Hiện tượng xă hội, 2 cách tiếp cận và suy luận
Ai đă t́nh cờ đọc bài sau :
https://www.diendan.org/the-gioi/2017-phulangxa-mat-ro-hoa
có lẽ phải bật cười, ngao ngán một loại trí thức ảo và tội nghiệp tác giả : bàn chuyện quốc gia đại sự như bầu cử tổng thống và quốc hội Pháp năm 2017, một cuộc động đất chính trị ở một cường quốc đương thời, khó hiểu đến mức không mấy ai tiên đoán được, mà lôi chuyện tủn mủn vặt vănh như phạt xe hơi chạy quá tốc độ được phép vào cuộc !
C̣n kết luận thế này :
"Khi những người lănh đạo của một nước coi hàng chục triệu CôngDân như một lũ vô trách nhiệm, coi bàn dân như một loại thú để săn, ŕnh, bẫy, tống tiền, mà vẫn được chấp nhận, thậm chí được hoan hô, nước đó đă lâm bệnh suy thoái văn hoá nghiêm trọng. Mà văn hoá là nền tảng cuối cùng của các thể chế chính trị…"
Điên điên thật !
Không ngờ, chỉ 18 tháng sau khi ông Macron lên làm tổng thống, Phong Trào Áo Vàng bùng nổ.
Ngày 18/10, một trong những người khởi xướng phong trào, bà Jacline Mouraud, đưa lên FaceBook một video ngắn gửi cho ông Macron, tố cáo giá diesel tăng vụt và chính sách thoe rơi người lái xe («la traque aux automobilistes», từ traque được dùng phổ biến từ lâu cho những cuộc săn bắt thú vật, traquer le gibier). Video ấy nhanh chóng được hơn 5 triệu người xem :
https://www.breizh-info.com/2018/11/26/106586/mouraud-macron-gilets-jaunes
Bàn dân PhuLăngXa, nhân dịp phong trào Gilets Jaunes, Áo Vàng, phá hoại ở mức chưa từng thấy những trạm radar tự động kiểm soát và phạt những người lái xe quá nhanh, coi radars như công cụ tiêu biểu của Nhà Nước dùng để tống tiền dân (« symbole du racket de l’Etat »), (« Les radars participent aux taxes », avance un fonctionnaire. Pour lui, « les automobilistes sont pris pour des vaches à lait ») :
Hiện nay, trên 2 518 radars cố định ở nước Pháp (đầu hè-2017), c̣n bao nhiêu cái vận hành b́nh thường ? Không biết. Chính phủ biết nhưng cấm thông báo, "consigne de silence", thế thôi. Đọc bài báo trên, ta có cảm tưởng : chí ít cũng hơn nửa, thậm chí ¾ đă bị tổn hại, chỉ nội 3 tuần lễ thôi ! Kinh thật. Sao giống hậu quả của một cuộc chiến tranh du kích thu nhỏ quá ! Nó mà kéo dài, phát triển lan tràn vào các lĩnh vực khác, đố NhàNước nào có thể dẹp yên được, ngoài một NhàNước độc tài hay toàn trị.
Tại sao một chuyện nhỏ mọn trong luật giao thông có thể đột ngột xé to ra như vậy, lại được tức khắc gắn liền với một cuộc khủng hoảng xă hội lớn nhất tại Pháp từ cuộc khủng hoảng 5-1968 ?
Chuyện này chỉ nhỏ nhoi khi ta tiếp cận và suy luận về các hiện tượng xă hội theo kiểu "khách quan" "khoa học" của các chuyên gia đủ loại trong chính trường và các media : cắt rời hiện tượng này khỏi sự vận động chung của xă hội, nhốt nó vào một khung suy luận giới hạn bằng vài tham số quèo quặt, lập mô h́nh tính toán, rồi phán : muồn bớt người chết v́ giao thông, phải khiến người lái xe giới hạn tốc độ (đúng, đại thể, vốn có từ lâu) ; muốn giới hạn tốc độ xe hơi phải dùng radar, một loại robot[1], kiểm soát và quản lư con người (40 triệu ! Mới : 2003, Sarkozy), tăng số giấy phạt và phạt càng ngày càng nặng. Ba năm liền tăng số robots, số giấy phạt, số tiền phạt mà số người chết trong giao thông vẫn không giảm một cách có ư nghĩa th́ phải làm ǵ ? Nhập khẩu thêm robots tiên tiến hơn, phạt nhiều hơn chứ c̣n làm ǵ nữa ! Có khác ǵ chuyện tăng thuế diesel để bảo vệ môi trường ?
