Bùn tinh khiết
Bạn bảo ta:
Sáng nay, cả gan đọc vô phần nặng kí của báo Tết ZD. Hiểu bao nhiêu và không hiểu bao nhiêu th́ c̣n rất ư là... bất định,
chợt vớ đoạn này của bác PHĐ: "Chưa ai biến được bùn tinh khiết thành máu"[1] bèn năy ra ư cà khịa PHĐ để xả xui cuối năm.
Nếu quả có một định nghĩa cho bùn tinh khiết th́ mới biết nó có chảy máu hay không, bác PHĐ ơi !
**
Đúng quá ! Ngôn ngữ thường ngày cũng như ngôn ngữ văn học chán thế đấy : không thể chính xác được, luôn luôn phải "hiểu" trong "ngữ cảnh", mà ngữ cảnh là cái quái ǵ th́ cũng không định nghĩa chính xác được. Hè hè...
Đáng lẽ nên viết "chưa ai biến bùn không chứa sinh thể thành máu được". Lúc đó "bùn" là cái quái ǵ ta không cần biết. Cũng được được, tuy chưa định nghĩa những khái niệm "chứa" và "không" th́ cũng... hè hè thôi ! Cho rằng ta định nghĩa được, một cách "bất khả kháng", hai khái niệm "chứa" và "không" th́ ta vẫn c̣n phải định nghĩa khái niệm "sinh thể" để xem nó có thể nhất quán với hai khái niệm kia chăng ? Bởi v́, theo tôi, "chứa" và "không" là những h́nh thái vận động của tư duy, bất kể tư duy về điều ǵ, theo (đúng hơn là nhại) lôgích h́nh thức ! Do đó, ta có thể vận dụng chúng để chứng minh bất cứ điều ǵ trong bất cứ lĩnh vực tư duy nào ! Kinh thật… Nhưng than ôi, theo François Jacob, và tôi không thờ ông Nobel ấy, nhưng quư trọng ông v́ đủ thứ lư do, tôi tin những kiến thức khoa học của ông mà bản thân tôi không thể có được, rằng đó là điều bất khả thi về mặt khoa học. Vậy th́ ai muốn tán ǵ th́ tán !
Nhờ tính hàm hồ của ngôn ngữ mà có "khoa học" trong mọi lĩnh vực của tư duy, thơ văn, văn học, triết lư và... ư thức hệ ! Nhờ nó mà ta "có giá trị khoa học" ở đời nay ? Bản thân tôi không ham lắm.
Qua năm Canh Dần, bạn hăy mua vui cà khịa Kant trong Phê phán lư trí tinh khiết (Critique de la raison pure) nhe. Tôi đă từng làm. Zui hết sảy đó ! Hè hè…
2010-02-12