3-VQ

 

ba

 

nhưng người con gái đó bỏ ruộng đồng lên thành phố, những câu ḥ buộc phải hội nhập nếp sống văn minh

 

9

 

Một tuần sau khi chôn đàn vịt rồi bé Út, chị Hai lẳng lặng ra đi, chỉ để lại cho Tư một mảnh giấy, nguệch ngoạc : “Tao đổi đời, sống chết có số. Khá, tao sẽ rước mày lên Thành Phố”. Tư ngơ ngác trao mảnh giấy cho d́ Sáu, thầm hỏi thành phố là đâu, là Cà  Mau, là Cần Thơ hay Sài G̣n?  D́ Sáu, thêm một cơn sốc, gần như kiệt sức, chỉ nấc mà không  khóc được thành tiếng, nằm bệnh nghỉ chợ cả tháng. Chế Lềnh xuống thăm, mang thuốc cho d́, bảo là thuốc phục sức làm ở Quảng Đông quê chế bên Trung Quốc. D́ nói với chế về nỗi lo sợ không người nương cậy lúc tuổi già, cảnh bà Năm mẹ liệt sĩ đầu xóm phải chống gậy đi ăn xin, khi  đói đến chết miệng c̣n cạp vào cái chén không có  tới một hột cơm. Chế bảo d́ c̣n sanh đẻ được, không sợ. Rồi chế chỉ con Tư, nói tương lai trước mắt là ở nó, th́ thào to nhỏ với d́ cả tối.

 

Sáng ra, d́ biểu Tư sửa soạn đi với d́ và chế Lềnh lên chợ. Chế cười hềnh hệch: “Sẳm[1] chỉ cho Tư buôn bán, có dzậy  mới giàu chớ làm ruộng th́ chết đói!”. Thẻo xách đồ ra bến xe tiễn ba người rồi ra vuông ao nuôi tôm. Nh́n tôm giống nhỏ như những con lăng quăng, Thẻo không  h́nh dung ra lứa tôm nuôi lần đầu này ra sao. Nó thấy trống trải lạ lùng. Cảm giác mất mát một cái chi đó khiến nó thấy cần phải bám vào đâu đó để t́m b́nh an. Nó lên chùa. Sư quay mặt vào tường, thân thể khẳng khiu, khác hẳn bức tượng Mầu Ni đen đủi quay mặt ra ngoài. Thẻo ngồi xuống sau lưng Sư, im lặng. Tám Hớn có kể qua về Ba Tri, người chỉ huy du kích Đất Mũi thuở cha gọi là thời giải phóng, một người cha Thẻo kêu là đủ nhơn, trí, dũng. Cha giảng, nhơn là ḷng thương người, khi cần chia vui xẻ buồn, hoạ cùng chịu, phúc cùng hưởng. C̣n trí, dùng để suy xét phải trái, đúng sai, quyết đoán cái chi cũng phải tính toán, không làm liều, không làm ẩu. Cuối cùng, dũng là quyết tâm, không sợ, không nản, dù có phải xả thân ḿnh cũng sẵn sàng.

 

Khi Sư quay lại nh́n Thẻo, nó kể lời cha nó dậy dỗ, hỏi :

 

- Bây giờ Đất Mũi ḿnh, ai là người có đủ nhơn, trí, dũng?

 

Sư lắc đầu, giọng lạnh tanh :

 

- Chỉ nhơn, trí…nhưng không có thời, nhơn trí mang liệng đi thôi. Dũng giờ này là từ bỏ hết, cho bụi bậm khỏi dính tâm thân.

 

Thẻo ngẩn ngơ một lát, ḷng buồn dại đi. Th́nh ĺnh, nó nắm tay Sư lắc nhẹ:

 

- Sư có gặp má con bao giờ không?

 

Sư gật, nhớ lần ba máy bay Con Ma từ hạm đội Mỹ th́nh ĺnh ào tới đánh bom khi thuyền miền Bắc đang dỡ vũ khí đạn dược tiếp tế cho quân Giải Phóng. Đầu trưa, dân giữa đồng trống không nơi trú ẩn, chết xác banh toác, thịt da vỡ vụn tung ra tứ phía, máu nhuộm đỏ bờ kinh, rạch nước.

 

- Má con thời đó ra sao? -  Thẻo rụt rè.

