7-VQ

bẩy

 

  khiến sống là một tội lỗi, nên có dao, mài dao…

 

26

 

Nghe tiếng người,  Sư quay mặt nh́n ra ngoài sân chùa. Nắng trải một lớp vàng ánh  trên mầu xanh cây cỏ, nhẹ  và mượt mà, bao dung ôm vạn vật vào ḷng. Nh́n, th́ ra bà Ba Thôi cùng hai đứa nhỏ đăng đẩy cổng lách ḿnh vào. Cha chúng, mới chết được hai tuần, chết lặng đi, không thực biết v́ sao. Việc của Sư, là đọc kinh. Vẫn bài kinh Thủy Sám, tiễn người về nơi chẳng ai biết là chi, trừ  là  nơi  không c̣n  chuyện cơm áo gạo tiền, giấy tờ đăng kư hộ khẩu, chứng minh nhân dân, sổ xanh, sổ đỏ…

 

Bà rầm ŕ :

 

- Xin thầy cho hai đứa xuất gia, vào chùa tu tập!

 

Hai đứa bé tuổi chắc chừng 12, 13 ngước mắt nh́n Sư, tṛng mắt trắng loăng, ngơ ngác. Chúng đen đủi gầy g̣, chân tay ngoằng ngoẵng như những cành cây c̣i mọc hoang bụi bờ, nước mũi chảy ṛng ṛng xuống miệng. Không đáp, Sư làm dấu cho mẹ con Ba Thôi ngồi rồi vào bếp. Lát sau, Sư bưng ra đồ ăn bà con cúng dường sáng nay, xếp lên bàn, chỉ tay vào bát  đũa.

 

Nh́n hai đứa trẻ ăn lấy ăn để, Sư hiểu chúng đói, bụng trống chắc từ lâu. Khi Lục Cả c̣n, người gốc Miên cho con tới chùa, thường là ba năm, đúng truyền thống tu tập. Nhưng từ khi có chiến tranh, dân Miên tản dần đi. Đất Mũi bây giờ hầu chỉ toàn người  V́ệt, mấy năm nay chẳng cái gia  đ́nh nào đưa con đến chùa. Vả lại, có th́ Sư cũng không dám nhận. Sư không biết kinh Phạn, chỉ nằm ḷng bài kinh Thuỷ Sám, và khi diện bích th́ ngộ đúng một chữ là chữ Không, cái chữ chẳng cách nào giảng thành lời. Bà Ba Thôi lại xin với Sư, giọng khẩn cầu, tội  nghiệp. Sư biết chắc hẳn không v́ chữ Không mà bà xin cho hai đứa nhỏ vào chùa mà v́ chữ có, tối thiểu là có của bố thí cứ mỗi hai ngày Sư ôm b́nh bát lẳng lặng đi khất thực từ đầu đến cuối xóm. Cán bộ xă từng tới gặp, nói thẳng thừng :

 

- Anh Ba à, anh cũng từng học như bọn tui rằng tôn giáo là thuốc phiện. Anh  xưa là cán bộ chủ chốt, nay “trên” nói anh v́ bất măn mà vô chùa là với mục đích bêu riếu Cách Mạng. “Trên” sẵn sàng đề anh có lương hưu đàng hoàng, nhưng anh phải ra khỏi chùa, và không được đi ăn xin như vầy…

 

Sư không nói không rằng, miệng niệm nam mô.

 

- Tụi tui biết anh là người tốt, nên t́nh nghĩa với anh, chớ người khác th́ tụi tui sẽ dùng bạo lực Cách Mạng…

 

Trừng mắt lên, Sư hoá thân thành Ba Tri, người chỉ huy du kích Đất Mũi mới năm nào. Cán bộ xă khựng lại, nh́n xuống đất, không dám đối mặt chỉ huy cũ. Ba Tri nhắm mắt, nhủ thầm, nói ǵ cũng vô ích. Giặc ngoài đánh, không dễ nhưng có hy vọng thắng. Giặc trong, trời đất hỡi, chúng ngu dốt, đần độn nhưng chúng cũng là một phần chính ḿnh, không lẽ lại giấu súng đạn, đào hầm bí mật, và tiếp tục cái ác  nghiệp luân hồi?

 

Ba Tri vô vọng, chỉ lại thều thào nam mô. Không biết  động lực nào khiến Ba Tri bỗng nhiên cất lời tụng kinh Thủy Sám. Lần này, kinh tụng cho những người đang c̣n sống.

 

Bà Ba Thôi hắng giọng giục con ăn cho xong, rồi nh́n Sư, vẻ chờ đợi. Sư nhắm mắt, tay lần tràng, lát sau từ tốn nói nho nhỏ:

 

- Bà à - Sư trầm giọng - mấy đứa nhỏ khi đói cứ tới ăn,  ở chùa có  ǵ ăn nấy ... Nhưng tui chẳng thể để tụi nó ở đây, xă đă cấm người lạ.

 

Bà Ba Thôi khóc tức tửi nhưng không nói ǵ thêm.

 

27

 

Mở cửa, Tư vào nhà, nước mắt rưng rưng. Giờ này, chắc Thẻo đang trên bờ vuông tôm. Tư nh́n quanh, ḷng  trống tênh, lẳng lặng dựa vào vách. Tay đưa lên vuốt mớ tóc nay đă cắt kiểu, ngắn, lởm chởm như chó liếm, nó tự hỏi chẳng biết Thẻo sẽ  nghĩ sao. Hai ngày xe khiến Tư oải người, mắt khép, ngả ḿnh xuống nằm. Nhớ đến Sương, Tư thầm cảm ơn. Khi xây sẩm mặt mày rồi ngă vật ra ở Cần Thơ, Sương líu quíu vực Tư lên. Mấy đúa con gái ứng viên dịch vụ “sáng coi chiều cưới” bu lại, nhưng Sương ngăn, nói : “Chắc trúng gió. Lui ra cho nó thở, bu vào ngột thấy mồ!”. Khi ấy, Tư chợt nghĩ đến bức thư bạn nó là Thúy gởi mà nó chưa trả lời. Nó nói vào tai Sương:

 

- Chị… em đâu có muốn dzậy, tưởng đi xin việc làm với mấy hăng ngoại chớ đâu có dè nó bắt ḿnh lấy chồng!

 

Sương mím môi, thầm th́:

 

- Ḿnh kư đăng kư kết hôn, rồi nếu đại gia  nào kư dzô, là “trúng mánh”, coi như thành vợ người ta rồi …

 

Im lặng một lát, Sương hỏi:

 

- Dám chạy không?

 

Tư đáp liều:

 

- Chạy th́ em dám, nhưng hổng có đồng nào trong túi, tiền đâu đi xe?

