2017 : PhuLăngXa mặt rỗ hoa

một "thời đại chính trị mới" hay bước đầu khủng hoảng thể chế ?

Bài này sặc mùi ư thức hệ mácxít. Đă "duy vật" lại "biện chứng".

Xin nói trước để độc giả không ưa những món này đỡ mất thời giờ.

Những KháiNiệm trong lĩnh vực Triết, KinhTế-ChínhTrị-XăHội học phải hiểu theo định nghĩa của Marx, hoặc đặc thù PhuLăngXa, hoặc là tên, kư hiệu.

Cuối bài có phụ lục về kư hiệu.

 

1/ Động đất ChínhTrường PhuLăngXa : Ư nghĩa của những con số. 3

1.1 Kết quả Cuộc bầu cử 2017. 3

1.2 Định nghĩa chính thức của một vài từ. 5

2/ Một nền DânChủPhápQuyền bệnh hoạn. 8

2.1 Bầu cử tổng thống Ṿng-1. 9

2.2 Bầu cử tổng thống, So sánh Ṿng-1 – Ṿng-2. 15

2.3 Bầu cử QuốcHộiHạViện, ThamDự và KhôngThamDự. 21

2.4 Bầu cử QuốcHộiHạViện, kết quả. 23

3/ Ông Macron có thể làm ǵ ?. 30

3.0 Đoán ṃ : những xu thế không cưỡng lại được. 30

a/ Con người, t́nh cảm, tư duy và hành động. 32

b/ Xu thế của thời đại 34

c/ Xu thế của ChâuÂu. 37

d/ Xu thế của chính ông Macron. 38

3.1 Những tương quan lực lượng. 39

a/ Guồng máy quyền lực. 39

b/ ChínhTrường. 40

c/ Media. 44

d/ XăHộiCôngDân – CôngĐoàn. 44

e/ XăHộiCôngDân – ONG.. 54

3.2 Đă làm : luân lư hoá đời sống công cộng (moralisation de la vie publique). 55

3.3 Bốn chuyện ông Macron bắt buộc phải làm và đă bắt đầu làm.. 57

a/ Kinh tế. 59

b/ Tiết kiệm chi tiêu của NhàNước. 60

c/ Chính sách thuế má. 63

d/ Luật lao động. 67

3.4 Nhiều chuyện tốt ông Macron có thể làm, nhưng muốn làm không ?. 67

a/ Hốt rác. 67

b/ Bớt khinh dân, lừa dân, tống tiền dân. 69

4/ Canh tàn của một giấc mơ đẹp. 72

4.1 Con người phổ cập là con người cá nhân, bẩm sinh tự do, tiến bộ và nhân đạo  72

4.2 Con-người-xă-hội, sự tha hóa nhân cách trong từng cá nhân, cách mạng. 74

4.3 Những mảnh đời không viễn tượng. 78

5. ChínhTrường hậu hiện đại ?. 80

5.1 Tổng thống hậu hiện đại : tranh cử như thi hoa hậu hay tranh giải ca hát Eurovision. 80

5.2 "T́m" dân biểu như thuê nhân viên một Hăng. 82

5.3 Huấn luyện dân biểu như huấn luyện nhân viên một Hăng. 83

5.4 Xây dựng quyền lực tại QuốcHộiHạViện. 83

5.5 Xây dựng Đảng như xây dựng guồng máy quyền lực trong một Hăng. 85

5.6 Quản lư NhàNước như quản lư xí nghiệp ?. 87

6 Hai sự kiện đáng quan tâm.. 89

6.1 Vai tṛ của NhàNướcPhápQuyền ngày nay. 89

1/ Luật bầu cử đích thực dân chủ. 90

2/ Xă hội và ChínhTrường phân tán manh mún. 90

3/ Hai ĐảngChínhThống suy tàn. 90

4/ Vai tṛ quản lư của NhàNước ngày nay. 92

6.2 Một giai cấp mới đang h́nh thành ?. 93

7. Kết luận. 97

Phụ Lục. 99

 

 

2017 : PhuLăngXa mặt rỗ hoa

một "thời đại chính trị mới" hay bước đầu khủng hoảng thể chế ?

3 bài sau có thể giúp bạn thấy một cách cụ thể hơn vài vấn đề được đề cập trong bài này : 

https://www.diendan.org/the-gioi/bau-cu-tong-thong-phap-2017-bat-ngo-le-pen

http://amvc.fr/PHD/LangThangChuNghia/LienMienKhungHoang.htm

http://amvc.fr/PHD/LangThangChuNghia/ThuongTungKienTrucVaHaTungKinhTe.htm

 

*

1/ Động đất ChínhTrường PhuLăngXa : Ư nghĩa của những con số

1.1 Kết quả Cuộc bầu cử 2017

Bầu cử tổng thống : Macron : 66,10 % – Le Pen : 33,90 %

Bầu cử QuốcHộiHạViện trên 577 dân biểu

Phong trào Macron LRM (308) + Modem (42)

350

60.66%

ĐảngChínhThống, LR, hữu

112

19.41%

C̣n lại xé vụn chia cho 11 đảng phái

115

19.93%

HànhPháp, LậpPháp, "đảng"Macron áp đảo, không cần tới sự ủng hộ của đồng minh Modem.

Media khắp thế giới, ChínhKhách Pháp và ChínhKhách quốc tế, đă và sẽ nhắc đi nhắc lại những con số trên. Trong tương lai, những con số đó sẽ "hồn nhiên" tiêu biểu cho cuộc bầu cử tổng thống và QuốcHộiHạViện Pháp năm 2017, một cuộc "động đất" chẳng mấy ai tiên đoán được, càng ít người hiểu nổi. Có điều hao hao giống cuộc động đất chính trị năm 1968 : các gourou chính trị học có máu mặt trên Media chẳng ai tiên đoán được. Cũng giống cuộc động đất kinh tế năm 2007 : các gourou kinh tế học có máu mặt trên Media chẳng ai tiên đoán  được. "Khoa học" ơi là khoa học !

Những con số đó có một chức năng : tô son trét phấn cho một bộ mặt rỗ trầm trọng, chẳng "mỹ lệ" tí nào của nền DânChủPhápQuyền PhuLăngXa ngày nay.

Nhân dịp này, ta thử nh́n rơ bộ mặt rỗ ấy.

Trước hết, để hiểu ta đang nói chuyện ǵ, vài câu hỏi hết sức ngớ ngẩn về thể chế DânChủPhápQuyền PhuLăngXa.

- Nước Pháp có bao nhiêu CôngDân, những người có tư cách để tham gia bầu cử ? 

- Trên số người ấy, thực sự có bao nhiêu người có tên trong danh sách CửTri, thực sự có quyền bỏ phiếu ? 

- Trên số CửTri, có bao nhiêu người ĐiBầu.

- Họ bầu như thế nào ? 

- Những điều ấy thể hiện một nước Pháp nào ? 

1.2 Định nghĩa chính thức của một vài từ

http://www.linternaute.com/actualite/politique/1188605-participation-abstention-suffrage-exprime-definitions-avant-le-vote/

DânChủ là một KháiNiệm cực trừu tượng, thể hiện cụ thể qua nhiều h́nh-thái, gọi là ThểChế DânChủ (régimes démocratiques), rất khác nhau từ nước này qua nước khác đều được coi như dân chủ ở Tây Âu.

Dù sao, chí ít, người ta cho rằng DânChủ = chính quyền của dân, do dân, v́ dân (ư của Abraham Lincoln).

Người cho rằng KháiNiệm = SựThật chỉ cần dựa vào KháiNiệm DânChủ trong đầu riêng ḿnh để suy luận cũng đủ tin rằng ḿnh suy luận đúng. Thỉnh thoảng, khi hiện thực động cơn, … hè hè.

Người cho rằng phải biết đằng sau những KháiNiệm thông dụng có những HiệnThực nào khẳng định được, (mấy cha "duy-vật", "biện-chứng" or not đó…) mới biết được ḿnh đang bàn chuyện ǵ. Tôi thuộc loại này. Và xin được lạm bàn.

Vậy, để tiếp cận và suy nghĩ về cuộc bầu cử tồng thống và QuốcHộiHạViện PhuLăngXa năm 2017, một cuộc "động đất" khiến ChínhTrường PhuLăngXa lộn tùng phèo, chúng ta bắt đầu bằng định nghĩa của vài NgônTừ có nội dung hiện thực do luật pháp PhuLăngXa khẳng định.

CôngDân (citoyen) = người Pháp từ 18 tuổi trở lên, không bị án truất quyền CôngDân, "có quyền" tham gia bầu cử.

Đối với năm 2017, là một ẩn số.

– Theo thống kê của NhàNước Pháp (INSEE), năm 2012 chỉ 93% CôngDân có tên trong danh sách CửTri. [1]

– Năm 2017, theo giáo sư Jean-Yves Dormagen, môn Khoa Học Chính Trị tại đại học Montpellier, 25% CôngDân Pháp không có tên trong danh sách CửTri nơi họ cư ngụ.

Tổng cộng, v́ đủ thứ lư do, năm 2017, có khoảng 11 triệu CôngDân không thể tham gia bỏ phiếu ![2]

Ta tạm không đào sâu vấn đề này tuy nó tác động vào ư nghĩa của các con số trong bài này. Khá phức tạp, dành cho chuyên gia. Chán thật.

Chỉ cần ư thức điều này : Bầu cử tồng thống – Ṿng-1 : 

CôngDân không thể bỏ phiếu

PhiếuĐíchDanh

Phiếu cho Macron

11 000 000

36 054 394

8 656 346

Tỷ lệ CôngDân không thể bỏ phiếu/ *

30.51%

127.07%

Bảng-1

Kinh thật ! Đặc biệt là đa số CôngDân không thể bỏ phiếu lớn hơn số người bỏ phiếu cho Macron = 27% !

Từ đây, ta không đề cập tới vấn đề này nữa.

Ta dùng số lượng của INSEE cho 01/01/2017 : 

https://www.INSEE.fr/fr/statistiques/1892086?sommaire=1912926

và ước lượng số CôngDân = người Pháp > 18 tuổi = 52 164 698

 

CửTri (Inscrits) = toàn bộ CôngDân đă được ghi tên trong danh sách CửTri của các thị xă (commune)

KhôngĐiBầu (Abstention) = số CửTri không đi bỏ phiếu.

ĐiBầu (Votants) = số CửTri đă bỏ công đi bỏ phiếu.

PhiếuTrắng (Votes blancs) = phong b́ trống hoặc chứa một tờ giấy trắng (đi bầu để nói : chẳng ai đáng đại diện tôi)

Phiếu-0 (Votes nuls) = một phong b́ không hợp lệ : chứa hơn một lá phiếu, phiếu bị xé, gạch, ghi thêm…

PhiếuĐíchDanh (suffrages exprimés) = phiếu mang tên một ứng cử viên. Đây là con số nền tảng mà NhàNước, MediaChínhTrịGia dùng để đề cập, phân tích, đánh giá, tŕnh bày kết quả của các cuộc bầu cử và những suy luận của họ. Tại sao ? Hè hè.

*

Trong phần sau, số liệu do chính phủ Pháp cung cấp về Bầu cử Tổng Thống, bầu cử QuốcHộiHạViện

http://www.interieur.gouv.fr/Elections/Les-resultats/Presidentielles/elecresult__presidentielle-2017/(path)/presidentielle-2017/FE.html

http://elections.interieur.gouv.fr/legislatives-2017/FE.html

*

2/ Một nền DânChủPhápQuyền bệnh hoạn

Qua cuộc bầu cử 2017, ChínhTrường Pháp lộ ra một bộ mặt thê thảm. Một ThểChếDânChủ : 

a/ Kém tính chất đại diện.

b/ ChínhTrường xé lẻ manh mún thành nhiều "lực lượng chính trị" nhỏ nhoi, không lực lượng nào có khả năng mở đường xây dựng một xă hội cho phép đại đa số CôngDân có đất sống yên lành.

c/ CôngDân càng ngày càng nhiều người cô đơn, bất lực, ngao ngán, ấm ức, muốn quét sạch ChínhGiới cái đă, sau đó hạ hồi phân giải.

d/ Thiểu số đè bẹp đa số ở cả hai lĩnh vực cơ bản : LậpPhápHànhPháp.

 

2.1 Bầu cử tổng thống Ṿng-1

 

 

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

PhiếuĐíchDanh

 

47 582 183

10 578 455

37 003 728

659 997

289 337

36 054 394

% CửTri

 

22.23%

77.77%

1.39%

0.61%

75.77%

Bảng-2 (Bầu cử tổng thống Ṿng-1, ThamDự)

*

Điều nổi bật : 

Gần 25% CửTri KhôngThamDự màn bầu cử v́ : 

- KhôngĐiBầu

- Đi bầu "để tỏ ḷng bất măn" ? (PhiếuTrắng + Phiếu-0)

*

Kết quả Ṿng-1

Ứng cử viên

số phiếu

% PhiếuĐíchDanh

% CửTri

% CôngDân

M. Jacques Cheminade

65 586

0,18%

0.13%

 

Mme Nathalie Arthaud

232 384

0,64%

0.45%

 

M. François Asselineau

332 547

0,92%

0.65%

 

M. Philippe Poutou

394 505

1,09%

0.77%

 

M. Jean Lassalle

435 301

1,21%

0.85%

 

M. Nicolas Dupont-Aignan

1 695 000

4,70%

3.31%

 

 

 

 

M. Jean-Luc Mélenchon, LFI

7 059 951

19,58%

14.84%

13.80%

M. Benoît Hamon, PS

2 291 288

6,36%

4.82%

4.48%

M. François Fillon, LR

7 212 995

20,01%

15.16%

14.10%

Mme Marine Le Pen, FN

7 678 491

21,30%

16.14%

15.01%

M. Emmanuel Macron, LRM

8 656 346

24,01%

18.19%

16.92%

Ứng cử viên

số phiếu

% PhiếuĐíchDanh

% CửTri

% CôngDân

Bảng-3 (Bầu cử tổng thống Ṿng-1, kết quả)

Điều nổi bật : 

a- Hai ĐảngChínhThống đă thay nhau cầm quyền PhuLăngXa từ thời thành lập CộngHoà-5 đến nay đều bị loại ngay ṿng đầu : ĐảngXăHội (Parti Socialiste, tả) và ĐảngCộngHoà (Les Républicains, hữu).

b- ĐảngXăHội coi như vong mạng.[3]

c- Bốn "lực lượng" chính trị mạnh nhất trong ṿng bầu cử này : 

 

Ứng cử viên

số phiếu

% PhiếuĐíchDanh

% CửTri

% CôngDân

M. Jean-Luc Mélenchon, LFI, triệt để tả

7 059 951

19,58%

14.84%

13.80%

M. François Fillon, LR, hữu

7 212 995

20,01%

15.16%

14.10%

Mme Marine Le Pen, FN, cực hữu, Nazi

7 678 491

21,30%

16.14%

15.01%

M. Emmanuel Macron, LRM, tả hữu

8 656 346

24,01%

18.19%

16.92%

Bảng-4 (Bầu cử tổng thống Ṿng-1, 4 "lực lượng chính trị" chính)

·  Chỉ so le nhau khoảng 1 – 1.5 triệu phiếu, vài điểm tỷ lệ : 14%-18% CửTri.

·  Không ai có thể huênh hoang ḿnh đại diện cho bàn dân PhuLăngXa quá 18.19% CửTri.

·  Le Pen, đảng cực hữu thường được đồng nhất với Nazi hay Fatxít, về… nh́ !

Thế nghĩa là ǵ ? 

ChínhTrường PhuLăngXa đă xé lẻ, manh mún, không c̣n khuynh hướng chính trị nào có khả năng vạch ra một tương lai hấp dẫn đa số dân, dù chỉ ở mức độ 20% CửTri !

Khuynh hướng hiện nay thắng thế là khuynh hướng mập mờ nhất ! Nó thắng v́ người ta đă ngao ngán tṛ bầu cử hăo cố hữu, muốn quét sạch ChínhTrường, thế thôi. Chứ ai biết rơ Macron là ai, đă làm ǵ, nghĩ ǵ cho tương lai lâu dài của bàn dân PhuLăngXa

*

Theo sự sắp xếp của MediaChínhGiới th́, hiện nay : 

Jean-Luc Mélenchon = CựcTả (liên minh với ĐảngCộngSảnPháp + …), mới đây lại gọi là TriệtĐểTả (gauche radicale),

Benoît Hamon = TảChínhThống = ĐảngXăHội (PS) + đồng minh,

François Fillon = HữuChínhThống = ĐảngCộngHoà (LR) + đồng minh,

Marine Le Pen = CựcHữu, ĐảngMặtTrậnDânTộc, (FN),

Emmanuel Macron = hiện tượng mới, cá nhân, không có đảng, tự khẳng định : không tả không hữu vừa tả vừa hữu.

*

B́nh luận về Ṿng-1

a/ Điều nổi bật : ChínhTrường Pháp tả tơi, manh mún. Người sẽ thắng cử trong Ṿng-2, ông Macron, chỉ đại diện cho chính ḿnh thôi, chẳng mấy ai biết là ai, thực sự chỉ được 18.19% CửTri hay 16,92% CôngDân bầu. Bốn người về đầu so le nhau trên dưới 2% – 3% khiến ai cũng có khả năng thắng trong Ṿng-2. Cuối cùng,Ṿng-2 c̣n lại : Macron Le Pen.

b/ Một thể chế kém tính cách đại diện, quyền lực của thiểu số áp đảo đại đa số

Thảo nào đă có người than : vấn đề của ThểChếDânChủ Pháp là nó không có tính cách đại diện (représentativité) bàn dân PhuLăngXa.

Nguyên lư cơ bản vẫn là : 1 người = 1 phiếu, thiểu số "phục tùng" đa số.

Áp dụng nó vào ChínhTrường PhuLăngXa đưa tới kết quả quái đản này : một thiểu số bé tí áp đặt quyền lực "tuyệt đối" của ḿnh trên đầu đại đa số bàn dân.

Ông Macron, người về đầu trong Ṿng-1, chỉ đại diện cho 18,19% CửTri. Và đa số CửTri không biết ǵ cho lắm về ông !

 

 

 

c/ ĐảngChínhThống, PheTả, PheHữu, CựcTả, CựcHữu,

Mấy chục năm qua, bàn dân PhuLăngXa quen suy luận với những KháiNiệm hời hợt trên. Chúng đang tan nát khiến nhiều người chới với.

Ở đây, hiểu ĐảngChínhThống = 2 đảng đă thay nhau cầm quyền ở PhuLăngXa từ cuối thập niên 50 đến bây giờ. ĐảngXăHội (Parti Socialiste, Benoît Hamon) ĐảngCộngHoa (Les Républicains, François Fillon).

Hai đảng này, cộng thêm những đảng đồng minh lép vế của họ, tả hay hữu khuynh (các đảng "TrungTâm" (Centre), "TriệtĐể" (Radicaux), "DuyMôiTrường" (Écologiste), e tutti quanti) tạo ra hai món nộm sứa mà người Pháp gọi là PheTảChínhThống (Gauche de gouvernement) và PheHữuChínhThống (Droite de gouvernement), được coi như chính-thống trong nền CộngHoà-5 của Pháp.

Hai đảng này, trong cuộc bầu cử này, công lại, chỉ đại diện cho chưa tới 20% số CửTri !

- PheTảChínhThống = sập xuồng, tan nát, mất phương hướng, khó ḷng hồi phục.

- PheHữuChínhThống = hạ bệ, hoang mang, chia rẽ, thua CựcHữu.

- CựcTả = vượt mặt PheTảChínhThống, ngang ngửa với PheHữuChínhThống.

- CựcHữu = nhẩy vọt, qua mặt PheHữuChínhThống.

- "PhongTrào không tả không hữu vừa tả vừa hữu" (tuyên bố của ông Macron) về đầu, nhưng chỉ hơn CựcHữu 2,8 điểm.

Một "thời đại chính trị" bắt đầu suy tàn ? 

Thời đại chính trị mới, có thể gọi là Thời đại chính trị hậu hiện đại ? KháiNiệm này lúc nào cũng linh mà. Hè hè. Chí ít, trong trường hợp này, nó có duyên (tuy chẳng ai hiểu được nó là quái ǵ) : Thời Hiện Đại (Les temps modernes) quen thuộc, khai sinh từ Thế Chiến 2, đích thực đang hạ màn. Không chỉ ở PhuLăngXa.