 

Sư ngẩn ra, không biết tả vợ Tám Hớn thế nào, ngước nh́n Thẻo. Lát sau, Sư chậm răi :

 

- Bả c̣n trẻ lắm…

 

- Sư có biết mồ chôn má con ở đâu không?

 

- Máy bay đánh liên tục, hai ba bữa liền xác phải để đó… Đến khi ra lượm th́ không có cái xác nào nguyên vẹn, thịt da tan nát, xương xẩu tứ tung, hết biết được… Xă ḿnh chôn tập thể tất cả, ngay mé rừng đước, gần Cửa Lớn. Mới giải phóng, c̣n cắm cái bia xi-măng, đề bia nạn nhân giặc Mỹ xâm lược. Sau, ai đó lấy cắp cái bia, rồi riết người ta quên những người chết mất xác…

 

Thời sinh viên bỏ Thành vô bưng c̣n ám ảnh ḿnh, với những tuyên ngôn kiểu chết vô ích là chết mà không thay đổi được tương lai.

 

Tránh nói đến chuyện không cũng là sắc, sắc cũng như không, Sư đứng lên, tay vẫy Thẻo. Hai thầy tṛ tạt lên đê sông, rồi cứ hướng biển, đi một hồi lâu. Đến một g̣ đất cao, Sư vạch lá, bới cỏ, lát sau nói trống không:

 

- Chắc đây rồi…

 

Sư châm một bó nhang, khói loang xa, mùi thơm ngát khoảnh trời bao quanh, chim chóc không biết từ đâu ùa ùa bay ra. Rồi Sư ngồi xuống, mắt nhắm, tay lần tràng. Lát sau, Sư lầm rầm niệm kinh.

 

Vẫn bài kinh Thủy Sám.

 

Thẻo biết, dưới mặt đất này, mẹ ḿnh nằm đó, trong số cả trăm cái xác không  toàn thây. Thẻo hiểu, mẹ ḿnh chết không vô ích cho cái ngày xưa, nhưng cũng chẳng có ích ǵ cho cái hiện tại này, trong đó Thẻo đang sống.

 

Và Tư th́ theo chế Lềnh lên phố thị.

 

10

 

Chợ Năm Căn nằm dọc kinh Ngang, xuôi quốc lộ 1A, tới huyện Cái Nước. Cứ vậy mà đi, dân làm nghề nông rồi sẽ lên thành phố Cà Mau, nơi có văn minh, tức có những quán karaoké để thanh thiếu niên vừa nhậu, vừa ôm tiếp viên, sờ soạng từ trên xuống dưới. Và hát, đủ kiểu, từ vọng cổ sáu câu tới những điệu quân hành cách mạng c̣n lởn vởn trong trí nhớ.

 

Ở Năm Căn được hai bữa, d́ Sáu nói :

 

- Tư hà, má có nói với sẳm Lềnh sớm mơi đưa con lên thành phố đặng học tiếng Anh… Sẳm lo hết, con học rồi sẵm kiếm cho chỗ ăn chỗ làm!

 

Tư lạnh điếng người , miệng lúng búng:

 

- Cho con về nhà lấy quần áo…

 

Chế Lềnh cười, răng vàng cửa miệng chóe lên, tay đưa cho Tư một cái quần ḅ và một cái áo kiểu, ngắt:

 

- Khỏi! Quần áo đây nè, lên thành phố đâu có mặc đồ như dưới ruộng được!

 

Tư đợi sẳm Lềnh và mẹ  ra  khỏi nhà mới dám thử đồ bộ mới. Xỏ chiếc quần ḅ bó lấy đùi, Tư chỉ thấy cảm giác tù túng chật hẹp. Nh́n ḿnh, Tư nhận không ra. Cái áo  kiểu  hoa loè loẹt khác làm sao với chiếc bà ba  đen Tư khoác lên người từ thuở xa xôi đến độ Tư chẳng biết nó bắt đầu từ đâu, lúc nào, khi thời gian chỉ đánh dấu trí nhớ bằng những cơn băo sập về phá phách, mùa lũ dâng lên ngập úng ruộng đồng, độ nắng đỏ màu lửa nung đất thành những mặt bằng rát bỏng sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Tư à, nó tự nhủ, rồi cũng phải thoát ra khỏi cái kén giam hăm những con tằm mong thoát thân hoá bướm. Và ôi, đẹp làm sao những cánh bướm tự do bay chập chờn trong một khoảng không đầy nắng óng! Nhà sẳm Lềnh mướn chẳng có lấy một tấm gương, Tư ngượng ngùng len lén ra bờ kinh Ngang, hy vọng soi xuống nước để nh́n thấy ḿnh trong đồ bộ cho phép nó, như con tằm, hóa ra một Tư của thị thành, áo bó quần zin. Nó nh́n, và tự nhiên muốn khóc. Thẻo mà ở đây, nó thầm th́, chắc thấy ḿnh thiệt tức cười, cười đến bể bụng không chừng!

