Hoàng Sa, Trường Sa
Ngày 02 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đột ngột đưa giàn khoan Hải Dương-981 và hơn 100 tàu chiến hay dân sự vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Xâm lược trắng trợn.
15/7, Trung Quốc tuyên bố rút lui sớm hơn một tháng so với dự định. Thế th́ nó muốn ǵ ?
Trong thời gian ấy, chính phủ Việt Nam tuyên bố chung chung, im re, không ngọ nguậy. Trong xă hội Việt Nam đă xảy ra vài cuộc biểu t́nh không bị đàn áp, những cuộc đe doạ hay/và phá phách có tổ chức chặt chẽ đối với một số công ty Tàu, Nhật, Hàn quốc. Trong một chế độ toàn trị mà Nhà Nước không t́m ra chủ mưu của những vụ ấy, thế mới lạ ! Bộ chính trị ĐCSVN họp kín, đấu đá nhau thế nào, không ai biết, nhưng kết quả rơ ràng nhất là : Đảng và Nhà Nước đều tê liệt.
Các nước trong vùng và Mỹ, Nhật, Cộng Đồng Châu Âu xôn xao nhưng không ai công khai bảo vệ Việt Nam.
Với một chế độ toàn trị như thế, một đảng độc quyền tàn bạo thối nát như thế và một Nhà Nước không dám tự bảo vệ ḿnh, ai mà dám thân ? Họ vừa tuyên bố ư chí bảo vệ chủ quyền của họ hay đồng minh trên những quần đảo khác và sự tự do giao thông trong Biển Đông, vừa chuẩn bị mọi khả năng, kể cả chiến tranh. Rồi đợi xem sao.
Quan trọng hơn, tuy Trung Quốc là một chế độ toàn trị, nó cũng là một đối tác kinh tế rất có lời đối với các tập đoàn kinh tế tư bản thống trị đường lối chính trị kinh tế ở các nước tư bản Tây Âu (Mỹ, Nhật, Úc, Châu Âu, e tutti quanti). Cả sự tăng trưởng kinh tế của Tây Âu ngày nay, và trong nhiều năm nữa nếu không xảy ra một biến cố trầm trọng, gắn liền với thị trường lao động rẻ tiền và thị trường tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc. Điều ấy, Trung Quốc biết quá rơ.
Ngược lại, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, cho tới nay và lâu dài, cơ bản lệ thuộc thị trường tiêu dùng của Tây Âu, đặc biệt Mỹ. Điều ấy, Tây Âu cũng biết rơ.
Tây Âu sẽ không bao giờ nhúc nhích một ngón tay v́ Việt Nam, nhưng nó không ngần ngại đối đầu thẳng thừng với Trung Quốc nếu Trung Quốc tiến hành tham vọng biến Biển Đông thành "nội hải", mare nostrum kiểu đế quốc La Mă.
Cuộc đụng đầu ấy mà xảy ra bây giờ, ai hơn ai ? Về mặt quân sự khỏi nói. Trung Quốc dù có bom nguyên tử cũng không với tới Mỹ, Úc và Châu Âu được. Mỹ cũng chẳng dại ǵ đổ bộ lên đất liền, nhưng đánh phá từ xa những đ̣n chí tử, nó thừa sức. Về mặt kinh tế, hai phe tư bản đấu nhau đều thiệt hại năng. Dù sao, xung đột kiểu này đă từng xảy ra hai lần trong thế kỷ 20 qua hai thế chiến khủng khiếp. Chẳng có ǵ đảm bảo nó sẽ không xảy ra một lần thứ ba, lần này giữa Trung Quốc, Tây Âu, Nga, e tutti quanti. Anh nào đồng minh với anh nào, anh nào sụp đổ trước, Trời mới biết được. Các bên đều hiểu rơ.
Có người nghĩ : Trung Quốc muốn nắn gân Việt Nam và thế giới để xem nó có thể lấn tới đâu.
Nó đă nắn gân thế giới và kết quả thực thụ là : Mỹ tăng cường liên minh quân sự với Phi Luật Tân và Nhật. Nhật chuẩn bị thay đổi hiến Pháp để có quyền và phương tiện tham chiến ở nước ngoài, không chỉ giới hạn trong chuyện tự vệ ở nước ḿnh thôi. Nắn gân như thế, đủ biết rồi. Rút giàn khoan đi mới ngoan.
Nắn gân Việt Nam th́ Trung Quốc thành công ngoạn mục, mở ra nhiều khả năng lấn tới.
Có người nghĩ rằng Trung Quốc muốn lôi cổ Việt Nam về thời Ziao Chỉ Quận.
