http://books

 

Giá trị sử dụng của hàng hoá trong học thuyết kinh tế của Marx

Đối thoại giữa hai người thành tâm t́m hiểu một khái niệm lôi thôi

 

Bạn bảo ta :

Tôi muốn đọc những ǵ anh viết từ sau khi đọc Tư Duy Tự Do xuất bản ở Việt Nam và Nàng tiên kinh tế thị trường trong mục Một hành tŕnh tư duy. Dù thế nào, Lang thang chữ nghĩa vẫn quá đặc biệt, ít nhất đối với tôi.

Tôi đọc Tư Duy Tự Do đến lần thứ 3. Nhưng đôi phần là đọc lấy chữ v́ c̣n có chỗ nó làm tôi lẫn lộn. Lúc đọc th́ lẫn lộn mà đọc xong th́ thắc mắc. Anh nói đúng : phần ban đầu c̣n dành cho tú tài được (trong sáng và tinh tế một cách bất ngờ). Nhưng các phần sau không dễ đọc. Thật thế. Đặc biệt là phần Một nhân sinh quan mới.

Trong chương này, đoạn nói về cách nh́n đối với ba quy luật biện chứng khá khó hiểu khi tôi c̣n quen với việc thừa nhận thế giới khách quan một cách máy móc. Lần đầu đọc đến, tôi quăng quyển sách xuống bực bội. Cho đến lúc hiểu ra. Rồi lại đọc.

Nhưng đến phần giá trị sử dụng th́ quá đau đầu với tôi. Trong quyển IV phần phụ lục Marx viết (phần in đậm tôi nhấn mạnh):

A/ “Ngoài công nghiệp khai thác, nông nghiệp và công nghiệp chế biến ra, th́ c̣n một lĩnh vực sản xuất vật chất thứ tư nữa… Đó là ngành công nghiệp vận tải, không kể nó chuyên chở người hay hàng hóa… Khi nói đến việc chuyên chở người th́ sự thay đổi chỗ này chỉ là một sự phục vụ, do nhà kinh doanh thực hiện cho những người đó. Nhưng mối quan hệ giữa người mua với những người bán sự phục vụ đó cũng rất ít giống với mối quan hệ của những công nhân sản xuất đối với tư bản, cũng như mối quan hệ giữa những người bán sợi và những người mua sợi vậy.

B/  Nếu ta xét quá tŕnh đó đối với hàng hóa th́ ở đây trong quá tŕnh lao động, đối tượng lao động, tức là hàng hóa, thực sự trải qua một sự thay đổi nhất định. Sự tồn tại trong không gian của nó thay đổi, và do đó giá trị sử dụng của nó bị thay đổi, bởi v́ sự tồn tại trong không gian của giá trị sử dụng này thay đổi. Đồng thời, giá trị trao đổi của hàng hóa tăng lên bằng lượng lao động cần thiết để thực hiện sự thay đổi đó của giá trị sử dụng của hàng hóa, – bằng một tổng số lao động mà một mặt th́ do việc tiêu dùng tư bản bất biến, tức là do tổng cộng số lao động vật thể hóa đă gia nhập vào hàng hóa quyết định, – như điều đó đă diễn ra trong quá tŕnh tăng giá trị của các loại hàng hóa khác..

C/ Khi hàng hóa đă đến nơi quy định th́ sự thay đổi mà giá trị sử dụng của nó phải trải qua liền biến mất, và sự thay đổi đó chỉ c̣n biểu hiện ra ở trong cái giá trị trao đổi đă tăng lên của hàng hóa ở trong việc hàng hóa đă đắt lên mà thôi”. (Ṭan tập, tập 26, phần I, NXB CTQG 2004 tr 590-591)..

(A/ B/ C/ do PHĐ ghi thêm cho tiện việc thảo luận)

Ta sững sờ. Và xin bạn cho ta chút thời gian :

Câu hỏi này và mấy thông tin anh cho tôi rất quan trọng. Tôi chưa thể trả lời anh ngay được. Tôi phải kiểm điểm lại kiến thức của tôi về Marx đă. Tôi đọc Marx bằng tiếng Pháp. Tuy đọc khá nhiều nhưng chưa đọc hết. Chết mất ! Bộ Le Capital do nxb Éditions sociales của đảng CS Pháp đăng, dựa vào manuscrits (văn bản gốc, viết tay) của Marx được lưu trữ tại CHDC Đức, mà tôi đă đọc chỉ gồm 3 quyển thôi. Quyển đầu được xuất bản thời Marx c̣n sống và được chính Marx viết lại bằng tiếng Pháp, ai cũng biết. 2 quyển sau là những bản nháp của Marx để lại, do Engels tập hợp, sắp xếp theo ư đồ đă viết thành văn bản của chính Marx, và cho xuất bản. Engels đă dẹp qua bên quyển Dialectique de la Nature (Biện chứng của Tự nhiên) mà ông đang viết để làm chuyện ấy. Làm bạn với nhau đến thế là cùng. Engels là người có thẩm quyền để làm chuyện ấy. Tôi không nhớ đă được đọc những câu anh trích. Ôi, nếu Marx đă viết những câu như thế ở đâu đó, sau quyển 1 của Tư Bản Luận, th́ tôi mừng quá ! Và tội nghiệp chính ḿnh v́ tôi đă mất quá nhiều thời giờ về vấn đề này v́ chưa hề được đọc chúng... Nếu quả là vậy, chỉ c̣n một điểm đáng bàn thôi : khái niệm không gian và thời gian của Marx khi ông vận dụng phương pháp suy luận biện chứng của ông để t́m hiểu quan-hệ kinh tế giữa người với người. Như anh biết, giá-trị quy về thời-gian. Thời gian là tiền như người Tây phương thường nói.

