DocBienHoaTruyenThuyet

Đọc Biên hoang truyền thuyết của Huỳnh Dị

> “Thứ sử đại nhân dạy, sự thống nhất của nước ta không thể trông chờ vào huyết thống, mà phải là tŕnh độ văn hóa, quả thực rất chính xác”.

** Không ngờ truyện chưởng của Huỳnh Dị lại có câu này[1] !

> “Ở Trung nguyên, văn hóa cao nhất tất nhiên là người Hán chúng ta, v́ vậy nhất thống thiên hạ cuối cùng sẽ do người Hán chúng ta hoàn thành, thêm vào đó trong lịch sử dân tộc, chưa có lần nào người Hồ thống nhất thành công cả”.

** Thế th́ ở Ziao Chỉ Quận chúng ta, nơi người ta tư duy bằng 75% từ ngữ Hán-Việt mà vẫn thấy ḿnh người Việt, thế nào ?

Trong văn hoá ngày nay chí ít có :

a/ những giá trị cơ bản của một cộng đồng người, c̣n gọi là đạo đức thường ngày, nôm na là sống ôn ḥa, tử tế với nhau,

b/ kiến thức và trí tuệ khoa học và nhân văn,

c/ nền tảng kinh tế và thể chế chính trị,

d/ và… nghệ thuật.

Bốn món này, xét cho cùng, không thể độc lập với nhau.

Ngay cả – và đặc biệt – đối với nghệ thuật. Cứ xem những tên tuổi từ xa xưa vẫn c̣n tồn sinh trong nhân giới hôm nay th́ thấy.

Trong thời đại khủng hoảng văn hoá toàn cầu hóa này, trí thức và nghệ sĩ c̣n có ǵ đáng nói với người đời, ở đó.

Huỳnh Dị khá hơn Kim Dung cũng ở đó. Vận dụng kỹ thuật viết văn trinh thám tài t́nh tuy hơi bị ngớ ngẩn, kể song song nhiều truyện, hấp dẫn, tăng suspense điêu luyện, đầy h́nh mẫu khi mô tả nhân vật, tŕnh bày tâm lư, lư luận và triết lư chung chung kiểu Kim Dung, e tutti quanti… Viết hàng ngh́n trang như thế (để thu hút quần chúng ?) mà vẫn toát ra được mấy ư trên, quả đáng làm.

2011-08-05

 

 



[1] Trong Đại Đường song long truyện, Huỳnh Dị cũng có những suy ngẫm về chiến tranh và hoà b́nh tuy không sâu sắc nhưng rất khớp với trào lưu tư tưởng b́nh dân của thế giới ngày nay. Đúng là toàn cầu hoá không thể chỉ là một khái niêm đơn thuần kinh tế. Hè hè…