Tôi không tin lắm. Bản thân Trung Quốc đă nghiệm sinh bài học này : trong thời đại này, chủ nghĩa thực dân ắt thất bại.
Nhưng chủ nghĩa thực dân kiểu mới của Pháp vẫn tồn tại tới ngày nay như ở Châu Phi chẳng hạn.
Có thể Trung Quốc thấy đă có thời cơ tiến hành một cuộc đảo chính êm ả tại Việt Nam, thay thế đám quan lại sợ sệt, nhùng nhằng, vô kỷ luật, đang tranh chấp quyền lực với nhau, bằng một bọn bù nh́n dễ bảo hơn. Trung Quốc đă học được cách làm ăn của anh tư bản Tây Âu. Học thêm cách cai trị thuộc địa kiểu mới của nó th́ có khó ǵ ? Đầu óc Đại Hán không chỉ tàn bạo, nó c̣n biết thâm độc hơn đời. Xin nhớ nhé.
Điều trên hiện nay khả thi, cơ bản v́ 2 lẽ :
1/ Những lănh đạo chóp bu của các phe phái trong ĐCSVN ngày nay, chẳng ai c̣n được một xu lư tưởng đă đành, ngay cả một hào yêu nước truyền thống cũng không, chỉ c̣n khát khao đặc quyền đặc lợi, tham nhũng để hưởng thụ và vinh quy bái tổ của riêng họ.
2/ Trong chế độ toàn trị, mọi người đều bị xích đầu, thắt họng, buộc cẳng, trói tay, nên đành vậy.
Thế nghĩa là ǵ ? Như Nguyễn Trung viết : "Trung Quốc mạnh chỉ v́ ta quỳ xuống ! "[1]
Ta ở đây là những ai ?
a/ Đám người đă quỳ xuống, đang quỳ xuống ? Miễn bàn : họ sẽ tiếp tục quỳ xuống, bán nước cầu vinh.
b/ Đám người tranh giành quyền lực với đám người trên v́ cùng mục đích đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng cho riêng ḿnh ? Cũng khỏi bàn : thắng cuộc, họ sẽ t́m ra một cách quỳ bớt lộ liễu hơn, với Trung Quốc hay ai ai cũng được.
c/ Những người khác, v́ đủ thứ lư do, tồn sinh, hèn nhát, hoang mang, thờ ơ, v.v. tạm đành vậy.
Nhưng điều này chắc chắn : những người dám viết, dám nói câu trên và những ai thấy phải lắm, nghe được, sẽ không bao giờ quỳ xuống. Tôi tin rằng họ sẽ càng ngày càng đông, nhất là thanh niên. Ngày họ đủ đông và không cam đành vậy nữa, sẽ có một cuộc bể dâu. Tôi hy vọng nó sẽ ít đẫm máu.
Có lần tôi mơ ước dân ta tự giải phóng khỏi chế độ toàn trị Trung cổ Á Đông qua một cuộc cách mạng nhung kiểu Tiệp Khắc. Vừa nghĩ đến, tôi liền hiểu đó là ước mơ hăo. Ngày nay, những tranh chấp giữa Trung Quốc và Tây Âu là tranh chấp giữa các thế lực tư bản gộc, tư nhân hay Nhà Nước. Họ có thể lợi dụng chủ nghĩa dân tộc hay các thứ ư thức hệ kiểu "dân chủ, tự do, nhân quyền, e tutti quanti" để diệt đối thủ khi có thể làm được. Họ luôn luôn biết thoả hiệp với nhau khi họ thấy nguy cơ phá sản, lỗ vốn to. Trung Quốc là chế độ toàn trị đấy, nhưng mấy chục năm qua các anh tư bản Tây Âu chẳng đua nhau nhào vào đấy kiếm chác, hai bên đều có lời đó sao ? Có anh nào nhân danh Tự do, Dân chủ, Nhân quyền mà tẩy chay nó đâu ? Ngược lại th́… hè hè. Người Việt ở thời đại tư bản toàn cầu hoá thống trị cả nhân loại đành phải nh́n nhận và đối đầu với hiện thực này : trong cuộc đương đầu lâu dài, gian khổ, phức tạp với anh bành trướng Đại Hán, ta chỉ có thể có những đồng minh giới hạn và tạm thời thôi, đi được tới đâu tùy thuộc năng lực và trí tuệ của chính ta.
Có thể, thân phận làm người chỉ thế thôi. Mỗi thế hệ phải trả giá cho những thế hệ trước để rồi phạm tội với những thế hệ sau. Đành vậy ?
2014-07-31