Nguyễn Tu Thư & Nam Dao
4.05.2009
Lời Ṭa Soạn Damau.org :
Nội dung bài này dựa trên 2 bức thư : bạn
đọc Nguyễn Tu Thư (NTT) đặt nghi vấn, và
tác giả Nam Dao (ND) hồi đáp. Hai bức thư
đều khá dài, những câu hỏi và đáp trong 2 bức
thư trên không theo một tŕnh tự lớp lang, khiến
có thể hơi khó nắm bắt. Bài viết này “biên
tập’” lại 2 bức thư, dùng dạng đối
thoại để dễ đọc, nhưng không thay
đổi nội dung, câu chữ và được sự
đồng ư của người viết trước khi
hiển thị.
NTT:
Tôi chỉ là một người đọc, và qua vụ
Hoàng Sa Trường Sa, có dịp tiếp cận với 1
bài viết của ông, mang tên ‘’ Khiếp nhược
hải giới, bắt đầu cho một giải
ảo’’, trên webb damau.org (tháng 12-2007) . Mới đây, có
việc ngưng phát hành và thu hồi Trăng Nguyên Sơ
(TNS) với phóng ảnh quyết định của Cục
Xuất Bản, giải tŕnh của ông Đoàn Tử
Huyến, và đôi lời ông gởi bạn đọc.
Thưa ông, tôi nghĩ rằng lư do Cục Xuất bản
đưa ra là bề mặt (v́ những tệ nạn xă
hội trong TNS ai cũng biết, cũng thấy, nhan
nhản ra), đàng sau là những lư do mà CXB không nói ra,
hả họng mắc quai, chắc chắn không ‘’
đắc nhơn tâm’’ v́ đụng chạm đến
tinh thần dân tộc …Lư do thật, tôi cho rằng nó liên
quan đến vụ Hoàng Sa- Trường Sa, nói rộng là
liên hệ Việt Nam-Trung Quốc. Tôi xin nói cho rơ sau đây.
Vật Bảo Quốc Hộ Dân là ǵ? Trong TNS, đó là Nơn - Nường đặt ngược phép tự nhiên (âm-duơng), cái do tay phù thủy người Tàu tên Cao Biền trấn yểm để tiêu diệt sinh khí dân Đại Việt, và những kẻ đi t́m phải phá được th́ mới hồi phục sinh khí cho dân tộc này. Thưa ông, ông nhắc một vấn đề sinh tử trong lịch sử, bởi cái thế địa-chính trị, và hẳn có ư vạch rơ một nguy cơ.
Nguy cơ đó là ǵ? Dùng phong cách Chưởng Kim Dung, ông cho Tinh Tú lăo ma (đảo Hải Nam), cùng bọn Tứ Ác Nam Hải ngạc thần, Đào Diên Khánh, Diệp nhị nương, …tính bắt sống vua nhà Lư, với sự toa rập của Thái Sư Lê Văn Thịnh. Rơ là Trung Quốc tiến công Việt Nam, với sự đồng loă cuả một Thái Sư ( bây giờ là các ông nào trong Bộ CT đảng CSVN đây ?) cầm quyền. Chính v́ ‘’truyện‘’ như vậy khiến tôi liên tưởng đến vấn đề Hoàng sa- Trường Sa và bài viết của ông đă kể ở trên.
Tôi đặt giả thiết rằng chính cái tương quan phức tạp giữa TQ-VN ẩn dụ trong TNS khiến người ta cấm nó ở VN. Ai cũng biết đây là một vấn đề rất nhậy cảm, có khả năng đẩy tuổi trẻ ‘’xuống đường’’. Nhưng tôi không dám chắc là ông có ư ám chỉ như vậy, và xin ông góp cho đôi lời. Ư tôi mà đúng như ư tác giả, tôi xin phép được phổ biến đến những người đọc khác hiện c̣n quan tâm đến văn hóa và vận mạng dân tộc.
ND:
Thật bất ngờ, nhưng vui, khi nhận thư ông.
Nhân đây, xin cám ơn đă giúp làm sáng tỏ thêm chuyện
ND ôm chân CS trên tạp chí Da Màu gần đây, và nay cho
phép tôi gọi ông là bạn cho thân mật.