 

Sương mở bóp, giúi vào tay Tư, nói nhỏ:

 

- Làm bộ ra mua dầu nóng, bắt xe ôm lên bến xe đ̣ về Cà Mau. Coi lại coi có đủ giấy tờ đi  đường đă…

 

Tư đưa cho Sương tờ Chứng minh nhân dân, nh́n Sương gục gặc, mừng rơn. Nó cám ơn, nhưng Sương gạt:

 

- Giúp bồ, nhưng tui cũng có cái lợi là bớt một đối thủ… Tui  th́ chỉ mong đi, giá nào cũng trả!

 

Nh́n Tư, Sương nháy mắt:

 

- Có người  yêu dưới quê hả?

 

Tư gật đầu, bẽn lẽn. Sương dặn ḍ đường đi nước bước, rồi ra cổng sau thúc vào lưng Tư. Lính quưnh nói với nhân viên bảo vệ, Tư ra đường, đi khuất rồi cứ vậy chạy  thục mạng.

 

Tư ngồi lên, lôi từ gầm giường một cái túi, lục rồi lôi ra bức thơ của Thúy:

 

“… Tư ơi, thế là tao về nhà chồng. Ở tít tắp Quảng Tây bên Trung Quốc vĩ đại, phải đi xe hỏa, rồi sau đi xe ḅ mới về tới nhà ông ấy. Tiền hồi môn đầu nậu trao cho nhà tao chỉ vài trăm nhân dân tệ, nhưng  hứa là sẽ bồi hoàn đủ số để bu tao xây nhà.  Ngôn ngữ khác nhau, nhờ thông dịch ở Hà Nội  tao  mời biết  ông ta năm nay 40, chưa bao giờ vợ con, hiện sống với bố và một thằng cháu, công việc th́ đồng áng như bên ḿnh. Nhưng thật là lạ, khi  tao  đến nơi mới biết làng ông ta gần như chỉ có một họ, là họ Tăng. Và chẳng bao giờ thấy đàn bà. Tao nghe kể dưới thời Mao chỉ để mỗi gia đ́nh đẻ đúng một con, nên cứ con gái là bóp mũi cho chết. V́ trai thừa gái thiếu, ba người đàn ông  trong nhà phải thay phiên canh tao, sợ người ngoài hăm hiếp. Kinh lắm mày ạ. Bọn đàn ông lảng vảng quanh nhà, mắt nh́n muốn ăn tươi ḿnh, đi ra  ngoài  đồng làm lụng cũng cứ phải mắt trước mắt sau. Nhưng Tư ơi, mày khó mà tưởng tượng ra đâu. Người  đầu tiên hăm hiếp tao là bố chồng, năm nay chắc trên 60. Kẻ đồng lơa là thằng cháu, mới 17. Nó xoạc cẳng tao ra, giữ chặt cho ông nó làm cái việc súc vật ấy. Tối về, thấy tao mặt mày thâm tím, hiểu liền. Chồng tao có lớn tiếng với bố, nhưng nghe ông ta sụt sịt khóc lóc, nó cũng thôi. Và từ đó, cả thằng cháu cũng được phép vào giường tao nằm, chống th́ nó đánh…Thế là tao một lúc có 3 thằng làm chồng, và nói thật, tao chỉ muốn chết… Sống  thế này là sống nhục. Chịu sống nhục là sống tội lỗi. Nhưng tao chưa chết ngay được. Tao chỉ c̣n một mong ước, là mong sao cho thầy bu tao xây được căn nhà gạch, báo hiếu cha mẹ…Rồi đường tao tao đi, con đường độc  đạo, dẫu tao có phải xuống âm phủ chắc Diêm vương cũng động ḷng tha ném vào vạc dầu chăng …”

 

Đưa tay lên quệt nước mắt ướt nḥa mặt mũi, Tư thầm khấn cha “Ba pḥ hộ con, cho con khỏi mắc cái ṿng tội nghiệt như con Thúy, nghe ba”. Nó đứng lên, đẩy cửa rồi dọc cái hẻm dẫn tới nhà con Thúy. Đă lâu, nó chắc thế nào nhà  cũng đă là nhà gạch, và như vậy nó có thể viết thơ báo bạn. Nhưng nó sững sờ. Căn nhà vẫn là nhà lá, vách đất, cột kèo lổn nhổn oằn ra như chỉ chực đổ. Lặng người, nó bưng mặt khóc vùi.

 

Mẹ của Thúy đi đầu về th́ thấy Tư đang ngồi xệp ôm mặt.

 

- Có chuyện ǵ mà khóc đấy Tư? - bà ta hỏi.

 

- Dạ, cháu nhớ con Thúy… Bác có tin của nó không?

 

- Có chứ… Nó viết thư về luôn. Nay vợ chồng nó lên tỉnh, sắp sửa mở một cái cửa hàng xuất nhập khẩu với Hải Pḥng. Bên Trung Quốc người ta làm ăn tốt lắm, con Thúy dư giả, sang năm hẹn về chơi, cháu ạ…

 

Tư định hỏi chuyện xây nhà gạch, nhưng bất nhẫn, không nói ǵ. Và nó tự nhủ nó cũng sẽ không bao giờ viết thơ trả lời bạn nó, con Thúy, nếu nó không định nói trá ra là nhà Thúy nay hai tầng, ba gian, và chất đầy hàng ảo.

 

28

 

Tư ra ngồi bờ nước cạnh nhà, nh́n bóng ḿnh, người chựng lại. Không, đây không phải là con Tư xóm Mũi, con nhỏ nhà quê đâu có phấn son, đâu bao giờ tô môi kẻ mắt. Nó tiếc mái tóc dài nay cắt ngắn cũn cỡn, chắc hẳn phải nói, anh Thẻo à, tóc ngắn rồi dài, lo chi. Cái quan trọng là em về được với Thẻo. Hai tay vốc nước, Tư hắt vào mặt, rửa cho sạch hết vết thị thành, khoan khoái hưởng cái trong lành đồng quê gió nội.

 

Tới trưa, không thấy Thẻo về. Tư bước lên đê, ra vuông tôm nơi Thẻo canh tác. Nắng chói, Tư kéo nón  sụp xuống che mắt, cất tiếng gọi Thẻo. Nhưng chỉ có tiếng gió xào xạc. Chung quanh  những vuông tôm xếp dài dài, không một bóng người. Chồm lên đầu con đê, Tư nh́n xuống. Kỳ chưa, những vuông tôm nay cạn nước, tảo trồng dưới đáy khi xưa xanh ngắt nay vàng úa, và xác những con tôm khô đét vương văi khắp nơi. Tư nhào xuống, tay lượm một con. Mùi tôm chết trương phà ra thúi ŕnh. Nước mắt trào ra, những ước mơ của Tư trôi tuồn tuột như lũ, cuốn theo h́nh ảnh khuôn mặt Thẻo nhăn nhó thảm thương.

 

Gào tên Thẻo, Tư cắm cổ chạy. Phải hỏi. Tại sao như vầy? Tại sao?

