Em ơi, Hà Nội phố[1]

Mùa đông năm ấy, tiếng dương cầm trong căn nhà đổ

Nghe câu hát này, ta sững sờ, co rút người, lưu luyến, hoang mang. Cứ như bỗng nhiên gặp lại ḿnh.

Ta nghe đi nghe lại, không bao giờ chán. V́ sao ?

Đă là thanh nhạc, v́ giọng hát, giai điệu và lời.

Giọng hát, giai điệu, không khác những câu hát khác bao nhiêu.

Vậy, v́ lời.

Hết sức viễn vông, nhập nhằng. Phi khoa học, phi lôgíc.

Mùa đông năm ấy là mùa đông năm nào ?

Không biết. Nhưng trong đời người, có mấy ai chưa từng có một năm ấy ? Ta cũng vậy. Mùa đông năm ấy là mùa đông ta không bao giờ quên được.

tiếng dương cầm trong căn nhà đổ

Theo nhịp hát, phải hiểu thế nào ?

1/ tiếng dương cầm đổ trong căn nhà

hay tiếng-dương-cầm, trong căn-nhà, đổ

Cách viết chính xác nhất, rất khoa học. Chán phèo. Làm sao rung cảm được. Có thể là ư nghĩ của nhà thơ, ta hiểu. Không thể là tâm t́nh của người hạ bút, của người nghe. Chí ít, không thể là tấm ḷng ta khi câu thơ phổ nhạc ấy vang trong hồn ta.

2/ tiếng-dương-cầm-trong-căn-nhà đổ

Đă khá hơn. Nhưng cũng nhạt.

3/ tiếng-dương-cầm trong căn-nhà-đổ

Phi nhân quá ! Đương nhiên không phải là ư có ư thức của nhà thơ. Căn nhà đă đổ, làm sao c̣n có tiếng dương cầm vang lên ? Vậy mà có thực. Vượt thực tế điêu tàn, trong ḷng người, vẫn c̣n những t́nh có khả năng vọng ngôn.

Thơ, nhạc, văn, chính là những ǵ c̣n lại ở con người tự thoát kiếp phi nhân.

Có thể không bao giờ ta hiểu được ?

Nhưng lại là điều ta trực cảm được. Vừa nghe, ta đă biết điều ta đă mất : Hà Nội ấy đă là quá khứ của ta và sẽ chẳng bao giờ là tương lai của ta. Đời ta nó vậy.

Mất hết rồi. Phủ nhận sao được ? Ta hướng tới tương lai nào ? khi ta c̣n có tương lai ?

Nghệ thuật bằng ngôn từ lạ lùng thế đấy. Rất gần gũi, rất xa lạ. Một mối t́nh có thật ở ta nhưng hoàn toàn hăo ở đời.

2014-03-12

 



[1] Nhạc: Phú Quang, Thơ: Phan Vũ - Ca sỹ: Bằng Kiều