Đọc cổ nhân
Hôm nay, tôi ghé một sạp báo mua tác phẩm lừng danh của Darwin. Tôi ngượng chín người. Trong 20 quyển sách đầu mà Le Monde và Flammarion tuyên bố sẽ đăng mỗi thứ 5 tới một quyển, có gần ½ tôi chỉ biết tên, chưa hề đọc. Sống hơn 40 năm ở Paris mà âm u như thế th́ chán thật. Ngay tác phẩm trứ danh của Darwin, tôi nhớ mang máng là tôi đă đọc ở tuổi thanh niên khi tôi mới qua Pháp, khi tiếng Pháp ở tôi c̣n ba xí ba tú, tôi chẳng c̣n nhớ ǵ thật rơ ràng, v́ thế mà tôi mua để đọc "lại". Những ǵ tôi biết về Darwin đều qua những nhận định của các nhà khoa học sinh học mà tôi đọc sau này, và… Marx-Engels !
Tôi bật cười khi thấy quyển số 19 lại là Tuyên ngôn cộng sản (Le manifeste communiste, sau được tái bản dưới tên Le manifeste du Parti Communiste, của Marx và Engels). Thực chất, đây là một bài hịch, không là một quyển sách lư luận, tuy Marx-Engels không bao giờ viết suông bất cứ ǵ hết. Chính hai tác giả, trong mấy đề tựa, đă giải thích phần cơ bản (lư luận) và phần ứng dụng tạm thời, tuỳ bối cảnh (hịch). Người đời trong thế kỷ 20 đă dùng nó như thế nào, hôm nay, khỏi cần bàn nữa. Để xem Le Monde và Flammarion sẽ đăng những ǵ trong quyển sách ấy. Nếu chỉ có bài ấy thôi, quá ngắn, đăng thành sách để kinh doanh sao được ? Có điều chắc chắn : tư tưởng của hai con người này, xuyên qua cách hiểu của người khác, đă góp phần thay đổi thế giới trong thế kỷ 20. Phần tích cực nhất là ở… các nước tư bản ! Hầu hết các môn "khoa học" nhân văn đă chịu ảnh hưởng của nó ! Chưa kể tới các thành quả chính trị và xă hội. Phần tiêu cực nhất là ở… các nước gọi là xă hội chủ nghĩa, toàn là những nước lạng quạng đi vào thời đại khoa học và công nghiệp từ một thực tế kinh tế xă hội chính trị và văn hoá của thời Trung cổ Âu hay Á. Đây là một câu hỏi đau điếng đối với người xuất thân Ziao Chỉ như tôi nhưng lại trưởng thành giữa Tháng năm 68 tại PhuLăngXa khi thanh niên và nhiều trí thức ào ạt đặt lại vấn đề với đủ thứ giá trị, niềm tin, hệ tư tưởng, học thuyết…
Có người nhận định rất đúng : nếu chỉ dựa vào tiêu chuẩn khách quan "Les livres qui ont changé le monde" th́ nên đăng lại Mein Kampf của Hitler và Le petit livre rouge của Mao et tutti quanti. Bản thân tôi tán thành chuyện đó nếu, đồng thời, ta trang bị cho độc giả khả năng đọc sách, nghĩa là khả năng tư duy tự do, kể cả đối lập với… chính ḿnh. Sau đó, như ta, mọi người tự do. Hi hi…
Tôi hỏi bà bán hàng ở quầy báo : bán được không ? Bà bảo : chạy lắm. Dường như hôm nay bàn dân PhuLăngXa đang ư thức rằng ḿnh đang khủng hoảng văn hoá nên mới có nhu cầu đọc lại một đống những văn kiện kinh viện như vậy. Thật đáng mừng.
Không biết đến ngày nào bàn dân Ziao Chỉ mới được "thoải mái" như thế ?
Nước ta, dân ta, hôm nay, nó vậy ? Đành vậy ?
Không. Hơn 60% người Việt đời nay dưới 25 tuổi. Hầu hết họ xa lạ với tất cả những chuyện này. Không phải v́ vậy mà họ không có nhu cầu sống cho ra người. Chúng ta, những đàn anh khốn khổ, có ǵ đáng nói với họ không ?
2009-10-18