 

***

2.2 Bầu cử tổng thống, So sánh Ṿng-1 – Ṿng-2

KhôngThamDự = KhôngĐiBầu +PhiếuTrắng + Phiếu-0

2017, Bầu cử tổng thống, Ṿng-1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CôngDân

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

PhiếuĐíchDanh

KhôngThamDự

Macron

Le Pen

52 164 698

47 582 183

10 578 455

37 003 728

659 997

289 337

36 054 394

11 527 789

8 656 346

7 678 491

%PhiếuĐíchDanh

 

 

 

 

 

 

 

24.01%

21.30%

% CửTri

100.00%

22.23%

77.77%

1.39%

0.61%

75.77%

24.23%

18.19%

16.14%

% CôngDân

91.22%

 

 

 

 

 

 

16.59%

14.72%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2017, Bầu cử tổng thống, Ṿng-2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CôngDân

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

PhiếuĐíchDanh

KhôngThamDự

Macron

Le Pen

52 164 698

47 568 693

12 101 366

35 467 327

3 021 499

1 064 225

31 381 603

16 187 090

20 753 798

10 644 118

%PhiếuĐíchDanh

 

 

 

 

 

 

 

66.13%

33.92%

% CửTri

100.00%

25.44%

74.56%

6.35%

2.24%

65.97%

34.03%

43.63%

22.38%

% CôngDân

91.19%

 

 

 

 

 

 

40.58%

20.81%

Tăng phiếu

 

 

 

 

 

 

 

12 097 452

2 965 627

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

So sánh Ṿng-1 – Ṿng-2

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

 

KhôngThamDự

 

 

Tăng - giảm

-13 490

1 522 911

-1 536 401

2 361 502

774 888

 

4 659 301

 

 

 

Bảng-5 (Bầu cử tổng thống, So sánh Ṿng-1, ṿng-2)

1/ Số CửTri không khác biệt mấy.

2/ Chán chường màn kịch bầu bán

- Số CửTri không thèm đi bầu tăng vọt thêm 1 522 911 người, từ 22.23% lên 25.44%.

- Số CửTri vẫn đi bầu để bỏ phiếu trắng tăng vọt thêm 2 361 502 người, từ 1.39% lên 6.35%, hơn 4.5 lần !

- Số CửTri vẫn đi bầu để bỏ Phiếu-0 tăng vọt thêm 774 888 người, từ 0.31% lên 2.24%.

Tổng cộng, số CửTri KhôngThamDự tṛ chơi bầu cử tăng vọt thêm 4 659 301 người, từ 24.23% lên 34.03%, hơn 1.4 lần !

Bi hùng ca biến thành hài kịch ? Biết rồi, khổ lắm, nói măi ? 

3/ Sau Ṿng-1, hầu hết ChínhKhách PhuLăngXa có máu mặt hô hào bầu cho Macron hoặc bầu chống Marine Le Pen, tái diễn kịch bản MặtTrậnCộngHoà (Front Républicain) chống Nazi thuở Chirac tranh cử với Jean-Marie Le Pen (người thành lập Đảng Front National, cha của bà Marine Le Pen). Một lần nữa, Lịch Sử cà lăm[4] : 

- Năm 2002, khi Jean-Marie Le Pen bất ngờ lọt vào Ṿng-2, liền có 200 000 người ào ào biểu t́nh phản đối, cảnh báo.

Năm 2017, ở Paris, chỉ c̣n lại vài trăm người đi biểu t́nh ! Coi bộ con ngáo ộp Front National không ăn khách nữa.

- Năm 2002, Chirac thắng cử như sau, so với Macron, rất khác : 

https://fr.wikipedia.org/wiki/%C3%89lection_pr%C3%A9sidentielle_fran%C3%A7aise_de_2002#R.C3.A9sultats_d.C3.A9taill.C3.A9s

Ṿng-1, 21-4-2002

 

Ṿng-2, 5-5-2002

 

 

 

 

Số phiếu

% CửTri

% ĐiBầu

số phiếu

% CửTri

% ĐiBầu

CửTri

41 194 689

41 191 169

ĐiBầu

29 495 733

71,60 %

32 832 295

79,71 %

 PhiếuĐíchDanh

28 498 471

96,62 %

31 062 988

94,61 %

 PhiếuTrắng hay Phiếu-0

997 262

3,38 %

1 769 307

5,39 %

KhôngĐiBầu

11 698 956

28,40 %

8 358 874

20,29 %

Ứng cử viên - Đảng

số phiếu

% PhiếuĐíchDanh

số phiếu

% PhiếuĐíchDanh

 

Jacques Chirac, LR
(Rassemblement pour la République)

5 665 855

19,88 %

25 537 956

82,21 %

 

Jean-Marie Le Pen
Front national

4 804 713

16,86 %

5 525 032

17,79 %

 

Từ Ṿng-1 qua Ṿng-2,

a/ Số CửTri

2002-Chirac : 41.19 triệu

2017-Macron : 47.56 triệu

b/ ĐiBầu

2002-Chirac : số CửTri ĐiBầu tăng vọt thêm gần 3.4 triệu người, từ 71.60% CửTri lên 79.71%

2017-Macon : số CửTri ĐiBầu giảm vọt bớt hơn 1.5 triệu người, từ 77.7% CửTri xuống 74.56%

c/ Bỏ PhiếuĐíchDanh

2002-Chirac : 94.61% của ĐiBầu

2017-Macron : 58.51% của ĐiBầu

d/ Vớt thêm phiếu

2002-Chirac : vớt thêm gần 20 triệu phiếu/32 832 295 người ĐiBầu, thắng với tỷ lệ 82.21% PhiếuĐíchDanh.

2017-Macron : vớt thêm 12 triệu phiếu/35 467 327 người ĐiBầu, thắng với tỷ lệ 66.13% PhiếuĐíchDanh.

Song song, Marine Le Pen cũng hốt thêm gần 3 triệu phiếu, thua với tỷ lệ 33.87% PhiếuĐíchDanh !

Ông Macron "thắng đậm" nhờ một số lớn người ĐiBầu bỏ phiếu cho ông chỉ để chống lại Le Pen, không phải hưởng ứng ông : 

http://www.lemonde.fr/election-presidentielle-2017/article/2017/05/08/gerard-courtois-43-des-electeurs-de-Macron-ont-vote-pour-exprimer-leur-opposition-a-le-pen_5124455_4854003.html

Như thế, số người ủng hộ ông là = 20 753 798 * 0.57 = 11 829 665 = 24.87% CửTri.

Nếu họ làm thế v́ họ biết ông muốn xây dựng một xă hội tương lai mới và tốt đẹp ra sao cho bàn dân và hiểu ông sẽ vận dụng đường lối chính trị kinh tế xă hội nào để thành công th́ sự thắng cử này cũng không đến nỗi tệ. Hỡi ơi, có Trời mới biết được ! Ngay cả các gouroux chính trị, kinh tế có máu mặt trên ChínhTrườngMedia c̣n mù mờ nói chi đến bàn dân… Rất nhiều người ủng họ ông v́ muốn tống cổ ChínhGiới hiện hành vào sọt rác. Kết quả của cuộc bầu cử QuốcHộiHạViện một tháng sau sẽ cho thấy điều ấy rất rơ.

e/ e tutti quanti

Rơ ràng, với bàn dân PhuLăngXa năm 2017, đặc biệt giới b́nh dân và thanh niên, Đảng FN không c̣n là con ngáo ộp nó đă từng là gần 40 năm qua, xuyên qua bốn đời tổng thống tả và hữu đă "nuôi dưỡng" nó bằng cùng một đường lối kinh tế – xă hội : Mitterrand (14 năm), Chirac (12 năm), Sarkozy (5 năm), Hollande (5 năm). Ông Macron lại là tác giả chính của đường lối ấy dưới thời Hollande trong tư cách phó tổng thư kư văn pḥng phủ tổng thống chuyên trách kinh tế và bộ trưởng bộ kinh tế. Chí ít đường lối ấy đă khiến ĐảngXăHội rạn nứt và tổng thống Hollande mất uy tín tới mức không dám ra tái ứng cử ! Ngay trước mặt đảng viên và quần chúng cảm t́nh của ĐảngXăHội !

Số người từ chối tự ép ḿnh phải "lựa chọn giữa dịch hạch và dịch tả" coi bộ càng ngày càng đông. Họ ngây thơ chăng ? Không chắc. Khoác cho Marine Le Pen cái áo của Hitler th́ dễ, nhưng e rằng càng ngày càng bớt thuyết phục, chí ít với bàn dân PhuLăngXa. Hai hiện tượng này h́nh thành và phát triển trong hai thời đại lịch sử khác nhau. Lời lẽ hô hào có thể giống nhau, nội dung khác nhau. Kỳ thị chủng tộc, mị dân, như nhau. Thế thôi.

Nhưng Hitler muốn xây dụng một chế độ mới gọi là Quốc-Xă (National Socialisme), tiêu diệt dân do Thái ở khắp ChâuÂu, áp đặt sự thống trị của "chủng tộc Aryen" trên các chủng tộc khác, đánh chiếm các nước láng giềng để tạo Lebensraum (không gian cần thiết để một dân tộc tồn sinh) cho chủng tộc Đức. Điều quan trọng nhất : Hitler được giai cấp TưBản Đức ủng hộ. Thuở đó, cơ bản, TưBản vẫn đang phát triển ở quy mô từng nước, từng quốc gia, nên mới có hai cuộc chiến tranh thế giới giữa họ để chia chác thuộc địa và vùng ảnh hưởng đủ loại. Thời nay, c̣n thế chăng ? Khi chủ TưBản của 40 Hăng tiêu biểu của TưBảnPhuLăngXa (CAC 40) là người ngoại quốc, kể cả Tàu, làm chủ ở mức gần 50% cổ phiếu ? Bước qua biên giới, thấy ǵ ? Các chủ TưBản đó cũng là chủ TưBản của các Hăng lớn nhất trong các nước ChâuÂu khác ! Kêu gọi họ uưnh chính ḿnh ở đây hay đó để ưu tiên phục vụ quyền lợi của bàn dân của bất cứ dân tộc nào là chuyện hăo.

So với Hitler ở thời đại ấy th́ bà Le Pen ở thời đại nay thế nào ? C̣n hèn kém hơn cả TrumpMỹ. Bà Simone Veil tóm tắt khá rơ ràng kích thước đích thực của Le Pen cha khi trả lời ông và đám người của Front Nationnal tới quấy nhiễu một mít tinh của bà : 

"Các anh không khiến tôi sợ. Tôi đă sống vượt qua bọn tồi tệ hơn các anh nhiều. Các anh chỉ là những SS hạng bét. (SS là tổ chức đàn áp cột trụ của Hitler).

"Vous ne me faites pas peur. J'ai survécu à pire que vous. Vous n'êtes que des SS au petit pied".

http://www.huffingtonpost.fr/2017/06/30/simone-veil-devant-Jean-Marie-le-pen-jai-survecu-a-pire-que-v_a_23009972/

 

Tiếp cận và suy luận về t́nh h́nh chính trị thế giới và Pháp năm 2017 với những kiến thức, KháiNiệm và nghiệm sinh của những năm 1930-1945 chưa chắc thích hợp, chí ít đối với những thế hệ trẻ ngày nay, hùa theo Le Pen rất nhiều..

Bầu cử Tổng Thống rất nhiều kịch tính, nặng nề one man show, cho ta thấy một khía cạnh của ChínhTrường Pháp ngày nay.

Bầu cử QuốcHộiHạViện cho ta thấy một bộ mặt khác quan trọng hơn.

***

https://www.interieur.gouv.fr/Elections/Les-resultats/Legislatives/elecresult__legislatives-2017/(path)/legislatives-2017/FE.html

2.3 Bầu cử QuốcHộiHạViện, ThamDự và KhôngThamDự

QuốcHội là cơ quan LậpPháp trong một chế độ DânChủPhápQuyền. Về lư thuyết, nó phải là cơ quan quyết định cơ bản nhất của chế độ. C̣n thực tế ra sao ở PhuLăngXa th́… hè hè.

Ở Pháp, QuốcHội = QuốcHộiHạViện + QuốcHộiThượngViện (Assemblée Nationale + Sénat).

QuốcHộiHạViện là kẻ quyết định cuối cùng.

 

B́nh thường, cho tới nay, ứng cử viên dự cuộc bầu cử QuốcHộiHạViện là người đại diện cho một đảng chính trị có gốc rễ trong lịch sử chính trị của nước Pháp, chí ít từ nửa thế kỷ qua. Ngoài ra cũng có một vài ứng cử viên tếu chỉ đại diện chính ḿnh thôi, không ai quan tâm, ít ai đắc cử.

KhôngThamDự = KhôngĐiBầu +PhiếuTrắng + Phiếu-0

2017, Bầu cử QuốcHộiHạViện, Ṿng-1

 

 

 

 

 

 

 

CôngDân

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

PhiếuĐíchDanh

KhôngThamDự

52 164 698

47 570 988

24 403 480

23 167 508

357 018

156 326

22 654 164

24 916 824

% CửTri

100.00%

51,30

48,70

0,75

0,33

47,62

52.38%

% CôngDân

91.19%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2017, Bầu cử QuốcHộiHạViện, Ṿng-2

 

 

 

 

 

 

 

CôngDân

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

PhiếuĐíchDanh

KhôngThamDự

52 164 698

47 293 103

27 128 488

20 164 615

1 409 784

578 765

18 176 066

29 117 037

% CửTri

100.00%

57.36%

42,64

2,98

1,22

38,43

61.57%

% CôngDân

90.66%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

So sánh Ṿng-1 – Ṿng-2

CửTri

KhôngĐiBầu

ĐiBầu

PhiếuTrắng

Phiếu-0

 PhiếuĐíchDanh

Không dự

Tăng - giảm

-277 885

2 725 008

-3 002 893

1 052 766

422 439

-4 478 098

4 200 213

Bảng-6, (Bầu cử QuốcHộiHạViện, ThamDựKhôngThamDự)

Bầu Cử QuốcHộiHạViện c̣n thê thảm hơn bầu cử Tổng Thống.

a- Ngay Ṿng-1, hơn nửa CửTri không đi bầu. Kỷ lục trong lịch sử Đệ Ngũ Cộng Hoà PhuLăngXa. Kể thêm số người bỏ PhiếuTrắng hay Phiếu-0, 52.38% KhôngThamDự tṛ chơi.

b- Qua Ṿng-2, số người KhôngThamDự tăng thêm 4 200 213 người !

Số PhiếuĐíchDanh chỉ c̣n là 38.43% số CửTri. Tính đại diện của QuốcHộiHạViện PhuLăngXa ngừng ở đó.

Tôi không dám nghĩ rằng đại đa số CửTri Pháp đă biến thành những người ngu hay vô trách nhiệm. Họ ắt có lư do chính đáng để tẩy chay cuộc bầu bán.

c- QuốcHộiHạViện Pháp có 577 ghế dân biểu. Chỉ có 4 ứng cử viên thắng cử ngày Ṿng-1 v́ đạt được số phiếu > 25% số CửTri nơi ḿnh ra tranh cử[5] ! Cho thấy những ứng cử viên khác tiêu biểu cho bàn dân tới mức nào…

d- Ṿng-2, trung b́nh, đại biểu QuốcHộiHạViện đắc cử với 22.4% CửTri ! [6]

***

2.4 Bầu cử QuốcHộiHạViện, kết quả

2017, Kết quả Bầu Cử QuốcHộiHạViện

 

 

 

 

 

 

Theo thể chế hiện hành

 

 

 

 

 

CânĐối

Khuynh hướng chính trị

Phiếu

% CửTri

% Bầu-đích-danh

Số ghế

***

Số ghế

La République en marche (Macron)

7 826 245

16,55

43,06

308

 

248

Modem (François Bayrou, đứng giữa)

1 100 656

2,33

6,06

42

 

35

Les Républicains (CộngHoà)

4 040 203

8,54

22,23

112

 

128

Union des Démocrates et Indépendants

551 784

1,17

3,04

18

 

18

Le Pen, Front National (MặtTrậnQuốcGia)

1 590 869

3,36

8,75

8

 

51

Parti socialiste (ĐảngXăHội)

1 032 842

2,18

5,68

30

 

33

La France insoumise (Mélanchon, Nước Pháp Bất Khuất)

883 573

1,87

4,86

17

 

28

Parti communiste français (ĐảngCộngSảnPháp)

217 833

0,46

1,20

10

 

7

Divers droite

306 074

0,65

1,68

6

 

10

Divers gauche

263 488

0,56

1,45

12

 

8

Régionaliste

137 490

0,29

0,76

5

 

4

Divers

100 574

0,21

0,55

3

 

3

Parti radical de gauche

64 860

0,14

0,36

3

 

2

Ecologiste

23 197

0,05

0,13

1

 

1

Extrême droite

19 034

0,04

0,10

1

 

1

Debout la France

17 344

0,04

0,10

1

 

1

Tổng số

18 176 066

 

 

577

 

577

Đa số tuyệt đối

 

 

 

289

 

289

Bảng-7, (Bầu cử QuốcHộiHạViện, Số ghế)

B́nh luận

0/ Hàng cùng màu = đảng liên minh

Cân đối = số ghế đạt được nếu là thể chế chia ghế cân đối với số phiếu (élection à la proportionnelle)

1/ Một cuộc động đất chính trị đích thực

a- 75% dân biểu là những bộ mặt mới. Nghĩa là ? "Giai cấp chính trị" của những thế hệ trước (bộ trưởng, dân biểu) đă bị quét sạch, khó ḷng trở lại ChínhTrường.

b- 38,8 % dân biểu là phụ nữ.

c- tuổi trung b́nh của dân biểu QuốcHộiHạViện từ 54 tụt xuống 48.

Nội ba chuyện trên thôi, ông Macron đă có công lao lớn thay đổi bộ mặt của ChínhTrường PhuLăngXa, làm được chuyện không ai ngờ được. Đó chính là điều đa số CửTri mong muốn : ớn những mặt cũ quá rồi, bầu cho bất cứ ai c̣n hơn bầu lại cho họ.

d- về thành phần của các dân biểu LRM, không khác giới lănh đạo của ĐảngXăHội hay ĐảngCộngHoà bao nhiêu : tầng lớp trên của xă hội, có học thức cao, khá giả hay giàu có, rất xa vời với bàn dân thấp kém dưới hay trong "GiaiCấpTrungB́nh" (les classes moyennes). Hao hao giống giới người "sinh ra để cai trị" (nés pour gouverner) của Đảng Dân Chủ Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua. Tiết mục quan trọng này không thể đào sâu ở đây.

e- ĐảngXăHội tổn thất nặng nề nhất, khó ḷng ngóc đầu trở lại : một phần lớn cán bộ lănh đạo cao và thấp của nó đă đầu quân Macron. Chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên : họ đă mất cơ sở quần chúng. Quá tŕnh ấy đă bắt đầu từ lâu, hôm nay đă tới điểm sụp đổ. Sự sụp đổ này hao hao giống sự sụp đổ của ĐảngCộngSảnPháp trong ChínhTrường Pháp : không cưỡng được và không có khả năng phục hồi ? Để xem sao.

2/ Thiểu số đè đầu đa số

Điều này đă rơ trong cuộc bầu cử tổng thống. Thêm rơ trong cuộc bầu cử QuốcHộiHạViện.

Đa số tuyệt đối ở QuốcHộiHạViện = 577 / 2 = 299.

Theo thể chế bầu cử QuốcHộiHạViện Pháp hiện hành, đặc thù PhuLăngXa, đảng chưa thành đảng của ông Macron chiếm đa số tuyệt đối trong QuốcHộiHạViện, không cần dựa vào đồng ḿnh Modem. Một ḿnh ông thống trị cả ngành LậpPháp lẫn ngành HànhPháp.

Nếu số ghế được phân phối một cách cân đối với số phiếu, như ở Đức chẳng hạn, Macron + Modem cũng không đạt đa số tuyệt đối.

3/ Mới tới mức nào ? 

Ông Macron hứa hẹn đưa ồ ạt người từ XăHộiCôngDân (société civile) tham gia quyền lực chính trị. Quả nhiên có thực. Tới mức nào ? Hiện nay khó nói. 37% dân biểu theo Macron xuất thân từ đám có tên tuổi trong các đảng cũ, kể cả ĐảngCộngSản ! Họ tiêu biểu cho lối suy nghĩ và làm chính trị kiểu cũ. Chính họ sẽ là ṇng cốt của cái đảng mà Macron sẽ xây dựng. Lư do đơn giản : họ sống và lập nghiệp nhờ ChínhTrường.

http://www.lemonde.fr/les-decodeurs/article/2017/06/27/dans-la-nouvelle-assemblee-nationale-la-valse-des-etiquettes-politiques_5151913_4355770.html

Nguồn gốc

 

% đại biểu LRM (308)

ĐảngXăHội (tả)

68

 

ĐảngCộngSản (tả)

2

 

Đảng ChâuÂu, Duy Môi Trường, Xanh Lá Cây (tả)

8

 

Đảng TriệtĐểTả (tả)

7

 

ĐảngCộngHoà (hữu)

10

 

Đảng Union des Démorates et Indépendants (đứng giữa)

20

Tổng cộng

115

37%

 

Điều này không có nghĩa là số dân biểu c̣n lại xuất thân từ XăHộiCôngDân. Nhiều người đă dấn thân chính trị theo hai h́nh thức : 

- giống ông Macron, chưa hề lặn lội trong ChínhTrường cơ sở, chưa hề tranh cử hay/và được bầu ở bất cứ cấp nào, nhưng lại thân cận lăn lóc nơi quyền lực với nhiều tư cách trong những văn pḥng tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, dân biểu, chính quyền địa phương đủ cỡ, e tutti quanti.

- khác với ông Macron : đă từng tham gia đấu tranh chính trị của các đảng phái, được bầu và/hay có vai tṛ ở địa phương, cấp này cấp nọ.

