năm
tương lai là một chuỗi bất ổn khó lường, buộc con người hạ ḿnh xuống
15
Sẩm tối, d́ Sáu mừng rơn khi ông Choỏng tươi cười co chân bước qua ngưỡng cửa. Tên là Sanh, con đầu nên nhà kêu bằng Hai Sanh, nhưng hồi nhỏ xíu theo cha tập kết năm 54 th́ Sanh thành Sinh, và chữ Hai đệm đầu biến mất v́ không hạp thủy thổ và văn hoá miền Bắc anh hùng. Nhưng khi giải phóng xong miền Nam thành đồng đi sau về trước, cán bộ địa phương nào về địa phương nấy th́ Sinh lại tức th́ trở thành Hai Sanh, và cố sửa cái giọng Hà Nội đă thành nếp trong cổ họng thời Sinh viên đi học trường Đại Học Kinh Tế. Những năm đầu, các đồng chí xưa “nằm vùng” nắm quyền, nhưng chỉ mấy năm sau cán bộ được đào tạo chính qui từ miền Bắc hồi hương chuyển thế thượng phong. Hai Sanh là cán bộ chuyên viên cho ban kinh tế Huyện Cái Nước, thường oang oang là ở chỗ nào mà phục vụ được nhân dân là có ḿnh, nhưng trong ḷng không phục những cán bộ chính trị chỉ hồng mà không chuyên, dùng chữ “ṇng cốt” như lá chắn mỗi khi gật gù v́ không nắm chi hết. Rất nhanh, Hai Sanh hiểu ra chuyên là chuyện nói dzậy mà không phải dzậy. Kinh nghiệm “nhất thân nh́ thế”. Nh́n quanh, Hai Sanh t́m cơ hội “hy sinh để phục vụ”. Cơ hội đó thu gọn trong một cá nhân nặng 50 kí, hơi xấu một chút nhưng cũng “tŕnh độ”, là đồng chí gái Minh Thu, ái nữ của Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, hiện công tác phụ nữ trong Mặt Trận. Dịp lễ thành hôn, ông Chủ tịch khi trước là chiến hữu của cha Hai Sanh nâng ly tưởng nhớ người bạn đă chết cho tổ quốc. Nước mắt rưng rưng, giọng nghẹn ngào, ổng nói Hai Sanh không chỉ là rể mà cũng là con ông dù ông không đẻ, v́ đó là con đồng chí của ông đă cống hiến đời ḿnh cho Cách Mạng.
Đêm động pḥng, Minh Thu hỏi, anh có biết thế nào là đàn bà chưa. Dĩ nhiên, Hai Sanh gật, giọng mă thượng yên hùng, ôi ba cái chuyện qua đường lặt vặt ấy mà! Minh Thu cười x̣a, thủ thỉ “nam nữ b́nh đẳng, như dzậy là huề, nhưng từ nay đă nên vợ nên chồng th́ cấm lăng băng, nghe chưa!”. Choáng váng như bị tát tai, Hai Sanh chưa phản ứng th́ người vợ tân hôn tḥ tay xuống, nắm lấy, giọng lạnh băng, rành rọt “lộn xộn th́ tui cắt đó!”. Hai Sanh xỉu đi. Nhưng nỗi sợ đó được đền bù xứng đáng. Hai tháng sau, Hai Sanh được chỉ định đặc trách Kinh Tế huyện Ngọc Hiến. Năm sau, khi đứa con gái đầu ḷng ra đời, Hai Sanh thăng ủy viên phó ban Kinh Tế tỉnh, trực tiếp phối hợp vận chuyển hàng hóa trên quốc lộ 1-A từ huyện Ngọc Hiến xuyên qua huyện Cái Nước trên con đường về thành phố Cà Mau. Má Minh Thu nhắc : “…hai vợ chồng bay phát tài th́ đừng quên ơn sanh thành nghen!”.