 

Bỗng nhiên, Tư nhớ Thẻo, nhớ đến lạ lùng. Thiệt t́nh, chính nỗi nhớ làm Tư ngạc nhiên. Tư biết ḿnh thương Thẻo, nhưng chưa bao giờ Tư tự vấn về cái t́nh cảm đó. Thương là làm sao, như Tư thương anh Ba, Tư thương bé Út? Sau buổi sáng trên băi mùa cua về, Thẻo tránh không gần Tư những khi chỉ có hai đứa, trừ bữa Thẻo bảo sẽ xin phép má cho hai đứa lấy nhau sau khi gầy mùa tôm đầu. Bữa đó, nắng ngặt, không gió, và trần gian chẳng  khác một cái ḷ nung con người mồ hôi nhễ nhại ứa ra từ mọi lỗ châu thân.  Uể oải, ngồi dựa gốc đước mọc b́a kinh, Tư để mặc cho ḿnh ch́m vào một cơn choáng váng chẳng  khác ngủ mê, mắt nhắm mắt mở, lăng đăng như đi lạc trên những bờ đê vạch thành bàn cờ trên mặt đất cằn nước, khô ran, trải dài như phủ muối trắng. Khi mặt trời khuất dần, Tư mở mắt. Trên đầu, ai đó căng một mănh vải che nắng cho Tư. Nh́n ra, Thẻo cởi trần, mắt nh́n ḿnh đăm đăm. Tư ngồi lên, bẽn lẽn, cố làm giọng tự nhiên : “Ra hồi nào dzậy anh Thẻo?” Không đáp, Thẻo nắm lấy tay Tư, mắt ánh lên những  tia đỏ như váng nước trên rạch lúc trời chiều đang ngả vào đêm, vừa lôi cuốn, vừa dọa dẫm. Như một phản ứng bản năng, Tư áp tay Thẻo lên ngực ḿnh, mắt khép hờ, môi hé ra, người run lên tựa sợi dây chiếc đàn ghi-ta của Sáu Nhêm treo hờ hững trên vách từ ngày đi biển rồi không trở về. Tư  nghe Thẻo nói, lờ mờ hiểu lấy nhau là ở với nhau dưới một mái nhà, ngủ chung giường như ba má, và sau là đẻ những đứa con, rồi cùng ăn chia những niềm vui và những  hoạn nạn. A, sau mùa tôm! Đài phát thanh ra rả, tôm là tương lai thoát cảnh thiếu đói, cuộc đổi đời trong tầm tay, chỉ lao động là sẽ có tất cả. Dân xóm Mũi tin như vậy, mang nước mặn vào ruộng nay đào thành những vuông ao, rải vôi, và chong mắt đọc những bản hướng dẫn kỹ thuật canh tác các đồng chí chuyên viên cấp tỉnh, cấp huyện mang về phổ biến. Thẻo lần đó ôm riết lấy Tư. Nó áp mặt hít hà mùi hoi nồng tỏa ra từ mái tóc, từ ngấn cổ, cứ thế cho tới khi nó cảm thấy sinh lực ở đâu tràn ra như nước tràn bờ không ǵ ngăn cản nổi.

 

Tư đi vô chợ, bâng khuâng nhớ Thẻo không có đến một chiếc sơ-mi  lành lặn. Lấy nhau, hẳn Thẻo phải mặc áo sơ-mi trắng như Tư thấy chú rể trong vài cái đám cưới ở xóm Mũi. Nó hỏi giá, rồi nhớ lời sẳm Lềnh dặn ḍ, nó cũng mặc cả như mọi người. Khi nó dặn d́ Sáu “…Má về nhà nhớ đưa quà và nói anh Thẻo thế nào con học xong tiếng Anh là con cũng về xóm trước khi  đi làm, nghe má” th́ d́ cười, nhưng mặt có một thoáng lặng lẽ. Sẵm Lềnh đàng sau đi lên, giọng líu la líu lo:

 

- Tối nay ông Choỏng tới chơi đó Sáu à. Làm một nồi canh chua bông súng đăi ổng nghe! Tui  đi  mua  la-de về cho ổng nhậu đây!