Tôi đă ṃ trong Google. May mắn được đọc bài này :

http://books.google.fr/books?id=yfOYOLF5FJYC&pg=RA1-PA181&lpg=RA1-PA181&dq=%22Le+capital%22+%2B+%22livre+4%22&source=bl&ots=OoO9EKM00F&sig=7NvlFzMQsrzDq9e75URbyndexqs&hl=fr&ei=db4nSoQW18yMB7n9gIwK&sa=X&oi=book_result&ct=result&resnum=1

Qua đó được biết mấy thông tin quư báu này :

1/ Le Capital, quyển 2 : do Engels soạn, cơ bản là văn bản của Marx. Điều này, ai cũng biết.

2/ Le Capital, quyển 3 : do Engels soạn, có sửa văn phong và có đoạn do chính Engels viết (theo lời tựa của Engels). Ai cũng biết.

a/ sửa văn phong của Marx th́ hơi nguy hiểm. Có lúc văn phong với nội dung không thể tách rời được, tôi đă giải thích v́ sao trong Tư Duy Tự Do.

b/ viết thêm : không có vấn đề v́ mỗi lần cho xuất bản tác phẩm của Marx, Engels đều nói rơ trong lời tựa phần nào do ḿnh viết thêm hay sửa, và ghi rơ trong lời ghi chú trong trang ḿnh đă viết thêm hay sửa ra sao và v́ sao. Engels hết sức trung thực với bạn và người đời, tôi rất thích phong cách ứng xử của ông.

3/ Le Capital, quyển 4 : do Kautsky biên soạn. Tôi không nghĩ rằng Kautsky đă làm ẩu : trong môi trường văn hoá của ông, thời ông, người trí thức rất khắt khe trong việc sử dụng văn bản của người khác và Kautsky là một trí thức có uy tín lớn thời ấy. Tới nay, dường như chưa có ai trách ông làm ẩu trong chuyện này.

4/ Le Capital, quyển 4 : do viện Mác-Lê ở Moscou biên soạn. Có lẽ là văn bản mà anh đă đọc trong bản dịch tiếng Việt. Nxb Éditions sociales cũng có đăng, có lẽ khoảng 1988, lúc tôi không c̣n quan tâm tới môn kinh tế học nữa nên tôi không biết. Tôi cũng không nghĩ rằng các người làm trong viện này đă dịch ẩu. Trái lại, sự kính trọng Marx khiến họ có khuynh hướng dịch thật "thuỷ chung" và, do đó, khiến tác phẩm… tối nghĩa ! Trong một lá thư cho Engels, Marx đă nói như sau về bản dịch Tư Bản Luận của Roy : v́ Roy dịch quá thuỷ chung về mặt chữ nghĩa nên tác phẩm đâm ra khó hiểu và Marx đă phải viết lại thẳng bằng tiếng Pháp ! Do đó mà Marx đă viết trong lời tựa : ngay cả đối với những ai biết tiếng Đức th́ văn bản tiếng Pháp phải được coi như một nguyên bản, có giá trị riêng của nó… Thế th́ chết người ta ! Tôi phục Marx. Hiểu tư duy gắn với ngôn ngữ như ông đă hiểu, thời ấy, quả là dị biệt. Chuyện dịch thuật lôi thôi thế đấy. Không như nhiều người tưởng tượng đâu.

5/ Quyển 4 gồm những ghi chú, ghi chép của Marx trong quá tŕnh nghiên cứu những học thuyết kinh tế có ở thời ông, để viết tác phẩm của chính ḿnh và với ư đồ viết một tác phẩm về lịch sử của lư thuyết kinh tế. Được ghi trước khi Marx tiến hành viết Tư Bản Luận. Có lẽ một phần được ghi song song với quá tŕnh Marx viết Tư Bản Luận (ư của tôi).

6/ Về những đoạn anh trích.

Không biết Marx đă viết mấy khúc văn này lúc nào, trước khi, trong khi hay sau khi ông đă viết Góp phần phê phán kinh tế chính trị họcQuyển 1 của Tư Bản Luận ?

Nếu là trước hoặc trong khi th́ rơ ràng ông đă linh cảm được một kích thước của "giá trị sử dụng của hàng hoá đối với người sử dụng", nhưng linh cảm ấy c̣n quá mung lung, chưa thống nhất được với định nghĩa của khái niệm "giá trị sử dụng của hàng hoá" trong hai quyển sách trên, nên ông để qua một bên để suy nghĩ thêm. Tự nhiên quá. Những thứ ông đă giữ lại rất đủ để giải thích lôgích vận động đặc thù của Tư Bản ở mức cơ bản nhất. Tuy chưa đầy đủ để giả thích mọi hiện tượng của quá tŕnh vận động ấy. Ông hơn đời ở đó.

Nếu là sau đó, th́ ông đă linh cảm được rằng định nghĩa "giá trị sử dụng của hàng hoá" trong hai quyển sách trên chưa ổn !

Đúng là nhà tư tưởng khắt khe, đại tài.

Tôi "hoàn toàn" đồng ư với hai điểm B/ và C/. Và tiếc rằng v́ chán môn kinh tế học nên tôi đă không tiếp tục đọc những văn bản mà Marx để lại, chưa được đăng khi Marx và Engels c̣n sống, ngoài một đống thư từ giữa hai người. V́ thế, tôi không hưởng được những suy nghĩ lẻ tẻ của ông trên con đường t́m hiểu kinh tế hàng hoá và kinh tế tư bản. Đáng kiếp !

