: blog Nguyễn Trọng Tạo

Lại một tháng Tư sắp qua. 35 tháng Tư qua và hơn thế nữa. Sao người Việt hận thù nhau vẫn c̣n ghê gớm thế. Tôi đọc trên báo, trên mạng thấy chả ai chịu ai, chả cờ nào chịu cờ nào. Cờ đỏ sao vàng bay khắp cùng nước Việt. Cờ vàng ba sọc phấp phới quận Cam... Một đoàn người hô "đả đảo Việt cộng, đả đảo cộng sản". Dân ta sao cứ đả đảo dân ta? Và cả một chiến sách "chống diễn biến ḥa b́nh" không mệt mỏi. Ḥa b́nh ai chả muốn. Vậy mà lâu nay tôi vẫn không hiểu tại sao lại "chống diễn biến ḥa b́nh"? Có từ ǵ hay hơn, rơ hơn không? Nếu chống những người âm mưu phản bội lại dân tộc th́ cũng nên nói rơ ra, chứ cứ nói lờ mờ thế thật khó mà hiểu nổi. Có lẽ giống ngày xưa đă từng chống "Nhân Văn - Giai Phẩm", toàn là từ đẹp. Thật lạ.

Chống xâm lược th́ tất nhiên cả dân tộc phải chống rồi. Chống Pháp, rồi chống Mỹ, rồi chống Bành trướng Bắc Kinh. Gọi là chiến tranh vệ quốc th́ tất nhiên là chính nghĩa. Nhưng Pháp cút rồi Mỹ rút, chiến tranh vẫn cứ xảy ra trên đất nước thân yêu. Bọn ngoại bang thật hiểm ác, chúng trang bị vũ khí cho dân ta đánh dân ta. Ừ th́ biết là hai phe đối đầu, nhưng dân ta th́ khổ, th́ chết chóc tang thương. Phải mất hơn 20 năm dân tộc mới đi qua được chiếc cầu Hiền Lương dài 194 mét. Không thể tính được bao nhiêu xác người Việt th́ vắt qua được 1 mét cầu. Và ḍng sông chia cắt ấy ám ảnh như một "ḍng sông máu" trong lịch sử dân tộc. Có lẽ câu thơ Xuân Diệu viết ngày đầu chia cắt đă ám vào máu dân tộc này: "Ḍng sông Bến Hải chảy qua tim"! Vậy mà sau bao nhiêu tang thương ấy, ta được tôn đứng tuyến đầu cho phe này phe kia, lại bị chính cái anh phe ḿnh ra đ̣n Bành trướng, rồi một anh nữa lại lệnh cấm vận ta. Ngẫm mà đau.

Hăy cảnh giác tṛ "tọa sơn quan hổ đấu". Hăy cảnh giác ngoại bang. Cái khó của những ông vua là làm sao yên dân, và ngoại bang luôn thân thiện. Vậy mà câu nói của Phu-xích luôn văng vẳng đâu đây: "Hăy cảnh giác!".

Vậy th́ dân tộc này phải ḥa giải. Đó là con đường không thể khác, con đường sống.

Vẫn biết đánh nhau th́ kẻ thua người thắng. Nếu không có kẻ thua th́ ai thắng được đây. Phải tung hô người chiến thắng. Nhưng cũng phải cám ơn kẻ bại trận chứ. Uưt-man lớn, bởi ông đă viết nên hai câu thơ này:

Hăy nổi kèn lên tung hô đoàn quân chiến thắng trở về!

Hăy nổi kèn lên chúc mừng những người thua chết ch́m dưới đáy biển sâu!

Thắng thua th́ cũng đă rồi. Vậy mà vẫn cứ đau. Nguyễn Duy đă có lúc đau quá mà thốt lên: "nghĩ cho cùng mỗi cuộc chiến tranh/ phe nào thắng th́ nhân dân đều bại". Là nói như Xi-mô-nốp: "Người ta sinh ra không phải để làm lính". Chiến tranh là bắn giết. Nhưng than ôi, họ đều là những con người!