Hai Sanh nghe d́ Sáu kêu ḿnh bằng cái tên chế Lềnh kêu, khoa tay : “Gọi qua bằng Sanh, chớ Choỏng th́ thôi, nghen em. Kiểu mấy người Hoa nói ngọng, bắt chước làm chi”. Chữ em được phát âm khá rành mạch khiến muốn hay không, d́ Sáu nghe chắc rơ. Hai Sanh nh́n, nháy mắt, giọng đĩ thơa:
-Công chuyện xong, em Sáu thưởng công cho anh chi đây!
Lần này, là chữ anh. Nói rơ như dzậy mà nó không hiểu th́, Hai Sanh nh́n bàn tay ḿnh, tự nhủ, chỉ c̣n cách nói bằng bạo lực cách mạng. Nhưng d́ Sáu là người cơ trí. D́ nhớ trước khi đi lên thành phố chế Lềnh lách tay vào vuốt ve bụng d́, miệng ghé tai, dặn: “Nẩy nhớ chiều ổng, lấy được cái giấy… C̣n nhân đó mà có đứa con, th́ cột ổng lại, phát sồi lớn lớn à!”. D́ cười, nh́n Hai Sanh, xởn lởn :
- Anh Hai ăn miếng cơm nghen… Có canh cá bông lau như bữa hổm. Kỳ này cá trứng, ăn bùi lắm. Vừa ăn vừa nhậu, có đế quốc lủi thứ xịn. Ngồi đi anh!
Chữ anh được phát âm tuy chút chút ngượng ngùng nhưng cũng khá rơ. Ngôn ngữ, đúng là một nhịp cảm thông, ít là nhịp đầu. Hai Sanh kéo ghế, lại nháy mắt. Nháy, theo hắn, là nhịp hai, quan trọng không kém, lại tăng cường độ giao tiếp bằng cách tạo ra một sự đồng lơa không lời. Nh́n d́ Sáu cười ỏn ẻn, Hai Sanh quên hẳn lời vợ dọa, tự ḿnh rót một ly rượu, nâng lên ực trăm phần trăm. D́ Sáu đi ra sau, miệng nói: “Tự nhiên nghe anh Hai, em dọn cơm lên liền…” Lần này, chữ em rất rành mạch khiến Hai Sanh vỗ đùi.
16
D́ Sáu bắc nồi canh lên bếp, nhóm lại mớ củi cháy dở, lui cui bầy mấy cái tô, rót chén nước mắm. Cay sè v́ khói bếp, d́ quệt nước mắt và bỗng tủi thân ḿnh, cố ḱm nhưng vẫn ừng ực nấc lên như mắc nghẹn. Từ ngày Sáu Nhêm qua đời, đây là lần đầu d́ tiếp một người đàn ông mà không có sắp nhỏ bu quanh, chộn rộn ra vô, không để một điều tiếng nào. Chẳng phải d́ theo ông bà kêu thủ tiết, bởi góa bụa ở tuổi d́ th́ cũng có những người đi thêm một bước, nhưng nh́n quanh, t́nh thiệt, không mấy ai có vẻ hạnh phúc ǵ cho cam. Khi c̣n bé Út, d́ tự nhủ, thôi th́ sống với nó. Có mẹ có con, nó sẽ là cây gậy chống cho d́ lúc tuổi già, rồi chị Hai, chị Tư nó giúp vô th́ chắc hẳn chẳng đến độ bị bỏ đói. Sau, tụi nhỏ cũng con cái đùm đề, d́ đâu sợ chi cô đơn chiếc bóng, sẽ lo cho đàn cháu chớ đâu phải chỉ ngồi ăn bám. C̣n thằng Thẻo. Nó với con Tư xứng đôi vừa lứa, Tám Hớn lại là bạn chí cốt của Sáu Nhêm, hẳn môn đăng hộ đối, và dưới suối vàng chắc ai nấy an ḷng theo như cách sắp xếp của d́. Nhưng đùng một cái, bé Út chết, con Hai bỏ đi nay chẳng biết ở đâu. Vốn liếng không c̣n, may có con Tư, và chế Lềnh hiện ra như cứu tinh. Chế chỉ đường đi nước bước cho d́, lại bày ra chuyện sang cửa tiệm, móc ngoặc với Hai Sanh. Cho d́ mượn vốn làm ăn, chế cười hềnh hệch, bảo chị em ḿnh có con Tư “đặt cọc” th́ sau này chế chẳng những lấy lại vốn mà c̣n có lời nữa.