Vâng, thưa bạn, đọc thật ra khó hơn viết, và tôi trân trọng cách đọc của bạn ( nhưng không nhất thiết đồng t́nh trên mọi điểm ). Khó nhất, tôi nghĩ, là giữ được tâm thế công b́nh, không v́ thiên kiến mà nh́n lệch lạc tác phẩm, gán cho nó ( cả tốt lẫn không tốt) những góc độ qua lăng kính chủ quan của người đọc.
… Bạn hỏi tôi có ư đồ ẩn dụ và ám chỉ trong TNS về tương quan giữa Trung Quốc (TQ) và Việt Nam(VN), tương quan có liên hệ đến vụ cướp Hoàng Sa -Trường Sa, hẳn rất nhậy cảm, và bạn cho rằng đó mới là lư do TNS bị Cục Xuất Bản ở Việt Nam ra lệnh ngưng phát hành. Thưa bạn, tôi huỵch toẹt chứ nào có ẩn dụ chi đâu: chính v́ núi liền núi, sông liền sông mà giữa VN và TQ mới ‘’ lắm chuyện ‘’ lịch sử! Cách đây không lâu, khi biết đă có 10,000 công nhân TQ đến Tây Nguyên sửa soạn khai thác bauxite, một người bạn tôi gọi phone, chửi tục rồi bảo ‘’ … thua mẹ nó từ thời hai bà Trưng, thành người Hán, th́ đỡ khổ biết mấy!’’. Tôi đùa ‘’ C̣n kịp, anh học chữ Tàu đi, tôi gửi mấy quyển sách cho’’. Mấy ngày sau, chuông điện thoại reng, và anh bạn kia, ở đầu dây, ngập ngừng : ‘’… Đừng gởi sách, tôi không học tiếng Tàu đâu, lỡ là người Việt rồi mà. Hôm bữa, buồn quá nên nói bậy, đừng nói lại cho ai nghe nhé… Bậy thiệt!’’. Vâng, lịch sử đă như vậy, và quả thật là bậy nếu nay anh Việt Nam muốn thành ông Tầu v́…ổng (sắp) thành một siêu cường! Ông cha chúng ta không cong lưng khuất phục ngàn năm trước, chẳng có lẽ ta quị gối cúi đầu làm trâu ngựa hôm nay. C̣n bạn cho rằng hậu cảnh TQ-VN khiến TNS không đến tay người đọc th́, theo tôi, đó là một giả thiết không phải không cơ sở. Đồng thời vụ việc TNS, Cơ quan có chức năng ở Việt Nam đă cấm Rồng Đá của hai nhà văn Vũ Ngọc Tiến- Lê Mai, v́ một truyện ngắn của VN Tiến ‘Chù Ḿn Phủ và Tôi’ đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) mà theo ông
‘’ … Nó là cuộc chiến phi lư nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc, mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nh́n ra là cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được. Những thảm cảnh do cuộc chiến ấy gây ra th́ nhiều lắm, khốc liệt hơn cả những ǵ mà tôi mô tả. Giờ ta không thể b́nh thản coi đó như một vụ va quệt xe trên đường, mà phải tỉnh táo và ṣng phẳng với lịch sử.”[1].
Nhưng chuyện ǵ thực, không chỉ là giả thiết, th́ chỉ ông Trời và các ‘’vị’’ có thẩm quyền mới biết. Chỉ nhắc, TNS viết xong tháng 11-2007, trước khi TQ lập huyện Tam Sa khiến những người yêu nước Việt ở Sài G̣n và Hà Nội xuống đường phản đối. Vả lại, TNS theo vết Đại Việt Sử Kư cho rằng tên phản bội bán nước Lê Văn Thịnh hóa cọp định vồ Vua Lư nhưng bị Mục Thận quăng lưới bắt sống. Hiện thực đầu kỷ 21 này đâu có vậy!
Bạn viết :
‘’ Tôi đặt giả thiết rằng chính cái tương quan phức tạp giữa TQ-VN ẩn dụ trong TNS khiến người ta cấm nó ở VN. Ai cũng biết đây là một vấn đề rất nhậy cảm, có khả năng đẩy tuổi trẻ ‘’xuống đường’’. Nhưng tôi không dám chắc là ông có ư ám chỉ như vậy, và xin ông góp cho đôi lời. Ư tôi mà đúng như ư tác giả, tôi xin phép (tôi gạch dưới) được phổ biến đến những người đọc khác hiện c̣n quan tâm đến văn hóa và vận mạng dân tộc.’’
