Giá trị cuối cùng của con người
Trong Tư bản luận, Marx có định nghĩa một cách rất "duy vật" giá trị của sức lao động. Nó là tổng số giá trị của những hàng hoá cần thiết để tái tạo sức lao động của con người. Ngắn hạn : sáng mai c̣n sức đi cầy một cách hiệu quả. Dài hơi : tái sản xuất sức lao động cho tương lai : sanh con đẻ cái, nuôi chúng nó ăn học để cung cấp cho chúng nó kiến thức cần thiết để hữu dụng trong môi trường sản xuất của thời đại. Ngay định nghĩa ấy thôi đă cho thấy kích thước khoa học, kỹ năng và văn hoá của sức lao động hiểu theo kiểu Marx.
Ông cũng khẳng định, và ở điểm này ông "duy vật" thật, chính xác hơn, ông "duy sinh tính", giới hạn tuyệt đối của giá trị ấy là : đảm bảo cho người lao động tiếp tục sống. Tuy không khai thác nó được ngay, chẳng lợi lộc ǵ, nhưng biết đâu nay mai lại cần nó gấp để tăng lợi nhuận ? Chí ít, ngay trước mắt cũng dùng được nó để hạ giá sức lao động trong "thị trường lao động".
Cuối cùng, ông cho định nghĩa ấy một nội dung biện chứng : giá trị tối thiểu của sức lao động là giá trị mà người đời trong một nền văn minh ở một thời điểm nhất định cho rằng là tối thiểu để tồn tại như một con người.
Từ ấy, thế giới đă thay đổi rất nhiều. Nhưng định nghĩa ấy vẫn c̣n rất đúng. Cứ coi những sự kiện và chính sách kinh tế – xă hội ở Pháp trong thời đại kinh tế thị trường (tư bản) toàn cầu hoá th́ thấy : chủ th́ délocaliser túi bụi, c̣n đe doạ cả Nhà nước (Renault), đi mua sức lao động cùng tŕnh độ nhưng rẻ lương hơn trên khắp thế giới, đặc biệt là Trung Quốc, c̣n Nhà nước th́ bố thí tiền cho một đống người, đặc biệt là thanh niên, tiếp tục ngắc ngoải sống. Dĩ nhiên, cũng v́ nó sợ xă hội bùng nổ, chẳng c̣n làm ăn được ǵ nữa !
Một số người trong giới trung lưu, ngay tại Mỹ, chưa bị dồn vào thế ngắc ngoải sống c̣n, để được sống như một con người, c̣n đ̣i hỏi những giá trị khác, không đo được bằng giá trị của hàng hoá, đó là giá trị đạo đức, tâm linh, tinh thần. Thứ giá trị ấy không có trong Tư bản luận, tuy nó có trong triết lư của Marx, Marx thường nêu lên để đả kích ư thức hệ tư bản, nhưng bản thân ông cũng đề cao nó trong ư thức hệ cộng sản dưới cái áo ảo của tư duy khoa học.
Đây là một thí dụ.
Darrel Vandeveld là procureur = người biện lư, người kiểm sát trưởng. Nghĩa : người đại diện Nhà nước Mỹ để lên án "tội nhân" ở trại giam (?) Guantanamo. Trong trường hợp này, phải là quân nhân trong quân đội Mỹ. Khi ông xin chuyển công tác, ông đă bị quản thúc 6 tuần, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài và bị đưa cho bác sĩ tâm thầm khám xét xem ông ấy có điên hay không. Trở về đời sống dân sự, tuy vẫn không được quyền vi phạm bí mật Nhà nước, ông đă dám nói với nhà báo như sau.
J'ai fini par me rappeler ma foi chrétienne, qui m'enseigne de ne pas considérer les autres comme des objets. C'est très personnel, mais en revisitant les enseignements du Christ, j'ai pris conscience qu'ils étaient en contradiction avec ce que je faisais à Guantanamo - cet ignoble, déshonorant combat pour châtier notre ennemi. Nietzsche disait que toute personne qui combat un monstre doit prendre garde de ne pas en devenir un. Je devenais un monstre nietzschéen. Par chance, je me suis écarté de cette voie.
Cuối cùng tôi nhớ lại niềm tin Ky tô giáo của tôi, nó dạy tôi không được coi người khác như đồ vật. Điều ấy rất riêng tư, nhưng hồi tưởng những huấn dụ của Christ, tôi đă ư thức rằng chúng mâu thuẫn với những ǵ tôi đă làm ở Guantanamo – cuộc đấu tranh hèn hạ, ghê tởm, ô nhục để trừng phạt kẻ thù của chúng ta. Nietzsche đă nói rằng bất cứ ai đánh một con quái vật đều phải coi chừng để chính ḿnh không trở thành một con quái vật. Chính tôi đă đang trở thành một con quái vật kiểu Nietzsche. May quá, tôi đă tránh xa con đường ấy. (PHĐ nhấn mạnh)
Phải chăng giá trị cuối cùng của con người là như vậy ?
Tôn giáo (từ tâm) và triết lư (tỉnh táo) vẫn rất cần cho cuộc nhân sinh ngày nay.
2009-01-13