Cứ tưởng đất nước thống nhất rồi chỉ toàn niềm vui. "Non sông thu về một mối" như bài diễn văn chiến thắng đă đọc, nhưng ḷng người đă thu về một mối hay chưa? 35 năm vẫn c̣n trăm mối tơ ṿ.

Trước khi qua đời, ông Vơ Văn Kiệt đă rất đau đớn mà thốt lên

         "Ba mươi năm rồi, mà sao dân tộc này vẫn chưa ḥa giải đươc?".

 

Câu nói đó cũng là một thú nhận sự bất lực của ông, v́ ông từng là Thủ tướng nước này. Nhưng, đó là một lời than có thể chia sẻ được nếu ta v́ dân tộc muốn thu về một mối. Tôi chia sẻ với ông v́ tôi đă từng nghĩ: Một dân tộc mà lũ trẻ không biết mơ mộng và người già không biết sám hối, đó là một dân tộc bất hạnh. Hăy trân trọng sự sám hối.

 

Thật khó mà ḥa giải được ngay khi phân định thắng bại. Nhưng nếu người chiến thắng dám dang rộng ṿng tay, th́ người ngă ngựa không sợ ḿnh bị giết. Tôi không nhớ hai từ "ḥa giải" xuất hiện sau thống nhất bao năm nhưng h́nh như cũng chỉ mới đây thôi. Có c̣n hơn không. Muộn c̣n hơn không. Tuy vậy, ḥa giải th́ không thể nói suông. Phải bằng những hành động thực tế. Điều này th́ ông Hồ Chí Minh trước đây là một bậc thầy. Ông thu phục được dân chúng, thu phục được nhiều trí thức nhân sĩ Việt ở nước ngoài, c̣n thu phục được cả đồng minh. Đă làm chính trị th́ phải cao mưu, thậm chí thủ đoạn, nhưng cái tâm sáng th́ nó sẽ tỏa ra. Ông chọn dương ngọn cờ "độc lập dân tộc" là thượng sách. Dù nhân bất thập toàn, nhưng làm người lănh đạo hay làm lănh tụ th́ phải v́ nghĩa lớn. Người ta trách ông giả làm Trần Dân Tiên để viết về ḿnh, nhưng khi biết điều đó, tôi coi cuốn sách ông viết là một "hồi kư" th́ thấy ông viết rất giỏi bởi động cơ và hành động của ông không có ǵ xấu, mà ngược lại, ông nói về tinh thần yêu nước. Ông nói và làm không khác nhau là mấy.

Lănh đạo ta đang học gương ông Hồ, nhưng học tṛ th́ cũng ba bảy học tṛ. Thậm chí có học tṛ suốt đời lưu ban.

Tuy vậy, không phải tất cả lănh đạo ở Việt Nam hiện nay không muốn "ḥa giải dân tộc". Ḥa giải là nguyện vọng cấp thiết của người Việt Nam dù trong hay ngoài nước. Nhưng cái bí nhất là chưa "hóa giải" được. Mà muốn ḥa giải được, trước hết phải hóa giải đă. Chúng ta phải làm tuần tự mới hy vọng đươc, phải giải quyết cái dấu "sắc" trước đă, rồi cái dấu "huyền" sẽ đến. Nếu không giải quyết hóa giải hận thù, hóa giải quan niệm dân chủ th́ thật khó để tiến tới ḥa giải dân tộc được.

Nh́n ngược lịch sử Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, vấn đề "hóa giải" hiện nay đang là một nan đề. Trước hết là ứng xử của nhà cầm quyền với những người từng "ở phía bên kia" hay đang "ở phía bên kia". Phải có cái nh́n trọng thị. Tốt nhất là hăy nói không phân biệt, như Mỹ nói không phân biệt chủng tộc, và Obama được bầu làm Tổng thống là một minh chứng. Tức là không chỉ nói suông, mà nói đi đôi với làm mới dựng được ḷng tin giữa muôn dân. Nên nh́n tổn thất trong cuộc chiến tranh trước 1975 là tổn thất chung của dân tộc dù bên này hay bên kia chiến tuyến. Hăy cầu siêu cho cả những người chiến bại. Hăy tuyên dương những người có hành động giữ nước dù họ ở phía nào.

