GiaiTringTrangNguyenSoDTHuyen

Cộng hoà xă hội Chủ nghĩa Việt Nam

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC

 

 

 

BẢN GIẢI TR̀NH

 

 

Đoàn Tử Huyến, nhà văn - dịch giả, biên tập viên Nhà xuất bản Lao động,

người chịu trách nhiệm biên tập tiểu thuyết Trăng nguyên sơ của tác giả Nam Dao,

theo yêu cầu của Lănh đạo Nhà xuất bản Lao động,

xin có Giải tŕnh liên quan đến việc xuất bản quyển sách này như sau:

 

 

1. Cuốn sách Trăng nguyên sơ được xuất bản và phát hành theo đúng mọi qui tŕnh và thủ tục của Pháp luật hiện hành.

 

2. Tác giả Nam Dao tên thật là Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1944 tại Nam Định, hiện là Giáo sư Kinh tế học Đại học Laval, Canada, giảng dạy và nghiên cứu tại nhiều Đại học có tiếng, như Havard, Paris – Sorbonne, Toulouse, Montpellier, Paris 10, CEPREMAP, National Australian University, University of New Southwales. Ông đă có trên 40 công tŕnh nghiên cứu in trên những tờ báo chuyên môn có uy tín cao trong ngành, được giải bài nghiên cứu xuất sắc nhất của tờ Asian Pacific Economic Review năm 1999, thành viên Ban tuyển chọn của Hội Đồng Nghiên cứu Khoa Học Nhân Văn của Canada về Kinh tế học và của nhiều Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế tại Canada và Pháp.

Ông cũng là tác giả của hàng chục tiểu thuyết, kịch, kí, tập truyện, thơ… sáng tác bằng tiếng Việt, nhiều lần về Việt Nam và quen biết với các văn nghệ sĩ trong nước, có sách in tại các nhà xuất bản Việt Nam như Trăng thuê ảo ảnh (tập truyện, Nxb Hội Nhà văn, 2004), Đất Trời (tiểu thuyết lịch sử, Nxb Đà Nẵng, 2007), và lần này là Trăng nguyên sơ (tiểu thuyết, Nxb Lao động, 2008).

 

3. Trăng nguyên sơ là tác phẩm văn học thể loại hư cấu (tiểu thuyết), được viết với thủ pháp Hậu hiện đại ít nhiều mới lạ với bạn đọc truyền thống trong nước, như chính tác giả nói trong Lời phi lộ: “Cấu trúc tiểu thuyết này kết hợp với thể cổ điển nào là phóng sự, rồi cả chưởng Kim Dung, tức một món lẩu đủ yếu tố "hậu hiện đại" có thể gây sốc cho người đọc”. Thông qua những trang “du kí” kể về hành tŕnh vừa thật vừa giả tưởng, qua không gian và qua cả thời gian, của một nhóm người đi t́m báu vật “Bảo Quốc Hộ Dân” và đi t́m những người đi t́m báu vật đó, tác giả muốn ghi lại những ấn tượng về đất nước và con người qua những thăng trầm của lịch sử. Đây là tác phẩm nghệ thuật có những cố gắng t́m ṭi, cách tân trong h́nh thức thể hiện cũng như trong suy ngẫm mang tính triết lí nhân sinh về lịch sử, về số phận người và về quan hệ người với người, với xă hội, thiên nhiên…

 

4. Với tư cách là một biên tập viên Văn học, một người làm công tác xuất bản lâu năm và có trách nhiệm, đối chiếu với các văn bản Luật hiện hành, tôi thấy cuốn sách Trăng nguyên sơ không vi phạm vào 4 hành vi bị Luật pháp nhà nước Việt Nam cấm. Xin trích dẫn đầy đủ điều khoản từ Luật Xuất bản số 30/2004/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 để đối chiếu:   

Điều 10. Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản

1. Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2. Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xă hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.

3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định.

4. Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

 

 

5. Không chỉ thế, tôi thấy tác phẩm Trăng nguyên sơ toát ra một tinh thần nhân văn cao đẹp, một triết lí nhân sinh lành mạnh, kêu gọi con người ǵn giữ và trở về với lối sống giản dị, hoà đồng, với bản sắc văn hoá dân tộc – tôn trọng những nét trinh nguyên của tự nhiên, “cơi t́nh” thiêng liêng của truyền thống. Điều này được thể hiện càng về cuối tác phẩm càng rơ nét, đặc biệt là ở hai chương cuối (chỉ riêng tên chương – Trăng nguyên sơCơi t́nh – cũng đủ nói lên ư đồ nghệ thuật và chủ đề tư tưởng mà tác giả muốn thể hiện, và nhất là ở Cơi t́nh – là tên mà lúc đầu tác giả định lấy đặt cho cuốn tiểu thuyết này). Xin hăy đọc hết cuốn sách và ngẫm nghĩ về những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc sau khi gấp sách lại!

 

6. Tuy nhiên, có thể thấy rằng trong cuốn tiểu thuyết này có những điều sau đây dễ gây phản ứng ở những người quen đọc sách một cách đơn giản, một chiều, muốn thấy mọi chuyện từ trong xă hội vào đến trang sách đều phải tốt đẹp; đó là:

a.  Cuốn sách có những trang, những đoạn mô tả, b́nh luận, phê phán những hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống hiện đại tại Việt Nam, “như chuyện đ̣i “boa” ở khách sạn, ăn xin, bán dâm, loạn luân bố chồng ngủ với con dâu, bạn bè lừa lọc nhau, người vô tội bị quản thúc 3 năm chỉ v́ đưa thơ ra nước ngoài, sự bất lực của bộ máy công quyền trong việc giải quyết các vụ kiện về đất đai…” (trích Công văn của Cục Xuất bản gửi Nhà Xuất bản Lao động ngày 03/12/2008).

b.. Ngôn từ đối thoại của nhân vật, và của cả tác giả, mang tính “Hậu hiện đại”, diễu nhại, trào lộng, dễ gây mất thiện cảm, thậm chí là sốc với một số người.