Thực sự có bao nhiêu dân biểu Macron xuất thân từ XăHộiCôngDân ? Hiện nay tôi chưa t́m được hết thông tin. Có điều chắc chắc, quan trọng : những dân biểu mới của ông Macron hầu hết không có ai đă từng tham gia những tổ chức tiêu biểu của XăHộiCôngDân kiểu như hội đoàn bảo vệ người lao động làm thuê, bảo vệ môi trường, cứu trợ này nọ…

Trong danh sách dân biểu QuốcHộiHạViện

http://www2.assemblee-nationale.fr/elections/liste/2017/resultats/RESULTAT

tôi t́m thấy 303 dân biểu Macron. Không biết 5 vị c̣n lại trốn đâu mất ? ? ?

Nhật báo Le Monde đă bỏ công nghiên cứu 525 ứng cử viên dưới ngọn cờ Macron là loại người nào : lư lịch chính trị, thành phần xuất thân, tŕnh độ học thức, nghề nghiệp, chức năng, e tutti quanti. Rất quan trọng, chưa hoàn tất. Tạm dùng vậy : 

https://docs.google.com/spreadsheets/d/19YqS3JwarblXx98ZMhPjMotWmOFWk2HrmXlqsQYMg4U/edit#gid=0

Đem so sánh 2 bảng biểu trên, ta rút ra được chân dung sau của 272 vị đă đắc cử :

 

Dân biểu

Tới từ Đảng khác

Không Đảng

Lính mới

272

114

158

 

 

 

 

 

Đă tham gia guồng máy quyền lực chính trị quốc gia

 

23

 

Đă từng được bầu ở mức địa phương

 

31

 

Đă từng có chức phận chính trị, địa phương

 

3

101

 

Số dân biểu có tên trong cả 2 bảng biểu trên chỉ c̣n lại 272.

Thế nghĩa là có 31 vị đắc cử nhưng không được Le Monde nghiên cứu lư lịch ? Chịu thua.

101 "lính mới ṭ te" bước chân vào QuốcHộiHạViện. Đúng là một cuộc động đất chính trị. Họ tiêu biểu cho XăHộiCôngDân (société civile) chăng ? Thật khó bàn : hầu hết chưa từng tham gia hoạt động trong một tổ chức, hội đoàn tiêu biểu cho XăHộiCôngDân.

Có một điều tiêu biểu cho ChínhTrường PhuLăngXa hiện nay :

http://www.inegalites.fr/spip.php?article166

http://ses.ens-lyon.fr/actualites/rapports-etudes-et-4-pages/le-renouvellement-de-lassemblee-nationale-apres-les-elections-legislatives-de-juin-2017

http://www.lemonde.fr/emploi/article/2016/06/07/qui-sont-les-ouvriers-aujourd-hui_4941062_1698637.html

Năm 2016, nước Pháp có khoảng 29.2 triệu người ở tuổi lao động (15 – 64) = người đang đi làm + người thất nghiệp (theo định nghĩa của Bureau International du Travail, Liên Hiệp Quốc).

21.5% là công nhân.

Khoảng 50% được sắp xếp vào giới b́nh dân (milieu populaire = ouvriers + employés = công nhân + lao động cấp thấp đủ nghề)

Trong Quốc Hội 2017, có 1 công nhân và gần 20 lao động cấp thấp. Giới b́nh dân gần như đă biến mất trong ChínhTrườngMedia PhuLăngXa. Một h́nh ảnh tiêu biểu cho món gọi là Idéologie et culture dominante, Ư-thức-hệ và Văn-hoá [của giai cấp] thống trị. Hiện tượng này bắt đầu từ năm 1958 (De Gaulle) và càng ngày càng đậm nét.

***

3/ Ông Macron có thể làm ǵ ?

3.0 Đoán ṃ : những xu thế không cưỡng lại được

Trong thời buổi hỗn độn mù mờ này, có lẽ ChínhKhách PhuLăngXa phải đêm ngày vắt óc đoán ṃ. Ai đoán đúng lên voi, ai đoán sai xuống chó. Thí dụ. Các ông Richard FerrandGérard Collomb, ĐảngXăHội, đă đoán đúng, đi theo Macron ngay từ đầu. Richard Ferrand trở thành người hùng, cánh tay phải của Macron, làm bộ trưởng khoảng một tháng th́ phải từ chức v́ đă từng lem nhem tiền bạc, hiện nay làm chủ tịch nhóm dân biểu LRM tại QuốcHộiHạViện, v.v. Ông Gérard Collomb làm bộ trưởng Bộ Nội Vụ. Ngược lại hoàn cảnh của ông Manuel Valls thê thảm. Từ cương vị Thủ Tướng nước Pháp, sếp của Macron, biến thành dân biểu bơ vơ, tự xếp ḿnh vào hàng ngũ họ-hàng (apparenté) của LRM, xách cặp đi dự lớp huấn luyện cán bộ của LRM theo phương pháp huấn luyện cán bộ của các Hăng

Chuyên gia, trí giả cũng phải đoán ṃ, nhưng đương nhiên thận trọng hơn trong phát biểu, không khéo sẽ mất hết uy tín : để xem sao cái đă.

Đoán ṃ tương lai chính trị ngày nay ở PhuLăngXa quả là chuyện phiêu lưu mạo hiểm.

Tôi không là ChínhKhách, chuyên gia, trí giả, nên thích đoán ṃ : bớt nhọc ḷng mệt xác t́m hiểu chi li, lôi thôi.

Nếu đoán đúng, khỏi mất công theo dơi, phân tích tỉ mỉ, những cuộc tranh luận "nẩy lửa" lăng nhăng trong ChínhTrường.

Nếu đoán sai, lại được dịp t́m hiểu kiến thức và phương pháp suy luận của ḿnh tồi ở chỗ nào, đến mức nào.

Hai mặt đều… khỏe.

Vậy, theo tôi, 3 xu thế chính trong hành động tương lai của Macron là :

– Cách này cách khác, với luận điểm này nọ, vét tất cả những ǵ c̣n vét được trong xă hội để phục vụ TưBản. Dĩ nhiên, mục đích cuối cùng, nhất quán từ mấy chục năm rồi, vẫn là : giải quyết nạn thất nghiệp. Mục đích cuối cùng để cuối cùng coi. Trước mắt, làm cái đă, theo niềm tin của ḿnh.

– Bào ṃn những điều bảo vệ người làm thuê trong luật lao động.

– Ve văn, chiều chuộng, 20% người thuộc tầng trên của xă hội.

http://www.observationsociete.fr/categories-sociales/donneesgenerales/riches-pauvres-moyens.html :

 

phân loại theo thu nhập tổng hợp = €

1 người

2 người

gia đ́nh 2 con

%

người nghèo

769

1491

1963

30%

giới b́nh dân, trung lưu - thấp

1245

2435

3253

50%

trung lưu - cao

2259

4378

5609

 

người giàu

3075

5963

7852

20%

Một trong những "định nghĩa" KháiNiệm "GiaiCấpTrungB́nh"

Phải chăng tôi ác cảm nên bất công đối với Macron. Không, ngược lại. Thoạt tiên tôi thấy ông xinh xinh, lại xuất thân văn chương, triết học nên có… thiện cảm. Chí ít tôi cũng đă mong ông sẽ quét sạch mớ ChínhKhách tả-hữu ngạo mạn, hách dịch, khinh người, đă độc chiếm ChínhTrường PhuLăngXa mấy chục năm qua.

Tôi nghĩ vậy v́ vài lư do đơn giản.

a/ Con người, t́nh cảm, tư duy và hành động

Con người tư duy với những kiến thức và phương pháp suy luận ḿnh đă học được từ xă hôi, với nghiệm sinh của cá nhân ḿnh.

Chỉ liếc qua "lư lịch" của Macron cũng thấy được vài nét đặc thù ở ông. Ông xuất thân trong giới 10% người giàu có nhất. Từ khi vào đời, ông luẩn quẩn trong giới quyền lực tài chính hay/và chính trị : hết làm thanh tra tài chính của NhàNước lại làm chủ Ngân Hàng cho Rothschild, rồi tham gia quyền lực mức quốc gia trong bóng lưng ông Hollande.

Kiến thức và phương pháp suy luận của ông chẳng khác ǵ ông Hollande và những bạn đồng môn của họ lúc nhúc trong ChínhGiới và quan chức cấp cao của NhàNước. Họ được nhào nặn trong cùng ḷ : SciencesPoENA.

Nghiệm sinh của ông có lẽ chưa bao giờ có chuyện phải tính toán tới giá một bữa cơm vặt hay lo lắng thiếu tiền thuê một mái nhà che mưa che nắng. Và chắc chắn không có chuyện bàng hoàng ở tuổi 40-50 khi đột nhiên thấy ḿnh phải đổi nghề, học lại tất cả từ đầu th́ may ra mới t́m được công ăn việc làm trong những nghề nghiệp mệnh danh tương lai (métiers d'avenir). Đ̣i hỏi ông thông cảm với những người điên đầu v́ mấy chuyện vặt ấy, kể ra hơi quá đáng ! Hè hè. Tuy vậy, tôi không loại bỏ : tôi vốn tin con người tự do, có khả năng phủ định chính ḿnh để làm người một kiểu khác. Nhưng trong ChínhTrường PhuLăngXa ngày nay rất hiếm thấy.

Có lẽ bản thân ông Macron đă rất ngạc nhiên trước phản ứng quyết liệt của đám sinh viên và quần chúng b́nh dân trước những chính sách ông mới ban hành : ông không h́nh dung trước được.

Chỉ bớt 5€/tháng thôi, làm ǵ mà dữ vậy ? Làm sao ông có thể tưởng tượng được rằng, với một số không ít người, bớt 5€/tháng nghĩa là bớt một vài bữa ăn !

Bớt thuế cho nhúm người giàu nhất là để họ mang tiền về Pháp đầu tư, tạo công ăn việc làm, mọi người cùng hưởng, sao lại ấm ức ?

Niềm tin chính trị quả là bấp bênh.

Sự kiện con người rất phong nhă này bắt đầu "văng tục" kiểu Sarkozy rất ư nghĩa : nào là đám người lười biếng (fainéant), gây rối thúi hoắc (kiểu nói b́nh dân, foudre le bordel, bordel = ổ đĩ).

b/ Xu thế của thời đại

Thời đại của chúng ta là thời đại quyền lực kinh tế và chính trị của TưBảnTàiChính ToànCầuHoá thống trị nhân loại, lần lần khuất phục quyền lực kinh tế và chính trị của những QuốcGia .

Hiện nay, không NhàNước TưBản nào lại không là con nợ của TưBảnTàiChính quốc tế. Riêng Pháp, món nợ này, năm 2017, xấp xỉ bằng PIB.

Không NhàNước TưBản nào lại không bị những hiệp ước quốc tế ràng buộc, ở nhiều cấp : thế giới (OMC chẳng hạn), vùng (ALÉNA giữa Mỹ, CanadaMexique).

Riêng Pháp c̣n bị luật pháp và hiệp ước trong đủ thứ lĩnh vực của UE ràng buộc.

Tất cả những hiệp ước trên đều không được đưa ra công chúng thảo luận, nhiều cái đă từng được thông qua một cách lén lút.

Bất kể TưBản vận động dưới h́nh thái nào, vật chất như trong sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại, e tutti quanti, từ thuở "khai thiên lập địa" ra nó, "quy luật" vận động nhất quán của nó vẫn là :

Tiền → Tiền' ; Tiền' > Tiền[7]

V́ thế, h́nh thái lư tưởng của nó là h́nh thái trừu tượng nhất, h́nh thái tài chính. Nội dung cụ thể, cuối cùng, cơ bản thế này : trong toàn bộ GiáTrịThặngDư mà xă hội tạo ra trong một năm (PIB), phần của TưBản là bao nhiêu, phần dành cho lao động là bao nhiêu ?

Đại khái như sau :

http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---dgreports/---dcomm/---publ/documents/publication/wcms_213108.pdf

 

Phần GiáTrịThặngDư chia cho lao động xuống đều trong 30 năm qua

Nói chung, chẳng ai phủ nhận, 30-40 năm qua, phần GiáTrịThặngDư chia cho bàn dân làm thuê ở các nước TưBản phát triển nhất (OCDE) không ngừng giảm. Bước vào thập niên 2010, c̣n lại khoảng 60% PIB. Mấy chục năm qua, ChínhKháchKinhTếGia tả và hữu căi cọ ỏm tỏi cho có chuyện để nói, zui cửa zui nhà. Kết quả vẫn thế thôi. Đây không là xú thế của riêng các nước trong OCDE, là xu thế chung lâu dài của thế giới, kể cả các nước mới vươn lên, các nước "đang phát triển", kể cả Trung Quốc. KinhTếTưBản ToànCầuHoá mà. Tưởng tượng Macron có thể cưỡng lại xu thế này là chuyện hăo.

c/ Xu thế của ChâuÂu

Về mặt KinhTế đă nói ở trên.

Về mặt ChínhTrị, nhiều nước ChâuÂu hiện nay có chung một số hiện tượng với Pháp.

·  ChínhTrường càng ngày càng xé lẻ manh mún.

·  phong trào hay đảng cực hữu tiếp tục phát triển, chuẩn bị tham gia chính quyền, có nơi đă từng, kể cả ở mức QuốcGia.

·  các đảng hữu truyền thống vẫn chắc gốc tuy đang héo ṃn.

·  các ĐảngXăHội truyền thống, dưới dạng XăHộiChủNghĩa hay XăHộiDânChủ đều trong đà suy thoái.

·  một số phong trào hay đảng mới xuất hiện như ở Hy Lạp hay Espana, tuy được quần chúng ủng hộ nhưng cuối cùng vẫn phải thắt lưng buộc bụng phục tùng TưBảnTàiChính quốc tế.

·  quan trọng hơn cả : ChínhGiới teo lại, càng ngày càng thu gọn vào một lớp người ngày càng xa lạ với quần chúng.

Ông Macron xuất thân ĐảngXăHộiChínhGiới trên. Ông thành công v́ đă "ly khai" ĐảngXăHội đúng lúc, lôi kéo được một số đáng kể cán bộ và quần chúng của ĐảngXăHội, của Đảng LesRépublicains (ít hơn nhiều), của đảng Modem và bàn dân tả-hữu chán ngấy "giai cấp chính trị" PhuLăngXa, lại đúng ngay lúc ông Fillon, mà ai cũng chờ đợi sẽ thắng cử tổng thống, đắm thuyền v́ lem nhem tiền bạc của QuốcHộiHạViện. Thực chất, Macron không có thực lực chính trị vững chắc, lâu bền. Ông chẳng thể làm ǵ khác hơn những điều các vị tổng thống trước ông đă làm.

d/ Xu thế của chính ông Macron

May thay cho ông, những xu thế không cưỡng lại được trên lại là những xu thế do chính ông chủ chương. Ông cũng chẳng thể tưởng tượng hay sáng tạo ǵ khác ngược lại chúng. Chính ông đă đưa chúng vào đời khi ông nắm quyền lực trong bóng lưng Hollande qua hai đạo luật kinh tế và lao động đều được ban bố nhờ điều lệ 49-03 của HiếpPháp PhuLăngXa : không thông qua tranh luận trong QuốcHội.

Ngoài ra, tôi nghĩ trong số 18,19% CửTri đă bỏ phiếu cho ông ở Ṿng-1 cuộc bầu cử tổng thống, có nhiều người tả và hữu (t́nh cảm) thuộc cùng thành phần xă hội với ông : 20% những người giàu có nhất. Đây là thành phần hiện nay thống trị xă hội về nhiều mặt : tư tưởng, ư thức hệ, kiến thức, văn học, nghệ thuật, Media. Họ là những vị giáo sư đại học, những bác sĩ, những tiểu chủ, cán bộ lănh đạo các Hăng, các tổ chức của NhàNước và tư nhân, e tutti quanti. Tóm lại, họ là chủ tập thể của ngôn ngữ mà ta dùng để tiếp cận thông tin và suy luận về thời cuộc. Họ lại là thành phần đi bầu nhiều nhất, đều đặn nhất trong XăHội. Rất quyết định.

Qua cuộc bầu cử QuốcHộiHạViện thế lực chính trị của ông Macron càng rơ nét : 2/3 là những ChínhKhách ít nhiều chuyên nghiệp tới từ các đảng cũ. Họ "lành nghề" ở đủ thứ cấp bậc. Họ sẽ là những cột trụ để ông Macron củng cố quyền lực của ḿnh : tiền đồ chính trị, thậm chí miếng cơm manh áo của họ lệ thuộc Macron. Gần một 1/3 là lính mới ṭ te, được vinh danh là đại biểu của XăHộiCôngDân. Xem thành phần xă hội của họ cũng thấy : đại bộ phận thuộc 20% người giàu nhất trong xă hội, tŕnh độ học vấn cao, chỗ đứng trong xă hội vững, không phải lo sợ cho chuyện sinh nhai.

Ông Macron không ve văn, chiều chuộng 20% người giàu nhất trong xă hội th́ ve văn chiều chuộng ai bây giờ ? Có muốn làm khác cũng không làm được.

3.1 Những tương quan lực lượng

Trên giấy tờ, Macron có thể làm rất nhiều chuyện v́ :

a/ Guồng máy quyền lực

1/ Một ḿnh ông nắm trọn quyền LậpPháp : tại QuốcHộiHạViện, "đảng" ông nắm đa số tuyệt đối. Không cần có đồng minh.

2/ Một ḿnh ông nắm trọn quyền HànhPháp : thủ tướng, bộ trưởng, nhiều quan chức cao cấp của NhàNước đều do cá nhân ông tuyển lựa, không cần phải thương thuyết với ai cả.

3/ QuốcHộiThượngViện, dù rất muốn, ông không nắm được và đă thất bại hoàn toàn trong cuộc bầu cử mới đây để thay đổi ½ thượng nghị sĩ. Ông có thành lập được một nhóm thượng nghị sĩ LRM gồm 29 người từ các đảng phái khác, cơ bản là ĐảngXăHội, chụm lại ủng hộ ông. Sau cuộc bầu cử, c̣n lại 21 người : muốn nắm được QuốcHộiThượngViện, phải có dây mơ rễ má trong ḷng quần chúng trong sinh hoạt thường ngày của họ, xuyên qua các quyền lực địa phương, điều ông chưa hề có. Dù sao, QuốcHộiThượngViện chỉ có khả năng làm chậm trễ hành động của ông, cuối cùng vẫn phải phục tùng QuốcHộiHạViện.

4/ Chính quyền địa phương các cấp ? Cũng có thể cù nhằng cù nhầy, nhưng rồi địa phương vẫn phải phục tùng trung ương, luật đă ban không ai chống được.

b/ ChínhTrường

5/ Trong ChínhTrường không có lực lượng chính trị nào có thể ngăn cản hành động của ông :

ĐảngXăHội đă sập nát đến mức phải bán trụ sở của ḿnh ở Paris. Chia rẽ tơi bời, nhỏ nhoi, hoàn toàn không có cương lĩnh và đường lối chính trị để ứng phó với t́nh h́nh hôm nay. Quan trọng hơn cả : nó đă mất gốc quần chúng từng mở đường cho nó nắm chính quyền quốc gia cách đây gần 40 năm. Nhân viên lănh đạo của nó, có thể có cảm t́nh XăHộiChủNghĩa v́ truyền thống gia đ́nh, truyền thống cách mạng hay truyền thống văn hoá trong lịch sử cận đại Pháp, nhưng kiến thức và lư luận trong đầu họ th́ chẳng khác ǵ "đối thủ" của ḿnh : được đào tạo trong cùng ḷ. Nếp sống, sinh hoạt, mạng lưới quan hệ xă hội, e tutti quanti, cũng như nhau. Họ nhảy qua nhảy lại từ tả sang hữu hay hữu sang tả, chẳng ai ngạc nhiên. Thí dụ ông Jean-Pierre Jouyet, bạn đồng môn của Macron trong ḷ đào tạo ENA : sau khi làm thứ trưởng cho Sarkozy, ông vào làm tổng thư kư văn pḥng phủ tổng thống cho Hollande và chính ông kéo Macron vào đó làm phó tổng thư kư rồi bộ trưởng. Một số lớn cũng đă đầu quân Macron.

Đảng FN, về nh́ trong cuộc tranh cử tổng thống, cũng ở t́nh trạng tương đương với LR. Nó sẽ tồn tại lâu dài, lúc lên lúc xuống, tuỳ t́nh h́nh nắng mưa, v́ nó phản ảnh sự sợ hăi tương lai của cả một cộng đồng người cảm thấy bị uy hiếp, thèm t́m lại thời hoàng kim hăo qua những khuynh hướng kỳ thị chủng tộc, bài xích ngoại quốc, dân tộc chủ nghĩa hẹp ḥi, luôn luôn xuất hiện trong những cơn khủng hoảng của xă hội. Ở nước nào cũng có. Nó là một h́nh thái tồn tại ở đời nay của một quá khứ hoàn toàn không có khả năng mở đường tương lai.