 

Tư chạy lên chùa, nơi khi xưa hễ rảnh là Thẻo vào tṛ chuyện với Sư. Sư ngồi  dưới cây trám Sư gọi là cây Bồ Đề  xóm Mũi. Thấy Tư đầm đ́a nước mắt, Sư ngạc nhiên nhưng không nói ǵ. Tư hỏi Thẻo, Sư nói chắc Thẻo đi lên Cà Mau t́m Tư.

 

- Thày ơi, sao tôm chết hết dzậy? - Tư cuống quít.

 

Nén tiếng thở dài, Sư thuật chuyện tôm bị vi-rút, và nói câu Sư từng nói với Thẻo, là  thua keo này ta bày keo khác, cứ sống th́ rồi c̣n cơ hội, lo chi. Phá lệ, Sư kể Thẻo đă xin cưới Tư, nhưng d́ Sáu nói Tư nay đă bồ bịch ở thành phố, chuyện đúng sai ra sao. Trợn mắt ngạc nhiên, Tư đáp:

 

- Làm chi có chuyện đó. Má con đặt điều ǵ mà kỳ dzậy! Má con cũng kêu anh Thẻo nay rượu chè say xỉn, con nhờ má cầm thơ con biên cho ảnh khuyên can mà ảnh hổng trả lời!

 

Sư chặc lưỡi. Kinh nghiệm đời dầy dạn khiến Sư cảm thấy không ổn, hỏi trên thành phố Tư sinh hoạt  ra  sao. Nghe Tư thuật chuyện d́ Sáu hợp đồng sang cửa tiệm làm ăn với chế Lềnh, chuyện Tư học tiếng Anh, ăn mặc thời trang cho  hiện đại, rồi chuyến đi Cần Thơ với dịch vụ “sáng coi chiều cưới”  và cuộc đào tẩu Tư vừa trải qua,  Sư nhăn mặt, gặng:

 

- Mấy cái giấy đăng kư con kư tên vô, có nhớ giấy viết chi không?

 

- Dà, chị Sương, người cứu con, kêu đó là giấy đăng kư kết  hôn và đăng kư xuất cảnh, thưa thày. Chị nói, nếu ông Đài Loan nào đó kư vô là coi  như lấy nhau rồi!

 

Cười nhạt, Sư th́nh ĺnh đập tay xuống bàn khiến ly  nước Tư uống bắn lên rồi rơi xuống đất. Giựt ḿnh, Tư nh́n Sư. Lần đầuTư thấy lửa trong mắt một kẻ tu hành, kẻ đă  tưởng ḿnh ngộ được chữ Không. Sư lẩm bẩm điều ǵ đó Tư nghe không ra  nhưng chẳng dám hỏi, tủi thân bưng mặt ấm ức. Nói Tư cứ yên tâm, thế nào Thẻo cũng về, v́ đi t́m Tư  ở Cà Mau với cái địa chỉ “Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam -  Độc Lập Tự Do  Hạnh Phúc …” trong khi Tư bị rao bán cho người Đài Loan ở Cần Thơ là chuyện chỉ có thể có đoạn kết ở xóm Mũi.

 

29

 

Tiếng gà gáy sáng râm ran. Bừng tỉnh, Tư quơ chăn, nán nằm lại. Trời c̣n tối, sương đêm mập mờ trải một mầu sữa đục trên nền đất ẩm. Tranh sáng, tranh tối, Tư nhủ, cứ như đời ḿnh mấy tháng xa nhà. Bỗng nhiên, nó nhớ bé Út. H́nh ảnh em nó tay ôm con vịt Tơ vào ḷng, nhất định không buông, trở lại ám ảnh. Biết đâu Út lại chẳng chết v́ lây lan vi-rút gia cầm? Hay là khi mất ǵ đó thiêng liêng gắn bó, người ta như mất chính ḿnh, chẳng c̣n muốn sống làm chi? Không có Thẻo, liệu Tư có như bé Út mất con Tơ?  Tư ngẫm lại chuyện Sư kể. Cái áo sơ-mi. Má đặt điều, biểu Thẻo Tư đàn đúm bồ bịch, rồi kêu Tư nay Thẻo nhậu nhẹt chơi bời. Và không đả động một tiếng đến chuyện Thẻo xin cưới Tư! Vay  mượn chế Lềnh tính kế làm ăn, rơ ràng là cuộc gả bán Tư cho người Đài Loan được hai  người sắp đặt mà Tư không hay, cứ tưởng ḿnh đi xin việc làm cho cơ sở hăng người nước ngoài ở đâu đó trong miền Nam chớ đâu có dè. Tư bụm mặt, nức lên, buột miệng : “... Má tính bán con đi hà má!”. Nhớ khi ḿnh phải há miệng cho đại gia Tseng, ghế số 3,  kiểm tra răng lợi như người ta  mua trâu ḅ, Tư chỉ muốn đập phá bất cứ một cái ǵ. Nhà trống tênh, Tư tự nhủ, chỉ có cái mặt ḿnh để đập để phá. Nó giang tay thẳng cánh tát vào má, kêu thất thanh “Trời thần ôi, tui là cái ǵ? Sao bắt tội tui cực nhục c̣n hơn con chó như vầy? “.

 

Chao ơi, giá có Thẻo ở bên. Tư lục lọi, lôi từ rương cái áo sơ-mi trắng  ḿnh mua tặng Thẻo. Áo mới tinh, chắc Thẻo chưa dám mặc, dẫu một  lần. Tư nh́n ra cửa, th́ thầm, anh  đi đâu, sao chưa thấy về nè, anh Thẻo! Rồi Tư bung cửa chạy lên đê viền những  vuông tôm xóm Mũi. Vuông nào nhu  vuông nấy, tảo cháy vàng úa, mùi tôm chết śnh bốc lên hành hạ khứu giác. Nó chạy. Cứ thế, quanh những  vuông tôm nay nh́n như những  lỗ huyệt khổng lồ chôn sâu hy vọng của người xóm Mũi, cái hy vọng thoát nghèo, thoát đói , Tư chạy cho đến khi kiệt lực ngă xuống gốc một cái cây cằn cọc, nước mắt lă chă, đầu tóc rũ  rượi, thiếp đi  như có ai đó giáng búa vào đầu.

 

Khi Tư mở mắt, bốn bề vẫn vắng lặng. Mặt trời thập tḥ đầu tán rặng đước, xa xa bóng  dăm con c̣ co chân đứng, và chẳng biết từ đâu, ai đó cất tiếng ḥ:

Ḥ ơi...

Ví dầu …

Ví dầu con nước xuôi ḍng

Sao anh bơi ngược

 bơi ṿng,  rồi bơi xa…ớ ơ

 

30

 

Thất thểu lê bước, Thẻo đến đầu xóm, chỉ mong về nhà ngả người xuống nằm ngủ. Bốn bữa rày, lơ bơ trên Cà Mau sáng tới tối, đi ḷng ṿng mọi nơi, mọi chốn t́m cái địa chỉ ghi Cộng Hoà Xă Hội Chủ nghĩa Việt Nam, với ḷng tin vào cơ may Trời không phụ người tử tế, cho Thẻo bắt gặp được Tư, hay d́ Sáu, hay chế Lềnh. Nhưng ông Trời phụ hay Thẻo không là người  tử tế? Chỉ biết cuối cùng th́ nhân viên công quyền phát hiện Thẻo là đối tượng đáng ngờ và yêu cầu Thẻo trở về sinh hoạt ở địa phương ḿnh cư trú.

