Dọn rác oép, gặp lại chính minh -1

2006-10-25

 

Chào chị,

 

Chúc chị mau chóng an bài tại Paris, chúng ta biến thành láng giềng. Một mảnh đất khá thú vị, lúc nào cũng có thể ra café thảo luận, tranh luận với bạn.

Triết Tây Âu đă chia ra nhiều ngành, trong đó có ít nhất mấy ngành cơ bản sau : Ontologie (philosophie de l'Être), Épistémologie (philosophie des sciences ou de la connaissance), Éthique (philosophie de la morale), Esthétique (philosophie de l'art). Ở thế kỷ 20, với sự phát triển kinh hoàng của kiến thức, tất cả những ngành ấy ít nhiều đều phải tiếp thu nhiều loại kiến thức khác : psychanalyse, psychologie, sociologie, anthropologie, v.v. và nhất là : linguistiquesciences de la vie. Như chị biết, trong nghiên cứu ngày nay, toàn là những nhóm đa ngành kiểu sciences cognitives.

Với những kẻ hậu sinh chúng ta, lại là người ngoại quốc, lại t́m hiểu triết en dilettante, theo tôi, có 3 cách tiếp cận.

Cách kinh viện, học từ gốc tới ngọn.

a/ Triệt để. Thế th́ phải học tiếng Hy Lạp cổ !

Theo tôi, không cần thiết. Điều quư ở các triết gia ấy ở những câu hỏi họ đă nêu lên và cách đặt vấn đề của họ. Những điều ǵ c̣n đáng tồn tại, thế nào ta cũng gặp lại trong quá tŕnh t́m hiểu của ta.

b/ chọn một cái gốc thuận lợi hơn, trong một ngôn ngữ dễ tiếp thu hơn. Chị chọn Spinoza là đúng lắm. Spinoza, Descartes và Leibnitz là ba vị lớn nhất của Châu Âu ở thế kỷ 17. Cả ba người đều bàn tới ontologie, épistémologieéthique. Thiên hạ thường coi họ như ba tổ sư của triết Tây Âu. Cứ t́m hiểu những khác biệt giữa họ cũng học được nhanh chóng nhiều điều cơ bản trong cách đặt vấn đề trong triết học ngày nay. Một điều thuận lợi nữa : tác phẩm của họ không đồ sộ kiểu Kant hay Hegel ! Với Internet lại dễ kiếm ! Chỉ vài tháng là đă có thể nắm vấn đề. Không có nghĩa là giải quyết vấn đề nhe. Cứ nghe thiên hạ bàn tán th́ thấy.

Lội ngược ḍng !

Tức là đi từ những triết gia hiện đại bàn tới từng ngành một. Có điều bổ ích này : ngôn ngữ đương đại, dễ hiểu, cách đặt vấn đề, cách suy luận, kiến thức, cũng hiện đại và dễ hiểu đối với ta. Thường thường, khi bàn về một vấn đề nào đó, họ hay tóm tắt và b́nh luận quan điểm đáng kể của tiền nhân, thế là ta biết qua những quan điểm ấy, thân phận lịch sử của chúng, dĩ nhiên là theo cách suy diễn của họ. Đọc vài tác giải suy diễn khác nhau th́ rơ là vấn đề ǵ. Điều không thuận lợi : có nhiều vị nổi tiếng, nhưng ta đọc xong chẳng hiểu ǵ cả ! Chỉ có cảm giác là siêu qua một số khái niệm và câu văn nổi tiếng nhưng có khi rất hàm hồ.

Trong lĩnh vực épistémologie, có Jean Piaget rất đáng đọc.

Làm cả hai chuyện trên "cùng" lúc.

Nếu có thời giờ, đây là cách tốt nhất.

 

Riêng về Spinoza, kỷ niệm của tôi rất lu mờ, tôi khó ḷng góp ư kiến với chị. Tôi chỉ nhớ tương đối rơ hai vấn đề thôi.

a/ ontologieépistémologie.

Spinoza đă cố gắng giải quyết bế tắc trong triết lư nhị-phân-biệt-lập (dualisme) của Descartes (cf. TDTD hay PL) bằng cách tạo ra khái niệm bản-chất, bản-thể (substance) trong nghĩa substance première, primitive, constitutive de toute chose. Ông cho rằng thế giới tự-nhiên cũng như tinh thần đều được cấu tạo bằng cái substance đó. Do đó mà tinh thân có khả năng hiểu biết thế giới tự nhiên.

Ư này có từ Parménide, dưới dạng sơ sài, nhập nhằng, hàm hồ (một bài thơ). Hay ít nhất là từ Démocrite. Sau này, dưới nhiều h́nh thái khác nhau, với những khái niệm khác nhau, những cách suy luận và suy diễn khác nhau, tôi vẫn gặp lại ở một số triết gia Tây Âu cho đến… ngày nay ! Cuối thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20, Lenine c̣n tranh luận với Mach (triết gia thời thượng trong Cercle de Vienne) trong Matérialisme et empirio-criticisme. Trong thế kỷ 20, Schrödinger (Nobel, physique quantique) vẫn trở lại vấn đề ấy.

