Dialectique - Đối thoại

Bạn bảo ta :

> Vậy, nếu đă lỡ gây hiểu lầm rồi, th́ sau đó, nếu nhận ra phải t́m cách giải thích lại, c̣n nếu không nói chuyện lại với nhau th́ sẽ dễ dàng dẫn đến đổ vỡ. Có lẽ đấy là lư do v́ sao phương Tây đề cao đối thoại....

** Lại suy luận h́nh thức. 

phương Tây đề cao đối thoại để đi t́m SỰ-THẬT, La Vérité, trong nghĩa khoa-học : đúng hoặc sai

Điều ấy chỉ khả thi trong quan-hệ giữa người với vật-giới, thể hiện bằng ngôn ngữ toán, vật lư, e tutti quanti.

Mới đây thôi, nó bắt đầu khả thi trong quan-hệ giữa người với sinh-giới.

Trong quan-hệ giữa người với nhân-giới, với văn hoá, giữa ta và em và người đời trong kiếp này, người ta thường nói chuyện với nhau để hiểu nhau hay để lừa nhau, lợi dụng nhau, hại nhau, và lừa chính ḿnh.

Có những lúc hành-động là cách duy nhất cho phép ta thể hiện t́nh ta với tha nhân. Tội nghiệp quá, người ơi. V́ hành động, tự nó, chỉ là một sự kiện trong muôn ngàn sự kiện trong vũ trụ, ngoài đời người, có khi chẳng mang ư nghĩa ǵ, v́ nó thiếu chân từ hướng tới tha nhân. Chân tâm người thuộc cơi vô ngôn ?  Đó là điều ta khác với một số bạn :  ta chưa bao giờ chấp nhận điều ấy. Ta cần, khi ta nói từ "em", từ ấy không chỉ là một khái niệm, mà là quan hệ "duy vật" của ta với một con người có thực, là một mảnh đời ta. V́ thế, ta đành cầm bút và khốn nạn.

Phải chăng v́ thế, có lúc con người có nhu cầu hạ bút hành-văn, y như người nghệ sĩ phóng thơ, tranh, nhạc…

Nếu vậy, cẩn thận nhé, ngôn từ của mày đă do người khác sáng tạo, định nghĩa, nhồi vào mày. Mày đă kham khổ học tư duy tự do chưa trước khi mày nỡ ḷng hạ bút ?

Sống một thoáng đời cầm bút, khốn nạn thật. Nhưng, xét cho cùng, cũng đáng.

2014-03-18