Riêng về điểm C/, hoàn toàn không thể đồng nhất với khái niệm "giá trị sử dụng của hàng hoá", để hiểu những phân vân của Marx, ta chỉ cần nhận xét thế này thôi : đằng sau cụm từ "giá trị sử dụng của hàng hoá", Marx đă đề cập tới hai quan hệ khác nhau và cả hai quan hệ ấy, trong bối cảnh suy luận về kinh tế học, đều phiến diện, què quặt :

a/ quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Đó là định nghĩa của cụm từ ấy trong Góp phần phê phán kinh tế chính trị họcQuyển 1 của Tư Bản Luận. Và Marx đă nhận định rất đúng : trong tư cách ấy (chỉ trong tư cách ấy thôi, ư của tôi, PHĐ), giá trị sử dụng không thuộc phạm trù kinh tế học. Chỉ kẹt một điều : không có nó th́ cũng chẳng có hàng hoá, giá tri, tư bản ! Chính Marx đă khẳng định như thế mà ! Không có luôn cả kinh tế học về bất cứ h́nh thái kinh tế nào. "Duy vật biện chứng" mà ! Vừa đề cập tới nó như điều kiện cần thiết khiến bất cứ ǵ có thể biến thành hàng hoá, vừa đá văng nó ra khỏi phạm trù kinh tế học về hàng hoá, quả là khó nuốt. Có lẽ chính Marx cũng đă cảm nhận điều ấy nên ông không vứt vào sọt rác mấy ghi chép trên, c̣n giữ đấy để suy nghĩ tiếp khi có thời giờ ?

b/ quan hệ xă hội giữa người với người, trong một h́nh thái xă hội nào đó, cho phép quan hệ trên trở thành hiện thực với con người thực.

Nếu chúng ta đặt lại hai quan-hệ phiến diện kia (chỉ riêng chức năng vật lư của quả táo hay vị trí trong không-thời gian của nó thôi) trong quan-hệ tổng hợp giữa người với người biến một vật thể thành hàng hoá, – và kinh tế hàng hoá chẳng là ǵ khác hơn –, th́ ta sẽ tạo ra một định nghĩa tạm đầy đủ cho khái niệm giá trị sử dụng của quả táo đối với người tiêu dùng nó trong h́nh thái kinh tế hàng hoá. Thời gian lao động của người trồng cây hái quả et tutti quanti tại Pháp, và thời gian lao động của kẻ khiêng quả táo từ Pháp tới cái khay trong pḥng ăn của anh đều cần thiết như nhau để tạo ra khả năng ảo mà ta gọi là giá trị sử dụng "của" quả táo đối với anh, người đang sống ở VN. Những thời gian lao động ấy nằm ngay trong quả-táo-trong-không-thời-gian khiến nó có khả năng ấy ! Và, trong trường hợp này, giá trị sử dụng trong không-thời gian của quả táo cũng biến đi khi nó hiện thực : anh nhậu quả táo. Như Marx đă viết : les valeurs d'usage se réalisent dans l'usage, la consommation, Những giá trị sử dụng tự-hiện-thực trong sự sử dụng, sự tiêu thụ. Quả táo trên khay trong nhà anh là quả táo với một đống chức năng vật lư, "giá trị sử dụng" củalà ǵ đối với ai, trời mới biết được. Anh mê đọc Marx, bỏ quên nó ở đó, nó thối hoắc, vợ anh cằn nhằn vứt vào sọt rác : lại kinh tế thị trường ! lại giá trị sử dụng hăo chưa hề có thực ở đời ! Anh nhậu nó : giá trị sử dụng ấy trở thành hiện thực đối với anh và cả người đời nữa, nhất là vợ anh được vui vẻ thấy ḿnh đă không uổng công đi chợ khiêng nó về nhà, nặng lắm chứ bộ ! Nhưng đồng thời nó không c̣n ǵ nữa. Tất nhiên, quan-hệ ba chiều kích này không biến thành hư vô. Lượng vật chất của quả táo vẫn c̣n y chang trong vũ trụ, Descartes và các nhà khoa học bảo thế mà, nhưng dưới những h́nh thái khác, khoa học mà. Một phần của nó đă biến thành chính anh trong quá tŕnh anh tiếp tục sống, có thực mới vực được đạo mà. Cuối cùng, nó cũng đă là một quan-hệ hợp tác có thực giữa người với người để chung sống trong thế giới chung này trên nguyên tắc tự do (không ai bắt anh mua quả táo Tây khiêng về nhà cả) và b́nh đẳng (đúng giá thị trường). Trong trường hợp này, quan hệ tổng hợp ấy c̣n đượm chút nhân t́nh nữa v́ người đă nhọc nhằn đi chợ khiêng táo về nhà cho anh nhậu không là chính anh. Anh thấy không, Thượng Đế rất khôn ngoan khi tống cổ Adam ra khỏi Thiên Đường v́ chàng đă nghe theo Eva cắn vào quả táo kiến thức. Bây giờ th́ bọn hậu duệ chúng ta chỉ c̣n cách tiêu hoá tới cùng cái kiến thức ấy mới mong thoát được địa ngục trần gian này. Hè hè.

b/ không phủ nhận a/. b/ vượt a/, như Einstein vượt Newton ấy mà, trong nghĩa biện chứng, tức là : khẳng định a/ trong giới hạn hành-động và tư-duy của nó (ở đây là quan-hệ giữa người với vật-giới) và khiến nó vẫn có một giá trị tương đối nào đó trong một khung suy luận rộng và đầy đủ hơn (ở đây là quan-hệ giữa người với người để chiếm hữu vật-giới, thiên-nhiên). Thế thôi.

