Bệnh khoa học khách quan kinh viện
Trong suốt không biết bao nhiêu thế kỷ, dân Ziao Chỉ ta triền miên mắc bệnh Khổng viết. Không phải lúc nào cũng dở. Có lúc tṛ vượt thầy nghiền ngẫm phóng bút B́nh Ngô Đại Cáo !
Nhưng cuối cùng cũng tụt hậu, mất nước.
Tiếp cận văn hoá Châu Âu, nhiều người lại mắc một căn bệnh ác tính đă hành hạ dân ta suốt thế kỷ 20 : niềm tin tuyệt đối vào ư thức hệ duy khoa học (scientisme), duy khách quan (objectivisme), say sưa những cụm từ "khách quan", "khoa học", "tư duy khoa học", "phương pháp luận khoa học", e tutti quanti, cứ tưởng học được một cụm từ mới là học được một phương pháp tư duy mới ! Có khác ǵ Khổng viết, Khổng viết ? Cái nết, đánh chết không chừa !
Có lúc căn bệnh trầm trọng tới mức họ tin như đinh đóng cột rằng họ đă nắm chắc quy luật khách quan, khoa học, của Lịch sử, Kinh tế, Xă hội, Chính trị, Văn hoá, e tutti quanti, nhờ tư tưởng khoa học của Marx, Lenine, xuyên qua ḷ sát sinh Staline, Mao Trạch Đông, e tutti quanti. Và áp đặt nó lên mọi lĩnh vực của cuộc sống và tư duy của dân tộc, kể cả những lĩnh vực chẳng dính dáng ǵ tới khoa học như thơ văn chẳng hạn ! Niềm tin ấy đă dẫn tới khốn kiếp nào, hôm nay, không c̣n ǵ đáng bàn.
Với kiến thức khoa học loại ấy, họ đă "dịu dàng" lái Việt Nam vào con đường tư bản rừng, phi văn hoá, phi luật lệ, trừ luật lệ của rừng xanh rất được các nhà đầu tư tư bản tứ xứ đam mê và tô son trét phấn với đủ thứ khoa học kinh tế thị trường toàn cầu hoá made in USA & tutti quanti.
Sau một quá tŕnh như thế, tôi cứ tưởng tượng họ đă bớt tin vào phương pháp suy luận khoa học cố hữu của họ, khiêm tốn học và gửi con cháu qua Mỹ, Châu Âu, Nhật, Úc… học phương pháp suy luận khoa học của Ricardo, Keynes, Hayek, e tutti quanti. Và, biết đâu, lúc dở hơi, hay v́ khủng hoảng kinh tế không đùa tí nào ngày nay, hoặc, hiếm lắm – v́ c̣n chút nhân cách – họ dám ngờ vực phương pháp suy luận khoa học của các vị ấy và của chính họ v́, ngoài phương pháp suy luận khoa học Mác-Lê của "đại học" lừng danh quốc tế Nguyễn Ái Quốc – thương thay Hồ Chí Minh – họ có phương pháp suy luận khoa học nào khác ?
Nhưng không ! Liều thế sao được ? Làm là ǵ th́ làm, miễn sao lợi cho riêng ḿnh là được, đếch cần ǵ khác. C̣n nói ǵ với người đời, nhất là bán công khai theo kiểu rỉ tai Ziao Chỉ, th́ cũng phải có lư, có lẽ, một cách "có hệ thống", phải có kiến thức rộng răi, vững chắc, sâu sắc, thể hiện một cách "có bài bản kinh viện". Điều ấy đ̣i hỏi đủ thứ chuyện, cơ bản nhất là phải có phương pháp luận khoa học của Trường Nguyễn Ái Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực triết…
Tội nghiệp triết gia Tây Âu cổ kim, từ Socrate tới Descartes : ham học tới mấy, họ cũng không kiếm được ở bất cứ đâu món này để học mót một cách… kinh viện !
Càng không thể mong kiếm được một bằng cấp tiến sĩ thông thường trong các đại học Tây U. Nhưng không khó lắm ở Ziao Chỉ Quận.
Ta bỗng trĩu ḷng thương một kiểu học giả Ziao Chỉ, nhớ lại một khúc văn trong Tam Quốc Chí.
Tam Quốc Chí, hồi thứ 43, Khổng Minh khẩu-chiến, hạ bọn quan-văn gàn (Tử Vi Lang dịch-thuật), có khúc văn lư thú này :
"Nghiêm Tuấn lại hỏi :
- Những lời Khổng-Minh vừa nói, đều là "cả tiếng để át nhẽ" chứ không phải chính luận. Nhưng thôi, hà tất phải căi vă làm ǵ. Chỉ xin hỏi : Khổng-Minh b́nh nhật chuyên nghiên-cứu kinh điển ǵ ?
Khổng-minh cười nói :
- Nghiền từng câu, g̣ từng chữ là bọn hủ nho đời nay ! Phỏng có giúp dân giúp nước, nên công nghiệp ǵ ? Vả khi xưa ông Y-Doăn đi cày ở đất Sằn, ông Tử-Nha đi câu ở sông Vị, với những ông Trương-Lương, Trần B́nh, Cảnh-Cam, Đặng-Vũ… đều có tài xoay chuyển vũ-trụ mà không hiểu b́nh sinh đă chuyên trị những "kinh điển" ǵ ? Hay là cũng bắt chước bọn thư-sinh mặt trắng, khư khư ôm cái bút cái nghiên trong văn-pḥng, vạch chỗ đen, bàn chỗ trắng, múa ng̣i bút, lộng câu văn mà thành được tài kinh-bang tế-thế như vậy ?
Đúng là văn kinh viện. Thế mà hay, đáng để đời. Hè hè…
2011-09-27