Xin dẫn lời ông Voltaire (? theo trí nhớ), ‘’ tôi không chống việc anh nghĩ khác tôi, nhưng sẽ đấu tranh đến cùng chống những kẻ bịt miệng không cho anh nói ‘’. Vả lại, thưa bạn, tôi có phải là Cục Xuất Bản dưới quyền ông Nguyễn Kiểm đâu mà có cái quyền cho phép. Đề nghị bạn cứ phổ biến, nhất là đến những bạn trẻ mà tôi chắc đều quan tâm đến văn hóa và vận mạng dân tộc.
NTT:
Đọc TNS, khi Từ phương trượng báo
sẽ lên làm vua th́ Nhất Tâm nói :
"Kẻ ngu tối này xin thầy nghĩ lại. Trước khi làm vua, ai cũng nghĩ ḿnh sẽ Bảo Quốc Hộ Dân. Nhưng thưa thầy, khi làm vua rồi th́ chuyện hộ dân lắm vị vua quên béng, đâm ra hại dân th́ nhiều. Vả lại, đi thêm mười thế kỷ, chuyện tách thần quyền ra khỏi thế quyền là trào lưu chung của loài người. Và rồi thế quyền cũng không tập trung vào một người, hay một nhóm người, mà phải dựa trên tính đồng thuận liên đới của mọi người trong một quy ước xă hội. Vậy thầy đă tu, tu cho trọn kiếp thanh cao, có phải thế mới là phương án tối ưu không?"
Thưa, hại dân th́ nhiều có phải là cách ông nh́n chính quyền không?
ND :
Dạ, thưa phải, và là cách nh́n của tôi với mọi chính quyền! Về mặt lư thuyết, cả tả ( K. Marx) lẫn hữu ( F.Hayek và nay là trường phái neo-liberalism) đều cho là khi thế giới đạt tới mức tuyệt hảo th́ chẳng cần và chẳng có chính quyền nào nữa! Cặp đối lập biện chứng tập thể - cá nhân sẽ không c̣n, cái này không bắt ( và không bắt được) cái kia hy sinh : thế giới sẽ là Thiên Đàng CS v́ rằng mọi người cho mỗi người (và ngược lại), hoặc là Thiên Đàng tân-tự do trong đó cá nhân tương tác trên lợi ích riêng, không ai ép (và ép được) ai khác. Thiên Đàng đồng tính với một thế giới phi quyền lực, không có vong thân - tha hóa. Nhưng bạn biết đấy, cái Thiên Đàng đó chưa bao giờ có, và ta không biết trong bao nhiêu (ngàn?) năm nữa nhân loại này mới đạt đến!