Nhưng một khi Marx đă định nghĩa và cho đăng khái niệm "giá trị sử dụng của hàng hoá" như trong Góp phần phê phán kinh tế chính trị họcQuyển 1 của Tư Bản Luận th́, trên cơ sở ấy, không có chỗ đứng cho mấy ư tưởng trên của ông. Ông phải phủ định những suy luận lẻ của chính ḿnh để thống nhất nhiều suy luận đều không sai, đều không đầy đủ của ông trong vấn đề này. Tôi tin rằng ông sẽ thoải mái làm điều ấy nếu ông có thời giờ. Trong triết Tây Âu mà tôi có dịp biết tới (ít lắm !), với tôi, chỉ có bốn người có bản lĩnh ấy thôi : Descartes, Hegel, Marx và Sartre. Tất nhiên, các triết gia lớn đều đă từng làm điều ấy một lúc nào đó trong đời ḿnh, nhưng làm như thế suốt đời th́… chẳng mấy ai. Cảm ơn trời, Marx đă trút thời giờ ông có được ở đời để viết Tư bản luận, giúp ta hiểu được quy luật vận động cơ bản của Tư bản, h́nh thái quan hệ giữa người với người đặc thù của thời đại này, của chính ta.

Anh đă kiểm chứng sự đồng ư trên của tôi trong văn bản tôi đă đăng trên oép khi tôi chưa hề biết tới mấy câu văn này của Marx. Nhân tiện đây, xin gửi cho anh, ở cuối thư, một khúc về đề tài này mà tôi đă viết thêm cho Tư Duy Tự Do nếu có ngày nó được tái bản ở VN, được may mắn đến tay độc giả ở VN. Anh cũng đă biết một phần nội dung. Với lá thư này, mong nó sẽ làm sáng tỏ đối với anh vấn đề quan trọng này, nhất là hậu quả của nó trong hành-động đă qua và hiện nay của người đời.

Hiện nay, nhân cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ N này, vài kinh tế gia đă than phiền sự tách rời giữa "thị trường tài chính" và "kinh tế thực". Cơ sở cuối cùng của nó là "mâu thuẫn" giữa "giá trị sử dụng của hàng hoá" với "giá trị của nó". Hai món đó có thể tách rời nhau chính v́ chúng không là thuộc tính vật lư của vật thể mà là quan-hệ ba-chiều-kích giữa người với người để chung sống trong thế giới thực và thật hay… ảo, con người có khả năng huyễn tưởng mà. Trong quan hệ ấy, mải quên kiếp nhục thể hữu hạn của ḿnh để mê man đeo đuổi hồn đôla bất tận ảo cũng của ḿnh nốt, ắt có ngày đời người biến thành giấy lộn.

Riêng về điểm A/ th́ nhân danh chính Marx, tôi không thể tán thành quan điểm này của ông lúc ấy. Và tôi hiểu v́ sao ông không dùng nó trong hai tác phẩm kinh tế gốc mà ông đă đăng.

Trong văn bản này, Marx đă cấu hiện tượng này ra khỏi quá tŕnh tổng hợp sản xuất – tiêu thụ hàng hoá, nơi nó xuất hiện, vận động, có ư nghĩa ! Ở đây, ông không nhất quán với phương pháp suy luận đặc thù của ông ! Chính ông đă khẳng định : trong kinh tế hàng hoá tư bản (và chúng ta đang suy luận trong bối cảnh ấy) sức lao động của con người cũng trở thành hàng hoá. Thế th́ nó cũng có giá trị sử dụng và giá trị trao đổi đối với người tiêu dùng nó, ở đây là nhà tư bản mua nó để sản xuất hàng hoá (trong nghĩa rộng, mua cả kiến thức khoa học, kỹ thuật hay kỹ năng tổ chức, quản lư, quan hệ xă giao với người đời et tutti quanti tồn tại trong đầu con người) ! Sự di chuyển trong không gian của chàng hiệp sĩ này dĩ nhiên cũng đ̣i hỏi thời gian, cũng tạo ra giá trị sử dụng mới trong không-thời gian (đối với quá tŕnh sản xuất – tiêu dùng giữa những tác nhân kinh tế !) và giá trị, đúng theo khái niệm "lượng thời gian xă hội cần thiết et tutti quanti…" để thực hiện sự di chuyển ấy. Chỉ cần xem sổ sách kế toán của một công ty chuyên bán dịch vụ chất xám th́ thấy liền ! Chính tôi đă từng tự động hoá một phương pháp quản lư của một hăng như thế nên cũng biết tí ti. Tiếc thay, lư thuyết gia kinh tế đời nay thường không có thời giờ, không thèm và đôi khi không có cả điều kiện và khả năng quan sát và t́m hiểu hành động xảy ra hàng ngày và hàng triệu lần ấy trong kiếp nhân sinh kinh tế hôm nay…

Đây mới chỉ nói tới trường hợp ngành vận tải di chuyển sức lao động của con người tới nơi nó có giá trị sử dụng đối với người khác để sản xuất hàng hoá. Trong thí dụ của Marx, v́ nó rất chung chung, c̣n có trường hợp này : người ta chở tôi về Hà Nội nhậu bún ốc, nơi duy nhất có bún ốc phù hợp với nỗi thèm âu yếm của tôi. V́ là chuyên chở người chứ không phải là chuyên chở hàng hoá, và cũng chẳng để sản xuất bất cứ ǵ, Marx coi như chỉ là một sự phục vụ (không tạo ra giá trị sử dụng và giá trị ?) Nhưng nếu ta đặt quan hệ lẻ giữa người với người đó trong toàn bộ quan hệ sản xuất - tiêu dùng th́ chuyên chở bát bún ốc đến tay tôi tại Paris hay chuyên chở tôi tới bát bún ốc tại Hà Nội đều có chức năng xă hội này : tạo cho bát bún ốc một giá trị sử dụng đối với tôi và một giá trị trao đổi mà tôi chấp nhận trả : ăn bún ốc ướp lạnh tanh tanh ở Paris, tuy đă được sản xuất tại Hà Nội, rất khác ăn bún ốc tươi le lói thanh thanh chua ngay tại Hà Nội ! Một lần, tuy không cố ư, tôi đă "được" thưởng thức một bát canh chua Thái Lan trị giá… 15000 Francs ! Đó là giá mà vợ chồng tôi đă trả để được thưởng thức vài giờ ngồi tù và một bát canh chua tại sân bay quốc tế ở Bangkok trước khi bị… tống cổ về Pháp v́ là người Việt không có hộ chiếu Tây, ngụ cư thôi mà. Cái giá trị sử dụng xoàng xĩnh này coi thế mà đắt đỏ thật.