 

Đẩy cửa nhà, Thẻo ngờ ngợ có điều chi là lạ. Nh́n quanh, không có chi. Nhưng một thứ mùi ngai ngái  thoáng qua, chập chờ gây gây phảng phất. Thôi đúng, mùi Tư, Thẻo mừng rỡ, bậm môi. Vào giường Tư nằm, Thẻo áp mũi xuống hít hà. Tư đâu?  Cất tiếng gọi, Thẻo vùng dậy, chạy ra ngoài nh́n tứ bề.  Thẻo lắng tai, mắt không thấy nhưng nếu Tư ḥ, chắc chắn nghe được th́ nó gần đây thôi. Nhưng  vẫn chỉ tiếng gió trong những vạt đước mút mắt. Xa xa, tiếng chó sủa. Thẻo cắm cúi đi lên chùa, biết đâu, biết đâu…Sư vẫn đó, và chẳng đợi Thẻo hỏi, Sư thuật chuyện Tư đào thoát khỏi cái dịch vụ “sáng coi chiều cưới”, trốn từ Cần Thơ về xóm Mũi, và chắc lẩn quẩn đợi Thẻo từ bữa qua. Thẻo trố mắt nh́n Sư, không  tưởng tượng nổi và chẳng  hiểu khi Sư dặn “...Hai đứa bay c̣n phải đối phó!” nghĩa là sao.  Nó đơn giản cho rằng khi Tư đă về được xóm Mũi th́ Tư sẽ an toàn, chẳng một ai bắt được Tư phải ra đi, và nếu Tư đồng ḷng th́ hai đứa xin Sư đứng ra se duyên, chắc bà con cḥm xóm cũng sẽ vui vẻ vun vào, người xóm Mũi ḿnh cứ khác họ là có thể  lấy nhau đúng như lề lối ông bà dặn lại con cháu.

 

Chợt từ cuối đất vẳng lại :

Ầu ơ ớ  ơ…

Sóng đưa , sóng đưa (mà) hoa súng trôi xuôi

Sóng đưa xa lắc …mặc tui giữa ḍng…

Ầu ơ ớ  ơ…

Ầu ơ, ví dầu…

31

D́ Sáu không biết chống chế ra sao, giọng sẵng, bạnh miệng:

 

- Con dại, cái mang…Tui chịu chớ biết nói chi với chế bây giờ…

 

Quay mặt vô trong xe tránh gió thốc vào, chế Lềnh mím môi :

 

- Thiệt là tiếc… Ông Tseng  muốn cưới con Tư là một  trong hai chủ hăng chớ đâu chỉ làm công. Ổng giận lắm đó! Không thấy con Tư khi kư giấy đăng kư, ổng hăm đ̣i lại tiền đặt cọc  nhà “lái”… Nói  cho Sáu hay, ba đại gia đến coi mặt là ba người đàng hoàng, có tiền, nhà cửa, công việc đề huề. Trong số 18 đứa gái th́ con Tư được ông Tseng chọn, là phước cho nó! Nhà “lái” đề nghị với ổng chọn nhỏ khác, nhưng ổng hổng chịu, cứ đ̣i con Tư, dzậy là lại phước lần thứ hai cho nó... Làm chi th́ làm, ông Tseng muốn giấy tờ gấp gáp để ổng cùng con Tư  lên Sài G̣n làm giấy với Văn Pḥng Đài Bắc xin nhập cảnh! Nhà “lái “kêu chưa bao giờ có người may mắn thuận lợi như con Tư mà bỏ đi, hổng ai biết  đi đâu…Nói cho Sáu hay, đưa được Tư vô dịch vụ với “lái” này là chồng thêm trăm đô. Đợi khi làm mấy cái giấy đăng kư xong, đại gia Tseng sẽ  đưa một ngàn đô,  và khi có xuất cảnh, chồng tiếp một ngàn đô…

 

Vỗ nhè nhẹ vào tay chế Lềnh, d́ Sáu hạ giọng, ngọt ngào:

 

- Em cũng biết dzậy… Cái việc thuận lợi là nhờ chế nhiều nhiều. Về xóm Mũi, em bắt con nhỏ đi lên Cần Thơ liền, chớ không th́ mất chữ tín, heng chế! Người Tầu  trọng chữ tín mà, em biết!

 

Chế Lềnh đăm chiêu:

 

- Tui đă nói với Sáu là coi chừng vụ thằng Thẻo. Lỡ mà con Tư thương nó, kẹt th́ phải tính chi tiền cho thằng Thẻo bỏ con Tư đi. Cứ nói cho nó hai trăm đô, chắc là xong đó Sáu!

 

Kể cho chế nghe chuyện Thẻo xin cưới Tư, d́ Sáu chép miệng, d́ đă đặt điều  để làm nản ḷng Thẻo, nh́n mặt nó dài ra méo mó thảm thương mà không khỏi tội nghiệp. Chế Lềnh ngắt:

 

- Tội nghiệp chi mất công, tụi nó trẻ mau quên lắm. Hổng như thời tụi ḿnh đâu!

 

Xuống bến xe chợ Năm Căn, hai người thuê xe lôi về xóm Mũi. Chuyện tṛ với ông lái xe, d́ Sáu mới biết tôm bị vi-rút chết rầm rập khắp Đất Mũi. Cái viễn tượng Cà Mau trù phú với những vuông tôm dài dài ven nước lợ phải đợi vụ sau, với một đội ngũ chuyên viên hải sản vừa tuyên bố đă t́m được cách khắc phục bệnh bụng tôm nổi đốm trắng, lại gầy hy vọng. Và tin thị trường Nhật mở cửa cho tôm đông lạnh Việt Nam v́ chất lượng, theo báo Nhân Dân, xếp hạng đầu trên thế giới, khiến nơi nào dọc theo mảnh đất cong ḿnh chữ S cũng rộ lên phong trào nuôi tôm nước lợ.

 

Chế Lềnh và d́ Sáu đi tới trụ sở Công An xóm Mũi. Đă quen “làm việc” nhiều lần, chế ch́a giấy đăng kư kết hôn nay có chữ kư của ông Tseng, đon đả:

 

- Nè, giấy tờ kư kết hai bên đàng hoàng. Nhỏ Tư bỏ đi là xé hợp đồng quốc tế. Nhưng Tư nó dại, ḿnh người lớn phải giúp nó suy nghĩ đứng đắn, mong các đồng chí giúp giùm…

 

Nói đến đó, chế mủm mỉm cười, tay lót dưới giấy đăng kư một cái phong b́, hạ giọng th́ thào. Chế Lềnh giải thích sự vụ và đặt yêu cầu mong nhân viên công quyền giúp đỡ. Ông Trưởng pḥng gật gật, liếc nh́n giấy, ngó nghiêng ngó ngửa rồi chộp cái phong b́ như một nhà ảo thuật.