Thiển ư của tôi th́ những người Việt chiến bại trước đây, nếu v́ lợi ích dân tộc, v́ ḥa hợp tiến bộ th́ cũng đừng cố chấp những sai lầm của kẻ chiến thắng. Bất kỳ công dân nào mang hộ chiếu Việt Nam đều có quyền ứng cử và bầu cử. Hăy tin vào nhân dân, họ nghèo khổ nhưng tâm lớn, họ phận hèn nhưng minh triết.

Tôi biết vài điều tôi nói chỉ là muối bỏ biển. Nhưng đó là v́ ḷng tôi muối mặn. Hăy hóa vàng đi hỡi hận thù ích kỷ. Hăy ḥa vào nhau hỡi ḍng máu Lạc Hồng. Mẹ Việt Nam không thể vui khi anh em thù hận. Không ai mong có thêm những tháng Tư thù hận vẫn c̣n vương...

Cuối tháng Tư

 

 

Nam Dao

 

để nhớ một ngày

(Trích Bể Dâu, chương 19)

 

(…)

 

Quanh tuyến pḥng tiền phương, không chút động tịnh ǵ.  Hỏi dân, họ kể hàng đoàn xe cam nhông chở quân đội miền Bắc nối đuôi nhau đi ngang Nha Trang.  Từ Suối Đá trở vào, đoàn xe thưa đi, chỉ c̣n tăng T-54 và những dàn súng pḥng không lưu động.  Tướng Nghi ra lệnh án binh bất động, đào thêm công sự và yêu cầu tướng Sang chỉ huy Sư đoàn Không quân bay thám thính và sửa soạn oanh tạc.  Sang lắc đầu.  Với những phi cơ vận tải C-119, C-123 cải biên gắn đại liên, bay lên trời chẳng khác ǵ tự tử khi gặp súng pḥng không của địch.  Lữ Dù chấn giữ những trọng điểm.  Đại tá Trương họp tất cả những sĩ quan của bốn tiểu đoàn, dặn ‘’...tiết kiệm người, tiết kiệm đạn.  Giữ  Phan Rang là giữ được miền Nam!’’  Ngay hôm đó, tướng Nghi hốt hoảng báo Trương, Việt Cộng đang đánh vào Xuân Lộc, trên trục quốc lộ 1, đằng sau lưng Phan Rang.  Trương văng tục :

         -  Đm...  Thế là nó bọc ṿng ra sau mà đéo biết.  Đánh đấm như cái con cặc!  Bây giờ, giữ Phan Rang làm ǵ ?  Tổ cha thằng Thiệu!  Tổ cha thằng Cao Văn Viên...

         Trương báo tướng Nghi sẽ ra lệnh rút Dù về Xuân Lộc, phụ Sư đoàn 18 của tướng Lê Minh Đảo bị vây từ ba ngày.  Nghi không cho, gằn ‘’...chưa có lệnh của Tổng Tham Mưu.  Rút Dù đi, không giữ được Phan Rang! ’’.  Trương đáp ‘’...chúng nó có đánh Phan Rang đâu mà giữ.  Tôi cứ đi ! ’’.  Nghi quát ‘’ Tôi sẽ đưa anh ra ṭa án binh’’.  Trương cười nhạt, dằn máy điện đàm, nhổ nước bọt.

