Cá tính của một con người

Ta vốn trưởng thành ở PhuLăngXa, nghĩa là : ta b́nh thường tư duy theo kiểu duy lư h́nh thức. Bản thân ta cũng suốt đời kiếm ăn được nhờ kiểu tư duy ấy.

Do đó, vấn đề cá tính của một con người, với ta, hết sức nan giải.

Đến chết, điều ta không hiểu được khiến ta khổ.

Và điều trên, ta chưa "hiểu" được.

Đối với kiểu tư duy duy lư h́nh thức, có ít nhất 3 luận điểm ta quan tâm : 

1/ Con người tạo ra lịch sử nhưng chính con người do lịch sử tạo ra (Karl Marx, chủ nghĩa "duy vật lịch sử").

Đại khái, nó là một sinh vật văn hoá, Ziao Chỉ, PhuLăngXa, e tutti quanti. Ta hoàn toàn đồng ư.

Phần riêng tư của nó, tuy cơ bản lệ thuộc văn hóa tạo ra nó, vẫn có thể tự mâu thuẫnvượt nền văn hoá tạo ra nó, h́nh như (?) Marx gọi là nghệ thuật, món này gọi là "biện chứng duy vật" ? Gọi là ǵ cũng được, chẳng giúp ta hiểu hơn.

2/ Freud : Trong quá tŕnh nên người, con người có những nghiệm sinh cá biệt sẽ chi phối t́nh cảm, tư duy của nó một cách có ư thức hay vô thức. Một thằng tin tưởng vào tư duy duy lư h́nh thức như ta khó ḷng chấp nhận. Nhưng, trong nghiệm sinh của ta, không thể phủ nhận được. Marx chẳng thể giúp ta trong lĩnh vực này.

3/ Ta cảm nhận thế giới, con người, và ta tư duy bằng bộ óc. Bộc óc ấy không cố định, bất biến. Nó h́nh thành, phát triển và biến hoá qua nghiệm sinh, nghĩa rộng, quá tŕnh nên người của một con người.

*

Từ nhiều năm, ta xem xét quá tŕnh nên người của 2 cháu ta, 8 tuổi và 4 tuổi. Ta sững sờ.

Chúng nó sinh ra và lớn lên trong cùng một môi trường văn hoá, xuyên qua cùng một "nền giáo dục", tiếp cận thế giới thực trong hoàn cảnh như nhau, ngày học cùng trường, đêm ngủ cùng pḥng, chơi cùng loại đồ chơi,  sách đọc cùng loại sách.

Lila mê đọc sách và vẽ, từ lúc c̣n nhỏ. Ta đón nó về nhà, nó liền đ̣i ta đọc sách cho nó nghe. Bây giờ, về nhà, nó vớ một quyển sách, đọc miên man. Không đọc sách th́ nó vẽ. Tranh của nó, hiện nay, mới nh́n, chỉ là nhại lại BD hay manga. Nhưng ta thấy được hai điều : 

1/ Nó không quan tâm h́nh ảnh, nó quan tâm tới t́nh cảm, sắc thái.

2/ Chi tiết, qua vài nét tranh, có trăm thứ chỉ liên quan tới nó thôi.

 

Iris không đam mê vẽ lắm nhưng đă từng đam mê đọc sách. Về tới nhà, nó liền t́m một quyển sách, nhảy ṿa ḷng Papi, đ̣i Papi đọc. Cứ thế, khoảng một năm. Thế thôi. Bây giờ, nó không đam mê đọc sách nữa. V́ sao ? 

Nó có một phong cách đặc thù trong quan hệ với đời : điều ǵ nó chưa hiểu, nó phải hiểu ; điều ǵ nó đă hiểu, nó chán. Đồ chơi, nó chưa hiểu sử dụng ra sao khiến chúng nhúc nhích, phát âm, nó phải học tới cùng, rất ĺ. Sai khiến được rồi, chỉ hai ba lần, nó chán, không thèm chơi nữa, t́m đồ chơi khác. Ra thế ? Nó ham hiểu hơn ham chơi ? 

Đúng là cá tính. Chẳng lẽ vĩnh viễn không hiểu được ? 

2016-07-29