Đả đảo bóc lột !
OK.
Nhưng cũng chỉ nên đả đảo "trong bối cảnh" thôi, Jean-Sol Tartre dixit.
Và đó là một quan điểm của Marx.
Từ thuở hình thái xã hội cộng sản nguyên thuỷ tiêu vong, sự tiến bộ của nhân loại đều dựa vào sự bóc lột, dưới hình thái này nọ. Bóc lột kiểu tư bản chỉ là một hình thái bóc lột thôi, trừu tượng nhất, universel nhất.
Đặc biệt, sự phát triển của tư duy khoa học : phải có một số người, vì không mắc mứu chuyện cơm áo hàng ngày nên có thời giờ rửng mỡ tư duy về những vấn đề trời ơi đất hỡi, như Pythagore chẳng hạn. E tutti quanti.
Trong những lĩnh vực khác cũng thế. Montaigne, Montesquiou, toàn là những tên dửng dưng với chuyện cơm áo hàng ngày ! "Người CS", nhất là ZC, căm thù họ, dễ hiểu thôi.
Khi, trong Tuyên Ngôn Cộng Sản, Marx và Engels đề cao vai trò lịch sử của Chủ nghĩa Tư bản, họ ghi nhận điều ấy.
Không có nghĩa là ta chấp nhận mọi luận điểm của hai chàng về vấn đề này, nhưng ta công nhận : cơ bản đúng.
Hôm nay thế nào ? Vai trò trên (không ngừng tăng năng suất lao động nhờ khoa học và kỹ thuật) vẫn còn, vẫn đắc lực. Cho ai ?
Nhưng hậu quả của nó thế nào ? Cho những ai ?
Cứ coi những khủng hoảng kinh tế, xã hội, tư tưởng vừa qua ở Châu Âu, sự câm lặng của trí thức, sự tuyệt vọng, bạo liệt hay âm thầm, của bàn dân tứ xứ, cũng thấy.
Ôi, ta thèm trở lại tuổi 30, khi ta còn thấy : cuộc đời này thay đổi được, ta có khả năng góp phần vào cuộc bể dâu đó.
Hôm nay, cuộc đời này vẫn thay đổi được.
Nhưng khả năng góp phần vào cuộc bể dâu đó của ta thì... ô hô ai tai. Hè hè!
Thôi, làm được gì, tới đâu, ta cứ làm.
2013-06-29