LaThuTuKinhXangHaiTrau

 

 

 

Hai Trầu

Lá Thư Từ Kinh Xáng

(Một lời bạt cho Vu Quy )

 

 

 

 

 

Kinh xáng Bốn Tổng ngày 26 tháng 5 năm 2009

 

Thưa nhà văn Nam Dao,

 

Số là mấy tháng trước, tôi có ḷ ṃ đọc được truyện “Vu Quy” của ông, tôi xin phép được gọi tác giả bằng “ông” như vậy cho phải lễ, dù tôi rất ớn viết thơ từ cho giới văn nhân thi sĩ, mà lại là văn nhân thi sĩ thứ thiệt như ông; bởi một lẽ rất đơn giản v́ tôi nay già cả rồi mà lại là hạng già nhà quê ruộng rẫy mới chết một cửa tứ nữa chứ. Thành ra viết thơ từ cho văn nhân thi sĩ chẳng khác nào ḿnh dám “múa ŕu qua mắt thợ” chớ phải chuyện giỡn chơi đâu. Tôi dạo đầu như vậy chắc là tác giả biết tôi có ư  muốn viết ǵ rồi….

 

Dĩ nhiên, là không có chuyện khen chê tác giả viết trúng, viết trật làm ǵ v́ người đần độn cách mấy cũng không dám làm chuyện ba trợn ấy, nói ǵ tôi chưa đến đổi ba trợn như vậy. Bởi lẽ, khen văn Nam Dao hay, té ra là ḿnh muốn làm thầy nhà tiểu thuyết sao? C̣n chê văn Nam Dao dở, quá ra là ḿnh có gan bằng trời ư ? Cả hai việc khen và chê ấy, thú thiệt là tôi không bao giờ dám rớ tới và tôi xin nhường cho các bậc thức giả, các nhà phê b́nh văn học thuộc hạng thượng thừa họ làm công việc trời phú cho họ. Phải thế hông thưa ông?

 

Trở lại với truyện “Vu Quy”, phần mở đầu, ông viết:

“Kư là sinh, quy là tử, sống là gửi sao vẫn ham, và chết là về nhưng sao vẫn sợ. C̣n vu, như tĩnh từ, là quanh co, bồng bềnh. Cũng có thể hiểu là lao đao. Vu quy, là về nhà chồng, với những giọt nước mắt, khi khóc v́ buồn, khi khóc v́ vui. Nhưng chưa bao giờ những giọt nước mắt ấy lại kết thành những viên ngọc trai, huyền thoại vu quy ở thời hiện tại, một thời lẽ ra phải khác. Kể dưới dạng tiểu thuyết, huyền thoại này là hiện thực, và không qua thủ pháp ngụ ngôn của văn chương ẩn dụ, nên là thứ hiện thực trần truồng. Những ai không thích loại hiện thực này xin đọc ngay lời bạt, phần tóm lại huyền thoại cho thật gọn, như những truyện cổ tích để đọc trong một chớp thời gian.”

 

Tôi lại tự đặt ḿnh vào chỗ tác giả ghi “những ai không thích …”, và lần xuống cuối truyện đọc thử ”lời bạt”:

“Ngày xưa, có một thằng nhỏ tên Thẻo, vào chùa mài dao. Trước khi dao sắc, Thẻo chỉ là một người b́nh thường, rất b́nh thường…Nó thương một giọng ḥ và yêu người con gái ḥ những câu ḥ mộc mạc đầy ắp nghĩa t́nh. Người con gái đó, tên Tư, buộc phải bỏ ruộng đồng lên thành phố. Những câu ḥ chất phác bắt phải hội nhập vào phồn hoa đô hội chát phấn bôi son trong cuộc phấn đấu cộng sinh ngày một kịch liệt. Cuộc cộng sinh này có nguy cơ thành phế phẩm của mọi niềm tuyệt vọng khiến sống là một tội lỗi. Tội lỗi với xă hội giữa người với người, một xă hội có cái ǵ - khác đi - và nằm ngoài - quan hệ hàng hoá trong diễn biến toàn cầu của một thế giới đang chuyển động về mức tận cùng mọi lịch sử, mức tận kiệt của mọi động thái tiến hóa.