Đảng LR, tuy thất bại nặng nề nhưng vẫn c̣n gốc gác của phe hữu truyền thống ở Pháp, TưBản, tư sản, tiểu tư sản truyền thống và đặc biệt cánh Thiên Chúa Giáo Triệt Để đă cứu vớt ông Fillon trong cơn đắm thuyền, khiến ông không phải bỏ cuộc, tiếp tục tranh cử tổng thống. Nhưng những chính sách cơ bản nhất mà LR chủ chương đă có Macron làm : thủ tướng và bộ trưởng kinh tế – tài chính của Macron đều là đảng viên của LR ! Những chuyện anh muốn làm, anh đă không làm được ngay trong lúc anh nắm chính quyền liên tục 10 năm. Bây giờ, tôi làm được, lại chỉ cần dùng người của đảng anh thôi, anh c̣n ǵ để nói nữa và c̣n ai tin lời anh ? Quả nhiên, chẳng c̣n ǵ để nói, có nói cũng chẳng ai buồn nghe. LR chỉ c̣n biết phê phán vặt, lăng nhăng, lư nhí, những hành động vừa qua của Macron, thế thôi. Đảng LR cũng đang xé lẻ, tủn mủn đến mức, hôm nay, chỉ c̣n ông Laurent Wauquiez, người tự phong là kế thừa tổng thống Sarkozy, có đủ số người đề cử ra tranh cử làm thủ lĩnh đảng LR, khiến ông Wauquiez phải kêu gọi đảng ông đề cử cho ông một địch thủ, tránh một màn tự biên tự diễn nhạt nhẽo. Bế tắc đường lối, ông Wauquiez cũng chỉ c̣n biết sao lại bổn cũ đă thất bại : liếc mắt đưa t́nh với quần chúng bầu cho Le Pen. Bệnh nào sẽ tật nấy.

Phong trào LFI của Mélenchon, về hạng 3 trong cuộc bầu cử tổng thống. Tả khuynh, cực tả, v.v. Nhỏ nhoi, hỗn hợp. Cũng chẳng có cương lĩnh và đường lối chính trị hướng tới một nước Pháp tương lai. Ngoài ông Mélenchon có tài hùng biện, chẳng có nhân vật nào đáng kể, không có một guồng máy bám sát, t́m hiểu và liên tục vận động quần chúng hành động. Kêu gọi một cuộc biểu t́nh phẫn nộ th́ được, hành động lâu dài, bền bỉ để có thực lực nắm lấy chính quyền và khai triển một kế hoạch hành động lâu dài cho PhuLăngXa th́ không. Ông Mélenchon, như Macron Trump, là ChínhKhách Media, có tài, hạng hai. Hiện nay, bà phát ngôn viên của ông đang mắc mớ chuyện tiền bạc lem nhem :

http://www.lemonde.fr/politique/article/2017/10/04/selon-le-canard-enchaine-raquel-garrido-n-a-pas-paye-ses-cotisations-retraite-depuis-six-ans_5195858_823448.html

ĐảngCộngSảnPháp. Nó ngắc ngoải hàng chục năm rồi, nhưng chưa chết. Đồng thời lâu lâu lại thấy thiên hạ nhắc lại, trực tiếp hay gián tiếp, luận điểm này hay luận điểm nọ của Marx để phân tích t́nh h́nh. Thế nghĩa là ǵ ? Nghĩa là : ngày nào PhươngThứcSảnXuấtTưBản c̣n thống trị đời sống của nhân loại, ngày đó lư tưởng, kiến thức, phương pháp suy luận của Marx chưa thể chết được[8] : nó là sản phẩm chân chính bậc nhất của PhươngThứcSảnXuấtTưBản, giúp ta hiểu và thử t́m những phương hướng hành động để giải quyết những mâu thuẫn nội tại của PhươngThứcSảnXuất ấy, mức quốc gia cũng như mức toàn cầu. Trong quá tŕnh đằng đẵng ấy, đă có những h́nh thái thử nghiệm theo cách hiểu biết của các vị lănh tụ CộngSản ở thế kỷ 20, làm rúng động thế giới, gây không ít tội ác, tai ương, rồi yên ả thảm bại. Trong tương lai, sẽ c̣n có nữa, dưới h́nh thái này hay h́nh thái khác. Cho tới một ngày…

Khi một hoài băo nhân bản đă được sáng tạo và thấm vào ḷng người, không dễ ǵ tiêu diệt được nó. Nhưng chỉ một nền văn minh cao hơn nền văn minh đương thời mới có thể thay thế nó được. Chí ít, phải cao hơn ở 3 điều sau (hiểu theo ngôn ngữ của Marx) :

- phát triển LựcLượngSảnXuất, trao đổi, quản lư, mạnh hơn, nhanh hơn, hài hoà, êm đẹp và tốt hơn PhươngThứcSảnXuấtTưBản, đồng thời bảo vệ được, thậm chí tô điểm thêm, môi trường sinh sống và tồn tại của con người. Món này, phải dựa vào kiến thức khoa học và kỹ năng kỹ thuật, đ̣i hỏi học lực hiện đại và cao không chỉ ở một nhúm người.

- thực hiện được triệt để những lư tưởng và giá trị nhân bản đă được sáng tạo ở ChâuÂu từ thời Phục Hưng tới Thế Kỷ Khai Minh và sau đó, hiện nay đang bị bào ṃn ở các nước TưBản mạnh nhất.

- thực hiện được những lư tưởng và giá trị nhân bản của ChủNghĩaXăHộiChủNghĩaCộngSản do chính PhươngThứcSảnXuấtTưBản phát sinh.

Cuối cùng, tạo được những QuanHệSảnXuất tốt đẹp xứng đáng với sự tiến bộ của lư trí và nhân văn.

Sau đó, sẽ đến lúc sáng tạo những nghệ thuật sống. Đúng là niềm tin ư thức hệ, ta sẽ không c̣n đó để xem sẽ thế nào. Hè hè.

6/ Cuối cùng, Macron có chính nghĩa : ngay trong giai đoạn tranh cử tổng thống, ông đă cảnh báo trước : ông sẽ không thông qua những thủ tục dân chủ b́nh thường (QuốcHội LậpPháp) để tiến hành cải cách. Ông sẽ cải cách qua ordonnance (một loại mệnh lệnh), khỏi mất thời giờ bàn tán.

c/ Media

Macron là bạn thân thiết của giới TưBản làm chủ hầu hết Media ở Pháp. Ông là con cưng của Media. Từ lúc ông thành lập phong trào En Marche đến lúc quy tŕnh bầu cử tổng thống chính thức bắt đầu, riêng trên đài truyền h́nh tư BFM-TV, một loại CNN ở Pháp, lượng thời gian ông xuất hiện gần bằng tổng lượng thời gian xuất hiện của 4 đối thủ chính của ông lúc đó. Miễn bàn tiếp.

d/ XăHộiCôngDân – CôngĐoàn

các CôngĐoàn của giới chủ, lớn và nhỏ. Tiêu biểu nhất, có ảnh hưởng trực tiếp vào đường lối kinh tế của NhàNước : Medef. Đương nhiên ủng hộ Macron hết ḿnh, c̣n muốn ông mạnh tay hơn.

b/ các CôngĐoàn của những NgườiLàmThuê. Hiện nay, có 5 CôngĐoàn có tư cách đại diện, nghĩa là kư kết những hợp đồng ChủNgườiLàmThuê ở mức quốc gia, mức ngành v.v.

Confédération française de l'encadrement - Confédération générale des cadres (CFE-CGC)

Confédération française démocratique du travail (CFDT) affiliée à la CES

Confédération française des travailleurs chrétiens (CFTC) affiliée à la CES

Confédération générale du travail (CGT) affiliée à la CES

Confédération générale du travail - Force ouvrière (CGT-FO) affiliée à la CESMedia

Trong lịch sử Pháp, ở những thời điểm khủng hoảng, 2 Chiến Tranh Thế Giới, hầu hết những CôngĐoàn lao động tiêu biểu đều có truyền thống gắn liền đấu tranh nghiệp đoàn với đấu tranh chính trị mức toàn quốc :

CFTC : Công Đoàn Của Người Lao Động Thiên Chúa Giáo, trước và sau Chiến Tranh Thế Giới 2 = tả khuynh, rất quyết liệt. Bây giờ tự xếp ḿnh trong xu thế "cải cách". Đă ủng hộ luật lao động gọi là El Khomri (tên bà bộ trưởng của François Hollande), luật lao động đó đă từng góp phần khiến HollandeĐảngXăHội đắm tầu. Bộ luật đó do chính tay Macron nhào nặn khi ông c̣n cầm quyền trong bóng lưng Hollande.

CFDT : xuất thân từ sự chia tay với CFTC, lúc đầu tả khuynh quyết liệt, thừa nhận và chủ chương đấu tranh giai cấp và học thuyết Marx, nhưng không chấp nhận sự lănh đạo của ĐảngCộngSảnPháp, đặc biệt trong thời điểm ĐảngCộngSảnPháp thực hiện chỉ thị đoàn kết dân tộc xây dựng đất nước của Staline sau Chiến Tranh Thế Giới 2. Sau đó, thân ĐảngXăHội. Bây giờ cũng tự liệt vào xu thế "cải cách". Đă ủng hộ luật lao động gọi là El Khomri.

CGT-FO : xuất thân từ sự chia tay với CGT. Chủ chương CôngĐoàn độc lập với đảng phái, NhàNước, chính phủ, tôn giáo, v.v. Thân với khuynh hướng XăHộiChủNghĩa, thành viên ô hợp, cơ bản là chống cộng.

CFE-CGC : CôngĐoàn của cán bộ (cadre). Chủ chương bảo vệ quyền lợi của một tầng lớp lao động thôi. Nói chung, khuynh hướng phi chính trị.

CGT : thân cộng sản. Vẫn c̣n là Công Đoàn Lao Động số 1 ở Pháp, tuy trong khu vực tư nhân th́ đă phải nhường ngôi vị cho CFDT mới đây.

Đây là CôngĐoàn lao động lâu đời nhất ở Pháp, từ 1864 với Association Internationale des Travailleurs c̣n gọi là Quốc Tế Cộng Sản I, bám rễ sâu đậm trong lịch sử chính trị Pháp từ thế kỷ 19, gắn liền với tất cả những đấu tranh giai cấp liên miên suốt 150 năm, đă góp phần quyết định trong sự h́nh thành cái thể chế mà người ta gọi là NhàNướcPhúcLợi (État Providence) ở Pháp. Đọc lịch sử của nó chẳng khác lắm đọc lịch sử chính trị của cả một mảng lịch sử Pháp, thế kỷ 19 và 20.

Cho tới gần đây, vẫn được coi như công cụ của ĐảngCộngSảnPháp : thủ lĩnh của nó đồng thời cũng là ủy viên BộChínhTrị của ĐảngCộngSảnPháp. Nhưng nó cũng đă biến đổi không ít. Mấy chặng đường ư nghĩa :

1978 : tổng thư kư CGT Georges Séguy, linh cảm nguy cơ thoái trào do sự tan ră của Cương Lĩnh Chính Trị Chung giữa ĐảngCộngSảnPhápĐảngXăHội của Mitterrand để giành quyền lănh đạo NhàNước PhuLăngXa, muốn khôi phục lại ít nhiều tính độc lập của Công Đoàn CGT. Không thành công.

1982 : ông Henri Krasucky lên thay thế Georges Séguy. Ông xuất thân Do Thái Balan, công nhân từ tuổi 13, đảng viên Đảng Cộng Sản Balan, rồi ĐảngCộngSảnPháp, tham gia kháng chiến chống fátxit Đức. 22 tuổi, bị bắt, bị tra tấn 2 tuần trước mặt mẹ và em, và đưa đi trại tập trung Birkenau, một chi nhánh của Auschwitz, nhưng thoát chết. Ông nổi tiếng thuộc phe triệt để tả trong BộChínhTrị ĐảngCộngSảnPháp. Nhưng cuối nhiệm kỳ của ông, ông cũng bắt đầu nhích xa lănh đạo của ĐảngCộngSảnPháp.

1992-1999 : ông Louis Viannet thay thế Krasucki với nhăn hiệu là một đệ tử của Staline được sắp đặt vào CGT để lập lại trật tự của ĐảngCộngSảnPháp. Sau 6 năm ông lănh đạo CGT, kết quả khá bất ngờ :

– 1993, trong cuộc bầu cử QuốcHộiHạViện, CGT không kêu gọi bầu cho phe nào cả.

– 1995, CGT rời bỏ Confédération Internationale du Travail, Liên Đoàn Quốc Tế Lao Động, lúc đó thân cộng.

– 1996 : ông Viannet từ chức ủy viên BộChínhTrị ĐảngCộngSảnPháp, nhưng vẫn làm ủy viên BanChấpHànhTrungƯơng tới năm 2000.

– 1997 : cuộc bầu đại diện CôngĐoàn trên toàn nước Pháp xác nhận : đà xuống dốc của CGT đă chựng lại. CGT vẫn là CôngĐoàn lao động số 1 của Pháp.

1999-2013 : ông Bernard Thibault, xuất thân công nhân, ngành hoả xa, đảng viên cộng sản, làm tới ủy viên trung ương. 2001, từ bỏ mọi chức vụ trong ĐảngCộngSảnPháp, tuy vẫn làm đảng viên. Ông đă kêu gọi bầu cho Hollande.

2013-2015 : ông Thierry Le Paon thay thế Bernard Thibault trong sự tranh giành nội bộ hỗn độn. Nội 2 năm bị cách chức v́ một mini-scandale tiền bạc vặt. Được thủ tướng Manual Valls đưa đi ngụ cự trong một cơ quan NhàNước vớ vẩn liên hệ tới ngôn ngữ Pháp.

2015 : ông Philippe Martinez, không xuất thân công nhân, là kỹ thuật viện trong ngành luyện kim (tú tài + 2) trong Hăng Renault. Philippe Martinez là tổng thư kư đầu tiên của CGT, từ 1946, không là đảng viên ĐảngCộngSảnPháp : ông rời bỏ ĐảngCộngSảnPháp năm 2002 v́ bất đồng ư với tổng thư kư Robert Hue.

Nội dung chung nhất của những hiện tượng trên trong h́nh thái XăHộiCôngDân cơ bản này là ǵ ? Là sự suy thoái trong ư thức của con người về bản chất hay bản thế xă-hội của chính ḿnh (triết). Trong thế kỷ 19, chắc chắn cũng nhờ lư tưởng trừu tượng về con người phổ cập, cá thế, tự do, b́nh đẳng, tiến bộ của văn hoá Khai Minh, nó ư thức được nó cũng là toàn bộ những quan hệ xă hội có thực của nó với đời. Những quan hệ xă hội có thực đó, chiều sâu, có kích thước văn hoá, lịch sử và hoài băo tương lai ; chiều rộng, có cả nhân loại. Do đó, nó biết liên hệ từng cuộc đấu tranh cụ thể v́ những mục đích trước mắt với hoài băo cuối cùng của đời nó : xây dựng một nhân giới cho ra hồn người.

Qua gần hai thế kỷ đấu tranh ư thức hệ liên miên, khốc liệt, qua những cuộc khủng hoảng tư tưởng chấn động, ư thức của con người về bản chất của ḿnh đang co cụm lại dưới sự dồn ép của TưBản. Chủ nghĩa duy nhất đang vươn tới sự phổ cập trừu tượng nhất (universel abstrait) của thân phận làm người : Tiền → Tiền', với Tiền' > Tiền. Ngoài ra, không có ǵ đáng nói hết. Đó là nội dung cơ bản thiết thực của quá tŕnh ToànCầuHoáTưBản ngày nay. Sự co cụm trên có nhiều mức độ : dân tộc, quốc gia, giai cấp, thành phần xă hội, những tập hợp nhỏ hơn như CôngĐoàn nghề nghiệp… Một giai đoạn thoái hoá của một nền văn minh.

Mục đích của ông Macron, đích thực là đẩy mạnh quá tŕnh thoái hoá ấy, dĩ nhiên để giúp các Hăng TưBản PhuLăngXa mạnh lên, giải quyết nạn thất nghiệp triền miên không lối thoát : từ từ đặt quyền năng của những hợp đồng lao động ở mức Hăng lên trên những hợp đồng lao động ở mức ngành, mức quốc gia, xé nhỏ sự đoàn kết giữa những người lao động. Cuối cùng ? Đưa QuanHệSảnXuất về thời ban sơ của PhươngThứcSảnXuấtTưBản : hợp đồng TựDo giữa hai con người TựDoB́nhĐẳng trước PhápLuật vốn bảo vệ quyền TưHữu trên PhuơngTiệnSảnXuất. Nội dung thế nào, hai bên tùy tiện. Trong quan hệ TựDoB́nhĐẳng ấy, một bên nắm hết PhươngTiệnSảnXuất, một bên không có cách nào đảm bảo bữa cơm ngày mai của ḿnh và vợ con ngoài cách "bán" SứcLaoĐộng theo giá tự do thoả thuận. Kết quả thế nào, chắc không cần suy nghĩ nát óc mới đoán được. Khuynh hướng này đă tràn lan ở ChâuÂu trong mấy thập niên qua. ChínhKhách Anh, phải công nhận, sáng tạo nhất. Nó đă sáng tác ra loại hợp đồng bất hủ gọi là Hợp đồng lao động 0 giờ. Đại thể thế này : tôi với anh kư một hợp đồng lao động. Anh chấp nhận làm công cho tôi trong tư cách lệ thuộc quyền điều hành của tôi (un lien de subordination juridique envers l'employeur, trong luật lao động của Pháp). Tôi không đảm bảo cung cấp cho anh một giờ lao động nào cả, nhưng khi cần, tôi sẽ kêu anh làm. Tuyệt cú mèo. ChínhKhách Đức và nhiều nước ChâuÂu khác cũng không tệ, cũng tạo nhiều loại hợp đồng theo hướng đó. ChínhKhách Pháp chậm chạp hơn, đến bây giờ mới c̣n đang nghiên cứu thành lập loại hợp đồng giới hạn ở một công tŕnh : tôi mướn anh cho một công tŕnh, ngày công tŕnh chấm dứt, anh đi đâu kiếm ăn th́ đi, t́nh nghĩa đôi ta có thế thôi. Có thể nói, hợp đồng lao động 0 giờ là hợp đồng lư tưởng của PhươngThứcSảnXuấtTưBản : lao động của anh chỉ có giá trị đối với tôi trong lúc nó vỗ béo TưBản của tôi. ThịTrườngLaoĐộng lư tưởng của PhươngThứcSảnXuấtTưBản là một thị trường không biên giới, có đầy người kiếm ăn, có thừa toàn bộ những kỹ năng lao động cần thiết để khi có dịp kiếm lời, ông chủ chỉ vẫy tay là có liền người sản xuất GiáTrịThặngDư cho ḿnh bỏ túi, theo thỏa thuận tự do giữa 2 cá nhân, sau đó cút ngay cho đỡ bẩn mắt. Nói thế tưởng đùa. Nhưng làm sao quên được những Hăng TưBản tiên tiến nhất của Tây Âu, cách đây không lâu, xuyên qua hợp đồng kinh doanh với một số nước ở Châu Á và Châu Phi đă khai thác tàn nhẫn sức lao động của trẻ con như thế nào, kể cả ở tuổi 5-6. Có khác mấy đâu ? Chưa kể tới những thảm hoạ động trời khác, ngày nào cũng có nếu ta chịu khó truy t́m thông tin ngoài những Media thống trị dư luận.

Song song với hiện tượng trên, có sự kiện này : tỷ lệ người làm thuê có gia nhập CôngĐoàn ở Pháp thuộc hạng bét ở ChâuÂu và ở OCDE (35 nước TưBản phát triển nhất, 80% PNB, tổng sản lượng, của thế giới, năm 2009). Đại bộ phận Media giới hạn nó ở khoảng 8%. Sau đây, một thông tin ít bi quan hơn, 11% :

http://tempsreel.nouvelobs.com/politique/reforme-code-travail-el-khomri/20160601.OBS1706/non-il-n-y-a-pas-8-de-syndiques-en-france.html

Ước lượng tỷ lệ NgườiLàmThuê gia nhập CôngĐoàn tại Pháp 1945-2013

 

Tỷ lệ gia nhập CôngĐoàn

Khu vực NhàNước (2016, 5 448 321 lao công)

20%

Khu vực tư nhân

9%

Trong những Hăng < 50 NgườiLàmThuê

5%

Trong những Hăng > 200 NgườiLàmThuê

14,4%

Trong những Hăng chuyên mua bán lao động (intérimaires)

1%

Với hợp đồng lao động có thời hạn (Contrat à durée déterminée)

2%

Với hợp đồng lao động vô thời hạn (Contrat à durée indéterminée)

14,3%

Nghĩa là :

– từ 1945 tới 2013, những quan hệ đoàn kết, bảo vệ nhau, tương thân tương trợ, giữa những NgườiLàmThuê càng ngày càng giảm, đặc biệt trong khu vực tư nhân, đặc trưng của KinhTếThịTrườngTưBản.

– hoàn cảnh lao động càng bấp bênh th́ quan hệ đoàn kết đó càng yếu ớt, người lao động càng bị dồn vào thế xé lẻ, cô đơn, bất lực.