Hiện thực th́ lại khác hẳn. Và có vẻ như đi ngược lại lư thuyết. Chế độ CS sụp đổ rồi, TQ không CS, VN cũng thế, thành hai anh Tư Bản đỏ múa may chốn rừng xanh, Đảng lănh đạo đang ‘’ tích lũy’’ qua thặng dư của lao động rẻ mạt của nông dân mất đất, và nay chẳng c̣n dám ca cẩm cái bài ‘’ người bóc lột người’’. Cuba lúng túng, chẳng lẽ cứ bắt dân ép bụng v́ cấm vận, một ḿnh một chốn hoang sơ, kiếm ăn bằng ba cái ressorts cho khách du lịch bốn phương nhưng bị tư bản ăn chặn đến 70%. C̣n Bắc Hàn, hung hăng làm bom nguyên tử, phóng Missile, dĩ nhiên là dưới cái cánh của TQ đại bàng che chở, tạo một mối đe dọa (ảo thôi) để….mặc cả với phương Tây. Cái phương Tây này th́ sao. Bạn cứ rà lại tiến tŕnh của cuộc khủng hoảng ( gọi nhẹ là suy thoái) toàn cầu th́ rơ. Từ thời Reagan-Thatcher, chiến tranh lạnh chấm dứt, không c̣n Liên Xô và Đông Âu, chẳng ǵ cấm cản chúng ta (cũng) hồ hởi tiến lên Thiên Đàng tân tự do. Thôi nhé, lịch sử (của ông Fukyama) cáo chung, thị trường và dân chủ muôn năm, cái này là cái kia, tự do lên ngôi, tự do tuyệt đối th́…sẽ lên Thiên Đàng tân-tự do. Bỏ hết những định chế ràng buộc, và lớp người hưởng tự do là đám tư bản tài chính ( hay gọi là tài phiệt cũng được) chứ không phải là bạn, là tôi, hay là ( số đông) chúng ta . Họ làm ǵ với cái tự do đó? Bạn biết đấy, họ tự do bán rủi ro ( risk) trên thị trường tài chính toàn cầu, sinh hạ hằng hà sa số quỹ Đầu tư-Đầu cơ (hedge funds), cho vay thả cửa, và rồi vung văi trái phiếu đến độ tẩm độc chúng ( toxic assets ), nợ không trả nổi, chẳng c̣n ai biết giá trị chúng ra sao, giữa ngân hàng với nhau cũng chẳng dám cho vay, tiền tệ đông cứng (credit squeeze). Thôi, giă từ thế giới tự do nhé! Cứu nguy th́ Nhà Nước nhảy vào, thả tiền bạc trăm, ngàn tỉ đô-la ra mua lại, bail-out, nào những AIG, những Lehman Brothers, Freddie Mac, Fannie Mae…bằng tiền thuế của ‘’nhân dân’’ Mỹ. Cuối năm, những công ty phá sản nhận tiền ‘’ bù lỗ ‘’ đó lại chia hàng trăm triệu tiền thưởng (bonuses) cho các ông ‘’ lớn’’ managers, chuyên gia tài chánh, để giữ các ông ấy lại (nhưng đi, các ông ấy đi đâu?) mặc dầu cái hiệu năng (performance) của ‘’họ’’ rơ là thê thảm. Tiền thưởng đó là ǵ. Là ăn cướp của thiên hạ. Ăn cướp công khai, trơ trẽn, và hợp pháp. Ở thời điểm này, nó là điểm đến của chủ nghĩa Tân-tự do. Sự rất có thể suy tàn của chủ nghĩa Tư Bản này bắt nguồn từ chênh lệch vô cùng lớn về quyển lực giữa ‘’ họ’’ và ‘’ chúng ta’’, phó thường dân Bắc Mỹ!
Quyền lực đó thể hiện thế nào? Chiếm hữu. Quyền ra tiền, và tiền th́ chui vào tay áo các đại gia, nếu không là, th́ cũng sát nách, những người nắm quyền lực chính trị. Trong thế giới mất định hướng, nghĩa là bế tắc (cả thế gian này bế tắc, như công văn của Cục Xuất Bản do ông Nguyện Kiểm kư đă ghi nhận), th́ nhân danh (và thường là mạo danh) tập thể, quyền lực bó những con người cá thể vào trạng thái rời rạc (vô tổ chức), hô những khẩu hiệu mị lừa. Mới đây TQ vĩ đại c̣n phục sinh cho Khổng Tử, trí thức phản chiến (?!) thời Chiến Quốc đă lang thang ră họng kêu gào học thuyết của ông hơn hai ngàn năm trăm năm trước để ổn định một xă hội chiến tranh liên miên. Lạm tiếng truyền thống, mục đích của quyền lực đương đại là để củng cố vai tṛ Đảng CS (và đám Tư Bản đỏ) độc tôn lănh đạo. Đây là điều 4 trong Hiến Pháp nước Việt Nam, cũng một tuồng, một rặt.
NTT:
Riêng phần kết (2 chương cuối), ông kêu gọi
quay về những giá trị truyền thống. Đó có
phải là giải pháp Bảo Quốc Hộ Dân không th́ tôi
nghĩ c̣n phải bàn, và bàn nhiều, nhất là vừa
đây lại thêm vụ Bô-xít Tây Nguyên, với hàng vạn
nhân công TQ sang VN trong khi người Việt thất
nghiệp ‘’ tưng bừng’’.