         Dù dàn ra theo h́nh cánh én.  Băng rừng nhắm hướng ga Sông Mao dọc đường rày xe lửa, Dù hành quân không chút trở ngại.  Tiểu đoàn của Nhân ép sát mé biển, quá trưa tháp Chàm Phan Rí đă thấp thoáng trong tầm mắt.  Chuẩn úy Khiêm cao hứng đọc :

        ‘’ Mai này đụng độ mà không chết

       Về ghé sông Mao phá phách chơi

       Mang sớt nỗi sầu cùng gái điếm

       Đốt tiền mua một tháng ngày vui’’

 

Khiêm vừa dứt lời th́ tiếng ùng ùng vang lên.  Pháo Việt Cộng rót vào đoạn đầu đội h́nh.  Bên hông tiểu đoàn, tiếng động cơ tăng T-54 khởi động.  Một loạt pháo 85 ly bắn đồng bộ. Chụp ống nói, Nhung vội vă ‘’... Én 3 gọi Đại Bàng.  Trước bị pháo.  Cua Càng ém sẵn thúc vào hông.  Đợi lệnh’’.  Đầu máy bên kia, Trương gọi ‘’... Én nào cũng bị...  Tụi bay cứ nằm đó.  Đi đốn cua trong khi chờ lệnh!’’.

         T́nh h́nh tiến không xong, lùi về Phan Rang th́ vô lư.  Thiết Giáp quân đội miền Bắc cắt đội h́nh Dù thành hai mảnh, không thể bắt tay với nhau được.  Tiểu đoàn tiền kích đă vào đồng bằng, địa h́nh trống trải không chống đỡ được, phải nằm mọp chịu trận.  Trương cắn răng, gân xanh trên trán phập phồng, tay nắm báng khẩu Colt, Trương gào :

         -  Én 3... Én 3.  Lệnh T1, nghe rơ chưa?

Thiếu tá Nhung nghẹn ngào : ‘’...Rơ, c̣n bao lâu ?  Én hỏi Đại Bàng, bao lâu ? ’’.  Tiếng đại tá Trương buồn bă : ‘’ ... đến 6 giờ tối.  Để lính tùy nghi đi hay ở’’.  Nhung họp bốn đại đội trưởng lại.  T1 là lệnh hàng.  Nhung bảo ‘’...lính đứa nào muốn trốn, cứ trốn.  Về phía biển, chỉ có du kích!’’

 

         Vào lúc chạng vạng, khi mặt trời đỏ ối xuống nấp sau mỏm tháp Chàm, có tiếng đồng thanh ‘’ Mẹ đụ!’’, tiếp đó là một tiếng nổ lớn.  Lính cứ bốn, năm người, một tay nắm lựu đạn đă bật kíp, tay kia nắm tay chiến hữu, ngồi thành ṿng tṛn.  Họ im lặng, không ai nh́n ai.  Rồi một người đếm, một hai ba.  Đă dặn nhau, họ đồng thanh hô ‘’ Mẹ đụ!’’, tay buông kíp.  Cứ thế, ‘’ Mẹ đụ’’... ‘’ Mẹ đụ’’ vang lên như tiếng gọi của tử thần nổi cơn thèm ăn, xác người văng tóe lên thành hàng trăm mảnh thịt bầy nhầy đỏ ối.

         Nhân bịt tai, nước mắt trào ra.  Không, những người lính chửi ‘’ Mẹ đụ’’ vào thế gian này không hèn.  C̣n sống, họ ghé sông Mao phá phách, đốt tiền mua một thoáng ngày vui.  Đối mặt với những anh lính ‘’xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước’’, họ chiến đấu để tồn tại,  ở cái thế mất c̣n, anh sống tôi chết.  Hoặc ngược lại, tôi sống anh chết.  Nay th́ hết như vậy.  Anh không chết và tôi, tôi có thể sống như một hàng binh ?  Mẹ đụ!  Họ níu giữ lấy nhân phẩm bằng cách nổ cho tan xác. Không, họ chọn cái chết, xác tan nhưng giữ  được phần hồn.

 

          ‘’Mẹ đụ’’, mai này sói rừng chắc chẳng thiếu thức ăn.