D́ Sáu bưng đồ ăn bày lên bàn, ngượng ngùng không nh́n Hai Sanh, mặt đỏ ửng, tay quưu quáu. Cha cha, Hai Sanh tự nhủ, chắc người đàn bà góa chồng này mà bén hơi đàn ông c̣n hơn lửa bén rơm, cháy như bom xăng thời c̣n giặc. Rót thêm một ly, Hai Sanh giúi vào tay d́, giọng cải lương:
- Uống miếng đi em, cho đời thêm tươi mà!
D́ Sáu đỡ lấy ly rượu, nhưng để xuống bàn. Hai Sanh làm mặt giận:
- Trời, em Sáu... Không uống là tui phạt, nghe hông! Phạt nặng à, nghen…
Đứng lên, Hai Sanh lại giúi ly rượu vào tay d́, ṿng tay qua tay d́, nâng ly chúm môi, kêu một trăm phần trăm rồi nốc cạn. D́ Sáu cũng uống, nhưng ho sặc sụa. Hai Sanh ôm d́, giọng mùi mẫn :
- Tội nghiệp…Trời, thiệt tội nghiệp!
Ngoảnh đầu tránh hơi rượu sực vào mũi, d́ khẽ gỡ tay Hai Sanh, lùi lại. Hai Sanh chồm theo, kẹp cứng lấy, miệng lắp bắp: “…ngoan đi cưng, rồi muốn chi qua cũng chiều, cũng cho mà!” D́ Sáu nghĩ đến cái giấy phép của sở Thương mại, đến tờ đơn xin chuyển hộ khẩu, đến dự định d́ đổi đời từ ruộng đồng lên chợ Huyện, có cái cửa tiệm mặt tiền nhận hàng từ Cà Mau xuống bán lẻ cho dân chợ Năm Căn… D́ trườn người như muốn gỡ ṿng tay Sanh, thều thào: “Thiệt không? Thiệt không?”. Hai Sanh đẩy cho d́ ngă xuống mặt bộ ván, đầu vục vào ngực, miệng kêu “Thiệt mà em…”.
D́ Sáu nhắm mắt, môi mím, răng nghiến lại. Hai Sanh thọc tay xuống, tuột quần, kéo áo, miệng điệp “Thiệt, thiệt!”. D́ Sáu không chống cự, nhưng trong đầu d́ tưởng đến Sáu Nhêm. Chồng d́ không vội vàng hấp tấp như Hai Sanh, bởi phải dè chừng, lúc không c̣n nhịn được th́ biết mà rút kịp, để ở trong lỡ ôm bầu sanh con th́ sau biết lấy chi mà ăn. Hai Sanh thúc vào, dập dềnh, quai hàm bạnh ra như hổ mang, thở ph́ ph́, chẳng như Sáu Nhêm xưa nhắp vô nhắp ra như du kích. Đưa tay che mặt, chân co lên, d́ không cảm thấy ǵ ngoài sự bầm giập thể xác khô queo như một gịng nước cạn. Ao ước có một bé Út khác bỗng quay về thôi thúc. Phải, cái tuổi già có người để trông cậy vẫn ở trước mặt, nhưng không bao xa. Năm mười năm, vù như cánh những con chim biển đến mùa lại ghé đất Mũi, bay từng đàn trắng xoá những đường chân mây tít tắp. Phải, đừng rút, cứ thế. Trời thương, hăy cho tui một đứa con, với bất cứ ai, d́ thầm khấn. Rồi hai tay ôm cứng lấy mông Hai Sanh, d́ đẩy lui kéo tới như đánh nhịp, hổn hển, van xin : “Nữa, nữa…Ra đi mà!”. Khi ḍng sinh lực người đàn ông ̣a vỡ, d́ Sáu đón lấy tựa đón lời chúc phúc, quặp chân kẹp Hai Sanh như một con cua vừa lọt rọ.