 

Về thẳng nhà, d́ Sáu làm mặt nghiêm, hằm hằm ăn tươi nuốt sống. Bàn bạc phân công với chế Lềnh, d́ phải dùng quyền uy sinh thành, để chế ngon ngọt giải thích cho Tư biết đường lợi hại. Vừa tới cửa, d́ thét:

 

- Tư…Mày ở đâu? Đồ bất hiếu!

 

Vừa thấy Tư ló mặt, d́ xông tới như tính đánh nhưng chế Lềnh làm bộ níu lại khuyên can. Thẻo ở sau nhà chạy lên. Tư nh́n mẹ. B́nh tĩnh lạ thường, Tư chỉ thấy ḿnh thản nhiên, ḷng không hề vui, không hề giận.

 

- Tao là mẹ, lo cho mày kiếm được tấm chồng đàng hoàng, có cơ nghiệp, sống nếp sống văn minh, làm ăn th́ công nghiệp hiện đại… Lo dzậy, tốn kém ngàn đô mà tới phút chót mày bỏ mày đi, bây  giờ mắc nợ, ai trả tiền đây…

 

Quay sang chế Lềnh, d́ Sáu tiếp:

 

- Con  cái ngu như dzậy, tui  ăn nói chi với chế cũng vô ích. Thế nợ, thôi th́ chế lấy căn nhà này, với cái mảnh ruộng xă phân cho anh Sáu v́ ảnh có công với Cách Mạng. Dzậy là tay trắng, một thân một ḿnh tui đi ăn xin ăn mày, cố sống ngày nào hay ngày nấy…

 

 Nh́n Thẻo, d́ quát:

 

- …C̣n mày, Thẻo…Mày bước khỏi đây ngay! Nuôi ong tay áo, mày ở đây tao nuôi như con để rồi mày dụ dỗ con Tư theo mày cạp đất mà ăn à?

 

D́ chồm tới, tay đẩy Thẻo ra khỏi nhà. Lúc đó, Tư giằng tay d́, níu Thẻo. Nó lạnh lùng:

 

- Ảnh đi đâu, tui theo đó!

 

Nh́n vào mắt d́, Tư lôi từ túi áo bức thơ con Thúy. Nó đọc, chậm răi:

 

“…Nhưng Tư ơi, mày khó mà tưởng tượng ra đâu. Người  đầu tiên hăm hiếp tao là bố chồng, năm nay chắc trên 60. Kẻ đồng lơa là thằng cháu, mới 17. Nó xoạc cẳng tao ra, giữ chặt cho ông nó làm cái việc súc vật ấy. Tối về, thấy tao mặt mày thâm tím, hiểu liền. Chồng tao có lớn tiếng với bố, nhưng nghe ông ta sụt sịt khóc lóc, nó cũng thôi. Và từ đó, cả thằng cháu cũng được phép vào giường tao nằm, chống th́ nó đánh…Thế là tao một lúc có 3 thằng làm chồng, và nói thật, tao chỉ muốn chết… Sống  thế này là sống nhục. Chịu sống nhục là sống tội lỗi.”

 

Gí bức thơ vào mặt d́ Sáu, Tư bất th́nh ĺnh bật khóc, nghẹn ngào:

 

- Má bán tui như bán gà, bán vịt… Bộ má cũng muốn tui như con Thúy hả? Má bán, được nhiêu? C̣n tui, sống chết ra sao, má thây kệ…

 

Khi đó chế Lềnh chụp bức thơ, nheo mắt đọc. Chế ôm vai Tư, nhỏ nhẹ:

 

- Đài Loan khác Quảng Tây a…Ông Tseng  là người đàng hoàng, Đài Loan có luật lệ văn minh chớ bên Trung Quốc th́ chưa hiện đại nên mới có những chuyện kỳ cục như dzậy! Sẳm bảo đảm với nẩy mà!

 

Đẩy tay chế Lềnh ra, Tư nhăn mặt,  giọng khinh bỉ:

 

- Đừng đụng tới tui!

 

Đúng khi đó, ông Trưởng pḥng công an xóm cùng hai nhân viên xuất hiện. Ông nh́n Thẻo, cứng cỏi:

 

- Anh không có hộ khẩu ở nhà này! -  Tay chỉ d́ Sáu, ông gằn - Chủ nhà mời anh ra…Anh phải ra!

 

Thẻo ngạc nhiên. Ông Trưởng pḥng xưa là du kích cùng đội với Tám Hớn cha nó, thường coi Thẻo như con cháu, nay thay đổi cách xưng hô,  làm mặt lạnh. Thẻo ấp úng:

 

- Chú biết từ ngày cha cháu chết biển th́ cháu ở đây mà!

 

- Ở bất hợp pháp, thêm một tội…

 

Tư xen ngang:

 

- Ờ, đi th́ đi, anh Thẻo, hổng cần…

 

Kéo tay Thẻo, Tư tính ra nhưng hai nhân viên đi cùng ông Trưởng pḥng giang tay ngăn. Ông ra oai, ch́a một  mảnh giấy ḷe loẹt triện đỏ chót, quát:

 

- Không được đi! Có lệnh quản chế Nguyễn thị Tư!

 

Thẻo nhẩy xổ vào, miệng la:

 

- Quản chế? Lư do ǵ?

 

Ông Trưởng pḥng cười nhạt:

 

- không tuân thủ thực thi hợp đồng là vi phạm pháp luật!

 

Vừa nói, ông vừa quơ quơ giấy đăng kư kết hôn của Tư và ông Tseng. Quay nh́n hai nhân viên, ông lạnh lùng ra lệnh:

 

- Các đồng chí làm nhiệm vụ ngay, đứa nào chống th́ bắt luôn! Nguyễn Thị Tư, đưa ngay Chứng minh nhân dân để Công an tạm giữ!

Gầm lên, Thẻo nắm tay xông vào nhưng Tư vội vàng ôm lại, giọng đầy nước mắt:

 

- Anh, đừng! Vô ích. Lên chùa báo thầy ngay!

 

32

 

Sư đứng như trồng trước cửa trụ sở Công An. Mắt nh́n tṛng trọc, Sư không phản ứng ǵ khi chú công an trực tuổi cỡ tuổi Thẻo ra đuổi. Dạo sau này, nhân viên công quyền thuộc hai dạng. Dạng đầu, là con cháu mấy quan chức địa phương. Dạng thứ hai là lớp được đào tạo trong Trường Công An thuộc Tỉnh, nhưng muốn được tuyển chọn cho học th́ không phải ai cũng có cơ hội. Đầu tiên, vẫn là tiền đâu, nhưng một vốn  bốn lời, hạch toán kinh tế đầu vào đầu ra rơ ràng đâu đấy. Chú công an sừng sộ:

 

- Đ. mẻ, đứng chi đứng hoài, tính “phản kháng” đây phải hông?