 

         Chuẩn úy Khiêm kéo tay Nhân, th́ thào ‘’...em th́ chuồn.  Vợ mới lấy, đang có bầu.  Đại úy đi không?  Ra biển, t́m thuyền về Vũng Tầu...  Đi càng sớm càng tốt ! ’’.  Nhân đứng lên đi về phía Nhung.  Cười buồn, Thiếu tá Nhung bảo ‘’... Tu-bíp[1], đi đi!  Nhớ cầm theo một khẩu súng để pḥng thân’’.

*

 

         Đám năm người có Khiêm, Nhân và ba tay lính Dù đi ngược lại, vào rừng, rồi theo hướng Đông lẩn về phía biển.  Nửa đêm, họ men đến một làng chài.  Đột nhập vào một căn nhà lá leo lét ánh đèn, họ lay một ngư nhân đang ngủ mê mệt.  Anh ta choàng dậy, hốt hoảng.  Nhân xin anh cho mọi người lên ghe ra khơi. Móc hết tiền trong túi ra, Nhân khẩn khoản ‘‘Mong anh giúp bọn tôi!’’.  Vợ anh ngư dân lồm cồm ḅ, tay ôm một đứa nhỏ c̣n phải ẵm, sợ hăi lui vào góc nhà.  Khiêm nói nhỏ ‘‘...chị đừng sợ’’, và cũng lôi ví móc tiền ra.  Ba người lính Dù không nói ǵ, chĩa M-16, dáng bực bội, mặt khẩn trương.  Một người quay lại, gằn giọng ‘‘... không đưa đi, tụi tui cướp ghe!’’. Anh ngư dân lí nhí ‘‘...rồi, tui  đưa mà ! ’’. Họ lên ghe, lẩn vào những cơn gió đêm lênh đênh.

         Sáng ra, chiếc ghe bơi đến một  vùng nằm trên thủy đạo tầu Hải Quân di tản từ Cam Ranh về Vũng Tầu. Đợi đến trưa, cả bọn được vớt, tới  tối th́ cặp vào Vũng Tàu.  Ngày thứ nh́, Nhân t́m cách đi xe ôm từ Vũng Tầu về Sài G̣n.  Sau gần hai mươi cây số cuốc bộ, Nhân chặn được một chiếc Honda.  Anh xe ôm lắc đầu, tay chỉ, miệng nói ‘‘... người ta đi từ Sài G̣n ra. C̣n đi ngược về Sài G̣n, kẹt th́ sao?’’  Nhân lột chiếc đồng hồ Omega đeo tay, năn nỉ.  Anh xe ôm lại lắc, đ̣i thêm năm trăm ngh́n.  Nhân không c̣n một xu dính túi, hẹn về Sài G̣n đến nhà mới lấy được tiền.  Anh xe ôm gật.  Trên xa lộ, xe cộ ra Vũng Tầu xếp hàng lăn bánh, mùi xăng xông lên nghẹt thở.  Hai bên vệ đường, quân phục lính, bốt, balô... vứt bừa băi.  Đường về Sài G̣n lác đác người. Anh xe ôm vừa lách ngược đoàn xe vừa càu nhàu chửi luôn miệng. Đến gần cầu Sài G̣n, số người đi ra đông đến độ anh xe ôm kêu ‘‘ Thôi, Đại Úy đi bộ vô, tui sợ kẹt không ra được! ’’.

