ChamCauTraLoiDocGia

Chấm câu, trả lời độc giả

 

Chuyện này không đơn giản như nhiều người tưởng. Nhà văn, nhà lư luận văn học, triết gia lớn, sử dụng rất khác nhau. V́ sao ? Bàn tán cạn đời cũng chưa ra nhẽ được !

Quan điểm của riêng tôi như sau[1].

a/ ngôn-ngữ là quan-hệ tổng hợp toàn diện nhất giữa người với người xuyên qua quan-hệ chung của họ với thế-giới. Quan-hệ ngôn-ngữ có cả ba chiều kích : vật-giới (những làn sóng âm thanh), sinh-giới (nhục cảm của từng người) và văn-hoá (ư nghĩa và giá trị, có những ư-chung và những ư-tưởng và giá-trị riêng). Con người không chỉ đọc sách bằng cặp mắt và lư trí thôi. Nó đọc bằng cả thân thể và nghiệm-sinh cá-biệt của nó ở đời.

b/ v́ thế ngôn-ngữ vừa là của chung người đời vừa là của riêng từng người. Trong chừng mực nào đó (những ư-chung) ai cũng có thể hiểu như nhau. Nhưng không ai cảm nhận ngôn-ngữ như ai khác cả, nhất là ngôn ngữ thơ văn.

c/ trong phần ư-chung, không chỉ có những kư hiệu viết theo một văn phạm nào đó, c̣n có cả âm điệu, nhịp thở "tự nhiên" của một tiếng nói được ghim vào cấu trúc của nó dưới dạng những đơn vị từ ngữ tạo nghĩa. Trong khuôn khổ ấy, đa số người đời đọc như nhau, tự động chấm câu như nhau dù trong văn bản không có dấu chấm câu, và hiểu như nhau, v́ ngay khi ta im lặng đọc sách, trong đầu ta vẫn vang lên âm điệu của ngôn từ, của tiếng Việt ! V́ thế có những câu ai cũng hiểu như ai tuy khi ta phân tích chúng với lôgích h́nh thức th́ chúng hết sức nhập nhằng : chỉ đổi nhịp đọc là khác nghĩa ngay !

d/ nhưng cảm nhận nhục cảm của ta đối với ngôn ngữ th́ dù muốn cũng không ai giống ai được ! Giấc mơ toàn trị này sẽ chẳng bao giờ thực hiện được...

e/ hai bộ mặt chung-riêng của ngôn-ngữ vừa cho phép ta xây dựng và duy tŕ văn hoá giúp ta nên người vừa cho phép ta sáng tác nghệ thuật, tóm lại nó cho phép ta làm người vừa tự do vừa gắn bó với đồng loại.

Kết luận cụ thể của tôi :

Khi ta viết để lư luận, suy luận, ta nên chấm câu thật rơ ràng nhưng không thừa thăi. Điều ta cần là được hiểu chính xác, văn hay chữ tốt chỉ là chuyện phụ. Chỉ khi nào tuyệt vọng lắm, mới nên hành-văn !

Khi ta sáng tác thơ văn, ta nên viết chính ḿnh, đúng theo tâm tư, nhịp thở, niềm vui, nỗi khắc khoải của riêng ḿnh, ai cảm nhận được ta hay không, tuỳ người ấy. Nếu ta muốn độc giả, cũng như chính ta, đọc tới từ ấy hăy ngừng lại một khắc, ta cứ thoải mái chấm câu (các nhà viết kịch thường viết như thế để kịch sĩ và khán giả hiểu và cảm được văn của ḿnh), dù điều ấy không cần thiết để hiểu ư và nó xé câu văn tủn mủn đối với con mắt thôi. Chẳng có ǵ đáng tiếc cả : độc giả chỉ biết đọc văn với con mắt và lư trí thôi thường chẳng bao giờ là độc giả của riêng ta. Khi ta muốn độc giả lướt từ ư này qua ư khác để tự tạo ở ḿnh một điều ǵ đó không hẳn là ư lẻ nào cả, ta cứ thoải mái dẹp bỏ những kư hiệu chấm câu. C̣n chính độc giả sẽ đọc như thế nào, ta sẽ không bao giờ biết được, trừ khi nó nói cho ta biết, nhưng đó là quan-hệ rất hiếm ở đời, có mấy khi người đời cho nhau điều ấy ? Trong lănh vực hành-văn, sử dụng kư hiệu chấm câu thuộc lănh vực nghệ thuật. Lănh vực ấy đ̣i hỏi tự-do sáng tạo của từng người, của mọi người. Tự-do yêu. Tự-do, yêu và sáng tạo (là) một.

Cũng v́ hai bộ mặt chung-riêng của ngôn-ngữ mà viết cách nào cũng khó. Cứ đọc văn phong trong Thực-thể và Hư-vô (l'Être et le Néant) của Sartre và Con đường đi tới Flandres (La route des Flandres) của Claude Simon th́ thấy. Sartre chấm câu kỹ lưỡng như thế mà người đời vẫn hiểu sai trong nhiều năm tháng. Claude Simon viết hàng chục trang không chấm câu ǵ hết mà người đời đại khái cũng hiểu cốt chuyện như nhau, nhưng không ai cảm nhận văn của chàng như ai khác cả.

Chúc bạn cứ mạnh dạn thoải mái viết chính ḿnh.

Thân mến,

2008-05-14

 



[1] đă tŕnh bầy trong quyển Tư duy tự do, Nxb Đà Nẵng, 2006.