– Hiện nay, chỉ c̣n những NgườiLàmThuê trong những Hăng lớn có hợp đồng lao động vô hạn định là có một chút khả năng tự vệ. Số gia nhập CôngĐoàn cũng yếu ớt : hơn 14% một tí. Họ dám bảo vệ quyền lợi của chính họ thôi cũng đủ lo lắng kiệt sức rồi, nói chi đến chuyện bảo vệ người khác. Thời đại của tổng đ́nh công dường như đă qua. Nó có thể trở lại, nhưng trong một h́nh thái khác xưa.

Quá tŕnh xă hội tan ră, biến người lao động thành những phần tử lạc loài, cô đơn, bất lực, mất hết phương hướng cho tương lai, giữa một đám lúc nhúc người không phân biệt được cá tính (massification, "quần chúng hoá"–dịch dở, nguy hiểm !), trong quyển Le système totalitaire, Chế độ toàn trị, Hannah Arendt đă đặt cho nó một cái tên : atomisation, nguyên tử hoá. Nội dung đích thực của KháiNiệm trên là quá tŕnh tha hoá của con người khi, trong đời sống thực, cụ thể, cá nhân, và trong ư thức, nó bị tước đoạt hay nó đánh mất bản thể của chính nó : toàn bộ những quan hệ xă hội đă khai sinh ra nó. Quá tŕnh tha hoá trên có thể dẫn nhân loại tới những thảm kịch khủng khiếp nào, c̣n một số người nhớ. Không có ǵ đảm bảo thế hệ 20-40 tuổi ở Pháp và ChâuÂu "nhớ", biết hay quan tâm đến. Cứ coi sự bành trướng không cản được của những phong trào ít nhiều ca ngợi ư thức hệ Nazi tại ChâuÂu trong mấy thập niên qua cũng thấy. Ngay nước Đức, đă lănh đủ chế độ toàn trị của Hitler, đă giáo dục cặn kẽ dân ḿnh về nguy cơ đó, tháng 9 - 2017, đă mở cửa QuốcHội đón 94 dân biểu của đảng cực hữu AfD (Alternative fur DeutschLand, 12,6% phiếu, về hạng 3). Kinh thật.

e/ XăHộiCôngDân – ONG

XăHộiCôngdân đă sản sinh rất nhiều h́nh thái tổ chức. Một h́nh thái, mới phát triển mănh liệt từ vài chục năm nay, gọi là ONG, Tổ Chức Phi Chính Phủ. Phương tiện hành động của họ do các NhàNước hay ḷng từ thiện của người đời giúp đỡ. Diện hành động của họ rộng lớn, phong phú, có nhiều nội dung cực quan trọng cho tương lai của nhân loại : bảo vệ môi trường, bảo vệ phụ nữ và trẻ con, chống bệnh tật, nghèo đói, mù chữ, v.v. Nguyên tắc cơ bản là phi chính trị, không có khả năng chi phối đáng kể t́nh h́nh chính trị của các quốc gia. Trong cuộc "động đất chính trị" của PhuLăngXa vừa qua, họ không có ảnh hưởng ǵ cả.

Nhưng làm chính trị đâu chỉ có vậy. Sau khi hô hoán, vận động, thắng cử, nắm chính quyền, cuối cùng, phải HànhĐộng. HànhĐộng, nhất là HànhĐộngChínhTrị là tác động vào không gian chung sống của con người, vào quyền lợi cụ thể và tinh thần của các thành phần xă hội. Nói hay tới mấy cũng phải lộ diện. Và nhận sự ưng thuận hay phản kháng.

3.2 Đă làm : luân lư hoá đời sống công cộng (moralisation de la vie publique).

http://www.lemonde.fr/politique/article/2017/07/29/la-loi-de-moralisation-de-la-vie-politique-largement-adoptee-par-l-assemblee-nationale_5166322_823448.html

Trong nhiệm kỳ của ông Hollande, đă nổ ra vài chuyện lem nhem tiền bạc, trốn thuế, gian thuế, khiến hai vị bộ trưởng hay thứ trưởng vừa mới nhậm chức phải từ chức liền. Mức độ tiền bạc : vặt, nhỏ nhoi đối với một NhàNước như Pháp. Tuy vậy, đó là những giọt nước khiến tách nước trào trong dư luận. Sự ngạo mạn khinh khi quần chúng của ChínhKhách tưởng ḿnh đương nhiên đứng trên luật lệ đă quá đủ.

Trong cuộc tranh cử để được làm ứng cử viên chính thức của đảng LR, nội 2 tuần cuối, ông Fillon (thủ tướng của Sarkozy) đột nhiên nhảy vọt và thắng. Đầu tháng 12-2016, thăm ḍ dư luận sắp ông ở hàng 1 (28%) vượt bà Le Pen (24%) đă chiếm vị trí 1 từ năm 2014. Ông Macron xuất hiện, tiến khá nhanh trong các thăm ḍ dư luận, sắp hạng 3 (15%). Không ai h́nh dung rằng bà Le Pen có thể thắng cử tổng thống. Ai cũng tưởng ông Fillon sẽ làm tổng thống tương lai của PhuLăngXa. Nhưng ô hô ai tai. Một vụ lem nhem tiền bạc lại nổ ra, khiến Fillon vỡ mộng. Tuần báo hí lộng Carnard Enchaîné thông tin : ông đă dùng tiền của QuốcHộiHạViện để trả lương cho vợ con giúp ông việc ǵ không rơ lắm. Cộng thêm vài chuyện lem nhem mờ ám tiền bạc, quà tặng khác. Tất cả chưa tới 1 triệu € trong khoảng 10 năm. Nhưng tách trà dư luận đă sủi bọt trào nước. Mặc dù phong trào Thiên Chúa Giáo Triệt Để ủng hộ ông tới cùng trong một cuộc biểu t́nh ở Công Trường Trocadéro, ông không sao ngóc đầu lên được. Song song đó, ông Macron vươn lên trong thăm ḍ dư luận, và thắng cử. Những lem nhem tiền bạc của ChínhGiới, đặc biệt của ông Fillon đă mở cho Macron một đại lộ huy hoàng vào Cung Điện Élysées.

 

Đương nhiên, trong "chương tŕnh chính trị" của Macron, có chủ chương "luân lư hoá đời sống công cộng". Đương nhiên, đó cũng là luật đầu tiên ông khiến QuốcHội thông qua. Quần chúng đ̣i hỏi. Không tốn một xu. Đại bộ phận dân biểu ủng hộ. Vèo cái là xong. Lại được danh là biết giữ lời hứa và biết làm việc hiệu quả. Sau đó, chẳng ai bàn tán nữa.

Đọc qua nội dung giản lược của luật trên : chuyện đáng làm thôi, về mặt luân lư, và tránh bớt vài khả năng lạm dụng quyền lực để thủ lợi riêng. Nhưng tương đối tủn mủn, vặt vănh, chẳng có ǵ quốc gia đại sự. Đương nhiên là vậy : dùng luật pháp để giải quyết vấn đề này là chuyện hăo : nó thuộc lĩnh vực văn hoá, luân lư của một dân tộc. Muốn xây dựng một đời sống chính trị nói riêng và một đời sống xă hội nói chung, lành mạnh, trong sạch, phải dựa vào văn hoá. Khi văn hoá xuống cấp, chẳng luật pháp nào giữ được sự lành mạnh, trong sạch trên. QuốcHội thông qua, chẳng ai mất thời giờ nói tới nữa.

Trong chuyện này, có vài t́nh tiết thi vị. Trong cuộc tranh cử tổng thống, Macron liên kết với François Bayrou, Modem. Trong chính phủ Edouard Phillippe 1, có mấy vị lănh tụ Modem nhậm chức cao :

François Bayrou, Bộ trưởng NhàNước (ministre d'État), bộ Tư Pháp. Được phân công soạn thảo và bảo vệ luật luân lư hoá đời sống công cộng.

Sylvie Goulard, Bộ trưởng Quốc Pḥng.

Marielle de Sarnez, Bộ trưởng Đặc Trách Hồ Sơ ChâuÂu .

Chỉ sau 1 tháng, cả 3 vị từ chức. Lại v́ lem nhem tiền bạc trong tư cách dân biểu ChâuÂu

Cùng lúc, ông Richard Ferrand, xuất thân PS, cánh tay phải của Macron trong hành tŕnh vươn tới quyền lực, cũng phải từ chức bộ trưởng v́ đă từng lem nhem tiền bạc ở địa phương.

Quan hệ giữa luân lư và chính trị xưa nay vốn thế. Người dấn thân chính trị, khi không có hay đă mất lư tưởng phục vụ, chỉ c̣n quyền lực và, qua nó : tiền, danh hăo và gái. May th́ thoát hết. Không may th́ sẽ gục v́ một trong ba món đó và… lụi.

3.3 Bốn chuyện ông Macron bắt buộc phải làm và đă bắt đầu làm

Thời-thế tạo anh-hùng trong nghĩa này : hành động của con người trong quá khứ dẫn đến một t́nh trạng xă hội căng thẳng đ̣i hỏi một giải pháp cấp bách. Đồng thời nó cũng tạo ra những điều-kiện cho phép thực hiện giải pháp ấy.

Phải hiểu từ giải pháp ở đây như thế nào ? Giải quyết một cách khoa học ? Không. KinhTếChínhTrị là quan hệ tổng hợp cơ bản giữa người với người trong mọi kích thước vật-thể, sinh-thể và trí-thể của con người. Muốn dùng khoa học đích thực để xử lư nó là chuyện hăo.

Sự căng thẳng ở đây là căng thẳng trong tương quan lực lượng giữa các thành phần xă hội. Đă đến lúc phải ngă ngũ, thiết lập một trạng thái thăng bằng mới cho phép quan hệ KinhTếChínhTrị phát triển theo một hướng nhất định nào đó trong một khoảng thời gian nào đó. Nghĩa là : phải có phe thắng, phải có phe chấp nhận đă thua, cúi đầu chấp hành.

3 tác nhân chính là :

a/ TưBảnTàiChính (có tính chất quốc tế) + TưBảnSảnXuất (vừa có tính chất quốc tế, vừa có tính chất quốc gia, đặc biệt các Hăng trung b́nh hay nhỏ), gọi tắt là TưBản.

b/ quyền lực chính trị, chỉ có tính chất quốc gia thôi.

c/ đ̣i hỏi của GiaiCấpLàmThuê, đặc biệt tầng lớp b́nh dân.

Macron chính là anh-hùng được "phân công" giải quyết mâu thuẫn của thời - thế, xuyên qua chính sách xử lư 4 lănh vực khăng khít nhau : kinh tế, tiết kiệm, thuế má, luật lao động. Trong cả 4 lănh vực, ông không có chủ chương ǵ mới mẻ cả, chỉ tiếp tục đường lối kinh tế nhất quán đă được ChínhKhách tả và hữu thực hiện từ hơn 30 năm qua ở PhuLăngXa và đă dẫn tới t́nh h́nh ngày nay v́ :

– ông cũng chẳng biết làm ǵ khác

– chính ông, trong nhiệm kỳ Hollande, với tư cách phó tổng thư kư văn pḥng tổng thống, rồi bộ trưởng bộ kinh tế đă tiến hành đường lối ấy. Lúc ấy là đường lối kinh tế của phe tả. Bây giờ Macron tiếp tục thực hiện một cách thẳng tay, nhanh gọn hơn : trao cho thủ tướng và bộ trưởng kinh tế – tài chính, đều là đảng viên phe hữu LR thực hiện. Macron vừa tả vừa hữu là như vậy, thế thôi.

Điều-kiện cho phép ông thực hiện giải pháp đó chính là : sự tan ră hay/và suy thoái của các tổ chức quyền lực chính trị chính-thống truyền thống, sự lơ mơ, tản mạn, manh mún của các khuynh hướng chính trị khác, sự bất lực của kiến thức và phương pháp suy luận của trí giới, sự lệ thuộc của Media, tóm lại, sự khủng hoảng tư tưởng toàn diện của thời đại dưới áp lực và thúc ép của TưBản. Nội dung cơ bản là :

a/ Kinh tế

Vét hết những ǵ c̣n vét được để đưa vào túi TưBản. Với lập luận cố hữu : chính các Hăng tạo ra công ăn việc làm ; chúng ta phải giúp chúng lớn mạnh, đầu tư, cạnh tranh, e tutti quanti ; vài biện pháp cụ thể đă gây tranh căi :

– miễn cho các Hăng phải đóng góp vào các quỹ xă-hội. (Một phần quan trọng).

– dẹp bớt rồi dẹp luôn những hợp đồng lao động hưởng trợ cấp NhàNước để giảm chi cho NhàNước.

Đây là một loại hợp đồng lao động mà các ChínhKhách tả và hữu đă dùng liên tục trong mấy chục năm qua dưới nhiều tên rất hay ho xă hội tính. Mục đích của nó, đối với ChínhKhách, là giảm số người bị liệt vào thống kê thất nghiệp. Các chính khách cà khịa với nhau về những hợp đồng này cho vui cửa vui nhà, có chuyện để cà khịa, khẳng định lập trường. Nói chung, chẳng ai phàn nàn cả : một số việc làm đó cần thiết và có ích cho đủ loại sinh hoạt xă hội, đồng thời niú lại được những kẻ thất nghiệp, nhất là thanh niên, ở lại trong cộng đồng xă hội trong một thời gian nữa nhờ cả vào một đồng lương nhỏ nhoi và một lao động hữu ích cho tha nhân. Năm 2016, cuối nhiệm kỳ Hollande, có 497 000 người thừa hưởng loại hợp đồng này. Thế mà vẫn không chuyển hướng được nạn thất nghiệp.

http://www.lefigaro.fr/economie/le-scan-eco/explicateur/2017/08/26/29004-20170826ARTFIG00011-comment-marchent-les-contrats-aides-qui-beneficient-a-497000-salaries.php

b/ Tiết kiệm chi tiêu của NhàNước

Cắt bớt trợ cấp cá nhân để có nhà ở (cơ bản là thuê) (aide personnalisé au logement) = - 5€/tháng.

5€ là giá một ly bia trong quán càfê tại trung tâm Paris. Tưởng là chuyện vặt. Không, ở PhuLăngXa ngày nay, đối với nhiều người không là chuyện vặt : 2,6 triệu hộ, trong đó có 800 000 sinh viên :

http://www.lefigaro.fr/conjoncture/2017/07/22/20002-20170722ARTFIG00066-l-aide-au-logement-apl-reduite-de-cinq-euros-par-mois-en-octobre.php

Một bà bộ trưởng tuyên bố một cách khinh bỉ : ở tuổi 20-25 mà anh không bớt nổi chi tiêu 5€/tháng th́ trong tương lai anh sẽ làm được ǵ ? Tôi sực nhớ một bài báo trong tờ Le Monde cách đây 2-3 năm nói về sự xuất hiện của các hợp tác xă cung cấp lương thực cho sinh viên ngay trong các đại học. Một tuần một lần, họ đi mua lương thực với giá sỉ ở những nơi chấp nhận bán, mang về bán lại không lời cho sinh viên, đại học cung cấp pḥng miễn phí làm "tiệm", người làm đều làm chùa. Một sinh viên cho biết : một tuần một lần, tôi tiêu 10€ là có đủ ăn uống cho cả tuần. Hiện nay, gửi xe ở một parking trên đại lộ St-Germain-des-Prés khoảng nửa giờ, tốn 7,20€ ! Uống một ly bia ½ lít ở trung tâm Paris, tốn 8€ ! Nhưng tôi tin : đă lâu, v́ lười và chán, buổi trưa tôi hay ăn sandwich ; một thỏi xúc-xích, giữ lâu được, giá lẻ < 3€, ăn vẫn ngon miệng. Xắt đủ cho 4-5 bữa ăn với nửa ổ bánh ḿ. Tôi có lư. Ngay sau khi chính phủ tuyên bố sẽ thi hành ngay từ 1-10-2017, không chỉ sinh viên mà nhiều giới khác, kể cả những người không thất nghiệp, phản đối kịch liệt : đối với họ món tiền ấy "khổng lồ", "c'est énorme" : họ sẽ phải bớt ăn, bớt mặc, bớt tiêu khiển, thậm chí không biết xoay sở thế nào lúc cuối tháng :

http://www.lemonde.fr/societe/article/2017/10/01/baisse-de-l-apl-etudiants-et-autres-allocataires-se-preparent-a-encore-plus-de-precarite_5194259_3224.html

Tôi không đi vào chi tiết những tranh luận về những biện pháp loại này. Độc giả Việt Nam sẽ lâm vào một thiên la địa vơng không mấy thích thú. Chỉ đưa ra một nhận định đơn giản : số người = 1000, số tiền = 100€. Anh chia chác thế nào cũng được, thí dụ : 80€ cho 100 người và 20€ cho 900 người ; thế nào đi nữa, tiền vẫn chỉ có bấy nhiêu = 100€. Có người nhận nhiều hơn, ắt có người nhận ít hơn. Hành động KinhTếChínhTrị là như thế. C̣n lại là thủ đoạn "làm chính trị", vận động Media để giải thích và giáo dục quần chúng. Chính-trị, nghệ-thuật-làm-người, ít nhất là trong ChínhTrường PhuLăngXa, ngày nay chỉ c̣n vậy.

Trong mục này Macron lư thú : ông kêu gọi người có nhà cho thuê hạ giá 5€/tháng để thể hiện t́nh đoàn kết (solidarité). Cao thượng hết sảy. Đoàn kết với ai để chống ai ? Người làm chính trị, ai lại đặt câu hỏi ấy ! Phải có tầm nh́n xa thấy rộng chứ !

Chẳng ai hỏi ông câu này : năm 2016, 40 Hăng lớn tiêu biểu của PhuLăngXa (CAC 40) đă lời đứt (net, sau khi đóng thuế) 75,5 tỷ € :

http://www.lemonde.fr/economie/article/2017/03/02/75-milliards-d-euros-de-profits-pour-le-cac-40_5087936_3234.html#EXWu2uMcXy5ThXPL.99

Sao ông Macron không kêu gọi chủ nhân các Hăng ấy tỏ t́nh đoàn kết với bàn dân PhuLăngXa, thậm chí dùng pháp luật ép họ phải làm, ông thừa sức mà ?

Đầy lư thuyết gia kinh tế thị trường có máu mặt sẽ dễ dàng biện minh cho ông : món tiền lời đó, cuối cùng sẽ có lợi cho sự phát triển kinh tế. Nó sẽ được đầu tư lại để phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm. Cuối cùng, của cải ấy sẽ từ trên chảy xuống, mọi người đều được hưởng, nhiều hay ít (théorie du ruissellement, một lư thuyết kinh tế thời thượng, không biết từ đâu ra, nhưng đă gây tranh luận túi bụi giữa nhiều lư thuyết gia trong nhiều thập niên cho tới nay). Tóm lại : chịu khó thắt lưng buộc bụng thêm tí nữa đi, tương lai sẽ sáng lạn, giàu có, tiêu xài thoả chí… Ôi thời gian ! Ở đây nó mất chất người một cách quái đản, khủng khiếp : ngày mai không c̣n ǵ để ăn th́ c̣n sức chờ đợi tới tương lai nào ? Nếu lại hỏi : ừ cứ cho là vậy, hàng hoá mới tràn ngập thị trường, nhưng tôi không có tiền mua th́ sao ? Để tồn kho ? thế th́ sẽ mau chóng sập xuồng, vứt sọt rác thôi. Chính món tiền trợ cấp nhỏ nhoi trên, trong túi tôi hay bàn dân thiếu tiền nào cũng được, cho phép bàn dân tiêu thụ hàng hoá của các Hăng. Trong cặp Cung-Cầu, tôi chính là Cầu, tôi mất khả năng Cầu th́ KinhTếThịTrường tiêu vong. Ông thấy không, tôi cũng biết vận dụng nguyên lư Cung-Cầu của lư thuyết KinhTếThịTrường kiểu ông để bẻ lại lư luận của ông v́, cũng như ông, tôi biết vận dụng lôgích h́nh thức trong một lĩnh vực kiến thức khiến nó bất lực để mở ra một sự hiểu biết đáng kể.

Cuối cùng, 75 tỷ € trên sẽ được đầu tư để phát triển kinh tế PhuLăngXa không ? Chẳng có ai bảo đảm được, kể cả Macron.

c/ Chính sách thuế má

Chỉ cần liếc qua kết quả ban đầu của đường lối kinh tế nhất quán trên, ngay thời Macron chủ tŕ nó trong bóng lưng Hollande, cũng đủ nghi ngại. Ngay sau khi Hollande nhậm chức, ông công bố chính sách kinh tế gọi là Hiệp ước Quốc gia để phát triển [kinh tế], sức cạnh tranh và tạo công ăn việc làm, Pacte national pour la croissance, la compétitivité et l'emploi.

Đại thể thế này : xuyên qua chính sách đánh thuế, giúp đỡ 40 tỷ € cho các Hăng để thực hiện những mục đích :

– tăng cường đầu tư sản xuất của các Hăng.