Sau giây phút hoan lạc thần tiên chắp nối những giấc mộng khác nhau là thời gian của những âu lo và nhu cầu thực tiễn. Nh́n qua giấy tờ d́ Sáu đưa vào tay, Hai Sanh uể oải:
- Được rồi em, để đó anh tính, chuyện đâu c̣n có đó!
D́ Sáu ngắt, giọng thôi thúc :
- Nhưng bao giờ, anh? Tin anh th́ tin rồi, nhưng anh đâu chỉ một ḿnh, c̣n người này người kia ở cơ quan chớ!.
Hai Sanh đứng phắt dậy, kéo quần, nghiêm giọng:
- Thiệt em Sáu hổng có lănh hội đường lối…Anh là lănh đạo cơ quan, trên biểu dưới không nghe th́ sao mà bảo đảm cơ chế được!.
Nói vừa dứt lời, Hai Sanh lại rót rượu vào ly, nốc cạn rồi rầu rầu:
- Anh có chút chuyện riêng muốn tâm t́nh với Sáu…
Không đợi d́ đáp, Hai Sanh kể liền một mạch chuyện gia đ́nh, rằng ḿnh phải sống với vợ v́ chữ nghĩa truyền thống, v́ ḿnh là cán bộ lănh đạo không thể để điều tiếng, và v́ thương hai đứa con c̣n thơ. Giọng ngùi ngùi, Hai Sanh kết :
- Nên thương em thiệt ḷng mà anh đành chịu, nhớ th́ anh kín đáo ráng xuống đây thăm em, kiếm chuyện công tác này nọ ở một hai ngày…Em thông cảm cho nghen!
17
Đây là lần thứ ba. Nghe Tư khẩn khoản, chế Lềnh sẵng:
- Nói hoài mà hổng nghe. Sẳm biểu thẻ Chứng minh Nhân dân của con sẳm đă đưa cho bên công an đăng kư đặng đi làm. Không có thẻ, đi là bị bắt lại, làm sao con về Đất Mũi…
Thấy Tư ấm ức quay mặt giấu nước mắt ứa ra, sẵm hạ giọng :
- Lần sẳm gặp má con dưới chợ, bả biểu mấy bữa tới giấy tờ xong xuôi là thế nào cũng lên thăm con đó!
Đây cũng là lần thứ ba sẳm nói vậy. Tư lủi thủi ra sau nhà, bâng quơ nh́n lên lùm cây c̣n vương chút nắng chiều le lói. Ở thành phố, không có cây mắm xanh um tưởng mỏng mảnh nhưng sao mà sức sống mạnh mẽ dai dẳng chẳng một ai ngờ. Không có những rặng đước thẳng ḿnh rướn lên, trái tọng teng đâm thẳng xuống như muốn trở về ḷng đất. Ở thành phố, không nh́n thấy biển, không nghe tiếng nước bập bềnh. Chỉ có tiếng xe. Tiếng người. Tiếng phát ra từ những chiếc loa rậm rật đủ loại những bài ca người ta ḥ hét trong những quán karaoké mới mọc lên như dấu vết sần sùi một thời mới, thời văn minh hội nhập, thời phá rào đổi mới. Tư biết, thời này chỉ tạm cưu mang những kẻ từ nương rẫy đi kiếm sống, ngây ngô theo đ̣i thành thị, nhưng khi có chút tư riêng th́ vẫn c̣n lưu luyến cái thuở người miệt ruộng ăn ở chân thành, không hoa lá cành, có sao nói vậy. Vẫn nhớ con gió cao tít đưa đám mây hiền ḥa ra biển. Con sóng đẩy thuyền ra khơi. Những đám rau muống biển hoa tím ngắt dập dềnh trên cửa những kinh rạch tựa gắn bó với đất liền chẳng muốn chia xa.
