ChinhPhuNgamTheoNguyenThe

CHINH PHỤ NGÂM  theo nguyên thể

 TỰA (trích)

    Bản dịch này đựa trên nguyên thể bản Hán văn của Đặng Trần Côn. Theo ư riêng, tuy bản dịch Đoàn Thị Điểm-Phan huy Ích tuyệt vời, song thể song thất lục bát không  hoàn toàn nắm bắt cái hồn của nguyên bản... vốn là lối tập cổ, v́ vậy rất đậm chất Đường-Tống ...và chuyên chở một số chất liệu thơ-tứ khác với bản dịch Đoàn-Phan.

...

    Tiêu chuẩn bản dịch theo nguyên thể khá giản dị : người  dịch tôn trọng ư, thể, số chữ trong câu, âm, vận. Đôi khi dịch cho thành thơ đ̣i hỏi phải hoán vị dăm chữ trong một  câu, thậm chí câu trên đổi chỗ cho câu dưới (đánh dấu &). Trong bản Hán văn, có khá nhiều từ hề  dùng để đệm, nhiều chữ chỉ có thể hiểu qua điển tích, những tên người  cũng như những  địa danh bên Trung quốc. Bản dịch giữ ư của điển tích, giữ âm hề  khi nó tạo được  tác  động có thơ tính, và thường th́ tránh lập lại tên người  và địa danh. Trong trường hợp thật cần, những  câu phải dịch sát nghĩa sẽ được  ghi trong phần phụ chú.

 

... Công việc dịch khá dễ dàng là nhờ được  tham khảo tập Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo do GS  Hoàng Xuân Hăn biên soạn ( NXB Minh Tân, Paris, 1952). Cảm tấm ḷng một  vị thầy với văn hoá nước  ta, xin kính tặng người  bản dịch này. Cũng xin thân mến cám ơn  những  khích lệ của người  bạn quá cố Tạ Trọng Hiệp, của Nguyễn  Đăng Thanh Tùng và sự chịu  đựng bền bỉ hiền dịu của Liên Yến Nga.

 

Về phần bạn đọc, mong sao bạn đồng t́nh rằng tiếng Việt chúng ta cũng xúc tích chẳng  kém ǵ tiếng Hán, và lại là một  ngôn ngữ đày xúc cảm thơ...Sau cùng, xin bạn cứ nghiêm khắc với những  câu thơ dịch dở, song lượng thứ cho người  dịch v́ động cơ duy nhất ...chỉ là tấm ḷng gắn bó với thơ và tiếng mẹ. Vả lại, nói theo Đỗ Phủ,

Văn chương thiên cổ sự

Thất đắc thốn tâm tri

 

Nam Dao

                1995

 

 

Đặng Trần Côn (17 10 ? - 1742) và Chinh Phụ Ngâm

     Đặng Trần Côn người Hà Đông sinh vào thời Lê mạt, lúc Chúa Trịnh Cương nắm quyền, chết khi mới đầu tuổi 30, và đang làm Giám Sát trong Ngự Sử Đài. Theo Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Đ́nh Hổ, ông là người phóng khoáng, mê thơ, thích rượu và để lại nhiều bài phú coi như khuôn mẫu thời Lê mạt. Ông cũng được coi như ngườidẵ viết Bích Câu Kỳ Ngộ.

    Chinh Phụ Ngâm được viết theo thể Nhạc Phủ khoảng cuối đời tác giả, khi binh đao chiến trận là bối cảnh cho thời Trịnh Giang. Tác phẩm gồm 477  câu thơ dài ngắn từ 3 đến 10 chữ, có thể ngâm, hoặc hát. Thuộc loại tập cổ, thơ trong tác phẩm này phóng khoáng bay bổng chứ không g̣ bó niêm luật kiểu Văn Đường. Theo một giai thoại, Đặng Trần Côn từng mang sách đến đưa cho Ngô Th́ Sĩ thuộc Ngô gia văn phái. Sĩ kêu lên ‘‘...thế  này th́   ông đă  áp đảo được  lăo Ngô  này rồi ! ‘’.

    Theo GS Hoàng Xuân Hăn, có ít ra là 7 bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra tiếng nôm. Bản dịch của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được biết rộng răi, nhưng c̣n nghi vấn rằng bản dịch này cũng có thể là trước  tác của Phan Huy Ích. Tôi xin  gọi tạm bản này là bản Đoàn-Phan cho đến khi nào nghi vấn nói trên được  giải đáp. Bản này gồm 412 câu, có những  đoạn trác tuyệt, và xử dụng thể song thất lục bát vốn gần gũi vớí ca dao nên dễ thấm vào tâm hồn người Việt. Tuy vậy, dịch Chinh Phụ Ngâm theo nguyên thể, theo thiển ư, cho phép chúng ta khám phá ra một Đặng Trần Côn rất nghệ sĩ, đượm chất nhân văn, và nhất là một Đặng Trần Côn  mới  v́ không cứ phải qua lăng kính của bản Đoàn-Phan ta từng biết.