ND:
Để đáp câu hỏi cuối của bạn về
‘’giải pháp’’ trong TNS, là chuyện c̣n phải bàn, th́ xin
thưa, giảp pháp căn bản nào cũng phải là
một giải pháp văn hóa, và trong cái văn hóa đó,
đạo lư là trụ cột. Cho phép tôi dài ḍng một chút
:
Chiếm hữu là một bản năng, và văn hoá là vượt cái bản năng ‘’thú’’ để tạo ra xă hội ‘’người’’. Điều này có nghĩa con người cùng nhau khôi phục và thành h́nh một thứ đạo lư xă hội giữa những con người với nhau, xin tạm gọi là xă luân. V́ là xă hội con người, nên sự tôn trọng con người hẳn tất nhiên : xă luân phải lấy cơ sở là nhân luân. Đạo làm người không chỉ đến đến từ nhu cầu chung sống. Tự thân, Nó là minh triết. Hàng ngàn năm nay, sự minh triết đó truyền đi và lưu giữ qua h́nh thức tôn giáo. Cả đạo Phật, đạo Chúa, đạo Hồi… đều đặt những giới hạn cho sự chiếm hữu làm của tư riêng. TNS gợi lại điều này như một tiêu chí, hẳn là một trong nhiều và quyết không phải là tiêu chí duy nhất. Xin bạn, và nhất là người trách nhiệm Cục Xuất Bản đọc lại ‘’ Vài lời…cho một số phận’’ :
‘’ …giữa cái môi trường đạo lư rễu ră ( báo chí Việt Nam hàng ngày nói ra rả ), hy vọng tái tạo một xă hội làm người với nhau vẫn c̣n. Vật bảo quốc hộ dân trong TNS là ư thức thôi đừng chiếm của người làm tư hữu, tỉ như chiếm nhà, cướp đất, lấn sông, bán biển… thậm chí chiếm hữu cả t́nh yêu là phạm vi phi vật thể…Quí vị nào đó đọc đúng cung cách lề bên phải ( tức hữu khuynh trong một nền tư bản rừng rú chỉ c̣n ăn cướp ăn cắp) hẳn phải nhắm một mắt, thấy một chiều, và là chiều dẫn xuống đáy vực. …’’
Từ ngày quyết định cầm bút, tôi đă chú trọng vào vấn đề quyền lực, thể hiện phần lớn qua bộ tiểu thuyết lịch sử Đất Trời-Gió Lửa-Bể Dâu. Tương quan giữa quyền lực tập thể (hoặc lạm danh tập thể) và cá nhân con người Việt Nam là một vấn nạn. Cá nhân yếu, nên mới có hiện tượng ‘’đánh hội đồng’’, kéo bè kết đảng trù dập nhau, qui chụp bất kể t́nh-lư, dối trá, reo rắc hận thù, triệt tiêu cá nhân nhau bằng đủ thứ thủ đoạn…Ở hải ngoại, chúng ta cứ đếm số hội đoàn, phe nhóm ‘’chống Cộng’’ mà rùng ḿnh. Ông Nguyễn Gia Kiểng( nhóm Thông Luận) kêu lên sực bức thiết của một ‘’ văn hoá tổ chức’’ nhằm kết hợp những nhóm ‘’hạt’’ quay cuồng vô vọng, nhưng ông kêu trong hư không, hồi đáp là tiếng vọng của vách vực. Trong nước, nh́n cái môi trường văn hóa 30 năm trở lại đây, chúng ta thấy quyền lực đă vô hiệu hóa mọi cá nhân, ‘’ quốc doanh’’ hóa mọi tổ chức, đặt ra ngoài ṿng luật pháp mọi manh nha lập hội kết đoàn, kể cả những tổ chức tôn giáo, hoặc tự phát, hoặc đă định h́nh trong lịch sử. Khi c̣n tem phiếu th́ dùng hộ khẩu kiểm soát độ cường toan trong dạ dầy. Khi hết khả năng tem phiếu th́ dùng lời ngon lẽ ngọt, chế độ Tuyên huấn, ban Tư Tưởng… Và đồng thời ngu dân có kế hoạch để dẹp mầm mống phản kháng (cứ xem thành tích trong ngành Giáo Dục với những dự án xây dựng Đại Học tầm cỡ quốc tế sẽ thấy trăm loại bánh vẽ), nhưng thực tế th́ mua thêm roi điện, bom ngạt, và kết hợp ngay cả với ‘’ đầu gấu’’ để trị dân. C̣n với người dân, v́ bần cùng hóa, th́ ưu tiên là phải tồn tại. Muốn thế, phải thế nào? Quên đi xă hội, chỉ c̣n cá nhân ḿnh, gia đ́nh ḿnh. Sống chết mặc bay, biết sao hơn! Các nhà văn hóa có trách nhiệm đă đánh động ( tham khảo Chuyên mục Khủng hoảng đạo đức trên TalawasBlog : www. talawas.org ) : ở mức khái quát và toàn diện, đạo lư xă hội nay là, và c̣n ǵ [2]?