 

Huyền tích về những trang hiệp sĩ từ Đông sang Tây đều kể lại những tấm gương thế thiên hành đạo. Hiệp sĩ thời nay, đúng truyền thống, sẽ là phải kẻ gây ra cái chết của tất cả những cuộc sống vô t́nh. Chết, bởi sống vô t́nh là tội lỗi. Là sống nhục. V́ thế, chết có thể là giải thoát. Nhưng chỉ chết cho ḿnh, là chết hèn. Mài dao, dao rồi sắc, nhưng tuyệt vọng.

 

Thẻo chẳng thể đâm chém bất cứ ai, kể cả người yêu đă sẵn sàng cùng sống cùng chết. Chỉ c̣n sức tự xử, nó xông ra khơi khi giông cao băo cả, để thân xác vỡ vụn lắng xuống đáy nước, kết thành một con trai biển. Người con gái tên Tư không kịp cất tiếng ḥ một lần cuối, cũng lao ra khơi, khóc để từ đấy trai thành trai ngọc, ḷng đơm những hạt long lanh nước mắt con gái ngày vu quy, đánh dấu một thời bằng huyền thoại. Một thời lẽ ra không cần huyền thoại. Và phải khác đi thôi”

 

Thưa ông Nam Dao,

Qua hai phần mở và kết của “Vu Quy”, do tánh ṭ ṃ, tôi mới ḷ ṃ vô cái ruột xem coi Thẻo và Tư là ai mà lao đao, khốn đốn như vậy. Té ra, đây là một chuyện t́nh giữa hai đứa bé nhà quê sau chiến tranh bị cản trở bởi cái thời phải đi lấy chồng xa, xa tới bên kia biển bắc mà ra nông nổi đoạn trường như truyện kể. Rồi tôi mới thấy cái bà d́ người Tàu dẫn đường chỉ lối giống như một mụ Tú Bà. Rồi c̣n nữa, nào là ông thầy tu với một thời “tu theo thuở ở theo thời” dù chưa “đắc quả” nhưng cũng tạm là người hữu ích vào những khi hữu sự; và rồi cũng có cả h́nh ảnh của Mă Giám Sinh thời hiện đại giữa vùng quê nữa. Và c̣n nhiều lắm những chấm phá của một bức tranh quê với biết bao đám mây đen bao phủ của một vùng biển gió mùa nhiều mưa băo…

 

Nói ǵ dưới Cà Mau, ngay tại các làng gần gần với kinh cùn rạch cạn của miệt tôi trên này như Tân Lộc Đông, Tân Lộc Tây, Vĩnh Trinh, Đất Sét, Tân Mỹ, Long Hưng, Gia Vàm và nhiều làng quê khác nữa  mà hồi đời trước lúc Tây bố hoặc thời kỳ chiến tranh ly loạn vào dạo những năm đầu thập niên 1960 cho dĩ chí gần cuối thập niên 1970,  xuồng ghe muốn đi chợ, đi xay lúa, hoặc bồng chống nhau tản cư đều phải nhào xuống bùn mà đẩy xuồng chứ chèo bơi ǵ nổi; vậy mà ngày nay đi đâu cũng thấy nhà nhà tường cao, ngói đỏ, rào kín quanh nhà và không cần biết con cái nhà ai, gia phong thế nào, ai ai cũng có thể  đoán biết đa phần các nhà ấy đều có con “vu quy” xa xứ ráo trọi.

 

Những câu chuyện “vu quy” ấy mới đầu nó rất lạ, riết rồi quen dần và trong láng giềng cḥm xóm với nhau trong làng, trong ấp v́ chỗ tương lân làm ruộng giáp ranh nên không ai dám gợi chuyện hay nhắc nhở ǵ những cảnh lấy chồng xa xứ ấy . Bởi đó không phải là chuyện tâm t́nh, hay chuyện giỡn chơi khi trà dư tửu hậu mà là cái giá hy sinh của những cô gái vùng quê chơn chất v́ chữ hiếu với gia đ́nh. V́ thế, nhắc đến những ǵ mà họ hy sinh và chịu đựng dù vô t́nh hay cố ư đều là một cách xúc phạm đến việc “vu quy” của họ. Và với cái dáng vẻ bề ngoài tưởng chừng như khá giả, giàu có, ấm êm, hạnh phúc ấy nó lại là niềm đau vô bờ, là những mặc cảm tội lỗi không dứt của những tâm hồn chơn chất quê mùa, của những bậc làm cha mẹ, của những cô dâu hay họ hàng của họ mà không ai có thể đếm được hết biết bao nỗi đoạn trường. Ở nhà quê tụi tôi rất ớn mỗi khi có ai phải nhắc về cái t́ vết không mấy vui vẻ ấy của những người láng giềng gả con xa ông à ! Âu cũng đành phải chấp nhận cái số phần “chi-tử vu-quy” như câu ca dao mà hồi nhỏ tôi thường nghe người xưa hay nhắc hoài :

 

“Chữ rằng chi-tử vu quy,

Làm thân con gái phải đi theo chồng.”