Bây giờ ta trở lại triết học một tí, v́ nó trực tiếp liên quan tới vấn đề này. Marx khác các nhà tư tưởng khác ở một điểm gốc : ông vận dụng một phương pháp suy luận đặc thù, hoàn toàn khác phương pháp suy luận của người đời trước ông, chính ông đă nói thế nhiều lần, mà ông gọi là biện chứng hay duy vật, mà người đời sau gọi là duy vật biện chứng hay biện chứng duy vật. Nhưng ông lại phải tŕnh bày nó và tŕnh bày những suy tư của ông trong những lĩnh vực kiến thức khác nhau bằng ngôn ngữ duy nhất có thực ở đời cho phép ông nói chuyện với người đời. Ông đă cố gắng, ông vĩ đại ở đó, sử dụng ngôn ngữ ấy để nói chuyện với người đời. Ông đă hành hạ nó, uốn nén nó qua những câu văn mà người đời đă , nhưng nếu phân tích với lôgích h́nh thức th́ chẳng có nghĩa lư ǵ cả. Do đó, người đời, nhiều lắm, cũng đă hả hê cười cợt sự ngây thơ ngu ngốc của ông, tuy xét về mặt kiến thức triết học và kinh tế học kinh điển th́ người đời thường dốt hơn ông nhiều lắm, c̣n "khoa học kinh tế" hiện đại đáng giá bao nhiêu, cứ chờ coi các kinh tế gia có Nobel hay không giải thích và, quan trọng hơn cả, giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế hôm nay, với giá nhân mạng, nhân cách và trí tuệ nào. Ai sẽ trả giá, trả tiền cho ai ? Bao nhiêu ? Bao lâu ? Để đi tới đâu ? V́ sao ? Chấp nhận được chăng ? Et tutti quanti…

Nguyên lư nền tảng trong triết lư của Marx và Engels là : Không có vận động phi vật chất, không có vật chất phi vận động[1]. Thế th́ vật chất tự nó (là) không-thời gian rồi. Không-thời gian mà ta cảm nhận được chẳng là ǵ khác hơn là những h́nh thái (của sự) vận động[2]. Chỉ đối với vật-giới thôi mà đă thế, nói chi đến sinh-giới và trí-giới : tất cả đều động hết. V́ chưa ai đă t́m thấy một sinh-thể phi vật chất hay một trí-thể phi sinh tính. Và động, như Engels đă nhắc đi nhắc lại trong Dialectique de la Nature, nghĩa là : động tương đối với… Do đó, điều mà con người có thể biết và hiểu được không là bản-chất, bản-thể, thuộc-tính et tutti quanti của sự vật hay sự việc, cái sự-vật-tự-nó là-nó của Kant ấy mà, làm quái ǵ có mà t́m với hiểu. Điều duy nhất ta có thể biết và hiểu là những quan-hệ-động của ta với sự vật, sự việc. Khốn thay, ngôn ngữ mà ta có để tư duy và nói chuyện với nhau lại không phù hợp để tŕnh bày những quan-hệ-động ấy, tôi đă giải thích v́ sao trong Tư Duy Tự Do [3]. Một triết gia Pháp, tôi không nhớ tên, đă từng có nhận định lư thú này : triết học tây âu đă h́nh thành và phát triển như nó đă từng, có lẽ v́ trong tiếng Hy Lạp cổ có từ "". Có thể thế thực. "" là một động từ quái đản : nó không thể hiện hành-động như chức năng b́nh thường của động-từ ! Người Pháp dùng nó để thể hiện… bản chất, bản thể, trạng thái, thuộc tính et tutti quanti của một cái ǵ ǵ đó… Rồi danh từ hoá nó, tạo ra khái niệm triết kinh điển : l'Être ! Thực-thể. Và tranh luận túi bụi với nhau hàng chục thế kỷ về khái niệm ấy, chẳng thèm biết đằng sau từ ấy… cái quái ǵ !

Marx chấm dứt kiểu tư duy ấy. Không chỉ đối với Kant. Đối với Hegel và Feuerbach luôn.

Vậy, tôi xin mách anh một mẹo đọc sách. Khi đọc Marx, mỗi lần anh đụng phải một danh từ (nom, substantif, substance, dính dáng tới triết của Descartes và Spinoza ấy mà) hay một cụm từ có chức năng ấy trong văn phạm, mà không đề cập tới một vật thể nào cả, thí dụ như : giá trị sử dụng, sự thật, t́nh yêu, (ôi tôi thèm được đọc Marx viết về t́nh yêu quá ! Chàng đểu thật, câm như hến ! Khiến tôi phải ăn mày văn chương !)… anh nên giật ḿnh, ư thức rằng cụm từ ấy không biểu hiện một cái ǵ tự nó có thực như nó là cả.