 

11

 

Trưa hôm sau, d́ Sáu ra vẫy xe lô đưa chế Lềnh và Tư lên thành phố. D́ dặn ḍ :

 

- Không có má, con phải nghe lời sẳm, nghe chưa! - Quay sang chế, d́ tiếp, giọng có nước mắttui nhờ chế, chế lo giùm Tư như con cháu chế, tui mang ơn…

 

Chế Lềnh hềnh hệch :

 

- Chị em mà, ơn nghĩa chi. Ghé vào tai d́, chế nửa úp nửa mở - Ráng xin ông Choỏng cái giấy phép kinh doanh nghe. Ngổ có nói về t́nh cảnh nẩy rồi, ổng hiểu, khen nẩy là tốt lắm đó… Chuyện con Tư, tui cứ dzậy mà làm như bàn với Sáu, chắc  là hẩu lắm đó!

 

Khi Tư theo chế leo lên xe, d́ Sáu ̣a khóc. Bụm miệng, d́ quay mặt, tai mơ hồ nghe Tư gọi, má, má… Đến khi xe chạy, d́ mới quay lui, nhướng mắt  ngó nhưng chỉ thấy bụi bốc mù trên con đường đất dẫn ra  quốc lộ.

 

Ḷng trống trải, d́ Sáu xuống chợ. Bạn hàng gặp nói năm ba câu chia cái buồn mất mát bé Út khiến d́ càng bơ vơ. Con Hai bỏ nhà đi không nói, chắc nó có chuyện chi bực ḷng, biết khi nào nó hồi tâm quay về với mẹ? Con Tư, nay cũng đi, và dù chế Lềnh có nói chi nữa th́ mấy ai biết được tương lai. C̣n chuyện trước mắt, là phải xin được giấy Ủy ban Huyện cho phép kinh doanh. Tốí bữa rồi, d́ Sáu đă tŕnh bày hoàn cảnh góa bụa, gái lớn gái nhỏ nay xa xôi, d́ đâu có sức làm ǵ ngoài chuyện buôn bán nhỏ. Ông Choỏng, cách chế Lềnh kêu Trưởng, thiệt là Phó ban kinh tế Tỉnh, khi biết Sáu Mênh từng tham gia Cách Mạng, hứa sẽ cứu xét thuận lợi :

 

- Ảnh ấy xưa là du kích chống Mỹ cứu nước th́ cùng hàng ngũ với qua, anh em đồng chí không thương nhau mà nâng đỡ th́ người ngoài kêu bằng bất nghĩa, dzậy qua sẽ cố gắng tranh thủ, hai bữa nữa là có tin…Ráng đợi nghen!

 

Đợi, đợi, và lại đợi. D́ nghĩ đến cái chuỗi đợi trong đời ḿnh. Lấy chồng năm mười sáu, đợi đêm chồng lén về, sáng lại đi, như ma thời c̣n giặc. Đợi cha con nó đi biển giăng lưới, cá múng có đủ để c̣n mang ra chợ bán qua  mua lại thời thôi chiến tranh. Đợi những trái trứng vịt đang ấp, đàn vịt con lớn lên… Đợi xem vụ ông Trời có hành bằng lũ rầy cứ mùa Hè - Thu đến quậy cái khốn khó của những người chân bùn tay lấm làm mà chẳng đủ ăn…Lần này, con lớn con nhỏ không c̣n, tính toán sao đây? Chế Lềnh  lên kế hoạch cho d́, th́ thào bây giờ bên Trung Quốc làm giầu là yêu xă hội chủ nghĩa. Gợi ư lo tương lai con Tư, chế khuyên d́ lên chợ làm ăn, nhắm cái cửa tiệm cuối chợ, lập cơ sở kinh doanh mà chế sẽ móc nối cung cấp nguồn hàng từ Cà Mau. Để thực hiện, chế  bảo, phải đi từng bước, tiến vững chắc, nhưng theo đúng cách đài phát thanh ra rả, là vẫn tiến nhanh tiến mạnh… Chuyện đầu tiên là có giấy phép của Ủy ban, rồi có tiền sang tiệm, rồi chuyển hộ khẩu. Chế vuốt ve d́, nói tiền th́ chế góp vốn một phần, và với con Tư, khả năng d́ đủ tiền cùng chế “hợp đồng” tất có ! Khi d́ than tuổi già mà không con không cháu th́ sống với ai, chế ngắm d́, kêu mới bốn mươi, c̣n xuân mà, hẩu lắm, lo chi. Nhưng d́ sợ. Nỗi cô quạnh mơ hồ khiến d́ càng nhớ bé Út. Và dẫu chẳng đợi rồi cũng đến, tương lai đối với d́ là nỗi sợ ghê rợn hơn cả.

