GiaiCapCuaThuongLai

 

Giai cấp của tương lai ?

 

Có lẽ sai lầm lớn nhất của Marx là : đồng nhất tư tưởng của ḿnh với "tư tưởng của giai cấp công nhân" (trong nghĩa công nhân công nghiệp), coi chính ḿnh như người phát ngôn của giai cấp công nhân. Có thể biện chứng, chẳng duy vật tí nào. Mọi cá nhân đều có tư tưởng. Chính v́ thế tư tưởng của Marx có thể thâm nhập vào tư duy của người khác, công nhân hay không. "Giai cấp công nhân" không có đầu, tai, mũi, họng, không thể có tư tưởng tuy từng người trong tập hợp người ấy có thể có hoặc không có khả năng hiểu Marx.

Trong phong trào cộng sản thế giới xưa và nay, không có lănh tụ đáng kể xuất thân công nhân, hầu hết là trí thức tiểu tư sản. Dễ hiểu. Người sinh trưởng trong giai cấp công nhân không có điều kiện đạt kiến thức và tŕnh độ văn hoá để hiểu và suy luận như Marx. Chính v́ thế, "công nông" dễ những anh tiểu tư sản vinh danh ḿnh, sẵn sàng ủng hộ họ giật chính quyền. Có chính quyền rồi, để bám và hưởng thụ quyền lực, các anh tiểu tư sản kia đề bạt "công nông" và nhất là con cháu họ hàng bè bạn đồng hương của họ vào những chức vụ quyết định trong guồng máy nhà nước, sáng tác những chế độ chính trị – kinh tế kinh hoàng của thế kỷ 20. Than ôi, Lịch sử, xét cho cùng, là một vận động văn hoá ; lư trí thôi, không đủ sức.

Tuy vậy, phân tích của Marx về phương thức sản xuất tư bản vẫn đúng. Nếu ta hiểu giai cấp vô sản theo định nghĩa kinh tế chính trị học của Marx, nghĩa là toàn bộ những người phải bán sức lao động của ḿnh cho chủ tư bản để sống, th́ trong giai cấp ấy có một tầng lớp hoàn toàn có khả năng điều khiển, quản lư và phát triển sản xuất hiện đại. Đó là từng lớp cán bộ (cadres) trong các công ty. Họ là trí thức, họ có đủ kiến thức để điều khiển, quản lư hữu hiệu toàn bộ hệ thống sản xuất. Họ có khả năng tiếp thu ư kiến của những trí thức trong lĩnh vực khác, những viên chức trong guồng máy nhà nước chẳng hạn, đặc biệt trong hệ thống nghiên cứu và giáo dục. Họ có đủ văn hoá và khả năng tiếp thu văn hoá để xây dựng một nền văn minh mới. Vứt họ đi, không công ty, nhà nước nào sống được. Vứt mấy anh tư bản sở hữu gộc đi[1], dùng mấy anh tư bản chức năng cấp cao tài ba đích thực[2] với lương hậu hĩ nhưng không quá đà[3], có khiến khả năng sản xuất của công ty sụp đổ chăng ?

Khả năng sản xuất tăng, có ǵ cấm cản chia cho người sản xuất hưởng một cách "công bằng" ?

Hiện nay, tầng lớp cán bộ trên phục vụ quyền lợi của chủ tư bản, được hưởng mức sống cao hơn trung b́nh, "gắn bó" với chủ v́ vậy. Nhưng ngày nay, và đây là hiện tượng mới, họ đă bắt đầu ư thức rằng quyền lợi của chủ tư bản và quyền lợi của họ không đồng nhất nữa, tương lai của họ bấp bênh, dù họ cố gắng đến mấy cũng sẽ có ngày bị đào thải. Kinh tế thị trường toàn cầu hoá mà…

Họ có thể là "giai cấp cách mạng" của tương lai ? Một giai cấp không chỉ có nhu cầu đập phá mà c̣n có khả năng xây đựng một phương thức sản xuất mới khá hơn ?

Tất nhiên, hôm nay, giấc mơ này hăo. Nhưng cách 300 năm, giấc mơ dân chủ cộng hoà cũng hăo không thua ǵ.

2010-12-18



[1] dĩ nhiên một cách nhân đạo, thí dụ : cho phép hưởng thụ tư thất "hoành tráng" nhất, dù là một cung điện, và cho không lương năm nửa triệu đôla để tiêu xài tới chết mà chẳng phải làm ǵ cả.

[2] Anh nào có thực tài th́… c̣n phải xem lại !

[3] Như trong các công ty quốc doanh Pháp sau Chiến tranh thế giới 2 chẳng hạn.