Dịch triết và dịch văn, một lời mừng bạn
Ta có người bạn khá điên. Không thích làm kỹ sư bèn xoay ra làm giáo sư kinh tế học cỡ quốc tế, rồi nổi hứng thơ văn, công bố khoảng 20 tác phẩm có cỡ ở Mỹ, Pháp, Việt Nam và… ămvc. Hôm nay, chàng nổi cơn dịch sách triết của Bertrand Russell. Làm sao không mủi ḷng ? Ta bèn mừng bạn :
Bạn nên chờ đợi những lời chê bai, mắng mỏ nhé.
May cho bạn : tác giả đă chết lâu rồi = bớt một gánh nặng. Nên nhớ câu này của Lacan : chẳng ai thực sự hiểu tôi ! Ở Pháp, ngoài Descartes và Sartre, có triết gia nào đă xác nhận rằng có một người khác hiểu ḿnh như chính ḿnh hiểu ḿnh ? Hè hè...
Dịch triết Tây U khó hơn dịch văn : chẳng bao giờ t́m được khái niệm tương xứng trong tiếng Ziao Chỉ ! Có khi chính tác giả cũng xử dụng khái niệm rất lờ mờ, lung tung, không nhất quán. Chí ít, B. Russell không như thế... Toán gia mà… Điều ǵ "vượt" lôgíc của toán, chàng có thể hiểu phần nào, một cách cực mạch lạc, phần h́nh thức (chàng đă từng thích Hegel và triết lư ấy, theo ta, là biện chứng h́nh thức ; có thể v́ thế nó không thể thoả măn B. Russell và chàng đă xa rời nó). Điều ǵ "vượt" suy luận h́nh thức, chàng rất thận trọng (coi nhận định của chàng về triết lư của Sartre, chủ tịch Toà án Bertrand Russell về tội ác của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam).
Nhưng dịch văn có mặt khó hơn dịch triết : chẳng bao giờ có hai độc giả cảm nhận như nhau văn phong của một tác phẩm. Văn phong của chính ḿnh đă thế, nói chi tới văn phong của người khác do ḿnh dịch ! Cho người khác mượn chính ḿnh (hoặc "lợi dụng" người khác để thể hiện chính ḿnh, dịch giả thôi mà !) khiến tác phẩm hiện thân trong một ngôn ngữ mới nào đó là tṛ chơi nguy hiểm, đôi khi khốn nạn. Nhưng đáng chơi, nếu ta coi dịch văn cũng là một cách làm người. Biết đâu sẽ có ngày tác giả và dịch giả sẽ yêu nhau như yêu người khác, yêu chính ḿnh. Hè hè...
Đụng phải một triết gia đồng thời là một nhà văn đích thực (triết gia lớn thường thế), muốn dịch cả nội dung tư tưởng lẫn văn phong, th́ zui hết xảy.
Chúc bạn zui zui nhé. Hè hè...
2012-02-25