 

Sư vẫn im lặng. Ôi, cái thời Sư c̣n là Ba Tri, người trách nhiệm một  điểm chốt trên con đường “Trường Sơn trên biển” vận chuyển khí giới cho hai vùng Cà Mau - Đồng Tháp, cái thời dân quân du kích coi việc bảo vệ quyền sống của nhân dân như sinh mạng ḿnh đâu rồi? Ba Tri ơi, mi sống hay mi chết để thành ông Sư xóm Mũi biết tụng đúng bài kinh Thủy Sám tiễn những con người về nằm sâu ba thước đất với tổ tiên? Và ông Sư nay bị một chú công an chẳng biết Ba Tri là ai xua đuổi ngay trên mảnh đất hắn đă thí mạng bảo vệ dưới đạn bom Mỹ và  những trận càn ruồng của bọn ngoại xâm! Nghiến răng, Sư tự nhủ, Sư cùng Ba Tri vẫn là một, và nói khác là mị, là huyễn. Cái chữ không Sư tưởng ḿnh ngộ ra chỉ là cách nói đầu hàng trước khổ đau. Khổ hơn cả, là mất nhân phẩm. Đau hơn cả, là phải quị gối lê lết ḅ trước mũi giầy quyền lực. Trời ơi, cái quyền lực kia, Ba Tri hỡi Ba Tri, mi chính là một kẻ đă gây dựng lên nó, để rồi ngày nay, nó trơ tráo chà đạp lên những mảnh  đời nghèo hèn yếu đuối nay bị bội phản không một chút xót thương!

 

Chú công an trờ tới, tay  đẩy Sư, thét:

 

- Đi, đi ngay!

 

Sư gạt tay, bất chợt gầm lên như t́m lại sinh khí:

 

- Công an th́ phải cần kiệm liêm chính, bảo vệ dân, thức cho dân ngủ, nghe chưa!

 

Chú công an ngạc nhiên, lùi một bước. Sư vẫn đứng, im ĺm, mắt vẫn tṛng trọc nh́n như muốn xuyên thủng không gian. Công an đi báo và cho tới khi mặt trời lên khỏi cánh rừng mắm xanh ŕ th́ ông Trưởng pḥng phóng xe Honda tới. Dựng xe, thấy Sư, ổng khoác tay như xua chú công an trẻ, miệng reo:

 

- Trời, thủ trưởng. Lâu mới gặp anh Ba!

 

Sư vẫn im lặng. Ông Trưởng pḥng bước tới, tay mời Sư vào cơ quan:

 

- Anh Ba tới thăm đàn em, anh dzô chơi chút. Uống miếng nước…

 

Ngắt ngang, Sư nghiêm giọng:

 

- Thằng Thẻo con Tám Hớn, xưa đồng sanh cộng tử với mày, phải không Bảy Tới?

 

- Dà…Với Sáu Nhêm, tụi em cùng tổ. Anh Ba nhớ trúng phóc!

 

- Dzậy cớ chi mày đuổi thằng Thẻo khỏi nhà Sáu Nhêm?

 

- Vợ Sáu Nhêm yêu cầu mà anh Ba… - ông Trưởng pḥng đáp.

 

- Năm sáu năm nay, thằng Thẻo sống nhà đó, mày biết rơ mà. Nó một tay giúp vợ thằng Sáu chuyện đồng ruộng, cả xóm này ai cũng hay. Dzậy mày có biết tại sao vợ thằng Sáu đuổi thằng Thẻo không?

 

- Dạ không! Em chỉ biết Thẻo vẫn giữ hộ khẩu ở nhà cḥi của Tám Hớn, rồi cứ đúng luật em thi hành…

 

- Mày sạo! Mày biết chuyện nhỏ Tư lên Cần Thơ bị mấy đứa ba Tầu lừa lấy thằng Đài Loan chớ?

 

Ông Trưởng pḥng lí nhí:

 

- Dà không anh Ba!

 

- Thôi, chuyện thằng Thẻo để đó. Nhưng “quản chế” con Tư, mày có cái quyền đó không? Tao từng là Tỉnh ủy viên, tao biết. Lệnh này phải từ An Ninh cấp Tỉnh xuống Huyện, rồi Huyện xuống Xă, Xă xuống Công an xóm…Mày có công văn quản chế con Tư không?

 

- …

 

- Tụi môi giới nó đưa mày bao nhiêu tiền? - Sư quát.

 

-

 

Lát sau, ông Trưởng pḥng xuống giọng:

 

- Anh Ba à, thời thế nay khác… Anh để đàn em sống với chớ! Đâu phải ai cũng vào chùa tu như anh đâu. Thôi, tu cho trót, anh Ba à…

 

- Không! Bay áp bức. Ở đâu có áp bức, ở đó nhân dân sẽ vùng lên. Ba Tri cởi áo thầy tu lên Huyện khiếu nại, xem cái luật nước nay thể thống ra sao!

 

Cười nhạt, ông Trưởng pḥng đổi thái độ, giọng đóng băng:

 

- Được, chống nhân viên Nhà Nước thi hành công vụ phải không? Cứ đi khiếu nại đi cha. Cậy là công thần à? Cách Mạng thành công mà không biết hưởng, bày đặt kiếm chuyện!

 

Vẫy tay gọi nhân viên, ông Trưởng pḥng quát lớn:

 

- Mấy chú ra đuổi giùm thằng cha khùng đội lốt nhà Sư này. Không đi, cứ việc bắt giam, nghe chưa!

 

33

 

Quay mặt vào vách, Tư đưa tay lên bịt tai, mặc cho d́ Sáu lải nhải. D́ kêu, nuôi con khôn lớn, ai cũng mong con ḿnh có một đời sống khấm khá. Vụ nuôi tôm nước lợ  năm nay coi là bỏ, và cái dự định sang cửa tiệm trên chợ Năm Căn chỉ có thể thành nếu đủ vốn. Vốn ấy, chính là thu hoạch từ cuộc gả bán Tư. Chế Lềnh ngồi cạnh, đưa đẩy:

 

- Sẳm thương Tư như con cháu, t́m chỗ đứng đắn chớ đâu như chuyện con Thúy bạn nẩy. Sẳm có hỏi trên Cần Thơ về gia cảnh ông Tseng. Ổng góa, có hai đứa con, và c̣n trẻ nên quyết sẽ có con với nẩy. Ổng nhắm xây dựng lâu dài chớ không  phải  chuyện qua  đường qua  chợ…Vả lại, sẽ cưới hỏi chính thức, giấy  tờ đàng hoàng chớ đâu kiểu lấy chui rồi qua biên giới như ở miền Bắc! Nẩy ở Đài Loan sẽ có pháp luật bên ấy đảm bảo, không  phải mắc mớ chi mà lo!