Chuyện cắt rời một hiện tượng xă hội ra khỏi tổng thể của nó để phân tích và suy luận có thể có trong đầu con người, không thể có trong hành động. NhàNước muốn làm ǵ cũng phải có tiền mới làm được. Lấy đâu ra tiền ? Dĩ nhiên, cơ bản là : tiền phạt, tiền thuế, tiền vay. Kinh tế chi phối mọi hành động của NhàNước. Thế là dính vào những vấn đề quốc gia đại sự đích thực : đường lối KinhTếXăHội tổng hợp, chính trường, tuyên truyền, media, giáo dục, văn hóa, e tutti quanti.
Mời độc giả so sánh mấy con số sau :
- để xoa dịu cơn phẫn nộ của phong trào Áo Vàng, được đại đa số dư luận Pháp thông cảm hay ủng hộ, tổng thống Macron hứa, một cách nhập nhằng, sẽ tăng thu nhập 100€/tháng cho những người lĩnh lương tối thiểu trở xuống.
- tiền phạt xe chạy quá tốc độ được phép chạy = từ 68€ đến 1500€ (thông thường =135€) :
https://www.legipermis.com/infractions/exces-de-vitesse.html
Thế th́ đối với một bộ phận không nhỏ của bàn dân PhuLăngXa, thu nhập thấp nhưng vẫn phải dùng xe hơi để đi làm và phải tới sở đúng giờ (có robots kiểm soát !), bị phạt v́ lái quá nhanh, thí dụ : 55km/giờ thay v́ 50km/giờ (!!!) không c̣n là chuyện đùa nữa. Năm 2017, 57% hộ gia đ́nh Pháp không phải đóng thuế lợi tức v́ không có khả năng đóng :
http://impotsurlerevenu.org/la-fiscalite-francaise/728-qui-paie-l-impot-en-france-.php
Chuyện này cũng không là chuyện đùa : con người có phải là robot đâu mà luôn luôn biết được một cách chính xác đến thế ḿnh đang di động ở tốc nào… Mà vừa lái xe vừa liếc bảng biểu tốc độ, chẳng chóng th́ chầy sẽ gây tan nạn giao thông ! Phải ngu xuẩn hết mức mới dùng robots để ngày đêm áp chế 40 triệu công dân lái xe, tuyệt đối đại đa số không là kẻ liều chết, vô trách nhiệm. Chính khách không ngu, nó làm chính trị. Món ǵ "ăn tiên" th́ làm. Thế thôi. Bàn dân hiền lành và có ư thức trách nhiệm có thể khờ và chấp nhận, thậm chí ủng hộ chính khách, nay lưng nộp phạt. Nhưng ắt có lúc cũng… chịu hết nổi !
Nếu ta coi một hiện tượng xă hội như một bộ phận – tuy có nét đặc thù như mọi hiện tượng cụ thể – của một tổng thể muôn mặt năng động th́ vấn để an ninh trong giao thông, phương pháp dùng robots để quản lư người, chế độ phạt tiền, chính sách giáo dục hay tuyên truyền trong lĩnh vực này, đương nhiên gắn với chuyện quốc gia đại sự.
Ông Sarkozy gài hệ thống radars vào hệ thống giao thông năm 2003, thành công giảm số tử vong và lời khá nhiều tiền, được media, nhiều chuyên gia ca ngợi và dư luận ủng hộ. Từ ấy, mỗi khi trào đời, các chính phủ đều tức khắc hô hào tăng cường bảo vệ an ninh giao thông, tăng cường số và chất lượng radars, số giấy phạt, số tiền phạt. Chẳng mấy ai trách, có trách th́ cũng thấp cổ bé họng, chẳng ai nghe thấy. Lợi đủ mặt, chính trị, kinh tế, e tutti quanti.
Dường như sắp đến lúc giọt nước khiến tách nước trào, thậm chí vỡ.
2018-12-17
[1] Radar cũng như các máy được gọi là robots industriels, robots công nghiệp, hoàn toàn không có h́nh dáng của con người (người máy) hay của cái thùng radar trên đường phố, đều là những cỗ máy "tự động", phi sinh tính, phi nhân tính như nhau. Xưa kia người ta dùng radar để theo rơi máy bay, hỏa tiễn, tham gia vào chuyện điều khiển súng cao xạ, tên lửa bắn máy bay. Ngày nay người ta dùng nó không chỉ để đo tốc độ của xe hơi, c̣n chụp h́nh, truyền thông tin vào một hệ xử lư thông tin, cũng là robots nốt để nhận dạng số xe, in giấy phạt, e tutti quanti. Cách mạng tin học là thế. Nhờ nó mà NhàNước PhuLăngXa, năm 2016, có thể vừa bớt công chức vừa xử lư 16 triệu giấy phạt. Ngoài loại robot hũu thể này cón có vô vàn con robots "vô thể" ngày đêm theo rơi óep để săn thông tin, tạo dụng những Data Center vĩ đại của đám GAFA.