– tăng cường nghiên cứu và phát triển của các Hăng (Recherche et développement, vận dụng khoa học và kỹ thuật vào sản xuất)

– tăng cường xuất khẩu

Tất cả, đương nhiên, để giải quyết nạn thất nghiệp, xây dựng xă hội ấm no, hạnh phúc, cho mọi người, e tutti quanti.

Vế đầu là chính sách kinh tế mệnh danh CICE, khoảng 20 tỷ €. Kết quả thế nào ? Đă có chút đáp án :

https://www.usinenouvelle.com/editorial/le-bilan-decevant-du-cice.N443572

http://www.lemonde.fr/economie-francaise/article/2016/09/29/le-cice-a-ameliore-les-marges-des-entreprises-et-a-eu-un-effet-probable-sur-l-emploi_5005134_1656968.html

http://amvc.fr/PHD/LangThangChuNghia/EtFillonSauvaLaFranceDeLaBanqueroute.htm

 

mục đích

kết quả

tăng cường đầu tư sản xuất của các Hăng

0

tăng cường nghiên cứu và phát triển của các Hăng

0

tăng cường xuất khẩu

0

tăng cường sức mua của NgườiLàmThuê

 coi như 0

giảm thất nghiệp

"ước luợng" không có chứng cứ : chẳng hơn ǵ,

thậm chí kém những chính sách trước đó

 

Món tiền "trợ cấp" khổng lồ trên đă đi về đâu, trời mới biết (chuyên gia gọi là : non traçable, không theo dơi được, v́ một khi đă vào sổ kế toán của các Hăng, các Hăng toàn quyền sử dụng và chuyện ấy nằm trong bí mật của Hăng, secret industriel, secret des affaires). Dù sao thầy bói xem voi cũng có thể mó vào món đồ sướng tay này :

https://www.lesechos.fr/09/01/2017/lesechos.fr/0211673522438_bourse---les-dividendes-records-du-cac-40.htm

Năm 2016, các Hăng trong CAC 40 đă chia cho cổ tức = 55,7 tỷ €. Gần nửa chủ cổ phiếu của CAC 40 là chủ TưBảnTàiChính quốc tế. Trời mới biết được họ, cũng như chủ TưBảnTàiChính PhuLăngXa của CAC 40, sẽ dùng tiền đó để làm ǵ. Họ dám dùng để chuyển xí nghiệp của họ ở Pháp qua Trung Quốc lắm đa… Hè hè.

Về chính sách kinh tế loại này, ngay lúc Hollande công bố, trong một thảo luận tôi từng đọc trên báo Le Monde, có một vị chủ Hăng nhỏ nói : để đầu tư tạo công ăn việc làm, vấn đề không ở chỗ ông bớt cho tôi bao nhiêu thuế, nó ở chỗ : trong sổ đặt hàng của tôi có bao nhiêu đơn mua hàng. Điều ấy, đương nhiên nằm ngoài khả năng hành động của Hollande. KinhTếThịTrường ToànCầuHoá đó !

Ông Macron quả là người dám nghĩ, dám nói, dám làm. Chính sách thuế đầu tiên của ông, như ông đă hứa : giải thể thuế trên tài sản của người giàu có, Impôt de Solidarité sur la Fortune, ISF, thay thế bằng Impôt sur la Fortune Immobilière (IFI), thuế trên bất động sản. Kết quả là những người giàu nhất trong đám bị đánh thuế ISF được giảm thuế ; cộng với một chính sách thuế đối với lợi nhuận của TưBản, họ được giảm thuế 4-5 tỷ €. ISF là thuế do Mitterrand lập ra năm 1989 dùng để trợ cấp cho những người không có công ăn việc làm khỏi bị đá văng ra ngoài xă hội, (RMI, Revenu Minimum d'Insertion, Thu Nhập Tối Thiểu Để Nhập Xă Hội). Nó mang tính biểu tượng rất mạnh để phân biệt phe tả - phe hữu. Trong gần 30 năm, mỗi lần tranh cử tổng thống, nó lại được lôi ra làm đề tài đấu đá túi bụi giữa ChínhKhách với nhau và chuyên gia kinh tế, tả và hữu, thật zui cửa zui nhà. Ông Sarkozy, người chống đối nó kịch liệt cũng không dám xoá bỏ nó, chỉ dám giới hạn nó thôi. Ông Macron thản nhiên xoá bỏ. Chắc ông cũng tưởng tượng được rằng ngay trong hàng ngũ dân biểu LRM của ông có người sững sờ : sao lại vừa cắt cơm sinh viên và bàn dân nghèo túng vừa miễn 4-5 tỷ € thuế cho những kẻ thừa tiền, du ngoạn biển bằng Yatch tư, đi du hí bằng jet tư, nuôi ngựa đua cho zui, dùng xe de luxe, e tutti quanti. Món tiền trên chưa lớn lắm, nhưng cũng chẳng nhỏ : 40% ngân sách đại hoc, "40% du budget de l'enseignement supérieur" (Piketty).

Thôi, miễn bàn.

d/ Luật lao động

Mỹ miều, có món giải phóng ThịTrườngLaoĐộng khỏi xích xiềng của Luật Lao Đông hiện hành. Với những "KháiNiệm" ngọt tai, như : flexibilité, mobilité, adaptibilité, polyvalence, liberté, proximité (linh hoạt, năng động, thích nghi, đa năng, gần gũi với thực tế hàng ngày của các Hăng), e tutti quanti.

Nội dung đích thực, trơ trẽn, rất duy vật không biện chứng : phá bỏ những luật lệ bảo vệ quyền lợi chính đáng của NgườiLàmThuê, đă h́nh thành xuyên qua cả thế kỷ đấu tranh của họ và tạo ra cái người ta gọi là NhàNướcPhúcThiện. Chuyện này, tôi đă nói sơ qua ở trên trong mục XăHộiCôngDân – CôngĐoàn. Xin miễn nói tiếp.

3.4 Nhiều chuyện tốt ông Macron có thể làm, nhưng muốn làm không ?

Chuyện có thể làm ngay th́ vô vàn, không những không ai trách, có thể c̣n được ca ngợi. Tôi chỉ nêu 2 chuyện có ư nghĩa khác nhau.

a/ Hốt rác

Món này thuộc loại kỳ công của Hercule. Hơn nửa thế kỷ qua, ChínhGiới PhuLăngXa có truyền thống sau. Khi mất chính quyền, sắp rời chức vụ, ChínhKhách liền di tản người thân cận, tin cậy của ḿnh đi ngụ cư nơi yên ả, béo ngọt. Thông thường, có mấy nơi :

– Gửi vào một chức vụ béo bở, an nhàn, đầy danh vọng, trong một Hăng công hay tư. Trong khi chờ đợi dịp trở về nắm quyền, các vị này, ngoài chuyện hưởng thụ, c̣n đầy thời giờ xây dựng "mạng lưới" chính trị, kinh tế của ḿnh, thậm chí làm lobby cho phe ḿnh.

– Gửi vào một chức vụ cao cấp nào đó, dù chẳng để làm ǵ, trong guồng máy NhàNước, với tư cách công chức nếu người đó xuất thân công chức.

– Bổ nhiệm làm sếp một CơQuan (Agence) nào đó của NhàNước. Nếu cần th́ sáng lập CơQuan đó và cung cấp ngân sách cho nó.

Tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, thậm chí các cấp thấp hơn, đều có đặc quyền bổ nhiệm người của ḿnh vào những CơQuan loại ấy.

Sau hơn nửa thế kỷ lạm dụng quyền lực chính trị kiểu này, CơQuan NhàNước kiểu này lúc nhúc, chẳng ai đếm hết, chẳng ai biết chúng đă làm ǵ, đang làm ǵ, sẽ làm ǵ. Có điều chắc chắn : đă là CơQuan NhàNước th́ phải xứng đáng : có trụ sở ra hồn, có sếp oai, có người phụ tá giỏi, ít nhiều thư kư, có xe hơi và tài xế. Tiếp khách th́ phải xứng mặt PhuLăngXa. E tutti quanti.

Một truyện tếu. Năm 2012, vừa nhậm chức tổng thống, ông Hollande và cố vấn khổ sở vắt óc t́m giải đáp cho câu hỏi hóc búa này : kiếm ở đâu ra 10 tỷ € có thể tiết kiệm được ? Một dân biểu của ĐảngXăHội cười xoà : mày muốn tiết kiệm 10 tỷ € thật à ? tao cho mày giải pháp có thể thực hiện ngay và hữu hiệu liền : cứ dẹp 1500 CơQuan NhàNước vớ vẩn đi. Tôi không biết vị dân biểu ấy nghĩ tới ǵ và tính toán ra sao. Đương nhiên, Hollande không dám làm. Trong những CơQuan đó có đầy bạn bè của ông trong ĐảngXăHội cũng như trong ChínhGiới, bất kể tả hữu.

Ông Macron dám làm không ? Tôi dám đánh cá : không.

b/ Bớt khinh dân, lừa dân, tống tiền dân

PhuLăngXa là nước chằng chịt bảng điều tiết giao thông vận tải. Đặc biệt đầy giới hạn vận tốc của xe hơi. Xa lộ = tối đa 130 km/giờ. Quốc lộ = 110 km/giờ, địa phương = 90, 70km/giờ. Thị xă = 50km/giờ. Ngoài ra c̣n có nơi 30, 20, thậm chí 10 km/giờ !

Từ lâu, PhuLăngXa cũng là nước có tai nạn xe hơi chết người ở bậc nhất ChâuÂu .

Năm 2003, ông Sarkozy, lúc đó là bộ trưởng bộ nội vụ, cho nhập 70 radars tự động để phạt những người lái quá nhanh, vi phạm luật giao thông. Ông thành công rực rỡ. Không những số người chết v́ tai nạn giao thông giảm mà bộ nội vụ lại kiếm được một món tiền phạt không nhỏ. Từ đó các chính phủ tả và hữu đều hô hào chống tai nạn giao thông chết người bằng cách tăng số radars trên đường phố PhuLăngXa, tăng giấy phạt. Số radars càng ngày càng tối tân, càng đắt tiền, càng tăng. Số giấy phạt cũng tăng vọt hàng tháng hàng năm. Số tử vong nói chung có giảm, rất ít, không có ư nghĩa về mặt thống kê. Nhưng cũng đủ cho các vị gáy láo.

Đại loại, mỗi năm có khoảng 3000-4000 người chết v́ tai nạn giao thông. 28% số tai nạn do nạn say rượu. 26% do nạn lái xe quá nhanh. Thực ra, bất cứ tai nạn nào đều do nhiều yếu tố mà h́nh thành. Nhưng thôi, miễn bàn, mất thời giờ. Dù sao giới hạn tốc độ lái xe là chuyện cần thiết, tốt.

Nước Pháp có khoảng hơn 38 triệu xe hơi. Đêm đêm, ngày ngày, có không biết bao nhiêu xe đang chạy tứ tán khắp nơi trong đủ thứ hoàn cảnh. Không xảy ra tai nạn mới là chuyện lạ. Dù làm ǵ đi nữa, mỗi năm sẽ có một số tai nạn và một số người chết tối thiểu… Trẻ con cũng hiểu được. Chỉ liếc qua bảng biểu sau, thấy liền.

https://fr.wikipedia.org/wiki/Accident_de_la_route_en_Europe :

Số người chết v́ giao thông ở ChâuÂu, mỗi 1 tỷ cây số xe chạy

Dường như với lưu lượng giao thông trong môi trường Pháp, con số tối thiểu trên xoay quanh 3000 - 4000 người.

Ba năm qua, dù Hollande trang bị thêm rất nhiều radars và phạt thêm dữ dội, số tử vong vẫn tăng, tuy cũng ít thôi. Một đầu óc lành mạnh sẽ kết luận : dùng radars và giấy phạt không c̣n hiệu ứng để giảm số tai nạn, tử vong, nên chấm dứt, đỡ tốn tiền dân, và t́m biện pháp thích hợp. Nhưng không, ChínhTrịGia PhuLăngXa vẫn cứ tăng số radars, số h́nh chụp, số giấy phạt và số… tiền phạt :

http://www.lemonde.fr/securite-routiere/article/2016/02/25/radars-automatiques-nouveau-record-de-contraventions_4871824_1655513.html

https://www.valeursactuelles.com/societe/radars-automatiques-la-hausse-des-contraventions-87007

 

năm

số giấy phạt (triệu)

tiền phạt thu được (triệu €)

2014

12.56

612

2015

13.31

658

2016

16.00

920

 

Không chỉ thế, NhàNước PhuLăngXa c̣n chuẩn bị đầu năm 2017 sẽ "tư hữu hoá" chuyện phạt xe, trao cho công ty tư nhân quản lư việc săn bắt (chụp ảnh) bàn dân lái xe để tăng công suất của đoàn xe có trang bị radars. Quản lư NhàNước, quản lư CôngDân như quản lư xí nghiệp là thế đấy :

https://www.valeursactuelles.com/societe/letat-privatise-ses-radars-mobiles-60820

Có lúc tôi tự hỏi : hậu duệ của Descartes điên hết rồi chăng ? Tôi bèn hiểu, chúng nó không là hậu duệ của Descartes, chúng nó là ChínhKhách : tṛ mị dân này vừa rất ăn khách, đặc biệt khi hô hào vài con số chẳng có ư nghĩa ǵ nhưng "dễ hiểu" trên Media, vừa moi được khối tiền !

Khi những người lănh đạo của một nước coi hàng chục triệu CôngDân như một lũ vô trách nhiệm, coi bàn dân như một loại thú để săn, ŕnh, bẫy, tống tiền, mà vẫn được chấp nhận, thậm chí được hoan hô, nước đó đă lâm bệnh suy thoái văn hoá nghiêm trọng. Mà văn hoá là nền tảng cuối cùng của các thể chế chính trị…

 

***

 

4/ Canh tàn của một giấc mơ đẹp

ChâuÂu, cuối thời Trung Cổ đă sáng tác ra 2 giấc mộng đẹp.

4.1 Con người phổ cập là con người cá nhân, bẩm sinh tự do, tiến bộ và nhân đạo

ChâuÂu, thời kỳ Phục Hưng, xuyên qua nền văn minh Ả Rập, thừa hưởng lại nền văn minh Hy Lạp Cổ. Từ đó tới thế kỷ 18, Thế Kỷ Khai Minh (Siècle des Lumières), ChâuÂu sáng tác ra một lư tưởng đẹp : sự Tiến Bộ (Le Progrès) sẽ khiến con người tạo ra một thế giới nhân bản xứng đáng với nhân cách (coi như tự nhiên, nguyên thủy và phổ cập (universel)) của nó.

Thế giới ấy dựa vào 3 cột trụ : 

a- kiến thức KhoaHọc. KhoaHọc không chỉ sẽ giúp con người giải phóng ḿnh khỏi sự lệ thuộc áp đảo của TựNhiên. Nhờ KhoaHọc, con người có khả năng phân biệt đúng sai và hướng theo điều đúng.

b- một số giá trị nhân bản bẩm sinh như TựDoCáNhân, B́nhĐẳng, NhânÁi, e tutti quanti.

c- lư trí, tất nhiên là duy lư khoa học.

Thuở đó, người ta c̣n tin rằng triết học cũng là một môn KhoaHọc. Ngay cả Marx, người chủ chương phương pháp suy luận biện chứng (duy vật) cũng coi nó như phương pháp suy luận KhoaHọc trong lĩnh vực nhân văn. Vấn đề này, hôm nay, vẫn c̣n trong ṿng tranh luận. Chí ít, người ta, kể cả những nhà khoa học lớn nhất của thời đại này, không mấy ai cười một cụm từ như triết lư khoa học, philosophie des sciences, épistémologie.

 

 

 

d- một số sáng tác vĩ đại như nguyên tắc phân quyền để xây dựng chế độ chính trị dân chủ.

Nội điều này cũng cho thấy các trí giả thời xa xưa ấy không hề tin rằng con người hồn nhiên tốt và thông minh !

Các nước TưBản đă dùng giấc mơ này làm ngọn cờ ƯThứcHệ trong cuộc đấu tranh với ChủNghĩaCộngSản và các nước XăHộiChủNghĩa trong thời ChiếnTranhLạnh, và thắng. Nhưng từ khi ChủNghĩaTưBản toàn thắng, chính giấc mơ này biến thành trở ngại cho sự bành trướng của PhươngThứcSảnXuấtTưBản. Chỉ nêu một thí dụ thôi, ai cũng hiểu liền : các Hăng TưBản rất cần và rất yêu một chế độ DânChủPhápQuyền và NhânQuyền như… Trung Quốc !

Dù sao, giấc mộng này đă thấm vào hồn người suốt hơn 300 năm nay. Một phần đă trở thành hiện thực xuyên qua đấu tranh của con người. Phần c̣n lại, vẫn là nguyện vọng của cả nhân loại hôm nay : TựDo, B́nhĐẳng, DânChủ, NhânQuyền, e tutti quanti. Một tư tưởng văn hoá lớn, khó tiêu diệt hơn cả một tôn giáo lớn.

Chủ nghĩa TưBản đích thực, dưới dạng TưBảnTàiChính thống trị, Tiền → Tiền' ; Tiền' > Tiền, có thể tiêu diệt giấc mộng ấy chăng ? Hạ hồi phân giải.

4.2 Con-người-xă-hội, sự tha hóa nhân cách trong từng cá nhân, cách mạng

Bước vào thế kỷ 19, kiến thức khoa học phát triển như giông tố, kỹ thuật sản xuất ùa theo, con người càng ngày càng tăng khả năng làm chủ thiên nhiên, ép nó phục vụ ḿnh. Nhưng ḿnh nào ? 

Cứ đọc Charles Dickens, Émile Zola, Hector Malo th́ thấy.

Một nhà khoa học, đặc biệt là "khoa học nhân văn" (kinh tế chính trị học, xă hội học, e tutti quanti), mà không biết yêu, xem qua tác phẩm văn chương, nghệ thuật về thân phận làm người ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20 ở ChâuÂu mà không động tâm đối với kiến thức khoa học của chính ḿnh, vĩnh viễn chỉ là chuyên gia què quặt.

Thực tế, dù kiến thức khoa học phát triển vượt bực, dù sản xuất công, nông nghiệp nhảy vọt, bàn dân lao động làm thuê sống cơ cực, nhục nhă, tuyệt vọng, đến mức đập phá máy móc v́ tưởng rằng máy móc là thủ phạm ép ḿnh sống nhục nhằn hơn một con thú. Mới đây, ở PhuLăngXa, lại xuất hiện hiện tượng quái đản này : tự tử ngay trong Hăng.

Trong hoàn cảnh ấy, ChâuÂu sáng tạo ra một giấc mộng đẹp mới : con người là một ThựcThểLịchSử (être historique), vừa là chính nó, một cá-thể, vừa là toàn bộ những quan hệ xă hội khai sinh ra nó, từ ngh́n xưa cho tới hôm nay (être social) và giúp nó tồn tại. Chỉ khi nào những quan hệ xă hội hiện hành cho phép nó có quyền sống (ăn, mặc, che mưa nắng, e tutti quanti)làm người (làm tất cả những ǵ ḿnh thích mà không hại ai), th́ con người mới nên người, mới được sống và chết như người.

Lúc chào đời, lư tưởng ấy mang tên ChủNghĩaXăHội. Nó lan tràn trong tất cả các nước TưBản, kể cả Mỹ, xuyên qua những cuộc đấu tranh giai cấp liên miên, chính v́ nó là con đẻ của PhươngThứcSảnXuấtTưBản. PhươngThứcSảnXuấtTưBản đặt chân tới đâu, ChủNghĩaXăHội sinh thành tới đó. Tất nhiên, GiaiCấpCôngNhân ủng hộ nó. Nhưng những người lănh đạo chính đă để lại tên tuổi trong lịch sử, chẳng ai xuất thân công nhân. Thường là tư sản (kể cả chủ TưBản đích thực), tiểu tư sản và "trí thức" tiến bộ. Sau này, phong trào ấy chia làm hai khuynh hướng :

- ChủNghĩaXăHội, bước đầu chủ trương cách mạng, sau lần lần đi vào đường lối cải cách để vươn tới một xă hội XăHộiChủNghĩa, gọi là đường lối XăHộiDânChủ (Social Démocratie), tiểu biểu ở các nước Bắc Âu, Đức, Hà Lan… - ChủNghĩaCộngSản, chủ chương cách mạng bạo động để đạt mục đích.

Cả hai khuynh hướng, bước đầu, đều tự nhận là mácxít.

Ở Pháp, đầu thế kỷ 20, hai khuynh hướng ấy sinh ra hai đảng : SFIO (tiền thân của ĐảngXăHội ngày nay) và ĐảngCộngSảnPháp.

Phong trào này đạt đỉnh cao ở 2 thời điểm :

a/ Mặt trận b́nh dân 1936-1938 (Front populaire)

https://fr.wikipedia.org/wiki/Front_populaire_(France)

b- Cương lĩnh chính trị của Hội đồng quốc gia kháng chiến (Programme du Conseil national de la résistance) 1944-1952.

https://fr.wikipedia.org/wiki/Programme_du_Conseil_national_de_la_R%C3%A9sistance

Đặc điểm : từ tả tới hữu, tất cả các đảng phái, phong trào, tổ chức chống fátxít Đức để giải phóng nước Pháp đă nhất trí thông qua.