*

 

         U già mở cửa.  U reo ‘’ ...cậu vềỞ nhà bà lo quá, nhưng trưa nay đi công việc rồi’’.  Nhân nhảy vào nhà tắm, giội nước xối xảNhưng nước chỉ gột được bụi đường bám trên lớp mồ hôi và lớp muối biển sau một ngày một đêm lênh đênh, chứ nỗi ô nhục của tên bại binh vẫn bám lấy tâm trí chàng như con bạch tuộc trăm ṿi, có cái cong rướn lên, chửi ‘’ Mẹ đụ’’, rồi vỡ bung, phun ra một thứ dung dịch nhờn nhẫy đỏ lè.  Nhân bưng mặt khóc, chẳng v́ tiếc nuối ǵ một miền Nam ‘‘Tự Do’’, chẳng phải sợ ǵ viễn tượng một miền Bắc ‘‘Cộng Sản’’.  Có lẽ chàng khóc v́ chàng cảm thấy một đứt quăng.  Một đảo ngược.  Một bước nhảy của lịch sửBước nhảy trên vũng trống đen ng̣m sâu hút, đe dọa chẳng có ǵ ở dưới để đỡ lấy những con người hụt bước.

 

         U già mang gà-mèn thức ăn cho chú Hoàng như từ mười năm qua.  Chú dặn Nhân qua chú ngay.  Cơm nước xong, Nhân chợp mắt được một lát.  Khi choàng dậy, Huyền chưa vềNhân lững thững thả bộ, đến góc chợ Thái B́nh, ṿng sang đầu đường Bùi Thị Xuân.  Buổi trưa, Sài G̣n vắng hẳn người dưới cái nắng chói chan.  Đến cổng xe lửa số 2, Nhân vào hẻm.  Khi chú Hoàng mở cửa, chú không nói ǵ, chỉ lách người để Nhân vào nhà. Chú kể, Xuân Lộc rồi Long Khánh đă thất thủ.  Quân đội miền Bắc chựng lại đâu hai, ba ngày sau khi bị hai quả CBU, bom hút dưỡng khí và bom chấn không.  Chú bảo Mỹ thả để làm chậm bước tiến quân Bắc Việt hầu có th́ giờ di tản.  Thiệu từ chức, Trần Văn Hương lên thay nhưng lập tức Hà Nội và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tuyên bố Hương cũng như Thiệu, họ không ‘‘đối thoại’’.  Tướng Nguyễn Cao Kỳ tuyên bố sẽ biến Sài G̣n thành Leningrad, tử thủ đến giọt máu cuối cùng.  Chú Hoàng cười méo mó :

         Thằng ngu! Chống Cộng mà mang tên Leningrad ra gán vào Sài G̣n, thật là chướng! Thảm bại cũng v́ những tướng tá như vậy...

Thở dài, chú cầm tay Nhân:

         -  Chú với Nhân tuy không máu mủ, nhưng khi về với mợ th́ chú coi Nhân như con.  Sau, Nhân biết đấy, ḿnh không có duyên với nhau nhưng chú đối với Nhân không khác ǵ đối với em Lương, con đẻ của chú. Chú tự cho phép chú nói với Nhân một lời khuyên: Nhân đi đi.  Người ta đi nhiều lắm.  Sang MỹSang Pháp, Úc...  Bất cứ đâu, đi được là đi.  Dăm ba năm sau, thấy về được hẵng về.  Chú biết mợ không muốn vậy, nhưng chú cứ khuyên, quyết định ǵ là ở Nhân.

 

         Nhân không đáp.  Chàng hồi tưởng đến những ngày ở trại K7, bác sĩ Thiện, y sĩ Chung, cô cấp dưỡng Y Ban và câu chuyện xung quanh cái chết của Toán, Chính ủy bệnh viện 201 ở biên giới Hạ Lào.  Nhân rùng ḿnh.  Dẫu Nam hay Bắc, con người nói chung có khác cũng không nhiều, nhưng loại sắt máu như Toán th́ chỉ guồng máy miền Bắc mới tạo ra được.  Tự nhiên, Nhân sợBức vách có bài thơ sáng lên khi nắng lóa qua mành cửa.  Nhân hồi tưởng ngày hôm kia trên biển rộng mênh mang.  Đúng là biển vô tận.

         ‘’ Biển vô tận xá ǵ phương hướng nữa’’

         Nhân linh cảm đời ḿnh rồi sẽ là một con thuyền bập bềnh nổi trôi như câu thơ của bác Chương.  Nhưng tự dưng chàng b́nh thản, mỉm cười, ḷng gợn lên một nỗi thương cảm vô bờ.

