Học chính ḿnh

Ta sắp cạn đời. Bèn mắc bệnh bô lăo. Xin lỗi bạn đồng niên. Yêu mến chào bạn vong niên.

Bàn dân Ziao Chỉ như ta cần học nhiều thứ. Phải cố học.

Để làm ǵ ? miễn bàn ở đây.

Trước hết : nên học và t́m hiểu toán, càng sâu càng tốt, và đừng bao giờ tin rằng toán sẽ giúp ḿnh khẳng định được bất cứ một SựThật nào cả, ngoài những SựThậtToán. Những SựThậtToán không có nội dung cụ thể, không dính dáng ǵ với khái niệm KháchQuan trong quan hệ KháchQuan-ChủQuan của con người ở đời. Chính v́ thế người ta có thể lợi dụng toán để "chứng minh" đủ thứ chuyện không dính dáng ǵ tới nó, qua đó gán tính KhoaHọc KháchQuan cho đủ thứ lư thuyết nhân văn, đặc biệt là lư thuyết kinh tế chính trị học sặc mùi ƯThứcHệ.

Thế th́ khổ tâm học và t́m hiểu toán làm ǵ ?

Để sáng suốt làm chủ sự vận động tư duy của chính ta trong một kích thước cơ bản của kiếp người : lôgíc h́nh thức khi nó phù hợp với mục đích hành dộng của ta.

Trong quan hệ giữa người với VậtGiới, xuyên qua các môn khoa học tự nhiên, toán có thể giúp ta khẳng định : điều này đúng, với độ chính xác này, cứ mạnh tay làm, sẽ đạt kết quả mong muốn. Chẳng cần cá nhân ta có khả năng khẳng định điều ấy, đă có đầy nhà khoa học tin cậy được đă thẩm định và khẳng định.

Ngược lại, cũng trong quan hệ giữa người với VậtGiới, toán giúp ta khẳng định : điều này sai, chớ làm.

Trong những loại quan hệ khác của con người với ThếGiới, xuyên qua những môn gọi là "khoa học" nhân văn, toán có thể giúp ta biết, chứ không là hiểu : trong quá khứ, ở hoàn cảnh lịch sử này, làm như vậy ở mức lượng này và khoảng thời gian này, đă đưa lại kết quả ǵ và, có thể, v́ sao. Cứ tiếp tục làm như thế, trong cùng bối cảnh, có thể sẽ thế nào. Thế thôi. Cũng quư lắm rồi.

Sau đó : học những môn KhoaHọcTựNhiên ít nhiều chân chính lệ thuộc toán : vật lư, hoá học, sinh học [một phần], e tutti quanti. Đó là những kiến thức nghề nghiệp vững chắc có thể giúp ta sống một cách đàng hoàng tử tế, tuy chưa chắc phong lưu.

Sau nữa : học càng nhiều càng tốt những kiến thức nhân văn, từ triết đến… kinh tế chính trị học ! Kể cả tư tưởng của… Marx, hè hè. Để biết, pḥng ngờ, bảo vệ tự do tư duy của ḿnh và, quan trọng hơn, để HànhĐộng, dù chỉ bằng ng̣i bút thôi.

Cuối cùng : phải học chính ḿnh.

Chính ḿnh là môi giới không thể thiếu được giữa quá khứ và tương lai, đúng với cả nhân loại, giữa cái cũ và cái mới ở đời người, tốt cũng như tồi. Nếu nghiệm sinh cá nhân từng người không có ǵ đáng t́m hiểu, đáng học, đáng lưu lại, nhân loại không thể tiến hoá được, khá nhất là dậm chân tại chỗ trong một khoảng thời gian không mấy đẹp, nhưng cuối cùng vẫn thoái hoá, ngày càng lún sâu vào thời "tiền sử của nhân loại". Kiếp người, đời ta, đời tôi, như thế : không tiến th́ lùi.

Ô hô ai tai ! Học chính ḿnh không dễ. Phải biết phủ định chính ḿnh, phải có chút máu nghệ sĩ phi khoa học, phi lôgíc h́nh thức. Đau đấy, bạn đời ơi.

Ở cơi trung mô, nơi ta tồn tại, sống, tư duy, yêu, hận, và chết, thời gian không tha thứ ai cả. Nhưng tư duy, t́nh cảm của con người lại có h́nh thái tồn tại vượt thời gian sống của nó, nhờ kư ức của tha nhân : kiến thức và nghệ thuật. Trong kiến thức, có một bộ phận hao hao giống nghệ thuật, thường được gọi là trí tuệ hay lư trí. Khâu đó, như nghệ thuật, không khách quan, là khâu có sức sống lâu bền nhất.

Cũng may, lùi mấy đi nữa cũng có ngày không sao lùi được nữa : chết.

Thoát nạn nhân gian. Nam Mô A Di Đà Phật.

Ta không muốn chết như vậy. Ta sẽ không chết như vậy.

Khi ta chết, ở ta, vẫn em, có con, có bạn, có người đời.

Ta vốn Ziao Chỉ mà ! Hè hè.

2018-08-05