 

b/ phương pháp suy luận (logique, nghĩa rộng, gồm cả logique formellelogique dialectique)

Ư để đời của ông  : "toute négation est détermination".

Có lẽ đây là h́nh thái đầu tiên tŕnh bày 2 nguyên lư trên 3 của tư duy biện chứng (sự đồng-nhất của những cực đối-lập và phủ-định-của-phủ-định, identité des contraires et négation de la négation). V́ thế, tất cả các triết gia chủ chương phương pháp suy luận biện chứng đều nhắc tới Spinoza. Sau này, Hegel chỉ thêm một nguyên lư mới  : lượng biến thành chất và ngược lại.

 

Toàn là những vấn đề c̣n nằm trong ṿng tranh căi hiện nay. Đọc các tác giả hiện đại, thế nào chị cũng đụng đầu với chàng Spinoza ! Chàng c̣n trẻ lắm !

 

> Vậy già là cả một vấn đề à ? 

Madeleine Renaud, một kịch sĩ tài ba, một người đàn bà độc đáo của Pháp, thế kỷ 20, có nhận định này về tuổi già mà tôi thấy rất hay : vấn đề của tuổi già là nó chỉ có thực ở bên ngoài thôi (du dehors) nhưng lại không có thực ở bên trong (du dedans). Dedans, dehors, hai khái niệm triết hiện đại, cơ bản của Tây Âu đó. Phải hiểu thế nào ?

a/ nh́n ḿnh trong gương, thấy tóc bạc, da mồi nhăn nheo, ḿnh biết ḿnh đă/đang già : đó là một sự thực sinh-học.

b/ nh́n lịch và nhớ ngày sinh tháng đẻ của ḿnh, ḿnh biết ḿnh đă già bao nhiêu tuổi: đó là một sự thực vật-lư, đo đếm được.

c/ đi đứng, vui chơi, tṛ chuyện với bạn, nấu một món ăn, làm một bài thơ, viết một áng văn, một tiểu luận, thậm chí một quyển sách triết, minh không bao giờ cảm thấy được rằng ḿnh đă/đang già ! Hiện tại (lại một khái niệm triết) không có khả năng già !

Thấy không, triết là một loại kiến thức "vô dụng". Nhưng trong thân phận làm người hôm nay, làm bất cứ ǵ, suy nghĩ một tí thôi, đụng liền một vấn đề… triết.

> anh nói về sự già của thể xác hay của tinh thần?

Xưa kia, tán gẫu với nhau trong một càfé, một thằng bạn phát biểu một ư mà tới nay tôi vẫn nhớ : có người chết ngay ở tuổi 20 nhưng đến 60 tuổi mới đem chôn. Thế th́ tinh thần có thể già cóc đế lăo giai ngay từ tuổi 20 ! Và có thể thế thật. Nếu tinh thần của ta chỉ là toàn bộ những ǵ người đời đă nhét vào óc ta bằng tiếng Việt hay tiếng Pháp, tiếng Anh, ngay ở tuổi 20 nó đă già hàng chục thế kỷ rồi.

> Những yếu tố nào trong bài của người trẻ làm anh bớt già? 

Yếu tố duy nhất này : khả năng tiếp cận, suy luận mới mẻ về kiếp nhân sinh luôn luôn mới mẻ trong thế-giới luôn luôn đổi thay này. Nói thế, tôi công nhận hai điều trái ngược nhau :

a/ khả năng tiếp cận ấy có nhiều triển vọng hơn ở tuổi thanh niên khi nhục-cảm (định nghĩa trong TDTD) của ta c̣n chưa bị cuộc sống bào ṃn, khi đầu óc của ta chưa bị bóp nghẹt bởi một đống định kiến, thành kiến mà người đời trút ào ạt hàng ngày vào nó, khi ta c̣n khả năng ngờ vực chính ta !

b/ suy luận của ta ít khả năng có giá trị nếu nó không thừa kế được kiến thức có giá trị mà nhân loại đă để lại và đồng thời phủ định nó (dialectiquement). Đây là ư nghĩa của câu của Schrödinger trong L'esprit et la matière : ông sẵn sàng từ bỏ lôgích h́nh thức nếu có một thứ lôgích nào cao hơn, nghĩa là, tối thiểu, cho phép chúng ta đạt được những kiến thức mà chúng ta đă đạt được bằng lôgích h́nh thức.

> Tôi hy vọng có dịp thảo luận nhiều hơn với anh.

Thế th́ hẹn nhau ở càfé parigo !

 

Thân mến.