 

Về điểm này tôi xin có ư kiến giải tŕnh:

- Những hiện tượng trên có được mô tả trong cuốn sách, nhưng chỉ là đơn lẻ (không lặp lại), không đậm đặc, chiếm không nhiều số trang sách và số sự kiện (đoạn Công văn vừa dẫn đă liệt kê gần hết những hiện tượng “tiêu cực” có trong sách); ngoài ra trong sách c̣n nhiều những sự kiện, những suy tư và cảm hứng tích cực khác, nên không thể nói là nội dung tác phẩm chỉ “tập trung phản ánh hiện thực một cách phiến diện khách quan, chỉ thấy tiêu cực, yếu kém” như nhận định của Công văn.

- Diễu nhại, trào lộng, châm biếm, phê phán là một số trong những đặc tính của văn chương, nhất là của văn học Hậu hiện đại. Không thể tước bỏ, loại trừ chúng (như đă có thời, có người mong muốn làm nhưng thất bại); cái chính là sử dụng chúng với ư đồ ǵ, thái độ đối với cái xấu, cái tiêu cực như thế nào? Hơn nữa, tất cả những hiện tượng trên đều là có thật trong hiện thực cuộc sống ở Việt Nam (và không chỉ ở Việt Nam). Ở đây tác giả dùng thủ pháp “phóng sự” đưa những sự kiện đó vào trang sách để làm nền cho ư đồ nghệ thuật của ḿnh – phê phán cái tiêu cực để đi t́m cái tích cực, cái nguyên sơ của tính người. Thái độ của tác giả trong cuốn sách là khẳng định cái tốt đẹp, phê phán những cái xấu trong xă hội – đó là đặc trưng tất yếu của nghệ thuật văn chương. Điều này có thể t́m thấy trong rất nhiều tác phẩm của các tác giả, tác phẩm khác được dư luận đáng giá cao ở trong nước.

-  Tóm lại, do vậy, từ đó tôi thấy không thể nói là tác phẩm Trăng nguyên sơ“thể hiện sự châm biếm cực đoan của tác giả trước hiện thực cuộc sống và những vấn đề của xă hội” như ông Cục trưởng Cục Xuất bản nhận định trong Công văn.

 

7. Một điểm tôi muốn thêm một lần lưu ư trong Giải tŕnh này, rằng đây là một văn bản văn chương, một tác phẩm không đơn giản, có những t́m, những ư mới, lạ. Đây là một tiểu thuyết, có cốt truyện và có nhân vật, hăy đọc nó là tiểu thuyết, đừng đồng nhất nhân vật (ngôn ngữ, suy nghĩ, hành động) với tác giả. Xin hăy đọc nó với tư cách đó - một tác phẩm nghệ thuật cách tân (c̣n thành công đến đâu lại là chuyện khác). Đừng đọc nó như một văn bản chính trị, - cũng như không thể đ̣i hỏi phải đọc/t́m trong các văn bản chính trị, hành chính (như Luật, Nghị quyết các loại chẳng hạn) phải có những h́nh tượng, ẩn dụ, cái phi lí, cái giả tưởng, v.v…

 

8. Bằng những lí do trên, với tư cách Biên tập viên, nhà văn, từ góc độ văn chương và đối chiếu với bộ luật hành nghề, tôi nhận thấy ḿnh không có sai lầm lớn khi đề nghị Lănh đạo nhà xuất bản duyệt xuất bản cuốn sách này (tất nhiên có thể có những sơ suất nhỏ trong việc xử lí câu chữ, chi tiết) để đến mức  phải cấm phát hành.

 

9. Với một văn bản văn chương (như với cuốn sách này), không thể tuỳ tiện và dễ dàng đem ra “sửa chữa đối với các chi tiết” (nêu trên) để thành cuốn sách “tốt” được (nhất là trong thời hạn chỉ hơn 10 ngày, trước ngày 15/12/2008), v́ như thế sẽ phá vỡ tác phẩm, thành ra một cái ǵ đó khác, nên tôi đề nghị:

- Nếu các cấp có thẩm quyền đủ chứng cứ và tin chắc rằng đây là cuốn sách vi phạm luật pháp hiện hành ở mức độ cần phải cấm lưu hành, xin hăy ra Quyết định chính thức, không cần phải tổ chức Hội đồng thẩm định như được chỉ đạo trong Công văn nêu trên, v́ sự việc là khá rơ ràng. 

- C̣n nếu thấy tác phẩm có những vấn đề đáng phê phán (nhưng chưa đến mức vi phạm Luật pháp công minh và khách quan), hăy sử dụng các diễn đàn ngôn luận và tự do của Nhà nước phát động, tổ chức các cuộc tranh luận, phê b́nh công khai để người đọc có được cơ hội nhận thức chân lí, giới văn nghệ sĩ học hỏi kinh nghiệm cho sự sáng tác của ḿnh. Đó cũng là trách nhiệm của các cơ quan quản lí Nhà nước về xuất bản, các cơ quan lí luận phê b́nh, tư tưởng văn hoá và các tổ chức nghề nghiệp văn học của chế độ ta.

 

Tôi tin tác giả cũng sẽ đồng ư với ư kiến của tôi và tôi xin chịu trách nhiệm.

 

Tôi xin chân thành cám ơn và kính mong minh xét.

 

Hà Nội, ngày 10/12/2008.

Người làm giải tŕnh

ĐOÀN TỬ HUYẾN