 

D́ Sáu khóc nho nhỏ, giọng ấm ức:

 

- Lo cho con lên Cà Mau đi học này nọ, rồi đóng đủ thứ phí để con có cái dịp lấy chồng ngoại, má đă chi ngàn đô, phải vay mượn chớ  đâu ai có món tiền lớn dzậy. Nếu Tư không chịu lấy ông Tseng, làm sao trả nợ được! C̣n như nếu lấy ổng, khi đi về nhà chồng ổng sẽ để lại  thừa tiền trả nợ, thêm vào đó, dư ra vốn làm ăn. Tiền đó, má tính đưa cho thằng Thẻo hai trăm đô để nó sinh cơ lập nghiệp… Ổng c̣n hứa, tháng tháng Tư có thể gởi giúp gia đ́nh một, hai trăm đô,  dzậy má mới sống được chớ sau tuổi già rồi sẽ làm ǵ để ăn…

 

Khóc vùi, Tư gọi thầm Thẻo, van vái Trời Phật làm sao cho hai đứa qua được cơn  hoạn nạn ập xuống đời  như một cơn giông đánh thốc ra biển mọi hy vọng. Nó cắn răng, ḷng chỉ một niềm oán hận, chẳng c̣n chút gắn bó nào vào cái cuộc sống oái oăm khốn nạn này. Ư tưởng chết cho xong bất chợt loé sáng như vạch chớp xé toạc trời báo trước tiếng sét giáng xuống trấn gian. Phải, sống là buộc ḿnh vào tội lỗi th́ sống làm chi. Tư thầm hỏi, anh Thẻo ơi, nếu Tư chết, anh có cùng chết với Tư không?

 

Chiều xuống. Trời chạng vạng, gió biển rít qua những rặng đước trong cánh rừng viền xóm Mũi. Bỗng có tiếng gọi “Tư ơi, Tư!”. Úi trời, tiếng ai như tiếng chị Hai. Nhổm dậy, Tư nhẩy xuống đất tất tưởi chạy ra. Đúng rồi. Chị Hai tay ôm một cái bọc cuốn vải trắng đứng choán cửa. Tư reo:

 

- Chị Hai, Trời đất quỉ thần… Chị ơi, Tư nhớ chị muốn chết!

 

Xô lại, Tư nh́n bọc vải. Chị Hai vui vẻ nói:

 

- Cháu mày đó Tư. Mới đầy tháng, con trai, tên Dũng!

 

Tay lần mở, Tư nh́n. Thằng nhỏ tru lên oe oe. Chị Hai cười: “Chắc nó đói rồi! Nó đ̣i bú đó…”. Khi đó d́ Sáu chạy ra, năm áo Hai, miệng hỏi:

 

- Hai đó hả…Con ai dzậy ḱa?

 

- Con tui với Bảy Hiền chớ c̣n con ai nữa!  Ẵm về cho bà xem mặt cháu, coi nó có giống ông ngoại không?

 

D́ Sáu ôm bọc vải, nh́n, rồi ̣a khóc. Lư do, d́ không nói. Ăn cả rổ cóc chua lè để tưởng ḿnh mang bầu với Hai Sanh, d́ đă khóc như vậy khi tới ngày d́ lại ra máu tháng. Không sanh đẻ được, già d́ sẽ sống với ai, câu hỏi làm d́ khốn khổ vẳng lên nguyền rủa. Nhưng bây giờ, d́ không sợ nữa. Nay có đứa cháu ngoại, lại là con trai, d́ bật miệng: “Ông Trời dzậy mà có mắt!”, mắt nh́n chị Hai như vừa chịu một ơn huệ. Ngày chị Hai bỏ đi, d́ hận đến độ không c̣n muốn nhận chị là con. D́ rủa cho chị chết cho rồi. Và có sống chỉ đi làm đĩ bán trôn nuôi miệng, chứ một con nhỏ chăn vịt, học hành không có, đâu c̣n cách khác. Không phải d́ không biết mối gắn bó của chị Hai với Bảy Hiền. Và khi Hiền cũng bặt tăm, d́ ngờ là rồi tụi nó cùng tính toán, nhưng d́ chắc mẩm cũng chỉ năm bữa nửa tháng cái mối t́nh nông nổi đó sẽ ră ra như đám bèo hoang. Nhưng không. Đứa cháu ngoại trong tay d́ là chứng cớ. D́ đổi giọng, ngọt ngào:

 

- Hai à, vô rửa mặt cho khoẻ, rồi kể má nghe chuyện từ ngày con đi nghen con!

 

Chị Hai và Bảy Hiền đi tuốt vô B́nh Dương. Hiền làm phu hồ trong công tŕnh xây dựng một xí nghiệp Đại Hàn. Phần Hai, nó may mắn t́m được việc làm ô-sin trong một gia  đ́nh khá giả, sáng sáu giờ có mặt, cơm nước xong tám giờ tối th́ về. Hai vợ chồng thuê một căn pḥng, Hiền ăn cơm bụi, không rượu chè lang bang, có cơ hội làm thêm ca là làm. Khi Hai có bầu được ít lâu, nó xin nghỉ việc ô-sin, phụ bán cơm cho một hàng ăn gần nhà. Đẻ bé Dũng, Hai nghỉ ở nhà, và khi nghe đài truyền h́nh chiếu lại phỏng vấn mấy người đi nuôi tôm nước lợ ở Kiên Giang, Cà Mau… nó bảo Hiền, vậy th́ nó về xóm Mũi trước xem sao, khá th́ Hiền cũng sẽ hồi hương chớ sống trên thành phố quá cực. D́ Sáu thở dài, kể chuyện mấy chục vuông tôm ở xóm Mũi đây bị vi-rút, Thẻo phải bỏ ngang, công làm hơn sáu tháng là công cốc, cán bộ kỹ thuật thủy sản dặn đợi mùa sau khắc phục bệnh tật rồi mới canh tác được. Quay nh́n Tư mắt mọng, mặt cúi gằm, Hai  hỏi:

 

- Nhưng thằng Thẻo đâu sao không thấy?

 

Khi đó, Tư ngửng lên, mếu máo rồi bật khóc, kêu:

 

- Chị Hai ơi…

 

34

 

Trời chợt lặng gió. Mây mù từ phía biển bay lờ lờ. Mặt trăng nay thành một cḥm sáng tối lơ lửng vẽ vào ṿm trời những h́nh dạng dị kỳ. Thẻo vuốt nhẹ lưỡi dao bầu nay sắc lẻm, lạnh ngắt, màu xanh rờn rợn ánh lên đe dọa. Ngoài lời căn dặn sống “nhơn, trí, dũng” , con dao là kỷ vật độc nhất cha nó để lại. Mẩu thoại với Sư lại văng vẳng. Dũng ở Đất Mũi với Sư nay là từ bỏ hết để khỏi giây bụi trần! Nhưng đâu dễ thế, nhất là với Thẻo, mới tuổi hai mươi, làm sao sống ngoài cơi thế gian mà nó chưa từng biết này. Mồ côi, nó về nhà d́ Sáu, coi d́ như mẹ, mấy năm ṛng mang sức trai ra cáng đáng những việc nặng nhọc, mà rồi d́ xua đuổi nó không một chút nghĩa t́nh. Chỉ v́ nó thương con Tư, con Tư thương nó. Chỉ v́ hai đứa chỉ mong xây dựng đàng hoàng trước cḥm xóm, sống chết có nhau, tai ương cơ cực cùng chia, và trời thương mà cho tốt lành ấm no th́ cùng hưởng.  Tủi phận, Thẻo ôm mặt, nước mắt lại ứa ra.