Nó biểu hiện một quan-hệ đă chết hay có thể giữa người với người đă bị vật thể hoá (matérialisée, chosifiée, substantifiée) bởi một ngôn ngữ duy lư h́nh thức và, do đó, có vẻ có giá trị vĩnh cửu, thế thôi. Tôi đă tŕnh bày điều ấy trong Tư Duy Tự Do. Tôi công nhận, điều tôi nói không "tự nhiên" tí nào cả. Tự nhiên của con người khác tự-nhiên lắm, nó tự-hiện-thực bằng ngôn ngữ, và ngôn ngữ chẳng tự-nhiên tí nào cả v́ nó "chỉ là" quan-hệ giữa người với người xuyên qua quan-hệ chung của họ với thế-giới thôi. Nhưng không có nó, không có nhân giới, không có lá thư này. Và không có ǵ để thảo luận với nhau cả.

Đọc Tư Duy Tự Do cũng thế nốt. Có độc giả cũng thấy như anh : phần đầu dễ hiểu, thậm chí chẳng có ǵ mới mẻ cả. Biết rồi, khổ lắm, nói măi. Nhưng phần hai lại đột ngột tù mù, mung lung, khó hiểu, thậm chí không biết có ǵ để hiểu không ! Ít ai thấy điều này : 4 chương đầu của Tư Duy Tự Do nhẹ nhàng mời độc giả làm quen với một lối suy luận hơi khác thường trong 4 lĩnh vực kiến thức cơ bản : khoa học, sự sống và tư duy, tất cả lại phải thể hiện trong giới hạn của ngôn ngữ mà chúng ta dùng để tư duy và nói chuyện với nhau. Đọc và hiểu chúng với quán tính của ngôn ngữ trong đầu ḿnh, chẳng có ǵ khó hiểu cả, trừ một vài câu lạ lạ, tối nghĩa, bỏ qua cũng chẳng sao : nhiều lắm cũng chỉ là 1/100 của văn bản thôi. Nhưng chưa hiểu và quen với 1/100 ấy th́ không thể hiểu phần hai được : phần hai, với ngôn ngữ của chính tôi, tôi tranh luận về vài khái niệm gốc của triết lư và triết gia tây âu trong ngôn ngữ của chính họ, v́ thế tôi phải viết bằng tiếng Pháp rồi, sau đó, phải tự dịch… Lúc ấy, độc giả phải lựa chọn : suy luận theo kiểu của các triết gia kia hay suy luận theo kiểu của tôi, hay suy luận theo kiểu của chính ḿnh và, trong trường hợp ấy, phải viết rơ cho người đời biết chính ḿnh suy luận như thế nào. Dĩ nhiên, cũng c̣n giải pháp muôn thuở : suy luận kiểu nào cũng được, miễn sao ăn khách là hay.

Cũng v́ thế, khi bạn tôi đề nghị xuất bản Tư Duy Tự Do ở VN và giới thiệu người dịch, tôi đă từ trối : chính tôi phải viết lại nó bằng tiếng Việt, tôi là người Việt mà. Tôn trọng độc giả của ḿnh là thế đó. Một quan điểm phổ biến trên thế giới nhưng rất xa lạ, khó hiểu đối với "truyền thống" "biên tập" hằm bà lằn của nhiều nhà xuất bản Ziao Chỉ không chỉ xhcn thôi.

Anh thử đọc lại Tư Bản Luận, cả quyển 4,Tư Duy Tự Do theo kiểu ấy xem sao. Bất quá chỉ mất một tháng thôi. Với tôi, trong thời gian ngắn ngủi tôi c̣n mong có được trong cơi nhân gian này, một tháng không là chuyện đùa, nhưng bỏ cả năm cho chuyện ấy để nhích lên thêm được nửa bước, tôi sẵn ḷng. Tôi mong rằng anh sẽ thấy chẳng c̣n ǵ khó hiểu hết.

Thân mến,

phđ

 

 

Viết thêm cho Tư Duy Tự Do.

Một định-nghĩa tai hại

 

Kinh-tế tư-bản là một h́nh-thái của kinh-tế hàng-hoá, ngày nay gọi là kinh-tế thị-trường. Một h́nh-thái thôi v́ kinh-tế thị-trường đă có từ thời… Bàn Cổ, khiến Aristote đă phải quan tâm và bàn tới.

Môn kinh-tế-học, dưới h́nh-thái hiện-đại của nó, dựa trên hai nguyên-lư sau của kinh-tế thị-trường :

1/ Giá-trị của hàng-hoá do thời-gian lao-động cần-thiết để sản-xuất nó quy định. V́ thế, bước đầu, đơn-vị-đo-lường của nó là thời-gian vật-lư : ngày, giờ, v.v. Bất cứ ai nghiên cứu « thị-trường lao-động » cũng thấy.

2/ Trong kinh-tế thị-trường, người ta trao đổi hàng-hoá trên nguyên tắc ngang giá.

Vứt bỏ nguyên-lư 1, kinh-tế-học mất đơn-vị-đo-lường ngay và trở thành… văn-chương !

Vứt bỏ nguyên-lư 2, kinh-tế-học mất ngay cơ sở « khoa-học », chẳng khác ǵ ta vứt bỏ dấu « = » trong các lư-thuyết vật-lư !