Cương lĩnh ấy đặt nền móng cho sự h́nh thành của NhàNuớcPhúcThiện. Cho tới gần đây không ChínhKhách nào dám công khai đả kích. Nó được ba đảng thắng cử ngày 21-10-1945 đưa ra thực thi : PCF, SFIO, MRP (Mouvement républicain populaire, Thiên Chúa Giáo).

Gian đoạn cầm quyền của "phe tả này" đă cho phép có những tiến bộ xă hội như :

- phụ nữ đưọc quyền tham gia bầu cử, chính thức trở thành CôngDân

- lần đầu tiên trong lịch sử, bàn dân lao động được quyền hưởng 15 ngày nghỉ / 1 năm mà vẫn ăn lương.

- thời gian lao động giới hạn ở mức 40 giờ / 1 tuần.

- thành lập những thỏa ước tập thể về lao động, đại khái là cốt lơi của luật lao động cho tới hôm nay.

- quỹ quốc gia cho kẻ thất nghiệp, tiền thân của Quỹ thất nghiệp ngày nay.

- chế độ hưu trí

- lần đầu tiên, phụ nữ bước chân vào chính phủ

- Quqc hữu hoá và tạo ra những ngành công nghiệp mũi nhọn của PhuLăngXa sau này : không vận, vũ khí, hoả xa…

- thành lập những cơ quan như CNRS (Trung Tâm Nghiên Cứu [của] Quốc Gia)

- Trường Quốc Gia Hành Chính, ENA

- e tutti quanti

Theo dơi những cải cách vừa tả vừa hữu của Macron có thể khiến ta điên đầu : không phát hiện ra được một lơi chung khiến chúng đồng nhất với một ư đồ chính trị – kinh tế nhất quán, có vẻ như hỗn loạn, tuỳ hứng, bạ đâu làm đấy. Cũng có thể trong đầu ông Macron nó như vậy. Thế mà có người hiểu rơ.

Ông Denis Kessler, đă từng làm phó chủ tịch của MEDEF tóm tắt chính xác nội dung chung của những chính sách mà Macron đang tiếp tục thực hiện :

Bây giờ ĐảngCộngSản đă gục từ lâu và ĐảngXăHội đang thoi thóp. Đă đến lúc hủy bỏ một cách triệt để cương lĩnh chính trị của CNR, tất cả những ǵ đă được làm trong gian đoạn 1945-1952 để mở đường cho quá tŕnh phát triển vũ băo mà người PhuLăngXa gọi là 30 Năm Vinh Quang (Trente Glorieuses) :

https://blogs.Mediapart.fr/republicain/blog/191211/denis-kessler-il-sagit-de-defaire-methodiquement-le-programme-du-cnr

Phải chăng, canh tàn của một giấc mơ đẹp đă nhả tiếng chuông rơi ? Hạ hồi phân giải. Thời gian lịch sử rất khác thời gian của một kiếp người.

4.3 Những mảnh đời không viễn tượng

Trong Nỗi Buồn Chiến Tranh, Bảo Ninh đă mô tả nỗi đau không viễn tượng của người lính trong Quân Đội Nhân Dân Việt Nam : hy sinh hết tuổi thanh xuân để rồi mất hết. Mất tương lai, mất hiện tại, mất luôn cả quá khứ. Đúng là biến thành Hư Vô. Không thể chấp nhận, phải viết. Qua đó Bảo Ninh để lại đời một tiểu thuyết trác tuyệt, chẳng thua ǵ tác phẩm về đề tài này của Hemingway hay Remarque. Về nội dung kiến thức, sẽ có đầy người cho rằng nghèo nàn hơn tác phẩm của Hemingway hay Remarque. Đúng vậy, nếu kiến thức ở đây là kiến thức về văn học của Tây U. Nếu không th́ thế nào ? Ư của tôi. Chưa ai đă từng khơi lên được quan hệ nội tại giữa chiến tranh huỷ diệt, t́nh yêu, sáng tác nghệ thuật trong một kiếp người như Bảo Ninh và biến bế tắc kinh hoàng ấy thành một tác phẩm nghệ thuật bằng ngôn từ[9].

Hiện nay, trong đời sống hàng ngày ở PhuLăngXa, có khá nhiều mảnh đời không viễn tượng, đặc biệt trong giới trẻ : 15-30 tuổi, hết thất nghiệp lại kiếm sống với những công việc bấp bênh, chưa hề có chân đứng ổn định trong xă hội và ít có khả năng t́m ra chỗ đứng như thế trong tương lai :

https://www.inegalites.fr/spip.php?page=article&id_article=1615&var_mode=calcul

https://www.inegalites.fr/3-2-millions-de-salaries-precaires-en-France?id_theme=16

Cùng tất biến ? Cũng có thể. Biến như thế nào, trời mới biết được. Nhưng, chí ít cũng tan nát một vài thế hệ.

Người cầm bút hành văn không sao chấp nhận được.

***

5. ChínhTrường hậu hiện đại ?

5.1 Tổng thống hậu hiện đại : tranh cử như thi hoa hậu hay tranh giải ca hát Eurovision

Một năm trước khi Macron được bầu làm tổng thống, bàn dân PhuLăngXa chẳng mấy ai biết ông là ai, nghĩ ǵ, muốn ǵ cho nước Pháp. Tuy nhiên, ChínhKhách, giới quyền lực của NhàNước và giới quyền lực tài chính biết ông rất rơ như đă nói ở trên.

Phải chăng Macron "ăn khách" nhờ nêu ra một "cương lĩnh chính trị" mới mẻ ? Không, ông không có cương lĩnh chính trị trong nghĩa truyền thống. Ông chỉ nêu ra một mớ biện pháp, thoạt nh́n khá hỗn loạn, trong đủ thứ lĩnh vực. So sánh những biện pháp ông đề nghị với danh sách những biện pháp do ông François Fillon của đảng LR chủ chương, chẳng có ǵ mới mẻ cả. Lúc ấy, trong thăm ḍ dư luận, François Fillon đứng trên Macron rất xa.

Macron ăn khách nhờ ấn tượng "con người mới", đúng lúc bàn dân ngao ngán toàn bộ giới ChínhKhách, đặc biệt là ChínhKhách XăHộiChủNghĩa. Chắc chắn có chuyện ấy, nhưng không đủ để nâng ông lên hàng đầu trong dư luận. Ông nhẩy vọt lên hàng đầu nhờ François Fillon bị những chuyện lem nhem tiền bạc d́m xuống.

Có điều chắc chắn, ông là "cục cưng" của giới chủ TưBảnMedia của họ. Có thể nói, chưa ChínhKhách Pháp nào đă từng chiếm lĩnh trận địa Media như ông :

– từ 1-04 đến 30-09 năm 2016, một ḿnh ông chiếm 42% tiếng nói trên Media

– nội trong 4 tháng, riêng đài BFM-TV đă truyền lại 426 phút diễn văn của ông trong khi đó BFM-TV chỉ truyền lại tổng cộng 440 phút diễn văn của 4 đối thủ chính trị chính của ông :

https://www.monde-diplomatique.fr/2017/05/BENILDE/57494

http://www.agoravox.fr/actualites/politique/article/Macron-candidat-du-systeme-drahi-189015

Xem một buổi meeting của Macron trên một đài truyền h́nh, tôi không biết có nên cười chăng : đúng là một minh tinh màn bạc hay sân khấu đang "hâm nóng" "fan" của ḿnh bằng những lời lẽ hùng hồn với nội dung lờ mờ rỗng tuếch. Star system. ChínhTrịSânKhấu thật khớp với ChínhTrườngSânKhấu và, từ lâu rồi, ChínhTrường PhuLăngXa đă biến thành sân khấu cho ChínhKhách ăn gian nói dối. Thí dụ, ông Hollande đă hùng hồn tuyên bố : đối thủ đích thực của tôi là thế giới tài chính !

https://france.attac.org/actus-et-Medias/le-flux/articles/finance-petit-rappel-des-engagements-du-candidat-Hollande

Thế giới tài chính là ai, là cái chó ǵ ? Ông không biết. Chính ông khẳng định điều ấy trong diễn văn của ông.

Ông Macron thắng cử nhờ sự tan rữa của ChínhTrường PhuLăngXa và, trong ṿng chót, v́ đa số bàn dân PhuLăngXa không cam tâm thấy lĩnh tụ của một đảng thân Nazi ngồi vào ghế tổng thống Pháp.

Thắng cử rồi, ông bổ Edouard Phillipe làm thủ tướng, Bruno Le Maire làm bộ trưởng bộ kinh tế và tài chính, ­Gérald Darmanin làm bộ trưởng bộ ngân sách (ministre de l'Action et des Comptes publics). Hợp lư : cả 3 người là cán bộ cấp cao của Đảng LR, sẵn sàng thực hiện "đường lối" kinh tế – xă hội phù hợp với ư muốn của chính họ.

 

5.2 "T́m" dân biểu như thuê nhân viên một Hăng 

Muốn nắm ChínhQuyền thực thụ ở PhuLăngXa, chí ít trong lănh vực nội trị, phải nắm QuốcHộiHạViện, phải giới thiệu người của ḿnh ra tranh cử dân biểu, tốt nhất là 577 ứng cử viên = số dân biểu trong QuốcHộiHạViện. Macron không có số người nhiều như thế. Tất nhiên, ông có thể dùng những người tới với ông từ các đảng khác, đặc biệt là ĐảngXăHội. Chưa chắc đă đủ số. Nhưng như thế khác ǵ làm chính trị theo kiểu cũ ? Macron bèn đi t́m ứng cử viên của ḿnh theo kiểu Hăng mướn người !

Đại khái thế này :

http://www.lemonde.fr/elections-legislatives-2017/article/2017/05/11/legislatives-une-liste-de-450-candidats-de-la-republique-en-marche-devoilee-aujourd-hui_5125760_5076653.html#kKhw80UwXkYurMhz.99

a/ công bố kiếm người cộng tác trên oép

b/ người muốn tham gia gửi cho ban tuyển chọn :

– lư lịch

– lá thư tŕnh bày động cơ

– gặp nói chuyện với ban tuyển chọn… một lần, kiểu interview người kiếm việc.

e tutti quanti

Số đơn nhận được rất lớn. Ban tuyển chọn phải thuê các vị DRH (giám đốc quản lư nhân sự) của các văn pḥng dịch vụ đánh giá ứng cử viên ở khía cạnh này nọ để lọc bớt.

c/ Quan trọng nhất : các vị được tuyển lựa phải gia nhập LRM (nhưng vẫn có thể giữ thẻ đảng cũ của ḿnh) và khai danh với sở cảnh sát (préfecture de police) rằng ḿnh ra ứng cử QuốcHộiHạViện dưới ngọn cờ LRM (tiền trợ cấp cho các đảng trong QuốcHộiHạViện sẽ dựa vào đó mà tính).

Một tập hợp fan ô hợp chưa từng thấy tại QuốcHộiHạViện PhuLăngXa.

5.3 Huấn luyện dân biểu như huấn luyện nhân viên một Hăng

– Trước hết giới thiệu họ với nhau v́, ngoài những ChínhKhách cố hữu, chẳng ai biết ai là ai. Dường như mất 1 hay 2 ngày !

– Tổ chức semina hay những buổi huấn luyện theo kiểu DRH các Hăng tổ chức.

5.4 Xây dựng quyền lực tại QuốcHộiHạViện

QuốcHộiHạViện Pháp có 8 ban thường trực soạn thảo các luật sẽ đưa ra bầu :

http://www.lemonde.fr/politique/article/2017/06/29/qui-sont-les-huit-nouveaux-presidents-des-commissions-permanentes-de-l-assemblee_5153185_823448.html

Trưởng Ban Tài Chính : Eric Woerth (LR). Theo tục lệ ban này luôn luôn dành cho phe đối lập tại QuốcHộiHạViện, do đó ông Eric Woerth đắc cử.

Trưởng Ban Văn hoá : Bruno Studer (LRM), (cựu UDI)

Trưởng Ban kinh tế : Roland Lescure (LRM), (cựu PS, thân cận với TưBảnTàiChính, đă tham gia QuyềnLựcNhàNước).

Trưởng Ban Đối Ngoại : Marielle de Sarnez (MoDem), cánh tay phải của Bayrou, phó chủ tịch Modem, từng làm bộ trưởng khoảng hai tháng, 5-6/2017, từ chức v́ chuyện lem nhem tiền bạc của Modem.

Trưởng Ban XăHội : Brigitte Bourguignon (LRM), (cựu PS, dân biểu PS 2012-2017).

Trưởng Ban Quốc Pḥng : Jean-Jacques Bridey (LRM), (dân biểu PS, tái đắc cử dưới ngọn cờ LRM).

Trưởng Ban phát triển Bền Vững : Barbara Pompili (LRM), (cựu Europe Ecologie-Les Verts, cựu thứ trưởng của François Hollande).

Trưởng Ban Luật pháp (Commission des lois) : Yaël Braun-Pivet (LRM), - XăHộiCôngDân.

Có lẽ bà Yaël Braun-Pivet là người duy nhất xứng đáng với danh hiệu đại diện XăHộiCôngDân. Từ 2014 bà "làm chùa" cho Restos du cœur (Quán cơm của trái tim, phát cơm bố thí cho người nghèo). Từng luôn luôn bầu cho ĐảngXăHội.

Ngoài bà, những người khác thuộc loại ChínhKhách cũ, khéo vớ cơ hội ngàn năm có một tên là Macron để tham gia quyền lực NhàNước.

Họ đă trở thành rường cột quyền lực của Macron tại QuốcHộiHạViện.

 

5.5 Xây dựng Đảng như xây dựng guồng máy quyền lực trong một Hăng

http://www.lemonde.fr/la-republique-en-marche/article/2017/08/17/les-nouveaux-statuts-de-la-republique-en-marche-adoptes-par-90-6-des-votants_5173432_5126036.html

Hiện nay, LRM có nhiều kư hiệu khác nhau, có lúc được gọi là PhongTrào, Đảng hay Hội. Quả nhiên, trên thực chất, chẳng khái niệm nào khớp với nó, phải xem nội dung cụ thể thôi. Sau đây, ta dùng hai từ Đảng hay PhongTrào trong nghĩa đó.

Theo NộiQuy, LRM sẽ được tổ chức như sau :

HộiĐồng,

Cơ quan quyền lực tối cao. Nó sẽ chỉ định những cán bộ của LRM.

HộiĐồng gồm :

a/ DânBiểu QuốcHộiHạViện (tất cả hay một số ? Không rơ. Nếu chỉ là một phần, ai tuyển lựa ? Không rơ.)

b/ CánBộTiêuBiểu (référents), từ mới, nghĩa lờ mờ. Nội dung :

– 1 tỉnh (département) = 1 vị. Nước Pháp có 102 départements.

– do Đảng chỉ định (Đảng ở đây là ai ?)

c/ 25% người của HộiĐồng là "đảng viên" cơ sở được tuyển lựa qua rút thăm !

HộiĐồng họp mỗi năm ít nhất 2 lần để lấy những quyết định quan trọng cho tương lai của PhongTrào, đặc biệt là bầu một hay vài người TổngĐạiDiện (DéléguéGénéral).

Référents : những vị này là dây chuyền giữa phong trào và những ỦyBanĐịaPhương (ComitéLocal, khoảng vài chục người) nhưng không có quyền hành đối với các ủy ban ấy. Tóm lại : truyền lệnh từ trên xuống, phản ảnh phản ứng từ dưới lên ?

Miễn phí (Gratuité) : "Đảng viên" không phải đóng niên liễm. Có thể giữ thẻ đảng cũ của ḿnh. Vào Đảng miễn phí, hè hè.

Limitation dans le temps : gánh trách nhiệm chính trị giới hạn trong thời gian, tối đa là 2 nhiệm kỳ.

Phải điên điên mới tưởng tượng được rằng một Đảng kiểu ấy có tính chất dân chủ : hoàn toàn không có bầu bán nội bộ. Tất cả đều do trên quyết định, dưới chấp hành. Quản lư Đảng như quản lư Hăng là thế. Người làm thuê bước chân qua cửa Hăng phải vứt bỏ mấy thứ thừa thăi lôi thôi như DânChủ, B́nhĐẳng. Nếu không, ắt được mời đi chỗ khác chơi.

Phản kháng nội bộ

NộiQuy (Statuts) của Đảng vừa được thông qua, đă có một nhóm khoảng 30 người phản đối và thưa kiện :

http://www.lemonde.fr/politique/article/2017/07/25/vent-de-fronde-au-sein-du-parti-Macroniste_5164567_823448.html

Nhóm này, tóm tắt khá chính xác ư nghĩa của NộiQuy trên :

"NộiQuy được đề nghị (…) nhốt đảng viên vào vai tṛ cổ vũ và loại họ ra khỏi chuyện tham gia quyền lực chính trị (gouvernance) cả ở mức địa phương lẫn mức QuốcGia",

« les statuts proposés cantonnent (…) les adhérents à un rôle de supporteur et les excluent de la gouvernance, aussi bien locale que nationale »

 

5.6 Quản lư NhàNước như quản lư xí nghiệp ? 

Đối với ChínhPhủ, ông Macron có một địa vị tương đương với anh Tổng Giám Đốc hay Chủ Tịch Tổng Giám Đốc (Directeur Général, Président Directeur Général) của một Hăng : tất cả những người trong ChínhPhủ đều do một ḿnh ông tuyển lựa và "thuê" làm bộ trưởng, thủ tướng.

Đối với DânBiểu LRM trong QuốcHộiHạViện, ông Macron có địa vị hao hao như thế : "vốn" chính trị của họ đều dựa vào hào quang chính trị của ông mà có.

Trong số người hùa theo ông để tham gia quyền lực chính trị, có bao nhiêu vốn cơ hội ? Có bao nhiêu sẽ biến thành cơ hội ? Có bao nhiêu, qua kinh nghiệm, sẽ chán nản bỏ đi hay phản kháng ông ? Có bao nhiêu, cuối cùng sẽ thành tri kỷ của ông ? Hiện nay, chẳng ai h́nh dung được, kể cả ông. Có lẽ v́ vậy niềm tin đối với họ, ở ông, cũng tương đối thôi. Do đó ông không muốn có ai tham gia quyền lực hơn 2 nhiệm kỳ ?

Thực tế đă chứng minh : ông chỉ cần họ một lần, mỗi năm năm, khi phải tranh thủ lá phiếu của bàn dân. C̣n lại, một ḿnh ông có thể làm tất cả v́ niềm tin đối với tài năng của chính ḿnh, ở ông, chẳng tương đối tí nào. Phong cách ứng xử của ông từ khi nắm chính quyền tối cao đă khiến thiên hạ gán cho ông tính từ jupitérien, như Jupiter, vị thần tối cao trong truyền thuyết của người Hy Lạp và La Mă.

Ông sẽ xây dựng được ǵ, tới mức nào ? Phải chờ xem. Nội 5 năm sẽ rơ.

Tuy vậy, ta cũng có thể nhận xét :

a/ trong hoàn cảnh đặc biệt của ông, quản lư thủ tướng và bộ trưởng như quản lư nhân viên trong một Hăng th́ dễ : ông có thể đuổi bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Người bị đuổi, mất hết, có thể mất luôn tương lai chính trị của ḿnh.

b/ quản lư dân biểu LRM kiểu ấy, chưa chắc thành công :

DânBiểu không là lao công tuỳ thuộc ông. Khoác áo DânBiẻu, họ biến thành đại diện của toàn dân PhuLăngXa, y như ông, tuy kém hơn một mức. Ông hoàn toàn không có quyền đuổi, cách chức, giảm lương, bất cứ người nào.

– Họ ăn lương của NhàNước Pháp và trong vấn đề này, chủ của họ là… chính họ. Họ c̣n là người quyết định lương bổng của cả Tổng Thống lẫn chính phủ !

– Quan trọng không kém, nhiều người thuộc thành phần cấp cao trong xă hội, có tŕnh độ học vấn cao, có công ăn việc làm ổn định ở địa vị cao với đồng lương hơn xa lương của một anh DânBiểu. Và có một số đích thực dấn thân chính trị với động cơ lương thiện. Những người như thế rất ít khả năng ngơ ngác lâu dài. Để xem sao.

 

***

6 Hai sự kiện đáng quan tâm

6.1 Vai tṛ của NhàNướcPhápQuyền ngày nay

Mấy năm qua ở ChâuÂu có một hiện tượng tuy không mới nhưng đáng chú ư : NhàNước không có chính phủ :

 

Nước

năm

số ngày không chính phủ

Bỉ

2010-2011

541

Tây Ban Nha

2015-2016

315

Hà Lan

2017

150

Đức

2017

từ 24-09

 

Vậy mà không loạn. Thậm chí kinh tế tự nó vẫn phát triển ngon lành, chẳng cần tới sự can thiệp của các chính sách kinh tế nhằm "cứu văn" t́nh h́nh của các ChínhTrịGia, đến mức có nhà báo bàn "tếu" : có lẽ dẹp bỏ chính trị th́ kinh tế khá hơn :

https://www.contrepoints.org/2017/08/25/297383-economie-gouvernement-ca-marche

Thế nghĩa là ǵ ?