 

Bữa trước, kể chuyện “sáng coi chiều cưới” trên Cần Thơ xong, Tư buồn bă nh́n Thẻo. Chặp sau, nó nói :

 

- Tụi ḿnh trốn, Thẻo à! Sắp tới, chắc má với sẳm Lềnh thế nào cũng về ép buộc em thôi! Em lên chùa kể cho thầy nghe, coi bộ thầy cũng chưa biết phải làm chi, nhất là cái chuyện trót kư mà không  biết là giấy đăng kư kết hôn...

 

Ư tưởng đi trốn ám ảnh, nhưng không dự trù được mọi sự thể, Tư rủ Thẻo chạy lên chùa. Nh́n Sư, Tư hỏi:

 

- Bây giờ tụi con trốn, thầy thấy sao?

 

Im lặng một lát, Sư nhỏ nhẹ:

 

- Chạy trời không khỏi nắng! Trốn hoài được sao? Mà trốn đi đâu?

 

Thật khó ngờ d́ Sáu và chế Lềnh mượn tay Bảy Tới khống chế Tư và Thẻo. Khi lên trụ sở Công an, Sư thiệt không dám hy vọng chi. Sư nay đâu phải Ba Tri ngày đánh Mỹ. Nhớ lại câu ḿnh xưa hay nói để động viên du kích, “quyền lực ở đầu ṇng súng”, Sư thấy sao mà xót xa. Ngày nay, cũng quyền lực, và ngoài ṇng súng c̣n cả một màng nhện ngôn từ đầy những chính sách, chức năng, nghị quyết, khẩu hiệu…chỉ nhằm che đi cái động cơ chính là đồng tiền, là đất đai, là mua quan bán chức nháo nhào của những kẻ cơ hội không việc ǵ không dám làm!

 

Có thiệt là chạy trời không khỏi nắng? Thẻo có một thằng bạn tên thằng Phước, hai năm nay cứ khi ở khi đi, nói với bà con trong xóm là đi buôn. Hỏi, nó nói nó qua Campuchia mua hàng lậu Trung Quốc về bán. Nó khoe có đợt  nó sang tận bên Thái Lan, chẳng có giấy tờ đi lại ǵ cả. Một tia hy vọng lóe lên. Phải vậy thôi, Thẻo thầm nhủ. Cùng Tư, nó sẽ trốn. Sau, hai đứa móc nối với thằng Phước, vượt biên sang Miên, rồi Thái.

 

Thẻo ép luỡi dao vào má. Dao đă sắc, và dù có thể chỉ là ảo tưởng, Thẻo an tâm hơn khi giắt con dao kẹp lưng quần. Theo lời Sư, lệnh quản chế Tư của Công An không cơ sở. Thượng sách, là lẳng lặng đưa Tư đi, càng nhanh càng tốt. Nh́n ánh trăng lấp ló sau đám mây bạc, Thẻo dè chừng tính toán thời gian đưa Tư ra băi, rồi  chèo thuyền đến một cái cù lao vắng người qua lại, sau lần lần liên lạc với thằng Phước tính kế ra đi. Nó rời sân chùa, men đê về nhà, đi êm ru như một con mèo. Tay gỡ nhẹ cửa, Thẻo lách vào.  Trườn người ḅ đến sát bộ ngựa Tư thường nằm, Thẻo chồm lên, tay nắm cườm tay Tư, lay lay, miệng th́ thào:

 

- Dậy Tư, đi …Tụi ḿnh đi!

 

- Ai dzậy cà? -  tiếng thét khiến Thẻo giựt tay lại.

 

Rồi tiếng con nít oe oe choé lên khóc. Thẻo hết hồn ḅ thối lui, đụng vào ai đó từ  nhà sau  lên, tay cầm đ̣n gánh giáng xuống, miệng la “Cướp… cướp”. Tiếng đầu đ̣n gánh đánh hụt chạm đất chát chúa. Thẻo vùng đứng lên, một tay kẹp chặt lấy cổ người đang la, tay kia rút con dao bầu ra. Miệng kêu ằng ặc, mái tóc xổ tung, người đó vùng vẫy khiến Thẻo hung lên, máu chảy rần rật. Khi đó, chế Lềnh bung cửa chạy ra con lộ, thét :

 

- Bà con ơi, cướp, cướp!

 

Người đàn bà nằm trên bộ ngựa ôm lấy đứa con nít vẫn khóc choe choé lui vào góc. Tư  châm đèn dưới bếp, ánh sáng hắt lên nhà trên khiến Thẻo nh́n, th́ ra đó là chị Hai. Chị cũng nhận ra Thẻo, la :

 

- Thẻo, chị đây. Đừng làm ẩu…

 

Tư chạy lên, mặt nhợt nhạt, hai mắt mở lớn,  kinh hoàng. Thẻo vẫn kẹp cổ d́ Sáu, lưỡi dao bầu gí sát cần cổ, chuyện đưa Tư đi trốn vậy là bất thành khiến Thẻo chỉ muốn thọc lưỡi dao lia ngang, rồi tới đâu th́ tới. Ào vào ôm tay Thẻo, Tư khóc, miệng kêu:

 

- Anh ơi, đừng! Chết hết à, anh Thẻo!

 

Khi đó chị Hai ôm con tiến đến. Chị dịu giọng:

 

- Thẻo à! Coi cháu nè, con chị  đó…

 

Thằng nhỏ giăy lên, tiếp tục khóc. Thẻo nh́n thằng nhỏ, cái nụ sống vừa thành h́nh không lẽ lại phải đối mặt làm chứng cho sự chết. Thẻo nh́n Tư. Nước mắt chan ḥa, nó thấy ḿnh trống rỗng, mất hết sinh lực. Khi đó, tiếng chân rầm rập vọng từ con lộ quanh xóm mỗi lúc một gần. Thẻo nới tay, để d́ Sáu vuột ra. D́ lấy hết sức vùng, lui xuống cửa dẫn ra vườn, miệng tru tréo:

 

- Mày tính giết tao hả Thẻo! Bớ bà con, thằng Thẻo giết người!

 

- Thẻo, chạy ngay đi! Đừng để bị Công an bắt…- chị Hai la lên.

 

Tư đẩy Thẻo, nghẹn ngào, nhưng cương quyết:

 

- Thương em, chạy đi Thẻo. Rồi tính sau!