Nói đến chuyện chiếm nhà, cướp đất…hẳn tôi liên tưởng đến những vụ ‘’ khiếu kiện đông người’’, Bên TQ, cũng hệt vậy. Sự phân hoá xă hội, bất công, bóc lột mà tầng lớp nông dân đang gánh chịu ở Việt Nam chẳng khác ǵ bên TQ. Một cách chính xác, xă hội Việt Nam’’ rập khuôn’’ mô h́nh TQ, không 100% th́ chí ít cũng 80%, nói có h́nh tượng con số cho ra vẻ khoa học! Chính trị vong bản, xă hội tha hóa, nay bị lấn đất, lấn biển …th́, cứ thế, bao lâu nữa Việt Nam anh hùng sẽ quay về thời quận huyện Giao Châu? Ngày xưa, chống Mao-ít, ta chống bằng Mao-nhiều! Ngày nay, có mấy ai dám mở mồm ra nói chống Mao-nhiều Mao - ít. Khi tuổi trẻ xuống đường biểu t́nh chống xâm lăng Hoàng-Trường sa, lực lượng an ninh của ta (?) đă dàn chào. T́nh tiết này đầy rẫy trên mạng, và nếu thật cần, chúng ta có thể hỏi thêm ông Điếu Cày khi ông măn án ‘’ yêu nước’’.
Khi tôi kêu gọi quay về với những giá trị truyền thống là cách Bảo Quốc Hộ Dân, th́ xin gạch dưới hai chữ giá trị. Nếu chỉ quay về truyền thống không thôi, ta quay về quá khứ, và lấy nó làm tương lai để tiến đến. Thế có nghĩa là từng bước ta ‘’tiến lên’’ xă hội thuộc địa, rồi phong kiến, rồi bộ lạc, rồi….ăn lông ở lỗ sao? Không phải thế, dĩ nhiên. Giá trị là chuyện gạn đục khơi trong, không cứ hô uống nước nguồn là đủ. Cái giá trị cơ bản, theo tôi, là biến cơi nhân gian này thành Cơi T́nh, tên chương cuối của TNS. Cái T́nh giữa người với người, cái T́nh khả đắc v́ vượt được bản năng chiếm hữu.
Hy vọng vài ḍng này của tôi phần nào hồi đáp được thịnh t́nh một người đọc thật đáng quí.
[1] RFA: Tự do ngôn luận tại Việt Nam qua vụ "Con Rồng Đá"?
[2] Trích Nguyễn Huệ Chi, T́nh trạng vượt ngưỡng: Sự khủng hoảng đạo đức trong xă hội chúng ta đă vượt khỏi cái ngưỡng mà như một quy ước vô ngôn, mọi xă hội văn minh không bao giờ cho phép vượt. Hăy cứ nh́n vào nhiều ngơ ngách của đời sống, bất cứ vùng miền nào cũng diễn ra như cơm bữa những chuyện nhức nhối mà lư trí thông thường không thể giải thích, đôi khi có cả những chuyện tưởng chừng đă chạm đến bản năng sinh tồn nó phân biệt con vật với con người (mẹ ném con xuống sông, bố giết con, ông giết cháu, con giết bố giết mẹ…)[1] . Phải coi đây là một sự băng hoại không thể xem thường, một cảnh báo về nguy cơ tồn vong của cộng đồng dân tộc.