 

*

         Ngày 25 tháng 4.

         Mặt trận Long Thành - Phước Tuy khai màn.  Trục Sài G̣n - Vũng Tầu vẫn c̣n giao thông được.  Trần Văn Hương từ chức.  Big Minh tuyên thệ nhiệm chức Tổng thống ngày 28 tháng 4, gửi văn thư yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam.  Văn thư này có lẽ là văn thư thừa thăi nhất trong lịch sử ngoại giao từ vài ba trăm năm nay.  Chung quanh Ṭa Đại Sứ Mỹ, người Việt ṿng trong ṿng ngoài, chen lấn nhau, mong vượt được hàng rào sắt, lọt vào khuôn viên để theo chân Đế Quốc vừa được Tân Tổng Thống mời đi khỏi Việt Nam. Nhanh chân hơn Mỹ là các ông Thiệu, ông Viên. Ông Thiệu bay sang Đài Loan vài hôm trước. C̣n ông Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng biến đâu không ai hay, sau mới biết ông đă ‘’ thăm viếng’’ một chiến hạm đồng minh.

 

         Ngày 29 tháng 4.

         Tân Sơn Nhất bị pháo kích.  Trục Sài G̣n-Vũng Tầu bị cắt đứt.  Dân Sài G̣n trèo hàng rào vào ṭa Đại Sứ MỹThủy Quân Lục Chiến  Mỹ  có nhiệm vụ bảo vệ đánh dân bằng dùi cui, đập bằng báng súng, có khi dùng cả lưỡi lê đâm cho buông tay rơi xuống.  Người ta khóc, người ta la.  Một phụ nữ áo dài xanh, môi son đỏ chót giắt tay đứa nhỏ đen thui vừa gọi vừa chửi bằng tiếng Việt : ‘’ Ê Giôn, con mày đây!  Mày bỏ để bà nuôi à?  Tổ cha mày, Giôn ơi’’. Chắc chắn Giôn có đó cũng không hiểu lấy một chữLính gác cổng xua tay khi bà ta sấn tới, một tay chỉ đứa nhỏ, miệng la ‘’ Mỹ nè, trăm phần trăm đó, cho zô chớ!’’, tay kia ch́a một tờ giấy ra.  Một thanh niên xô bà, tay cũng ch́a một tờ giấy, có lẽ là giấy chứng nhận làm sở MỹBà ta đẩy lại, miệng lại chửi.  Thế là nhốn nháo lên trước cánh cổng sắt đóng chặt, bên trên lá cờ Hoa Kỳ vẫn bay phất phới.

 

         Tiếng trực thăng phành phạch.  Hàng chục chiếc sà xuống lượn quanh ṭa đại sứ như một bày quạ. Khi có chiếc đậu lên băi cỏ, những người đă vào trong sân ṭa Đại Sứ ùa lên, bám vào, kéo nhau, đạp nhau, kẻ kêu người khóc gọi ầm ĩNhân nh́n cảnh tán loạn, nửa thương nửa giận.  Đám người không vào được sân ṭa Đại Sứ kéo nhau đi về bến Bạch Đằng, tay xách nách mang, lếch tha lếch thếch.  Ṭ ṃ, Nhân đi theo.  Khung cảnh cảng Sài G̣n lúc đó không khác ǵ ở toà đại sứ Mỹ. Cũng gọi, cũng kêu, cũng xô đẩy, cũng ẩu đảTiếng pháo kích vẳng lại, lúc một nhặt hơn, lắm khi nghe như gần bên cạnh. Không khí căng đến chỉ chực vỡ vụn. Trước cư xá Hải Quân, lính đứng gác không cho người lạ vào. Trên những chiếc xe Jeep chạy vào cư xá, súng chĩa vào đám đông có dịp là ùa theo.  Có người vỗ vào vai Nhân.  Đó là Yên, một người bạn thời học với nhau ở Trung học Chu Văn An.  Vẫn mặc quân phục Hải Quân, Yên kéo Nhân đến cổng cư xá, bảo ‘’... ông vào với tôi.  Rồi ra hạm đội 7 bằng tầu, chắc chắn an toàn!’’.  Nhân nào có định đi.  Chàng kéo tay bạn, lắc đầu.  Yên bắt tay, chúc Nhân ở lại may mắn, đi không quay đầu lại.