Không biết giờ này Thẻo đă nghỉ tay về nhà hay vẫn c̣n trên bờ vuông tôm, nơi Thẻo đặt hết hy vọng vào một cuộc đổi đời. Bữa trước ngày đi lên chợ với mẹ và chế Lềnh, Tư ra kiếm Thẻo báo. Thẻo buồn, người lặng đi, nhưng cố cưới, cái cười mếu máo. Lát sau, Thẻo chỉ tay xuống, giọng quả quyết, “Chỉ mấy tháng nữa là thu hoạch lứa tôm đầu, tới chừng đó em khỏi cần đi đâu nữa!”. Tư vào nhà. Lẩm nhẩm, Tư tính vậy là đă gần hai tháng nó xa Đất Mũi và chẳng có tin tức ǵ của Thẻo. Nó quyết định viết thư cho Thẻo. Nhưng viết chi? Tư chưa từng viết thư cho ai, cắn bút suy nghĩ thật lung, và bắt đầu bằng : Tư nè anh! Nhưng rồi khựng lại, Tư chẳng biết viết tiếp cái ǵ. A, th́ nói lên cái đang làm ḿnh xốn xang. Tư nắn nót : Muốn về xóm Mũi ḿnh mà không được, anh Thẻo à. Nghe nói má sắp lên Cà Mau, anh có nhắn chi không? Tư nhắm mắt, h́nh dung ra tôm nhẩy lóc nhóc trong như vuông nước, và tiếng Thẻo reo mừng. Nó tiếp : Em chờ tin nuôi tôm, cầu Trời Phật thương ḿnh cho mọi điều suôn sẻ. Nước mắt lưng tṛng, Tư viết thêm : Anh có thích cái áo em mua cho anh không? Áo sơ-mi trắng là để mặc khi cưới hỏi đó…Tư buông bút. Nấc lên rồi không c̣n nhịn được, nó ôm mặt khóc vùi, quên kể chuyện nay nó đă cắt mớ tóc dài và cũng son phấn như đào cải lương nó đă định nói để khi gặp lại Thẻo khỏi ngỡ ngàng.
18
Thuấn nh́n vuông tôm, đáy cào śnh phơi nắng nay mặt nứt nẻ vết chân chim, vỗ vai Thẻo :
- Đợi thêm hai ba bữa, rồi rắc vôi xuống. Sau th́ cho nước lợ vô, ngập chừng hai thước, rồi phải tẩy nước bằng cờ-lo, nh́n trong vắt thấy đáy mới được cấy tảo.
- Cấy bao lâu, chú?
Mở cuốn sổ tay, Thuấn chăm chú đọc, giảng giải :
- Tảo cũng như rêu, khi nước xanh um th́ thả tôm giống. Tôm ăn tảo, cộng thêm bột thực phẩm…Cấy bao lâu hả, chắc chừng một tháng!
Là cán bộ Thủy Sản phụ trách xóm Mũi, Thuấn đảm nhiệm khoảng ba mươi vuông tôm, đào rải rác đó đây để thử xem đất nơi nào phù hợp cho khâu canh tác mới mẻ này. Giọng lạc quan, Thuấn động viên mọi người:
- Cái khâu kỹ thuật, tụi tui được đào tạo ở Đại học Cần Thơ, bà con khỏi lo. Giá tôm mỗi kí-lô trên thị trường quốc tế là 11 đô, vốn qui hoạch phân phối cỡ 3 đô, dân trả cho Nhà Nước 4 đô phí tôm giống, tảo, cờ-lo và bột thực phẩm, đút túi như dzậy được 5 đô. Một vuông tôm gần 5000 mét vuông th́ thu hoạch ít cũng ba tấn một vụ, chỉ vài năm là dân ḿnh giầu như bọn Mỹ. Trước mắt, cực một chút, sau mới giàu, bà con hăy phấn đấu để dân giàu nước mạnh nghe…
Với Thẻo, Thuấn nói riêng :
- Thành phần lư lịch em tốt. Ba em xưa là dân Cách Mạng nên Huyện mới đề đạt em phụ trách một thí điểm. Vuông tôm này sẽ là cơ sở của em, ráng làm cho ngon, đừng phụ ḷng lănh đạo nghen!
