"Học" hành-văn
Nhân đọc một vở kịch đầy ngụ ư triết linh tinh vô thường vô ngă, sắc sắc không không.
Nhà văn nên chịu khó "học" hành-văn. Cơ bản là đọc văn của người khác, nhất là tác phẩm hay, để mở ḷng ḿnh. Học thêm chút lư luận văn học, mỹ học, càng tốt, tuy có thể tai hại. Thích triết cứ đọc triết, chẳng sao.
Nhưng đừng mơ hăo rằng tô điểm văn bằng triết có thể tạo tác phẩm lớn.
Ở PhuLăng xa, suốt thế kỷ 20, chỉ có hai triết gia sáng tác được tác phẩm văn chương : Albert Camus và Sartre. Có lẽ họ nổi tiếng thế giới nhờ văn chương hơn là nhờ triết lư.
Đối với Camus điều trên chưa chắc : triết lư của Camus đơn giản, đầy những ư tưởng chung chung, tầm thường, loại :
"La liberté est un bagne aussi longtemps qu'un seul homme est asservi sur la terre." (Les Justes)
"L'homme n'est pas entièrement coupable: il n'a pas commencé l'histoire; ni tout à fait innocent puisqu'il la continue." (L'Été)
"L'intelligence dans les chaînes perd en lucidité ce qu'elle gagne en fureur." (L'Homme révolté)
"Un homme est plus un homme par les choses qu'il tait que par celles qu 'il dit." (Le mythe de Sisyphe)
Đối với Sartre điều trên chắc chắn : triết lư của chàng khá lôi thôi, chẳng mấy ai có thời giờ t́m hiểu tận gốc. Khi nó hiện thể văn chương không dễ ǵ nhận diện. Ai mà đoán được câu "Địa ngục chính là tha nhân" là h́nh thái văn chương của một luận điểm gốc khó hiểu trong triết lư của Sartre : thực-thể-do-tha-nhân, l'Être-pour-Autrui.
Dù sao đi nữa, văn đậm ư triết đ̣i hỏi hai tài năng "đối nghịch" quyện lại thành một văn-phong : lư (triết) và t́nh (nghệ thuật). Rất ít người thực hiện được. Nếu không ? "Văn tải đạo" nhạt phèo.
2013-11-07