 

Thưa ông Nam Dao,

 

Theo cái trí ngu mà tôi biết được th́ cái hay của tiểu thuyết , bất kể vào thời nào, là làm sao nó cuốn hút được người đọc từ những ḍng đầu tới ḍng cuối. Làm được điều đó, nhà văn phải có tài viết văn, dựng truyện đă đành , mà c̣n phải biết rành tâm lư nhân vật, cùng tính khí người đọc; nhất là thời buổi không c̣n nhiều người mê đọc sách  trên giấy in như ngày nay th́ cách cuốn hút người đọc trong tiểu thuyết lại càng khó vô cùng. Câu chuyện trong tiểu thuyết “Vu Quy” của ông là một đề tài cũ, báo chí thường nhắc tới mỗi ngày như ăn cơm bữa, thế nhưng tác giả Nam Dao đă làm mới một câu chuyện t́nh khá éo le, gay cấn…

 

Tôi không rành những cảnh đời của các cô gái quê của những làng quê xứ tôi cơ duyên nào họ lấy được những tấm chồng xa xứ ấy; nhưng đọc truyện ông viết về  Tư và Thẻo ở Cà Mau, quả thiệt là  vô cùng hồi hộp, cảm động và hấp dẫn . Tôi tin đó là ba điều mà tôi có được sau khi đọc “Vu Quy” của ông. Cái kết của câu chuyện vẫn c̣n là một "huyền thoại", nhưng người già như tôi vẫn nao nao trong ḷng khi biết Thẻo và Tư không c̣n có một cơ hội nào nữa để cho nhau một lần "thương nhau" như trên "Băi Bùng" với mùa bắt cua cùng những giọt máu tinh khôi làm thành một đời sống khác, sau này... Thật là buồn... Buồn cho Thẻo, buồn cho Tư và buồn cho đời.... Sau cùng, trong cái buồn của người đọc già như tôi, dù sao, tôi cũng hy vọng “Vu Quy” của ông với Thẻo và Tư cũng chỉ là một câu chuyện tiểu thuyết tân thời thôi ông à .

 

Và tôi xin mạo muội có mấy ư vụn vặt này cùng ông vậy.

 

Nay thư,

Hai Trầu

 

Nam Dao hồi  âm

 

·         Kính gởi ông Hai Trầu
Tôi xin phép gọi ông bằng ”ông”, bởi ông gọi tui như vậy, và nếu như tui kêu ông bằng anh cho thân mật th́ tui trở thành kẻ thất lễ với ông sao cho đặng. Trước hết, cám ơn ông cho Vu Quy một vài lời ân cần, và nhất là nỗi đau ḷng khi Thẻo và Tư, hai đứa trẻ yêu nhau, không c̣n cái duyên may mà thương nhau trên Băi Bùng mùa cua lên băi. Tui cũng đau, đau cho những người con gái quê ḿnh nay phải thành Kiều tân thời, đau cho đời nay thiếu Từ Hải nhưng rất nhiều những ”đại gia”(đang làm giầu, và thế là yêu nước, tức là yêu XHCN như người ta tuyên ngôn dài dài). Và thương cho những bậc cha mẹ phải bặm môi khi nghe x́ xào về cái chuyện con gái phải lỡ bước sang ngang, chẳng phải qua sông mà là vượt biển, đặng cứu giúp gia đ́nh khổ cực.
Thưa ông, nghèo quả là nguồn gốc sâu nhất của nỗi sống nhục.
Có phải v́ vậy mà cứ chết là xong đâu.
Bởi Thẻo và Tư có chết đi, nhưng miệt sông biển nước ḿnh nay đầy những con trai đơm ngọc, ông Hai à. Những con trai trong huyền thoại tân thời này không chỉ là câu chuyện tiểu thuyết tân thời: chúng bức bách ta hỏi, hỏi ḿnh, hỏi đồng bào ḿnh, tại sao nghèo để buộc sống nhục. Và nhất là, thưa ông, làm thế nào thoát khỏi cái nghiệp chướng này đây! Để cho một thời không cần huyền thoại. Một thời phải khác đi thôi.
Thân kính