Thẻo cảm động, không biết nói chi nên lập lại khẩu hiệu quyết tâm, “Nơi nào cần, thanh niên có. Nơi nào khó, có thanh niên”. Thuấn ôm vai Thẻo, rưng rưng :
- Qua biết em là người tốt, mà người tốt tất việc tốt!
Vuông tôm 5000 mét vuông chỉ một tay Thẻo cào śnh rồi gánh lên bờ, sau người làm ruộng mang xe đến chở đi đắp nương ở những chỗ đất trũng. Cào śnh thôi, mất bốn tháng ṛng. Ngày ngày cán bộ Thuấn nói, sau chỉ một vụ tôm ta có đủ vốn ta sẽ mua máy về cào, mua xe về chở, đúng như Chủ Tịch Tỉnh tuyên bố, Xă hội Chủ Nghĩa là cơ giới hóa nông nghiệp. Vuốt mồ hôi nhẫy nhụa, ban ngày Thẻo nhắm mắt là mơ thấy máy kéo, máy cào, máy bơm. Chỉ đến tối, Thẻo mới có những giấc mơ khác, thường là có Tư ở bên, chưa công nghiệp hóa đến mức ngửi thấy mùi xăng dầu.
Tối hôm nghe Thuấn nói về viễn tượng một cuộc sống mới nhờ tiền bán tôm kiếm được trên thị trường quốc tế, Thẻo lên chùa. Cứ mỗi khi vui hay buồn, nó có thói quen t́m Sư, đôi khi ngồi cạnh mà chẳng nói quá nửa câu. Sân chùa, dưới những tàn cây rủ bóng chập chờn dưới ánh trăng lưỡi liềm, nó tính nhẩm rồi thốt :
- Sư à, con tính mỗi vụ tôm là thu được bảy, tám ngàn đô. Sư biểu dzậy là bao nhiêu tiền ḿnh?
- Ai biểu bảy, tám ngàn đô? - Sư ngạc nhiên.
Thẻo kể lại tỉ mỉ cho Sư nghe lời Thuấn. Sư im lặng. Không thấy Sư nói ǵ, Thẻo lấy bức thư Tư gởi ra đọc. Lần này chắc đọc đến hàng chục lần nên Thẻo đă thuộc ḷng, bật cười nghe Sư biểu lấy đèn soi, buột miệng :
- Xây được cái nhà đă rồi mới làm đám cưới….
Sư phá lệ không chen vào chuyện đời, hỏi :
- Ai cưới ai?
Thẻo đỏ mặt, nói về dự định lấy Tư làm vợ. Sư biết Tư hiện ở trên chợ Năm Căn, chỉ nói:
- Xin với d́ Sáu mày ngay. Rồi ráng đón con Tư về dưới quê, càng sớm càng hay. Chợ búa không phải là chỗ của tụi bay… Nam mô A di đà Phật!
19
D́ Sáu bước vào, nh́n Tư lạ lẫm một thoáng. Ôm chầm lấy con, d́ trầm trồ:
- Trời, con đổi quá, đi đường má gặp mà không để ư là nh́n không ra đâu cà!”. Đẩy Tư lùi một bước, d́ ngắm, giọng kiêu hănh “…thiệt đẹp, nh́n như minh tinh màn bạc. Má hồi trẻ nh́n giống hệt con, nhưng xưa ḿnh dân ruộng đâu có son phấn chi như thời nay!
Chế Lềnh sau nhà bước lên, cười ha hả:
- Sao… Sáu coi nhỏ Tư như dzầy, được chưa. Gốc làm ruộng muốn tẩy cho sạch th́ phải đợi da bớt sạm nắng, lúc đó khỏi thoa phấn!
