Dùng tiếng Pháp để làm người Việt
Nhân nghe và nh́n lại một phỏng vấn Hồ Chí Minh trả lời một phóng viên Pháp bằng tiếng Pháp
Nói về một vấn đề phức tạp bằng ngoại ngữ, đương nhiên khó.
Người Pháp gốc, sinh trưởng ở Pháp, học hết đại học hay hơn nữa, chưa chắc đă nói, thậm chí viết, được tiếng Pháp theo chuẩn của Académie Française (Hàn lâm viện Pháp).[1]
Bản thân tôi, học chương tŕnh Pháp từ nhỏ, qua Pháp lúc 18 tuổi, lần đầu tiên sáng tác bằng tiếng Pháp lúc đă gần 40 tuổi, nếu không được một bà bạn Pháp sành ngữ pháp giúp sửa th́ cũng không thể có ngày có nhà xuất bản nhận đăng. Của đáng tội, thuở xưa, tôi mê đọc sách nhưng không coi chuyện viết văn là điều đáng kể. Tiểu thuyết đầu tiên tôi dịch sang tiếng Pháp, Thiên Sứ của Phạm Thị Hoài, rất khó dịch, nếu tôi không được ông bạn Nguyễn Quang Đỗ Thống giúp sửa, chắc không nhà xuất bản PhuLăngXa nào dám đăng. Phải viết và dịch xong 4-5 quyển sách, tôi mới "hết" cần người giúp sửa. Thế mà có người coi tôi như một dịch giả song ngữ hoàn hảo !
Mới đây, có bạn gửi cho tôi xem và nghe cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh của một phóng viên Pháp, tháng 04/1964.
Cuộc phỏng vấn này, tôi đă nghe ở Pháp thời ấy. Không hiểu nổi v́ sao tôi c̣n nhớ, trí nhớ tôi vốn tồi. Vừa nghe nhắc lại, tôi nhớ ngay ư này : chiến tranh Việt Nam – Mỹ đâu là football mà cần trọng tài ?
Tôi đă từng nghe nhiều chính khách lớn của Pháp phát biểu, trả lời phỏng vấn.
Người duy nhất, tuy tôi không ưa ông ấy tí nào, để lại ở tôi một ấn tượng là De Gaulle khi ông phản ứng với đám loạn quân ở thuộc địa Algérie. Nội dung, h́nh thức, văn phong, hết xảy !
Mitterrand cũng đáng nể : ông được coi như một trong vài chính khánh PhuLăngXa có văn hoá nhất và sử dụng tiếng Pháp điêu luyện nhất[2], tới mức báo chí dùng "khái niệm" verbe présidentiel, ngôn ngữ tổng thống, để nói về những phát biểu của ông. Mỗi lần ông phát biểu, về mặt văn hoá, văn học, dường như có điều rất cũ và rất mới, chẳng hạn như khi ông cho xây khu kiến trúc Défense : "la tête Défense", báo chí tán túi bụi… Tuyên bố chính trị của ông, thực sự, toàn nói nước đôi, chán ngắt, nhiều bài do người khác viết, Mitterrand "hiệu đính"[3].
Tôi ṭ ṃ xem và nghe lại cuộc phỏng vấn Hồ Chí Minh, chợt hiểu v́ sao nó để lại ấn tượng ở tôi :
Phóng viên : Pensez-vous que le général De Gaulle pourrait en quelque sorte, à un certain moment, arbitrer le conflit ?
HCM : Arbitrer ? Qu'est-ce que vous comprenez par le mot arbitrer ? Nous ne sommes pas des… des équipes de football ! (cười…)
Tuyệt.
Một cách nhẹ nhàng và hài hước, rất ngoại giao, để… remettre chacun à sa place, y compris De Gaulle, La France et la journaliste[4].
Thế là người biết làm chủ tư duy chính trị của ḿnh bằng tiếng Pháp, biết dùng tiếng Pháp để làm người… Việt.
Thay v́ chỉ biết dùng tiếng Việt để nhại anh Tây, Mỹ, Liên Xô hay Tàu…
Cuối cùng, De Gaulle và nước Pháp chẳng arbitrer (làm trọng tài) ǵ cả, chỉ có công (ta nên biết ơn) cho mượn Paris làm địa bàn hội nghị trực tiếp giữa anh Ziao Chỉ và anh Mẽo, chẳng có mặt anh Liên Xô và anh Trung Quốc, chấm dứt sự can thiệp trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam.
Sự kiện lịch sử là như thế. Sau đó, ai muốn tán ǵ th́ tán.
2011-04-21
[1] Nhưng người ngoại quốc, cặm cụi học ngữ pháp tiếng Pháp trong nhiều năm tháng, có thể làm được, chí ít cũng có thể viết được như thế. Cứ đọc Phạm Duy Khiêm, Trần Đức Thảo và vài vị khác th́ thấy. C̣n viết tiếng Pháp như hai nhà văn Mẽo Julien Green và Jonathan Littell hay như Karl Marx, tôi chạy mặt !
[2] điều này đúng, đă có người chủ trương đưa ông vào Hàn Lâm Viện Pháp mà, cứ đọc La paille et le grain của ông th́ thấy, có những câu văn bất hủ.
[3] Nhà văn Régis Debray, người viết bài vở cho Mitterrand trong nhiều năm, có kể lại (Loués soient nos seigneurs, sous-titré Une éducation politique, Gallimard, 1995).
[4] Đặt lại mỗi "người" vào đúng cương vị của ḿnh, kể cả De Gaulle, nước Pháp và nhà báo PhuLăngXa.