Sau khi xác-định phương-pháp suy-luận-biện-chứng của riêng ông, Marx đă đọc, phân-tích, phê-phán cơ man tác-phẩm kinh-tế-học có ở thời ông, đăng quyển Góp phần phê-phán kinh-tế chính-trị-học và, mười năm sau, quyển Tư-bản-luận. Trong hai tác-phẩm này, Marx đă :

a/ định-nghĩa lại khái-niệm giá-trị của hàng-hoá.

b/ vạch cho thấy rằng với đơn thuần nguyên-lư 2, thị-trường tự nó không thể tạo ra hiện-tượng giá-trị đẻ ra giá-trị, tiền đẻ ra tiền, không thể có kinh-tế tư-bản, không thể hiểu được phương-thức sản-xuất tư-bản.

c/ vạch rơ cơ sở nền tảng của kinh-tế tư-bản : biến bản thân sức-lao-động của con người thành một hàng-hoá như mọi hàng-hoá khác và khai thác giá-trị-thặng-dư do lao-động của nó tạo ra..[4]

Để đạt kết quả ấy, Marx đă phân-tích chi li, mạch lạc khái-niệm hàng-hoá, đơn vị tế bào của kinh-tế thị-trường. Ông phân biệt rành mạch giá-trị (trao đổi) của hàng-hoá và giá-trị-sử-dụng của nó.

Khi định-nghĩa lại giá-trị (trao đổi) của hàng-hoá, ông đă suy-luận hết sức biện-chứng : đó là quan-hệ giữa người với người xuyên qua quan-hệ giữa vật-thể với vật-thể (trao đổi sản-phẩm). Quan-hệ ấy có tính lịch-sử, xă-hội, văn-hoá. Nó thể-hiện quan-hệ tổng-hợp giữa con người với thế-giới.

Tiếc thay, khi Marx định-nghĩa khái-niệm giá-trị-sử-dụng của hàng-hoá th́ ông đă không chung thuỷ với biện-chứng-pháp của chính ông, ông đă đơn thuần « duy-vật ».

Ngay trong trang đầu của Góp phần phê-phán kinh-tế chính-trị-học, Marx định-nghĩa giá-trị-sử-dụng của hàng-hoá như sau :

Hàng-hoá trước tiên là, như các kinh-tế gia Anh nói, « một đồ-vật nào đó, cần-thiết, có ích, hay thú vị cho cuộc sống, một phương-tiện sinh sống trong nghĩa rộng nhất của ngôn-từ này. H́nh-thái tồn-tại của hàng-hoá trong tư-cách giá-trị-sử-dụng trùng với h́nh-thái tồn-tại vật-lư sờ mó được của nó. »[5]

« Một giá-trị-sử-dụng [đồ-vật] có thể được sử-dụng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, h́nh-thái tồn-tại của nó như một vật-thể có những đặc-tính nhất định bao gồm toàn bộ những khả năng sử-dụng nó. »[6]

Và ông kết luận :

« Khi giá-trị-sử-dụng không do bất cứ h́nh-thái kinh-tế nào quyết định, nghĩa là khi giá-trị-sử-dụng được dùng như giá-trị-sử-dụng, nó không thuộc lĩnh vực chính-trị-kinh-tế-học. »[7]

Nói theo ngôn-ngữ đời thường hôm nay th́ thế này :

Những đặc-tính vật-lư của cây búa cho phép ta sử-dụng nó nhiều cách : đóng đinh, đập tan một đồ cổ khiến ta ngứa mắt, v.v. Tuy nhiên, những cách sử-dụng nó, nghĩa là giá-trị-sử-dụng của nó, đều do những đặc-tính vật-lư của nó quyết định. Trong tư-cách ấy, giá-trị-sử-dụng của nó không thuộc lĩnh vực kinh-tế-học.

Rất rơ ràng, ở đây, quan-hệ của ta với hàng-hoá, đơn thuần là một quan-hệ vật-lư, là quan-hệ cá-biệt giữa một con người với vật-giới hay sinh-giới (thích thú). Những quan-hệ khác, như thích đeo kim cương để khoe của chẳng hạn, có thể có chiều-kích xă-hội, văn-hoá, nhưng không có chiều-kích kinh-tế.

Ở đầu quyển Tư-bản-luận, Marx khẳng-định lại :

« Những giá-trị-sử-dụng tự-hiện-thực trong sự sử-dụng hay sự tiêu dùng. »[8]

Câu văn trên, mới đọc chẳng thấy ǵ khó hiểu. Càng phân-tích càng thấy nó mông lung. Dựa vào lôgích h́nh-thức th́ nó chẳng có nghĩa ǵ cả : giá-trị-sử-dụng là cái ǵ mà có phép tự-hiện-thực ?

Hiểu theo biện-chứng-pháp của Marx và tŕnh bày lại bằng ngôn-ngữ thường ngày, nó nghĩa là :

Giá-trị-sử-dụng của một hàng-hoá đối với con người, trở thành hiện-thực khi con người ấy dùng hàng-hoá ấy hay tiêu dùng nó.

Thế nghĩa là ǵ ? Nghĩa là giá-trị-sử-dụng « của » hàng-hoá không tự nó có-thực, không « là » một cái ǵ cả. Cụm từ đó biểu-đạt một quan-hệ của con người với thiên nhiên. Trong trường hợp này, nó biểu-hiện một quan-hệ què quặt : thiếu hẳn chiều-kích xă-hội cần-thiết để cho phép hàng-hoá có giá-trị-sử-dụng đối với người sử-dụng : quan-hệ giữa người với người để mang lại giá-trị-sử-dụng « của » đồ-vật vào tầm tay của người sử-dụng. Chính quan-hệ ấy biến đồ-vật thành hàng-hoá có giá-trị-sử-dụng đối với người sử-dụng !

