Chữa bệnh xă hội bằng cao dầu cù là

Chữa bệnh tật xă hội bằng dầu cù là

 

http://www.lemonde.fr/election-presidentielle-2012/article/2012/03/26/hollande-propose-de-fixer-des-quotas-pour-permettre-un-plus-large-acces-aux-classes-preparatoires_1676050_1471069.html

Hệ thống giáo dục PhuLăngXa có chí ít hai nét đặc thù khác hẳn hệ thống giáo dục của nhiều nước khác :

1/ thi tú tài 2, bắt buộc phải thi môn triết, tuy không bắt buộc chỉ thi đua hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Điên thật. Ngoài thời điểm ấy, sinh viên không ưa môn triết có thể vứt nó vào cơi mù mờ.

2/ có hệ thống "Trường kỹ sư lớn" (Grandes Écoles), nôi của tầng lớp lănh đạo tương lai.

Đại khái, quá tŕnh tuyển lựa học sinh vào các Trường kỹ sư lớn như sau. Những học sinh trung học giỏi nhất ở Pháp, sau tú tài, được tuyển lựa vào các trường dự bị thi vào các Trường kỹ sư lớn. Ở đó, họ lănh đủ một quá tŕnh rèn luyện khắt khe, bơ phờ, lao động trí óc liên tục 10 giờ hay hơn nữa mỗi ngày. Sau hai năm huấn luyện như thế, ra thi toàn quốc để gia nhập các Trường kỹ sư lớn, tuỳ bản lĩnh cá nhân. Ai thi trượt hay/và chưa vừa ư với thành quả của ḿnh, có quyền học dự bị thi thêm một năm. Sau đó, được ăn cả, ngă về không.

Hệ thống đào tạo này đă mang lại nhiều thành quả mỹ măn. Nói chung, nhà nghiên cứu hay kỹ sư xuất thân từ khu vực này được quốc tế đánh giá cao.

Nó cũng khiến thực tế xă hội sau lộ diện : đại bộ phận các học sinh được tuyển vào các trường dự bị thi vào các Trường kỹ sư lớn thuộc những thành phần trên của xă hội đương thời (kinh tế, kiến thức, quyền năng). Con em của những thành phần khác chẳng có được bao nhiêu. Phải chăng hầu hết hàng triệu thanh niên ấy bẩm sinh kém cỏi dốt nát ? Ư thức hệ tư sản ngày nay ở Pháp chưa chấp nhận điều ấy : nó đă bị tư duy của thế kỷ Khai Sáng và chủ nghĩa Marx chi phối trong ít nhiều 300 năm. Nó vẫn coi đó là một sự bất công và nó cố gắng lập lại sự công bằng bằng đủ mọi thứ luật từ hàng chục năm nay, chẳng giải quyết ǵ cả.

Nhân dịp tranh cử tổng thống năm nay tại Pháp, ứng cử viên của Đảng Xă Hội, François Hollande (bản thân ông, như hầu hết lănh tụ của Đảng Xă Hội Pháp, biểu tượng cho các học sinh của Trường kỹ sư lớn), chủ trương giải quyết sự bất công này bằng cách áp đặt một tỉ lệ (khoảng 6%) người gia nhập các lớp dự bị thi vào các Trường kỹ sư lớn, không tuỳ thuộc bản lĩnh cá nhân của học sinh. Giữa tả và hữu chỉ có thế thôi ? Một biện pháp khôi hài, cười ra nước mắt, chẳng dính dáng ǵ với Ư thức hệ "tả khuynh" của những thế kỷ 19 và 20 ở Pháp, thậm chí với Ư thức hệ Khai sáng. Chẳng khác ǵ đường lối giáo dục vừa hồng vừa chuyên của đảng Cộng Sản Giao Chỉ. Lư lịch giai cấp làm sao cứu văn được sự zốt nát cá nhân ? Zốt th́ zốt, và tiếp tục zốt, bất kể nguồn gốc xuất thân nào.

 

Giải pháp là ǵ ?

1/ Là tạo cho mọi đứa trẻ chào đời điều kiện tốt nhất (tương đối thôi, v́ có nhiều điều kiện mà nhà nước không thể tạo được, thí dụ : nên người trong một gia đ́nh hiếu học, yêu kiến thức, "sự thực", và đạo đức làm người) để, với trí tuệ cá nhân, bước vào những học đường của sự hiểu biết.

2/ Không biến sự hiểu biết thành vũ khí để chiếm đoạt quyền lực, phú quư, danh vọng, gái, e tutti quanti… Chỉ có thể dùng nó đề giúp người và để làm chính ḿnh và… làm ḿnh, một con nguời và mọi người.

3/ Khiến mọi người, bất kể tài năng cá biệt ra sao, vẫn có chân đứng cho ra người trong xă hội chung.

4/ Trên cơ sở ấy, hưởng thụ nhiều ít tuỳ khả năng cá nhân đích thực của từng người.

Ư thức hệ tư bản và ư thức hệ macxit, trong vấn đề này, chỉ khác nhau thế thôi. Hè hè…

2012-03-27