 

Xế chiều, d́ Sáu t́m nhà bà Hênh, nổi tiếng bói toán chợ Năm Căn. Nghe chế Lềnh kể, bà người đến từ Phúc Kiến, được vong linh một trinh nữ ở Sơn Đông pḥ hộ, nhập vô là nói đâu trúng đó, từ quá khứ tới vị lai, và chỉ nói sai một câu là hoàn tiền đặt quẻ ngay tức khắc. Gọi cửa rồi bước vào, d́ thấy một  đứa bé gái ngửng lên nh́n ḿnh, miệng kêu “A phồ a!”, tay chỉ vào trong. Vén bức mành tre, d́ cất tiếng chào. Một bà già, mặt  mũi nhăn nheo, kêu “hẩu lơ…hẩu”. Đó là cách bà già nhận coi quẻ cho d́, phần d́ ngẫu nhiên đến trúng giờ, và nhất là cái vía của d́  hạp với vong linh của thần nữ c̣n trinh tuốt bên Trung Quốc xa xôi. Bà già bật quẹt mồi lửa châm một cây nhang, kẹp vào tay, quay người về phía ban thờ trên có một cái tượng Quan Công mặt đỏ, vừa vái vừa khấn bằng tiếng Tiều, xin ngài đuổi tà ma đến quấy phá làm nhiễu thông tin  từ cơi siêu nhiên. Lát sau, bà lôi từ gầm bàn ba đồng tiền Càn Long và một hộp gỗ trong để dăm cái xương gà đă khô, xương cánh có, xương chân có. Bà nói, giọng ngọng nghịu, “Cái nẩy cầu xin chi th́ cầu đi, thần thánh cho nẩy ba điều đó!”, tay đưa cây nhang c̣n cháy cho d́. Nhắm mắt, d́ vái, miệng lẩm nhẫm nhưng cốt để bà Hênh nghe, lỡ cần th́ bà dịch tiếng Việt ḿnh qua tiếng Tiều. Điều thứ nhất, công chuyện tương lai con Tư sẽ ra sao? Bà Hênh gieo ba đồng tiền, rồi khều đám xương gà, rút ra một cái, mắt nhắm, tay sờ, miệng mừng rỡ “Tốt tốt, leng leng à!”. Điều thứ hai là dự án kinh doanh sang tiệm ở chợ Năm Căn. Bà lại gieo ba đồng tiền, rồi khều đám xương gà, rút ra một cái, mắt nhắm, tay sờ, miệng lại mừng rỡ “Tốt tốt, leng leng à!”.

 

C̣n điều cuối, d́ Sáu thấy mắc cở, giọng lí nhí “Lạy Thần lạy Thánh, tui mong có thêm một  đứa con để đỡ đần khi tuổi già, có được  không?”. Bà Hênh ngước lên, ngạc nhiên : “Nẩy có chắc không cà? Ngổ chưa thấy ai tới mà cầu con đâu! Lất lướt  ḿnh c̣n nghèo …” D́ Sáu hỏi, bà lập lại đến lần thứ ba th́ d́ hiểu ra là bà Hênh định nói đất nước ḿnh c̣n nghèo, hệt như các cấp cán bộ phát ngôn  mỗi khi gặp khó khăn. D́ Sáu quả quyết gật đầu. Lần này, bà Hênh rút không chỉ một  mà hai cái xương gà phơi khô, không chỉ sờ mà soi vào ánh đèn dầu, và bà nhắm mắt như lạc vào một cơi khác chốn trần hồng. Th́nh ĺnh ré lên cười,  một  giọng cười lảnh lót băng giá, bà reo : “ Cầu một cho tới hai đó nẩy, hai đứa lựng!”.

 



[1] Tiếng Trung quốc chỉ nhân xưng  d́.