Ôm lấy mẹ, Tư gọi “Má, má…” rồi bật khóc. Không hiểu sao, có mẹ ở bên mà Tư thấy ḿnh bơ vơ. Hiểu lờ mờ ḿnh không c̣n là con Tư xóm Mũi, nỗi tủi phận dâng lên, và bỗng nhiên Tư bực bội nh́n chế Lềnh, gằn:
- Mắc ǵ phải tẩy gốc ruộng, thoa son trát phấn th́ sạch sẽ nỗi ǵ?
Chế làm lơ không đáp, kéo cho d́ Sáu ngồi, hềnh hệch:
- Ngổ biết rồi, ông Choỏng cho hay giấy phép có rồi, phải không!
Nh́n d́ gật đầu, chế tiếp :
- Ổng biết hai người ḿnh hợp đồng buôn bán, ổng kêu phải “vô nước” thêm, khen nẩy biết điều, làm ăn chắc hẩu a!
D́ Sáu mỉm cười. Dĩ nhiên d́ biết điều, để Hai Sanh kêu cực kỳ đôi ba lần rồi ngáy ph́ pḥ, từ đó đến nay đă bốn năm đêm cán bộ Tỉnh công tác ở Huyện, ngủ hoang nên không lo lời vợ dọa lăng xăng là cắt cái đó. Hết tháng, d́ chỉ mong một điều, là ḿnh tắt kinh, và thế là được đứa con đơm hoa kết nhị trong bụng. Dị nghị, d́ bất cần. Là vợ bé ư, có sao. Và làm ăn mà có ông phó ban Kinh Tế Tỉnh đỡ đầu th́ c̣n sợ ǵ!
Đợi Tư đi học tiếng Anh, chế Lềnh và d́ Sáu kiểm điểm công việc. Dự án đă đi được ba phần tư đường, chi phí không phải ít. Chế tính tiền Tư học Anh văn, học trang điểm thẩm mỹ với Nguyệt Hoa, tiền quần áo hiện đại, tầu xe…và kết luận đầu tư vào Tư nay lên 320 đô Mỹ. Thấy d́ Sáu tái mặt, chế thủng thẳng nhưng quả quyết : “Nếu dự án ở chặng cuối thành công th́ tiền lời tất cả sẽ khoảng một ngàn ba trăm đô cho Sáu, thừa sức trang trải cả cái tiệm sẽ sang ở chợ Năm Căn!”. Phần chế, thù lao dịch vụ này lên năm trăm đô, chế sẽ đóng góp vào hợp đồng với d́ Sáu, có tiền mua hàng Trung Quốc đang như nước tuồn qua biên giới Miên-Việt.
Khi Tư đi học về, d́ Sáu âu yếm:
- Nói cho má nghe một câu tiếng Anh coi!
Tư ban đầu từ chối, nhưng bị ép, líu ríu nói trong cổ họng:
- Ai em hăng-gri, Ai oăn tu ít!
- Nghĩa là sao, Tư? - d́ Sáu hỏi.
- Là tui đói. Tui muốn ăn!
Chế Lềnh xen vào:
- Thế người ta cho nẩy ăn, nẩy nói chi?
Tư lí nhí:
- Thanh ḱu, nghĩa là cám ơn!
- Nhưng nếu người ta không cho?
- Th́ kêu Bờ-li-dơ, bờ li-dơ [1]!
D́ Sáu nói với Tư ngoài đói c̣n khát, khát cũng chết. Và ăn uống xong th́ ai cũng có nhu cầu đại, tiểu tiện. Vậy Tư phải học những câu thích hợp để sử dụng tùy trường hợp, với mục đích sống c̣n. Trừng mắt nh́n vào khoảng không, d́ nói, như nói một ḿnh:
- Sống c̣n, nghe chưa… C̣n lại, tính sau! Phải sống c̣n trước đă!
Chế Lềnh vỗ tay:
- Nẩy nói trúng lắm đa… Cực kỳ!
Hai chữ cực kỳ chế Lềnh học từ d́ Sáu, cũng rất nhanh, chỉ sau một lần thủ vai làm chồng, nghe d́ rên rỉ.