1/ Luật bầu cử đích thực dân chủ

Ở 4 nước trên, tỷ lệ số ghế trong QuốcHội mà mỗi đảng nhận được đại khái tương đương với tỷ lệ số phiếu họ nhận được trong cuộc bầu cử QuốcHội.

2/ Xă hội và ChínhTrường phân tán manh mún

Sau cuộc bầu cử QuốcHội, không đảng nào có được đa số hoặc có khả năng liên kết với một hay vài đảng khác để giành đa số trong QuốcHội. Do đó những cuộc đàm phán giữa các đảng để cùng nhau thành lập một chính phủ liên minh kéo dài có thể hơn cả năm.

3/ Hai ĐảngChínhThống suy tàn

Không đảng nào thắng với đa số tuyệt đối là chuyện cơm bữa ở ChâuÂu . Nhưng ở hầu hết các nước, trong khoảng nửa thế kỷ, có 2 ĐảngChínhThống luôn luôn về đầu, chí ít cũng ở trong 3 đảng về đầu, với một lượng phiếu đáng kể. Thường thường đảng về đầu liên hiệp với một hai đảng nhỏ là đạt đa số ở QuốcHội. Có khi, như ở Đức, 2 ĐảngChínhThống tuy ở thế đối lập nhau lại liên minh với nhau để thành lập chính phủ.

2 ĐảngChínhThống trên, thường được coi như HữuChínhThốngTảChínhThống thay nhau nắm quyền lực từ hơn nửa thế kỷ tới nay. TảChínhThống có danh hiệu khác nhau, XăHội hoặc là XăHộiDânChủ. Thực chất, cơ bản, đều là xu hướng XăHộiDânChủ (chính ông François Hollande, ĐảngXăHội PhuLăngXa, đă công khai khẳng định điều ấy ngay trong nhiệm kỳ tổng thống của ông), v́ từ lâu rồi, ở ChâuÂu, không c̣n ĐảngXăHội nào chủ chương cách mạng, thay đổi cuộc đời (changer la vie, như ĐảngXăHội Pháp, 1981, khi Mitterrand lên nắm chính quyền). Những năm gần đây, tất cả đều sa sút. Riêng TảChínhThống, sa sút nhanh hơn, có nơi đi tới sụp đổ hoàn toàn : Hy Lạp, Pháp, chẳng hạn. Lư do cũng dễ hiểu : khẩu hiệu tả đi đôi với hành động hữu, nhất là về vấn đề kinh tế - lao động, không chóng th́ chầy cũng khiến bàn dân tởm lợm.

Song song đó, có những đảng hay phong trào h́nh thành hay/và phát triển mạnh :

CựcHữu, đâu đâu cũng có, và phát triển mạnh. Có nơi đă tham gia chính phủ không chỉ 1 lần : Áo, Ư…

CựcTả, đâu đâu cũng có, thường là đảng hay phong trào nhỏ, nhưng cũng có đảng lớn như Podemos ở Tây Ban Nha, thậm chí nắm chính quyền như Syriza ở Hy Lạp.

DuyMôiTrường

e tutti quanti

Kết quả : ChínhTrường các nước ChâuÂu đă và đang thay đổi một cách cơ bản, trong hướng càng ngày càng bất ổn. Ở một số nước, một cuộc "động đất" chính trị có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Thế nghĩa là ǵ ? Nghĩa là : cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy thư thả, không bạo liệt, đă dẫn tới khủng hoảng chính trị và cuộc khủng hoảng chính trị từ từ dẫn tới khủng hoảng thể chế.

4/ Vai tṛ quản lư của NhàNước ngày nay

Trong thời gian chưa thành lập được chính phủ mới, chính phủ cũ, đă thua trong cuộc bầu cử, tiếp tục tại chức nhưng chỉ có quyền xử lư những công việc hàng ngày (affaires courantes), không có quyền lấy những quyết định có tính chất chính trị, thí dụ : đề ra ngân sách NhàNước cho năm tới. Nghĩa là : chính phủ lâm thời chỉ c̣n vai tṛ quản lư guồng máy NhàNước thôi, không c̣n vai tṛ lănh đạo chính trị.

Một t́nh h́nh như thế kéo dài 541 ngày mà không xẩy ra hỗn loạn khiến ta phải suy ngẫm đến vai tṛ đặc biệt của NhàNước ngày nay, chí ít ở những nước đă xây dựng được một NhàNướcPhápQuyền, một NhàNước do PhápLuật điều hành : PhápLuật đă trở thành hơi thở hàng ngày của NhàNước.

Ở Pháp, cuối năm 2014, NhàNước có 5,6 triệu công chức, 8,2% dân số, 21% người có công ăn việc làm ở Pháp :

https://fr.wikipedia.org/wiki/Fonction_publique_fran%C3%A7aise

Ở các nước ChâuÂu khác, đại khái cũng vậy.

Có lẽ không ai h́nh dung được hết những việc nó thực hiện mỗi ngày, với những phương tiện hiện đại nó có trong tay. NhàNước đó mà sụp đổ, chẳng mấy ai sống yên được. Có lẽ, trong một thời gian khá dài nào đó, nó không sụp đổ ngay cả khi không có chính phủ v́ công chức có thế đứng đặc biệt trong xă hội : nó làm đúng chức năng của nó th́ không ai đuổi được nó hoặc hạ cấp nó. Những chức năng ấy do PhápLuật quy định. Nó cứ làm theo quy định của PhápLuật, NhàNước sẽ vận động b́nh thường, thực hiện một chức năng cần thiết cho xă hội.

Phân tích hiện tượng Công Xă Paris, Marx đă chủ chương : phải đập tan NhàNước tư sản và xây dựng NhàNước của giai cấp công nhân mới có thể hoàn thành cách mạng XăHộiChủNghĩa. Lenine đă thực hiện điều ấy ở Nga cách đây 100 năm. Đó là chuyện ngày xửa ngày xưa, khi NhàNước Nga Hoàng c̣n là một bộ máy thô sơ, yếu ớt, xa vời đối với sinh hoạt hàng ngày của bàn dân. Chuyện ấy, ở PhuLăngXa ngày nay, là chuyện hăo.

Ngoài chức năng quản lư sự việc (administration des choses), NhàNước c̣n có chức năng cai trị con người (gouvernement des hommes). Tính giai cấp của NhàNước gắn với chức năng cai trị con người. Cai trị ai, v́ ai ? Đương nhiên là cai trị bàn dân PhuLăngXa và v́ quyền lợi của TưBản, đặc biệt là TưBảnTàiChính. TưBảnTàiChính th́ phi quốc gia ; đối với nó, càng ít NhàNước càng tốt v́ nuôi NhàNước rất tốn kém. NhàNước lại là guồng máy quyền lực thuần quốc gia. Không dựa vào nó, ChínhKhách, dù thắng cử, chẳng thể làm ǵ được và, như thế, chẳng có giá trị ǵ đối với TưBảnTàiChính. Mâu thuẫn này sẽ tồn tại và phát triển trong suốt quá tŕnh TưBảnTàiChính tiến tới sự thống trị toàn cầu toàn diện.

 

6.2 Một giai cấp mới đang h́nh thành ?

Ở Pháp hiện nay, có một lớp người, kiểu ông Macron, rất sành chạy qua chạy lại giữa 3 khu vực : cán bộ cao cấp của NhàNước, chính quyền, cán bộ cao cấp, thậm chí lănh đạo của các Hăng TưBản lớn, TưBản TưHữu hay TưBản NhàNước. Có người ung dung nhảy từ ghế bộ trưởng phe hữu qua một chức vụ tương đương trong một chính phủ phe tả và ngược lại. Đa số những người này, khác với Trump, không là chủ TưBản lớn. Họ được tuyển lựa (ai tuyển lựa ?) v́ họ có khả năng điều khiển cụ thể một Hăng lớn, họ có khả năng giữ vài tṛ TưBảnChứcNăng. Trong tư cách ấy, họ đại diện cho các anh TưBảnTàiChính vô danh vô diện, đông lúc nhúc, chủ đích thực của đa số cổ phiếu của Hăng, nhưng bất lực, không có tiếng nói quyết định. Giữa anh TưBảnChứcNăng này và chị TưBảnTàiChính hữu danh hữu diện có mâu thuẫn ngấm ngầm. Thí dụ sau, 2016, cho thấy :

http://www.lemonde.fr/economie/article/2016/04/29/renault-la-remuneration-de-carlos-ghosn-maintenue-malgre-l-avis-contraire-des-actionnaires_4911217_3234.html

NhàNước Pháp, lúc đó do ông Macron đại diện, là chủ hữu danh hữu diện lớn nhất của Hăng Renault, 20% cổ phiếu, chống mức lương Hăng ấy dành cho ông Tổng Giám Đốc Ghosn. Ngay tại Đại Hội Chủ Cổ Phiếu của Hăng, chủ của 54,12% cổ phiếu chống mức lương ấy. Nhưng cuộc bầu bán chỉ có tính cách tham khảo, như mấy cuộc "bầu cử thử" tại Đại Hội ĐảngCộngSản Ziao Chỉ thuở nào ấy mà. Cơ quan quyết định tối hậu là BanQuảnTrị (Conseil d'administration) của Hăng. Trong BanQuảnTrị, đại diện của NhàNước PhuLăngXa không có đa số. Ông Ghosn vẫn ung dung hưởng lương đă định. Quan hệ giữa TưBảnChứcNăngTưBảnSởHữu trong những Hăng lớn ngày nay phức tạp như thế. Có nơi TưBảnSởHữu đích thực nắm quyền lực trong BanQuảnTrị, có thể đuổi anh TưBảnChứcNăng bất cứ lúc nào, có nơi th́ ngược lại, kể cả khi anh TưBảnSởHữuNhàNước PhuLăngXa.

Những anh TưBảnChứcNăng không chỉ hiện diện trong BanQuảnTrị của Hăng anh đang điều khiển, anh c̣n có mặt trong BanQuảnTrị của nhiều Hăng khác, tuy anh chẳng làm ǵ trong Hăng ấy. Thí dụ ông Claude Bébéar, người sáng lập Hăng bảo hiểm AXA, một trong những Hăng bảo hiểm lớn nhất trên thế giới, đă từng có mặt trong BanQuảnTrị của các Hăng sau trong CAC 40 : Axa, BNP-Paribas, Schneider, Vivendi và lănh 360 000 € mỗi năm để dự những buổi họp của BanQuảnTrị của những Hăng ấy, bỏ phiếu quyết định về đường lối của những Hăng ấy, chỉ định Tổng Giám Đốc và… định lương của vị Tổng Giám Đốc.

https://fr.wikipedia.org/wiki/Claude_B%C3%A9b%C3%A9ar

Nói chung, trong những Hăng TưBản lớn, đều như vậy : trong BanQuảnTrị đều có vài anh TưBảnChứcNăng tới từ những Hăng TưBản lớn khác : một tập hợp người cùng hoàn cảnh, cùng chức năng, đoàn kết với nhau để bảo vệ quyền lợi kinh tế của nhau. Đương nhiên, "anh TưBảnChứcNăng" không đơn thuần chỉ có vị thủ lĩnh của Hăng, c̣n có những cộng tác viên tin cậy của vị ấy nắm những chức vụ quyết định trong Hăng.

Những anh TưBảnChứcNăng này không chỉ hiện diện trong các Hăng, c̣n hiện diện trong quyền lực chính trị. Ở Mỹ, chuyện này phổ biến đă lâu. Với Trump, trở thành trơ trẽn kinh hoàng. Nhưng ở ChâuÂu cũng thế. Chỉ quan sát những quan chức trong những cơ quan quyền lực chính trị hay kinh tế trong LiênHiệpChâuÂu th́ thấy : muốn làm quan ở đó, tốt nhất là đă trải qua sự đào tạo của ngân hàng Goldman Sachs.

Phải chăng, ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, tại các nước TưBản phát triển nhất, một giai cấp mới đă h́nh thành, đang phát triển nhanh và đang thâm nhập quyền lực chính trị của các QuốcGia ở mức quyết định ?

T́m hiểu hiện tượng này để hiểu chân đứng của ḿnh trong thời đại của ḿnh, đương nhiên đáng làm, phải làm. Nhưng làm sao t́m hiểu được khi chưa đề ra được một LưThuyết (Théorie, có đúng, có sai, ít nhiều) để hướng dẫn TưDuy, rồi qua phân tích, phê phán, nghiệm sinh, sửa sai, thậm chí phủ định LưThuyết, phủ định chính ḿnh, qua đó mà tiến dần tới sự hiểu biết cụ thể ?

Học thuyết KinhTếChínhTrị của Marx không có chỗ đứng cho một loại giai cấp như thế : ở thế kỷ 19, hiện tượng này tuy đă manh nha nhưng không có tầm quan trọng như ở ngày nay. Nhưng nó cũng có thể giúp ích cho ta v́ nó là học thuyết sâu sắc và tổng quát nhất về PhươngThứcSảnXuất TưBản và thời đại này là thời đại PhươngThứcSảnXuất TưBản đang trên đường thống trị toàn diện nhân loại.

7. Kết luận

Đương nhiên bài này không có kết luận. Thời cuộc có quá nhiều hiện tượng mới lạ, khó hiểu v́ ta thiếu thông tin, thiếu kiến thức, thiếu nhất là một cơ sở lư thuyết có thể hướng dẫn TưDuy một cách tương đối đồng nhất. Đọc lại bài, chính tôi cũng thấy nó khá lung tung, rời rạc. Xin lỗi độc giả.

Dù sao cũng khẳng định được vài nét đáng t́m hiểu.

1/ Quá tŕnh toàn cầu hoá của PhươngThứcSảnXuất TưBản đă đạt đỉnh cao. Hiện nay, có lẽ chỉ c̣n Bắc Triều Tiên đứng ngoài và Cuba chệnh choạng bước vào.

2/ Những nước TưBản mới phát triển với những thể chế chính trị khác nhau, nói chung là một loại quyền lực độc tài rất phù hợp với PhươngThứcSảnXuất TưBản : Trung Quốc, Việt Nam, Nga, nhiều nước h́nh thành khi LiênXô tan ră. Vẫn như nước Nhật xưa kia và HànQuốc mới đây thời Park Chung-Hee. Ngoại lệ : Ấn Độ vốn đă lựa chọn thể chế NhàNướcPhápQuyền ngay từ ngày độc lập và một số nước ChâuÂu trong khối XăHộiChủNghĩa xưa, được LiênHiệpChâuÂu thu hút. Ngay những nước ấy, hôm nay, đang có những khuynh hướng phát triển khá xa lạ với những giá trị DânChủ, NhânQuyền, PhápQuyền. Dường như những món này không phù hợp với PhươngThứcSảnXuất TưBản. Hè hè.

3/ Các nước TưBản tiêu biểu như Mỹ và các nước trong LiênHiệpChâuÂu dường như đang lún từ từ vào một cuộc khủng hoảng chính trị. ChínhTrường ngày càng tan nát, vỡ vụn. Hai ChínhĐảng truyền thống, hữu và tả, thay nhau nắm quyền ở các nước đó ngày càng suy yếu. Có nơi ChínhĐảngTả tan nát hoàn toàn, rất ít có khả năng khôi phục. Các đảng hay phong trào CựcHữu đâu đâu cũng có và phát triển như thể không sao cưỡng lại được. Để nắm chính quyền, ở vài nước, ChínhĐảngHữu liên hiệp với đảng CựcHữu. Ở PhuLăngXa, ChínhĐảngHữu sa sút và chia rẽ trầm trọng, nhóm đang thắng thế có khuynh hướng nhại đảng CựcHữu FN của bà Marine Le Pen.

4/ Trên thế giới, chiến tranh bùng nổ kéo dài ở nhiều nơi, thường mang màu sắc chủng tộc hay tôn giáo, với nhiều h́nh thái khác nhau, đặc biệt có hai h́nh thái khủng khiếp : diệt chủng và khủng bố.

5/ Ở tất cả các nước TưBản ChâuÂu, mâu thuẫn giữa quyền lợi kinh tế của TưBảnTàiChính phi quốc gia và quyền lực chính trị thuần quốc gia tại các NhàNướcPhápQuyền càng ngày càng rơ nét. Ngay ở Mỹ cũng vậy. Trump có thể hùng hổ tuyên bố : nước Mỹ trên hết. Nhưng TưBảnTàiChính Mỹ lại rất cần ThịTrườngLaoĐộng rẻ và ổn định (nhờ thể chế độc tài) và ThịTrườngHàngHoá khổng lồ của Trung Quốc.

Bạn có thể tham khảo một khía cạnh của vấn đề này trong :

http://amvc.fr/PHD/LangThangChuNghia/ThuongTungKienTrucVaHaTungKinhTe.htm

Có lẽ đây là mâu thuẫn cơ bản nhất của thế giới ngày nay. Nó chi phối ChínhTrường của tất cả các nước TưBản lớn.

2017-11-13

*

Phụ Lục

 

Ngôn từ

Việt Nam

Nội dung

Entreprise

Hăng

Tất cả những h́nh thái khác nhau trong hoạt động sản xuất và kinh doanh

Parti de gouvernemnt

ĐảngChínhThống

Hai đảng Les RépublicainsParti Socialiste đă thay nhau cầm quyền trong nền CộngHoà-5

Classes moyennes

GiaiCấpTrungB́nh

khái niệm mập mờ, hiện nay mạnh ai nấy định nghĩa, nói chung dựa vào thu nhập hàng tháng

 

Kư hiệu

Tên

Việt Nam

Nội dung

DRH

Directeur des Ressources Humaines

Giám độc quản lư  nhân lực

 

ENA

Ecole Nationale d'Administration

Trường Quốc Gia Hành Chính

Trường đào tạo cán bộ cấp cao của NhàNước Pháp

FN

Front Nationnal

Mặt Trận Dân Tộc

Đảng cực hữu của bà Marine Le Pen

LFI

La France Insoumise

Nước Pháp Bất Khuất

Phong trào cực tả của Jean-Luc Mélenchon, ô hợp

LR

Les Républicains

Đảng Cộng Hoà

ĐảngChínhThống, Hữu, xuất thân De Gaulle, đă có nhiều tên : UDR, RPR, UMP

LRM

La République En Marche

Cộng Hoà Đi Tới

PhongTrào hay Đảng mới do ông Macron sáng lập

MODEM

Mouvement Démocrates

Phong Trào Dân Chủ

Đảng của François Bayrou, tự khẳng định đứng ở trung tâm chính trường

OCDE

Organisation de Coopération et de Développement Économiques

Tổ chức tập hợp hơn 30 nước dân chủ giàu có nhất

 

OMC

Organisation Mondiale du Commerce

Tổ chức Thương mại thế giới

 

PIB

Produit Intérieur Brut

Tổng sản phẩm nội địa

 

PS

Parti Socialiste

Đảng Xă Hội

ĐảngChínhThống, Tả, Mitterrand, Jospin, François Hollande

SciencesPo

Institut d'Etudes Politiques

Viện Chính Trị Học

Ḷ đào tạo nhiều chính trị gia và cán bộ cao cấp ở các Hăng

UE

Union Européenne

Liên minh Châu Âu

 

 



[1] http://resistancerepublicaine.eu/2017/04/23/pres-de-11-millions-de-francais-sont-mal-inscrits-ou-non-inscrits-sur-les-listes-electorales/

[2] http://resistancerepublicaine.eu/2017/04/23/pres-de-11-millions-de-francais-sont-mal-inscrits-ou-non-inscrits-sur-les-listes-electorales/

 

[3] http://amvc.fr/PHD/LangThangChuNghia/FrancoisHollandeLeGrandFossoyeur.htm

[4] KháiNiệm của Marx, nghĩa : tư duy của con người thường bị quá khứ của chính nó trói buộc, khiến nó tiếp cận hiện thực qua lăng kính của quá khứ, không thấy được điều mới của hiện tại.

[5] http://www.lemonde.fr/les-decodeurs/article/2017/06/12/legislatives-10-candidats-ont-depasse-50-des-suffrages-exprimes-sans-etre-elus-au-premier-tour_5143204_4355770.html

[6] http://www.lemonde.fr/les-decodeurs/article/2017/06/19/legislatives-en-cartes-en-moyenne-les-deputes-n-ont-ete-elus-que-par-22-4-des-inscrits_5147361_4355770.html

[7] Thực ra, định nghĩa chính xác của Marx là : giá trị đẻ ra giá trị. Nhưng KháiNiệm GiáTrị thuộc lănh vực lư thuyết kinh tế gốc, rất lôi thôi. Ta tạm dùng h́nh thái Tiền cho dễ h́nh dung.

[8] bản thân tôi mong muốn được thấy ngày chúng chết tốt ! V́ ánh mắt, phân tích, suy luận của chúng cụ thể, sâu sắc, thiết thực và lănh khốc quá.

[9] http://amvc.fr/PHD/FilJour/FilJourVN/MotNoiDauKhongVienTuong.htm

http://amvc.fr/PHD/FilJour/UneDouleurSansPerspective.htm

file:///D:/Phan%20Web/PHD/FilJour/FilJourVN/FrancoisWagnerTribuneDesfosses.htm