 

         Nhân về nhà.  Đến đầu hẻm, chàng nghe tiếng căi cọ bên hàng xóm.  Người chồng to tiếng ‘’... xuống tầu rồi mà c̣n đ̣i lên, tiếc cái mạng không tiếc, tiếc cái xe Simca cũ x́...’’.  Người vợ căi ‘’...chi mà tiếc mạng, anh dạy học chớ có làm ǵ đâu cơ chứ!  Thời nào cũng thế, cũng cần thầy giáo!  Anh chết nhát th́ có...’’.  Thế là tiếng chân đấm tay đá huỳnh huỵch. Tiếng trẻ con ré khóc, người vợ bù lu bù loa, rồi tiếng bát đĩa loảng xoảng. Chưa kịp đóng cửa, Nhân thấy một thằng nhỏ ở cuối hẻm chạy, ba nó rượt đằng sau. Nhân nhận ra Tráng, một dược sĩ làm ở bệnh viện B́nh Dân. Nhân hỏi chuyện ǵ vậy.  Tráng thở hồng hộc, kể ‘’ Tôi đưa nó với thằng em nó lên máy bay trong phi trường Tân Sơn Nhất từ tối hôm qua, dặn đợi đó để tôi về chở bà xă vô.  Chưa vô được, th́ sáng nay nó đưa thằng em nó về, thế có khổ không anh? ’’.  Thằng bé mười hai tuổi, mếu máo ‘’ ...con kể là có một ông, ông hỏi, con nói con đợi ba má.  Ổng biểu, có hai người đang đi t́m con dưới kia, xuống coi có phải ba má tụi bay không?  Vừa đứng lên, tụi con mất chỗ, rồi người ta đẩy nên phải xuống máy bay chớ có phải muốn zậy đâu...’’.  Ba nó lại nóng lên, bất th́nh ĺnh giáng cho nó một cái tát.  Nó ré lên, giọng ấm ức ‘’... ở th́ bị pháo kích, zề nhà th́ bị bạt tai’’ rồi cắm đầu chạy.

 

(…)   Tiếng súng tay đă thỉnh thoảng lốp bốp chát chúa đâu đây. Sợ nhất là bọn có khí giới rủ nhau đi ăn cướp. Tân Sơn Nhất tiếp tục bị pháo kích. Dân Sài G̣n lần đầu cảm nhận nỗi kinh hoàng không chỉ là chữ viết trên mặt báo. Họ tiếp tục tràn vào sân toà Đại Sứ MỹKhông được, có người trèo qua ṭa Đại Sứ Pháp, Anh, Ấn... Tất cả, miễn không là Việt Nam.  Rồi họ tỏa ra xa lộ, nhắm hướng Vũng Tầu, Bà Rịa. Họ xuống Khánh Hội t́m ghe. Họ ra bến Bạch Đằng, ngơ ngác như một đàn người bị ma quỉ đang rượt đuổi.

 

         Trực thăng vẫn chao bay trên bầu trời Sài G̣n thản nhiên như chẳng có ǵ đáng quan tâm kể cả một cuộc đổi đời.  Người dưới đất nh́n lên, mơ ước chỗ những kẻ may mắn ngồi trên đang bay về một chốn tít mù xa lạ, nơi có thể chỉ là đất hứa của ảo vọng.

 

         Ngày mai, là ngày 30 tháng tư năm 1975.

 

 

 



[1] tiếng lóng gọi bác sĩ.