Thí dụ. Tôi muốn xây một bể chứa nước mưa. Tôi cần một tấn cát v́ những đặc-tính vật-lư của nó khớp với nhu-cầu hành-động của tôi. Tấn cát đó nằm ngoài bờ biển. Ở đó nó chẳng có giá-trị-sử-dụng nào đối với tôi. Tôi thuê ai đó xúc về nhà tôi và trả công người ấy đúng theo giá thị-trường. Tôi trộn cát với ximăng, xây bể nước. Trong suốt quá-tŕnh này, những đặc-tính vật-lư của tấn cát không hề thay đổi. Lao-động của người xúc cát chẳng mang lại bất cứ ǵ mới cho vật-thể ấy. Nhưng qua quá-tŕnh ấy, tấn cát ở bờ biển vốn chẳng có giá-trị-sử-dụng đối với tôi bỗng nhiên lại có. Bằng chứng ? Tôi đă sử-dụng, đă « tiêu-thụ » được nó. « Giá-trị-sử-dụng » ấy đă trở thành hiện-thực đối với tôi. Điều ấy do lao-động của người khác mà h́nh-thành tuy nó chẳng có h́nh-thù hay đặc-tính vật-lư đặc biệt nào cả. Nhưng nếu ta nh́n toàn bộ quá-tŕnh trên trong không-thời-gian th́ quả thật có điều mới ngay trong thế-giới vật-lư : tấn cát đă đổi vị trí !

Điều này nghĩa là ǵ ? Nghĩa là : lao-động của người xúc cát đă thực sự tạo ra một « giá-trị-sử-dụng » mới tuy vô h́nh và, đằng sau « giá-trị-sử-dụng » mới ấy, có lao-động của con người, có giá-trị đích thực, v́, nói như Marx, đó là lao-động xă-hội cần-thiết v.v., chính tôi đă bỏ tiền ra mua mà !

H́nh-thái lao-động này, đời nay gọi là lao-động dịch-vụ. Nó hiện-thực dưới rất nhiều h́nh-thái cụ-thể khác nhau : xúc và gánh cát, buôn đi bán lại, ngân hàng, cố vấn, dịch-vụ chất xám, v.v.

Trong Tư-bản-luận, Marx cho rằng loại lao-động này không tạo ra giá-trị v́ nó không tạo ra bất cứ « đồ-vật » nào « sờ mó » được. Do đó, ông coi anh tư-bản thương nghiệp như một loại « ăn bám », không tạo ra giá-trị, chỉ chia chác giá-trị-thặng-dư do anh tư-bản sản-xuất tạo ra. Rất hợp với những nền văn-hoá « Sĩ, nông, công, thương » hay những xă-hội phong kiến nông nô.

Hậu quả tai hại trong suốt thế kỷ 20 là :

a/ những kinh-tế gia mácxít không hiểu ǵ cả về một bộ phận to lớn của kinh-tế : dịch-vụ, đă trở thành phần giá-trị lớn nhất của các nền kinh-tế phát-triển, kể cả dịch-vụ « chất xám ».

b/ cả hệ thống quản lư và kế toán của các nước « xhcn » đều không coi rằng lao-động dịch-vụ cũng tạo ra giá-trị… Do đó mà không ư-thức và quản lư được toàn bộ quá-tŕnh tạo ra giá-trị của xă-hội, không quản lư được sự vận-động tổng-hợp của kinh-tế. 

Đương nhiên, c̣n nhiều lư-do khác.

c/ về mặt văn-hoá, xă-hội khinh khi lao-động dịch-vụ trong khi lao-động đó góp phần không nhỏ để tăng năng suất lao-động, rút ngắn chu kỳ sản-xuất và chu kỳ sản-xuất – tiêu-thụ.

2009-06-13

sửa lần cuối 2009-06-23

 



[1] Son essence (l'essence du mouvement) consiste en l'unité immédiate de l'espace et du temps... Espace et temps sont nécessaires au mouvement, la vitesse, la quantité de mouvement, c'est l'espace en fonction du temps déterminé qui s'est écoulé. ([HEGEL] Philosophie de la nature, p. 65 *.) Espace et temps sont remplis de matière... Pas plus qu'il n'y a de mouvement sans matière, il n'y a de matière sans mouvement (p. 67) **

* Engels cite la Philosophie de la nature de HEGEL, d'après l'édition allemande de 1842. (N.R.)

** Tiré des notes de la première liasse, 1874. (O.G.I.Z., Obs.)

F. Engels Dialectique de la Nature, Paris : Éditions sociales, 1968, p. 250.

Ở thời điểm của ông mà Engels quan niệm sự thống nhất hay đồng nhất giữa không gian, thời gian và vật chất như thế này th́ quả là tuyệt. PHĐ nhấn mạnh.

[2] Anh cứ ra café ngồi đợi em yêu th́ biết, nếu em yêu tới trễ, không-thời-gian có thể nặng trĩu, lo âu đến thế nào. Ba h́nh thái vậng động thống nhất (của) không-thời-gian đó. Hè hè…

[3] Theo tôi, xét cho cùng, lịch sử của triết học có thể thu về lịch sử phát triển của ngôn ngữ trên con đường khổ ải phát triển trí tuệ của nhân loại. Chúng ta biết triết lư của người đời xưa qua ngôn ngữ của họ. Chính họ cũng… thế nốt ! Đây là một điều mà Trần Đức Thảo không hề nghĩ tới khi ông tŕnh bày lịch sử của triết Tây Âu.

[4] Bạn đọc quan tâm tới vấn đề này có thể tham khảo bài thảo luận của tôi với anh Vũ Quang Việt :

http://amvc.free.fr/PHD/MotHanhTrinhTuDuy/VanDeBocLotLaoDong.htm

[5] Contribution à la Critique de l’Économie Politique, Éditions Sociales, 1966, tr. 7. PHĐ nhấn mạnh.

[6] Contribution à la Critique de l’Économie Politique, Éditions Sociales, 1966, tr. 7. PHĐ nhấn mạnh.

[7] Contribution à la Critique de l’Économie Politique, Éditions Sociales, 1966, tr. 8. PHĐ nhấn mạnh.

[8] Le Capital, livre I, tome III, p. 52, Editions Sociales, 1962